You are on page 1of 10

MỞ BÀI:

(1)Bằng Việt, Lê Anh Xuân, Hoàng Cầm, (2)Có những ngày tháng không thể quên, cái
Phạm Tiến Duật đã tạo nên những nốt nhạc gian khổ ác liệt không thể quên, cả cái hào
bi tráng góp vào bản hợp xướng đậm chất hùng lãng mạn cũng không thể quên.May mắn
bi hùng về sự trường tồn bất tử của những thay, giữa những ngày tháng không thể quên
người lính cầm súng đứng lên đấu tranh ấy, lại có những bài thơ không thể quên, như
bảo vệ Tổ quốc. Đến với Quang Dũng ta lại Tây Tiến của Quang Dũng. Thật ra số phận
tiếp tục được thưởng thức một khúc tráng của Tây Tiến cũng khá truân chuyên. Đã có
ca về người lính cụ Hồ dặm trường hành lúc Tây Tiến được trích dẫn như một dẫn
quân trong cuộc đấu tranh chính nghĩa chứng để phê phán cái xu hướng gọi là “tiểu tư
phản đế, phản phong đầy nhụê khí. Trong sản” trong thơ kháng chiến nhưng rồi Tây
nhiệt tình sục sôi của những chàng Vệ quốc Tiến cuối cùng được nhớ lại như một kỷ niệm
quân ấy, ta thấy sự hào hoa phong nhã của đẹp của kháng chiến, một tiếng thơ bi tráng
những chàng trai thanh niên trí thức xếp của một nền thơ
bút nghiên lên đường nhập ngũ. Tình cảm
nhớ nhung về mảnh đất đã đến, con người
đã quen, đồng đội đã cũ được thể hiện đẹp
đẽ, tráng lệ thông qua thi phẩm “Tây Tiến”

THÂN BÀI:
-Quang Dũng là một hồn thơ hào hoa, lãng Tây Tiến là đoàn quân được thành lập vào
mạn, phóng khoáng, hồn hậu. Ông là con năm 1947, hoạt động chủ yếu ở biên giới
người đa tài: làm thơ, soạn nhạc, vẽ tranh... Việt- Lào, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội
Lào đánh tan sinh lực địch, bảo vệ biên giới
Việt-Lào.
- Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên
- Bài thơ ban đầu có tên là “Nhớ Tây Tiến”, Hà Nội, trong đó có nhiều sinh viên, học
được Quang Dũng sáng tác vào năm 1948 sinh (trong đó có Quang Dũng), chiến đấu
tại Phù Lưu Chanh (Hà Đông). Tác phẩm trong những hoàn cảnh gian khổ, vô cùng
được in trong tập “Mây đầu ô” thiếu thốn về vật chất.

Khổ 1: Câu thơ mở đầu bằng hình ảnh dòng sông


Mã- biểu tượng của thiên nhiên rừng núi Tây Bắc và
cũng chính là địa bàn hoạt động của đoàn quân Tây
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Tiến. Không phải ngẫu nhiên mà Sông Mã được nhắc
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi tới hai lần ở khổ đầu và khổ thơ thứ ba, bởi nó gắn
bó với người lính Tây Tiến trên mỗi bước đường
hành quân và là chứng nhân cho bao kỉ niệm một
thời gian khó.Với thủ pháp “lắng dần” của điện ảnh,
tác giả để dòng sông Mã gọi về nỗi nhớ để rồi mờ
dần cho dòng cảm xúc về đoàn quân Tây Tiến xuất
hiện. Giữa hai danh từ ấy dường như có chút xót xa,
nuối tiếc qua từ “xa rồi”. Thiên nhiên Tây Bắc đã
thực sự lùi xa trong quá khứ cũng như đoàn quân
Tây Tiến chỉ còn là kỉ niệm.
Ở câu thơ thứ hai, tâm trạng của tác giả trực
tiếp xuất hiện qua điệp từ “nhớ” được lặp lại hai lần
có tác dụng nhấn mạnh, khắc sâu nỗi nhớ. Nhớ chơi
vơi là nỗi nhớ không có hình, không có lượng, hình
như nhẹ tênh tênh mà nặng vô cùng, bởi không đo nó
được, không cân nó được, chỉ biết nó lửng lơ, đầy
ắp, mênh mông, nó ám ảnh tâm trí mình, nó da diết
thương nhớ vô cùng
Ấn tượng sâu đậm nhất về Tây Tiến là ấn
tượng về rừng núi. Nỗi “nhớ chơi vơi” đã mở ra
những kỉ niệm về chặng đường hành quân qua núi
rừng Tây Bắc hùng vĩ, hiểm trở và thơ mộng với
những địa danh: Sài Khao, Mường Lát, Mường Hịch,
Mai Châu. Đó là nỗi nhớ trải dài theo không gian.
Sài Khao sương lấp đoàn
Cái huyền ảo, thơ mộng của thiên nhiên Tây Bắc
quân mỏi
được vẽ ra qua màn sương mù dầy đặc che lấp,
Mường Lát hoa về trong đêm bồng bềnh như sương như khói, mơ hồ, huyền ảo...
hơi 12/14 từ là thanh bằng gợi cảm giác nhẹ nhàng, ngân
nga. Tây Bắc với những đỉnh núi mù sương, với
những thung lũng sương che sớm chiều thực sự làm
rung động chất thơ trong tâm hồn Quang Dũng cũng
như chất họa trong con người đa tài ấy. Thiên nhiên
từ chỗ chìm lấp đã dần dần lùi ra sau, trở thành
phông nền thơ mộng cho người lính Tây Tiến xuất
hiện. Họ đi trong sương, lẫn vào màn sương và ẩn
hiện cái dáng mỏi mệt trên con đường hành quân
Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm dặm dài.
thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi Nếu những câu thơ trên, Quang Dũng chủ
trời yếu sử dụng thanh bằng tạo cảm giác mềm mại thì
Ngàn thước lên cao, ngàn đến bốn câu thơ sau, những thanh trắc gồ ghề tạo
thước xuống nên ấn tượng không dứt về những con dốc đèo Tây
Nhà ai Pha Luông mưa xa
Bắc. Điệp từ “dốc” được lặp lại hai lần trong một câu
khơi
thơ kết hợp với từ láy “khúc khuỷu”, “thăm thẳm” có
tác dụng gợi cái hiểm trở, dữ dội của những dốc
những đèo, những khúc cua tay áo, những núi đá tai
mèo sắc nhọn và sự gập ghềnh của con đường hành
quân. Đứng trên đỉnh dốc núi cao, họ nhìn xuống con
đường hiểm trở vừa vượt qua và con đường gấp
khúc hun hút sẽ đi xuống.Hình ảnh thơ thật đối xứng,
câu thơ như một đường thẳng bị bẻ gấp lại. Có
những khi họ phải vượt lên những con dốc dựng
đứng và lại di chuyển xuống những con đường sâu
hun hút., câu thơ gợi cho người đọc cảm giác bất
ngờ như một làn hơi sương lạnh thốc vào giác quan
khi chứng kiến cảnh vật biến động không ngừng.
Trong cái hiểm trở, dữ dội ấy, những người lính đã
vượt lên tất cả: “Heo hút cồn mây súng ngửi trời”. Từ
láy “heo hút” được đảo lên đặt ở đầu những câu thơ
gợi tả độ cao cũng như sự hẻo lánh của những dốc
đèo Tây Bắc, như thể lính Tây Tiến là những con
người đầu tiên đặt chân được đến đây vậy! Hình ảnh
“súng ngửi trời” gợi cho ta cảm nhận hình ảnh lạc
quan tươi trẻ của những người lính hiện lên sừng
sững giữa mây trời Tây Bắc. Họ đi trên những dốc
cao, đi giữa những cồn mây, mũi súng nhấp nhô theo
nhịp bước quân hành tạo nên hình ảnh rất tinh
nghịch, rất lính.
Cũng có lúc trên đường hành quân giữa dốc núi,
người lính dừng lại, phóng tầm mắt ra xa và bỗng
thấy:Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi. Câu thơ gồm
toàn những thanh bằng và hầu hết là thanh không có
tác dụng gợi cảm giác nhẹ nhàng, lâng lâng, bâng
Anh bạn dãi dầu không bước khuâng của người lính khi sau một chặng hành quân,
nữa qua bao núi rừng hiểm trở và heo hút bỗng nhìn thấy
Gục lên súng mũ bỏ quên đời xa xa những ngôi nhà thấp thoáng trong mưa như
những con thuyền giữa biển khơi.
Gian khổ tưởng như đã vượt lên trên giới hạn chịu
đựng của con người. Những người gục xuống trên
đường đi, gục xuống khi chân còn đi; chỉ khi “không
bước nữa”, không thể bước nữa mới “gục lên súng
mũ”, và thế là “bỏ quên đời” chứ không phải nằm
xuống, ngã xuống. Cái ý thơ này dẫu buồn mà vẫn
không bi đát, bởi vì con người ở đây vẫn vượt lên
mình, dẫu không áp đảo được khó khăn nhưng
không khuất phục, và cho đến khi chết, vẫn chết
trong cuộc hành trình. Thật là một hình ảnh vừa bi
vừa hùng. Nó đúng với cái không khí thời đại của
đấtnước đang bước vào một cuộc chiến đấu mà mỗi
người chỉ có hai tay không và một tấm lòng, phải
đương đầu với súng đạn bom pháo của một bầy giặc
mạnh, chiến đấu cho một lời thề thiêng liêng: “Cảm tử
cho Tổ quốc quyết sinh”. Mỗi cuộc ra đi đều không
hẹn ngày về, giống như lời một bài hát rất thịnh hành
Chiều chiều oai linh thác gầm ngày đó:
thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp Đoàn vệ quốc quân một lần ra đi
trêu người.” Là có sá chi đâu ngày trở về…

Núi rừng được vẽ nên qua những đường nét ấn


tượng:
Tác giả sử dụng nghệ thuật nhân hóa: thác gầm,
cọp trêu. Hai thanh âm vực cao “thác/ thét” cùng hai
thanh âm vực thấp “Hịch/ cọp” đã gợi tả dữ dội,
hoang sơ và đầy hiểm họa của núi rừng miền Tây
cùng hai từ láy “chiều chiều/ đêm đêm” diễn tả sự
luân hồi, tuần hoàn của bánh xe thời gian. Núi rừng
miền Tây là nơi ngự trị/ chứa đựng sức mạnh dữ dội
muôn đời của thiên nhiên lắm núi nhiều rừng của Việt
Nam. Là một nhà thơ tài hoa, Quang Dũng đã tạo
nên những vần thơ “thi trung hữu họa, thi trung hữu
nhạc”, vừa dữ dội khắc nghiệt lại vừa thơ mộng trữ
tình. Ở Tây Bắc cứ mỗi buổi chiều tà lại nghi thấy
tiếng thác nước gầm thét đổ xuống và mỗi đêm
khuya lại tưởng như nghe thấy tiếng cọp trêu người.
Cách dùng đảo từ ở câu 1 kết hợp với các từ có
thanh nặng “Hịch”, “cọp” đi liền nhau giữa một câu
thơ toàn thành bằng, gợi ấn tượng sâu đậm về một
vùng đất bí ẩn, hoang sơ không có bóng người và cái
“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói quá trình rình mồi và vồ mồi của loài cọp dữ, đồng
Mai Châu mùa em thơm nếp
thời tựa như có cả nhịp đập trong trái tim những
xôi”
người lính Tây Tiến trước giờ khắc thử thách đầy
sinh tử của thiên nhiên Tây Bắc. Ta chớ quên rằng
người lính Tây Tiến như Quang Dũng chỉ vừa mới ra
đi từ một mái trường hoặc một góc phố nào đó của
Hà Nội – Thăng Long, nơi có Hồ Gươm, Tháp Bút,
Tháp Nghiêng, có liễu Hồ Tây, có ba mươi sáu phố
phường, có cả những cuộc chiến đấu trên chiến luỹ
ác liệt mà vẫn pha nét hào hoa… ấn tượng trước
miền Tây vì thế càng ghê gớm.
Rồi giữa những kỷ niệm khổ và đau như thế,
đoạn thơ bỗng khép lại bằng một kỷ niệm thật ấm áp,
như một tiếng hát vui bỗng vút lên. Cái khổ cái buồn
ấy thật đáng nhớ, vì thế cái ngọt bùi giữa bao nhiêu
buồn khổ ấy lại càng đáng ghi nhớ hơn. Mùi cơm nếp
xôi ấm tình quân dân đồng thời cũng làm ấm lòng
người chiến sĩ Tây Tiến li hương. Kỉ niệm càng nhỏ
bé thì nỗi nhớ càng sâu sắc.

KHỔ 2:
Tây Tiến là đoàn quân của những người lính trẻ, đáp lại tiếng gọi thiêng liêng của Tổ
quốc đã sẵn sàng rời những mái trường để lên đường Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. Mang
theo cùng những ý chí sắt đá, mộng ước chiến chinh là những tâm hồn tinh tế bẩm sinh của
những chàng trai ra đi từ Hn băm sáu phố phường. Sau những giờ phút chiến chinh dặm
trường, họ trở về với cuộc sống đời thường với thơ ca và âm nhạc, tạm gác lại những sục sôi
căm hờn là những trái tim hào hoa tình tứ, lãng mạn đa tình.

Lính Tây Tiến không chỉ có những giây phút hành


Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa quân gian khổ mà còn có những giờ khắc giao lưu văn
/Kìa em xiêm áo tự bao giờ nghệ với đồng bào Tây Bắc. Cảnh một đêm liên hoan ở
/Khèn lên man điệu nàng e ấp/
doanh trại được tập trung miêu tả từ các phương diện: âm
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ.
thanh, ánh sáng, dáng điệu con người. Đây là một cảnh
thường gặp trong kháng chiến, thế nhưng cái cảnh sinh
hoạt bình thường ấy đi vào thơ QD trở thành hội đuốc hoa:
Cấu trúc đảo ngữ “bừng lên hội đuốc hoa” đã có tác dụng
tô đậm ấn tượng bất ngờ, đột ngột về ánh sáng rực rỡ khiến
ta có cảm giác như có hàng ngàn ngọn đuốc hoa đột ngột
thắp lên làm sáng cả núi rừng. “Hội đuốc hoa” cũng gợi lên
vẻ đẹp tình tứ, lãng mạn như một đám cưới. Trên cái nền
ánh lửa lung linh ấy, nổi bật dáng hình uyển chuyển của
những nàng sơn nữ: Kìa em xiêm áo tự bao giờ/Khèn lên
man điệu nàng e ấp. Cảnh hiện lên trong hoài niệm song
lời thơ lại gợi cho chúng ta cảm giác như đó là cảnh hiện
lên ngay trước mắt nhà thơ. Từ “ kìa” thể hiện sự ngạc
nhiên, sung sướng của những người lính trẻ trước trang
phục, trước vẻ đẹp dịu dàng, tình tứ, mới lạ của những
thiếu nữ Tây Bắc. Đoạn thơ đã làm nổi bật vẻ đẹp lãng
mạn, tình tứ trong tâm hồn của đoàn quân Tây Tiến. Chúng
ta đều biết, những tâm hồn lãng mạn, những nhà thơ lãng
mạn thường có cảm hứng mạnh mẽ, mãnh liệt trước cái đẹp
phương xa, xứ lạ. Những chiến sĩ Tây Tiến cũng vậy, họ
mê say, ngất ngây trước vẻ đẹp của những thiếu nữ Tây
Bắc với những bộ xiêm áo mang màu sắc riêng của núi
rừng Tây Bắc, khác hẳn những tà áo dài tha thướt của các
thiếu nữ Hà Thành. Thêm vào đó là những “man điệu” -
những điệu múa, điệu nhạc lạ và vẻ e ấp, tình tứ của các
thiếu nữ Tây Bắc. Những câu thơ này của Quang Dũng gợi
nhớ cho ta đến câu thơ của Nguyễn Đình Thi: “ những đêm
dài hành quân nung nấu/ Bỗng bồn chồn nhớ mắt người
yêu”. Cái chất hào hoa, lãng mạn, đa tình này dường như là
vẻ đẹp đặc sắc của những người lính trong thời kì kháng
chiến chồng Pháp. Câu thơ kết là một câu thơ rất đặc sắc,
nó gồm hầu hết là thanh bằng, có tác dụng diễn tả cảm giác
mơ màng, lâng lâng của người lính:Nhạc về Viên Chăn xây
hồn thơ. Phải là một con người hào hoa đến thế nào, mộng
mơ đến thế nào thì mới có thể xây hồn thơ – mơ đến Vien
Chăn – mơ đến ngày chiến thắng khi nghe những man điệu
ấy. Giọng thơ cuối đoạn ngân dài như những tình cảm xao
xuyến, âm vang mãi trong lòng người.
Đoạn thơ không chỉ giúp ta cảm nhận được cái tưng bừng,
nhộn nhịp của doanh trại trong đêm liên hoan mà còn gợi
cho chúng ta cảm nhận được cái tưng bừng, nhộn nhịp
trong lòng những người lính trẻ - những chàng trai có tâm
hồn lãng mạn, hào hoa, mơ mộng.
Từ khung cảnh một đêm liên hoan lửa trại ấm áp
tình quân dân, nỗi nhớ của nhà thơ đã tỏa rộng, hướng về
những khoảng không gian sông nước đầy chất thơ của
Tây Bắc: Trong đoạn thơ này, ta thấy vang lên điệp khúc
của những câu hỏi “có thấy…có nhớ…”.Phải chăng nhà
Người đi Châu Mộc chiều sương thơ muốn đánh thức trong tâm tưởng, muốn gợi về trong
ấy
nỗi nhớ của người lính Tây Tiến những hồi ức đẹp đẽ nhất.
/Có thấy hồn lau nẻo bến bờ/
Có nhớ dáng người trên độc mộc/ Bức tranh sông nước Tây Bắc được hiện lên với nét vẽ
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa/ chấm phá thật tinh tế, tài hoa.
Chỉ với 4 dòng thơ, tác giả đã mở ra trước mắt ta một
không gian sông nước mênh mang rộng lớn trong đó thấp
thoáng bóng người, bóng hoa và những bông lau trong một
buổi chiều sương. Cách sử dụng từ ngữ của tác giả thật tinh
tế. “Chiều sương” như đã trộn lẫn cả thời gian và không
gian, gợi mở trước mắt ta một không gian huyền ảo, bồng
bềnh sương khói, rất đặc trưng cho núi rừng Tây Bắc.
Cảnh buổi chiều miền Tây hiện lên trên trang thơ của QD
thật rõ nét. Khi chiều xuống, cả đất trời chìm trong màn
sương khói mờ ảo, lãng đãng. Đi trong chiều sương – trong
cảnh vừa thực, vừa hư ảo ấy, những người lính trẻ với tâm
hồn lãng mạn đã thấy “hồn lau nẻo bến bờ”, thấy bạt ngàn
rừng lau hai bên bờ sông đang lay động trong gió như có
hồn, như xôn xao một nỗi niềm. Những ngàn lau xám bạc
phất phơ nơi bến bờ hoang vắng, như chưa từng in dấu
chân người, gây một ấn tượng mạnh mẽ cho những chàng
trai trẻ ra đi từ 36 phố phường Hà Nội. Vẻ đẹp của một
buổi chiều sương huyền ảo với những ngàn lau xám hiu hắt
là một vẻ đẹp nguyên sơ, tinh khiết, tiêu biểu cho chất thơ
của núi rừng Tây Bắc.
Những người lính Tây Tiến còn cảm nhận được cái dáng
đầy chất tạo hình của những con người Tây Bắc và cái ngả
nghiêng “đong đưa” của những bông hoa rừng. Ở đây, QD
không tả mà chỉ gợi. Hình ảnh “dáng người trên độc mộc”
đã gợi vẻ đẹp khỏe khoắn của những chàng trai, những cô
gái, những người dân Tây Bắc trên con thuyền độc mộc lao
trên dòng sông. Hình ảnh đó gợi liên tưởng đến những
người nghệ sĩ trên sóng nước, đến cái “chất vàng mười”
của con người Tây Bắc như lời nhận định của Nguyễn
Tuân. Như hòa hợp với con người những bông hoa rừng
cũng “đong đưa” như cố tình làm duyên làm dáng trên
gương nước tròng trành. Những cảnh đẹp thơ mộng, lãng
mạn như thế chỉ có thể hiện trong con mắt của những
chàng trai trẻ hào hoa, đa tình.
Tóm lại, 4 câu thơ như 1 bức tranh thủy mặc tuyệt đẹp
với những nét chấm phá tinh tế, mềm mại, tài hoa. Nhà thơ
không chỉ gợi tả mà còn truyền đuợc cái hồn của cảnh và
con người, từ đó giúp ta cảm nhận được vẻ đẹpcủa thiên
nhiên và con người Tây Bắc. Cũng qua những hình ảnh
thơ đặc sắc ấy, chúng ta còn cảm nhận được vẻ đẹp của
những người lính Tây Tiến - những chàng trai lãng mạn, đa
tình, hào hoa.

ĐOẠN 3:
“Tây Tiến đoàn binh không mọc Nếu cần sự độc đáo thì mấy từ “không mọc tóc” đã đạt đến
tóc chỗ tột cùng của độc đáo, nhưng như thế thì có chân thật
Quân xanh màu là dữ oai hùm” không? Hình ảnh anh bộ đội có trở nên quái đản không?
Không! Bởi vì, đây là hình ảnh anh “vệ trọc” nổi tiếng một
thời, hình ảnh như một dấu ấn không thể phai của những
chàng trai từ thành phố, từ dưới các mái trường “xếp bút
nghiên” bước vào chiến đấu, với một lòng yêu nước hoàn
toàn vô tư và một chút lãng mạn của một khách chinh phu
và một tráng sĩ “gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao”. Hình
ảnh anh bộ đội trong cái năm đầu tiên của kháng chiến ấy
có thể hoàn toàn thoát được hình ảnh người anh hùng mà
văn thơ lãng mạn đã tạo nên, cả từ “Chinh phụ ngâm” của
Đặng Trần Côn hay “Chí anh hùng” của Nguyễn Công Trứ.
Mà đã có “đoàn binh không mọc tóc” thì tất nhiên cũng có
được “quân xanh màu lá dữ oai hùm”. Hơn nữa cái vẻ “dữ
oai hùm” ấy cũng hoàn toàn tương xứng với một ý thơ của
đoạn đầu:
“Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”
Người lính Tây tiến phải hành quân chiến đấu trong 1
địa bàn rất rộng và vô cùng hiểm trở. Thiên nhiên núi rừng
Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội bao nhiêu thì gian khổ mà người
lính Tây tiến phải chịu đựng, phải vượt qua càng lớn lao,
chồng chất bấy nhiêu. Và trong hoàn cảnh khó khăn, gian
khổ và ác liệt ấy,vẻ đẹp tâm hồn của cùng ngời sáng hơn
bao giờ hết. Vẻ đẹp tâm hồn của người lính Tây Tiến đã
được bộc lộ rất rõ qua 2 câu thơ:“Mắt trừng gửi mộng qua
biên giới/Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”. Trong những
chiến sĩ Tây tiến, những mộng ước chiến chinh, những khát
vọng và lí tưởng chiến đầu luôn luôn thôi thức, giục giã và
được biểu hiện bằng trạng thái cụ thể: “mắt trừng gửi
mộng qua biên giới”. Từ “trừng” đã thể hiện rõ cái nội lực,
cái ý chí quyết tâm của người lính. Song hành với mộng
ước chiến chinh ấy là nỗi nhớ mong quê hương, nhớ người
thân:“Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”. Có thể nói câu
thơ đã giúp ta hiểu rõ vẻ đẹp tâm hồn của những ngừoi lính
Tây Tiến. Họ là những chàng trai vừa có chí lại vừa rất có
“Mắt trừng gửi mộng qua biên tình. Mặc dù cuộc sống chíên đấu rất gian khổ, mặc dù
giới đang ở nơi viễn xứ “hoang vu, heo hút nhưng những người
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
lính Tây tiến đêm đêm vẫn mơ, vẫn nhớ về Hà Nội với
những “dáng kiều thơm”. Có lẽ những tình cảm rất mộng
mơ ấy đã nâng đỡ tinh thần của những người lính, giúp cho
họ vượt qua mọi khó khăn gian khổ. Chúng ta đã biết phần
đông những chiến sĩ Tây Tiến là học sinh, sinh viên, trí
thức ra đi từ Hà Nội. Bởi thế trong nỗi nhớ quê hương của
họ, một “dáng Kiều thơm” – dáng vẻ duyên dáng, thanh
lịch của những người thiếu nữ Hà Thành hiện lên là một
điều dễ hiểu. Hai câu thơ đã bộc lộ vẻ đẹp rất riêng của
người lính Tây Tiến - những chàng trai Hà thành hào hoa,
lãng mạn. Họ không chỉ giản đơn là những con người mang
trong mình khát vọng chiến đấu mãnh liệt mà trong họ còn
có những rung động, những tình cảm tinh tế, mộng mơ. Họ
có thể oai nghiêm dữ tợn trước quân thù, ngang tàng đến
phớt đời trước những gian nguy thử thách. Nhưng sâu thẳm
trong tâm hồn họ vẫn vẹn nguyên bao cảm xúc mộng mơ,
bao khát vọng tình yêu và hạnh phúc. Câu thơ khiến ta liên
tưởng đến hai câu của Nguyễn Đình Thi: Những đêm dài
hành quân nung nấu/ Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu.
Trong nỗi nhớ niềm mơ của những người lính Tây Tiến có
sự thống nhất giữa tình cảm chung và niềm khao khát riêng
tư. Cái chung làm cho cái riêng trở nên cao cả, cái riêng
làm cái chung trở nên sâu sắc.
Lính Tây Tiến còn là những người có lý tưởng sống,
chiến đấu cao đẹp. Và một khi chiến đấu vì mục đích
cao cả thì cái chết với họ cũng nhẹ tựa lông hồng. Là
một hồn thơ hào hoa, lãng mạn song QD cũng không né
tránh hiện thực. Nhà thơ không chỉ miêu tả cuộc sống chiến
đấu đầy gian khổ của người lính Tây Tiến mà còn nhìn
thẳng vào sự thật, miêu tả những cái chết của họ
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời Có thể nói, đoạn thơ miêu tả cái chết của những người
xanh lính Tây Tiến là đoạn thơ khá hiếm hoi. Chặng đường hành
quân của đoàn quân Tây Tiến là một miền biên cương xa
xôi. Người chiến sĩ Tây tiến đã ngã xuống và phải tạm thời
nằm lại ở nơi núi rừng haong vắng ấy. Những nấm mồ của
chiến sĩ đã trải dài dọc theo con đường hành quân của binh
đoàn Tây Tiến: Rải rác biên cương mồ viễn xứ. Câu thơ thể
hiện nỗi xót xa vô hạn của nhà thơ trước cái chết của đồng
chí, đồng đội thân yêu. Nét đặc sắc của đoạn thơ này là tuy
nói về cái chết mà không chỉ một mà là nhiều cái chết song
đoạn thơ không gợi cho ta cảm giác bi lụy mà để lại trong
ta cảm xúc bi tráng. Miêu tả cái chết, QD đã làm nổi bật vẻ
đẹp bi tráng của người lính. Có được thành công đó là vì:
Nhà thơ đã dùng một loạt từ Hán Việt: “biên
cương”, “mồ”, “viễn xứ”, “độc hành”…do đó đã tạo được
không khí thiêng liêng, trang trọng, tôn nghiêm thêm
những nấm mồ người lính.Nhà thơ nói đến cái chết, nhấn
mạnh đến cái chết thương tâm là để tô đậm thêm lẽ sống
cao đẹp của những ngưòi chiến sĩ. Những chàng trai trẻ ấy
đã quyết tâm dâng hiến đời mình cho Tổ Quốc, cho tiếng
Ta thấy phảng phất trong hình ảnh gọi “quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh”. Cái chết của họ là
thơ này âm hưởng lãng mạn của
một biểu hiện cảm động sự dâng hiến cao đẹp ấy. Câu thơ
những ngày đầu kháng chiến
chống Pháp. Khi ấy đất nước ta “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” đã mang đến cho ý
đâu đâu cũng vang lên tiếng hát thơ một vẻ đẹp lãng mạn hào hùng. “Đời xanh” là tuổi trẻ,
hào hùng của những đoàn quân là quãng đời đẹp nhất, quý giá nhất của mỗi con người,
cảm tử: nhất là khi “đời người chỉ sống có một lần” và “tuổi trẻ
Đoàn vệ quốc quân một lần ra đi/ chẳng hai lần thắm lại” (Xuân Diệu). Dù biết ra đi lúc cuộc
Nào có mong chi đâu ngày trở về/ đời đang “xanh”, cuộc đời trai vô cùng quý giá “đời mặn
Ra đi, ra đi bảo tồn sông núi/ nồng hứa hẹn biết bao hoa” (Tố Hữu) nhưng những người
lính Tây Tiến vẫn “ chẳng tiếc”, họ quyết tâm dâng hiến
Ra đi, ra đi thà chết chớ lui.
những đời xanh ấy cho Tổ Quốc. Cái hào hùng lãng mạn
mang đậm chất trượng phu ấy đã thấm vào những câu thơ
của QD.
Nhìn thẳng vào cái bi, cái mất mát, QD đã phát hiện
ra vẻ đẹp kì diệu của những người lính Tây Tiến ngay trong
cái chết. Những chàng trai ấy đã ngã xuống trong tư thế
Áo bào thay chiếu anh về đất lẫm liệt, hào hùng, giữa một không gian, âm hưởng hoành
Sông Mã gầm lên khúc độc hành” tráng. Sự thực đoàn quân Tây Tiến sống và chiến đấu trong
hoàn cảnh vô cùng gian khổ, thiếu thốn. Khi những người
lính Tây Tiến hy sinh, đồng đội chôn cất họ chỉ với tấm áo
bạc màu dãi dầu sương gió vẫn mặc hàng ngày. Vậy mà
trong mắt của nhà thơ, thi thể họ như được bọc trong tấm
áo bào sang trọng. Cách nhìn, cách phát biểu của nhà thơ
cũng xuất phát từ cái tráng ấy. Riêng chi tiết thực này:
người tử sĩ được mai táng trong chính quần áo của mình
(không có cả chiếu), Quang Dũng đã nói khác đi. Nhà thơ
không nói “áo” mà nói “áo bào”, và khi nói “áo bào” thì ta
không còn nghĩ đến “áo” nữa mà nghĩ đến một cái gì đẹp
và hùng tráng hơn rất nhiều. Nói “áo bào” không phải là thi
vị hóa hay “tiểu tư sản”, “mộng rớt” như có người đã nói.
Người tráng sĩ thời phong kiến coi “da ngựa bọc thây” là
một niềm vinh quang thì với người lính bảo vệ đất nước
ngày nay, “áo bào thay chiếu anh về đất” là một hình ảnh
đầy sức mạnh ngợi ca.
. Và ở đây, nói về sự hy sinh, QD đã dùng hình ảnh “anh về
đất”. Ra đi, với Quang Dũng, là sự trở về, trở về với đất
Mẹ thân yêu, cũng có thể hiểu là hành động tựu nghĩa của
người anh hùng. Cách diễn đạt đó gợi cho ta cảm nhận cái
chết rất nhẹ nhàng. Cách nói này cũng là để những người
lính “hóa thân vào dáng hình xứ sở/ Làm nên đất nước
muôn đời” (Đất nước/ Nguyễn Khoa Điềm).
Tiễn đưa anh về nơi an nghỉ cuối cùng có tiếng gầm
của sông Mã Tiếng, là tiếng khóc của thiên nhiên, là điệu
nhạc vĩnh quyết, là khúc ca bi hùng tiễn đưa người lính vào
cõi vĩnh hằng. Cái chết của người lính khiến cả non sông
xúc động. Giây phút tiễn đưa các anh về đất có khúc nhạc
hùng tráng, dữ dội của sông Mã. Âm hưởng hoành tráng ấy
đã nâng tầm vóc của những người lính Tây Tiến lên tầm sử
thi hoành tráng, khiến họ trở nên lớn lao, kì vĩ. Cái chết vô
danh của các anh đã trở nên bất tử.
Tây Tiến là một bài thơ tiêu biểu nhất của hồn thơ
Quang Dũng và là một trong những thi phẩm xuất sắc nhất
viết về anh bộ đội trong kháng chiến chống Pháp. Tây Tiến
là nỗi nhớ của Quang Dũng về những người đồng đội của
mình đã từng sống, chiến đấu, hi sinh trong đoàn binh Tây
Tiến: Nhưng trong mạch cảm xúc tràn đầy nhớ thương
Quang Dũng còn dựng lên bức tượng đài về người lính Tây
Tiến nói riêng và những người chiến sĩ cách mạng nói
chung: Quang Dũng bằng những câu thơ của mình góp vào
bảo tàng những chân dung, những người lính vệ quốc 1 bức
tưọng đài kỳ vĩ không thể thay thế được soi chiếu bởi
những nguôn ánh sáng như tương phản nhau, nguồn ánh
sãng toả ra từ những hiện thực nghiệt ngã của đời sống và
nguồn ánh sáng từ cảm hứng lãng mạn. Nhớ những người
lính Tây Tiến, Quang Dũng nhớ về những con người phi
thường, rất hào hùng mà cũng rất đỗi hào hoa.

Tóm lại:Với cảm hứng lãng mạn, với những từ ngữ


chọn lọc, tinh tế, QD đã khiến những dòng thơ miêu tả cái
chết thành những dòng thơ ca ngợi sự hy sinh quên mình vì
Tổ Quốc của các chiến sĩ Tây Tiến. Đoạn thơ mô tả những
mất mát đau thương, đã làm nổi bật vẻ đẹp của người lính
Tây Tiến. Họ đẹp bởi lẽ sống cao quý, đẹp bởi sự hy sinh
anh dũng. Đó là vẻ đẹp bi tráng.

You might also like