You are on page 1of 31

1.

Quan điểm: vật chất và ý thức là hai nguyên thể đầu tiên cùng song song
tồn tại, là quan điểm của trường phái triết học nào ? (Đáp án nào dưới
đây là đúng nhất?)

a) Duy vật biện chứng

b) Duy vật siêu hình

c) Duy tâm khách quan

d) Nhị nguyên

Đáp án đúng: d

2. Trường phái triết học Âm dương gia ở Trung Hoa thời cổ đại đã đồng
nhất vật chất với yếu tố nào? (Đáp án nào dưới đây là đúng nhất?)
a) Đất, nước, lửa, không khí.
b) Đạo.
c) Lý và khí.
d) Âm dương và ngũ hành.
Đáp án đúng: d

3. Đỉnh cao của quan niệm duy vật cổ đại về phạm trù vật chất? (Đáp án
nào dưới đây là đúng nhất?)
a) Lửa của Hê-ra-clít
b) Không khí của A-na-xi-men
c) Nước của Ta-lét
d) Nguyên tử của Đề-mô-crít
Đáp án đúng: d
4. Pi-ta-go đã xem yếu tố nào là cơ sở tạo thành vũ trụ? (Đáp án nào dưới
đây là đúng nhất?)
a) Âm nhạc
b) Tư duy
c) Hằng đẳng thức
d) Con số
Đáp án đúng: d

5. Theo Platon thì thế giới vật chất được sinh ra từ đâu? (Đáp án nào dưới
đây là đúng nhất?)
a) Thượng đế
b) Là cái bóng của ý niệm
c) Tự nhiên
d) Linh hồn bất tử
Đáp án đúng: b

6. Quan điểm : “Bản chất của thế giới là ý thức” là quan điểm của trường
phái triết học nào ? (Đáp án nào dưới đây là đúng nhất?)

a) Duy vật

b) Duy tâm

c) Nhị nguyên

d) Tất cả các câu đều sai


Đáp án đúng: b

7. Quan niệm về phạm trù vật chất của các trào lưu triết học duy vật thời
cổ đại có tính chất gì? (Đáp án nào dưới đây là đúng nhất?)
a) Khái quát cao
b) Trực quan cảm tính
c) Lãng mạn
d) Thần bí
Đáp án đúng: b

8. Quan niệm về phạm trù vật chất của các trào lưu triết học duy vật thời
cổ đại có đặc điểm gì? (Đáp án nào dưới đây là đúng nhất?)
a) Đồng nghĩa vật chất với giới tự nhiên
b) Đồng nghĩa vật chất với những sự vật cảm tính
c) Đồng nghĩa vật chất với vận động
d) Đồng nghĩa vật chất với các sự vật hiện tượng cụ thể của thế giới khách quan
Đáp án đúng: d

9. Sai lầm cơ bản về phạm trù vật chất của những tư tưởng duy vật thời
cận đại? (Đáp án nào dưới đây là đúng nhất?)
a) Đồng nhất vật chất với nguyên tử của vật lý học.
b) Đồng nhất vật chất với các thuộc tính của vật chất.
c) Đồng nhất vật chất với các sự vật hiện tượng cụ thể.
d) Cả ba quan điểm trên.
Đáp án đúng: d

10.Sai lầm của chủ nghĩa duy tâm nói chung về phạm trù vật chất? (Đáp án
nào dưới đây là đúng nhất?)
a) Xem vật chất là sản phẩm của tinh thần tuyệt đối; ý niệm tuyệt đối;…
b) Xem vật chất là sản phẩm của ý thức chủ quan, của các trạng thái tâm lý,
tình cảm…
c) Xem vật chất là kết quả của các giá trị tinh thần.
d) Cả ba quan niệm trên.
Đáp án đúng: d

11.Những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã xuất hiện những nguyên
nhân nào cho sự ra đời một định nghĩa đúng đắn và khoa học về phạm
trù vật chất? (Đáp án nào dưới đây là đúng nhất?)
a) Những phát kiến mới của khoa học vật lý hiện đại về cấu trúc vật chất như
sự phát hiện ra tia X, điện tử, hiện tượng phóng xạ, hiện tượng hụt khối khi
chuyển động với vận tốc gần bằng vận tốc ánh sáng
b) Biểu thức nổi tiếng E = m.c2 của A. Anh-xtanh đã dẫn đến một suy luận rằng
“vật chất sẽ biến mất”. Suy luận này đã gây ra một sự khủng hoảng trong
triết học duy vật cũ và khoa học hiện đại.
c) Sự xuyên tạc của chủ nghĩa duy tâm vật lý học đối với chủ nghĩa duy vật
biện chứng Mác-xít về phạm trù vật chất.
d) Cả ba nguyên nhân trên.
Đáp án đúng: d
12.Để phủ nhận tính đúng đắn của chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa duy tâm
vật lý học ở Châu Âu thời cận đại đã đưa ra quan điểm gì về phạm trù
vật chất? (Đáp án nào dưới đây là đúng nhất?)
a) Vật chất là một phạm trù của triết học.
b) Vật chất chỉ tồn tại trong lý thuyết
c) Vật chất biến mất.
d) Cả ba quan niệm trên
Đáp án đúng: c

13.Nguyên văn định nghĩa vật chất của V. I. Lênin


a) Vật chất dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong
cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh lại và tồn
tại không lệ thuộc vào cảm giác.
b) Vật chất là một phạm trù của triết học dùng để chỉ hiện thực khách quan
được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta
chép lại, chụp lại, phản ánh lại và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.
c) Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem
lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp
lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.
d) Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem
lai cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp
lại, phản ánh lại và tồn tại lệ thuộc vào cảm giác của chúng ta.
Đáp án đúng: c

14.Lênin đưa ra định nghĩa về vật chất : “Vật chất là một phạm trù triết học
dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong … ,
được … của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ
thuộc vào …”. Hãy chọn từ điền vào chổ trống để hoàn thiện nội dung
của định nghĩa nêu trên:

a) Ý thức

b) Cảm giác

c) Nhận thức

d) Tư tưởng

Đáp án đúng: b
15.Tại sao Lênin lại cho rằng vật chất là một phạm trù triết học? (Đáp án
nào dưới đây là đúng nhất?)
a) Vật chất chỉ là sản phẩm của ý thức
b) Là phương án xác định góc độ của sự xem xét vật chất như một phạm trù
rộng và khái quát nhất.
c) Vật chất chỉ là một thuật ngữ do con người đặt ra.
d) Cả ba đáp án trên đều đúng.
Đáp án đúng: b

16.Nội dung định nghĩa vật chất của V. I. Lênin:


a) Vật chất là cái tồn tại có thực một cách khách quan bên ngoài ý thức và
không phụ thuộc vào ý thức của con người.
b) Vật chất là cái gây nên cảm giác ở con người khi tác động trực tiếp hoặc
gián tiếp lên giác quan của con người.
c) Cảm giác, tư duy, ý thức chỉ là sự phản ánh của thế giới vật chất.
d) Cả ba nội dung trên.
Đáp án đúng: d

17.Ý nghĩa định nghĩa vật chất của V. I. Lênin ? (Đáp án nào dưới đây là
đúng nhất?)
a) Khắc phục những sai lầm, thiếu sót trong các quan điểm siêu hình, máy móc
về phạm trù vật chất của các trường phái triết học duy vật cũ; phê phán
những quan niệm sai lầm, phản khoa học của các trường phái triết học duy
tâm nói chung. bảo vệ, củng cố và phát triết triết học Mác trong điều kiện
lịch sử mới.
b) Định hướng cho sự phát triển của khoa học: vật chất là vô cùng tận, không
sinh ra và không mất đi.
c) Cho phép xác định cái gì là vật chất trong lĩnh vực xã hội, là cơ sở lý luận để
giải thích nguyên nhân cuối cùng của các biến cố xã hội.
d) Cả ba ý nghĩa trên.
Đáp án đúng: d

18.Để nói lên tính vô cùng tận của thế giới vi mô, V. I. Lênin phát biểu như
thế nào? (Đáp án nào dưới đây là đúng nhất?)
a) “Thế giới vi mô là vô cùng nhỏ”
b) “Thế giới vi mô là vô cùng tận”
c) “Điện tử cũng vô cùng như nguyên tử”
d) Cả ba phát biểu trên
Đáp án đúng: c

19.Theo quan điểm của triết học Mác-Lênin, các dạng cụ thể của vật chất
biểu hiện sự tồn tại của mình ở đâu và thông qua gì? (Đáp án nào dưới
đây là đúng nhất?)
a) Các dạng cụ thể của vật chất tồn tại ở mọi nơi và thông qua sự nhận thức của
con người
b) Các dạng cụ thể của vật chất tồn tại trong vũ trụ và tồn tại thông qua lực
trong tự nhiên
c) Các dạng cụ thể của vật chất tồn tại trong không gian và thời gian và thông
qua sự vận động mà biểu hiện sự tồn tại của mình.
d) Vật chất chỉ là phạm trù triết học
Đáp án đúng: c

20.“ Vận động hiểu theo nghĩa chung nhất … bao gồm tất cả mọi sự thay đổi
và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ thay đổi vị trí đơn giản cho
đến tư duy” đây là quan điểm về sự vận động của ai? (Đáp án nào dưới
đây là đúng nhất?)
a) C. Mác.
b) Hê-ghen.
c) V.I. Lênin.
d) Ph. Ăngghen
Đáp án đúng: d

21.Lựa chọn câu đúng theo quan điểm của CNDVBC. (Đáp án nào dưới đây
là đúng nhất?)

a. Nguồn gốc của vận động là ở bên ngoài sự vật hiện tượng do sự tương tác
hay do sự tác động.

b. Nguồn gốc của sự vận động là do ý thức tinh thần tư tưởng quyết định.

c. Nguồn gốc của vận động là ở trong bản thân sự vật hiện tượng do sự tác
động của các mặt, các yếu tố trong sự vật hiện tượng gây ra.

d. Nguồn gốc của sự vận động là do “cú hích của thượng đế”.

Đáp án đúng: c

22.Tính chất của vận động theo quan điểm của triết học Mác-Lênin? (Đáp
án nào dưới đây là đúng nhất?)
a) Vận động là sự tự thân vận động. Vận động không thể bị mất đi và cũng
không do ai sáng tạo ra. Sự vận động của vật chất được bảo toàn vể lượng
lẫn về chất
b) Vận động là sự biến đổi do một tác động nào đó. Khi không còn tác động sự
vận động cũng chấm dứt.
c) Là sự dịch chuyển vị trí trong không gian và thời gian do một lực hoặc một
động năng tác động, sự vận động bao giờ cũng có vận tốc và gia tốc
d) Bao gồm ba đáp án trên.
Đáp án đúng: a

23.Lựa chọn câu đúng nhất theo quan điểm của CNDVBC. (Đáp án nào
dưới đây là đúng nhất?)

a. Vận động, không gian, thời gian là sản phẩm do ý chí con người tạo ra, do
đó nó không phải là vật chất.

b. Vận động không gian, thời gian không có tính vật chất.

c. Vận động, không gian, thời gian là phương thức tồn tại của vật chất.

d. Cả a, b, c đều sai

Đáp án đúng: c

24.Theo quan điểm của Ph. Ăngghen thì vận động có bao nhiêu hình thức
cơ bản? (Đáp án nào dưới đây là đúng nhất?)
a) Bốn hình thức.
b) Năm hình thức
c) Sáu hình thức.
d) Bảy hình thức.
Đáp án đúng: b

25.Các qui luật của vật lý cổ điển Newton có thể mô tả và giải thích hình
thức vận động nào? (Đáp án nào dưới đây là đúng nhất?)
a) Vật lý.
b) Cơ học.
c) Sinh học.
d) Hóa học.
Đáp án đúng: b

26.Hình thức vận động sinh học là đặc trưng của dạng tồn tại vật chất nào?
(Đáp án nào dưới đây là đúng nhất?)
a) Xã hội.
b) Thế giới sinh vật.
c) Vũ trụ.
d) Các hiện tượng trao đổi chất.
Đáp án đúng: b

27.Hình thức nào là hình thức vận động đa dạng, phức tạp nhất trong thế
giới vật chất? (Đáp án nào dưới đây là đúng nhất?)
a) Xã hội.
b) Các phản ứng hạt nhân.
c) Sự tiến hóa các loài.
d) Cả ba đáp án trên.
Đáp án đúng: a

28.Theo Ăng-ghen, hình thức vận động đặc trưng của con người và xã hội
loài người là hình thức nào? (Đáp án nào dưới đây là đúng nhất?)

a) Vận động sinh học

b) Vận động cơ học

c) Vận động xã hội

d) Vận động lý học


Đáp án đúng: c

29.Theo Ăngghen, hình thức vận động nào nói lên sự thay đổi vị trí của vật
thể trong không gian? (Đáp án nào dưới đây là đúng nhất?)

a) Cơ học

b) Lý học

c) Xã hội

d) Hóa học

Đáp án đúng: a

30.Theo Ăngghen, hình thức vận động nào nói lên sự tương tác của các
nguyên tử, các hạt cơ bản... ? (Đáp án nào dưới đây là đúng nhất?)

a) Cơ học

b) Lý học

c) Xã hội

d) Hóa học

Đáp án đúng: b

31.Theo Ăngghen, hình thức vận động nào nói lên sự tương tác, các quá
trình hóa hợp và phân giải của các phân tử, ? (Đáp án nào dưới đây là
đúng nhất?)

a) Cơ học

b) Lý học

c) Xã hội
d) Hóa học

Đáp án đúng: d

32.Theo Ăngghen, hình thức vận động nào nói lên sự trau đổi chất giữa cơ
thể sống và môi trường ?(Đáp án nào dưới đây là đúng nhất?)

a) Cơ học

b) Lý học

c) Xã hội

d) Sinh học

Đáp án đúng: d

33.Theo Ăngghen, hình thức vận động nào nói lên sự thay thế các phương
thức sản xuất trong quá trình phát triển của xã hội loài người ?(Đáp án
nào dưới đây là đúng nhất?)

a. Cơ học

b. Lý học

c. Xã hội

d. Hóa học

Đáp án đúng: c

34.Trạng thái nào được xem là sự vận động trong trạng thái cân bằng?
(Đáp án nào dưới đây là đúng nhất?)
a) Dao động tuần hoàn.
b) Chuyển động thẳng đều.
c) Đứng im tương đối.
d) Cả ba đáp án trên.
Đáp án đúng: c
35.Luận điểm nào dưới dây là sai lầm khi nói về những mối quan hệ giữa
các hình thức vận động? (Đáp án nào dưới đây là đúng nhất?)
a) Các hình thức vận động là khác nhau về chất.
b) Các hình thức vận động cao xuất hiện trên cơ sở các hình thức vận động thấp
và bao hàm trong nó những hình thức vận động thấp hơn. Các hình thức vận
động thấp không bao hàm các hình thức vận động cao hơn.
c) Trong sự tồn tại của mình, mỗi sự vật đều có thể gắn liền với nhiều hình
thức vận động khác nhau nhưng bao giờ cũng có một hình thức đặc trưng
cho bản chất của mình
d) Các hình thức vận động là độc lập nhau, tuân theo những qui luận riêng có
của mình
Đáp án đúng: d

36.Hình thức phản ánh nào được xem là đơn giản nhất?(Đáp án nào dưới
đây là đúng nhất?)
a) Tâm lý.
b) Cơ học
c) Lý hóa
d) Ý thức.
Đáp án đúng: b

37.Tính chất của hình thức phản ánh vật lý, hóa học?(Đáp án nào dưới đây
là đúng nhất?)
a) Tính kích thích.
b) Phản xạ.
c) Tâm lý.
d) Bao gồm cả ba đáp án.
Đáp án đúng: b

38.Trong hình thức phản ánh sinh học, tính kích thích là gì?(Đáp án nào
dưới đây là đúng nhất?)
a) sự biến đổi của sinh vật đối với một tác động nào đó của môi trường
b) sự biến đổi của sinh vật đối với một tác động nào đó của con người
c) sự biến đổi của sinh vật đối với một tác động nào đó của chính nó
d) sự biến đổi của sinh vật đối với một tác động nào đó của thượng đế
Đáp án đúng: a

39.Hình thức phản ánh ở động vật bậc cao (có sự xuất hiện của hệ thần
kinh trung ương) là gì?
a) Phản xạ.
b) Tâm lý
c) Ý thức.
d) Cả ba đáp án trên.
Đáp án đúng: b

40.Biểu hiện nào dưới đây minh họa cho sự phản xạ có điều kiện của động
vật bậc cao? (Đáp án nào dưới đây là đúng nhất?)
a) Sự di trú của ngỗng trời.
b) Ong làm tổ
c) Rắn lột da.
d) Chó vẫy đuôi khi gặp người thân.
Đáp án đúng: d
41. Theo Đề-mô-crít thì ý thức con người có cấu tạo từ yếu tố nào?(Đáp án
nào dưới đây là đúng nhất?)
a) Tự nhiên
b) Nguyên tử
c) Một loại nguyên tử đặc biệt.
d) Một loại lửa đặc biệt.
Đáp án đúng: c

42. Lược đồ nào dưới đây phản ánh được quan điểm của triết học Mác-
Lênin về nguồn gốc tự nhiên của ý thức? (Đáp án nào dưới đây là đúng
nhất?)
a. Thế giới tự nhiên Cơ chế phản ánh Ý thức.
Cơ chế phản ánh
b. Thế giới tự nhiên Hệ thần kinh TW con người sống
Ý thức.
cơ chế phản ánh
c. Thế giới tự nhiên Bộ não Ý thức.
d. Cơ chế phản ánh Bộ não con người sống Ý thức.
Đáp án đúng: b

43.Theo quan điểm của triết học Mác-Lênin, ý thức là thuộc tính của dạng
vật chất nào?(Đáp án nào dưới đây là đúng nhất?)
a) Dạng vật chất đặt biệt của vật chất do tạo hóa ban tặng cho con người.
b) Tất cả các dạng tồn tại vật chất.
c) Dạng vật chất sống có tổ chức cao đó là bộ nảo con người
d) Dạng vật chất vô hình không xác định.
Đáp án đúng: c
44.Nhận định nào dưới đây là đúng?(Đáp án nào dưới đây là đúng nhất?)

a) Ý thức là thuộc tính của mọi dạng vật chất.

b) Ý thức là sự phản ánh nguyên xi hiện thực khách quan.

c) Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người một
cách năng động, sáng tạo .

d) Cả a, b, c đều sai

Đáp án đúng: c

45.Trong các nguồn gốc tự nhiên của ý thức thì yếu tố nào là nguồn cung
cấp thông tin cho ý thức con người?(Đáp án nào dưới đây là đúng nhất?)
a) Thượng đế.
b) Thế giới hiện thực khách quan
c) Hoạt động lao động sản xuất.
d) Các cơ quan cảm giác.
Đáp án đúng: b

46.Thông tin từ thế giới khách quan biến thành ý thức của con người thông
qua con đường nào là cơ bản? (Đáp án nào dưới đây là đúng nhất?)
a) các cơ quan cảm giác.
b) Hoạt động nghiên cứu khoa học.
c) Hoạt động lao động sản xuất vật chất.
d) Hoạt động giao tiếp xã hội.
Đáp án đúng: c

47.Theo quan điểm của triết học Mác-Lênin, cơ chế phản ánh là gì?(Đáp
án nào dưới đây là đúng nhất?)
a) Là sự tái tạo những đặc điểm của một hệ thống vật chất này ở hệ thống vật
chất khác trong quá trình tác động qua lại giữa chúng.
b) Là sự tái hiện hình ảnh của sự vật này trên sự vật khác.
c) Là sự tác động trở lại của sự vật này trên sự vật khác
d) Là sự tác động trở lại của vật phản ánh lên vật bị phản ánh.
Đáp án đúng: a

48.Theo quan điểm của triết học Mác-Lênin, nội dung của ý thức là gì?
(Đáp án nào dưới đây là đúng nhất?)
a) Là thông tin về thế giới khách quan, về vật được phản ánh.
b) Là thế giới trừu tượng ở trong bộ óc của con người.
c) Thông tin bản năng có sẵn trong đầu óc của con người.
d) Là những thông do giáo dục mà có.
Đáp án đúng: a

49.Theo quan điểm của triết học Mác-Lênin, sự đối lập giữa vật chất và ý
thức chỉ có ý nghĩa tuyệt đối trong phạm vi nào?(Đáp án nào dưới đây là
đúng nhất?)
a) Trong phạm vi khái niệm
b) Trong phạm vi của sự tồn tại của vật chất và ý thức.
c) Trong nhận thức luận vấn đề cơ bản của triết học.
d) Trong phạm vi xã hội.
Đáp án đúng: c

50.Quan điểm của triết học Mác-Lênin về nguồn gốc xã hội của ý thức?
(Đáp án nào dưới đây là đúng nhất?)
a) Lao động tạo ra ngôn ngữ, ngôn ngữ tạo ra ý thức.
b) Lao động, cùng với lao động là ngôn ngữ là hai sức kích thích chủ yếu hình
thành nên ý thức con người.
c) Lao động tạo ra ý thức của lao động, ngôn ngữ tạo ra ý thức có ngôn ngữ.
d) Lao động tạo ra kinh nghiệm, ngôn ngữ tạo ra tư duy.
Đáp án đúng: b

51.Theo quan điểm của triết học Mác-Lênin, xét về khía cạnh xã hội, ý
thức được hình thành chủ yếu tố do hoạt động gì của con người?(Đáp án
nào dưới đây là đúng nhất?)
a) Nghiên cứu khoa học.
b) Tìm hiểu cuộc sống.
c) Lao động sản xuất và giao tiếp xã hội bằng ngôn ngữ.
d) Cả ba đáp án trên.
Đáp án đúng: c

52.Ngôn ngữ xuất hiện nhằm giải quyết nhu cầu gì của con người trong
quá trình lao động mang tính xã hội của họ?(Đáp án nào dưới đây là
đúng nhất?)
a) Trao đổi thông tin.
b) Diễn đạt tư tưởng, suy nghĩ.
c) Lưu trữ tri thức.
d) Cả ba đáp án trên.
Đáp án đúng: d

53.Ngôn ngữ giúp con người những gì?(Đáp án nào dưới đây là đúng nhất?)
a) Khái quát hóa, trừu tượng hóa, suy nghĩ tách khỏi sự vật cảm tính
b) Kinh nghiệm và hiểu biết có thể được truyền từ người này sang người khác,
thế hệ này sang thế hệ khác
c) Là phương tiện giao tiếp
d) Bao gồm ba đáp án trên
đáp án đúng: d

54.Nội dung nào dưới đây là điều kiện đủ, quyết định sự ra đời và phát
triển của ý thức là? (Đáp án nào dưới đây là đúng nhất?)
a) Thực nghiệm khoa học.
b) Thế giới khách quan, cơ chế phản ánh và hoạt động của hệ thần kinh trung
ương của con người sống.
c) Lao động và ngôn ngữ.
d) Giáo dục con người.
Đáp án đúng: c

55.Quan điểm của triết học Mác-Lênin về bản chất của ý thức? (Đáp án
nào dưới đây là đúng nhất?)
a) Bản chất của ý thức con người là sự sáng tạo.
b) Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo lại hiện thực theo nhu cầu của
thực tiễn xã hội.
c) Ý thức mang bản chất trực giác.
d) Ý thức có bản chất là tư duy.
Đáp án đúng: b

56. Tác nhân nào khiến cho sự phản ánh ý thức có tính phức tạp, năng
động và sáng tạo? (Đáp án nào dưới đây là đúng nhất?)
a) Sự tò mò.
b) Sự tưởng tượng.
c) Thực tiễn xã hội.
d) Sự giao tiếp.
Đáp án đúng: c

57.Quá trình ý thức có mấy giai đoạn? (Đáp án nào dưới đây là đúng nhất?)
a) Hai giai đoạn.
b) Ba giai đoạn.
c) Bốn giai đoạn.
d) Năm giai đoạn.
Đáp án đúng: b (a - 2 giai đoạn)

58.Biểu hiện của tính năng động và sáng tạo của ý thức con người ở giai
đoạn tiếp nhận thông tin? (Đáp án nào dưới đây là đúng nhất?)
a) Chọn lọc thông tin thích ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của con người.
b) Xử lý thông tin.
c) Dự đoán các thông tin tiềm ẩn trong vô vàn thông tin của thế giới hiện thực
khác quan.
d) Cả ba biểu hiện trên.
Đáp án đúng: a

59.Biểu hiện của tính năng động và sáng tạo của ý thức con người ở giai
đoạn xử lý thông tin? (Đáp án nào dưới đây là đúng nhất?)
a) Dự đoán các thông tin tiềm ẩn trong vô vàn thông tin của thế giới hiện thực
khác quan.
b) Mô hình hóa đối tượng và mã hóa thông tin để xử lý thông tin vừa tiếp nhận.
c) Dựa trên những chương trình có sẵn để xử lý thông tin.
d) Áp dụng kiến thức khuôn mẫu để xử lý thống tin.
Đáp án đúng: b

60.Biểu hiện của tính năng động và sáng tạo của ý thức con người ở giai
đoạn vận dụng lý luận vào thực tiễn? (Đáp án nào dưới đây là đúng
nhất?)
a) Tùy theo nhu cầu của hiện thực, sử dụng kiến thức vừa xử lý để mô tả hiện
thực.
b) Phát minh ra những qui luật những học thuyết mới.
c) Tùy theo nhu cầu của cuộc sống hiện thực, thiết lập các kế hoạch, dự án,…
để tạo ra những sản phẩm vật chất hoặc tinh thần phục vụ cho sự tồn tại và
phát triển của con người.
d) Cả ba đáp án trên.
Đáp án đúng: c

61.Trong các giai đoạn của quá trình ý thức, thì giai đoạn nào thể hiện đầy
đủ và rõ nét nhất năng lực sáng tạo của con người? (Đáp án nào dưới
đây là đúng nhất?)
a) Tiếp nhận thông tin
b) Xử lý thông tin.
c) Vận dụng vào thực tiễn.
d) Cả ba đáp án trên.
Đáp án đúng: c

62.Để thực hiện bước chuyển từ vượn thành người, con người đã sáng tạo
ra thực thể vật chất gì? (Đáp án nào dưới đây là đúng nhất?)
a) Vũ khí.
b) Chữ viết.
c) Ngôn ngữ.
d) Công cụ lao động.
Đáp án đúng: d

63.Một trong những phát minh quan trọng nhất làm thay đổi về chất các
công cụ lao động, đánh dấu sự ra đời của CNTB? (Đáp án nào dưới đây
là đúng nhất?)
a) Máy hơi nước của G. Oát.
b) Máy dệt chạy bằng máy hơi nước.
c) Cối xay gió.
d) Động cơ vĩnh cữu.
Đáp án đúng: a

64.Phát minh nào của C. Mác được xem là vĩ đại nhất trong lịch sử tư
tưởng nhân loại?(Đáp án nào dưới đây là đúng nhất?)
a) Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
b) Chủ nghĩa duy vật lịch sử.
c) Học thuyết giá trị thặng dư.
d) Học thuyết đấu tranh giai cấp.
Đáp án đúng: b

65.Trong thế kỷ XX, loài người đã phát minh ra phương tiện gì, nhờ đó
quá trình toàn cầu hóa diễn ra một cách thuận lợi và nhanh chóng?(Đáp
án nào dưới đây là đúng nhất?)
a) Máy bay.
b) Internet.
c) Điện thoại di động.
d) Vệ tinh nhân tạo.
Đáp án đúng: b

66.Theo triết học Mác-Lênin thì bản chất của thế giới là?(Đáp án nào dưới
đây là đúng nhất?)
a) Sự vận động
b) Vật chất
c) Sự sống
d) Tồn tại khách quan
Đáp án đúng: b

67.Theo Ph.Ăngghen tính thống nhất thực sự của thế giới là ở:(Đáp án nào
dưới đây là đúng nhất?)

a) Tính vật chất.

b) Sự tồn tại cả trong tự nhiên và cả xã hội.

c) Tính khách quan.

d) Tính hiện thực.

Đáp án đúng: a

68.Lựa chọn câu đúng nhất theo quan điểm của CNDVBC:(Đáp án nào
dưới đây là đúng nhất?)

a) Thế giới thống nhất ở tính vật chất của nó.

b) Thế giới thống nhất ở sự tồn tại của nó.

c) Thế giới thống nhất ở “ý niệm tuyệt đối” hay ở ý thức con người.
d) Cả a, b, c đều sai

Đáp án đúng: a

69.Theo triết học Mác-Lênin, thì biểu hiện nào cho thấy mọi bộ phận của
thế giới vật chất đều có mối liên hệ thống nhất với nhau? (Đáp án nào
dưới đây là đúng nhất?)
a) Mọi bộ phận của thế giới vật chất đều là những dạng cụ thể của vật chất, là
những kết cấu vật chất, hoặc có nguồn gốc vật chất, do vật chất sinh ra và
cùng chịu sự chi phối của các quy luật khách quan phổ biến của thế giới vật
chất.
b) Mọi bộ phận của thế giới vật chất đều có mối quan hệ với nhau tạo thành
một hệ thống chỉnh thể các sự vật hiện tượng đa dạng.
c) Mọi bộ phận của thế giới vật chất đều vận động và phát triển không ngừng
theo những quy luật khách quan phổ biến của thế giới vật chất
d) Mọi bộ phận của thế giới vật chất đều là những sự vật hiện tượng có những
kết cấu nhất định, có nguồn gốc ra đời do các quy luật khách quan phổ biến
của thế giới
Đáp án đúng: a

70.Trong giới tự nhiên vô sinh có những dạng vật chất cơ bản nào? (Đáp
án nào dưới đây là đúng nhất?)
a) Rắn, lỏng, khí
b) Trường và hạt
c) Vi mô và vĩ mô
d) Thiên thể và tế bào.
Đáp án đúng: b
71.Cấp độ cao nhất của thế giới vật chất là dạng tồn tại nào? (Đáp án nào
dưới đây là đúng nhất?)
a) Vũ trụ
b) Galaxi
c) Con người
d) Xã hội
Đáp án đúng: d

72.Trong vật lý học hiện đại, cấu trúc của thế giới vật chất được xây dựng
từ những yếu tố nào? (Đáp án nào dưới đây là đúng nhất?)
a) Hạt cơ bản
b) Quác
c) Khí hêli
d) Trường hấp dẫn
Đáp án đúng: a

73.Nhà khoa học nào đưa ra thuật ngữ “Big bang” để giải thích nguồn gốc
vũ trụ? (Đáp án nào dưới đây là đúng nhất?)
a) La Met-tơ-ri
b) I. Newton
c) A. Anh-xtanh
d) S. Harking
Đáp án đúng: d

74.Theo quan niệm triết học duy vật biện chứng Mác-Lênin, không gian là
gì? (Đáp án nào dưới đây là đúng nhất?)
a) Mô thức của trực quan cảm tính
b) Khái niệm của tư duy, lý tính
c) Thuộc tính của vật chất
d) Một dạng vật chất.
Đáp án đúng: c

75.Quan niệm cho rằng không gian và thời gian vật lý là gắn liền với sự
vận động và tồn tại vật chất được nhà vật lý học nào nêu ra và trong học
thuyết gì? (Đáp án nào dưới đây là đúng nhất?)
a) Thuyết tương đối tính G. Ga-li-lê.
b) Cơ học cổ điển của I. Newton.
c) Thuyết lượng tử của M. Plank.
d) Thuyết tương đối của A. Anh-xtanh.
Đáp án đúng: d

76.Nếu xét theo phương diện các yếu tố hợp thành thì ý thức bao gồm
những yếu tố nào? (Đáp án nào dưới đây là đúng nhất?)
a) Niềm tin và lý trí.
b) Linh hồn và trực giác.
c) Tri thức, tình cảm, niềm tin và ý chí.
d) Cả ba đáp án trên.
Đáp án đúng: c

77. Điền vào chổ trống (……) cụm từ thích hợp:


“Tri thức là là kết quả …… của con người về thế giới hiện thực, làm tái hiện
những thuộc tính, những qui luật của thế giới ấy và diễn đạt chúng dưới
những hình thức ngôn ngữ hoặc hệ thống ký hiệu khác”
a) Sự trực giác.
b) Quá trình nhận thức.
c) Quá trình lao động.
d) Sự cảm giác.
Đáp án đúng: b

78.Theo quan điểm của triết học Mác-Lênin, tình cảm là gì? (Đáp án nào
dưới đây là đúng nhất?)
a) Là sự cảm động của con người trong quan hệ của mình với thực tại xung
quanh và đối bản thân mình
b) Là một hình thái đặc biệt của sự phản ánh tồn tại, nó phản ánh quan hệ giữa
con người với con người và quan hệ giữa con người với thế giới khách quan.
c) Là sự rung động của con tim trước những sự kiện đạo đức của cuộc sống.
d) Là bản tính của con người khi được sinh ra.
Đáp án đúng: a

79. Phát biểu nào dưới đây là một tri thức?(Đáp án nào dưới đây là đúng
nhất?)
a) Lá rụng về cội.
b) Ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh.
c) Chiến tranh là phương tiện đạt đến hòa bình.
d) Trời sinh voi thì trời sinh cỏ.
Đáp án đúng: b

80.Theo quan điểm của triết học Mác-Lênin, tự ý thức là gì?(Đáp án nào
dưới đây là đúng nhất?)
a) Là loại ý thức bẩm sinh tự có của mỗi người.
b) Là ý thức về bản thân của mỗi người trong mối quan hệ với ý thức về thế
giới bên ngoài
c) Là ý thức về bản thân mình trong quan hệ với thế giới bên ngoài
d) Là những ý kiến tự phát của con người về một vấn đề nào đó
đáp án đúng: b

81.Theo quan điểm của triết học Mác-Lênin, tiềm thức là gì?(Đáp án nào
dưới đây là đúng nhất?)
a) Là những hoạt động ý thức ở dạng tiềm tàng
b) Là những hoạt động tâm lý tự động diễn ra bên ngoài sự kiểm soát của chủ
thể.
c) Là những tri thức mà chủ thể đã có được từ trước, nhưng đã gần như trở
thành bản năng, nằm trong tầng sâu của ý thức chủ thể
d) Cả ba đáp án trên đều đúng
Đáp án đúng: c

82.Quan điểm của triết học Mác-Lênin về vai trò của tiềm thức? (Đáp án
nào dưới đây là đúng nhất?)
a) Giảm sự quá tải của đầu óc, có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục tri
thức và đạo đức
b) Có thể dự đoán được những thong tin tri thức ở dạng tiềm tàng
c) Giảm sự quá tải của suy nghĩ, có tiềm thức ta có thể không cần suy nghĩ
cũng có thể biết được nhiều tri thức mới
d) Tiềm thức có thể tạo ra những ước mơ có khả năng trở thành hiện thực
Đáp án đúng: a
83.Ví dụ nào dưới đây là hoạt động tiềm thức của con người?(Đáp án nào
dưới đây là đúng nhất?)
a) Chiêm bao
b) Nhớ lại quá khứ
c) Thói quen chào hỏi người lớn
d) Phát hiện những sự kiện ở tương lai
Đáp án đúng: c

84.Theo quan điểm của triết học Mác-Lênin, vô thức là gì?(Đáp án nào
dưới đây là đúng nhất?)
a) Vô thức là những trạng thái tâm lý chiều sâu của ý thức
b) Vô thức điều chỉnh suy nghĩ, hành vi, thái độ ứng xữ của con người.
c) Hoạt động của vô thức chưa có sự tranh luận của nội tâm, chưa có sự truyền
tin bên trong, chưa có sự kiểm tra, tính toán của lý trí.
d) Bao gồm cả ba đáp án trên.
Đáp án trên: d

85.Ví dụ nào đưới đây được xem là biểu hiện của vô thức? (Đáp án nào
dưới đây là đúng nhất?)
a) Vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông.
b) Chiêm bao.
c) Nhắm mắt khi có vật lạ bay vào mắt.
d) Cả ba đáp án trên đều đúng.
Đáp án đúng: b

86.Một trong lĩnh vực thể hiện vai trò tích cực của vô thức? (Đáp án nào
dưới đây là đúng nhất?)
a) Văn hóa nghệ thuật
b) Khoa học giáo dục
c) Tâm lý con người
d) Thần giao cách cảm
đáp án đúng: a

87.Ý thức có thể tác động đối với đời sống thông qua hoạt động nào của
con người? (Đáp án nào dưới đây là đúng nhất?)
a) Tư duy
b) Thực tiễn
c) Tâm linh
d) Giao tiếp
đáp án đúng: b

88.Trình độ nào của ý thức, tư tưởng có thể giúp con người hoạt động đúng
và thành công? (Đáp án nào dưới đây là đúng nhất?)
a) Khách quan
b) Lý luận khoa học
c) Kinh nghiệm
d) Siêu hình
đáp án đúng: b

89.Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác-Lênin, ý thức
có vai trò gì? (Đáp án nào dưới đây là đúng nhất?)

a) Ý thức tự nó chỉ làm thay đổi tư tưởng. Do đó ý thức hoàn toàn không có vai
trò gì đối với thực tiễn.
b) Vai trò thực sự của ý thức là sự phản ánh sáng tạo thực tại khách quan và
đồng thời có sự tác động trở lại thực tại đó thông qua hoạt động thực tiễn
của con người.

c) Ý thức là các phụ thuộc vào nguồn gốc sinh ra nó vì thế chỉ có vật chất là cái
năng động tích cực.

d) cả ba đáp án trên.
Đáp án đúng: b

You might also like