You are on page 1of 12

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP

MÔN: ĐỌC – HIỂU VÀ TẠO LẬP VĂN BẢN

Câu 2 :

- Định nghĩa văn bản trong sgk ngữ văn 2006 : văn bản được định nghĩa vừa là
phương tiện vừa là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ . Mỗi văn bản được
được cấu thành bởi một hoặc nhiều câu vì vậy mỗi văn bản có độ dài ngắn khác nhau .

- Các cách phân loại văn bản trong sgk ( 2006 và 2018 )

+) Theo chương trình sgk ngữ văn 2006 :

- Theo hình thức thể hiện : văn bản nói , văn bản viết

- Theo phương thức biểu đạt : miêu tả , tự sự , biểu cảm , thuyết minh , nghị luận , hành
chính công vụ .

- Theo mục đích giao tiếp : văn bản ( khoa học ; hành chính công vụ , báo chí , chính
luận , nghệ thuật , sinh hoạt )

+) Theo chương trình sgk ngữ văn 2018 :

- Văn bản văn học ( văn chương )

- Văn bản nghị luận

- Văn bản thông tin


Câu 3:
Tiêu chí so sánh Văn bản văn học Văn bản nghị luận Văn bản thông tin
Nội dung Đề tài là lĩnh vực đời Những lí lẽ, dẫn Là các văn bản nhằm
sống được nhà văn chứng, lập luận nhằm cung cấp những thông
nhận thức lựa chọn, xác lập cho người đọc, tin thực tế, trình bày
khái quát, bình giá và người nghe một quan thông tin một cách
thể hiện trong văn điểm, tư tưởng nhất khách quan; cung cấp
bản. định thông tin về đối tượng
Chủ đề là vấn đề cơ một cách trung thực,
bản được nêu ra trong giúp người đọc/nghe
văn bản. hiểu chính xác những
Tư tưởng của văn bản gì được mô tả, giới
là sự lí giải đối với thiệu
chủ đề đã nêu lên, là
nhận thức của tác giả
muốn trao đổi, nhắn
gửi, đối thoại với
người đọc.
Hình thức Vấn đề nghị luận (còn Nhan đề, tiêu mục,
gọi là luận đề), luận tiểu mục, loại chữ
điểm, luận cứ và lập đậm, các kí hiệu gạch
luận (còn gọi là luận đầu dòng và số thứ tự,
chứng). các công cụ hỗ trợ đồ
Luận đề trong bài nghị họa, như biểu đồ, đồ
luận là vấn đề bao thị, hình minh họa và
trùm cần được làm ảnh
sáng tỏ, cần được đem
ra để bàn luận, để bảo
vệ, để chứng minh
trong toàn bộ bài viết.
Chính vì thế, trong
nhiều bài nghị luận,
luận đề được thể hiện
ngay ở nhan đề của
bài viết
Luận điểm là những ý
kiến, quan điểm chính
được nêu ra ở trong
bài văn nghị luận.
Luận điểm thường
được thể hiện bằng
một phán đoán (câu
văn) mang ý nghĩa
khẳng định những tính
chất, thuộc tính của
vấn đề, những khía
cạnh nội dung được
triển khai để làm sáng
tỏ cho luận đề. Các
luận điểm trong bài
nghị luận được sắp
xếp, trình bày theo
một hệ thống hợp lý,
đầy đủ và được triển
khai bằng những lý lẽ,
dẫn chứng (luận cứ)
hợp lý để làm sáng tỏ
vấn đề mà luận điểm
đặt ra.
Trong mỗi luận điểm
lại có nhiều luận cứ
nhằm làm sáng tỏ cho
luận điểm. Luận cứ là
các lí lẽ và dẫn chứng
(chứng cứ, bằng
chứng) cụ thể. Lập
luận (luận chứng) là
sự tổ chức các luận
điểm và luận cứ, các
lý lẽ và dẫn chứng
nhằm làm sáng tỏ vấn
đề, để người đọc hiểu,
tin, đồng tình với điều
mà người viết đặt ra
và giải quyết.
Phương thức biểu Tự sự, Miêu tả, Biểu Tự sự, Miêu tả,
đạt cảm, Nghị luận, Thuyết minh
Thuyết minh
Đặc điểm ngôn Ngôn từ văn học có Ngôn ngữ trong sáng, Có tính chính xác, cô
ngữ tính nghệ thuật và hùng hồn, với những đong, chặt chẽ và sinh
thẩm mĩ: các yếu tố từ lập luận chặt chẽ, động
ngữ, âm thanh, kiểu mạch lạc, giàu sức
câu… được sắp xếp, thuyết phục, ít dùng
tổ chức có chủ định loại câu mô tả, trần
nhằm tạo nên vẻ đẹp thuật "kể lể" sự việc
và sức hấp dẫn mà chủ yếu dùng loại
– Ngôn từ văn họ : câu khẳng định và phủ
dùng để sáng tạo hình định với nội dung hầu
tượng: ngôn từ văn hết là các phán đoán
học dựng lên một bức hoặc những nhận xét,
tranh sinh động nhưng đánh giá sâu sắc.
là trong trí tưởng Thường dùng hệ thống
tượng của con người từ lập luận. Hệ thống
- Ngôn từ văn học có từ lập luận này có vai
tính biểu tượng và đa trò liên kết các ý, các
nghĩa: biểu tượng vế, các đoạn nghị
trong văn học là luận, tạo nên tính chặt
những hình ảnh cụ thể chẽ trong lập luận.
nhưng mang ý nghĩa
quy ước của nhà văn
hay người đọc. Cũng
do tính biểu tượng mà
ngôn từ văn học mang
tính đa nghĩa, biểu
hiện những ý ngoài lời

Hình thức trình Tác phẩm văn học - Bài báo, tạp chí
bày - Tài liệu giáo khoa
trong nhà trường
- Các văn bản dùng tại
các cửa hàng mua bán,
tiêu dùng
- Các văn bản dùng
nơi công cộng, công
sở
- Các văn bản dùng ở
nơi làm việc
- Văn bản điện tử

Câu 4
a. Phân tích tính mạch lạc và tính liên kết của văn bản trong ví dụ sau:
Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng
(1). Có chiếc tựa như mũi tên nhọn, từ cành cây rơi đánh phập xuống đất như cho xong
chuyện, cho xong một đời lạnh lùng thản nhiên không thương tiếc, không do dự vẩn vơ
(2). Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không rồi cố gượng ngoi đầu
lên, hay giữ thăng bằng cho tới tận cái giây nằm phơi trên mặt đất (3). Có chiếc lá nhẹ
nhàng khoan khoái đùa bỡn, hay múa may với làn gió thoảng như thầm bảo rằng vẻ đẹp
của vạn vật chỉ ở hiện tại: cả một thời quá khứ dài dằng dặc của chiếc lá trên cành cây
không bằng một vài giây bay lượn, nếu sự bay lượn ấy có vẻ đẹp nên thơ (4). Có chiếc
lá như sợ hãi, ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất, còn muốn cất mình bay trở lại
cành (5). Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm, hay đến mơn trớn
một ngọn cỏ xanh mềm mại (6).
 - Tính mạch lạc:
+ Văn bản trên có sự thống nhất về đề tài. Hệ thống các danh từ và ngữ danh từ
như: chiếc lá, con chim, bông hoa, ngọn cỏ,... cho thấy, toàn bộ văn bản tập trung
nói về sự khác nhau về sự cảm nhận của tác giả đối với từng chiếc lá rụng.
+ Văn bản trên có sự nhất quán về chủ đề. Chủ đề của văn bản là: Mỗi chiếc lá
rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng. Ở đó, toàn bộ
các câu trong đoạn văn bản đều tập trung làm sáng tỏ chủ đề này. Cụ thể:
 Câu 1: Nêu chủ đề
 Câu 2: Có chiếc lá lạnh lùng, không do dự vẩn vơ
 Câu 3: Có chiếc lá như con chim lảo đảo
 Câu 4: Có chiếc lá nhẹ nhàng bay lượn với làn gió
 Câu 5: Có chiếc lại sợ hãi, rụt rè
 Câu 6: Có chiếc lại đầy âu yến rơi vào bông hoa thơm, hay mơn trớn một ngọn
cỏ.
+ Văn bản còn có sự chặt chẽ về logic. Các từ ngữ, các ý, các câu trong đoạn văn
được sắp xếp một cách rõ ràng, hợp lí, chặt chẽ về nội dung, cũng như các ý được
biểu đạt.
- Tính liên kết:
+ Phép lặp: lặp từ ngữ “chiếc lá”, “một...”, lặp cấu trúc “Có chiếc...”
+ Phép liên tưởng (liên tưởng thế giới tự nhiên): “Có chiếc tựa như mũi tên nhọn”
, “Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng” , ... bông hoa, chiếc lá, ...
+ Phép nghịch đối: sử dụng từ trái nghĩa: lạnh lùng- rụt rè, lảo đảo- thăng bẳng,...
+ Phép nối: “Có chiếc” nối với câu trước
+ Phép tỉnh lược: tỉnh lược chủ ngữ trong câu.
Ví dụ: “ Có chiếc lá (CHỦ NGỮ) như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không
rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho tới tận cái giây nằm phơi trên
mặt đất (VỊ NGỮ)”
b. Phân tích đặc điểm ngôn ngữ trong văn bản cụ thể
VD: Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”
- Tính nghệ thuật và tính thẩm mĩ:
+ Sử dụng các từ ngữ chọn lọc, mang tính sáng tạo cao: tố nga, cốt cách, mười
phân vẹn mười,...
+ Bút pháp gợi tả ᴄhân dung tài tình: Ngoại hình → tính ᴄáᴄh → ѕố phận.
+ Hình ảnh ước lệ tượng trưng tạo cho người đọc nhiều liên tưởng – lấy thiên
nhiên làm chuẩn mực cho cái đẹp của con người.
 Mai cốt cách: cốt cách của cây mai mảnh dẻ, thanh cao
 Tuyết tinh thần: tinh thần của tuyết trắng và trong sạch => cả hai chị em Kiều
đều thanh cao, trong sáng
 Khuôn trăng đầy đặn: khuôn mặt đầy đặn như trăng tròn
 Nét ngài nở nang: nét người đầy đặn, nở nang
 Làn thu thủy, nét xuân sơn: đôi mắt đẹp trong sáng như nước mùa thu, đôi lông
mày thanh thoát như nét núi mùa xuân.
 ....
+ Kết hợp khéo léo ngôn ngữ bình dân (Chị, em, thông minh,...) và ngôn ngữ
bác học (tố nga, đoan trang, nghiêng nước nghiêng thành,...)
- Tính biểu tượng:
+ “Mai”: biểu tượng cho sự mảnh dẻ, thanh cao
+ “Tuyết”: trong trắng, trong sạch
+ “Trăng”: vẻ đẹp đoan trang
+ “Thu thủy”: long lanh, trong trẻo, trong sáng
+ “Xuân sơn”: thanh thoát
- Tính đa nghĩa: “nét ngài nở nang” ta có thể hiểu theo 2 nghĩa
+ Nét ngài: nét người nở nang (đối với người con gái) chỉ vẻ đẹp đầy đặn,
phúc hậu
+ Nét ngài: “ngài” trong “mắt phượng mày ngài” chỉ dáng lông mày (đối với
người đàn ông)
c. Chỉ ra phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ, mục đích của văn bản cụ thể
 Các PTBĐ: tự sự, miêu tả, nghị luận, thuyết minh, biểu cảm, hành chính-công
vụ
 Các PCNN: sinh hoạt, nghệ thuật, báo chí, chính luận, hành chính, khoa học
 Mục đích:

- Tác động vào nhận thức: VB khoa học, thuyết minh


- Tác động vào hành động: Lời kêu gọi, tuyên truyền
- Tác động vào tình cảm: VB văn học
- Giải trí
- Thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ
- Thuyết phục
 Mục đích khác nhau, ngôn ngữ, cách thức trình bày cũng khác nhau nên mục đích
của văn bản là vô cùng quan trọng
Ví dụ: “Thân em như thể cánh bèo
Ngược xuôi xuôi ngược theo chiều nước trôi.”
- PTBĐ : Biểu cảm
- PCNN: nghệ thuật
- Mục đích: tác động vào nhận thức (giúp người đọc thấy được vị trí, thân phận
của người phụ nữ trong xã hội cũ), tác động vào tình cảm (người đọc cảm
thông sâu sắc, thấu cảm với người phụ nữ trong xã hội xưa)

Câu 5. Bài thơ Sang Thu

- Phân tích đặc điểm thể loại:

+ Mỗi dòng có 5 chữ: thơ ngũ ngôn

+ Nhịp 3/2 và 2/3

+ Sử dụng đan xem vần chân và vần lưng

- Phân tích đặc điểm ngôn ngữ: Sang thu thuộc ngôn ngữ viết, bài thơ được sử dụng
ngôn ngữ có chọn lọc, nghiền ngẫm và gọt giũa kĩ càng
- Phân tích tính mạch lạc:
+ Thống nhất về đề tài : Sang thu
+ Nhất quán về chủ đề: Toàn bộ các phần các đoạn tập trung làm sáng tỏ chủ đề
không đi chệch khỏi chủ đề: Khung cảnh thiên nhiên có dấu hiệu chuyển biến từ
mùa hạ sang mùa thu
+ Tính chặt chẽ về logic: các phần được sắp xếp theo một trật tự chặt chẽ, hợp lí
cùng hướng tới làm sáng tỏ chủ đề:
 Khổ 1: Cảnh thiên nhiên lúc giao mùa, tín hiệu báo thu về
 Khổ 2: Về quang cảnh trời đất lúc vào thu
 Khổ 3: Những chuyển biến âm thầm của tạo vật và suy ngẫm về cuộc đời
người lúc chớm thu
- Phân tích tính liên kết:
+ Sử dụng phép nối: “hình như”
+ Sử dụng phép thế được thể hiện qua các từ ngữ: phả, chùng chình, dềnh dàng,
vội vã tạo cho người đọc liên tưởng tưởng tượng ra khung cảnh
- Phân tích đặc điểm của văn bản thông tin:
+ Bài thơ “Sang thu” cung cấp thông tin cho người đọc về sự chuyển biến của tạo
vật từ mùa hạ sang mùa thu
+ Là loại văn bản không chứa yếu tố hư cấu
+ Cung cấp kiến thức về thế giới tự nhiên: sự thay đổi của tạo vật: hương ổi, gió,
sương, sông, chim, mây, nắng, mưa, sấm, cây.

Câu 6. Bài thơ “Tiếng gà trưa”

Trên đường hành quân xa Cháu về lấy gương soi


Dừng chân bên xóm nhỏ Lòng dại thơ lo lắng
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục... cục tác cục ta” Tiếng gà trưa
Nghe xao động nắng trưa Tay bà khum soi trứng
Nghe bàn chân đỡ mỏi Dành từng quả chắt chiu
Nghe gọi về tuổi thơ Cho con gà mái ấp

Tiếng gà trưa Cứ hàng năm hàng năm


Ổ rơm hồng những trứng Khi gió mùa đông tới
Này con gà mái mơ Bà lo đàn gà toi
Khắp mình hoa đốm trắng Mong trời đừng sương muối
Này con gà mái vàng Để cuối năm bán gà
Lông óng như màu nắng Cháu được quần áo mới
Ôi cái quần chéo go
Tiếng gà trưa Ống rộng dài quét đất
Có tiếng bà vẫn mắng: Cái áo cánh chúc bâu
- Gà đẻ mà mày nhìn Đi qua nghe sột soạt
Rồi sau này lang mặt!
Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng

Cháu chiến đấu hôm nay


Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ
- Đặc điểm thể loại:

+ Mỗi dòng có 5 chữ: thơ ngũ ngôn

+ Các dòng thơ chủ yếu ngắt nhịp 3/2 hoặc 2/3, có dòng thơ ngắt nhịp 1/4.

+ Cách gieo vần trong bài thơ rất linh hoạt. Phần lớn vần trong bài thơ là vần
cách, có khi không chú trọng đến việc đúng vần mà chỉ cần giữ âm điệu.

- Phân tích đặc điểm ngôn ngữ: “Tiếng gà trưa” thuộc ngôn ngữ viết, được
sử dụng ngôn ngữ có chọn lọc, nghiền ngẫm và gọt giũa kĩ càng

- Phân tích tính mạch lạc:

+ Thống nhất về đề tài : Tình cảm gia đình

+ Nhất quán về chủ đề: Toàn bộ các phần các đoạn tập trung làm sáng tỏ chủ
đề không đi chệch khỏi chủ đề: Tiếng gà trưa làm sống dậy những ký ức tuổi
thơ về người bà.

+ Tính chặt chẽ về logic: các phần được sắp xếp theo một trật tự chặt chẽ,
hợp lí cùng hướng tới làm sáng tỏ chủ đề:

 Đoạn 1 (khổ 1): Tiếng gà khơi dậy kí ức tuổi thơ.

 Đoạn 2 (khổ 2 -> khổ 6): Những kỉ niệm thơ ấu và người bà.

 Đoạn 3 (khổ 7, 8): Những suy nghĩ, giấc mơ người lính.

- Phân tích tính liên kết:

+ Sử dụng phép liên tưởng: “tiếng gà”, “cục tác cục ta”, “ổ rơm”, “gà mái
mơ”, “gà mái vàng”, “trứng”

+ Phép lặp: “nghe”

You might also like