You are on page 1of 14

HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KÌ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2018-2019

VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ MÔN THI: HÓA HỌC. LỚP 10
TRƯỜNG THPT CHUYÊN TUYÊN QUANG Ngày thi:
--------------------- Thời gian làm bài: 180 phút
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT (Đề thi gồm 04 trang)
Câu 1. (2,0 điểm) Cấu tạo nguyên tử, phân tử, định luật tuần hoàn
1. Cho 3 nguyên tố X, Y, Z đều thuộc nhóm A và không cùng chu kì trong Bảng tuần hoàn, có số
thứ tự tăng dần. Electron cuối cùng điền vào cấu hình e của 3 nguyên tử X, Y, Z có đặc điểm sau:
- Tổng đại số các số lượng tử chính (n) bằng 6.
- Tổng đại số các số lượng tử phụ (l) bằng 2.
- Tổng đại số các số lượng tử từ (ml) bằng -2.
- Tổng đại số các số lượng tử spin (ms) bằng -1/2, trong đó ms của e cuối cùng của X là +1/2.
a) Hãy cho biết tên và vị trí của X, Y, Z trong bảng tuần hoàn.
b) Công thức của các chất được tạo nên từ 3 nguyên tố X, Y, Z.
2. Cho X, R, Z, T là các nguyên tố phổ biến trong cùng một nhóm A (biết số hiệu nguyên tử của
X< R<Z<T) đều tạo hợp chất với photpho, trong đó nguyên tố photpho có cộng hóa trị là 3. Cho các trị
số góc liên kết: 100,30; 97,80; 101,50; 1020.
Hãy gán trị số góc liên kết đã cho với mỗi góc liên kết (X-P-X; R-P-R; Z-P-Z; T-P-T) sao cho phù
hợp và giải thích.
3. Sử dụng thuyết obitan phân tử hãy viết cấu hình electron của các phân tử và ion sau: N 2, O2, N22-,
N2, O2+ rồi từ đó sắp xếp các tiểu phân (phân tử hay ion) này theo thứ tự tăng dần năng lượng ion hóa
thứ nhất. Giải thích.
Câu 2. (2,0 điểm) Tinh thể
Muối florua của kim loại Ba có cấu trúc lập phương với hằng số mạng a. Trong mỗi ô mạng cơ sở,
ion Ba2+ chiếm đỉnh và tâm các mặt của hình lập phương, còn các ion florua (F-) chiếm tất cả các hốc
tứ diện (tâm của các hình lập phương con với cạnh là a/2 trong ô mạng). Khối lượng riêng của muối
Bari florua này là 4,89 g/cm3.
a) Vẽ cấu trúc tế bào đơn vị (ô mạng cơ sở) của mạng tinh thể bari florua. Trong một tế bào đơn vị
này có bao nhiêu phân tử BaF2?
b) Tính số phối trí của ion Ba2+ và F- trong tinh thể này. Cho biết số phối trí của một ion trong tinh
thể là số ion trái dấu, gần nhất bao quanh ion đó.
c) Xác định giá trị của a (nm)? Cho M của F = 19; Ba = 137,31 (g/mol).
Câu 3. (2,0 điểm) Phản ứng hạt nhân
Một trong các chuỗi phóng xạ tự nhiên bắt đầu với 90Th232 và kết thúc là đồng vị bền 82Pb208
a) Tính số phân rã  và - xảy ra trong chuỗi này.
b) Trong toàn chuỗi có bao nhiêu năng lượng theo MeV được giải phúng.
c) Một phần tử trong chuỗi Thori sau khi tách riêng thấy có 1,5.10 10 nguyên tử của một đồng vị và
phân hủy với tốc độ 3440 phân rã/phút.
Hãy xác định chu kì bán hủy của đồng vị đó theo năm?
Cho biết: 2He4 =4,0026u; 82Pb208 = 207,97664u ; 90Th232 = 232,03805u
1 uc2 = 931 MeV; 1 eV = 1,6.10-19 J; NA = 6,023.1023.
Câu 4. (2,0 điểm) Nhiệt hóa học
1. Xét một bình chân không dạng hình lập phương, kín và cách nhiệt. Xác định độ dài cạnh tối thiểu
của bình này để khi thêm 3,785 lít H2O lỏng ở 25°C vào bình, nước sẽ tồn tại ở trạng thái khí.
Cho M(H2O) = 18,02 g/mol; d(H2O) = 0,988 g/cm3; Ts(H2O,P°=1atm) = 373,15 K;
R = 8,314 J.mol-1.K-1 = 0,082 lít.atm.mol-1.K-1.
ΔHhoá hơi(H2Ol) = 40,68 kJ/mol (không phụ thuộc nhiệt độ);

1
2. Để sản xuất hiđro thương mại, người ta dùng phản ứng của metan với hơi nước ở 800oC.
CH4(k) + 2 H2O(k) ⇌ CO2(k) + 4 H2(k)
Các dữ kiện nhiệt động của các chất cho như sau: ΔHo298 = 164,9 kJ; ΔSo298 = 172,5 J‧K-1
CP (CH4) = 35,31 J‧mol-1‧K-1 CP (H2O) = 33,58 J‧mol-1‧K-1
CP (CO2) = 37,11 J‧mol-1‧K-1 CP (H2)=28,82 J‧mol-1‧K-1
a) Cho biết chiều hướng cân bằng tại nhiệt độ chuẩn? Chứng minh bằng tính toán.
b) Tính năng lượng tự do Gibbs, hằng số cân bằng tại 800 oC và cho biết chiều hướng của phản ứng
trong hai trường hợp, bỏ qua sự phụ thuộc vào nhiệt độ và có tính đến sự phụ thuộc vào nhiệt độ.
Câu 5. (2,0 điểm) Cân bằng hoá học trong pha khí
1. Điều kiện đầu cho phản ứng: N2 + 3H2 ⇌ 2NH3 là n0(H2) = n0(N2), n0(NH3) = 0. Ở 400°C, hằng số
cân bằng Kp của phản ứng là 1,60.10−4.
a) Xây dựng biểu thức liên hệ giữa Kp và tỉ số phản ứng y, được định nghĩa là tỉ số giữa lượng
amoniac sinh ra và hai lần nồng độ đầu của chất phản ứng, y = n∞(NH3)/2n0 hay n∞(NH3) = 2yn0.
b) Tính áp suất (bar) để ở đó áp suất riêng phần của NH3 chiếm 11,11% áp suất chung.
2. Xét phản ứng: CH3OH(k) + H2O(k)⇌ 3H2(k) + CO2(k)
Ở 374K, phản ứng giữa 1 mol metanol và 1 mol hơi nước có các giá trị nhiệt động ∆H o = +53
kJ.mol-1 và ∆Go = -17kJ.mol-1. Phản ứng được tiến hành trong bình kín có áp suất không đổi là
1000hPa (1hPa = 100Pa).
a) Tính hằng số cân bằng của phản ứng ở 374K.
b) Tính phần trăm lượng metanol bị chuyển hóa thành hydro ở thời điểm cân bằng.
c) Trong một thí nghiệm khác (ở cùng điều kiện nhiệt độ áp suất), người ta nạp 1 mol metanol, 1
mol nước và 20 mol nitơ vào bình phản ứng. Tính phần trăm lượng metanol bị chuyển hóa thành hydro
ở thời điểm cân bằng.
d) Phản ứng giữa metanol và nước là thu nhiệt. Tính phần trăm hydro bị oxy hóa theo phản ứng
2H2 + O2⇌ 2H2O để tổng nhiệt lượng của toàn hệ thống phản ứng là 0. Biết phản ứng oxy hóa tạo
thành nước ở 374K có ∆Ho = -485 kJ.mol-1 và ∆Go = -450 kJ.mol-1.
Câu 6. (2,0 điểm) Động hóa học hình thức
1. Năng lượng hoạt hóa của phản ứng thuận có giá trị âm. Hằng số tốc độ
(k') của phản ứng nghịch ở 3270C và 3720C lần lượt là 83,9 và 407 dm3.mol−1.s−1 .
Thí nghiệm [NO] (mol/dm3) [O2] (mol/dm3) , mol·dm−3·s−1
1 0,010 0,010 2,5.10−5
2 0,020 0,010 1,0.10−4
3 0,010 0,020 5,0.10−5
a) Xác định bậc riêng phần của từng cấu tử trong phản ứng dựa trên các giá trị cho ở bảng trên.
b) Tính giá trị hằng số tốc độ k.
c) Tính năng lượng hoạt hóa của phản ứng nghịch (E'a).
d) Tính entanpy của phản ứng ΔHr dựa vào các giá trị cho ở bảng sau.
NO NO2
−1
ΔHf / kJ·mol 90.29 33.10
2. Sau đây ta sẽ xét qúa trình hấp thụ dược chất ở trong dạ dày sau khi uống thuốc. Gọi [A] s là nồng
độ của dược chất trọng dạ dày và giả thiết rằng tốc độ của qúa trình hòa tan nó vào trong máu phụ
thuộc bậc nhất vào [A]s. Cũng giả thiết rằng tốc độ chuyển hóa hay loại nó ra khỏi máu tỉ lệ với nồng
độ của nó trong máu [A]b.
a) Viết phương trình biểu thị d[A]b/dt.

2
b) Sau 1 giờ 75% [A]s được loại ra khỏi dạ dày. Tính lượng [A]s còn ở lại trong dạ dày (%) sau 2
giờ uống thuốc.
Câu 7. (2,0 điểm) Dung dịch và phản ứng trong dung dịch
Tiến hành chuẩn độ dung dịch H3AsO4 0,03M bằng dung dịch NaOH 0,045M
1. Tính thể tích dung dịch NaOH 0,045M cần dùng để trung hòa hoàn toàn 20ml dung dịch H 3AsO4
0,03M. Tính pH tại thời điểm đó.
2. Tính thể tích dung dịch NaOH 0,045M cần để trung hòa 20ml dung dịch H3AsO4 0,03M đến
a) pH1=6,94
b) pH2=9,22.
Biết H3AsO4 có pK1=2,13; pK2=6,94; pK3=11,5.
Câu 8. (2,0 điểm) Phản ứng oxi hoá khử. Pin điện và điện phân
1. Hoàn thành phương trình phản sau đây. Cho biết các cặp oxi hoá - khử liên quan đến phản ứng và
so sánh các giá trị Eo của chúng.
a) Zn[Hg(SCN)4] + IO3- + Cl- → ICl + SO42- + HCN + Zn2+ + Hg2+
b) Cu(NH3)m2+ + CN- + OH- → Cu(CN)2- + CNO- + H2O
2. Có một pin điện (gọi là pin nhiên liệu, dùng để cung cấp điện năng và nước tinh khiết cho các
chuyên gia bay trong vũ trụ) gồm điện cực anot (C-Ni), điện cực catot có (C-Ni-NiO) nhúng vào
Na2CO3 nóng chảy và nạp H2 vào điện cực anot, O2 vào điện cực catot. Epin = 1,2 V.
a) Viết các bán phản ứng, phương trình phản ứng khi pin hoạt động (phản ứng (1)) và sơ đồ pin.
b) Tính ∆U, ∆H, ∆S của phản ứng (1) ở p = 1atm, T = 298K
Biết trong điều kiện p = 1atm, T = 298K, nhiệt tạo thành của H2O khí là: -241,6 kJ/mol
Câu 9. (2,0 điểm) Halogen
1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra khi sục khí Clo tới dư vào:
a) dung dịch NaOH lạnh. b) dung dịch NaOH nóng.
c) dung dịch Na2CO3 lạnh. d) CaCO3 huyền phù lạnh.
e) HgO huyền phù trong nước. f) HgO huyền phù trong CCl4.
g) dung dịch NaCN loãng. h) dung dịch NaCN bão hòa.
2. Hỗn hợp chất rắn A gồm M2CO3, MHCO3, MCl (M là kim loại kiềm).
Cho 43,71 gam A tác dụng hết với lượng dư V ml dung dịch HCl 10,52% (d = 1,05 g/ml), thu được
dung dịch B và 17,6 gam khí C. Chia B làm hai phần bằng nhau.
- Phần 1: Tác dụng vừa đủ với 125 ml dung dịch KOH 0,8M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu
được m gam muối khan.
- Phần 2: Tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư, thu được 68,88 gam kết tủa trắng.
a) Xác định kim loại M.
b) Tính % khối lượng các chất trong A.
c) Tính V và tính m.
Câu 10. (2,0 điểm) Oxi – lưu huỳnh
Tại thời điểm khởi sinh sự sống trên Trái đất, thành phần khí quyển chứa: Khí A, metan, amoniac
và các chất khí khác chiếm thành phần chủ yếu, trong khi đơn chất B gần như không tồn tại. Do các
quá trình hoá học xảy ra trong cơ thể sinh vật mà lượng chất A bắt đầu giảm xuống, còn lượng chất B
tăng lên.
Ngày nay, chất B chiếm phần lớn khí quyến Trái đất do sự quang hợp (nA + nH 2O → nB +
(CH2O)n). Lớp chất khí C bảo vệ Trái đất khỏi tia cực tím (UV), là một dạng thù hình của B. Tất cả
những biến đổi này đã góp phần thúc đẩy sự đa dạng sinh học trên Trái đất.
Dưới những điều kiện nhất định, hợp chất D có thể được tạo thành cả trong khí quyển lẫn cơ thể
sống. Phân tử D chỉ có hidro và oxi, và nó có cả tính oxi hoá lẫn tính khử.
a) Xác định công thức phân tử và tên gọi các chất A, B, C, D.

3
b) Hoàn thành phương trình ứng với các chuyển hoá sau:
nA + nH2O → nB + (CH2O)n
D→B
Fe(OH)2 + B + H2O →
B → C.
c) Dựa vào tính oxi hoá- khử của D, viết các bán phản ứng và phản ứng tổng cho các phương trình
phản ứng sau:
i) D + KI + H2SO4→ ii) D + K2Cr2O7 + H2SO4→

------HẾT-----
Người ra đề: Hoàng Minh Cảnh- 0976.812.999

4
HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN HƯỚNG DẪN CHẤM
VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ ĐỀ THI MÔN HÓA HỌC -KHỐI 10
TRƯỜNG THPT CHUYÊN TUYÊN QUANG NĂM 2019
(HDC này có 10 trang)
Câu 1. (2,0 điểm) Cấu tạo nguyên tử, phân tử, định luật tuần hoàn
1. Cho 3 nguyên tố X, Y, Z đều thuộc nhóm A và không cùng chu kì trong Bảng tuần hoàn, có số
thứ tự tăng dần. Electron cuối cùng điền vào cấu hình e của 3 nguyên tử X, Y, Z có đặc điểm sau:
- Tổng đại số các số lượng tử chính (n) bằng 6.
- Tổng đại số các số lượng tử phụ (l) bằng 2.
- Tổng đại số các số lượng tử từ (ml) bằng -2.
- Tổng đại số các số lượng tử spin (ms) bằng -1/2, trong đó ms của e cuối cùng của X là +1/2.
a) Hãy cho biết tên và vị trí của X, Y, Z trong bảng tuần hoàn.
b) Công thức của các chất được tạo nên từ 3 nguyên tố X, Y, Z.
2. Cho X, R, Z, T là các nguyên tố phổ biến trong cùng một nhóm A (biết số hiệu nguyên tử X<
R<Z<T) đều tạo hợp chất với photpho, trong đó nguyên tố photpho có cộng hóa trị là 3. Cho các trị số
góc liên kết: 100,30; 97,80; 101,50; 1020.
Hãy gán trị số góc liên kết đã cho với mỗi góc liên kết (X-P-X; R-P-R; Z-P-Z; T-P-T) sao cho phù
hợp và giải thích.
3. Sử dụng thuyết obitan phân tử hãy viết cấu hình electron của các phân tử và ion sau: N 2,
O2, N22-, N2, O2+ rồi từ đó sắp xếp các tiểu phân (phân tử hay ion) này theo thứ tự tăng dần năng
lượng ion hóa thứ nhất. Giải thích.
Câu Nội dung Điểm
1 1.
a)
- Vì 3 nguyên tố không cùng chu kì và tổng bằng 6 nên: nX=1; nY=2; nZ=3
- X thuộc chu kì 1 nên: lX=0; ml X=0 và ms(X)= +1/2 (theo đề)  X là hidro
- Theo đề : lX + lY + lZ = 2; lX=0 nên: lY + lZ = 2  lZ = lY =1 (Vì Y, Z thuộc chu kì 0,25
2, 3 nên không có l = 2)
lZ = lY =1  ml có các giá trị -1; 0; +1
- Số lượng tử từ: mX + mY + mZ = -2; mX =0 nên mY + mZ = -2  mY =mZ = -1
- Số lượng tử spin: ms(X) + ms(Y) +ms(Z) = -1/2; ms(X) = +1/2 nên: ms(Y) +ms(Z) = -1
 Vậy ms(Y) = ms(Z) =-1/2
n l ml ms Cấu hình e Vị trí
1
X 1 0 0 +1/2 1s Ô 1; chu kì 1, nhóm IA
Y 2 1 -1 -1/2 1s22s22p4 Ô 8; chu kì 2; nhóm VIA 0,5
Z 3 1 -1 -1/2 1s22s22p63s23p4 Ô 16; chu kì 3; nhóm VIA
b)
- Hợp chất tạo nên giữa các nguyên tố: H2O; H2S; SO2, SO3; H2SO3; H2SO4
0,25

5
Câu Nội dung Điểm
0 0 0 0
2. Các góc liên kết: IPI (102 ) > BrPBr (101,5 ) > ClPCl (100,3 ) > FPF (97,8 ) 0,25
3
- Trong các phân tử, ngưyên tử P đều lai hóa sp và đều còn 1 cặp e chưa chia.
- Độ âm điện của phối tử càng tăng thì cặp e liên kết càng lệch về phía phối tử 0,25
(càng xa P)  lực đẩy giữa các cặp e liên kết càng giảm  góc liên kết giảm.
3. N2: (б2s)2(б2s*)2(π2p)4(б2p)2
O2: (б2s)2(б2s*)2(б2p)2 (π2p)4 (π2p*)2 0,25
2- 2 * 2 4 2 * 2
N2 : (б2s) (б2s ) (π2p) (б2p) (π2p )
N2-: (б2s)2(б2s*)2(π2p)4(б2p)2(π2p*)1
O2+: (б2s)2(б2s*)2(б2p)2 (π2p)4 (π2p*)1 0,25
Như vậy, thứ tự năng lượng ion hóa thứ nhất của các tiểu phân theo thứ tự tăng dần
là: N22-<N2-<O2<O2+<N2
Câu 2. (2,0 điểm) Tinh thể
Muối florua của kim loại Ba có cấu trúc lập phương với hằng số mạng a. Trong mỗi ô mạng cơ sở,
ion Ba2+ chiếm đỉnh và tâm các mặt của hình lập phương, còn các ion florua (F-) chiếm tất cả các hốc
tứ diện (tâm của các hình lập phương con với cạnh là a/2 trong ô mạng). Khối lượng riêng của muối
Bari florua này là 4,89 g/cm3.
a) Vẽ cấu trúc tế bào đơn vị (ô mạng cơ sở) của mạng tinh thể bari florua. Trong một tế bào đơn vị
này có bao nhiêu phân tử BaF2?
b) Tính số phối trí của ion Ba2+ và F- trong tinh thể này. Cho biết số phối trí của một ion trong tinh
thể là số ion trái dấu, gần nhất bao quanh ion đó.
c) Xác định giá trị của a (nm)? Cho M của F = 19; Ba = 137,31 (g/mol).
Câu Nội dung Điểm
2 a) Ô mạng cơ sở:

Ba2+

F-
0,5

Trong một tế bào đơn vị BaF2 có :

1x 8 ion F-và ion Ba2+


0, 5
Do đó sẽ có 4 phân tử BaF2 trong một tế bào đơn vị.
b) Số phối trí của ion Ba2+ là 8
Số phối trí của F- là 4
0,25
c) Khối lượng riêng florua tính theo công thức:

0,75

6
Câu 3. (2,0 điểm) Phản ứng hạt nhân
Một trong các chuỗi phóng xạ tự nhiên bắt đầu với 90Th232 và kết thúc là đồng vị bền 82Pb208
a) Tính số phân rã  và - xảy ra trong chuỗi này.
b) Trong toàn chuỗi có bao nhiêu năng lượng theo MeV được giải phúng.
c) Một phần tử trong chuỗi Thori sau khi tách riêng thấy có 1,5.10 10 nguyên tử của một đồng vị
và phân hủy với tốc độ 3440 phân rã/phút. Hãy xác định chu kì bán hủy của đồng vị đó theo năm?
Cho biết: 2He4 =4,0026u; 82Pb208 = 207,97664u ; 90Th232 = 232,03805u
1 uc2 = 931 MeV; 1 eV = 1,6.10-19 J; NA = 6,023.1023.
Câu Nội dung Điểm
232 208 4 0
3 a) Ta có: 90Th → 82Pb + x 2He + y -1e
Áp dụng ĐL bảo toàn proton và số khối:
90 = 82 + 2x – y (1); 232 = 208 + 4x (2) 0,5
Giải (1) và (2): x= 6, y = 4. Vậy số phân rã α: 6, số phân rã β: 4
b) Theo phương trình ta có: ∆m = mTh - mPb - 6mHe - 4me
Do khối lượng của -1e0 không đáng kể nên có thể bỏ qua
Thay vào: ∆m = 232,03805 - 207,97664 - 6.4,0026 = 0,04581u
 Năng lượng được giải phóng trong chuỗi là: 0,5
2
∆m.c = 0,04581.931 = 42,65 MeV.
c) Ta có: 1 năm = 365 ngày.24 tiếng.60 phút = 525600 phút
Vậy sau một năm số nguyên tử còn lại:
ncl = 1,5.1010 - 3440.525600 = 1,3192.1010

Áp dụng: năm-1

năm 1
Vậy chu kì bán hủy của đồng vị đó là 5,4 năm.

Câu 4. (2,0 điểm) Nhiệt hóa học


1. Xét một bình chân không dạng hình lập phương, kín hoàn toàn và cách nhiệt. Xác định độ dài
cạnh tối thiểu của bình này để khi thêm 3,785 lít H 2O lỏng ở 25°C vào bình, nước sẽ tồn tại ở trạng
thái khí.
Cho M(H2O) = 18,02 g/mol; d(H2O) = 0,988 g/cm3; Ts(H2O,P°=1atm) = 373,15 K;
ΔHhoá hơi(H2Ol) = 40,68 kJ/mol (không phụ thuộc nhiệt độ);
R = 8,314 J.mol-1.K-1 = 0,082 lít.atm.mol-1.K-1.

2. Để sản xuất hiđro thương mại, người ta dùng phản ứng của metan với hơi nước ở 800oC.
CH4(k) + 2 H2O(k) ⇌ CO2(k) + 4 H2(k)
Các dữ kiện nhiệt động của các chất cho như sau: ΔHo298 = 164,9 kJ; ΔSo298 = 172,5 J‧K-1
CP (CH4) = 35,31 J‧mol-1‧K-1 CP (H2O) = 33,58 J‧mol-1‧K-1
CP (CO2) = 37,11 J‧mol-1‧K-1 CP (H2)=28,82 J‧mol-1‧K-1
a) Cho biết chiều hướng cân bằng tại nhiệt độ chuẩn? Chứng minh bằng tính toán.
b) Tính năng lượng tự do Gibbs, hằng số cân bằng tại 800 oC và cho biết chiều hướng của phản ứng
trong hai trường hợp, bỏ qua sự phụ thuộc vào nhiệt độ và có tính đến sự phụ thuộc vào nhiệt độ.

7
Câu Nội dung Điểm
1.
Quá trình bay hơi diễn ra trong bình chân không: H2O(l) → H2O(h)
Với Kp=P(H2Obh) và ∆H0phản ứng=40,68 kJ/mol
P(H2Obh) là áp suất hơi bão hòa của nước.
Ta có phương trình:

4
0,5

Để nước trong bình tồn tại ở trạng thái khí thì áp suất của hơi nước trong bình bé
hơn hoặc bằng áp suất hơi bão hòa của nước ở 250C.

0,5

2.
a) ΔGo298 = ΔHo298 –T. ΔSo298
ΔGo298 = 164,9 – 298.0,1725 = 113,5 kJ ΔGo298>0 0,25
Cân bằng chuyển dịch về phía trái.
b) ΔGo1073 = 164,9 – 1073.0,1725 = -20.19 kJ ΔGo298<0
Không phụ thuộc nhiệt độ. Cân bằng chuyển dịch về phía phải.
ΔCP = 4.28,82 + 37,11 – 2.33,58 – 35.31 = 49,92 J.K-1
ΔHo1073 = ΔHo298 + ΔCP.ΔT 0,25
o
ΔH 1073 = 164,9 + 0,04992.775 = 203,59 kJ
ΔSo1073 = ΔSo298 + ΔCP.ln(T2/T1)
ΔSo1073 = 172,5 + 49,92.ln(1073/298) = 236,45 J.K-1
ΔGo1073 = 203,59 – 1073.0,23645 = -50,12 kJ
ΔGo298<0 0,5
Không phụ thuộc nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch về phía phải.
Câu 5. (2,0 điểm) Cân bằng hoá học trong pha khí
1. Điều kiện đầu cho phản ứng: N2 + 3H2 ⇌ 2NH3 là n0(H2) = n0(N2), n0(NH3) = 0. Ở 400°C, hằng số
cân bằng Kp của phản ứng là 1,60.10−4.
a) Xây dựng biểu thức liên hệ giữa Kp và tỉ số phản ứng y, được định nghĩa là tỉ số giữa lượng
amoniac sinh ra và hai lần nồng độ đầu của chất phản ứng, y = n∞(NH3)/2n0 hay n∞(NH3) = 2yn0.
b) Tính áp suất (bar) để ở đó áp suất riêng phần của NH3 chiếm 11,11% áp suất chung.
2. Xét phản ứng: CH3OH(k) + H2O(k)⇌ 3H2(k) + CO2(k)
Ở 374K, phản ứng giữa 1 mol metanol và 1 mol hơi nước có các giá trị nhiệt động ∆H o = +53
kJ.mol-1 và ∆Go = -17kJ.mol-1. Phản ứng được tiến hành trong bình kín có áp suất không đổi là
1000hPa (1hPa = 100Pa).
a) Tính hằng số cân bằng của phản ứng ở 374K.
b) Tính phần trăm lượng metanol bị chuyển hóa thành hydro ở thời điểm cân bằng.
c) Trong một thí nghiệm khác (ở cùng điều kiện nhiệt độ áp suất), người ta nạp 1 mol metanol, 1
mol nước và 20 mol nitơ vào bình phản ứng. Tính phần trăm lượng metanol bị chuyển hóa thành hydro
ở thời điểm cân bằng.
d) Phản ứng giữa metanol và nước là thu nhiệt. Tính phần trăm hydro bị oxy hóa theo phản ứng

8
2H2 + O2⇌ 2H2O để tổng nhiệt lượng của toàn hệ thống phản ứng là 0. Biết phản ứng oxy hóa tạo
thành nước ở 374K có ∆Ho = -485 kJ.mol-1 và ∆Go = -450 kJ.mol-1.
Câu Nội dung Điểm
a)
3H2 N2 2NH3 ∑
t=0 n0 n0 0
t=∞ n0-3yn0 n0-yn0 2yn0 2n0-2yn0
0,25
x∞

1 0,25

b)

Với
0,25

0,25

2 a) ∆G0=-RTlnKp. Thay số tính được Kp=2,37.102. 0,25


b) Ở trạng thái cân bằng, lượng CO 2, H2, metanol và nước trong bình lần lượt là: x,
3x, (1-x) và (1-x) mol . Tổng số mol khí lúc này là: 2+2x.
Với khí lý tưởng, khi áp suất bình bằng áp suất tiêu chuẩn (1000 hPa=10 5Pa) thì
phần mol sẽ chính là áp suất riêng phần. Do đó ta có:

Thay số vào ta tính được x=0,925. Tức là, ở điều kiện đã cho có 92,5% metanol sẽ
bị phân hủy thành hidro. 0,25
c) Khi thêm 20 mol N2 vào thì tổng số mol lúc này là 22+2x. Tính toán tương tự ý b
được x=0,986.
Tức là, ở điều kiện đã cho có 98,6% metanol sẽ bị phân hủy thành hidro. 0,25
d) Để tổng nhiệt lượng bằng 0 thì phản ứng oxi hóa hidro thành nước cần tỏa ra -
53kJ. Như vậy, số mol H2 cần để tỏa ra lượng nhiệt như vậy là 53/(0,5.485)=0,22
mol hidro.
Phản ứng chuyển hóa metanol thu được 3 mol hidro, trong đó 0,22 mol hidro đã bị 0,25
chuyển hóa thành nước. Tức là, %H2 chuyển hóa=(0,22/3).100%=7,3%.
Câu 6. (2,0 điểm) Động hóa học hình thức
1. Năng lượng hoạt hóa của phản ứng thuận có giá trị âm. Hằng số tốc độ
(k') của phản ứng nghịch ở 3270C và 3720C lần lượt là 83,9 và 407 dm3.mol−1.s−1 .
Thí nghiệm [NO] (mol/dm3) [O2] (mol/dm3) , mol·dm−3·s−1
1 0,010 0,010 2,5.10−5
2 0,020 0,010 1,0.10−4
3 0,010 0,020 5,0.10−5
a) Xác định bậc riêng phần của từng cấu tử trong phản ứng dựa trên các giá trị cho ở bảng trên.
b) Tính giá trị hằng số tốc độ k.

9
c) Tính năng lượng hoạt hóa của phản ứng nghịch (E'a).
d) Tính entanpy của phản ứng ΔHr dựa vào các giá trị cho ở bảng sau.
NO NO2
ΔHf / kJ·mol−1 90.29 33.10

2. Sau đây ta sẽ xét qúa trình hấp thụ dược chất ở trong dạ dày sau khi uống thuốc. Gọi [A] s là nồng
độ của dược chất trọng dạ dày và giả thiết rằng tốc độ của qúa trình hòa tan nó vào trong máu phụ
thuộc bậc nhất vào [A]s. Cũng giả thiết rằng tốc độ chuyển hóa hay loại nó ra khỏi máu tỉ lệ với nồng
độ của nó trong máu [A]b.
a) Viết phương trình biểu thị d[A]b/dt.
b) Sau 1 giờ 75% [A]s được loại ra khỏi dạ dày. Tính lượng [A]s còn ở lại trong dạ dày (%) sau 2
giờ uống thuốc.

Câu Nội dung Điểm


6 1.
a) Biểu thức v=k.[NO]x[O2]y
- Từ thí nghiệm 1 và 2 → x=2;
- Từ thí nghiệm 1 và 3 → y=1; 0, 5
Vậy v=k.[NO]2[O2]
b) 2,5.10-5 mol.l-1.s-1=2k. (0,01 mol.l-1)2. (0,01 mol.l-1) → k=12,5 l2.mol-2.s-1 0,25

c) 0,25

d) 0,25
2.
a) As  Ab  sản phẩm. (1)

(2)

Giải phương trình vi phân (2) ta thu được: 0,25


[A]s=[A]o.e-kt với [A]o là nồng độ của dược phẩm ở thời điểm t = 0.

b) .
0,5
Như vậy ¼ lượng ban đầu sẽ còn lại sau 1 giờ.
(1/4)2 = 1/16 = 0,625 sẽ còn lại sau 2 giờ tương ứng với 4 thời gian bán hủy.
Vậy 6,25% [A]s sẽ còn lại sau 2 giờ.

Câu 7. (2,0 điểm) Dung dịch và phản ứng trong dung dịch
Tiến hành chuẩn độ dung dịch H3AsO4 0,03M bằng dung dịch NaOH 0,045M
1. Tính thể tích dung dịch NaOH 0,045M cần dùng để trung hòa hoàn toàn 20ml dung dịch H 3AsO4
0,03M. Tính pH tại thời điểm đó.
2. Tính thể tích dung dịch NaOH 0,045M cần để trung hòa 20ml dung dịch H3AsO4 0,03M đến
a) pH1=6,94
b) pH2=9,22.
Biết H3AsO4 có pK1=2,13; pK2=6,94; pK3=11,5.

10
Câu Đáp án Điểm
7 1.
* Phản ứng H3AsO4 + 3NaOH → Na3AsO4 + 3H2O
n0(mmol) 0,03.20 → 0,03.20.3= 0,045V  V = 40ml 0,25
* Tại thời điểm trung hòa hoàn toàn TPGH của hệ gồm: AsO43- 0,01 M
AsO43- + H2O ⇄HAsO42- + OH- Kb1 = 10-2,5 (1)
HAsO42- + H2O ⇄ H2AsO4- + OH- Kb2 = 10-7,06 (2)
H2AsO4- + H2O ⇄ H3AsO4 + OH- Kb3 = 10-11,87 (3)
H2O ⇄ H+ + OH- Kw=10-14(4)
Do Kb1 >> Kb2 >> Kb3 > Kw nên tính theo (1)
AsO43- + H2O ⇄ HAsO42- + OH- Kb1 = 10-2,5 (1)
[] 0,01-x x x

Ta có:  x = 4,26.10-3M = [OH-]  pH=11,63.


0,75
2.
a) Nhận thấy pH1=6,94=pKa2 từ cân bằng:
H2AsO4- ⇄ HAsO42- + H+ Ka2=10-6,94
thành phần của hệ chính là hệ đệm gồm HAsO42- và H2AsO4-

pH1= 6,94=pKa2 +  [HAsO42-]=[H2AsO4-]

Tức là lượng NaOH cho vào trung hòa hết nấc 1 và ½ nấc 2.
0,5
 nNaOH = 1,5naxit  VddNaOH = 20ml

b) Nếu → Thành phần của hệ là muối HAsO42- phản ứng


trung hòa đến hết nấc 2  VNaOH = 26,67 ml.
0,5
Câu 8. (2,0 điểm) Phản ứng oxi hoá khử. Pin điện và điện phân
1. Hoàn thành phương trình phản sau đây. Cho biết các cặp oxi hoá - khử liên quan đến phản ứng và
so sánh các giá trị Eo của chúng.
a) Zn[Hg(SCN)4] + IO3- + Cl- → ICl + SO42- + HCN + Zn2+ + Hg2+
b) Cu(NH3)m2+ + CN- + OH- → Cu(CN)2- + CNO- + H2O
2. Có một pin điện (gọi là pin nhiên liệu, dùng để cung cấp điện năng và nước tinh khiết cho các
chuyên gia bay trong vũ trụ) gồm điện cực anot (C-Ni), điện cực catot có (C-Ni-NiO) nhúng vào
Na2CO3 nóng chảy và nạp H2 vào điện cực anot, O2 vào điện cực catot. Epin = 1,2 V.
a) Viết các bán phản ứng, phương trình phản ứng khi pin hoạt động (phản ứng (1)) và sơ đồ pin.
b) Tính ∆U, ∆H, ∆S của phản ứng (1) ở p = 1atm, T = 298K
Biết trong điều kiện p = 1atm, T = 298K, nhiệt tạo thành của H2O khí là: -241,6 kJ/mol
Câu Nội dung Điể
m
1 a)
Zn[Hg(SCN)4] + 16H2O → Zn2+ + Hg2+ + 4HCN + 4SO42- + 24H+ + 24 e
6x IO3- + Cl- + 6 H+ + 4 e → ICl + 3 H2O

Zn[Hg(SCN)4] + 6 IO3- + 6 Cl- + 8 H+

11
→ Zn2+ + Hg2+ + 4 HCN + 4 SO42- + 6 ICl + 2 H2O
0,5
E0 IO3-/ ICl > E0 SO42-, HCN / Zn[Hg(SCN)4]
b)
2x Cu(NH3)m2+ + 2 CN - + e → Cu(CN)2- + m NH3

CN - + 2 OH- → CNO- + H2O + 2 e


2 Cu(NH3)m + 5 CN + 2 OH → 2 Cu(CN)2- + 2m NH3 + CNO- + H2O
2+ - -

E0 Cu(NH3)m2+/ Cu(CN)2- > E0 CNO- / CN – 0,5

2 a) Bán phản ứng xảy ra khi pin hoạt động là


Ở Anot xảy ra sự oxi hóa H2 : H2(k)+ CO32-(l) → H2O (k) + CO2(k) + 2e
Ở Catot xảy ra sự khử O2: ½ O2(k) + CO2(k)+ 2e → CO32-(l) 0,5
Phản ứng khi pin hoạt động là: H2(k)+ ½ O2(k) → H2O (k)
b) ∆Hpu = -241,6kJ/mol.
∆Spu = (∆H- ∆G)/T = (∆H+ nEF)/T = (-241600 + 2. 1,2.96500)/298 = -33,56 J.K-1
∆U = Qv = ∆(n.CV. T) = ∆ [n.(Cp –R). T] = ∆H –∆n.R. T
= - 241600 + 0,5.8,314. 298 = -240361,214J.
(Hoặc: H= U + PV  ∆H = ∆U + ∆(PV) = ∆U + ∆n.R. T) 0, 5
Câu 9. (2,0 điểm) Halogen
1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra khi sục khí Clo tới dư vào:
a) dung dịch NaOH lạnh. b) dung dịch NaOH nóng.
c) dung dịch Na2CO3 lạnh. d) CaCO3 huyền phù lạnh.
e) HgO huyền phù trong nước. f) HgO huyền phù trong CCl4.
g) dung dịch NaCN loãng. h) dung dịch NaCN bão hòa.
2. Hỗn hợp chất rắn A gồm M2CO3, MHCO3, MCl (M là kim loại kiềm).
Cho 43,71 gam A tác dụng hết với lượng dư V ml dung dịch HCl 10,52% (d = 1,05 g/ml), thu được
dung dịch B và 17,6 gam khí C. Chia B làm hai phần bằng nhau.
- Phần 1: Tác dụng vừa đủ với 125 ml dung dịch KOH 0,8M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng,
thu được m gam muối khan.
- Phần 2: Tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư, thu được 68,88 gam kết tủa trắng.
a) Xác định kim loại M.
b) Tính % khối lượng các chất trong A.
c) Tính V và tính m.

Câu Nội dung Điểm


1 (8 ptpư * 0,125=1 điểm) 1
a) Cl2 + 2NaOH NaCl + NaClO+ H2O
b) 3Cl2 + 6NaOH  5NaCl + NaClO3 + 3H2O
c) Na2CO3 + Cl2 + H2O  NaCl + HClO + CO2
d) CaCO3 + Cl2 + H2O CaCl2 + CO2+ HClO
e) HgO + 2Cl2 + H2O HgCl2 + HClO
f) HgO + 2Cl2  HgCl2 + Cl2O
g) Cl2 + 2NaCN  2NaCl + (CN)2
h) Cl2 + CN- + OH-  Cl- + OCN- + H2O

12
2 Gọi x, y, z lần lượt là số mol của M2CO3, MHCO3, MCl. Ta có:
(2M + 60)x +(M + 61)y + (M + 35,5)z = 43,71 (I)
M2CO3 + 2HCl → 2MCl + CO2 + H2O
MHCO3 + HCl → MCl + CO2 + H2O
 Dung dịch B có: MCl = (2x + y + z) mol và HCl dư
Khí C là CO2 : x + y = 0,4 mol (II) 0,25
- Khi B tác dụng với KOH: HCl + KOH → KCl + H2O
- Khi B tác dụng với AgNO3 dư:
MCl + AgNO3 → AgCl + MNO3
HCl + AgNO3 → AgCl + HNO3
Bảo toàn nguyên tố Clo : nAgCl = nMCl + 0,2 = 0,96 mol 0,25
 (2x + y + z) = 0,76 (III)
Từ (II) và (III)  z = 0,36 – x; y = 0,4 – x
Thay vào (I) ta có: 0,76M – 36,5x = 6,53  x = (0,76M – 6,35)/36,5
Vì 0 < x < 0,4 nên 8,6 < M < 27,8  M = 23 (M là Natri) 0,25
Thay M = 23 vào các phương trình trên ta được:
x = 0,3; y = 0,1 và z = 0,06
Trong A có:
%Na2CO3 = 72,75%; %NaHCO3 = 19,22% và %NaCl = 8,03% 0,25
Số mol HCl = 0,9 mol  V = 297,4 ml
m = 22,23 + 7,45 = 29,68 gam
Câu 10. (2,0 điểm) Oxi – lưu huỳnh
Tại thời điểm khởi sinh sự sống trên Trái đất, thành phần khí quyển chứa: Khí A, metan, amoniac
và các chất khí khác chiếm thành phần chủ yếu, trong khi đơn chất B gần như không tồn tại. Do các
quá trình hoá học xảy ra trong cơ thể sinh vật mà lượng chất A bắt đầu giảm xuống, còn lượng chất B
tăng lên.
Ngày nay, chất B chiếm phần lớn khí quyến Trái đất do sự quang hợp (nA + nH 2O → nB +
(CH2O)n). Lớp chất khí C bảo vệ Trái đất khỏi tia cực tím (UV), là một dạng thù hình của B. Tất cả
những biến đổi này đã góp phần thúc đẩy sự đa dạng sinh học trên Trái đất.
Dưới những điều kiện nhất định, hợp chất D có thể được tạo thành cả trong khí quyển lẫn cơ thể
sống. Phân tử D chỉ có hidro và oxi, và nó có cả tính oxi hoá lẫn tính khử.
a) Xác định công thức phân tử và tên gọi các chất A, B, C, D.
b) Hoàn thành phương trình ứng với các chuyển hoá sau:
nA + nH2O → nB + (CH2O)n
D→B
Fe(OH)2 + B + H2O →
B → C.
c) Dựa vào tính oxi hoá- khử của D, viết các bán phản ứng và phản ứng tổng cho các phương trình
phản ứng sau:
i) D + KI + H2SO4→
ii) D + K2Cr2O7 + H2SO4→
Câu Nội dung Điểm
a) A: CO2 , Cacbon đioxit
B: O2, oxi
C: O3 , ozon
D: H2O2 , Hidro peoxit 1

13
b)
nCO2 + nH2O → nO2 + (CH2O)n
2H2O2 → O2↑ + 2H2O
4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3 0, 5
3O2 → 2O3
c)
i) H2O2 + 2KI + H2SO4 → I2 + K2SO4 + 2H2O
O2-1 + 2e → 2O-2 ; 2I- − 2e → I2
ii) 3H2O2 + K2Cr2O7 + 4H2SO4 → 3O2 + K2SO4 + Cr2(SO4)3 + 7H2O 0, 5
2Cr +6 + 6e → 2Cr3+ ; O2-1 − 2e → O2

------HẾT-----
Người ra đề: Hoàng Minh Cảnh- 0976.812.999

14

You might also like