You are on page 1of 3

Thuyết minh về đèo Ô Quy Hồ

Đèo Ô Quy Hồ là con đèo lớn và đẹp nhất của Sapa , cũng là con đèo dài nhất
của vùng Tây Bắc. Đèo được biết đến với nhiều cái tên như đèo Ô Quý Hồ, đèo
Hoàng Liên Sơn hay đèo Mây. Đèo nằm ngay bên cạnh tuyến quốc lộ 4D chạy
qua dãy Hoàng Liên Sơn, giáp ranh hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu.
Đây có lẽ là một con đèo giữ kỷ lục về độ dài tại vùng núi Tây Bắc Việt Nam[7],
với chiều dài lên tới gần 50 km[8] dài hơn cả đèo Pha Đin (dài 32 km, nằm ở
ranh giới giữa hai tỉnh Sơn La và Điện Biên) hay đèo Khau Phạ (gần 40 km,
thuộc Yên Bái). Độ cao, sự hiểm trở và chiều dài của Ô Quý Hồ khiến đèo được
mệnh danh không chính thống là "vua đèo vùng Tây Bắc".[9]
Khách bộ hành trên đường từ Sa Pa đi thăm Thác Bạc với cung đường khoảng
12 km, vượt qua cổng vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn với điểm kiểm lâm Trạm
Tôn, một trong những xuất phát điểm của tuyến chinh phục đỉnh Fansipan ở độ
cao 1940m, khoảng vài km là đã lên đến đỉnh đèo Ô Quý Hồ ở độ cao gần 2000
m. Đỉnh đèo Ô Quý Hồ giữa mây núi ngút ngàn còn được gọi với cái tên Cổng
Trời.
Sự tích đèo Ô Quy Hồ
Tương truyền, chàng Ô Quy Hồ vốn là con trai Thần Núi. Vì say mê cảnh sắc
nhân gian, chàng không nối nghiệp cha nên bị gia tộc khước từ, phải chấp nhận
thân phận người phàm. Ngày ngày, chàng lên núi đốn củi, thổi sáo, làm bạn với
cỏ cây, muông thú. Một ngày nọ, bảy người con gái của Ngọc Hoàng, còn được
gọi là Thất tiên nữ, ngẫu hứng xuống trần gian dạo chơi và tắm ở thác nước gần
nơi chàng Ô Quy Hồ sinh sống. Nàng tiên út vô tình nghe thấy tiếng sáo của Ô
Quy Hồ cất lên và đem lòng yêu mến chàng tiều phu. Ô Quy Hồ và nàng tiên nữ
thường xuyên hẹn hò, tình tự bên dòng thác. Họ đắm chìm trong hạnh phúc và
tưởng như cuộc đời mình đã an bài.
Nhưng đôi trai gái không thể giấu được tình yêu của mình trước thiên nhãn của
Ngọc Hoàng. Ngài không thể chấp nhận người con gái thứ bảy của mình trao
thân gửi phận cho một người trần tục. Ngọc Hoàng ra lệnh cấm Thất tiên nữ
xuống trần gian và làm phép biến chàng Ô Quy Hồ thành một con rùa đen. Kể
từ đó chàng mang lốt của một con vật câm nín và lầm lũi bên dòng thác đầy kỷ
niệm. Còn nàng tiên thương nhớ người yêu khôn nguôi cũng lâm bệnh mà qua
đời. Nàng hóa thành chim phượng hoàng, chiều chiều bay qua đỉnh đèo mà cất
tiếng gọi da diết: Ô Quy Hồ! Ô Quy Hồ!...
Cảm động trước mối tình đẹp dở dang của đôi lứa, người dân đã đặt tên cho
con đèo mà chàng Ô Quy Hồ từng sống là đèo Ô Quy Hồ và dòng thác mà chàng
từng hò hẹn với tình nhân là thác Tình Yêu.
Đặc điểm của đèo:
1. Những cung đèo rợn gáy
Đèo Ô Quy Hồ là con đèo dài nhất Việt Nam tính đến năm 2020. Ở phía hai bên
đèo một bên là vực sâu không thấy đáy, bên còn lại là những vách đá nhọn
dựng đứng. Biển cảnh báo nguy hiểm được dựng khắp hai bên đường. Thường
thì những phượt thủ hay chọn cho mình lộ trình sao cho khi về qua ô Quy Hồ
thì trời đã ở ngưỡng chiều tà. Vào những đêm rằm, ánh sáng của trăng chếch
trải xuống những vách núi sừng sững, hắt bóng về phía khúc cua, khi nhìn
nghiêng như một bức tranh thủy mặc đậm chất oai hùng, đó thực sự là một nét
chấm phá đầy vẻ huyền ảo. Nếu đứng sát vào một góc cua bên cạnh vách núi
dựng đứng, bạn sẽ lắng nghe được hơi thở lặng im đến rợn gáy của núi
rừng. Một bên là vực sâu hun hút và phía còn lại thường là vách đá dựng đứng,
đèo Ô Quý Hồ là một thử thách đối với các tài xế đường dài. Những tấm biển
chỉ báo nguy hiểm được dựng lên khắp nơi, và đã có nhiều tai nạn thảm khốc
xảy ra trên cung đường này.
2. Khí hậu:
Độ cao của dãy núi Hoàng Liên Sơn cũng khiến cho khí hậu hai nửa của đèo
được phân định tại Cổng Trời trở nên khác biệt. Mùa đông, trong khi bên phía
Tam Đường trời vẫn ấm áp thì bên Sa Pa có những cơn gió lạnh cắt da cắt thịt,
cả ngày sương mù bao phủ, tầm nhìn không quá 2m và núi rừng chìm ngập
trong mây. Vào mùa hè, nếu bên đèo Sa Pa khí hậu mát mẻ trong lành thì bên
đèo Tam Đường, những cơn nóng khô hanh do ảnh hưởng hoạt động của gió
Lào sẽ thiêu đốt mặt đất, suối khô kiệt nước và những thảm cỏ xanh cằn cỗi
dưới ánh mắt trời.
Vào những đợt thời tiết giá rét đỉnh đèo Ô Quý Hồ có thể phủ kín băng tuyết
3. Những ngọn thác hùng vĩ
Ngay dưới chân đèo Ô Quy Hồ, về phía Sapa là thác Bạc - một trong 10 thác
nước đẹp nhất Lào Cai. Con thác ngày đêm đổ xuống tạo bọt tung trắng xóa,
dòng thác chảy đầy hùng vĩ này đã khiến bao du khách trong và ngoài nước ngỡ
ngàng khi đến đây. Bên cạnh đó, thác Tình Yêu cũng là một địa danh nổi tiếng
thu hút không ít các cặp đôi đến với Sapa. Không to lớn như thác Bạc, thác Tình
Yêu mang một vẻ đẹp mềm mại, dịu dàng.
4. Cổng trời Ô Quy Hồ Lai Châu
Sau khi đã đi qua những ngọn thác hùng vĩ, bạn sẽ chinh phục được đỉnh đèo Ô
Quy Hồ hay còn được gọi là Cổng trời Ô Quy Hồ, cổng trời Sapa. Bạn sẽ phải hối
tiếc khi đến Sapa mà bỏ qua nơi này. Tại đỉnh đèo, bạn sẽ thấy toàn cảnh dãy
Hoàng Liên Sơn kỳ vĩ đang chìm trong biển sương mù mây trắng. Hơn thế nữa,
vào mỗi mùa, cổng Trời Ô Quy Hồ Lai Châu sẽ cho bạn một khung cảnh tuyệt
đẹp khác nhau, như những thửa ruộng bậc thang vàng óng hoặc lóng lánh mùa
nước đổ.

You might also like