You are on page 1of 6

2.4.

Quản trị vận tải

Walmart luôn được biết đến với những sản phẩm có giá cả cạnh tranh, điều này
chủ yếu đến từ sự thành công trong việc giảm chi phí bằng chiến lược vận chuyển linh
hoạt. Điểm nổi bật của hệ thống vận tải Walmart đó là sự đáp ứng nhanh chóng và đầy
đủ nhu cầu cho khách hàng. Với gần 7.000 xe tải thuộc quyền sở hữu của Walmart,
điều này đã góp phần hỗ trợ việc giao hàng đến các địa điểm phân phối hiệu quả hơn.
Doanh nghiệp có thể chuyển các mặt hàng từ cơ sở phân phối đến cửa hàng trong
vòng 2 ngày và chất đầy kệ hàng 2 lần/tuần nhờ có đội xe tải chuyên dụng này. Vì vậy,
đội xe tải chuyên dụng đã trở thành cầu nối gắn kết giữa các cửa hàng và cơ sở phân
phối của Walmart.

Hình Xe tải chuyên dụng của Walmart

Một yếu tố mà Walmart cho rằng vô cùng cần thiết đó là những người tài xế tận
tâm để cung cấp dịch vụ cho khách hàng một cách tốt nhất. Vì vậy chỉ những tài xế có
kinh nghiệm với hơn 300.000 km không xảy ra tai nạn và không vi phạm giao thông
nghiêm trọng mới được thuê. Hiện Walmart đang hơn có 75.000 nhân viên và 7.800
tài xế. Hàng ngày, tài xế sẽ phải gửi số giờ làm việc trống của mình để phối hợp và
sắp xếp lịch giao hàng hiệu quả nhất. Việc này phụ thuộc khá nhiều vào thời gian dự
kiến để lô hàng di chuyển từ trung tâm phân phối đến cửa hàng.

Một lý do khác khiến chi phí của Walmart luôn ổn định ở mức thấp là vì họ mua
hàng với số lượng lớn nên việc vận chuyển tính trên từng đơn vị sản phẩm sẽ ít tốn
kém hơn. Mặt khác, Walmart nhập đa dạng các sản phẩm từ khắp nơi trên thế giới, từ
nhà cung lớn đến nhà cung cấp vừa và nhỏ, điều này giúp họ có thể tận dụng những
chiếc xe tải lớn hơn và tiêu tốn ít xăng hơn trong quá trình vận chuyển.

Nhìn chung, hệ thống vận tải của Walmart khá hiệu quả nhờ tính linh hoạt. Đó là
lý do tại sao Walmart có thể cung cấp các mặt hàng ở mức giá thấp hơn các doanh
nghiệp khác, từ đó đem lại cho họ lợi thế cạnh tranh cao hơn.

2.5. Quản trị kho bãi – tồn kho

2.5.1. Quản trị kho bãi

Walmart hiện đang vận hành 114 trung tâm phân phối tại Mỹ, mỗi trung tâm có
diện tích hơn 1 triệu mét vuông và hoạt động 24/7 để hỗ trợ liên tục cho đội xe tải.
Trong mỗi trung tâm sẽ có một số chuỗi trải dài hơn 5 km và phục vụ hơn 9.000 dòng
sản phẩm riêng biệt. Các trung tâm được bố trí một cách có hệ thống, mỗi trung tâm
hỗ trợ hoạt động cho 75 - 100 cửa hàng trong bán kính 250 dặm. Hầu hết các danh
mục sản phẩm đều có tỷ lệ quay vòng hàng tồn kho khá cao ở mức 2 tuần/lần.

Ngoài ra, Walmart cũng đang lên kế hoạch tự động hóa hoặc tự động hóa một
phần rất nhiều các kho hàng trên nước Mỹ trong những năm tới bằng cách sử dụng
máy móc cũng như robot trong hầu hết các công đoạn. Trong đó, nhà kho Walmart tại
trung tâm Florida được đưa vào hoạt động từ năm 1991, theo kế hoạch đến cuối năm
2023, đây sẽ là nhà kho Walmart đầu tiên của Mỹ ứng dụng dây chuyền tự động hóa
xử lý hầu hết các kiện hàng. Kế hoạch này sẽ giúp tăng khối lượng đơn hàng hãng có
thể xử lý, độ chính xác của các lô hàng, tốc độ của chuỗi cung ứng và giảm chi phí lao
động.

Hình Dây chuyền tự động của Walmart.


2.5.2. Quản trị tồn kho

Nếu một doanh nghiệp có quá nhiều hàng tồn kho sẽ dẫn đến chi phí lưu kho
cao, từ đó sẽ làm tăng tổng chi phí, giảm khả năng cạnh tranh cũng như lợi nhuận thu
được. Do đó, Walmart đã tạo ra chương trình “Nhà cung cấp quản trị hàng tồn kho”,
cụ thể Walmart sẽ kết nối các cửa hàng và trung tâm phân phối của mình với nhà cung
cấp thông qua hệ thống máy tính, hệ thống sẽ cho biết khi nào, sản phẩm nào sắp hết
hàng để nhà cung cấp có thể kịp thời cung ứng trực tiếp đến cửa hàng và trung tâm
phân phối nhằm tiết kiệm tối đa chi phí lưu kho.

Ngoài ra, Walmart còn áp dụng song song chiến lược “Cross-docking” để tối đa
hóa hiệu quả, nếu thông thường trung tâm phân phối được dùng để lưu trữ hàng hóa
thì với kỹ thuật này, trung tâm phâm phối sẽ là nơi mà các sản phẩm được phân loại,
tập hợp và sắp xếp vào các xe tải chứ không tập trung vào chức năng lưu trữ. Các
phương tiện vận chuyển sẽ rời khỏi trạm phân loại và được giao đến từng khách hàng
hoặc phân phối trực tiếp cho các cửa hàng và siêu thị mà rất ít hoặc hầu như không
phải lưu trữ hàng qua khâu trung gian. Điều này sẽ giúp cắt giảm chi phí nắm giữ và
lưu kho.

Nhà sản xuất/Nhà Trung tâm phân


Phân tách lô hàng
cung cấp phối Cross-doking

Chuẩn bị hàng
Gửi hàng cho
theo yêu cầu
khách hàng
khách hàng

Hình Sơ đồ vận chuyển hàng hóa khi áp dụng chiến lược “Cross-docking”

Có thể thấy mấu chốt của hệ thống quản trị tồn kho của Walmart là tập trung tối
ưu hóa lượng hàng tồn kho, giảm tối đa các chi phí liên quan đến tồn kho và đảm bảo
luôn có đủ hàng hóa để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
2.5.3. Giải pháp ứng dụng công nghệ

Hiện nay, Walmart đã và đang áp dụng rất nhiều giải pháp công nghệ khác nhau
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Có thể thấy Walmart tập trung rất
nhiều vào chuỗi cung ứng nói chung và nhà cung cấp nói riêng, vì vậy giải pháp hệ
thống quản lý quan hệ nhà cung cấp (SRM) sẽ cần thiết cho Walmart để giữ vững
cũng như củng cố quan hệ với nhà cung ứng – Một mắt xích vô cùng quan trọng trong
chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. Ngoài ra, SRM còn có thể tích hợp với các hệ
thống khác sẵn có của Walmart như CPFR và blockchain để nâng cao hiệu quả hoạt
động.

Các bước cần thiết để triển khai SRM:

1. Phân khúc nhà cung cấp (Segmentation): Là quá trình phân loại các nhà
cung cấp dựa trên một bộ tiêu chí đã xác định nhằm xác định các nhà
cung cấp chính (chiến lược) để tham gia vào SRM.
2. Quản trị (Governance): Các bước cơ bản là sự thống nhất trong tổ chức
và thiết lập các quy trình quản trị nội bộ cùng với quyền sở hữu được
phân công rõ ràng trong các mối quan hệ với nhà cung cấp.
3. Quản lý hiệu suất (Performance management): Bao gồm việc thiết lập
và theo dõi liên tục các biện pháp hoạt động đã được các nhà cung cấp
cấp 1 thống nhất thông qua quản trị SRM.
4. Phát triển nhà cung cấp (Supplier development): Là bàn đạp cho các
hoạt động tạo thêm giá trị có thể được thực hiện với các nhà cung cấp
chiến lược.
Hình Sơ đồ các bước thực hiện SRM

KẾT LUẬN

Chuỗi cung ứng là một phần thiết yếu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, đặc biệt
là đối với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành bán lẻ như Walmart. Vì để đưa
được sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng và thu được lợi nhuận, doanh
nghiệp cần có một chuỗi cung ứng hoạt động hiệu quả. Ngày nay, một trong những
cách để có thể nâng cao hiệu quả của chuỗi cung ứng đó là các giải pháp ứng dụng
công nghệ. Việc ứng dụng các công nghệ, mô hình như RFID, CPFR vào hoạt động
quản trị chuỗi cung ứng của Walmart đã góp phần nâng cao hiệu quả vận hành của
doanh nghiệp, đồng thời tạo được lợi thế cạnh tranh về giá cho Walmart trên thị
trường.

Walmart đã thành công trong việc tạo ra một chuỗi cung ứng tối giản nhưng vẫn
vận hành trơn tru, hiệu quả. Nhằm bắt kịp xu hướng hiện nay, Walmart đang ngày một
nỗ lực hơn trong việc ứng dụng công nghệ cũng như trí tuệ nhân tạo vào các khâu
trong chuỗi cung ứng của họ thông qua quan hệ hợp tác chiến lược với Microsoft. Đối
mặt với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp như Amazon, Costco – Những ông trùm bán lẻ
sở đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ, trí tuệ nhân tạo. Walmart cần cải thiện cũng
như nâng cao hơn nữa những kỹ thuật, công nghệ trong chuỗi cung ứng nói riêng và
toàn bộ doanh nghiệp nói chung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

https://www.academia.edu/30606586/
Case_Study_Wal_Marts_Supply_Chain_Management_Practices

https://babuki.vn/quan-tri-chuoi-cung-ung-walmart/

https://gosmartlog.com/kinh-nghiem-quan-ly-chuoi-cung-ung-cua-walmart/

https://www.academia.edu/37922141/M%C3%94_H%C3%8CNH_TH%C6%AF
%C6%A0NG_M%E1%BA%A0I_%C4%90I%E1%BB%86N_T%E1%BB
%AC_AMAZON_V%C3%80_WALMART

https://cafef.vn/ben-trong-nha-kho-tuong-lai-cua-walmart-tu-dong-hoa-toan-bo-day-
chuyen-cong-nhan-chi-viec-theo-doi-robot-hoat-dong-188230729211418323.chn

https://www2.deloitte.com/content/dam/Deloitte/ch/Documents/process-and-
operations/ch-en-operations-supplier-relationship-management.pdf

You might also like