You are on page 1of 2

Cải cách của Vua Minh Mạng về giáo dục(tổ chức giảng dạy)

Vua Minh Mạng là người tinh thông Nho học, coi trọng học vấn, khoa cử; bản thân ông cũng là
một học giả, đã từng làm thơ, soạn sách, luôn khuyến khích quần thần chăm chỉ đọc sách, biên
soạn sách vở và mong muốn trọng dụng người tài. Ông được đánh giá là vị vua có nhiều thành
tích nhất của nhà Nguyễn.
Ông thường nói: “Đạo trị nước phải gây dựng nhân tài.”

Chân dung Hoàng đế Minh Mạng trong sách của John Crawfurd

Năm Quí vị (1823), tháng Mười hai, Vua Minh Mạng nhân bàn việc học cùng Thị thần dạy rằng
việc cử nghiệp chỉ học sử Hán,Đường,Tống chỉ câu nệ lối hủ lậu mà khoe với nhau, mỗi nhà lập
riêng một cách học, nhân phẩm cao hay thấp, khoa trường lấy hay bỏ đều theo nề nếp ấy. Lối học
như thế nên nhân tài ngày kém lần đi. Nhưng thói quen đã lâu, đổi ngay cũng khó, vài năm sau
sẽ lần lần mà đổi lại.
Vua Minh Mạng chắc rất chú trọng tới sự kén chọn quan vào dậy học ở trường Quốc Tử Giám.
Năm 1821, ông đặt chức Tế tửu và Tư nghiệp, cho xây dựng mở mang thêm tòa Di Luân Đường
5 gian 2 chái; phía sau là giảng đường 7 gian 2 chái; hai dãy nhà học đều 3 gian 2 chái, xung
quanh là tường thành.

Năm 1822 mở lại thi Hội, thi Đình. Ông còn cho đặt đốc học ở thành Gia Định, ông giao trọng
trách cho nhà giáo Nguyễn Trọng Vũ người Nghệ An, giữ chức Phó Đốc học chăm lo việc học
hành ở Nam Bộ.
Bấy giờ, ở Gia Định có Trịnh Hoài Đức là người có học vấn cao nên được nhà vua tin dùng,
phong làm Hiệp Biện Đại học sĩ, Thượng thư Bộ Lại kiêm Thượng thư bộ Binh.
Vua còn đặt ra lệ ai được thăng quan bổ nhiệm đều lên linh nhậm chức nhằm kiểm tra năng lực
và khuyên bảo.
Năm Giáp Thân (1824), tháng Năm, “Ngài cho quan Lang trung Bộ Lại là Nguyễn Công Trứ,
Lang trung Bộ Lễ là Thân Văn Quyền đều thọ chức Tư nghiệp trường Quốc Tử Giám vì Hoàng
Kim Hoán (không biết chức gì) tâu (như sau này): Hai ông ấy, một ông là khoa mục giỏi, một
ông là cống cử có tiếng, có thể làm khuôn phép được, nên Ngài mới bổ cho chức ấy”.
Vua lệnh cấp 10 quan tiền cho các giám sinh nghèo để làm lộ phí về thăm cha mẹ già yếu 3
tháng, hết hạn giám sinh phải quay lại Quốc Tử Giám tiếp tục học tập.Năm thứ 6(1825),Vua
xuống chỉ cấp mỗi giám sinh 10 quan tiền để chi dùng cho dầu đèn.

Năm Ất Dậu (1825), tháng Giêng, quan Tế tửu Trần Trọng Tuân, tư nghiệp Thân Văn Quyền vì
dậy bảo không chăm, tuyển cử không tinh, phải truất.

Năm 1836, ông cho thành lập "Tứ dịch quán" để dạy ngoại ngữ (tiếng Pháp, Xiêm).
Năm thứ 10 (1829), giám sinh Tạ Đăng Đài mắc bệnh chết, không thể thi Hội, vua Minh Mạng
đã ban cho gia đình 50 quan tiền, 5 tấm vải để tỏ lòng thương xót.
Theo sách Khâm định Đại nam Hội điển sự lệ, vào năm thứ 21 (1840) trong lễ mừng thọ 54 tuổi,
vua Minh Mạng vẫn nghĩ đến các giám sinh học tập ở Quốc Tử Giám. Tất cả học sinh tôn thất,
giám sinh, cống sinh, ấm sinh đều được vua thưởng tiền đồng hạng lớn, hạng bé 100 quan.

You might also like