You are on page 1of 6

3.

Phân tích nội dung bài thơ:


     a.Lời nhận xét, chiêm nghiệm từ thực tế:
Câu mở đầu là nhận xét chung của Bác về chuyện đi đường:
Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan
(Đi đường mới biết gian lao)
Đây không phải là nhận xét chủ quan chỉ sau một vài chuyến
đi bình thường mà là sự đúc kết từ hiện thực của hành trình
vất vả, hiểm nguy mà Bác đã phải trải qua. Trong thời gian
mười bốn tháng bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam cầm
trái phép, Bác Hồ thường xuyên bị giải từ nhà lao này đến
nhà lao khác khắp mười ba huyện của tỉnh Quảng Tây. Tay bị
cùm, chân bị xích, đi trong sương gió lạnh buốt thấu xương
hay trong nắng trưa đổ lửa. Vượt dốc, băng đèo, lội suối với
những khó khăn thử thách nhiều lúc tưởng như quá sức chịu
đựng của con người. Từ thực tế đó, tác giả khái quát thành
chuyện đi đường.
b.Những khó khăn, gian lao chồng chất trước mắt Bác Hồ:
Câu thơ thứ hai cụ thể hóa những gian lao trên đường đi thành hình
ảnh:
Trùng san chi ngoại hựu trùng san
(Núi cao rồi lại núi cao trập trùng)
Giữa khung cảnh thiên nhiên chỉ toàn là núi cao nối tiếp núi cao, con
người vốn nhỏ bé, yếu ớt lại càng thêm nhỏ bé, yếu ớt. Đường xa, dặm
thẳm, vực sâu, dốc đứng biết bao trở ngại, thách thức dễ làm cho con
người chán nản, ngã lòng. Bởi vừa vượt qua mấy đỉnh núi cao, sức tinh
thần, vật chất đã vơi, con người tưởng đã thoát nạn, ngờ đâu lại núi cao
trập trùng chặn đứng trước mặt. Trong câu thơ chữ Hán có chữ hựu ác
nghiệt, lời dịch nhân cái ác nghiệt ấy lên gấp đôi: Núi cao rồi lại núi cao
trập trùng.
Gian lao kể sao cho xiết! Cấu trúc khép kín ở câu thơ chữ Hán (Trùng san
chi ngoại hựu trùng san), chuyển sang kết cấu trùng lặp tăng tiến, vế sau
nặng trĩu thêm bởi từ trập trùng ở cuối, cấu trúc khép kín và trùng lặp
tăng tiến ấy dường như đẩy con người vào cái thế bị hãm chặt giữa ba
bề bốn bên là rừng núi, không thoát ra được, chỉ có kiệt sức, nhụt chí,
c.Hình ảnh núi non tiếp nối, nhịp điệu câu thơ dồn dập, hối hả tiến về phía trước, bước
chân tới "tận cùng" đỉnh núi.
d.Niềm hạnh phúc vỡ òa khi được đứng trước thiên nhiên rộng lớn
Giữa vòng vây núi non trập trùng, chất ngất, hoang vu đó nổi lên điểm sáng, điểm
động là con người với vẻ ngoài tuy nhỏ bé, yếu ớt nhưng bên trong lại là một nghị
lực, sức mạnh phi thường.
Trùng san đăng đáo cao phong hậu
Vạn lí dư đồ cố miện gian.
(Núi cao lên đến tận cùng,
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.)
Câu thơ trước kết thúc bằng hình ảnh trùng san, câu thơ sau mở đầu cũng bằng
hình ảnh ấy. Âm điệu ấy nâng con người lên cái thế tưởng như bình thường nhưng
thực ra lại rất hào hùng. Đạp lên đỉnh núi cao này bước sang đỉnh núi cao kia như đi
trên bậc thang, cứ thế từ tốn lên đến đỉnh cao chót vót. Câu thơ chữ Hán dừng lại ở
âm thanh chắc nịch của chữ hậu, tạo nên âm hưởng rắn rỏi, mạnh mẽ. Câu thơ dịch
có âm điệu dàn trải như tiếng thở phào sung sướng, nhẹ nhõm: Núi cao lên đến tận
cùng.
Đến đây thì mọi gian lao, vất vả đã khép lại; kết quả, phần thưởng xứng đáng mở ra.
Lúc trước là mắt chạm vào vách núi cao thẳng đứng, chỉ toàn đá và cây; nay thì mắt
nhìn bốn phương, đâu đâu cũng thấy muôn trùng nước non (vạn lí dư đổ). Leo lên
đến tận cùng, đứng trên đỉnh núi cao nhất (cao phong), phóng tầm mắt ra xa, không
những tầm nhìn mở rộng mà cả trí óc, tấm lòng, cuộc đời cũng mở rộng. Con người
đã đến đích sau cuộc hành trình muôn vàn gian khổ.. Cảnh muôn trùng nước non
giờ đây đã thu gọn trong tầm mắt Bác. Bài thơ kết thúc ở niềm vui, niềm kiêu hãnh

You might also like