You are on page 1of 4

Chuyển động tròn và ứng dụng của nó

Trong vật lý, chuyển động tròn là chuyển động quay của một chất điểm trên một vòng tròn: một
cung tròn hoặc quỹ đạo tròn. Nó có thể là một chuyển động đều với vận tốc góc không đổi, hoặc
chuyển động không đều với vận tốc góc thay đổi theo thời gian. Trong chuyển động tròn đều, tốc
độ dài (v (m/s)) luôn có độ lớn không đổi và luôn có phương tiếp tuyến với đường tròn quỹ đạo.
Tốc độ góc (ω (rad/s)) của chuyển động tròn đều là đại lượng đo bằng góc mà bán kính OM=R quét
được trong một đơn vị thời gian. Tốc độ góc của chuyển động tròn đều là đại lượng không đổi. Chu
kì (T (s)) là thời gian để vật đi đường 1 vòng, ngược lại với chu kì ta có tần số (f (vòng/s)) : số vòng
mà vật đi được trong 1s.

Ta có :

Chuyển động tròn đều là chuyển động có gia tốc và gia tốc trong chuyển động tròn đều luôn
hướng vào tâm của quỹ đạo nên gọi là gia tốc hướng tâm (aht) ta có :

Lực hướng tâm là tổng hợp của tất cả ngoại lực tác dụng lên vật chuyển động tròn. Khi đó lực
hướng tâm (Fht) được tính bằng công thức :

→ → →
𝐹ℎ𝑡 = 𝑎ℎ𝑡 . m =∑ 𝑛𝑔𝑜ạ𝑖 𝑙ự𝑐 (trong đó m là khối lượng của vật)

Trong chuyển động tròn, ta còn cần nói tới 1 lực nữa, đó là lực ly tâm. Lực ly tâm là một lực quán
tính xuất hiện trên mọi vật nằm yên trong hệ quy chiếu quay so với một hệ quy chiếu quán tính. Nó
là hệ quả của trường gia tốc, xuất hiện trong hệ quy chiếu phi quán tính mà trong trường hợp này
là hệ quy chiếu quay. Hay nói cách khác, lực li tâm (Flt) là lực đối của lực hướng tâm.
→ →
𝐹ℎ𝑡 = -𝐹𝑙𝑡

Chuyển động tròn được áp dụng rất nhiều vào khoa học và công nghệ. Trong đó phải kể đến chiếc
máy gia tốc hạt, tạo nên bước ngoặt lịch sử trong công nghệ nghiên cứu và ứng dụng năng lượng
hạt nhân. Người ta ứng dụng tính chất không phụ thuộc vào vận tốc của chu kì quay của hạt mang
điện để chế tạo ra những máy gia tốc hạt mang điện gọi là xyclôtron, dùng để tạo nên những chùm
hạt mang điện có vận tốc và năng lượng lớn phục vụ việc nghiên cứu hạt nhân nguyên tử.
Cấu tạo máy gồm 2 điện cực, có dạng 2 nửa hình hộp trụ tròn được đặt trong buồng đã hút hết
chân không và đặt giữa 2 cực của một nam châm điện lớn(để tạo ra từ trường đều có cảm ứng từ
B). Đặt vào 2 cực 1 hiệu điện thế xoay chiều cao tần khoảng vài chục kV.

Quá trình gia tốc các hạt mang điện được thực hiện làm nhiều bước. Giả sử, khi hiệu điện thế
giữa hai cực là lớn nhất, ở khe giữa hai cực có một hạt mang điện dương; khi đó hạt sẽ chịu tác
dụng của điện trường, và bị hút vào giữa điện cực âm. Khoảng không gian trong điện cực là đẳng
thế, ở đó hạt chỉ chịu tác dụng của từ trường. Với vận tốc vừa thu được dưới tác dụng của điện
trường hạt sẽ chuyển động theo quỹ đạo tròn, có bán kính tỉ lệ với vận tốc.

Sau khi hạt chuyển động được nửa vòng tròn và đến khe hở giữa hai cực, thì lúc đó hiệu điện thế
đã đổi dấu và đạt giá trị cực đại. Hạt lại được điện trường giữa hai khe tăng tốc thêm, rồi bay vào
trong cực thứ hai, với vận tốc lớn hơn; do đó quỹ của hạt có bán kính lớn hơn trước, nhưng thời
gian chuyển động dao của hạt trong điện cực thì vẫn không đổi (và bằng nửa chu kì). Quá trình tăng
tốc cứ tiếp tục mãi. Quỹ đạo của hạt có dạng gần như một đường xoắn ốc. Năng lượng cực đại W
có thể cung cấp cho hạt phụ thuộc vào cảm ứng từ của nam châm điện, vào bán kính quỹ đạo cực
đại Rmax của hạt.

Động năng (E (J)) của các hạt có thể tính bằng công thức:

Tuy có hữu ích như vậy, nhưng máy cyclotron có một nhược điểm mà hầu như máy gia tốc nào
cũng mắc phải, đó là khi vận tốc của hạt rất lớn, do hiệu ứng tương đối tính, hạt có khối lượng
thay đổi. Khi đó chu kỳ quay sẽ không cùng pha với hiệu điện thế của nguồn điện. Vì vậy, máy
cyclotron chỉ có thể tăng tốc cho hạt tới một giới hạn nhất định nào đó.

CÂU HỎI
Câu 1: (mức 1)

Người ta nói bản chất của lực li tâm là lực quán tính đúng hay sai ?

A.Đúng B.Sai

Câu 2: (mức 1)

Khi ngồi trên đu quay mạo hiểm quay tròn, ta có cảm giác bị nghiêng sang 1 bên, đó là tác
dụng của lực :……..…….

Câu 3: (Mức 1) điền từ vào chỗ trống: phương,hướng,độ lớn, gia tốc hướng tâm, gia tốc ly tâm,gia
tốc pháp tuyến, gia tốc trọng trường.

Lực hướng tâm và lực li tâm có cùng…………. và ngược……….

Độ lớn của lực hướng tâm được tính bằng cách lấy khối lượng của vật nhân
với………..của gia tốc hướng tâm

Chiều của lực hướng tâm được xác định là chiều của…………

Câu 4: (mức 1)

Máy gia tốc hạt xyclôtron tăng tốc các hạt hạ nguyên tử bằng điện trường xoay chiều

A Đúng B sai

Câu 5: (mức 2)

Một loại đồng hồ có kim giây di chuyển liên tục không bị ngắt quãng, biết kim giây dài 10cm.
Hỏi trong 10s, trung điểm của kim dây di chuyển 1 đoạn dài là : ………… (lấy pi=3.1416 làm
tròn đến phần thập phân thứ 2) biết quãng đường s=v.t (t là thời gian).

Câu 6: (mức 2)

1 viên bi sắt nặng (coi như là 1 chất điểm) được buộc vào 1 sợi dây dài không dãn, quay sợi
dây ở môi trường không khí trên trái đất. Bỏ qua các lực nhỏ đến rất nhỏ, viên bi chịu tác dụng của
các lực là:

-lực từ -lực điện -lực hướng tâm

-lực li tâm -lực lạ - trọng lực

-lực ma sát -lực căng dây

Câu 7: (mức 2)

Điền đáp án vào chỗ trống : cong, thẳng, tròn, bắc nam, tây đông, nam bắc, đông tây :

Một vận động viên ném tạ xích, cô quay sợi xích ngược chiều kim đồng hồ để quả tạ đạt
đến 1 tốc độ nhất định, cô thả tay ra ngay tại thời điểm hướng tay của cô trỏ về hướng tây, quả tạ
bay theo chiều ………… và quỹ đạo ………..
Câu 8 : (mức 3)

Một ô tô đi quanh một vòng xuyến có hình tròn tâm O, trong ô tô có treo một con lắc đơn
nặng 1 kg thì thấy con lắc lệch về phía xa tâm O và lệch theo phương thẳng đứng 1 góc 45 độ. Biết
vận tốc của ô tô là 36km/h, ô tô nặng 1 tấn, bỏ qua ma sát và coi ô tô chuyển động tròn đều, gia tốc
trọng trường tại đó là 10m/s2 . Bán kính của vòng xuyến là: ……..

Câu 9: (mức 3)

Người ta dùng nguồn điện xoay chiều 20kV-100Hz cấp cho một máy xyclotron để tăng tốc
cho 1 hạt electron(e) . Sau 1 thời gian động năng đo được của hạt e là 0.32pm và bán kính quỹ đạo
của hạt e lúc bấy giờ là 10m. Hỏi sau 180s thì bán kính quỹ đạo của hạt e lúc đó là ………..

(biết e=1.6 . 10-19 C, giả thiết chu kì chuyển động của e thay đổi không đáng kể)

Câu 10: (mức 3)

Xét tính đúng sai của những ý sau:

Trong máy xyclotron :

1. Chuyển động tăng tốc của electron là chuyển động tròn nhanh dần đều
2. Tần số của nguồn điện không phụ thuộc vào vận tốc của electron
3. Quỹ đạo chuyển động của electron có dạng xoắn ốc Fibonacci
4. Electron sau khi được tăng tốc sẽ di chuyển với vận tốc ánh sáng
5. Chu kì chuyển động của electron không thay đổi khi được tăng tốc

You might also like