You are on page 1of 3

Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vô cùng kính yêu của dân tộc Việt Nam ta.

Người không chỉ là một


nhà cách mạng xuất sắc mà còn đồng thời là một thi nhân vô cùng tài ba. Sinh thời, sự nghiệp
sáng tác của Người cũng vô cùng đồ sộ, trong đó nổi bật nhất là tập thơ "Nhật kí trong tù”
được Người hoàn thành trong khi bị giam giữ ở nhà ngục Tưởng Giới Thạch. Trong số đó,
"Đi đường" (Tẩu lộ) là một trong những tác phẩm nổi tiếng, ca ngợi hình ảnh của người chiến
sĩ Cách mạng trong hoàn cảnh gian lao.

Bài thơ ra đời trong một hoàn cảnh vô cùng đặc biệt, đó là khi Hồ Chí Minh bị bắt bớ, tù đày
ở nhà tù Tưởng Giới Thạch và Người buộc phải di chuyển hết từ nhà lao này sang nhà lao
khác. Câu đầu của bài thơ mở ra như một lời nhận xét, một lời chiêm nghiệm từ thực tế cuộc
sống:

"Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan"


(Đi đường mới biết gian lao)
Để rút ra được sự chiêm nghiệm, chân lý này, hẳn Người đã phải trải qua biết bao gian khó,
biết bao cung đường trong những lần chuyển trại, chuyển lao. Đọc lên câu mở đề này, ta
dường như thấm thía cái gian lao ngấm trong từ câu chữ. Việc lặp lại hai chữ “tẩu lộ” đã làm
nổi bật ý thơ – “tẩu lộ nan” và giọng thơ trở nên đầy suy ngẫm. Đó là suy ngẫm rút ra từ bao
cuộc “đi đường” chuyển lao triền miên đầy khổ ải của chính người tù CM trong chuỗi ngày tù
đày cực khổ ở Quảng Tây. Nỗi gian lao của người đi bộ đường núi là điều không phải ai cũng
cảm nhận được một cách thấm thía. Chỉ có những người đã từng trải qua thì mới thấu hiểu và
thấm thía thế nào là “tẩu lộ nan”. Câu thơ tuy đơn sơ nhưng mang nặng suy nghĩ, cảm xúc,
gợi ra ý nghĩa khái quát sâu xa: Trong cuộc sống, phải bắt tay vào công việc, phải "tẩu lộ"
mới thấu hiểu được những mệt mỏi trong công việc ấy.

Câu thơ đầu vang lên đã khiến cho người đọc chúng ta không khỏi bồi hồi, xúc động về
những vất vả mà Người đã phải chịu đựng chốn ngục tù ấy. Vậy mà câu thơ thứ hai khi đọc
lên, càng khiến chúng ta thêm thấu hiểu những khó khăn ấy:

"Trùng san chi ngoại hựu trùng san"


(Núi cao rồi lại núi cao trập trùng)
Trên bước đường chuyển lao ấy, Người còn phải băng rừng, vượt suối, trải qua bao khó khăn
trên bước đường gập ghềnh. Với đôi chân mang gông cùm, Người phải lê chân trèo lên
những đỉnh núi cao, không chỉ một mà là hết ngọn núi này đến ngọn núi khác cứ liên tiếp nối
nhau trước mắt Người. "Trùng san" (núi cao), từng ngọn cứ liên tiếp "chi ngoại hựu trùng
san". Điệp từ "trùng san" được lặp lại trong câu, một đứng đầu, một đứng cuối khiến cho
chúng ta khi đọc lên có cảm tưởng từng ngọn núi cứ dập dềnh liên tiếp trước mắt, tưởng như
là bất tận, liên hồi. Vừa đi hết lớp núi này lại gặp ngay lớp núi khác, cứ thế, khó khăn chồng
chất khó khăn, gian lao nối tiếp gian lao. Phải chăng những đỉnh núi cao liên tiếp, những gập
ghềnh khó nhọc mà Người đang đi cũng là biểu tượng cho những khó khăn mà Cách mạng
đang gặp phải? Là những thử thách của cuộc đời dành cho ý chí của người tù nhân Cách
mạng giàu lòng yêu nước trước thành công cuối cùng?

Nếu hai câu thơ đầu chỉ nói đến nỗi gian lao của người đi đường thì sang câu này, mạch thơ
đã chuyển khác: mọi gian lao đều đã kết thúc, lùi về phía sau, nhường cho người đi đường
đến đỉnh cao chót vót, đó tuy cũng là lúc gian lao nhất nhưng đồng thời cũng là khi mọi khó
khăn kết thúc.
"Trùng san đăng đáo cao phong hậu"
(Núi cao lên đến tận cùng)
Hình ảnh núi non vẫn hiện lên sừng sững, nhưng lại chẳng thể ngăn bước chân của người
Cách mạng với ý chí quyết tâm kiên cường, chinh phục cả đỉnh núi cao nhất. Nhịp thơ ở đây
nghe thật nhanh, thật mạnh, thoảng trong đó là tiếng thở thật dồn dập của người tù khi đang
cố bước thật nhanh lên đỉnh núi. Sự khẩn trương ấy lan ra toàn câu thơ, mỗi từ lại càng thêm
mạnh, thêm khẩn trương, dồn dập hơn nữa. Vậy là nỗi gian lao của người đi đường núi dù có
chồng chất, triền miên, có vô vàn gian nan nhưng đó không phải là điều vô nghĩa mà trái lại,
có trải qua chặng đường dài gian lao thì mới đến được đích, càng nhiều gian lao thì thắng lợi
lại càng lớn. Hình ảnh nhân vật hiện lên không còn là người đi đường núi vất vả mà đã trở
thành người khách du lịch đến được vị trí cao nhất để thưởng ngoạn phong cảnh núi non hùng
vĩ bao la trước mắt.

"Vạn lý dư đồ cố miện gian"


(Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non)
Từ tư thế của một người tù đang trong cảnh đày đọa, Hồ Chí Minh bỗng vụt đứng lên trong
tư thế của một người tự do, Người chẳng còn mang xiềng xích, cũng chẳng bị đọa đày, tất cả
chỉ là cảm giác vui sướng, ung dung trước không gian mênh mông, bát ngát của đất trời. Câu
thơ thứ tư ấy thốt ra là một tiếng reo vui, mừng rỡ vô cùng. Sau chặng đường dài vất vả là
thế, cuối cùng người tù Cách mạng ấy cũng đã chạm đến được đỉnh của thiên nhiên, được
ngắm nhìn thiên nhiên mà Người trân trọng, yêu quý vô vàn.

Bài thơ "Tẩu lộ" (Đi đường) khép lại, thế nhưng đọng lại trong tâm trí chúng ta là hình ảnh
của một người tù Cách mạng kiên định dù trong gian khó vẫn giữ một ý chí quật cường. Bài
thơ vừa là lời bày tỏ những gian khổ của Bác trong những lần chuyển lao ở nhà tù Tưởng
Giới Thạch vừa là một chân lý Bác muốn nêu ra sau những lần chiêm nghiệm của mình.
Đường đi khó khăn, gập ghềnh, cũng như cuộc sống, như con đường Cách mạng vậy, nhưng
chỉ cần chúng ta có quyết tâm, có ý chí mạnh mẽ thì chắc chắn thắng lợi vẻ vang sẽ đến. Chắc
hẳn, mãi đến sau này, bài thơ vẫn sẽ mãi là một trong những tuyệt tác của Người - Hồ Chí
Minh: Người chiến sĩ Cách mạng - nhà thi nhân xuất sắc của dân tộc ta.

You might also like