You are on page 1of 7

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

[STT: ]

1. Tên học phần: QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU
2. Mã học phần:
3. Bộ môn phụ trách giảng dạy: Kinh doanh Quốc tế.
4. Trình độ: Đại học
5. Số tín chỉ: 03 tín chỉ.
6. Phân bổ thời gian:
Giảng lý thuyết: 30 tiết.
Làm việc nhóm, thực hành, đi thực tế, thảo luận: 15 tiết.
7. Điều kiện tiên quyết:
8. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:
Khóa học này giới thiệu các khái niệm, ứng dụng và công cụ của Quản lý vận hành và
chuỗi cung ứng.
▪ Quản lý vận hành là sự thiết kế hệ thống nhằm chuyển hóa các yếu tố đầu vào
thành sản phẩm (và cả dịch vụ) đầu ra sao cho hiệu quả và đạt các mục tiêu chiến
lược của doanh nghiệp.
▪ Quản lý chuỗi cung ứng là việc quản lý dòng dịch chuyển của không những các
yếu tố vật chất xuyên suốt từ khâu “đầu vào” đến khi chúng được biến chuyển
thành các yếu tố “đầu ra” mà còn là sự quản lý các yếu tố có liên quan như thông
tin, tài chính, rủi ro, pháp lý, chính sách,…có liên quan nhằm đạt được mức tối ưu
trong hoạt động cung ứng, tạo ra các giá lý tích cực cho cho các bên tham gia.

9. Mục tiêu của học phần: đích nhắm đến của khóa học là xây dựng năng lực chuyên
môn về quản lý hoạt động vận hành và chuỗi cung ứng cho người học. Cụ thể là giúp học
hiểu biết, vận dụng các công cụ và ứng dụng đã được đúc kết và xây dựng để giải quyết
các vấn đề được đặt ra trong công tác quản lý như xác định tầm nhìn và vị trí của công
tác quản lý vận hành và chuỗi cung ứng sao cho đáp ứng các yêu cầu chiến lược mà
doanh nghiệp đã đặt ra, thiết kế hệ thống, tổ chức thi hành các hoạt động, đảm bảo chất
lượng, xác định các mô hình vận hành tối ưu, lập dự trù và thời biểu, tổ chức tinh gọn,
đánh giá và kiểm soát.

Môn học sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề làm cơ sở để xây dựng cấu trúc kiến
thức và kỹ năng cần thiết cho nội dung quản lý. Các mục tiêu chính cần đạt của môn học
bao gồm việc giúp sinh viên:
▪ Về kiến thức:
- MT1 - “Điều hành hệ thống”: Hiểu biết những kiến thức toàn diện và kỹ năng về
công nghệ cần thiết để đảm bảo có thể thực hiện những công việc trong ngành
quản lý chuỗi cung ứng
- MT2 – “Cải thiện hệ thống”: Nắm được các công cụ hữu ích cho việc đánh giá và
nhận định sự đa dạng trong kinh doanh và môi trường quản lý chuỗi cung ứng
toàn cầu.
- MT3 – “Thiết kế hệ thống”: Có khả năng phân tích và thiết kế hệ thống vận hành
và quản lý chuỗi cung ứng theo mô hình SCOR.
- MT4 – “Tái thiết kế hệ thống”: Tổng hợp các kiến thức cốt lõi liên quan đến hoạt
động chuỗi cung ứng: lập kế hoạch vận hành, tìm nguồn cung ứng, thiết lập hoạt
động sản xuất và dịch vụ, vận chuyển, kho bãi...
▪ Về kỹ năng:
- MT5 - Kỹ năng vận dụng các công cụ phần mềm và kỹ thuật tính toán cơ bản
giúp ra quyết định trong chuỗi cung ứng, chiến lược quản lý chuỗi cung ứng.
- MT6 - Kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tư duy sáng tạo… tạo
tiền đề cho việc phối hợp các ngành khác để giải quyết các vấn đề liên ngành, đa
lĩnh vực liên quan đến Logistics và chuỗi cung ứng.
- MT7 - Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề, kỹ năng ra quyết định, giúp hoàn
thiện tư duy chiến lược thông qua các bài tập tình huống thực tế từ doanh nghiệp.
- MT8 - Kỹ năng giao tiếp tốt để phục vụ cho các hoạt động thuyết trình, thảo luận,
phân tích tình huống, nghiên cứu tìm kiếm thông tin…

▪ Về thái độ:
- Có ý thức khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập; tự tin, có bản
lĩnh và tinh thần khát khao học tập vươn lên khẳng định năng lực bản thân;
- Có tác phong làm việc khoa học và chuyên nghiệp, tư duy năng động, coi trọng
hiệu quả công việc;
- Thích ứng với công việc và có khả năng cập nhật kiến thức mới trong lĩnh vực
nghề nghiệp đang đảm nhiệm;
- Khả năng tự lập, chủ động, tự cập nhật trong học tập và nghiên cứu.
10. Nhiệm vụ của sinh viên:
▪ Yêu cầu tham gia lớp học:
Lớp học không chỉ bao gồm các giờ lên lớp mà còn là thời gian mà người học phải tham
gia vào các hoạt động tương tác với giảng viên và bạn cùng học của môn học này trên hệ
thống đào tạo trực tuyến của UEH. Người học phải tham gia và thực hiện các bài tập
và/hoặc thảo luận với nhóm hoặc lớp trong các thời gian chỉ định và phải nộp bài báo cáo
và/hoặc bài tập nếu có. Mọi sự chậm trễ có thể bị từ chối theo các qui định về thời gian
ghi trên hệ thống đào tạo trực tuyến.

▪ Sự trung thực trong học tập:


Học tập là quá trình đào bới và tìm tòi, không phải chỉ là sự đọc hiểu các tài liệu đã được
chuẩn bị sẵn. Người học sẽ thấy cần phải tự tìm kiếm các kiến thức khi thực hiện bài tập
hay tiểu luận. Họ phải tìm cách đối chiếu và so sánh để gạn lọc thông tin và tự xây dựng
nên kho kiến thức cho mình. Quá trình này có nhiều thách thức và cũng có khi người học
không tìm ra thứ cần có. Nhưng bản thân quá trình đó đã là một sự học hỏi, biết đâu là
con đường có thể dẫn bạn đến chân trời cần đến và đâu thì chỉ là ngõ cụt. Hãy tin rằng
ngay cả khi bạn đi nhầm vào ngõ cụt, bạn cũng đã học được cách để lựa chọn khôn ngoan
hơn. Do vậy, chỉ có dấn thân mới mang lại cho người học kiến thức vô giá. Đó cũng
chính là năng lực mà người học môn này cần rèn luyện.

Các sao chép công trình của người khác sẽ không được công nhận khi cần đánh giá về nỗ
lực của cá nhân người học trong học tập.

▪ Tham quan thực tế:


Giảng viên sẽ bố trí cho người học tham quan thực tế trong điều kiện cho phép. Do số cơ
hội còn tùy thuộc vào đơn vị tiếp nhận, việc bố trí tham quan sẽ ưu tiên cho những người
học tích cực hoặc có thành tích tốt. Những khả năng tham quan thực tế khác có thể sẽ
được thu xếp dưới hình thức tự tìm kiếm và khám phá của người học thông qua đề bài
tiểu luận hoặc dự án nghiên cứu.

11. Tài liệu học tập


F. Robert Jacobs & Richard B. Chase (2020): Quản lý vận hành và Chuỗi cung ứng –
phiên bản toàn cầu 17th Global Edition, McGrawHill education, NXB Kinh tế TP.HCM
(UEH).

Tài liệu cụ thể được chia sẻ trên kênh LMS của học phần.

12. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

Người học được đánh giá qua các hoạt động tham gia trong lớp học. Cụ thể bao gồm:
[GV tuỳ chỉnh cá nhân phần điểm Quá trình 50%]

- Bài tập trên lớp (cá nhân): 30%


- Báo cáo (Nhóm): 20%
- Bài thi cuối khóa cá nhân: 50%

Rubric là phương pháp đánh giá được áp dụng. Đây là phương pháp đánh giá áp dụng
cho từng bài tập/bài thi/dự án/tiểu luận. Ma trận rubric được áp dụng cho đánh giá như
sau:

Tiêu chí 0 3 6 8 10
Không Thể hiện một Đang phát Có khả năng Nắm rất vững vấn đề
đạt ít kiến thức triển hiểu biết
yêu có liên quan về vấn đề
cầu gì được nêu
Kiến thức Không Không Có hiểu biết Nhìn thấy Hiểu một cách trọn
có liên thể hiểuhoặc về vấn đề được vấn đề vẹn vấn đề đặt ra; sử
quan đến hiện không phát mặc dù có và đưa ra giải dụng các công cụ và
nội dung được hiện được hạn chế; sử pháp thích kiến thức cần thiết để
trọng tâm gì vấn đề - sử dụng không hợp mặc dù giải thích và nhận
của bài tập dụng sai khái chính xác các có thể lời giải dạng vấn đề kể cả
niệm hay giải khái niệm và là chưa thỏa việc tìm ra các nguy
thuật cần có kiến thức cần đáng do có cơ tiềm năng nếu vấn
bất luận là kết thiết nên có thể là từ các đề không được giải
quả có đúng thể dẫn đến sai sót trong quyết.
hay không. việc không quá trình giải
tìm ra câu trả quyết vấn đề.
lời
Chiến Không Xác định Có tìm ra vài Xác định Nhận dạng được các
lược giải thể được vài yếu yếu tố của phần lớn các thành phần của vấn
quyết vấn hiện tố của vấn đề, vấn đề; chiến yếu tố của đề; ít nhất một chiến
đề được xác định các lược không vấn đề; đưa lược hoàn hảo được
gì thông tin toàn diện ra được ít đưa ra; có thể có vài
nhưng không hoặc không nhất một chiến lược đã được
có liên quan được xác chiến lược phát triển; cho thấy
đến vấn đề, định một cách hoàn chỉnh để khả năng giải quyết
không thể thấu đáo để giải quyết vấn trọn vẹn vấn đề được
hiện hoặc cho giải quyết đề, mặc dù có đặt ra bởi chiến lược
thấy quá ít sự được vấn đề thể còn sai mà mình đề nghị.
suy nghĩ một cách rốt sót về kỹ
chiến lược để ráo. thuật giải
giải quyết vấn quyết.
đề.
Giải thích Không Cách giải Không rõ, Cách diễn Giải thích một cách
về cách thể thích quá kém khó hiểu hay giải có thể trọn vẹn và thấu đáo
lựa chọn hiện hoặc hoàn không thể hiểu được; những gì mình làm và
giải pháp được toàn không có hiện khả năng giải thích tại sao mình làm như
để giải gì liên quan đến diễn đạt giúp được những vậy.
quyết những gì người khác gì đã làm,
đang được kỳ hiểu cách mà giải pháp đã
vọng;không mình áp dụng được đưa ra
giải thích để giải quyết và lý do tại
được tại sao vấn đề ; sao chúng
đã lựa chọn không giả được chọn.
giải pháp và thích được
giải pháp gì những gì đã
đã được lựa làm và tại sao
chọn; sự giải phải làm
thích không chúng.
khớp với
những gì
được kỳ vọng
ở đầu bài.
Cách tổ Không Hoàn toàn Cách tổ chức Tổ chức được Cách trình bày khúc
chức phần thể không thể tư duy rất hỗn cách trình bày chiết, mạch lạc; minh
trình bày hiện hiện một sự độn, không rõ và minh họa họa bằng nhiều hình
được sắp xếp tư ràng, không bằng hình ảnh ảnh, biểu đồ; có chú
gì duy có hệ thể hiện được hay mẫu thích rõ ràng.
thống về vấn cách nhìn chuyện khái
đề cần được xuyên suốt quát hóa
giải quyết. vấn đề. được vấn đề
cần giải quyết
và cách giải
quyết

13. Thang điểm: 10/10.


14. Nội dung chi tiết học phần:
Tu Chương Nội dung trình bày Tài Các chuẩn bị khác Chuẩn
liệu
đọc
ần của sinh viên đầu ra
bắt
buộc
1. Tổng quan về OSCM 2.
1 Tổng - Khái niệm về của vận C1 Đọc trước tài liệu C1 MT1
quan về hành và chuỗi cung ứng
OSCM - Hệ sinh thái kinh doanh Tình huống thảo luận: MT6
- Sự kết nối giữa vận hành Ví dụ về mô hình vận MT8
và chuỗi cung ứng với hành + chuỗi cung
chiến lược của doanh ứng của doanh nghiệp
nghiệp VN do SV trình bày
- Mô hình PSMD trong
quản lý chuỗi cung ứng
2 Chiến - Chiến lược bền vững C2 Đọc trước tài liệu C2 MT1-2
lược trong SCM
OSCM - 6 chiến lược cạnh tranh Chuẩn bị ví dụ về
trong SCM chiến lược cạnh tranh
của DN
MT6-7
Tình huống thảo luận:
Chiến lược bền vững
của IKEA
3. Quản lý chuỗi cung ứng theo chuẩn PSMD 4.
3 [Plan] C4 Đọc tài liệu Chương MT3-4
▪ Khái niệm, phân loại dự
Quản trị 4.
dự án án; các thành phần dự án
trong ▪ Quản lý dự án bằng mô
SCM
hình hoạch định mạng
lưới (CPM, PERT, time-
cost model)
▪ Đánh giá dự án bằng
Quản trị giá trị thu được
▪ Thực hành: Lập kế
hoạch dự án
4 [Source] C16 Đọc trước tài liệu C16 MT4
▪ Khái niệm nguồn cung
Nguồn
cung ứng ứng chiến lược và chiến Tình huống thảo luận: MT5-6-7
toàn cầu lược tìm nguồn cung Chiến lược tìm nguồn
ứng. cung ứng của …
▪ Chiến lược thuê ngoài
và tìm nguồn cung ứng
Thực hành Excel: tính tổng
chi phí sở hữu và đo lường
hiệu quả cung ứng

5- [Make] Sản xuất: C7+9 Đọc trước tài liệu C7- MT3-4
6 Thiết kế 9
▪ Các mô hình sản xuất
vận hành MT6-7
sản xuất ▪ Quy trình thiết kế sản Thực hành: Tìm hiểu
và dịch & nhận xét quy trình
xuất
vụ của 1 DN thực tế.
Dịch vụ:
▪ Sự khác biệt với quy
trình SX
▪ Thành phần dịch vụ

▪ Quy trình thiết kế dịch


vụ
Thực hành: Tìm hiểu &
nhận xét quy trình của 1 DN
thực tế
7 [Deliver] C15 Đọc trước tài liệu C15 MT4
▪ Khái niệm, phân loại
Logistics
dịch vụ logistics Tìm hiểu sơ bộ về các MT5-8
▪ Vận tải loại hình dịch vụ
logistics cơ bản tại
▪ Kho vận: mô hình cho Việt Nam
sản xuất và phân phối.
Thực hành: Bài toán lựa
chọn địa điểm (3 phương
pháp)
5. Cải tiến chuỗi cung ứng 6.
8 Chuỗi C14 Đọc trước tài liệu C14 MT2
▪ Khái niệm
cung ứng
tinh gọn ▪ Lãng phí & loại bỏ lãng Tình huống thảo luận: MT4
“Ngôi nhà Toyota”
phí
▪ Mô hình chuỗi cung ứng MT6-7-8
tinh gọn
Thực hành: Xác định lãng
phí tại doanh nghiệp
9 Tổng kết Thuyết trình nhóm/Nộp tiểu MT1,2,3,4
luận (phụ thuộc GVHD)
MT5,6,7,8
Ôn tập chương trình

Tổng kết đánh giá quá trình

Tp.Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2023

PHÊ DUYỆT CỦA TRƯỞNG BỘ MÔN NGƯỜI BIÊN SOẠN


(ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên)
TS. Nguyễn Thị Hồng Thu ThS. Hoàng Thu Hằng

You might also like