You are on page 1of 1

MENU

Trang chủ » MBTI » 16 tính cách MBTI: Đặc điểm và


các lĩnh vực phát triển phù hợp nhất

MBTI

16 tính cách MBTI: Đặc điểm và các


lĩnh vực phát triển phù hợp nhất
CẬP NHẬT LẦN CUỐI 17/01/2024 BỞI HENRYSON VU

16 tính cách MBTI được phân chia dựa trên lý thuyết


của Carl Gustav Jung về các đặc điểm tâm lý như:
tâm trí, năng lượng, bản chất, chiến thuật,… được sử
dụng rộng rãi trên thế giới mang tới những lợi ích tích
cực với hoạt động định hướng và phát triển nghề
nghiệp. Đọc thêm qua bài viết sau!

Cơ sở phân loại 16 tính cách MBTI

16 tính cách MBTI được phân loại theo trường hợp lý


thuyết Socionics

Hiện nay, có rất nhiều bảng câu hỏi và bài kiểm tra
xác định tính cách con người, trong đó Lý thuyết phân
loại 16 tính cách MBTI được coi là bài đánh giá được
sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Dựa trên những lý
thuyết nghiên cứu của bác sĩ tâm thần Carl Jung,
lsabel Briggs Myers và mẹ bà – Katharine Cook
Briggs đã tạo ra bản đánh giá MBTI đầu tiên vào
năm 1942.

Dưới góc độ tâm lý học và xã hội học, 16 tính cách


MBTI được phân loại theo trường hợp lý thuyết
Socionics – một lý thuyết về xử lý thông tin và các loại
tính cách tâm lý. Lý thuyết này phân chia thông tin
thành tám loại khía cạnh, trong đó tâm lý hành vi của
con người được xử lý bằng tám chức năng tâm lý.

Mục đích của Socionics là cung cấp phương tiện dự


đoán đặc điểm của các mối quan hệ và mức độ
tương thích trong kinh doanh, chia sẻ thông tin và
tương thích tâm lý của mọi người trước khi một người
tham gia vào một nhóm tập thể.

Socionics phân loại tâm lý thành tám chức năng


tương ứng theo cặp như sau:

Hướng ngoại (Extraverted) – Hướng nội


(Introverted);

Suy nghĩ (Thinking) – Cảm giác (Feeling);

Phán đoán (Judging) – Nhận thức (Perceiving);

Trực giác (iNtuition) – Cảm nhận (Sensing).

Cách xác định nhóm tính cách MBTI


Khi nói đến các cá nhân và tính cách của họ, có rất
nhiều yếu tố quyết định sự xuất hiện của đặc điểm
đó. Để thấu hiểu bản ngã thực sự của một người, yếu
tố quan trọng là biết loại tính cách khác biệt của họ.

Trong số 16 tính cách MBTI, không có loại tính cách


nào vượt trội hơn so với tổng thể, mỗi nhóm đều có
những ưu và khuyết điểm ngang nhau. Từ các nhóm
chức năng trên, lý thuyết này phân loại tính cách con
người thành các kiểu như sau:

ESTJ: Hướng ngoại (Extraverted) – Cảm nhận


(Sensing) – Suy nghĩ (Thinking) – Phán đoán
(Judging).

ENTJ: Hướng ngoại (Extraverted) – Trực giác


(iNtuition) – Suy nghĩ (Thinking) – Phán đoán
(Judging).

ESFJ: Hướng ngoại (Extraverted) – Cảm nhận


(Sensing) – Cảm giác (Feeling) – Phán đoán
(Judging).

ENFJ: Hướng ngoại (Extraverted) – Trực giác


(iNtuition) – Cảm giác (Feeling) – Phán đoán
(Judging).

ISTJ: Hướng nội (Introverted) – Cảm nhận


(Sensing) – Suy nghĩ (Thinking) – Phán đoán
(Judging).

ISFJ: Hướng nội (Introverted) – Cảm nhận


(Sensing) – Cảm giác (Feeling) – Phán đoán
(Judging).

16 tính cách MBTI, không có loại tính cách nào


vượt trội hơn so với tổng thể

INTJ: Hướng nội (Introverted) – Trực giác


(iNtuition) – Suy nghĩ (Thinking) – Phán đoán
(Judging).

INFJ: Hướng nội (Introverted) – Trực giác


(iNtuition) – Cảm giác (Feeling) – Phán đoán
(Judging).

ESTP: Hướng ngoại (Extraverted) – Cảm nhận


(Sensing) – Suy nghĩ (Thinking) – Nhận thức
(Perceiving).

ESFP: Hướng ngoại (Extraverted) – Cảm nhận


(Sensing) – Cảm giác (Feeling) – Nhận thức
(Perceiving).

ENTP: Hướng ngoại (Extraverted) – Trực giác


(iNtuition) – Suy nghĩ (Thinking) – Nhận thức
(Perceiving).

ENFP: Hướng ngoại (Extraverted) – Trực giác


(iNtuition) – Cảm giác (Feeling) – Nhận thức
(Perceiving).

ISTP: Hướng nội (Introverted) – Cảm nhận


(Sensing) – Suy nghĩ (Thinking) – Nhận thức
(Perceiving).

ISFP: Hướng nội (Introverted) – Cảm nhận


(Sensing) – Cảm giác (Feeling) – Nhận thức
(Perceiving).

INTP: Hướng nội (Introverted) – Trực giác


(iNtuition) – Suy nghĩ (Thinking) – Nhận thức
(Perceiving).

INFP: Hướng nội (Introverted) – Trực giác


(iNtuition) – Cảm giác (Feeling) – Nhận thức
(Perceiving).

Đặc điểm 16 tính cách MBTI


INTP – Nhà Tư duy

Nhóm tính cách INTP thường được biết đến với


những ý tưởng và đề xuất tuyệt vời của họ. Nhà Tư
duy có khả năng nhìn nhận khuôn mẫu và dễ dàng
chọn ra những điều phù hợp với kế hoạch của mình.
Họ quan tâm đến việc tìm kiếm một môi trường có thể
phát huy khả năng sáng tạo của mình.

Chức năng nhận thức chủ đạo của nhóm INTP là suy
nghĩ hướng nội, điều này khiến họ trở thành những
người có hiểu biết cao và suy nghĩ sâu sắc. Chức
năng trực giác hướng ngoại phụ trợ giúp ích cho trí
tưởng tượng và phát huy cảm hứng trong công việc
của họ.

Nhóm tính cách INTP phát triển mạnh trong môi


trường đòi hỏi sự thay đổi với phong cách làm việc
hiện đại. Họ có xu hướng làm việc một cách linh hoạt
và độc lập với các dự án. Trong các mối quan hệ, họ
có xu hướng thay đổi mức độ kết nối ở từng thời
điểm với mỗi người.

ENTP – Người có tầm nhìn

ENTP là nhóm tính cách khá hiếm gặp trong 16 tính


cách MBTI. Họ là những người hướng ngoại nhưng
không thích nói chuyện xã giao. Thay vào đó, họ có
cách tiếp cận hợp lý đối với các cuộc thảo luận hoặc
tranh luận. Trong môi trường được kích thích khả
năng sáng tạo, những người thuộc nhóm ENTP có
thể vận dụng khối kiến thức của mình để tìm kiếm ra
những giải pháp mới.

Chức năng nhận thức chủ đạo của họ là trực giác


hướng ngoại, điều này giúp họ luôn sẵn sàng khám
phá những ý tưởng mới. Chức năng tư duy hướng
nội phụ trợ khiến họ có sự suy luận và giải quyết vấn
đề khá logic.

Họ phát triển mạnh trong những công việc yêu cầu sự


sáng tạo đáp ứng giải quyết những thách thức liên
tục. Về mặt kết nối con người, nhóm ENTP thường có
xu hướng bộc phát và có thể khá sôi nổi với những
mối quan hệ mang tính hỗ trợ phát triển năng lực cá
nhân.

ESTJ – Người giám sát

ESTJ như một hình mẫu cá nhân lý tưởng đang trên


đường hướng tới việc làm những điều “tốt” và “đúng”.
Họ có khả năng tổ chức và điều hành bởi sự nhiệt
tình của mình. Họ muốn nhận được sự hỗ trợ và
dành được sự công nhận từ xã hội cho các công việc
đang thực hiện.

Chức năng nhận thức tư duy hướng ngoại chủ đạo


khiến họ trở nên thực tế hơn trong việc suy nghĩ và
so sánh với các loại tính cách khác. Chức năng phụ
cảm nhận phán đoán khiến nhóm

ESTJ quan tâm hơn đến chi tiết và sự ổn định.

Các cá nhân thuộc nhóm này trong 16 tính cách


MBTI thích làm việc ở các vị trí quản lý, nơi họ có thể
giám sát và đưa các hoạt động vào hệ thống. Trong
các mối quan hệ, họ dành sự ưu tiên hơn cho những
người thân yêu với quan niệm có thể tin tưởng vào
bất cứ điều gì thân thiết với mình.

ENTJ – Nhà điều hành

Nhóm ENTJ tập trung vào việc xử lý mọi thứ một


cách hợp lý. Họ là những người mong muốn được
dẫn dắt và nhận được sự kính trọng từ người khác.
Họ coi những trở ngại là những thử thách mà họ có
thể chứng tỏ bản thân.

Chức năng nhận thức tư duy hướng ngoại chủ đạo


cho họ khả năng cân nhắc về các quyết định và phán
đoán. Chức năng phụ trợ trực giác hướng nội khiến
họ tin vào bản năng của mình trong quá trình ra quyết
định.

Những người thuộc tuýp ENTJ phát triển mạnh trong


các công việc phức tạp và đòi hỏi các chiến lược rõ
ràng cho các mục tiêu. Trong các mối quan hệ, họ có
thể phấn đấu và đặt mức kỳ vọng lớn đối với những
người thân yêu.

INTJ – Nhà khoa học

Nhóm INTJ phát triển các kế hoạch và chiến lược

Nhóm INTJ là những cá nhân xuất sắc trong việc


phát triển các kế hoạch và chiến lược. Họ là những
người có khả năng phân tích và giải quyết vấn đề
bằng những chiến lược đổi mới, sáng tạo. Đây là
những cá nhân hướng nội độc lập có xu hướng hạn
chế giao tiếp xã hội để tập trung vào việc phát triển
bản thân.

Khả năng trực giác hướng nội chủ đạo giúp nhóm
INTJ tìm hiểu và khai thác vấn đề một cách hiệu quả.
Chức năng tư duy hướng ngoại phụ trợ khiến họ có
khả năng cân nhắc về các giải pháp và tính tổ chức
hợp lý.

Dựa trên những đặc điểm đó, các cá nhân nhóm INTJ
có thể phù hợp với công việc có yêu cầu cao liên
quan đến hệ thống logic và giải pháp sáng tạo. Đồng
thời, họ có thể trở thành những người cộng sự trung !
thành và rất giỏi trong việc khuyến khích, thúc đẩy đối
tác làm việc tốt hơn.

INFP – Người duy tâm

Nhóm INFP là những người dè dặt và hướng nội. Họ


thường dành thời gian một mình ở những nơi yên
tĩnh. Họ thích phân tích các dấu hiệu và sử dụng
chúng để rút ra những suy luận trong việc giải thích
những gì đang xảy ra xung quanh họ.

Tính cách hướng nội giúp những người INFP xử lý


cảm xúc bên trong. Tính trực giác – hướng ngoại giúp
họ tập trung vào bức tranh toàn cảnh thông qua khả
năng liên tưởng trừu tượng.

Những cá nhân thuộc nhóm INFP có thể phát triển


mạnh trong môi trường làm việc đòi hỏi có tầm nhìn
xa, phù hợp với mục tiêu và sở thích của họ. Trong
các mối quan hệ, nhóm INFP ưu tiên phát triển các
mối quan hệ hợp tác bền vững, lâu dài với bạn bè và
những người cộng sự thân thiết.

ISFJ – Người nuôi dưỡng

Nhóm ISFJ là những cá nhân ấm áp và tốt bụng. Họ


có nhận thức và sự cân nhắc để mang lại những điều
tốt nhất cho người khác. Họ có sự bao dung và tinh
thần luôn sẵn sàng cống hiến cho xã hội.

Các cá nhân nhóm ISFJ có cảm nhận hướng nội


khiến họ rất chú trọng đến chi tiết. Các tính cách phụ
trợ là cảm xúc hướng ngoại khiến kiểu ISFJ trong 16
tính cách MBTI nuôi dưỡng lòng tốt và rất ân cần với
người khác.

Những người nhóm ISFJ có cơ hội phát triển mạnh


trong các lĩnh vực công việc đòi hỏi cấu trúc và được
bố trí ở phía sau hậu trường. Trong các mối quan hệ,
kiểu ISFJ sẽ dành tình yêu thương và chăm sóc
những người thân yêu của họ một cách vô điều kiện.

INFJ – Người bảo vệ

Kiểu INFJ là những người có tầm nhìn sâu rộng cũng


như những góc nhìn mới mẻ về thế giới . Họ thích
xem xét sâu vào bản chất nội tâm thay vì chỉ nhìn
nhận mọi thứ dựa trên những biểu hiện bên ngoài,
điều này có thể khiến họ trở nên kỳ lạ trong mắt
người khác.

Nhóm tính cách INFJ có xu hướng theo chủ nghĩa lý


tưởng, thích tìm hiểu những vấn đề phức tạp. Họ là
những nhà lãnh đạo thận trọng với nguồn cảm hứng
sáng tạo mạnh mẽ.

Chức năng nhận thức chủ đạo của nhóm INFJ là trực
giác hướng nội, điều này giúp họ tập trung vào những
hiểu biết sâu sắc bên trong và có ảnh hưởng đến việc
đưa ra các quyết định.

Mặt khác, năng lực trực giác khiến họ có sự nhạy


cảm nhất định và dễ dàng đồng cảm với người khác.
Vì vậy, nhóm INFJ có thể phát triển mạnh trong
những công việc đòi hỏi sự bao dung, lòng trắc ẩn,
tâm lý và hợp tác.

ENFJ – Người chỉ dạy

ENFJ là những cá nhân lấy con người làm trung tâm.


Họ chủ yếu dựa vào trực giác và cảm xúc của mình,
vì vậy họ có khả năng đồng cảm và được mọi người
yêu mến. Những người thuộc nhóm này có xu hướng
sống bằng trí tưởng tượng và quan tâm nhiều hơn tới
những gì có thể xảy ra trong tương lai.

Nhóm ENFJ có thể phát triển mạnh trong môi trường


thúc đẩy sự thân thiện

Đặc điểm hướng ngoại chủ đạo giúp họ hòa hợp với
cảm xúc của người khác. Khả năng trực giác hướng
nội bổ sung hỗ trợ họ tập trung vào việc phát triển các
kế hoạch trong tương lai.

Nhóm ENFJ có thể phát triển mạnh trong môi trường


thúc đẩy sự thân thiện như các công việc cống hiến
xã hội hay mang tính cộng đồng. Trong các mối quan
hệ, họ đứng ở vai trò là người ủng hộ và luôn dành
sự cố gắng thấu hiểu cho đối phương.

ENFP – Người dẫn dắt

Nhóm ENFP thuộc 16 tính cách MBTI có xu hướng


tuân theo chủ nghĩa cá nhân. Họ có ý thức trở thành
nhà sáng tạo cuộc sống bằng cách tìm ra những
phương pháp làm việc của riêng mình. Họ cũng là
những người chu đáo, nhạy cảm và có xu hướng
hoạt động theo cảm xúc cá nhân.

Chức năng nhận thức trực giác hướng ngoại chủ đạo
cho phép họ tập trung vào những suy nghĩ và khuôn
mẫu trừu tượng. Chức năng nhận thức phụ trợ cảm
giác nhận thức khiến họ có xu hướng tập trung phân
tích sự việc dựa trên cảm xúc.

Trong các mối quan hệ, những người thuộc nhóm


ENFP có cách thể hiện và chia sẻ tình cảm cởi mở.
Họ có xu hướng phát triển mạnh trong các công việc
đòi hỏi sự sáng tạo và các giải pháp giàu trí tưởng
tượng.

ISTJ – Người trách nhiệm

ISTJ là những người có vẻ ngoài nghiêm túc, đứng


đắn, ít nói và trầm ổn. Họ đề cao văn hóa và các giá
trị mang tính truyền thống. Những người này coi trọng
chi tiết và làm việc theo quy tắc, đồng thời có xu
hướng hợp tác với những người có thể áp dụng cách
tiếp cận hợp lý đối với các mục tiêu và dự án của họ.

Nhóm ISTJ sở hữu khả năng hướng nội giúp họ cảm


nhận và nắm bắt thông tin chi tiết về môi trường của
mình. Bên cạnh đó, tư duy hướng ngoại đóng vai trò
như chức năng nhận thức phụ trợ giúp họ trở thành
những người có khả năng suy nghĩ logic và hiệu quả.

Trong các mối quan hệ, họ rất trung thành với bạn bè
và các thành viên trong gia đình. Thông thường, họ
có một vòng kết nối nhỏ với những người thật sự thân
thiết. Những cá nhân thuộc nhóm ISTJ có thể phát
triển mạnh trong các công việc đòi hỏi về mặt cấu
trúc, logic và sự ổn định.

ESFJ – Người chăm sóc

ESFJ thường được biết đến là những người hướng


ngoại. Họ là những người cổ vũ và nâng cao tinh thần
của những người xung quanh khiến mọi người cảm
thấy được quan tâm. Tính tích cực thân thiện giúp họ
dễ dàng dành được cảm tình và sự gần gũi từ người
khác.

Chức năng nhận thức chủ đạo của họ là hướng ngoại


– cảm nhận khiến họ làm việc và đưa ra quyết định
dựa trên trực giác của mình. Chức năng nhận thức
phụ trợ là cảm giác – phán đoán khiến họ tập trung
vào hiện tại thay vì tương lai hoặc các chi tiết trừu
tượng khác.

Nhóm ESFJ trong 16 tính cách MBTI phát triển mạnh


trong các công việc đòi hỏi quy trình và kỹ năng giao
tiếp. Trong các mối quan hệ, họ là những đối tác
truyền thống, đáng tin tưởng và ổn định.

ISTP – Nhà cơ học

Nhóm tính cách ISTP là những người kín đáo, đề


cao cấu trúc và có tính logic cao. Họ có khả năng che
giấu cảm xúc và đối diện bình tĩnh với các vấn đề và
mọi người xung quanh.

Khả năng suy nghĩ hướng nội chủ đạo khiến họ tập
trung vào khía cạnh logic của một tình huống. Chức
năng phụ trợ cảm nhận của ISTP giúp họ tập trung
vào việc tư duy và phân tích các vấn đề trừu tượng
hơn.

Những cá nhân thuộc nhóm này có xu hướng phát


triển mạnh trong các công việc đòi hỏi về chuyên môn
kỹ thuật và hoạt động thể chất. Trong các mối quan
hệ, họ là những điềm đạm, chu đáo và biết chăm sóc
người khác.

ISFP – Người nghệ sĩ

ISFP thường có vẻ ngoài khá trái ngược với tính cách


của họ

Những người thuộc nhóm ISFP thường có vẻ ngoài


khá trái ngược với tính cách của họ. Biểu hiện tính
cách như hướng nội nhưng sâu bên trong họ là
những người có tấm lòng ấm áp và rất thân thiện. Họ
trở nên hoạt bát và vui vẻ khi ở cùng những người
thân thiết. Họ mong muốn có được những trải nghiệm
mới thông qua các chuyến đi.

Chức năng cảm giác hướng nội chủ đạo kích thích sự
quan tâm của họ với các yếu tố kết nối con người.
Chức năng phụ trợ cảm biến hướng ngoại giúp nhóm
ISFP phát triển khả năng đánh giá và sáng tạo nghệ
thuật.

Các cá nhân thuộc nhóm ISFP thích làm việc trong


môi trường yên tĩnh, riêng tư và độc lập. Đồng thời,
họ có sự bao dung và hỗ trợ hết mình cho những
người thân yêu.

ESTP – Người thực thi

Tuýp người thuộc kiểu ESTP quan tâm đến khả năng
trừu tượng và lý thuyết. Họ là những người mạo hiểm
và có khả năng chấp nhận rủi ro. Họ không sợ phạm
sai lầm trong quá trình thực hiện kế hoạch.

Chức năng nhận thức chủ đạo của nhóm ESTP là


cảm nhận hướng ngoại giúp họ trong việc định hướng
hành động. Chức năng nhận thức phụ trợ suy nghĩ –
nhận thức giúp họ có khả năng quan sát và đánh giá
thực tế một cách có hệ thống.

Kiểu ESTP trong 16 tính cách MBTI có xu hướng


phát triển sự nghiệp trong các lĩnh vực đòi hỏi kỹ
năng chuyên biệt, linh hoạt và có tính lựa chọn. Trong
các mối quan hệ của mình, nhóm Thực thi là những
người khá phiêu lưu và mong được tham gia nhiều
hoạt động chung cùng những người thân yêu của họ.

ESFP – Người trình diễn

ESFP là những người có đam mê với nghệ thuật và


giải trí. Họ thích được khám phá và học hỏi để chia
sẻ những điều đã học được với người khác thông
qua các kỹ năng giao tiếp mạnh mẽ của họ.

Chức năng nhận thức chủ đạo của họ là cảm nhận


hướng ngoại giúp họ bám vào sự thật thay vì những ý
tưởng trừu tượng. Chức năng nhận thức phụ trợ của
ESFP là cảm giác nhận thức giúp họ đưa ra quyết
định bằng sự đánh giá khách quan của mình.

Họ phát triển mạnh trong môi trường làm việc linh


hoạt và liên quan đến việc sử dụng các giá trị nghệ
thuật. Trong các mối quan hệ, ESFP có xu hướng
dành sự ưu tiên cho gia đình và những người thân
yêu của họ hơn.

Ý nghĩa của việc xác định 16 tính cách


MBTI
Việc thực hiện bài kiểm tra MBTI giúp mọi người xác
định bản chất tư duy và ứng xử của bản thân đối với
thế giới bên ngoài. Trên hết, các bài kiểm tra tính
cách nói chung và bài kiểm tra MBTI nói riêng đều với
mục đích phân tích điểm mạnh và điểm yếu của một
cá nhân.

Với kết quả nhận được, mỗi người có thể tập trung
vào việc phát triển điểm mạnh và loại bỏ điểm yếu
của mình. Toàn bộ mục đích của các bài kiểm tra tính
cách được sử dụng để người dùng tự phản ánh và
giúp họ thấu hiểu bản thân, từ đó cải thiện sự tương
tác của họ với người khác.

Chúng tôi hy vọng quý vị đã có thêm những thông tin


hữu ích về 16 tính cách MBTI qua bài viết này. Để
tìm hiểu thêm về MBTI cũng như thực hiện bài kiểm
tra tính cách của bạn và người thân, mời quý vị truy
cập trang chủ Tracuuthansohoc.com để cập nhật và
thực hiện đánh giá cụ thể ngay hôm nay!

   

HENRYSON VU
Xin chào, tôi là Henryson Vu – Biên
tập viên nội dung cho website
Tracuuthansohoc.com. Với nhiều
năm đồng hành cùng thầy Louis
Nguyễn, tôi tin chắc rằng bộ môn
Thần Số Học tại Tra Cứu Thần Số
Học đem đến thông tin chính xác với
những điều ẩn chứa bên trong con
người bạn. Mong rằng những nội
dung mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp
ích cho bạn!!!

Bài viết liên quan:


 Test MBTI ngay
Tổng quan và các cặp MBTI hợp nhau

You might also like