You are on page 1of 10

FANXIPAN

I. Giới thiệu
Phan Xi Păng, Fansipan, hay Phan Si Păng là ngọn núi cao nhất Việt Nam,
cũng là cao nhất trong ba nước Đông Dương nên được mệnh danh là "Nóc nhà
Đông Dương" thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn, cách trung tâm thị xã Sa Pa khoảng
9 km về phía tây nam, nằm giáp hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu thuộc vùng Tây bắc
Việt Nam. Theo tiếng Trung Quan thoại đọc chệch là "Hủa Xi Pan" có nghĩa là
phiến đá khổng lồ chênh vênh. Chiều cao của đỉnh núi đo đạc năm 1909 là 3.143
m, tuy vậy theo số liệu mới nhất của Cục Đo đạc, bản đồ và thông tin địa lý Việt
Nam đưa ra vào cuối tháng 6 năm 2019, đỉnh núi cao 3.147,3m. Phan Xi Păng
được hình thành vào thời khoảng giáp ranh của hai kỷ Permi - Trias của đại Cổ
sinh (Paleozoi) và đại Trung sinh (Mesozoi) cách nay 260-250 triệu năm

(Fansipan)
Để đi lên Fansipan, từ Hà Nội, bạn di chuyển bằng ô tô, xe khách hoặc xe
máy cá nhân tới thị trấn Sapa trước, sau đó bạn có thể lựa chọn leo bộ từ phía VQG
Hoàng Liên hoặc đi cáp treo từ ga cáp treo Fansipan tuỳ theo sở thích thử thách
hay nghỉ dưỡng. Du khách thường tới Fansipan vào tháng 3 đến tháng 4 để ngắm
những cánh rừng hoa đỗ quyên nở, tháng 10 đến tháng 12 để săn biển mây bồng
bềnh, huyền ảo và tháng 12 đến tháng 1 để săn băng tuyết. Tháng 6 đến tháng 8 là
thời điểm bạn không nên tới Fansipan do đây là thời điểm mùa mưa. Dù du khách
leo bộ hay đi cáp treo thì đây cũng là thời điểm không nên ghé tới vì nguy hiểm và
cảnh sắc không có gì đặc biệt. Với những du khách ưa mạo hiểm thì Fansipan là
điểm đến yêu thích với bộ môn leo núi. Cảm giác chinh phục và khám phá rừng già
Hoàng Liên luôn mang lại sự hân hoan cho du khách.
Tới đỉnh Fansipang, du khách thường chiêm ngưỡng những cảnh quan lạ
mắt như biển mây bồng bềnh, màn biểu diễn vũ điệu trên mây và trải nghiệm du
lịch tâm linh tại chùa Trình, ngắm nhìn những tượng Phật khổng lồ.Bên cạnh đó,
du khách cũng thường thưởng thức trà ngắm núi non hùng vĩ tại Vân Sơn Trà
Quán, thưởng thức những món ăn đặc sản tại những nhà hàng ở đây.Du khách
cũng không quên chụp lại ảnh kỉ niệm với chóp đỉnh Fansipang để đánh dấu chinh
phục “nóc nhà Đông Dương” thành công.
Dưới chân núi là những cây gạo, cây mít, cây cơi với mật độ khá dầy tạo nên
những địa danh Cốc Lếu (Cốc Gạo), Cốc San (Cốc Mít)…Từ đây đến độ cao
700m là vành đai nhiệt đới có những vạt rừng nguyên sinh rậm rạp, dây leo chằng
chịt. Từ 700m trở lên là tầng cây hạt trần như cây pơmu, có những cây ba, bốn
người ôm không xuể, cao khoảng 50-60m, tuổi đời tới vài trăm năm. Pơmu (ngọc
am) được mệnh danh là mỏ vàng của Lào Cai. Bên cạnh pơmu, còn nhiều loại gỗ
quý hiếm khác như: lãnh sam, thiết sam, liễu sam, kim sam, thông đỏ, hoàng đàn…
Các cây lá kim ken đầy với cây gỗ nhỏ trụi, thân luôn sũng nước vì càng lên cao,
càng hay mưa, có năm cả Phan Si Păng mưa suốt một tháng liền. Xen lẫn với rừng
lá kim, là các loại hoa đỗ quyên, phong lan, hoàng anh rực rỡ. Hầu như bốn mùa,
cả Sa Pa đều ngập tràn trong muôn sắc các loài hoa: lay ơn, thược dược, bgônha,
estcola… là những thứ hoa dưới đồng bằng hiếm có. Riêng hoa đỗ quyên có tới
bốn chi với hai chục loài khác nhau. Có nơi đỗ quyên chi chít, rực rỡ cả núi rừng.
Ở nước ta có 111 chi phong lan và 643 loài thì riêng Phan Si Păng có tới 330 loài.
Lên cao 2.400m, gió mây quyện hoà với cây rừng, có lúc xòe tay ta tưởng đã
nắm được mây. Từ độ cao 2.800m, mây mù bỗng tan biến, bầu trời quang đãng,
trong xanh. Chỉ có gió thổi làm cho thảm thực vật phải dán mình vào đá. Phủ kín
mặt đất là trúc lùn, những bụi trúc thấp khoảng 25-30cm, cả thân cây trơ trụi, phần
ngọn có một chút lá phất phơ, nên loài trúc này gọi là trúc phất trần. Xen kẽ là một
số cây thuộc họ cói, họ hoa hồng, họ hoàng liên…Đất xương xẩu trơ cả gốc, gió
thổi không ngớt, khí hậu lạnh giá…Trên điểm cao 2.963m có cột mốc đánh dấu
năm 1905 người Pháp đã tới chinh phục đỉnh cao
(Cột mốc)

(Khách du lịch vui vẻ chinh phục được cột mốc)


II. Chinh phục Fanxipan
Đỉnh Phan Xi Păng hiện là điểm hẹn của nhiều nhà leo núi. Việc chinh phục
đỉnh núi này có thể được thực hiện qua các tour của các công ty du lịch lữ hành
chuyên nghiệp hoặc tự túc với sự dẫn đường của người bản xứ. Lộ trình leo núi có
thể bắt đầu từ Hà Nội đến Lào Cai bằng tàu hỏa trên quãng đường dài 333 km; rồi
từ Lào Cai lên Sa Pa bằng ô tô qua 38 km; sau đó từ Sa Pa đến đỉnh đèo Trạm Tôn
hoặc ít phổ biến hơn là khu du lịch Cát Cát bằng ô tô hoặc xe ôm. Tại đây có số
người dân tộc Mông, Dao làm nghề gùi hàng phục vụ khách leo núi đông nhất.
Trước kia từ Sa Pa lên đỉnh Phan Xi Păng và quay trở về mất khoảng chừng 5–
6 ngày. Hiện nay thời gian tổng cộng của chuyến leo núi chỉ còn 3 ngày, thậm chí
2 ngày hoặc với những người thành thạo và sức khỏe tốt thì có thể thực hiện trong
một ngày.
Nếu thực hiện chuyến leo núi trong 2 ngày, sáng ngày thứ nhất du khách đi ô tô
từ Sapa đến trạm kiểm lâm trên đỉnh đèo Trạm Tôn. Bắt đầu chuyến leo núi ở đó,
đi xuyên qua các dãy núi, du khách sẽ dừng chân vào cuối buổi chiều ở một địa
điểm cao khoảng 2.800m. Họ sẽ cắm trại, nấu ăn và nghỉ qua đêm ở đây. Ngày thứ
hai từ địa điểm cao 2.800m đó, họ sẽ leo lên tới đỉnh Phan Xi Păng 3.143m vào
khoảng 10h sáng, đây là quãng đường vất vả nhất trong toàn bộ cuộc hành trình.
Sau đó du khách quay về trại nghỉ, ăn uống rồi tiếp tục xuống núi, về đến Trạm
Tôn vào khoảng 7h tối, lên ôtô về Sapa. Một quy định cho các nhà leo núi ở đây là
không được xả rác trong rừng, tất cả sẽ được mang theo rồi đốt đi.
Mỗi đoàn leo núi có ít nhất hai hướng dẫn viên hoặc người dẫn đường. Ngày
thứ hai khi du khách lên đỉnh Phan Xi Păng, một trong hai người sẽ ở lại trại nấu
ăn. Ở gần đỉnh núi, du khách có thể hái măng về cho bữa ăn. Việc nấu nướng cũng
rất khó khăn, du khách phải đi kiếm củi, làm bếp. Ban đêm thường mưa và nhiệt
độ hạ xuống rất thấp.
Người leo núi cần có sức khoẻ tốt. Các vật dụng hữu ích cho cuộc leo núi này
gồm giầy leo núi, áo mưa, lều, túi ngủ, thuốc men cá nhân, kẹo ngọt ăn để tăng
glucose trong máu khi leo núi giúp giảm cảm giác tức ngực và khó thở khi leo lên
cao. Việc hạn chế số lượng đồ dùng cá nhân giúp giảm trọng lực và làm việc leo
núi dễ dàng. Thời điểm leo núi thích hợp là từ tháng 9 năm trước đến tháng 3 năm
sau. Tuy nhiên đường lên Phan Xi Păng đẹp nhất là khoảng cuối tháng 2, khi các
loài hoa núi bắt đầu nở.
III. Những điều khám phá tại Fanxipan
1. Cáp treo Fanxipan
Tập đoàn Sun Group đã khánh thành tuyến cáp treo ba dây lên đỉnh Phan Xi
Păng ngày 2 tháng 2 năm 2016. Kỷ lục Thế giới - Guinness World Record chứng
nhận 2 kỷ lục Guinness cho cáp treo Fansipan Sapa là:
 Cáp treo ba dây có độ chênh giữa ga đi và ga đến lớn nhất thế giới: 1410 m
 Cáp treo ba dây dài nhất thế giới: 6325 m
Tuyến cáp treo Fansipan Sapa được khởi công vào tháng 11 năm 2013, do Tập
đoàn Sun Group đầu tư và thực hiện với sự tư vấn, thiết kế của hãng cáp treo
Doppelmayr Garaventa. Công trình được thi công trong ở điều kiện địa hình hiểm
trở và thời tiết khắc nghiệt. Toàn bộ nguyên vật liệu đều phải vận chuyển thủ công
từ dưới lên núi. Cáp treo có độ cao 3.143 m so với mực nước biển, khởi điểm từ
Thung lũng Mường Hoa đến đỉnh Fansipan. Mỗi cabin cáp treo Fansipan Sapa có
sức chứa tối đa 30 – 35 khách, công suất vận chuyển lên tới 2.000 khách/giờ. Thời
gian từ ga đi tới ga đến chỉ mất 15 phút. Quãng đường từ bản Mường Hoa lên tới
đỉnh đi qua 5 cột trụ chính, mỗi cột trụ cách nhau khoảng 1 km. Tổng mức đầu tư
giai đoạn 1 của tổ hợp dự án là 4.400 tỷ đồng. Nhà ga đi - Ga Sapa do Kiến trúc sư
Bill Bensley thực hiện lấy ý tưởng từ hoa văn thổ cẩm của đồng bào dân tộc Tây
Bắc
2. Tàu leo núi Mường Hoa
Có tổng chiều dài xấp xỉ 2 km, đây là một trong những tuyến tàu hỏa leo núi
dài nhất Việt Nam. Xuất phát từ khách sạn De La Coupole tại trung tâm thị xã Sa
Pa và kết thúc ở khu vực ga đi cáp treo Fansipan, tàu đi qua 2 hầm và 4 cầu cạn với
vận tốc tối đa 10 m/s, công suất đạt 2.000 khách/giờ.Tuyến tàu hỏa leo núi Mường
Hoa đi vào hoạt động rút ngắn thời gian di chuyển xuống còn 4 phút thay vì 15-20
phút đi bằng ôtô trên đường núi hiểm trở.Hai toa tàu hỏa do hãng Garaventa (Thụy
Sỹ) thiết kế và sản xuất. Mỗi toa có chiều dài 20 m, rộng 3 m, trọng lượng lên tới
25 tấn, sức chứa 200 khách.
Nội thất của tàu gợi nhắc hình ảnh những toa tàu cổ điển, lịch lãm của châu
Âu với hệ thống chiếu sáng, quạt trần cổ, những đường nẹp và chi tiết kim loại mạ
vàng sang trọng. Phần thân tàu được bố trí cửa kính trong suốt, cho phép du khách
thu vào tầm mắt cảnh sắc như tranh vẽ của núi rừng Tây Bắc.
Nằm trong quần thể du lịch Sun World Fansipan Legend, tuyến tàu hỏa leo
núi Mường Hoa góp phần hoàn thiện và đa dạng hóa những dịch vụ, trải nghiệm du
lịch đặc sắc cho du khách tới thành phố trong sương Sa Pa.Từ ga đến Mường Hoa,
du khách sẽ tiếp tục hành trình khám phá Sun World Fansipan Legend với cáp treo
băng qua dãy Hoàng Liên Sơn, chinh phục nóc nhà Đông Dương và chiêm bái
quần thể văn hóa tâm linh trên đỉnh Fansipan.
(Nhà ga cáp treo)
3. Lễ thượng cờ trên đỉnh Fanxipan
Ngày 13/1/2017, cột cờ Fansipan chính thức được khánh thành. Sáng
22/7/2017, hơn 100 cựu chiến binh thuộc Hội Cựu chiến binh huyện Sa Pa cùng
thầy trò Tiểu học Thị trấn Sa Pa đã có mặt tại khu vực cột cờ Tổ quốc trên đỉnh
Fansipan để tham dự nghi lễ thượng cờ tri ân các anh hùng dân tộc, các liệt sĩ đã hy
sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Sự kiện đặc biệt này là chương trình đầu tiên
mở màn chuỗi hoạt động kỷ niệm ngày Thương binh Liệt sĩ được tổ chức tại khu
du lịch Sun World Fansipan Legend.
Sau buổi lễ, nhằm đáp ứng nguyện vọng của hàng vạn du khách tới Tây Bắc,
khu du lịch tiếp tục tổ chức lễ thượng cờ vào các ngày thứ bảy và chủ nhật hàng
tuần. Nghi thức thượng cờ do đội tiêu binh thuộc phòng an ninh khu du lịch chủ trì,
bắt đầu từ 10h30 tại khu vực sân kỳ đài trên đỉnh Fansipan
4. Những điểm du lịch tâm linh
a. Chùa Trình – Bảo An Thiền tự
Chùa Trình hay còn gọi là Bảo An Thiền Tự nằm ở đô ̣ cao 1604m trong quần
thể Ga Hoàng Liên, là điểm dừng chân đầu tiên cho du khách trước khi bước vào
hành trình khám phá Fansipan. Được xây dựng với nét kiến trúc cổ xưa, Bảo An
Thiền Tự mang một dáng vẻ an nhiên, tĩnh mịch. Du khách khắp nơi thường dừng
chân tại ngôi chùa này để thắp hương cầu bình an cho bản thân, gia đình.
b. Bích Vân Thiền Tự
Tọa lạc trên độ cao 3.037m, Bích Vân Thiền Tự là điểm đến đầu tiên trong
quần thể tâm linh trên đỉnh Fansipan. Công trình được thiết kế và xây dựng theo
phong cách kiến trúc thời Trần, cấu trúc tam cấp với đền thờ Đức Thánh Trần và
Đền thờ Tam thánh Mẫu đối xứng 2 bên.
Bích Vân Thiền Tự có tầm nhìn rộng mở hướng về cảnh bình nguyên bao la
tuyệt đẹp. Với khoảng sân rộng lớn trước chùa, du khách vừa có thể thắp hương lễ
Phật, vừa có thể ngắm cảnh đẹp hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc từ trên cao.
c. Đại tượng phật
Đây là bức tượng Phật bằng đồng cao nhất Việt Nam (21,5m) nằm tại độ cao
hơn 3000m, sừng sững, uy nghiêm giữa đất trời Tây Bắc. Tượng Phật A Di Đà
được đúc bởi hơn 50 tấn đồng theo công nghệ hiện đại với những đường nét trang
trí mang tinh hoa của mỹ thuật thời Trần như hình rồng, hoa sen, sóng nước…
được chạm trổ tinh tế trên bệ đỡ chân tượng. Nơi đây thường xuyên diễn ra các
hoạt động Phật giáo ý nghĩa thu hút đông đảo du khách và tăng ni, Phật tử như đến
nghe giảng về đạo hiếu, tìm hiểu nguồn gốc ngày Lễ Vu Lan…

Nguồn:
http://asiaholiday.com.vn/tour-du-lich-lao-cai-sapa-chinh-phuc-fanxipan
https://vi.wikipedia.org/wiki/Phan_Xi_P%C4%83ng
https://fansipanlegend.sunworld.vn/tin-noi-bat/fansipan-co-gi-choi-10-trai-
nghiem-hap-dan-nhat.html

You might also like