You are on page 1of 8

Làm thế nào để chữa bệnh lười triệt để, hiệu quả và tốn ít công

sức nhất có thể


bởi vì chữa bệnh lười mà đau đớn quá, khó quá thì người ta đã làm biếng rồi thì
làm sao người ta có thể chữa được ?
Đây là giải pháp đơn giản và mình đã là 1 con chuột bạch thí nghiệm phương
pháp này và xác nhận là phương pháp này có hiệu quả và dễ thực hiện đến không
ngờ
Kẻ lười biếng: hình ảnh quen thuộc ngủ tới 10-11h sáng, dậy ăn trưa xong thì chả
biết làm gì thói quen mà nhiều người mắc phải, trừ những người đi học thì bắt
buộc phải đi học còn những người không cần phải đi học, kinh doanh tự do, tự
khởi nghiệp, tự làm chủ đời mình...thì rất dễ đánh mất chính mìnhrơi vào vòng
nhớt thây, đặc biệt với thời gian mình chưa là cái gì cả, mình là cái người thất
bại, không có thành tựu, cảm thấy bản thân mình không có gì, đặc biệt thì mình
cứ làm , cảm thấy chả thu được gì, không có động lực gì để cố gắngtrở thành
người cục mịch, làm gì cũng chần chừ bởi vì làm không thấy kết quảcảm thấy
rất mau chán nên dù có lên kế hoạch nhưng đến ngày hôm sau lại trì hoãn không
có làm, tới việc phải làm thì lại cảm thấy bực bội, bức bối thì thôi mình để ngày
mai làm thì mình lại thấy thoải mái trở lại, mình phải làm cái gì mình cảm thấy
rất căng thẳng mà mình bỏ đó không làm mà đi chơi game, bấm điện thoại...thì
lại cảm thấy thoải mái bất ngờ dần dần trở thành người cục mịch, lười biếng,
trở thành tên làm biếng chính hiệu. Lúc đầu cũng cảm thấy khá vui nhưng từ từ
cảm thấy tội lỗi, thấy mình hèn nhát và ăn hạiý thức nhất định cần bỏ cái tật
này nên không đời mình nó sẽ không đi đâu về đâu, tâm khảm thì như vậy nhưng
làm biếng rồi thì nó đã trở thành thói quen rất nặng nên dù tội lỗi thì làm biếng
thì vẫn là làm biếng.
Phương pháp lợi dụng cơ chế sinh học của cơ thể để tạo ra sự hưng phấn
Trước khi làm gì thì hãy cố gắng đi bộ, không đi khi no quá hoặc khi bệnh thì nó
chỉ hại thêmchọn thời tiết mát mẻ hoặc là phòng gym để đi bộ, tùy cơ địa mỗi
người có người sẽ đi bộ có người sẽ chạy bộ mà mình sẽ canh mình đi tới lúc nào
mà cơ thể cảm thấy đã đã phê phê rồi thì mình dừng tập lại, giảm lại từ từ và đi
đến nơi tuyệt vời như quán cà phê có máy lạnh có thức uống yêu thích hoặc ở nhà
mình và làm những công việc muốn làm  hiệu suất công việc cao khủng khiếp
và ngày qua ngày làm việc với thái độ như thế thì sức chịu đựng tăng lên và đôi
khi có thể làm tốt mà không cần đi bộ vì bạn đã có chất trong người vì khi lượng
đủ thì chất thay đổi.
Phương pháp khoa học
Khi chúng ta đi bộ, chạy bộ, vận động,.. hưng phấn ?
Khi chúng ta cảm thấy vui và hạnh phúc thì cơ thể sẽ tiết ra những chất tạo ra sự
hưng phấn như :ocytoxin, endorphine, adrenalin, serotonin,...đó là những chất
giúp chúng ta cảm thấy tích cực, thoải mái, hưng phấn. Và khi chúng ta vận động
thì cơ thế tiết ra những chất đó và đó là lý do chúng ta lợi dụng cơ chế sinh học
của cơ thể để có tinh thần phấn chấn, sự hưng phấn, tỉnh táo, phê phê...Khi chúng
ta chạy bộ vận động nhiều thì lượng máu và lượng oxi cung cấp cho các bộ phận
trên cơ thể sẽ nhiều hơn và chúng ta cũng được lợi rất nhiều từ việc đó.Theo như
báo cáo của ĐH Georgia, khi chúng ta bị stress, bị mệt, bị đuối thì chúng ta sẽ
nghĩ tới việc nghỉ ngơi nhưng theo như nghiên cứu của ĐH này thì khi chúng ta
bị stress, bị mệt, bị đuối thì chúng ta vận động cơ thể, chạy bộ...thì a sẽ có lợi ích
gấp 3 lần sao với việc nằm đó nghỉ ngơi và giống như hiệu ứng DOMINO thì khi
vận động, chạy bộ, đi bộ,... rất nhiều lợi ích đổ vào đổ vào và làm cho trạng
thái tinh thần hưng phấnthăng hoa và giải quyết được mọi vấn đề trong khoảng
thời gian nay.

Phương pháp lấy lười trị lười


Cách lấy lười trị lười kể cả khi ngồi 1 chỗ và ít nỗ lực nhất có thể
Gồm 2 bước
B1:Lấy 1 tờ giấy, trên cùng ghi mục tiêu của bản thân.
Ví dụ: Tôi muốn giảm cân trong 3 tháng
B1:Kẻ bảng liệt kê: chúng ta mất gì khi thực hiện và không thực hiện mục tiêu
Ví dụ: Lập bảng 2 cột gồm:
-Bên trái tôi mất gì khi tôi quyết tâm giảm cân: mất thời gian (3 tháng), không
còn được ăn uống sướng mồm, mất sức lực
-Bên phải tôi mất gì khi tôi nếu không giảm cân: mất tự tin, cảm thấy tội lỗi vì
mình từng quyết tâm nhưng không thực hiện được, (có thể lên google tra tác hại)
 dẫn tới các bệnh mồi (bây giờ chưa có) nguy hiểm như bệnh hô hấp, VD: rối
loạn nhịp thở hoặc ngừng thở trong khi ngủ; bệnh về hệ tiêu hóa, VD: bệnh về
mật, táo bón ung thư ruột, trực tràng,...; bệnh tim mạch VD: các huyết áp, nhồi
máu cơ tim, tai biến...; giảm tuổi thọ...
B2: tưởng tượng 5 năm nữa tôi sẽ như thế nào
Cột phảimất tự tin gấp 3 lần, tội lỗi tăng gấp đôi, khả năng cao sẽ bị các bệnh,
rất có thể sẽ bị các bệnh liên quan đến béo phì, hoàn toàn có thể bị giảm tuổi thọ
Cột tráithời gian giảm đáng kể, vẫn được ăn (nhưng cần tiết chế lại, dù sao vẫn
đỡ hơn phải nhịn khi giảm cân), không còn mất sức như lúc đầu

Mỗi ngày dành thời gian ra để đọc cái bảng, nắm bắt hết các tác hại, hiểu biết
nhất những gì sẽ xảy ra nếu làm hay không làm 1 điều gì đó, đọc đủ nhiều để
thực sự hiểu biết được chuyện gì sẽ xảy ra trong cuộc đời của mình, chính sự hiểu
biết đó sẽ tác động vào tiềm thức, sự hiểu biết này sẽ không thôi thúc hành động
ngay lúc này; vì độ lỳ quá lớn nên sẽ không ra được quyết định không có năng
lượng không đủ quyết tâm để hành động bây giờ nhưng 1 thời gian sau đó thì
chưa biết được... Trị bệnh lười bằng sự hiểu biết
Khi chúng ta lười trong đời sống, 1 phần gây ra sự lười đó là do sự thiếu hiểu biết
vì không lường trước được những gì sẽ mất, tình hình nghiệm trọng ra sao, không
thấy được bạn sẽ đi về đâu trong vòng 5 năm nữa. Sau khi thấy và hiểu thì tri
thức sẽ tác động vào trí não, nó sẽ có 1 chỗ trong suy nghĩ, nó sẽ được sắp xếp lại
trong tiềm thức khi ngủ. Cứ đọc mỗi ngày mỗi ngày đến 1 lúc nào đó tự nhiên
sẽ có động lực để bắt đầu làm vì lúc này trong bạn có sự hiểu biếtgiá trị của sự
hiểu biết, hèn gì người ta nói rằng “con người chết vì xui thì ít mà chết vì sự thiếu
hiểu biết thì nhiều”. Nếu những người béo phì biết được 5 năm nữa tình hình của
họ sẽ tệ như thế nào thì có lẽ một tỷ lệ rất lớn sẽ suy nghĩ rất khác về body của họ
ở thời điểm hiện tạiTrị bệnh lười bằng sự hiểu biết, sự hiểu biết sẽ thôi thúc
hành động
Ví dụ về việc lười đọc sách
B1:Ghi ra mục tiêu, lập bảng liệt kê những gì mình sẽ mất
Bên trái: mất gì khi đọc sáchmất thời gian, bị chán
Bên phải: mất gì khi không đọc sáchkhông học được những điều mới, search
google (tác hại thiếu hiểu biết, ko đọc sách)
B2: 5 năm nữa mình sẽ đi về đâu
Ví dụ về việc lười giao tiếp
B1:Ghi mục tiêu và liệt kê những gì sẽ mất
Bên trái: giao tiếp thì mất gì
Bên phải: không giao tiếp thì mình sẽ mất gì, search google (tác hại của ít và
không giao tiếp)
B2: 5 năm nữa mình sẽ như thế nào
Cô đơn, trầm cảm
Phương pháp động lực của sự dang dở
Rất nhiều kiểu động lực thôi thúc chúng ta làm 1 việc gì đó: cảm hứng, deadline,
áp lực cuộc sống,... những động lực phổ biến này cứ thấy khó khó, không thân
thiện với bản thân mình. Ví dụ động lực cảm hứng: xa xôi diệu vợi, khó có được,
lâu lâu mới có cảm hứng. Ví dụ động lực deadline, áp lực cuộc sống (cơm, áo,
gạo, tiền): gây căng thẳng, stress, không vui vẻ khi phải thức khuya chạy deadline
Động lực mạnh, dễ tạo ra, bạn muốn tạo ra lúc nào cũng được?
Quay trở lại năm 1927, một nhà khoa học người Nga tên là Bluma Zeigarnik-khi
đó bà mới 26 tuổi, bà đã chứng minh được một công trình vô cùng nổi tiếng. Bà
phát hiện chúng ta có xu hướng nhớ nhiều hơn, bồn chồn nhiều hơn, suy nghĩ
nhiều hơn, hướng tới nhiều hơn, thôi thúc nhiều hơn với những việc chưa hoàn
thành nhiều hơn là những việc đã hoàn thành. Với những mình việc làm rồi, mình
có rồi, mình sở hữu rồi thì mình quên nhanh, mình chán nhanh. Nhưng với những
thứ còn dang dở, chưa hoàn thành thì mình lúc nào cũng suy nghĩ về nó, hướng
về nó kể cả trong vô thức, mình cứ bồn chồn day dứt hướng về nó động lực
bên trong giống như con sóng ngầm, nó thôi thúc thôi thúc và làm cho bạn rất có
khả năng vào ngày hôm sau rất tự nhiên tự giác quay trở lại hoàn thành công việc
đó. Phát hiện này rất quan trọng và có ý nghĩa trong việc tìm ra động lực thôi
thúc chúng ta hành động và vượt qua sự trì hoãn sự dang dở khi làm một công
việc nào đó lại có thể tạo ra động lực vô cùng mạnh mẽ và nếu chúng ta biết cách
ứng dụng động lực này trong từng công việc đang làm thì có thể hoàn thành bất
cứ cái gì kể cả đó là những công việc khó nhất và cần sự sáng tạo nhất, nhức đầu
nhất thì các bạn cũng có thể làm được.
Ví dụ: Sinh viên cần làm bài luận, bài báo cáo,..trong vòng 10 ngày
áp dụng động lực của sự dang dở: bắt tay vô làm, đừng suy nghĩ gì nhiều,
không đặt mục tiêu phải hoàn thành, chỉ cần bắt tay vào làm mà không quan tâm
phải hoàn thành, cố hết mức làm mệt rồi thì nghỉ kể cả khi các bạn ngưng thì
cái bài luận đó thật ra không biến mất mà vẫn còn nằm lảng vảng trong tâm trí và
tạo ra sự bồn chồn, thôi thúc đầu óc trong vô thức như có sóng ngầm luôn nghĩ về
bài luận đó. Và rất nhiều khả năng ngày hôm sau sự thôi thúc trong vô thức sẽ
đẩy bạn và làm bạn muốn làm tiếp bài luận đó.
Cứ làm thôi, đừng suy nghĩ nhiều, một khi làm và xuất hiện sự dang dở thì bạn
sẽ có động lực. Khi làm việc gì đó mà xác định ngay từ đầu là không nhất thiết
phải hoàn thành nó thì chỉ riêng việc đó thôi đã làm giảm áp lực rất nhiều
 phương pháp này dễ áp dụng trong cuộc sống giúp vượt qua sự trì hoãn hiệu
quả
Ví dụ: Học sinh cần làm bài tập
Cứ nhào vào làm, đừng đặt mục tiêu làm mấy bài hay phải hoàn thành hết bài tập
vì dễ stress, chán nản và áp lực. Vì vậy cứ ngồi vào và lấy đại một bài nào đó ra
làm, ráng làm hết sức; sau làm được thì tốt không làm được thì thôi, làm lúc rồi
ngưng cũng được nhưng mà khi ngưng những kiểu bài tập như thế sẽ không dừng
lại và nó vẫn còn nằm trong tâm trí. Đầu óc tự nhiên kết nối với những thứ đang
làm dang dở, tưởng là mình không còn quan tâm đến bài tập đang làm dang dở
nhưng thật ra nó vẫn còn ở trong tâm trí. Nhiều khi đang làm một việc khác lại
lóe lên ý tưởng để hoàn thành nó.
Ví dụ: Kiến trúc sư hoàn thiện công trình rất stress vì công trình quá đồ sộ. Việc
đó lại tạo ra lực ngăn họ khiến họ trì hoãn, lười biếng không muốn làm
Cứ vào làm, đừng suy nghĩ nhiều, đừng đặt mục tiêu là phải xong cho bằng
được mà cứ làm đi. Ngồi vẽ phác thảo cũng được, cứ làm đi, cứ tập trung cố ráng
tới đâu cũng được, xong nhiều thì tốt mà xong ít thì không sao, điểm mấu chốt là
tập trung nối kết với cái mình đang làm thì kể cả khi mình làm dang dở thì lúc đó
mình đã có thành công đầu tiên đó là tạo được sóng ngầm-động lực của sự dang
dở. Tự nhiên các bạn sẽ được thôi thúc ngày hôm sau hoặc buổi khác các bạn
sẽ được thôi thúc, dồn ép, bồn chồn và hướng đến dự án đó rồi các bạn sẽ quay
lại và hoàn thành đó
 Hãy cứ làm, đừng suy nghĩ nhiều, làm dang dở cũng được, chính sự dang dở
lại là động lực lớn. Điểm mấu chốt là đừng nằm và không làm gì cả thì như vậy
sẽ không bao giờ có động lực. Hãy làm đi, làm nhẹ nhàng, làm vô tư, làm đừng
nghĩ nhiều, làm tới đâu hay tới đó cũng được và như thế bạn sẽ hoàn thành đấy.
Phương pháp chữa bệnh lười + trì hoãn
Một trong những lý do làm cho các bạn trì hoãn, không muốn làm, không nghĩ ra
cách để làm, không có năng lượng,... là tình trạng cạn năng lượng. Hãy dành
năng lượng trong một ngày vào thứ việc quang trọng, đừng rót năng lượng vào
những thứ không liên quan đến mục tiêu, mục đích của mình thế là bạn sẽ có
năng lượng cho những thứ quan trọng. Việc rút cạn năng lượng vì bạn đã dùng
năng lượng, dùng thời gian rót vào những việc không đâu; VD: dành quá nhiều
thời gian để lên mạng, hóng chuyện, ngồi nói người này người kia,..Những việc
này lấy năng lượng và thời gian của các bạn. Nó lấy đi một phần lớn năng lượng
trong cái chai năng lượng mỗi ngày của các bạn. Việc chơi game cũng tốn rất
nhiều năng lượng, bạn phải tập trung trí lực, chất xám thì mới có thể chơi giỏi
game được. Cứ thế năng lượng cứ vơi dần vơi dần và bạn hết năng lượng khi vào
công việc cần làm.

Bên cạnh những gì mà chúng ta phải làm thì chúng ta cũng phải lập ra những
điều không được làm trong giờ làm việc. Sau giờ làm việc, bạn muốn làm, muốn
sao nhãng gì tùy bạn nhưng trong giờ làm việc thì có những thứ tuyệt đối không
được làm, không được dành năng lượng cho những thứ không quan trọng. Nếu
được bạn cũng nên lập danh sách những việc không cần làm:điều số 1, điều số 2,
điều số 3,..., ghi ra để trên bàn hoặc trên màn hình điện thoại. Đó là cách để nhắc
nhở bản thân mình sử dụng năng lượng tốt hơn. Thậm chí có thể ghi trên giấy
note: nếu tôi làm những việc này thì đồng nghĩa với việc những việc quan trọng
của tôi sẽ không còn đủ năng lượng để hoàn thành. Bên cạnh danh sách những
việc cần làm trong một ngày thì cần xác định những việc không được làm trong
giờ làm việc vì đó là những thứ hút năng lượng, thời gian, tâm trí của mình thì
mình sẽ không còn đủ sự sáng tạo cũng như năng lượng trí óc để làm những việc
quan trọng và thế là cứ trì hoãn. Theo nghiên cứu với nhưng công việc lao động
trí óc thì cần tập trung và cần huy động trí lực này nọ cao thì với những người
chưa quen làm thì một ngày họ chỉ tập trung được cường độ cao tối đa 1 tiếng
đồng hồ. Một ngày cho dù bạn làm 8 tiếng nhưng theo nghiên cứu bạn chỉ có thể
tập trung đỉnh nhất, cao nhất, dữ dội nhất trong 1 tiếng nếu bạn là người mới
không quen tập trung thì sẽ như thế nào nếu các bạn dành 1 tiếng đồng hồ quý giá
này vào những việc không quan trọng thì bạn chắc chắn sẽ cạn năng lượngđó
là với những người mới bắt đầu tập thói quen tập trung. Còn với những chuyên
gia, người người đã làm quen rồi thì họ có thể tập trung tối đa là 4 tiếng đồng hồ
liên tục và ít ai có thể tập trung qua tiếng thứ 5. Thành ra thời gian trong ngày của
các bạn là nhiều nhưng thời gian các bạn có thể tập trung được cao nhất hiệu quả
nhất đỉnh nhất thường là từ 4 tiếng trở xuống và mình bắt buộc sẽ phải cảm thấy
trân quý khoảng thời gian này vì mình mà để nó lọt qua thì mình sẽ không còn
năng lượng nữa. Cần nhận thức đây là lúc tập trung nhất, phải tập trung vào việc
quan trọng, đừng làm những việc rút cạn năng lượng của các bạnNhận thức
của các bạn sẽ tăng lên rất nhiều và khả năng các bạn bắt tay vào làm những việc
các bạn cho là quan trọng và cần làm sẽ tăng lên khủng khiếp. Lúc này bạn còn
năng lượng và bạn làm nó dễ dàng hơn rất nhiều so với việc bắt tay làm nó khi đã
không còn cái gì về năng lượng cả.
Đừng lãng phí năng lượng cho những thứ không quan trọng!!!

KL:Những giải pháp này có hiệu quả nếu các bạn tập trung tâm trí và thử dần dần
thì chắc chắn cuộc sống của các bạn sẽ có sự thay đổi. Chúc mọi điều tốt đẹp sẽ
xảy đến với cuộc sống của các bạn.

You might also like