You are on page 1of 59

TÀI LIỆU HỖ TRỢ HỌC TẬP

CÁC LỚP CHẤT LƯỢNG CAO


KHÓA 47
MÔN: LUẬT HÌNH SỰ
PHẦN CÁC TỘI PHẠM (2TC)

HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2023 – 2024


(Lưu hành nội bộ)

MỤC LỤC
PHẦN I: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC 1
1. Tên môn học 1
2. Số tín chỉ 1
3. Mục tiêu của môn học 1
4. Phương pháp giảng dạy 2
5. Phương pháp đánh giá 2
6. Đề cương chi tiết môn học 2
PHẦN II: CÂU HỎI LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP 27
+ A. Câu hỏi, bài tập ôn tập và hệ thống kiến thức 27
+ B. Câu hỏi, bài tập nâng cao. 32
PHẦN III: DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 41
I. Văn bản pháp luật 41
II. Tài liệu tham khảo 42
III. Các bản án và vụ án thực tế 43
PHẦN I
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC
LUẬT HÌNH SỰ- PHẦN CÁC TỘI PHẠM

1. TÊN MÔN HỌC : Luật hình sự- Phần các tội phạm
Chương trình cho các lớp Chất lượng cao

Môn học: Bắt buộc 


Tự chọn 

2. SỐ TÍN CHỈ : 2 TC
Tổng số tín chỉ: 2 tín chỉ = 30 giờ tín chỉ
Số giờ giảng lý thuyết = 22 giờ tín chỉ = 11 ca lý thuyết (1 ca = 2 giờ lý thuyết)
Số giờ thảo luận = 8 giờ tín chỉ = 8 ca thảo luận (1 giờ tín chỉ = 2 giờ thảo
luận = 1 ca thảo luận)

=> Tổng cộng = 19 ca Giảng + Thảo luận

STT Hình thức tổ chức Nội dung


giảng dạy
1. Giảng 1 Nhập môn phần các tội phạm
2. Giảng 2 Các tội xâm phạm tính mạng, sức
khoẻ, nhân phẩm, danh dự
3. Giảng 3 Các tội xâm phạm tính mạng, sức
khoẻ, nhân phẩm, danh dự (tt)
4. Thảo luận 1 Thảo luận cụm 1- lần 1
5. Thảo luận 2 Thảo luận cụm 1- lần 2
6. Giảng 4 Các tội xâm phạm sở hữu
7. Giảng 5 Các tội xâm phạm sở hữu (tt)
8. Giảng 6 Các tội xâm phạm trật tự quản lý
kinh tế (4 t)
9. Giảng 7 Các tội xâm phạm trật tự quản lý
kinh tế (tt)
10. Giảng 8 Các tội phạm về môi trường (2 t)
11. Thảo luận 3 Thảo luận cụm 2- lần 1
12. Thảo luận 4 Thảo luận cụm 2- lần 2
13. Thảo luận 5 Thảo luận cụm 2- lần 3
+ Kiểm tra quá trình số 1
14. Giảng 9 Các tội xâm phạm An toàn công
cộng, trật tự công cộng (3t)
15. Giảng 10 Các tội xâm phạm An toàn công
cộng, trật tự công cộng (tt) + Các
tội phạm về chức vụ (3 t)
16. Giảng 11 Các tội phạm về chức vụ (tt)
17. Thảo luận 6 Thảo luận cụm 3- lần 1
18. Thảo luận 7 Thảo luận cụm 3- lần 2
19. Thảo luận 8 Thảo luận cụm 3- lần 3
+ Kiểm tra quá trình số 2

3. MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC


Sau khi kết thúc môn học, người học sẽ:

* Về kiến thức
- Nắm vững những nét đặc trưng chung của một nhóm tội phạm.
- Nắm vững dấu hiệu pháp lý của các tội phạm cụ thể.
- Phân biệt các tội phạm

* Về kỹ năng
- Hình thành và phát triển kỹ năng phân tích luật
- Hình thành và phát triển kỹ năng vận dụng pháp luật để xác định tội danh
- Xây dựng kỹ năng xử lý thông tin, phân tích đánh giá các văn bản giải thích
luật về các tội phạm cụ thể.
- Xây dựng kỹ năng đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật.
* Về thái độ
- Hình thành và nâng cao ý thức trách nhiệm nghề nghiệp của người cán bộ thực
thi pháp luật trên cơ sở tôn trọng quyền con người và đấu tranh không khoan
nhượng với mọi vị phạm và tội phạm.
- Hình thành ý thức tuân thủ pháp luật trong việc xử lý tội phạm bằng việc định
tội danh phải dựa vào cấu thành tội phạm (quy định của pháp luật hình sự về tội
phạm)
- Khơi dậy sự say mê học tập, tìm tòi nghiên cứu khoa học, chủ động thích ứng
với những thay đổi của pháp luật và cuộc sống

* Các mục tiêu khác


- Phát triển kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm;
- Phát triển kỹ năng giao tiếp và thuyết trình trước công chúng
- Phát triển kỹ năng tổ chức thực hiện công việc
- Phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo, khám phá tìm tòi;
- Hình thành và phát triển năng lực tư duy sáng tạo độc lập có phê phán.

4. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY


- Thuyết trình kết hợp với thảo luận

5. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ


- Đánh giá thường xuyên (kiểm tra thường xuyên): bằng hình thức trắc nghiệm nhiều
trả lời hoặc hình thức khác do giáo viên giảng quyết định (tỷ trọng 50%)
- Đánh giá cuối kỳ: Thi viết hoặc vấn đáp (tỷ trọng 50%)

6. NỘI DUNG CHI TIẾT MÔN HỌC:


Môn Luật hình sự Việt Nam – Phần Các tội phạm (2 tín chỉ) có các nội dung sau
đây:
CHƯƠNG 1
CÁC TỘI XÂM PHẠM TÍNH MẠNG, SƯC KHỎE, NHÂN PHẨM, DANH DỰ
(4 tiết)

I. Khái niệm chung


1. Định nghĩa về nhóm tội phạm :
Là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, cố ý hoặc vô ý, xâm phạm đến tính mạng,
sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người.
Phân nhóm:
- Các tội xâm phạm tính mạng;
- Các tội xâm phạm sức khỏe;
- Các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự;
- Các tội phạm khác.
2. Các đặc trưng chung
a) Khách thể loại:
Là tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người.
Đối tượng tác động
Là những người đang sống.
Con người đang sống được xác định là con người đã bắt đầu mà chưa kết thúc sự
sống.
b) Biểu hiện khách quan.

LOẠI CẤU THÀNH

LOẠI CẤU THÀNH ĐIỀU LUẬT


CTVC - dấu hiệu hậu quả chỉ là cơ Điều 123, 134 với lỗi cố ý trực tiếp.
sở để xác định thời điểm hoàn thành
tội phạm.
CTVC - dấu hiệu hậu quả là cơ sở để Điều 123, 124 với lỗi cố ý gián tiếp;
xác định tội phạm. Điều 125, 126, 127, 128, 129, 130,
131, 132, 134, 135, 136, 137, 138,
139.
CTHT - mặt khách quan quy định chỉ Điều 133, 140, 143, 144, 145, 146,
một hành vi khách quan. 147, 148, 149, 150, 151, 152.
CTHT - hành vi khách quan được kết Điều 131, 132.
cấu bởi nhiều hành vi.

Hành vi khách quan


 Hành động và không hành động.
 Các dạng cụ thể:
 Hành vi xâm phạm tính mạng;
 Hành vi xâm phạm sức khỏe;
 Hành vi xâm phạm nhân phẩm, danh dự;
 Các hành vi khác.
Dấu hiệu hậu quả
 Thiệt hại về tính mạng;
 Thiệt hại về sức khỏe;
 Thiệt hại tinh thần.
Mối quan hệ nhân quả
c) Biểu hiện chủ quan:
Lỗi
 Lỗi cố ý.
 Lỗi vô ý.
Lưu ý : tội phạm có cả hai hình thức lỗi : Đieu 127, 130, 137.
Động cơ và mục đích phạm tội:
 Động cơ là dấu hiệu định tội : Điều 126, 127, 137.
 Mục đích là dấu hiệu định tội : Đieu 156.
d) Chủ thể
- Chủ thể thường;
- Chủ thể đặc biệt.
3. Đường lối xử lý:
 Nghiêm trị bọn lưu manh, côn đồ, tái phạm, tái phạm nguy hiểm, cố ý
gây thiệt hại nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu đến trật tự trị an.
 Xử lý thích đáng đối với hành vi vô ý nhưng gây hậu quả đặc biệt
nghiêm trọng.
 Khoan hồng đối với những trường hợp có tình tiết giảm nhẹ đặc biệt.
 Không coi là tội phạm trong trường hợp phòng vệ chính đáng, tình thế
cấp thiết.

II. Các tội phạm cụ thể.


Điều 123, 124, 125, 126, 127, 134, 141, 143, 145, 1153 (Các tội còn lại – Sinh viên
tự nghiên cứu)

1. Tội giết người (Điều 123 BLHS)


Điều 123 : là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng người khác trái pháp luật
Con người đang sống
ĐTTĐ
MKQ Hành vi Hậu quả
Hành động hoặc không QHNQ
hành động có khả năng Chết người
gây chết người
MCQ Lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp

Một số tình tiết định khung tăng nặng của tội giết người (khoản 1 Đ 123)
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất
nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.

Tội giết người (Điều 123)


+
Tình tiết giảm nhẹ đặc biệt

Tội giết con mới đẻ hoặc Tội giết người trong Tội giết người do vượt
vứt bỏ con mới đẻ trạng thái tinh thần bị quá giới hạn phòng vệ
(Điều 124) kích động mạnh chính đáng
(Điều 125) (Điều 126)

2. Tội giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ con mới đẻ (Điều 124)
 ĐTTĐ : trẻ sinh ra trong 7 ngày tuổi
 Mặt khách quan :
Hành vi :
- Giết con mới đẻ (trẻ sinh ra trong 7 ngày tuổi)
- Vứt bỏ con mới đẻ
Hậu quả :
Hoàn cảnh phạm tội : do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc do hoàn
cảnh khách quan đặc biệt
 Chủ thể: người mẹ đẻ của đứa trẻ

3. Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 125)
- Phạm tội trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh
- Do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân
- Đối với người phạm tội hoặc người thân của họ;
- Nạn nhân bị tử vong.
4. Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Đ126)
- Hành vi tấn công phải nguy hiểm đáng kể cho xã hội và trái pháp luật;
- Sự tấn công đang hiện hữu;
- Xâm phạm các lợi ích được pháp luật bảo vệ;
- Hành vi phòng vệ phải nhằm vào chính kẻ tấn công;
- Hành vi phòng vệ rõ ràng quá mức cần thiết để gạt bỏ sự tấn công;
- Hậu quả chết người.

5. Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ (Điều 127)
Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ (Điều 127)
Chủ thể Người đang thi hành công vụ
MKQ Hành vi: dùng vũ lực (trong đó có thể là dùng vũ khí) ngoài trường
hợp pháp luật cho phép để thực hiện công vụ
Hậu quả: chết người
Lỗi : cố ý hoặc vô ý
MCQ Động cơ : thi hành công vụ

6. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều
134)
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều
134)
MKQ Hành vi: là những hành vi có khả năng gây ra thương tích hoặc tổn
thương khác làm tổn hại đến sức khỏe của con người

Hậu quả: thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác
Lỗi : cố ý
MCQ

7. Tội hiếp dâm và tội cưỡng dâm


Tội hiếp dâm (Điều 141) Tội cưỡng dâm (Điều 143)
Hành * Giao cấu bằng thủ đoạn: * Giao cấu bằng thủ đoạn:
vi - Dùng vũ lực - Lợi dụng quan hệ lệ thuộc;
khách - Đe dọa dùng vũ lực - Lợi dụng tình trạng quẫn
quan - Lợi dụng tình trạng không bách để ép buộc bằng cách
thể tự vệ được của nạn nhân đe dọa hoặc hứa hẹn để
- Thủ đoạn khác khống chế tư tưởng
* Giao cấu hoặc thực hiện hành vi * Miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn
quan hệ tình dục khác trái với ý cưỡng thực hiện hành vi quan hệ
muốn của nạn nhân tình dục khác.
CT Nam giới, đồng giới

8. Tội giao cấu với trẻ em


Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13
đến dưới 16 tuổi (Điều 145)
ĐTTĐ Người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi
Hành vi khách quan Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác
thuận tình
MCQ Lỗi cố ý
Chủ thể Người đã thành niên

9. Tội mua bán người dưới 16 tuổi (Điều 151 BLHS)


Tội mua bán người dưới 16 tuổi (Điều 151 BLHS)
ĐTTĐ Trẻ em (người dưới 16 tuổi)
Hành vi khách quan - Mua bán trẻ em:

a) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để


giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, trừ
trường hợp vì mục đích nhân đạo;

b) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để


bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ
thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

c) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người dưới 16


tuổi để thực hiện hành vi quy định tại điểm a hoặc điểm
b khoản này.
MCQ Lỗi cố ý

.
CHƯƠNG 2
CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU
(4 tiết)

I. KHÁI NIỆM CHUNG


1. Định nghĩa
Các tội xâm phạm sở hữu là các hành vi có lỗi, gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt
hại cho quan hệ sở hữu và sự gây thiệt hại này thể hiện đầy đủ bản chất nguy hiểm
cho xã hội của hành vi phạm tội.
2. Các đặc trưng chung của nhóm tội phạm
a) Khách thể loại
* Quan hệ xã hội bị xâm hại: quan hệ sở hữu.
Quan hệ sở hữu bao gồm :
 Quyền chiếm hữu,
 Quyền sử dụng,
 Quyền định đoạt.
* Đối tượng tác động là tài sản, bao gồm:
- Vật có thực;
+ Là sản phẩm lao động của con người.
+ Không có tính năng đặc biệt.
- Tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền;
- Các quyền tài sản.
*Ý nghĩa của đối tượng tác động
- Định tội:
+ Tính chất của loại tài sản;
+ Định lượng tối thiểu của tài sản.
- Định khung hình phạt;
- Quyết định hình phạt.

b) Biểu hiện khách quan


LOẠI CẤU THÀNH TỘI PHẠM

Cấu thành tội phạm hình thức


168, 169, 170
(CTTP cắt xén)

Các tội phạm từ Điều 171 đến


Cấu thành tội phạm vật chất Điều 180
HÀNH VI PHẠM TỘI
 Hành vi chiếm đoạt tài sản;
- Định nghĩa
Chiếm đoạt tài sản là hành vi cố ý chuyển biến trái pháp luật tài sản đang thuộc
sự quản lý của người khác thành tài sản của mình.
- Các đặc điểm của hành vi chiếm đoạt tài sản
+ Làm cho chủ tài sản mất khả năng thực tế thực hiện quyền sở hữu tài sản của
mình; đồng thời tạo cho người chiếm đoạt có thể thực hiện các quyền đó;
+ Tài sản bị chiếm đoạt phải đang nằm trong sự quản lý của một chủ thể;
+ Lỗi cố ý trực tiếp.
- Y nghĩa của hành vi chiếm đoạt tài sản
+ Phân biệt các tội phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt với các tội phạm không có
tính chất chiếm đoạt;
+ Phân biệt các tội phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt với các quan hệ pháp
luật dân sự, kinh tế (không phải là tội phạm).
- Các hình thức chiếm đoạt tài sản
 Cướp tài sản;
 Cưỡng đoạt tài sản;
 Cướp giật tài sản;
 Công nhiên chiếm đoạt tài sản;
 Trộm cắp tài sản;
 Lừa đảo chiếm đoạt tài sản;
 Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
 Hành vi chiếm giữ trái phép tài sản
- Định nghĩa: Chiếm giữ trái phép tài sản là hành vi cố tình không giao trả tài sản do
ngẫu nhiên mà chiếm hữu được.
- Phân tích:
 Đối tượng tác động của tội phạm này là tài sản chưa có chủ hoặc không
có chủ. Đó là những tài sản đã thoát ly khỏi sự chiếm hữu của chủ tài
sản hoặc tài sản chưa được phát hiện.
 Người phạm tội do ngẫu nhiên mà có được tài sản như do được giao
nhầm, tìm được, bắt được…
 Người phạm tội đã có hành vi chiếm giữ trái phép tài sản nói trên (cố
tình không trả tài sản lại cho chủ tài sản hoặc không giao nộp cho cơ
quan nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu).
 Hành vi sử dụng trái phép tài sản
Hành vi sử dụng trái phép tài sản là hành vi khai thác lợi ích do tài sản đem lại mà
không được sự đồng ý của người quản lý tài sản.
 Hành vi huỷ hoại hoặc làm hư hỏng tài sản
- Hành vi huỷ hoại tài sản: là hành vi làm cho tài sản mất giá trị sử dụng ở mức độ
không còn hoặc khó có khả năng khôi phục lại được.
- Hành vi làm hư hỏng tài sản: là hành vi làm giá trị sử dụng của tài sản bị mất
ở mức độ còn điều kiện khôi phục lại được.
 Hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản
- Hành vi thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản: là hành vi của
người có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của Nhà nước, vì thiếu
trách nhiệm đã gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước.
- Hành vi vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản: là hành vi vi phạm (không
tuân thủ hoặc tuân thủ không đầy đủ) những quy tắc sinh hoạ thông thường liên
quan đến việc bảo vệ tài sản dẫn đến gây thiệt hại cho tài sản.
DẤU HIỆU HẬU QUẢ
Dấu hiệu hậu quả trong các tội xâm phạm sở hữu là những thiệt hại về:
THIỆT HẠI VỀ TÀI SẢN TƯƠNG ỨNG VỚI CÁC KHUNG HP

ĐIỀU KHOẢN 1 KHOẢN 2 KHOẢN 3 KHOẢN 4


168 – 171 < 50 triệu
2tr – < 50tr
Hoặc dưới 2 triệu
172 – 174, 50tr - < 200tr
đồng nhưng thuộc các
178
trường hợp luật quai
500tr trở
định 200 – < 500 tr
lên
4tr – < 50tr
Hoặc dưới 4 triệu
140 đồng nhưng thuộc các >50tr - <200tr
trường hợp luật quai
định
500tr – dưới
- 100tr - <500tr - Từ 1,5 tỷ đồng
1,5 tỷ đồng
141 - Di vật, cổ vật, vật trở lên
- Bảo vật quốc
có giá trị LS, VH
gia
179 100 - <500tr 500 tr– < 2 tỷ 2 tỷ trở lên
180 100 - <500tr 500tr trở lên

THIỆT HẠI VỀ THỂ CHẤT (TÍNH MẠNG, SỨC KHOẺ)


TƯƠNG ỨNG VỚI CÁC KHUNG HP

ĐIỀU KHOẢN 1 KHOẢN 2 KHOẢN 3 KHOẢN 4


61% trở lên;
168, 169, 171 < 11% 11 – 30% 31 – 60% Làm chết
người

Hậu quả khác: hậu quả phi vật chất (trật tự an toàn xã hội… ) do hành vi xâm
phạm quyền sở hữu gây ra.
c) Biểu hiện chủ quan
* Lỗi: cố ý hoặc vô ý
* Động cơ phạm tội
* Mục đích phạm tội

d) Chủ thể
- Chủ thể thường, trừ Điều 179.
- Dấu hiệu thuộc nhân thân:
 Đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm;
 Đã bị kết án, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
3. Đường lối xử lý

II. CÁC TỘI PHẠM CỤ THỂ


Các Điều 168, 170, 171, 172, 173, 174, 175 BLHS (Các tội còn lại sinh viên tự
nghiên cứu)

1. Tội cướp tài sản (Điều 168)


a) Định nghĩa
Cướp tài sản là hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có
hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được
nhằm chiếm đoạt tài sản.
b) Dấu hiệu pháp lý
Khách thể
Khách thể của tội cướp tài sản đồng thời xâm phạm hai quan hệ là quan hệ sở
hữu và quan hệ nhân thân.
Mặt khách quan
- Cấu thành tội phạm: Tội phạm có cấu thành cắt xén.
- Hành vi: Người phạm tội thực hiện một trong các hành vi sau:
o Dùng vũ lực: là hành vi dùng sức mạnh vật chất tác động vào
người khác nhằm đè bẹp hoặc làm tê liệt sự chống cự của
người này.
o Đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc: là hành vi dùng lời nói
hoặc cử chỉ doạ sẽ dùng vũ lực ngay tức khắc, khiến người bị
hại bị tê liệt ý chí.
o Có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng
không thể chống cự được:là hành vi dùng mọi thủ đoạn khác
nhau để đưa đến tình trạng trên như cho uống thuốc ngủ,
thuốc độc…
Chủ thể
Chủ thể thường (người phạm tội có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS).

Mặt chủ quan


- Lỗi: cố ý trực tiếp.
- Mục đích: nhằm chiếm đoạt tài sản (đây là dấu hiệu định tội).

2. Cưỡng đoạt tài sản (Điều 170 BLHS)


Cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy
hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.
- Đe doạ sẽ dùng vũ lực: là hành vi đe doạ sẽ dùng sức mạnh vật chất gây thiệt
hại cho tính mạng, sức khoẻ của người khác nếu không thoả mãn yêu cầu chiếm đoạt
của người phạm tội.
- Có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác: là hành vi đe doạ gây thiệt hại
về tài sản, danh dự, uy tín bằng bất cứ thủ đoạn nào nếu người bị uy hiếp không thoả
mãn yêu cầu chiếm đoạt của người phạm tội.

3. Cướp giật tài sản (Điều 171 BLHS)


Cướp giật tài sản là hành vi nhanh chóng chiếm đoạt tài sản môt cách công
khai.
- Dấu hiệu công khai: người phạm tội biết hành vi chiếm đoạt của mình có tính
chất công khai và không có ý định che đậy hành vi đó; người quản lý tài sản có khả
năng nhận biết được hành vi này ngay khi nó đang xảy ra.
- Dấu hiệu nhanh chóng: người phạm tội lợi dụng sự sơ hở của người quản lý
tài sản nhanh chóng tiếp cận tài sản, nhanh chóng chiếm đoạt tài sản và nhanh chóng
tẩu thoát.

4. Công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 172 BLHS)


Công nhiên chiếm đoạt tài sản là hành vi lợi dụng chủ tài sản không có điều kiện
ngăn cản công nhiên chiếm đoạt tài sản của họ.
- Hành vi chiếm đoạt tài sản phải diễn ra một cách công khai.
- Hành vi phạm tội phải diễn ra trong hoàn cảnh chủ tài sản không có điều kiện
ngăn cản hành vi chiếm đoạt tài sản.

5. Trộm cắp tài sản (Điều 173 BLHS)


Trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang trong sự quản lý của
người khác.
- Lén lút chiếm đoạt tài sản là việc chiếm đoạt tài sản theo ý thức chủ quan của
người phạm tội là bí mật đối với chủ tài sản. Người phạm tội có ý thức che giấu
hành vi phạm tội của mình.
- Tài sản bị chiếm đoạt đang trong sự quản lý của người khác.

6. Lừa đảo chiếm đoạt (Điều 174 BLHS)


Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác bằng
thủ đoạn gian dối.
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản gồm 2 hành vi:
- Hành vi lừa dối là hành vi cố ý đưa ra thông tin không đúng sự thật nhằm để
người khác tin đó là sự thật mà giao tài sản.
- Hành vi chiếm đoạt tài sản.

7. Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175 BLHS)
Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hành vi chiếm đoạt toàn bộ hoặc một
phần tài sản đã được giao một cách ngay thẳng, hợp pháp trên cơ sở một hợp đồng.
Hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có dấu hiệu:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác
bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản
đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không
trả;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác
bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến
không có khả năng trả lại tài sản.

8. Các tội phạm khác (sinh viên tự nghiên cứu)


CHƯƠNG 3: CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ (4 tiết)

I. Khái niệm chung


1. Định nghĩa
Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế là những hành vi nguy hiểm cho xã hội,
xâm hại nền kinh tế quốc dân, gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, lợi ích hợp pháp
của tổ chức và của công dân qua việc vi phạm qui định của Nhà nước trong quản lý
kinh tế.
2. Các đặc trưng chung
a) Khách thể loại
- Quan hệ xã hội bị xâm hại
Trật tự quản lý kinh tế.
Trật tự quản ký KT là tổng thể các quy trình, thủ tục, nội dung, phạm vi, địa vị
pháp lý của chủ thể khi tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng
hóa, sản phẩm cũng như sử dụng các nguồn tài nguyên để tạo ra lợi nhuận.
- Đối tượng tác động:
- Hàng hóa, hàng giả, hàng cấm;
- Các loại tem giả, vé giả;
- Các đối tượng sở hữu công nhiệp.
- Các loại tài nguyên
- Các loại tiền, ngân phiếu, công trái, séc và các loại giấy tờ có giá khác;
b) Biểu hiện khách quan
* Cấu thành tội phạm
- CTTP hình thức: các điều 188, 189, 190 ….
- CTTP vật chất: các điều 199, 205 …
- Cả hai loại cấu thành tội phạm hình thức và vật chất: 192, 193…
*Hành vi khách quan
Hành vi khách quan của các tội xâm phạm TTQLKT gồm 2 loại:
- Hành vi sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hóa, sử dụng, khai thác tài
nguyên trái phép mà chủ thể là bất kỳ ai
- Hành vi cố ý vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế của người
có chức vụ, quyền hạn.

*Hậu quả của tội phạm


-Thiệt hại về tài sản (thất thu, mất mát tài sản…);
-Thiệt hại thể chất (tính mạng, sức khỏe);
-Thiệt hại phi vật chất: ảnh hưởng nghiêm trọng đến chính sách của Nhà nước,
kế hoạch sản xuất-kinh doanh của tổ chức; làm lũng đoạn thị trường; mất đoàn kết nội
bộ, làm hư hỏng cán bộ…
c) Chủ thể
- Chủ thể thường.
- Chủ thể đặc biệt: các Điều 199, 204, 205 …
- Một số đặc điểm nhân thân là dấu hiệu định tội
+ Đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm
+ Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm
+ Đã bị kết án nhưng chưa được xóa án mà còn vi phạm.
d) Mặt chủ quan
- Lỗi: cố ý;
- Động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác
- Mục đích: thu lợi bất chính
3. Đường lối xử lý

III. Một số tội phạm cụ thể


Điều 188, 190, 191,192, 200, … (Các tội còn lại sinh viên tự nghiên cứu)

1. Tội buôn lậu (Điều 188)


a) Định nghĩa: Buôn lậu là hành vi buôn bán trái phép hàng hóa, tiền tệ qua
biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại.
b) Các dấu hiệu pháp lý:
* Đối tượng tác động:
- Hàng hoá, tiền tệ;
- Vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá;
* Hành vi: Buôn bán trái phép qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội
địa hoặc ngược lại.

2. Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm (Điều 190 BLHS)
a) Định nghĩa: Điều 190.
b) Các dấu hiệu pháp lý:
* Đối tượng tác động: một số mặt hàng mà Nhà nươc cấm kinh doanh với số
lượng quy định trong luật.
* Hành vi:
- Sản xuất;
- Buôn bán.

3. Các tội sản xuất, buôn bán hàng giả (các điều 192, 193, 194, 195)
a) Định nghĩa:
b) Các dấu hiệu pháp lý:
* Đối tượng tác động: hàng giả về chất lượng hoặc công dụng (giả về nội
dung).
* Hành vi:
- Sản xuất;
- Buôn bán.

4. Tội lừa dối khách hàng (Điều 198 BLHS)


a) Định nghĩa:
b) Các dấu hiệu pháp lý:
Hành vi: lừa dối khách hàng cấu thành tội phạm thuộc một trong các trường
hợp sau:
- Đã bị xử phạt hành chính;
- Đã bị kết án nhưng chưa được xoá án tích;
- Thu lợi bất chính từ 5 triệu đồng trở lên.

5. Tội trốn thuế (Điều 200 BLHS)


a) Định nghĩa:
b) Các dấu hiệu pháp lý:
Hành vi: hành vi trốn thuế được quy định tại khoản 1 Điều 200 BLHS
Hành vi trốn thuế cấu thành tội phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
- Số tiền trốn thuế từ 100 triệu đồng trở lên;
- Đã bị xử phạt hành chính;
- Đã bị kết án nhưng chưa được xoá án tích;

6. Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà
nước (Điều 203 BLHS)
a) Định nghĩa:
b) Các dấu hiệu pháp lý:
* Hành vi: in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân
sách nhà nước thuộc một trong các trường hợp sau:
- Số phôi từ 50 số trở lên
- hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 10 số trở lên
- hoặc thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên
* Lỗi: cố ý.
* Chủ thể đặc biệt.

7. Tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản (Điều 232
BLHS)
a) Định nghĩa
b) Các dấu hiệu pháp lý:
* Đối tượng tác động: tài nguyên rừng (cây rừng), thực vật thuộc loài nguy
cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ.
* Hành vi:
- Khai thác trái phép cây rừng, thực vật rừng trái phép.
- Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán gỗ, thực vật trái phép.

* Hành vi khách quan cấu thành tội phạm khi thỏa các điều kiện luật định về
định lượng, nhân thân xấu.

8. Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã (Điều 234).
a) Định nghĩa:
b) Các dấu hiệu pháp lý:
* Đối tượng tác động: động vật nguy cấp, quý, hiếm;
* Hành vi:
- Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép
- Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể hoặc
sản phẩm của loài động vật nguy cấp, quý, hiếm

CHƯƠNG IV

CÁC TỘI XÂM PHẠM AN TOÀN CÔNG CỘNG,


TRẬT TỰ CÔNG CỘNG (3 tiết)

I. Khái niệm chung


1.Định nghĩa
Là hành vi nguy hiểm cho xã hội, cố ý hoặc vô ý xâm phạm an toàn công cộng
trong các lĩnh vực khác nhau của xã hội và trật tự công cộng.
2. Các đặc trưng chung
a) Khách thể loại
- Quan hệ xã hội bị xâm hại: An toàn công cộng, trật tự công cộng
- Đối tượng tác động

b) Biểu hiện khách quan của nhóm tội:


- Loại cấu thành
 Mô hình 1: Cấu thành vật chất mà dấu hiệu hậu quả chỉ có ý nghĩa xác định tội
phạm hoàn thành (VD: Điều 303 BLHS …)
 Mô hình 2: Cấu thành vật chất mà dấu hiệu hậu quả là cơ sở để xác định tội phạm
(VD: Điều 260, 261 …)
 Mô hình 3: Cấu thành hình thức (VD: Điều 265, 304… )
- Các dấu hiệu khách quan
 Hành vi khách quan
 Nhóm hành vi xâm phạm đến an toàn giao thông (Đ 260 -> 284)
 Nhóm hành vi xâm hại đến an toàn thông tin (Đ 285 -> 294)
 Nhóm hành vi xâm hại đến an toàn chung trong các lĩnh vực cụ thể (Đ 295->
317)
 Nhóm hành vi xâm hại đến trật tự công cộng (Đ 318 -> 329)
 Hậu quả của tội phạm
 Thiệt hại về thể chất
 Thiệt hại về vật chất
 Thiệt hại phi vật chất
 Nguy cơ thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn
chặn kịp thời
c) Mặt chủ quan
- Lỗi cố ý
- Lỗi vô ý
d) Chủ thể
- Chủ thể thường
- Chủ thể đặc biệt

3. Đường lối xử lý
II. Các tội phạm cụ thể
Một số tội phạm cụ thể (Các tội còn lại sinh viên tự nghiên cứu)

1. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 260)
Định nghĩa::Đ 260 BLHS.
Các dấu hiệu:
 Hành vi : vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Đây là quy
định viện dẫn nên muốn xác định nó phải dựa vào luật giao thông đường bộ.
 Hậu quả: Gây thiệt hại về tính mạng, về sức khỏe, về tài sản theo luật định.
 Biệt lệ: khoản 4 Điều 260 BLHS
 Lỗi: vô ý
 Chủ thể: Người tham gia giao thông đường bộ

2. Tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy
chuyên dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật tham gia giao thông
(Điều 262 BLHS)
a) Định nghĩa: Điều 262
b) Các dấu hiệu :
 Đối tượng tác động: phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy
chuyên dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật tham gia giao
thông
 Hành vi : Đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông không bảo đảm an
toàn
 Hậu quả: Gây thiệt hại về tính mạng, về sức khỏe, về tài sản.
 Lỗi: Vô ý
 Chủ thể:
- Người có TN trong việc điều động phương tiện GT
- Người có trách nhiệm về tình trạng kỹ thuật của phương tiện

2. Tội điều động người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện
tham gia giao thông đường bộ (Điều 264 BLHS)
a) ĐN: Đ 264
b) Các dấu hiệu.
 Đối tượng tác động: người không đủ điều kiện điều khiển PTGT
 Hành vi : Đưa vào sử dụng các phương tiện GTĐB không bảo đảm an toàn
 Hậu quả: Gây thiệt hại về tính mạng, thiệt hại nghiêm trọng về sức khỏe, về tài
sản.
 Lỗi: Vô ý
 Chủ thể: Người có TN điều động hoặc có TN quản lý phương tiện

3. Tội tổ chức đua xe trái phép (Điều 265 BLHS)


a) ĐN: (Điều 265)
b) Các dấu hiệu:
 Hành vi : tổ chức đua xe trái phép
 Phương tiện phạm tội: các loại xe có gắn động cơ
Lỗi : Cố ý
4. Tội đua xe trái phép (Điều 266 BLHS)
a) ĐN :266.
b) Các dấu hiệu
 Hành vi : đua xe trái phép cấu thành tội phạm khi
 Phương tiện phạm tội: các loại xe có gắn động cơ
 Đua xe trái phép cấu thành tội phạm khi:
- Gây thiệt hại cho sức khỏe, tài sản
- Đã bị xử phạt hành chính
- Đã bị kết án mà chưa được xóa án tích
 Lỗi: Cố ý đối với trường hợp CTTP hình thức, vô ý đối với trường hợp CTTP
vật chất

5. Tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy (Điều 282 BLHS)
a) KN: 221.
a) Các dấu hiệu:
 Đối tượng tác động:
+ Tàu bay - phương tiện bay.
+ Tàu thủy - phương tiện giao thông trên đường sông, đường biển có động cơ và có
trọng tải lớn.
 Hành vi: chiếm đoạt máy bay tàu thủy với thủ đoạn dùng vũ lực hoặc các thủ
đoạn khác

6. Tội vi phạm các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về
an toàn ở những nơi đông người (Điều 295 BLHS)
a) KN: Điều 295
b) Các dấu hiệu:
 Hành vi: Vi phạm các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, an toàn
ở những nơi đông người
 Hậu quả: Gây thiệt hại đến tính mạng, thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài
sản của người khác.
 Biệt lệ: khoản 4 Đ 295.
 Lỗi: vô ý
 Chủ thể:
Người có trách nhiệm trực tiếp trong việc thực hiện các quy định an toàn lao
động, an toàn ở những nơi đông người

7. Tội phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về ANQG (Điều 301
BLHS)
a) KN: 301.
b) Các dấu hiệu:
 Đối tượng tác động: là các công trình, phương tiện quan trọng về ANQG
- Các công trình, phương tiện quan trọng về giao thông vận tải
- Các công trình, phương tiện thông tin liên lạc
- Hệ thống phát và tải điện
- Hệ thống dẫn chất đốt
- Công trình thủy lợi
- Các công trình khác về an ninh, quốc phòng, khoa học kỹ thuật.
 Hành vi: Phá hủy - cố ý làm mất giá trị sử dụng hoặc làm hư hỏng các công
trình,
 Hậu quả: thiệt hại xảy ra, tội phạm được coi là hoàn thành bất kể mức độ thiệt
hại là bao nhiêu.

8. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm
đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự (Điều 304 BLHS)
a) KN: Điều 304.
a) Các dấu hiệu:
 Đối tượng tác động: vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự
Khái niệm vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự
Vũ khí quân dụng bao gồm các loại súng ngắn, súng trường, súng liên thanh, các loại
pháo dàn phóng, bệ phóng tên lửa, súng cối, hóa chất độc và nguồn phóng xạ, các loại
đạn, bom mìn lựu đạn, ngư lôi, thủy lôi, vật liệu nổ quân dụng, hoạ cụ và vũ khí khác
dùng cho mục đích quốc phòng an ninh.
Phương tiện kỹ thuật quân sự : trang thiết bị quân sự chuyên dùng như ra-đa các loại,
xe máy đặc chủng các loại, , xe, máy điện khí , công trình xa chuyên dùng quân sự, xe
kéo pháo… nghĩa là trang bị để phục vụ chiến đấu và chiến đấu

 Hành vi :
- Chế tạo trái phép
- Tàng trữ, vận chuyển trái phép
- Sử dụng trái phép
- Mua bán trái phép
- Chiếm đoạt
 Lỗi : Cố ý

9. Tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế
thuốc, cấp phát thuốc bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác (Điều 315 BLHS)
a) KN: Điều 315.
b) Các dấu hiệu:
 Hành vi:
- Khám bệnh, chữa bệnh trái phép
- Sản xuất thuốc trái phép
- Bán thuốc, cấp phát thuốc trái phép
- Làm các dịch vụ y tế khác trái phép
 Hành vi chỉ cấu thành tội phạm khi:
- Gây thiệt hại đến tính mạng, thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe của người
khác
- Hoặc đã bị xử lý kỷ luật
- Hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm;
- Hoặc đã bị kết án nhưng chưa được xóa án về tội đó.
10. Tội gây rối trật tự công cộng (Điều 318 BLHS)
a) KN: 245.
b) Các dấu hiệu:
 Hành vi: gây rối ở nơi công cộng.
+ Gây rối
+ Địa điểm phạm tội:
 Gây rối trật tự công cộng cấu thành tội phạm khi:
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
- Đã bị xử phạt hành chính,
- Đã bị kết án nhưng chưa được xoá án.

11. Tội hành nghề mê tín dị đoan (Điều 320 BLHS)


a) KN: Điều 320.
a) Các dấu hiệu:
 Hành vi: Hành nghề mê tín dị đoan
 Hành vi khách quan chỉ cấu thành tội phạm khi:
+ hoặc đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm.
+ hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án về TP này.
 Lỗi cố ý.
 Động cơ tư lợi.

12. Tội đánh bạc (Điều 321 BLHS)


a) KN: Điều 321.
a) Các dấu hiệu:
 Đối tượng tác động: vật được dùng đánh bạc có thể là tiền, tài sản.
 Hành vi: Đánh bạc dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật
Hành vi đánh bạc chỉ cấu thành TP khi:
- Tiền hay hiện vật đánh bạc trị giá từ 5.000.000 đồng
- Hoặc đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án nhưng chưa được xóa án về
hành vi theo 321, 322.

13. Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc (Điều 322 BLHS)
a) KN: Điều 322.
a) Các dấu hiệu:
- Tổ chức đánh bạc
- Gá bạc
- Chỉ cấu thành TP khi được thực hiện với quy mô luật định

14. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ TS do người khác phạm tội mà có
(Điều 323 BLHS)

a) KN: Điều 323


b) Các dấu hiệu:
 Đối tượng tác động: TS do người khác phạm tội mà có.
 Hành vi: Không hứa hẹn trước mà chứa chấp tiêu thụ tài sản mà mình biết rõ
là do người khác PT mà có.
 Lỗi: cố ý.

15. Tội rửa tiền (Điều 324 BLHS)


KN:Điều 324.
a) Các dấu hiệu:
 Đối tượng tác động: TS do người khác phạm tội mà có.
 Hành vi: rửa tiền thông qua thủ đoạn:
- Sử dụng các nghiệp vụ tài chính, ngân hàng
- Thực hiện các giao dịch khác.
- Sử dụng tiền , TS đó vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt
động KT khác để che dấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, TS đó.
 Lỗi: cố ý – nhận thức rõ nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, TS .

16. Tội dụ dỗ ép buộc hoặc chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp
(Điều 325 BLHS)
a) KN: Điều 325
b) Các dấu hiệu:
 Đối tượng tác động: Người chưa thành niên
 Hành vi khách quan:
a) Rủ rê, dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc, kích động, xúi giục người dưới 18 tuổi hoạt
động phạm tội, sống sa đọa;
b) Đe doạ, uy hiếp, dùng vũ lực hoặc có những hành vi khác ép buộc người dưới 18
tuổi hoạt động phạm tội;
c) Chứa chấp người dưới 18 tuổi hoạt động phạm pháp.
 Lỗi: cố ý.
 Chủ the: Người đã thành niên.

17. Tội mua dâm người dưới 18 tuổi (Điều 329 BLHS)
a) KN: 256.
b) Các dấu hiệu:
 Đối tượng tác động: người chưa thành niên
 Hành vi: Dùng tiền bạc hoặc các lợi ích vật chất để thuyết phục, mua chuộc
người chưa thành niên để thực hiện hành vi giao cấu.
 Lỗi : cố ý.
 Chủ thể: người đã thành niên.
CHƯƠNG 5
CÁC TỘI PHẠM VỀ CHỨC VỤ (3 tiết)
I. Khái niệm chung
1. Định nghĩa
Điều 352 BLHS quy định: “Là những hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ
quan, tổ chức do người có chức vụ thực hiện trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ
2. Các đặc trưng chung
a) Khách thể loại
 Quan hệ xã hội bị xâm hại
Sự hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức. Đồng thời xâm phạm đến lợi ích hợp
pháp của công dân
 Đối tượng tác động
 Của hối lộ
 Giấy tờ giả
 Bí mật công tác
b) Biểu hiện khách quan
 Loại cấu thành tội phạm
- CTVC: Đ 353, 355 …
- CTHT: Đ 354, 359 …
 Các dấu hiệu
 Hành vi khách quan
 Lợi dụng chức vụ quyền hạn làm trái công vụ được thể hiện:
 làm một việc trong thẩm quyền nhưng trái với công vụ
 không làm một việc phải làm trong trường hợp có đủ điều kiện thực hiện
công việc đó
 Lạm dụng chức vụ quyền hạn làm một việc vượt quá với chức trách (lạm
quyền)
 Hậu quả của tội phạm
- Thiệt hại về vật chất cũng như tinh thần
- Hậu quả khác như mất tài liệu, mất tài sản…
c) Biểu hiện chủ quan
 Lỗi cố ý
 Lỗi vô ý
 Động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác
d) Chủ thể
Chủ thể đặc biệt
* Định nghĩa về người có chức vụ quyền hạn
Điều 352 quy định “ Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng
hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực
hiện một nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ,
nhiệm vụ.

* Các đặc điểm của người có chức vụ quyền hạn


- Được giao thực hiện một công vụ.
- Có quyền hạn nhất định trong khi thi hành công vụ.
* Các loại người có chức vụ quyền hạn
- Người đại diện của chính quyền
- Người thực hiện chức năng tổ chức quản lý
- Người thực hiện chức năng hành chính – kinh tế
- Người làm công tác thuần túy chuyên môn, những trong một số hoạt động
chuyên môn quyết định của họ có quyền năng quyết định 1 số v/đ liên quan đến
quyền lợi của người khác

2. Đường lối xử lý

II. Các tội phạm cụ thể.


Một số tội (Các tội còn lại sinh viên tự nghiên cứu)
1. Tội tham ô tài sản (Đ. 353 BLHS)
a. KN về tội tham ô tài sản: Đ 354
b. Các dấu hiệu:
Đối tượng tác động:
- TS bị chiếm đoạt thuộc cơ quan, tổ chức (kể cả ngoài nhà nước)
- Định lượng tối thiểu theo luật định
Hành vi: Lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt TS mà mình có trách nhiệm quản
lý.
Chủ thể: Người có TN quản lý TS do chức vụ quyền hạn đem lại.

2. Tội nhận hối lộ (Điều 354)


a. KN: 354
b. Các dấu hiệu:
Đối tượng tác động : của hối lộ là lợi ích vật chất hoặc phi vật chất
Hành vi khách quan phức tạp gom:
- Nhận của hối lộ dưới bất kỳ hình thức nào.
- Lợi dụng chức vụ quyền hạn để làm một việc hoặc không làm một việc vì lợi
ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.
Chủ thể: Người có thẩm quyền giải quyết yêu cầu của người đưa hối lộ (trong hoặc
ngoài Nhà nước)

3. Tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 355 BLHS)
a. KN: Điều 355
b. Các dấu hiệu:
Đối tượng tác động: TS của người khác (định lượng tối thiểu theo luật định)
Hành vi: Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt TS của người khác dưới các hình
thức:
- Cưỡng đoạt
- Lừa đảo
- Lạm dụng tín nhiệm
Chủ thể: người có chức vụ quyền hạn

4. Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 356 BLHS)
a. Khái niệm: Điều 356 BLHS
b. Các dấu hiệu
Hành vi: Lợi dụng chức vụ quyền hạn làm trái công vụ
Hậu quả: thiệt hại cho lợi ích của nhà nước, của XH, quyền và lợi ích hợp pháp của
công dân.
MCQ: Lỗi cố ý.
Động cơ: vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác.
Chủ thể: người có chức vụ quyền hạn.

5. Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi
(Điều 358 BLHS)
a. KN
b. Các dấu hiệu:
Đối tượng tác động: Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất
Trị giá tối thiểu theo luật định
Hành vi:
- Dùng ảnh hưởng của mình do cương vị công tác đem lại thúc đẩy người có
chức vụ quyền hạn làm trái chức trách.
- Đã nhận hoặc sẽ nhận tiền của hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức
nào.
MCQ: Lỗi cố ý. Động cơ vụ lợi.
Chủ the: người có chức vụ quyền hạn.

6. Tội giả mạo trong công tác (Điều 359 BLHS).


a. KN: 359
b. Các dấu hiệu:
Đối tượng tác động:
- Giấy tờ, tài liệu của cơ quan, tổ chức
- giấy tờ, tài liệu giả
Hành vi:
- Sửa chữa, làm sai lệch nội dung của các giấy tờ thật
- Cấp giấy tờ giả
- Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn trên cơ sở lợi dụng cương vị
công tác
MCQ: Lỗi Cố ý.
Động cơ: vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác.
Chủ thể: Người có chức vụ quyền hạn .

7. Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 360 BLHS)
a. KN: 360.
b. Các dấu hiệu:
Hành vi: thiếu trách nhiệm trong khi thi hành công vụ
Hậu quả nghiêm trọng: thiệt hại đáng kể về vật chất, về tinh than
Lỗi: vô ý.
Chủ thể: người có chức vụ quyền hạn.
8. Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi (Điều
366 BLHS)
Gần giống với 356 và chỉ khác nhau về tính chất của sự ảnh hưởng và chủ thể tội
phạm.

PHẦN II
CÂU HỎI LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP
A. CÂU HỎI LÝ THUYẾT ÔN TẬP KIẾN THỨC

CÁC TỘI XÂM PHẠM ĐẾN CON NGƯỜI


* Trắc nghiệm tự luận
1. Hành vi cố ý trực tiếp tước bỏ tính mạng người khác trái pháp luật không gây ra
hậu quả chết người thì không cấu thành Tội giết người (Điều 123 BLHS).
2. Động cơ đê hèn là dấu hiệu định tội của Tội giết người (Điều 123 BLHS).
3. Mọi hành vi cố ý tước bỏ tính mạng của người khác đều cấu thành Tội giết người
theo Điều 123 BLHS.
4. “Giết phụ nữ mà biết là có thai” là trường hợp giết 02 người trở lên.
5. Tình tiết “giết 02 người trở lên” luôn đòi hỏi phải có hậu quả hai người chết trở
lên.
6. Sử dụng điện trái phép làm chết người là hành vi chỉ cấu thành Tội vô ý làm chết
người (Điều 128 BLHS).
7. Hành vi giết trẻ em sinh ra trong vòng 7 ngày tuổi thì chỉ cấu thành Tội giếtcon
mới đẻ (Điều 124 BLHS).
8. Mọi trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh đều cấu
thành Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 125
BLHS).
9. Mọi hành vi làm chết người do dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật
cho phép trong khi thi hành công vụ đều cấu thành Tội làm chết người trong khi
thi hành công vụ (Điều 127 BLHS).
10. Không phải mọi hành vi vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp
đều cấu thành Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp (Điều
129 BLHS).
11. Nạn nhân tử vong là dấu hiệu định tội của Tội bức tử (Điều 130 BLHS).
12. Hành vi kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác tự tước đoạt tính mạng của chính
họ thì cấu thành Tội bức tử (Điều 130 BLHS).
13. Cố ý tước đoạt tính mạng của người khác theo yêu cầu của người bị hại là hành vi
cấu thành Tội giúp người khác tự sát (Điều 131 BLHS).
14. Hành vi đối xử tàn ác đối với người bị lệ thuộc nếu không dẫn đến hậu quả nạn
nhân tự sát thì không cấu thành tội phạm.
15. Dùng gạch đá tấn công trái phép người khác gây thương tích cho họ với tỷ lệ tổn
thương cơ thể dưới 11% thì cấu thành Tội cố ý gây thương tích (Điều 134
BLHS).
16. Hành vi cố ý gây thương tích cho người khác mà tỷ lệ tổn thươngcơ thể dưới
11% thì không cấu thành Tội cố ý gây thương tích (Điều 134 BLHS).
17. Hành vi cố ý gây thương tích cho người khác không chỉ cấu thành Tội cố ý gây
thương tích (Điều 134 BLHS).
18. Gây cố tật nhẹ được hiểu chỉ là trường hợp gây thương tích với tỷ lệ tổn thương
cơ thể dưới 11% nhưng đã làm mất một bộ phận cơ thể của nạn nhân.
19. Hành vi vô ý gây thương tích cho người khác không chỉ cấu thành Tội vô ý gây
thương tích được quy định tại Điều 138 BLHS.
20. Mọi trường hợp đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình đều cấu thành Tội hành
hạ người khác được quy định tại Điều 140 BLHS.
21. Mọi hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể
tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý
muốn của họ đều cấu thành Tội hiếp dâm (Điều 141 BLHS).
22. Mọi hành vi dùng thủ đoạn khiến người dưới 16 tuổi lệ thuộc mình phải miễn
cưỡng giao cấu đều cấu thành Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16
tuổi theo quy định tại Điều 144 BLHS.
23. Mọi hành vi giao cấu thuận tình với người dưới 16 tuổi đều cấu thành Tội giao
cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến
dưới 16 tuổi (Điều 145 BLHS).
24. Mọi trường hợp giao cấu trái pháp luật là giao cấu trái với ý muốn của nạn nhân.
25. Mọi trường hợp biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền bệnh cho người khác
đều cấu thành Tội lây truyền HIV cho người khác (Điều 148 BLHS).
26. Mọi hành vi mua bán người đều cấu thành Tội mua bán người (Điều 150
BLHS).
27. Hành vi bắt cóc người dưới 16 tuổi làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản thì cấu
thành Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi quy định tại Điều 153 BLHS.
28. Mọi trường hợp bán con đẻ dưới 16 tuổi đều cấu thành Tội mua bán người dưới
16 tuổi theo Điều 151 BLHS.
29. Mọi hành vi bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt đều cấu thành Tội
vu khống (Điều 156 BLHS).
30. Chỉ có nam giới mới là chủ thể của Tội hiếp dâm (Điều 141 BLHS)

CÁC TỘI PHẠM VỀ KINH TẾ


* Trắc nghiệm tự luận
1. Hành vi khách quan của các tội phạm quy định trong Chương các tội xâm phạm
sở hữu chỉ là hành vi chiếm đoạt tài sản.
2. Rừng chỉ là đối tượng tác động của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.
3. Không phải mọi loại tài sản bị chiếm đoạt đều là đối tượng tác động của các tội
xâm phạm sở hữu.
4. Từ chối giao trả lại tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên do ngẫu nhiên có
được là hành vi chiếm đoạt tài sản.
5. Mọi hành vi đe dọa dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản đều cấu thành Tội cướp
tài sản (Điều 168 BLHS).
6. Hành vi giết người nhằm chiếm đoạt tài sản thì cấu thành Tội cướp tài sản với
tình tiết định khung tăng nặng TNHS “dẫn đến hậu quả chết người” (khoản 4
Điều 168 BLHS).
7. Hành vi dùng vũ lực trong Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS) chỉ tác động đến
người đang quản lý tài sản.
8. Đối tượng tác động của Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS) chỉ là tài sản.
9. Dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản mà dẫn đến hậu quả chết người là hành vi
cấu thành cả hai tội: Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS) và Tội giết người (Điều
123 BLHS).
10. Khách thể trực tiếp của Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170 BLHS) chỉ là quan hệ
sở hữu.
11. Uy hiếp tinh thần người quản lý tài sản nhằm chiếm đoạt tài sản không chỉ cấu
thành Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170 BLHS).
12. Công khai chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên chỉ
cấu thành Tội cướp giật tài sản (Điều 171 BLHS).
13. Hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản trong Tội trộm cắp tài sản(Điều 173 BLHS)
đòi hỏi người phạm tội phải lén lút với tất cả mọi người.
14. Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên mà có biểu hiện gian dối là
hành vi chỉ cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 BLHS).
15. Mọi hành vi không trả lại tài sản sau khi đã vay, mượn, thuê tài sản của người
khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng mà tài
sản có giá trị từ 4 triệu đồng trở lên đều cấu thành Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm
đoạt tài sản (Điều 175 BLHS).
16. Chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 4 triệu đồng trở lên bằng hợp
đồng vay tài sản chỉ cấu thành Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều
175 BLHS).
17. Cố tình không trả lại cho chủ sở hữu tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên bị
giao nhầm là hành vi cấu thành Tội chiếm giữ trái phép tài sản (Điều 176 BLHS).
18. Tội chiếm giữ trái phép tài sản (Điều 176 BLHS) được coi là hoàn thành vào thời
điểm chủ thể ngẫu nhiên chiếm hữu được tài sản.
19. Mọi hành vi sử dụng trái phép tài sản của người khác có giá trị từ 100 triệu đồng
trở lên đều cấu thành Tội sử dụng trái phép tài sản (Điều 177 BLHS).
20. Các trường hợp hủy hoại tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên đều cấu thành
Tội hủy hoại tài sản (Điều 178 BLHS).
21. Mọi trường hợp cố ý làm hư hỏng tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên đều cấu
thành Tội cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 178 BLHS).
22. Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên do vô ý là hành vi chỉ
cấu thành Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản (Điều 180 BLHS).
23. Chủ thể phạm Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ
quan, tổ chức, doanh nghiệp (Điều 179 BLHS) chỉ là người có nhiệm vụ trực tiếp
trong công tác quản lý tài sản của Nhà nước.
24. Dùng tiền giả để trao đổi lấy hàng hóa là hành vi cấu thành Tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản (Điều 174 BLHS).
25. Mang trái phép vật có giá trị lịch sử, văn hóa qua biên giới chỉ là hành vi cấu
thành Tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới (Điều 189 BLHS).
26. Mọi hành vi buôn bán trái phép hàng hóa có trị giá từ 100 triệu đồng trở lên qua
biên giới đều cấu thành Tội buôn lậu (Điều 188 BLHS).
27. Hàng hóa có hàm lượng, định lượng chất chính thấp hơn so với tiêu chuẩn chất
lượng đã đăng kí, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa là hàng
giả.
28. Không phải mọi loại hàng cấm đều là đối tượng tác động của các Tội sản xuất,
buôn bán hàng cấm (Điều 190 BLHS).
29. Hàng giả chỉ là đối tượng tác động của các tội phạm được quy định tại điều 192,
193, 194, 195 BLHS.
30. Không phải mọi trường hợp trốn thuế từ 100 triệu đồng trở lên đều cấu thành Tội
trốn thuế được quy định tại điều 200 BLHS.
31. Mọi hành vidùng thủ đoạn gian dối trong việc mua bán hàng hóa thu lợi bất
chính từ 5 triệu đồng trở lên đều cấu thành Tội lừa dối khách hàng quy định tại
Điều 198 BLHS.
32. Mọi trường hợp cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất qui định
trong Bộ luật dân sự đều cấu thành Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự
(Điều 201 BLHS).
33. Không phải mọi hành vi in trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà
nước đều cấu thành Tội in trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà
nước (Điều 203 BLHS).
34. Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước qui định tại
Điều 203 BLHS chỉ là hành vi mua, bán hóa đơn chưa ghi nội dung hoặc ghi nội
dung không đầy đủ, không chính xác theo qui định.
35. Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn lập quỹ trái quy định của pháp luật là hành
vi cấu thành Tội lập quỹ trái phép (Điều 205 BLHS).
36. Mọi hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đều cấu thành Tội xâm
phạm quyền tác giả, quyền liên quan (Điều 225 BLHS).
37. Mọi hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ tại Việt
Nam đều cấu thành Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 226 BLHS).
38. Mọi hành vi cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt
động chứng khoán đều cấu thành Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che
giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán (Điều 209 BLHS).
39. Chủ thể của Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong
hoạt động chứng khoán (Điều 209 BLHS) là chủ thể thường.
40. Mọi hành vi thao túng giá chứng khoán đều cấu thành Tội thao túng thị trường
chứng khoán (Điều 211 BLHS).
CÁC TỘI PHẠM VỀ QUẢN LÝ

* Trắc nghiệm tự luận


1. Hành vi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trong công trường thi công
gây tai nạn chết người thì cấu thành Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông
đường bộ (Điều 260 BLHS).
2. Không cấu thành Tội vi phạm qui định về tham gia giao thông đường bộ (Điều
260 BLHS) khi hành vi vi phạm chưa gây thiệt hại cho tính mạng hoặc chưa gây
thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác.
3. Mọi hành vi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính
mạng người khác thì chỉ cấu thành Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông
đường bộ (Điều 260 BLHS).
4. Người đua xe trái phép gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người
khác thì chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đua xe trái phép (Điều 266
BLHS).
5. Mọi hành vi đua trái phép các phương tiện giao thông đường bộ đều cấu thành
Tội đua xe trái phép (Điều 266 BLHS).
6. Hành vi đua xe trái phép gây hậu quả chết người thì cấu thành Tội đua xe trái
phép (Điều 266 BLHS) và Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường
bộ (Điều 260 BLHS).
7. Đối tượng tác động của Tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về
an ninh quốc gia (Điều 303 BLHS) có thể là công trình tuy chưa được quy định
trong danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia nhưng đã
có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về tính chất quan trọng của công trình
liên quan đến an ninh quốc gia.
8. Vũ khí thể thao là đối tượng tác động của các tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển,
sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ
thuật quân sự.
9. Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng và bán vũ khí đó thì cấu thành hai tội: Tội
tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng (Điều 304 BLHS) và Tội mua bán trái phép
vũ khí quân dụng (Điều 304 BLHS).
10. Hành vi hủy hoại vũ khí quân dụng là hành vi cấu thành Tội hủy hoại tài sản
(Điều 178 BLHS).
11. Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng công trình phương tiện quan trọng về an ninh
quốc gia là hành vi chỉ cấu thành Tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện
quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 304 BLHS).
12. Mọi hành vi gây rối trật tự ở nơi công cộng gây hậu quả nghiêm trọng chỉ cấu
thành Tội gây rối trật tự công cộng (Điều 318 BLHS).
13. Tiền thu giữ được trên người con bạc là tiền dùng để đánh bạc.
14. Hành vi tổ chức đánh bạc có thể cấu thành tội đánh bạc.
15. Tiền dùng để đánh bạc chỉ là tiền được thu giữ trực tiếp tại chiếu bạc.
16. Đối tượng tác động của Tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có (Điều
323 BLHS) chỉ là tài sản do người khác phạm tội có được trực tiếp từ việc thực
hiện hành vi phạm tội.
17. Mọi hành vi không hứa hẹn trước mà cố ý chứa chấp tài sản do người khác phạm
tội mà có đều cấu thành Tội chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có
(Điều 323 BLHS).
18. Mục đích phổ biến các văn hóa phẩm đồi trụy là dấu hiệu định tội của Tội truyền
bá văn hóa phẩm đồi trụy (Điều 326 BLHS).
19. Hành vi của người quản lý khách sạn gọi gái mại dâm cho khách để họ mua bán
dâm tại nơi mình đang quản lý sẽ cấu thành Tội chứa mại dâm và Tội môi giới
mại dâm (Điều 327 và Điều 328 BLHS).
20. Mọi trường hợp mua dâm người dưới 18 tuổi đều cấu thành Tội mua dâm người
dưới 18 tuổi (Điều 329 BLHS).
21. Các tội phạm được quy định trong Chương các tội phạm về chức vụ đều phải do
người có chức vụ, quyền hạn thực hiện.
22. Mọi hành vi phạm tội do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện đều cấu thành
các tội phạm về chức vụ (Chương XXIII BLHS).
23. Lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản của Nhà nước mà mình có trách
nhiệm quản lý có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên là hành vi chỉ cấu thành Tội tham
ô tài sản (Điều 353 BLHS).
24. Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian nhận tiền, tài
sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên chỉ cấu thành Tội nhận hối lộ (Điều 354
BLHS).

B. BÀI TẬP NÂNG CAO KIẾN THỨC


Bài tập 1
A dùng dây điện trần giăng xung quanh luống mía ở trong vườn mía trước nhà
mình để diệt chuột vì mía đã lên cao khoảng 0,80m - 1m, nhưng bị chuột cắn phá rất
nhiều ở phần ngọn. Xung quanh ruộng mía có tường bao quanh cao 1m40 đến 1m50
và không có lối đi tắt. Thường thường, A cắm điện vào lúc 22 giờ đêm và ngắt điện
vào 5 giờ sáng. Việc cắm điện đã được A thông báo cho bà con trong xóm biết. Những
con chuột bị chết do điện giật, A thường đem cho những người trong xóm nấu cho heo
ăn. Khoảng 24 giờ, có một thanh niên khác xã trèo qua tường để vào vườn mía và bị
điện giật chết.
Hãy xác định tội danh đối với hành vi gây chết người của A.

Bài tập 2
A, B và H là ba người bạn kết thân từ thời còn học ở Đại học Cảnh sát nhân dân.
Khoảng 13giờ 30 phút ngày 25/8, A, B, C và D (đã uống rượu) rủ nhau ra Nhà Bè
nhậu tiếp. Trên đường đi, A và B ghé vào cơ quan để rủ H cùng đi. B và C đứng ngoài
cổng trông xe, còn A và B lên phòng để tìm H. Gặp H ở hành lang, A liền đùa, rút
súng K54 mang theo và cười lớn. H cũng đùa lại, vờ nấp vào cánh cửa. Anh T ở cùng
phòng thấy vậy bảo: “Không được đùa với súng”. A tháo băng đạn, kéo quy lát, lấy
nốt viên đạn trong nòng súng ra. B đi vào phòng H. A lắp lại băng đạn vào nòng súng
rồi cũng đi vào phòng theo. A và B rủ H đi chơi nhưng H từ chối vì đã có hẹn. Nghe
vậy, B bảo A: “Đưa súng đây để tao ép nó đi”.
A lấy súng đưa cho B. Vì nghĩ rằng súng không có đạn (B đã thấy A lấy viên đạn
ra ở hành lang) nên B cầm súng bằng tay trái, kéo quy lát rồi rê nòng súng về phía H,
ngón tay vẫn còn đặt trong vòng cò thì bất ngờ súng nổ. Viên đạn bắn trúng vào trán H
làm H chết ngay tại chỗ.
Hãy xác định tội danh đối với hành vi của B trong vụ án.

Bài tập 3
A, B, C và D chơi bài tại nhà ông T. Cả bọn chơi bài đến khoảng 12 giờ thì chị L
(vợ của B) đến gọi B về. Thấy chồng đang đánh bài, chị L đã nói lời xúc phạm khiến B
nổi cáu, đứng lên đá chị L. Thấy B đánh vợ, chị A vội vào can ngăn thì bị B đá 1 cái.
Chị A té ngửa xuống sân nhà và ngất xỉu. Mọi người đưa chị A đi cấp cứu nhưng chị
A đã chết sau đó. Biên bản giám định kết luận: A chết là do chấn thương sọ não.
Hãy định tội danh đối với hành vi của B.

Bài tập 4
A và B là đồng nghiệp và có mâu thuẫn với nhau. Do tính cách khác biệt nên hai
người không mấy ưa nhau. Trong một cuộc nhậu, A và B cãi nhau, A cầm cổ chai bia
đập bể một phần, dùng phần còn lại đâm vào người của B. B bị thương nặng đưa vào
bệnh viện cấp cứu và phải điều trị ở bệnh viện mất 15 ngày. Khi ra viện, B mua một
con dao có chiều dài 15cm và rộng 1,5cm. Sau 3 ngày tìm kiếm, B phát hiện ra A đang
ngồi uống cà phê cùng với hai người bạn, lưng ngồi quay ra đường. B lao đến bất ngờ
đâm một nhát vào bả vai A rồi bỏ chạy. A được cấp cứu vào bệnh viện nhưng sau 5
ngày thì chết. Kết luận giám định pháp y xác định A chết do bị tràn khí phổi vì mũi
dao đâm vào đầu đỉnh phổi phải.
Hãy xác định tội danh đối với hành vi của B.

Bài tập 5
A và B cùng đi săn. A nhìn thấy một con gà rừng liền giơ súng lên ngắm bắn. B
thấy gần đó có một người đang bẻ măng nên ngăn đừng bắn và nói rằng: “Thôi đừng
bắn nữa, nhỡ trúng người ta thì chết”. A tiếp tục rê súng theo con gà rừng và đáp lại:
“Mày chưa biết tài bắn của tao à! Chưa bao giờ tao bắn trượt cả”. Nói xong, A bóp cò,
không ngờ đạn trúng vào người bẻ măng.
Hãy xác định A phạm tội gì nếu:
a. Nạn nhân chết;
b. Nạn nhân bị thương nặng;
c. Nạn nhân bị thương với tỷ lệ tổn thương cơ thể 21%.

Bài tập 6
Ông M và bà H lấy nhau đã được 30 năm nhưng hai người không có con chung.
Ông M thường xuyên vắng nhà, có khi nhiều ngày không hề về nhà. Quan hệ của M và
H cứ như thế đã nhiều năm. Cuộc sống tẻ nhạt của bà H thật sự trở thành địa ngục khi
bà biết ông M lừa dối bà: ông M đang có vợ bé và đang có một con chung với người
vợ này.
Đúng vào ngày sinh nhật thứ 53 của bà H, ông M trở về nhà chìa vào mặt bà H tờ
đơn xin ly hôn. Bà H buồn rầu nói qua hai hàng nước mắt: “Ông thật tàn ác, hôm nay
là sinh nhật tôi cơ mà! Tôi hận ông đã lừa dối tôi suốt bấy nhiêu năm. Không cần đơn
chi hết. Tôi sẽ chết cho ông rảnh nợ mà đi lấy người ta. Ông đừng có cản tôi, tôi đã
quyết vậy rồi”.
Ông M buông lời lạnh lùng: “Bà làm gì mặc xác bà. Tôi cần một chữ ký của bà vô
tờ đơn gửi tòa thôi”.
Nghe vậy bà H leo lên thành cửa sổ (đang mở sẵn), ông M vẫn ngồi yên ở ghế
salon mà không nói gì thêm. Khoảng cách giữa chỗ ông M ngồi và thành cửa sổ là 5m.
Bà H nhảy xuống, đầu đập xuống nền xi măng, vỡ hộp sọ và chết (Nhà ông M và bà H
ở tầng 5 chung cư T). Theo tin báo của nhân dân, công an đã tạm giữ ông M để làm rõ
cái chết của bà H.
Hãy xác định ông M có tội không? Nếu có là tội gì?

Bài tập 7
Hvà B là chiến sĩ công an nghĩa vụ công tác tại đội A vệ binh thuộc Ban tham mưu
Trung đoàn cảnh sát cơ động - Công an tỉnh X. Theo sự phân công của đơn vị, ngày
21/8, H và B được giao nhiệm vụ trực bảo vệ đơn vị từ 4 giờ đến 6 giờ sáng. H và B tự
phân công nhau: B trực từ 4 giờ đến 5 giờ, H trực từ 5 giờ đến 6 giờ.
Sau khi trực xong, B vào gọi H dậy để bàn giao ca trực. B giao cho H một khẩu
súng ngắn loại K54 và băng đạn gồm 08 viên. Theo quy định, súng và hộp tiếp đạn
được để riêng trong bao da, chung một dây thắt lưng, khi nhận bàn giao phải kiểm tra
súng đạn. Khi nhận súng, H không kiểm tra theo quy định mà đeo súng vào và ra cổng
trực gác.
Đến 5 giờ 45 phút H đánh kẻng báo thức đơn vị dậy tập thể dục rồi vào gọi C (là
người phụ trách ca trực tiếp theo) dậy để bàn giao việc trực. C tỉnh dậy xếp chăn màn
xong nhưng không ra trực. H từ ngoài trở vào thấy C vẫn ngồi xếp bằng hai chân trên
giường, bèn tiến lại đứng ngay đầu giường C và rút súng K54 ra cầm trên tay phải, kéo
súng lên đạn rồi chĩa nòng súng vào nách trái của C vừa cười đùa, đồng thời bóp cò
làm đạn nổ. C ôm ngực ngã ngửa xuống giường. H hoảng hốt la lên: “Ai bỏ đạn vào
súng?”. Thấy máu trên người C ra nhiều, H đưa C đến bệnh viện cấp cứu, nhưng C đã
chết trên đường đi.
Kết luận giám định pháp y là: “C chết do đạn bắn ở tầm kề, xuyên ngực và hai lá
phổi, từ hõm nách phía trước bên trái đến vùng lưng phải, gây choáng mất máu cấp”.
Anh (chị) hãy xác định hành vi của H có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội gì?
Tại sao?

Bài tập 8
M cùng vợ là N đi bộ từ nhà mẹ ruột về nhà trọ. Khi ra đến đầu đường thì N ngất
xỉu. Hay tin, mẹ M từ trong nhà chạy ra chạy đến chăm sóc chị N; còn M chạy đi tìm
người nhờ phụ chở vợ đi bệnh viện cấp cứu. Lúc này, M nhìn thấy anh T là người chạy
xe ôm đang ngồi trong quán nhậu gần đó liền đến năn nỉ anh này chở vợ mình đi cấp
cứu nhưng bị từ chối. Thấy vợ mình đang trong tình trạng nguy kịch mà anh T không
thèm quan tâm nên M lớn tiếng với anh T dẫn đến cãi nhau rồi M dùng tay đánh T.
Sau đó, anh T bỏ đi ra đến lề đường thì bị M chạy theo dùng tay nắm cổ áo đẩy ra
đường. Lúc đó, anh K đi xe máy (không bật đèn xe) đã tông phải anh T làm T chết.
Anh (chị) hãy xác định hành vi của M có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội gì?
Tại sao?

Bài tập 9
A và B là vợ chồng có một đứa con chung là C (8 tháng tuổi). Cuộc sống gia đình
khó khăn, vợ chồng thường xuyên mâu thuẫn. A thường nhậu nhẹt say xỉn về đánh đập
mẹ con chị B. Đêm 29/7, sau khi đi nhậu về, A tiếp tục đánh đập, chửi bới chị B rồi
vứt quần áo đuổi hai mẹ con ra khỏi nhà mặc dù ngoài trời đang mưa bão. Chị B khóc
van xin A mở cửa nhưng A kiên quyết không chịu. Quá tuyệt vọng, chị B bế con ra bờ
sông gần nhà nhảy xuống sông tự sát. Lúc này, ông X đi ngang qua thấy vậy nhảy
xuống sông cứu hai mẹ con nhưng chỉ cứu được chị B, cháu C chết do ngạt nước.
Trong tình huống trên, ai phạm tội? Nếu có phạm tội gì? Tại sao?

Bài tập 10
A và B yêu nhau nhưng bị cha mẹ B phản đối vì cho rằng không môn đăng hộ đối.
Sau nhiều lần thuyết phục nhưng cha mẹ vẫn không thay đổi ý kiến, thất vọng, A và B
bàn nhau cùng tự sát. Họ chuẩn bị sẵn hai sợi dây thừng rồi cùng nhau đến khúc sông
vắng người. A giúp B trói người lại, sau đó tự trói mình để cùng nhau nhảy xuống
sông. Hãy xác định A có phải chịu TNHS hay không trong các tình huống sau và nếu
có thì phạm tội gì?
1. A và B cùng nhảy xuống sông sau khi đã bị trói. Do A tự trói nên dây thừng trói A
lỏng ra nên A không chết.
2. Do bị trói quá chặt, B không thể tự nhảy được nên đã nhờ A đẩy mình xuống sông
trước. Kế đến A cũng nhảy xuống sông. B chết, A được cứu sống.

Bài tập 11
Ông K mắc bệnh hiểm nghèo nằm liệt giường gần 1 năm. Ông mong cho cái chết
sớm đến nhưng không biết làm cách nào. Ông đem tâm sự của mình than thở với B là
một y tá thường chăm sóc sức khỏe cho ông. Sau đó ông đề nghị B giúp ông sớm kết
thúc sự sống của mình. B đồng ý và thống nhất cùng với ông K về việc chích cho ông
một liều thuốc độc. Sau khi nhất trí, B mang xi-lanh và hai ống thuốc đến tiêm cho ông
K. Sáng hôm sau, ông K chết do bị chích thuốc độc. Hãy xác định hành vi của B có
phải là tội phạm không? Nếu có là tội gì?

Bài tập 12
Nghe thông tin về việc X lấy trộm tài sản của gia đình đem đi bán nên A đã nảy
sinh ý định giả danh là công an chiếm đoạt tiền của X.
A gọi điện thoại cho X giới thiệu mình là Cảnh sát hình sự Công an Quận Y
muốn gặp để làm rõ việc nhà X bị mất trộm. Sau đó, A đến gặp X và giới thiệu là mình
đang điều tra vụ trộm cắp tài sản nhà X. Hé lộ việc mình đã biết X trộm cắp tài sản của
gia đình, A đe dọa X phải đưa 10 triệu đồng nếu không sẽ bắt lên công an Quận Y để
điều tra làm rõ. X lo sợ bị bắt nên đã đưa 10 triệu đồng cho A.
Hãy xác định tội danh đối với hành vi chiếm đoạt tài sản của A và giải thích tại
sao?

Bài tập 13
A 20 tuổi, B 22 tuổi là bạn cùng xóm. Vào lúc 20 giờ, A và B đi chơi. Đang đi trên
phố, thấy bên kia đường có một phụ nữ cùng với một đứa con 9 tuổi đang cúi xuống
cạnh một chiếc xe đạp sửa lại sên xe đạp, A và B băng qua đường lại gần chỗ mẹ con
chị phụ nữ nọ (tên là Y). Thấy trên cổ chị Y có sợi dây chuyền bằng vàng, chúng liền
thống nhất hành động. A tới chỗ chị Y giật mạnh chiếc dây chuyền đồng thời xô vào
chiếc xe đạp khiến chị Y mất thăng bằng té xuống chiếc xe đạp. A cầm sợi dây chuyền
chạy mất. Chị Y liền la lên thì B giả vờ là người qua đường hỏi chị Y về sự việc đã
xảy ra để A có cơ hội thoát thân. A và B đều bị bắt ngay sau đó.
Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A và B trong vụ án này và giải thích tại
sao?

Bài tập 14
A và B đến gặp M tại quán nhậu X để bàn chuyện làm ăn (B không quen M trước
đó). Sau khi bàn bạc công việc, A nói có việc phải đi trước và nói B tự đi về. B đề nghị
M cho đi nhờ xe một đoạn. M đồng ý và để B chở bằng xe gắn máy của M. Trên
đường đi, B vờ đánh rơi cặp xách để M xuống xe nhặt giúp. Lợi dụng lúc M đang nhặt
cặp xách thì B phóng xe đi mất. Sau đó, B đã bị bắt cùng tang vật là chiếc xe gắn máy
của M (trị giá 20 triệu đồng).
Hãy xác định tội danh đối với hành vi của B trong vụ án này và giải thích tại sao?

Bài tập 15
A là chủ một xe chở xăng dầu. A đã ký hợp đồng với nhà máy sản xuất bột ngọt
T.H vận chuyển dầu chạy máy cho nhà máy từ công ty xăng dầu đến nhà máy. Sau vài
lần vận chuyển, A đã học được thủ đoạn bớt dầu vận chuyển cho nhà máy như sau:
Khi nhận được dầu A chạy xe tới điểm thu mua dầu của B và nhanh chóng rút dầu ra
bán cho B mỗi lần vài trăm lít. Sau đó chất lên xe mấy thùng nước có trọng lượng
tương đương với số dầu đã rút ra. Đến địa điểm giao dầu, chiếc xe được cân đúng
trọng lượng quy định nên được nhập dầu vào kho. Trong thời gian chờ đợi cân trọng
lượng của xe sau khi giao dầu, A đã bí mật đổ hết số nước đã chất lên xe để khi cân chỉ
còn đúng trọng lượng của xe. Với cách thức như vậy, A đã nhiều lần lấy dầu được thuê
vận chuyển của nhà máy bột ngọt T.H với tổng trị giá là 38.565.000 đồng. Sau đó thì
A bị phát hiện.
Hãy xác định tội danh trong vụ án này.
Bài tập 16
B (ở Bình Định) đón A cùng bạn gái của A từ An Giang ra chơi. Sau khi tay bắt
mặt mừng, A cho B biết mình đang làm ăn khá tốt nên muốn đi du lịch nhiều nơi. Sau
đó, A nhờ B thuê giúp cho A một chiếc ô tô 4 chỗ để A chở bạn gái ra Nha Trang chơi
trong hai ngày tới. B nhận lời và gọi điện thoại cho X để thuê xe, thời hạn thuê là hai
ngày, mỗi ngày 800 ngàn. Khi đã thuê được xe, B dùng xe chở A và bạn gái A đi ăn
uống. Đến 19h, khi cả ba đang ngồi uống cà phê thì A nói B cho mượn chìa khóa xe để
chở bạn gái đi một vòng nhưng A lại chạy thẳng vào TP HCM rồi đem chiếc xe đi cầm
lấy 50 triệu đồng để tiêu xài. Vụ việc sau đó bị phát giác.
Anh (chị) hãy xác định hành vi của A có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội gì?
Tại sao?

Bài tập 17
A, B và C cùng một số người bạn ngồi nhậu tại quán T ở huyện Hóc Môn. Trong
lúc ngồi nhậu thì A có hỏi mượn xe mô tô của C đi công việc nhưng C không đồng ý.
Lúc này, B mới nói với C: “Cho A mượn đi, có gì tao chịu” nên C đồng ý cho A mượn
xe. Sau đó, C giao xe cho A điều khiển chở B đi. Trên đường đi, cả hai ghé vào nhà
của B để B lấy điện thoại sử dụng. Khi B đi vào trong nhà, A nảy sinh ý định chiếm
đoạt xe nên đã điều khiển xe đến Quận 8 bán cho một người thanh niên không rõ lai
lịch với giá 5 triệu đồng rồi bỏ trốn. Sau khi sự việc xảy ra, B đến công an trình báo sự
việc.
Anh (chị) hãy xác định hành vi của A có phạm tội hay không? Nếu có thì phạm tội
gì? Tại sao?

Bài tập 18
S và Đ đang ngồi vá lưới trên bờ biển thì nghe ngư dân truyền miệng nhau: “Ai có
ghe lớn ra nhặt ti vi do bọn buôn lậu bị công an phát hiện đã vứt xuống biển”. 15 giờ
chiều cùng ngày, S và Đ chạy ghe ra biển vớt đầy ghe được 200 chiếc ti vi, giấu xuống
hầm ghe rồi chạy về địa điểm kín đáo để cất giấu. Ngày hôm sau việc làm của S và Đ
bị công an biên phòng phát hiện và yêu cầu giao nộp số ti vi nói trên. S và Đ đã giao
nộp hết số ti vi nói trên cho cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan điều tra đã ra quyết định
khởi tố bị can đối với S và Đ về tội chiếm giữ trái phép tài sản.
Hãy xác định trong trường hợp này S và Đ có phạm Tội chiếm giữ trái phép tài
sản (Điều 176 BLHS) không? Tại sao?

Bài tập 19
A ngồi uống nước trong quán thì phát hiện ra một chiếc cặp của ai đó bỏ quên. A
kéo chiếc cặp lại gần để kiểm tra thì phát hiện ra trong cặp có 12 triệu đồng và một số
tài liệu. A bèn nói với B - chủ quán và chia cho B 6 triệu, còn lại thì A lấy. Sau đó, khi
chủ của chiếc cặp quay lại hỏi thì B nói là không biết gì về cái cặp.
Hành vi của A và B có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội gì? Tại sao?
Bài tập 20
Q là cán bộ cửa hàng kinh doanh vàng bạc huyện K được cơ quan giao nhiệm vụ
làm thủ kho, thủ quỹ kiêm công tác bảo vệ cơ quan. Đồng thời Q còn được giao chìa
khóa kho, két bạc và được cơ quan cho ăn nghỉ tại phòng kho.
Mặc dù không được sự đồng ý của cửa hàng trưởng nhưng Q tự ý chuyển chỗ nghỉ
từ phòng kho đến ở tại một phòng trên lầu 2 cách xa phòng kho và cho hai vợ chồng
người bán nước giải khát cạnh cửa hàng gửi hàng qua đêm tại kho.
Vào 19 giờ, sau khi ăn cơm tối, Q đi ngủ không chốt cửa buồng, không để chìa
khóa ở nơi quy định mà bỏ trên bàn cạnh giường ngủ. 6 giờ sáng ngày hôm sau, Q
thức giấc đi xuống nhà kho thì phát hiện cửa phòng kho bị mở và mất một số tiền
trong két sắt.
Hãy xác định Q có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội gì trong trường hợp:
a. Số tiền bị mất là 21 triệu đồng.
a. Số tiền bị mất là 124 triệu đồng.

Bài tập 21
17 giờ 30, A và B cùng một số thanh niên đang chạy xe trên đường thì bắt gặp C
đi ngược chiều. A liền nói với nhóm bạn cùng đi rằng cách đây mấy hôm bị C ức hiếp.
Thế là đám thanh niên ép xe của C lại và vây quanh la ó, lớn tiếng hỏi tội C. B dùng
tay đánh một cái vào mặt C. Bị đau, C ra khỏi xe và ngồi thụp xuống. B đi vòng ra
phía sau lưng C và nắm cổ áo phía sau kéo đứng lên để đánh tiếp nên đã làm đứt dây
chuyền vàng 24K đeo cổ của C có trọng lượng 4 chỉ vàng. B cất dây chuyền vào túi
quần. C xin lại, B nói không lấy rồi bỏ đi cùng đám thanh niên.
Hãy xác định tội danh trong vụ án này.

Bài tập 22
H là chủ doanh nghiệp tư nhân HP kinh doanh trái cây nhập từ Campuchia. Theo
quy định, mặt hàng trái cây được nhập khẩu không cần quota, chỉ cần doanh nghiệp
nhập khẩu kê khai đúng số lượng để là cơ sở xác định thuế nhập khẩu. Trong thời gian
dài, H đã nhập khẩu nhiều lần trái cây từ Campuchia về Việt Nam. H khai vào Tờ khai
nhập khẩu số hàng trái cây nhập ít hơn so với lượng trái cây thực nhập. Do quen biết
nên A, B là nhân viên kiểm hóa hải quan không kiểm tra hàng nhập khẩu như quy định
mà cho thông quan các chuyến hàng do H nhập khẩu. T - chi cục trưởng Chi cục hải
quan cửa khẩu MB đã ký thông quan cho các chuyến hàng nhập khẩu của H sau khi
cán bộ kiểm hóa ký xác nhận đã kiểm tra hàng nhập khẩu. Kết quả điều tra xác định:
trong thời gian nêu trên, H đã thực nhập 876.938 kg trái cây và số tiền thuế nhập khẩu
cần phải đóng là 6.621.873.923 đồng; trong khi đó H chỉ kê khai trên các Tờ khai nhập
khẩu số lượng trái cây nhập khẩu là 78.050 kg và số tiền thuế nhập khẩu hàng hóa mà
H thực đóng là 473.006.528 đồng. Vì thế H đã hưởng lợi bất chính được
6.148.867.395 đồng.
Hãy xác định H có phạm tội hay không? Nếu có phạm tội gì? Tại sao?
Bài tập 23
Công ty bảo vệ thực vật A nhập từ nước ngoài về Việt Nam 32 tấn nguyên liệu
sản xuất thuốc trừ sâu BPMC hàm lượng khai báo là 97%. Qua kiểm định của Trung
tâm kiểm định thực vật phía Nam thì hàm lượng chỉ có 94,6%. Với cách thức như vậy,
Công ty sẽ không phải đóng thuế thay vì phải nộp 10% khi áp đúng mã thuế. Do vậy
Công ty A tránh được việc nộp thuế với giá trị 1tỷ 450 triệu đồng.
Hãy xác định tội danh trong vụ án này.

Bài tập 24
Để kinh doanh thuốc lá ngoại từ Campuchia về Việt Nam, A thỏa thuận với B là A
sẽ cho người vận chuyển thuốc lá ngoại từ Campuchia về Long An để giao cho B. Sau
đó, B sẽ chuyển thuốc lá ngoại từ Long An đến TP HCM để giao cho người nhận theo
sự sắp xếp của A. B tự lo phương tiện và thuê người vận chuyển. Nếu vận chuyển trót
lọt mỗi chuyến là 7000 gói thuốc lá ngoại (trị giá khoảng 40 triệu đồng) thì B sẽ được
360.000 đồng tiền công. Còn nếu khi vận chuyển bị bắt B phải bồi thường cho A.
Bằng cách này, trong thời gian 3 tháng, A và B đã tổ chức vận chuyển 45 chuyến
thuốc lá ngoại, tổng cộng 315.000 gói thuốc lá Hero và Jet. Vụ việc này sau đó bị phát
hiện.
Hãy xác định hành vi của A và B có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội gì? Tại
sao?

Bài tập 25
H trực tiếp điều khiển xe ô tô bị mắc lầy tại lề đường Quốc lộ 19 (Gia Lai). Để
kéo xe lên, H đã kéo sợi dây cáp ngang qua đường quốc lộ và móc vào cây mít bên kia
đường, đồng thời bảo hai người làm công đi theo xe là T và N đứng cách sợi dây cáp
khoảng 3 mét để báo hiệu xin đường ở hai hướng. Sợi dây cáp căng ngang qua đường
cách mặt đường 1,2 mét. Lúc này, A điều khiển xe mô tô chở B đi đến với tốc độ 50-
60 km/h. T liền đưa tay báo hiệu nhưng A không biết để dừng xe mà vẫn lái xe lao
thẳng vào sợi dây cáp. A và B bị dây cáp cản văng ra khỏi xe, bị thương nặng, chiếc xe
mô tô ngã, lao đi 29 mét mới dừng lại. H đưa hai nạn nhân đến bệnh viện cấp cứu
nhưng do vết thương quá nặng A đã chết.
Hãy xác định tội danh trong vụ án này.

Bài tập 26
Vào lúc 2h sáng, A điều khiển xe ô tô trên đường thì xe bị hỏng. A dừng xe sát lề
phải đường và đi gọi thợ đến sửa xe. Do trời tối, B điều khiển xe mô tô đi cùng chiều
và đã tông vào xe của A dẫn đến hậu quả là B chết.
A có phạm tội hay không? Nếu có phạm tội gì trong các trường hợp sau:
1. A để xe bên lề đường không có biển báo hiệu, đoạn đường này không có đèn
chiếu sáng công cộng;
2. A đã thực hiện các biện pháp cảnh báo an toàn theo quy định của pháp luật trước
khi rời khỏi xe.

Bài tập 27
Tối 9/1, A và B trèo tường vào khu vực W9B đường băng sân bay Tân Sơn Nhất
tháo trộm các bộ đèn tim đường băng, bị lực lượng an ninh phát hiện. Tại công an, A
và B khai đã ba lần lẻn vào đường băng tháo trộm các bộ đèn tim đường để lấy nhôm
đem bán. Tổng thiệt hại của 3 lần lấy các bộ đèn tim đường băng của A và B là 506
triệu đồng.
Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A và B trong vụ án này và giải thích tại
sao?

Bài tập 28
A là bảo vệ của một công ty khai thác đá. Biết trong công ty có một lượng lớn
thuốc nổ dùng để phá đá, A đã lấy trộm khoảng 15 kg thuốc nổ rồi đem bán cho B là
một ngư dân để B đánh bắt cá.
Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A trong vụ án này và giải thích tại sao?

Bài tập 29
A qua biên giới Trung Quốc mua trái phép một lượng pháo nổ khoảng 200 kg rồi
vận chuyển bằng đường bộ sang biên giới Việt Nam. A bán số pháo nổ này cho B thì
bị bắt.
Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A trong vụ án này và giải thích tại sao?

Bài tập 30
Ông M đã thực hiện giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho N. Trong
quá trình cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, N đã liên hệ với A là cán bộ
Phòng tài nguyên môi trường quận X và B là cán bộ địa chính phường Y để nhờ
chuyển một phần diện tích đất nông nghiệp trong mảnh đất trên thành đất thổ cư. A và
B yêu cầu N đưa 100 triệu đồng thì sẽ thực hiện và N đã đồng ý.
Tuy biết việc chuyển mục đích sử dụng đất trong trường hợp này là trái với quy
định của pháp luật nhưng A và B vẫn thực hiện bằng cách là: sửa chữa biên bản thẩm
tra hiện trạng sử dụng đất, hợp đồng tặng cho và nguồn gốc đất trong hồ sơ xin chuyển
quyền sử dụng đất (cụ thể là phần nguồn gốc sử dụng đất từ năm 1993 sang trước năm
1980). Từ những hành vi đó, A và B đã chuyển 200 m 2 đất nông nghiệp thành đất thổ
cư. Sự việc sau đó bị phát hiện.
Xác định hành vi của A và B có phạm tội hay không? Nếu có thì tội gì? Tại sao?
Bài tập 31
A là chủ tịch Hội cựu chiến binh xã X. Nhiều hộ dân đã nhờ A trả tiền vay vốn
trước thời hạn cho Ngân hàng Chính sách Xã hội chi nhánh huyện Y. Sau khi nhận
tiền, A không trả ngân hàng mà dùng để đánh bạc, chiếm đoạt của 13 hộ dân số tiền
173 triệu đồng.
Anh (chị) hãy xác định hành vi của A có phạm tội hay không? Nếu có thì phạm
tội gì? Tại sao?

Bài tập 32
A là cán bộ thuộc Công an thành phố X, vì muốn chiếm đoạt tài sản, đã giả làm
một đại gia nhiều tiền, đi xe hơi đắt tiền, làm ăn theo mô hình lớn, sở hữu rất nhiều
mảnh đất trên địa bàn thành phố X. Sau khi lấy được niềm tin của bạn bè, người thân,
A đã dùng 1 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để bán cho nhiều người. Bằng cách
này A đã chiếm đoạt được 22 tỷ đồng của nhiều người.
Theo anh (chị) A có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội gì? Tại sao?

Bài tập 33
Đ là Phó Chánh án Tòa án nhân dân huyện X phụ trách hình sự. Biết Đ là lãnh đạo
Tòa án huyện, K đã đến nhà tìm gặp và nhờ Đ giúp đỡ đòi lại ngôi nhà cho người khác
ở nhờ đã nhiều năm nay và vụ kiện đang được thụ lý ở Tòa án nhân dân huyện và hứa
sẽ không quên ơn. Sau đó Đ đã trực tiếp nhờ thẩm phán giải quyết vụ kiện đó chú ý
hộ, bảo K là người nhà của Đ. Kết quả là K được trả nhà, K đưa cho Đ một lượng vàng
SJC.
Hãy xác định K và Đ có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội gì? Tại sao?

PHẦN III
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
MÔN: LUẬT HÌNH SỰ - PHẦN CÁC TỘI PHẠM

I. VĂN BẢN PHÁP LUẬT


Luật
1. Luật Di sản văn hóa số 28/2001/QH10 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) ngày 29 tháng 6
năm 2001 của Quốc hội.

2. Luật đầu tư năm 2020

3. Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ số 14/2017/QH14 ngày 20
tháng 6 năm 2017 của Quốc hội.

Pháp lệnh

4. Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm số 10/2003/PL-UBTVQH11 ngày 17 tháng 3 năm
2003 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Nghị định

5. Nghị định số 19/2018/NĐ-CP ngày 02-02-2018 của Chính phủ quy định về việc tính
tổng khối lượng hoặc thể tích chất ma túy tại một số điều của Bộ luật Hình sự năm
2015.
6. Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26-8-2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm
và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
7. Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư (Trích Danh mục cấm đầu tư, kinh doanh).
Nghị quyết của HĐTP TANDTC

8. Nghị quyết số 05/2018/NQ-HĐTP ngày 05-11-2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 234 về tội vi phạm quy định về bảo vệ động
vật hoang dã và Điều 244 về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý,
hiếm của Bộ luật Hình sự.
9. Nghị quyết số 02/2019/NQ-HĐTP ngày 11-01-2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 150 về tội mua bán người và Điều 151 về
tội mua bán người dưới 16 tuổi của Bộ luật Hình sự.
10. Nghị quyết số 03/2019/NQ-HĐTP ngày 24-5-2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 324 của Bộ luật Hình sự về tội rửa tiền.
11. Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐTP ngày 15-08-2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 214 về tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm thất nghiệp, Điều 215 về tội gian lận bảo hiểm y tế và Điều 216 về tội trốn đóng
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động của Bộ luật
Hình sự.
12. Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐTP ngày 01-10-2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định tại các điều 141, 142, 143, 144,
145, 146, 147 của Bộ luật Hình sự và việc xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới
18 tuổi.
13. Nghị quyết số 07/2019/NQ-HĐTP ngày 25-10-2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 299 và Điều 300 của Bộ
luật Hình sự.
14. Nghị quyết số 03/2020/NQ-HĐTP ngày 30-12-2020 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự trong xét xử
tội phạm tham nhũng và tội phạm khác về chức vụ.
15. Nghị quyết số 01/2021/NQ-HĐTP ngày 20-12-2021 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 201 của Bộ luật Hình sự và việc xét xử vụ
án hình sự về tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự.
16. Nghị quyết số 03/2022/NQ-HĐTP ngày 09-9-2022 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 304, Điều 305, Điều
306, Điều 307 và Điều 308 của Bộ luật Hình sự.
ÁN LỆ HÌNH SỰ
1. Án lệ 01/2016/AL về vụ án giết người.
2. Án lệ 17/2018/AL về tình tiết “có tính chất côn đồ” trong tội “giết người” có đồng
phạm.
3. Án lệ 18/2018/AL về hành vi giết người đang thi hành công vụ trong tội “giết người”.
4. Án lệ 19/2018/AL về xác định giá trị tài sản bị chiếm đoạt trong tội “tham ô tài sản”.
5. Án lệ 28/2019/AL về tội “giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”.
6. Án lệ 29/2019/AL về tài sản bị chiếm đoạt trong tội “cướp tài sản”.
7. Án lệ 30/2020/AL về hành vi cố ý điều khiển phương tiện giao thông chèn lên bị hại
sau khi xảy ra tai nạn giao thông.
8. Án lệ 45/2021/AL về xác định bị cáo phạm tội “Giết người” thuộc trường hợp “Phạm
tội chưa đạt”.
9. Án lệ 46/2021/AL về việc xác định tình tiết định khung hình phạt “Đối với trẻ em mà
người phạm tội có trách nhiệm giáo dục” trong tội “Dâm ô đối với trẻ em”.
10. Án lệ 47/2021/AL về việc xác định tội danh trong trường hợp bị cáo dùng hung khí
nguy hiểm đâm vào vùng trọng yếu của cơ thể bị hại.
11. Án lệ 48/2021/AL về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nộp lại tiền thu lợi bất
chính.
12. Án lệ 57/2023/AL về hành vi gian dối nhằm tiếp cận tài sản trong tội “Cướp giật tài
sản.
13. Án lệ 58/2023/AL về tình tiết định khung hình phạt tại điểm c khoản 3 Điều 244 của
Bộ luật Hình sự.
14. Án lệ 59/2023/AL về lỗi cố ý gián tiếp trong vụ án “Giết người”.

II. TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bắt buộc
1. Giáo trình luật hình sự Việt Nam- Phần các tội phạm, tập 1 và 2, Trường Đại học
Luật Tp. Hồ Chí Minh- 2020
2. Hướng dẫn học tập môn Luật hình sự, Nxb Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh,
2023

2. Lựa chọn
1. Đinh Văn Minh, Phạm Thị Huệ (2016), Vấn đề tham nhũng trong khu vực tư ở Việt Nam
hiện nay, NXB Tư pháp
2. Đinh Văn Quế (2019), Bình luận Bộ luật Hình sự năm 2015 - Phần Các TP Chương XV,
XXIII, NXB Thông tin và truyền thông
1. Phạm Thanh Bình, Nguyễn Vạn Nguyên (1990), Trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm
phạm hoạt động tư pháp, NXB Pháp lý
2. Phạm Thanh Bình, Nguyễn Vạn Nghiêm (1997), Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp,
NXB Chính trị Quốc gia
3. Đinh Văn Quế (2021), Bình luận Bộ luật Hình sự năm 2015 - Phần Các TP Chương XXIV,
NXB Thông tin và truyền thông
1. Phạm Văn Lợi (2004), Tội phạm về môi trường một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB
Chính trị Quốc gia
1. Nguyễn Mai Bộ (2022), Các tội xâm phạm sở hữu trong bộ luật hình sự năm 2015 : Được
sửa đổi, bổ sung năm 2017, NXB Tư pháp
2. Lê Đăng Doanh (2014), Định tội danh đối với các tội xâm phạm sở hữu (Bộ luật hình sự
năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009), NXB Tư pháp
3. Trần Minh Hưởng, Nguyễn Văn Hiến (2002), Tìm hiểu tội phạm và các tội xâm phạm sở
hữu, NXB Lao động
1. Đỗ Đức Hồng Hà (2019), Pháp luật hình sự Việt Nam về các tội xâm phạm tính mạng, sức
khỏe của con người từ thời phong kiến đến ngày Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung
năm 2017) có hiệu lực: Sách chuyên khảo, NXB Lao động
2. Trần Minh Hưởng (2012), Tìm hiểu các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm con người, NXB Lao động

3. Một số trang web tham khảo


http://wings.buffalo.edu/law/bclc/resource.htm
http://www.qis.net/chinalaw/prclaw60.htm
http://www.ccmostwanted.com/global.htm
http://justitie.regeringen.se/propositionermm/ds/pdf/Penalcode.pdf
http://icpo.at.tut.by/crimen.html

III. CÁC BẢN ÁN VÀ VỤ ÁN THỰC TẾ


- Các vụ án thực tế trên các sách báo, Internet
- Các bản án, Bản Cáo trạng của các vụ việc có liên quan đến Phần Các tội phạm – môn
Luật Hình sự.

SINH VIÊN BÌNH LUẬN CÁC VỤ ÁN THỰC TẾ

VỤ ÁN 1
Do làm ăn thua lỗ không có tiền trả nợ nên Nguyễn Văn Út đã lén lút lấy trộm 02 giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất của ông Nguyễn Văn Khá (là cha ruột của Út) và giả chữ ký của ông
Khá để ký vào hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất do Út tự soạn với nội dung là
chuyển quyền sử dụng đất của 02 thửa đất trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ông
Khá mà Út đã trộm sang cho Út. Sau đó Út đem những giấy tờ này đến UBND Phường 8,
thành phố Sóc Trăng để làm thủ tục chuyển nhượng. Do nghĩ rằng Út được ông Khá đồng ý
chuyển nhượng nên Chủ tịch UBND Phường 8 đã không thực hiện đúng quy trình, thủ tục mà
ký xác nhận vào hồ sơ chuyển nhượng cho Út. Sau đó 2 tháng, Nguyễn Văn Út được Chủ tịch
UBND thành phố Sóc Trăng cấp 02 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên của Út. Có
được 02 giấy chứng nhận này, Út lập tức đem đi thế chấp cho bà Trần Lệ Hoa lấy số tiền
110.000.000 đồng, số tiền này Út đem trả nợ và tiêu xài cá nhân hết.
Hành vi của Út bị ông Khá phát hiện nên ông Khá đến Tòa án thành phố Sóc Trăng
khởi kiện yêu cầu hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giả mạo chữ ký nói
trên và chuyển trả quyền sử dụng đất trở lại cho ông. Trong quá trình thụ lý vụ việc, Tòa án
thành phố Sóc Trăng nhận thấy hành vi của Út có dấu hiệu tội phạm nên chuyển toàn bộ hồ sơ
cho Cơ quan điều tra thành phố Sóc Trăng thụ lý giải quyết.
Hội đồng định giá tài sản đã xác định 02 thửa đất trên giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất bị chiếm đoạt trị giá 382.728.000 đồng. Căn cứ vào kết quả trên, Cơ quan điều tra đã khởi
tố Út về hành vi Trộm cắp tài sản theo khoản 3 Điều 138 Bộ luật hình sự 1999.
Viện kiểm sát sau khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị phê chuẩn khởi tố bị can đối với Út
nhận thấy: do giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là tài sản theo Điều 163 Bộ luật
dân sự 2005, nên hành vi của Út không cấu thành tội Trộm cắp tài sản mà cấu thành tội Lừa
đảo chiếm đoạt tài sản xuất phát từ việc dùng thủ đoạn gian dối để có được Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất mang tên mình đi thế chấp cho người khác để lấy tiền.
Tuy nhiên khi họp liên ngành thì giữa các cơ quan tiến hành tố tụng có nhiều ý kiến
khác nhau, cũng có ý kiến cho rằng Út không phạm tội mà đây chỉ là vụ việc mang tính dân
sự. Do đó, Viện kiểm sát thành phố Sóc Trăng đã có văn bản xin ý kiến liên ngành cấp trên
chỉ đạo hướng xử lý đối với vụ án này.

Câu hỏi trao đổi: Anh (chị) hãy cho biết quan điểm của mình định tội danh đối với hành
vi của Út trong vụ án này?

VỤ ÁN 2

TẠT AXIT: RỐI VIỆC ĐỊNH TỘI!


HOÀNG YẾN

Cùng một loại hành vi tạt axit gây thương tật cho người khác nhưng mỗi cơ quan tố
tụng lại “áp” một tội khác nhau...

Chị T. là con gái út một gia đình nghèo ở Sóc Trăng. Chị lên xe hoa với Nguyễn Anh Tuấn và
có một con chung. Nhưng chỉ một thời gian ngắn, Tuấn quan hệ với một cô gái cạnh nhà và
có con rơi. Buồn chán, chị T. bỏ lên TP.HCM làm công nhân cùng một người chị.

Bất đồng về tội danh

Sau đó, nhiều lần Tuấn liên lạc gọi vợ về nhưng chị T. kiên quyết từ chối. Tức tối, Tuấn dọa
sẽ đâm chết vợ hoặc tạt axit. Nghĩ là làm, sáng 24-3, Tuấn thuê hai thanh niên phục gần nhà
trọ nơi chị em chị T. ở và bám theo tạt axit hai nạn nhân tại ngã ba Hồng Bàng-Nguyễn Kim
(quận 5).

Theo kết quả giám định, người chị bị thương tật 22% vĩnh viễn, chị T. bị thương tật 70%, bị
phỏng axit độ II, III vùng mặt, cổ, thân, tứ chi, phỏng kết mạc, giác mạc hai mắt; mặt biến
dạng, mất gần hết vành tai trái, mất mũi, hiện phải mang hai ống cao su để tạo hình, hạn chế
há miệng...
Tuấn cùng hai đồng phạm đã bị khởi tố, truy tố về tội giết người. Tại phiên sơ thẩm, đại diện
VKSND TP.HCM nhận định: “Bị cáo Tuấn thừa biết axit rất nguy hiểm nhưng vẫn dùng axit
để hủy hoại người đã từng đầu gối tay ấp, hủy hoại cả cuộc đời một phụ nữ trẻ, gây nên nỗi
đau cả về thể xác lẫn tinh thần”. Từ đó, công tố viên đề nghị tòa phạt Tuấn tù chung thân về
tội giết người... Tuy nhiên, TAND TP lại cho rằng không đủ cơ sở kết luận các bị cáo cố tình
tước đoạt sinh mạng của chị T. Theo tòa, các bị cáo chỉ phạm tội cố ý gây thương tích và
tuyên phạt Tuấn 15 năm tù, hai đồng phạm mỗi người 12 năm tù.

Sau phiên xử, công tố viên cho biết xưa nay những người dùng axit để gây thương tật cho nạn
nhân đều bị xử lý về tội giết người bởi hành vi phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
trước mắt và cả lâu dài dù nạn nhân may mắn sống sót. Vì thế, VKS sẽ kháng nghị về cả mặt
tội danh lẫn hình phạt của vụ án.

(Nguồn: Báo Pháp luật TPHCM ngày 19/01/2014)

Câu hỏi trao đổi: Anh (chị) hãy cho biết quan điểm của mình định tội danh đối với hành
vi tạt axít trong vụ án này?

VỤ ÁN 3

Nguyên trưởng công an huyện ăn chặn trầm kỳ lãnh 9 năm tù


(PLO)- TAND tỉnh Khánh Hòa nhận định: mặc dù nguyên trưởng công an huyện không
thừa nhận nhưng các chứng cứ khẳng định bị cáo này đã trực tiếp đi bán kỳ nam trái phép,
đưa ra tỉ lệ ăn chia, giao tiền.

Sáng 17-8, sau ba ngày xét xử, TAND tỉnh Khánh Hòa tuyên phạt Nguyễn Thành Trung
(nguyên thượng tá, trưởng Công an huyện Khánh Sơn, phó giám thị Trại tạm giam Công an
Khánh Hòa chín năm tù tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.

Tòa cũng tuyên ba bị cáo khác đều là cựu cán bộ Công an huyện Khánh Sơn cùng phạm
tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; trong đó phạt Nguyễn Hồng Hà
(nguyên trung tá, Đội trưởng Đội CSGT), Vũ Anh Trung (nguyên thiếu tá, Đội trưởng Đội
Cảnh sát Kinh tế - Môi trường) mỗi bị cáo 5 năm sáu tháng tù, Trần Lệ Kiên (nguyên thượng
úy, Đội phó Đội Cảnh sát thi hành án hình sự - hỗ trợ tư pháp) 5 năm tù. Ngoài ra, tòa cũng
phạt Luân Văn Nam (ngụ thị trấn Tô Hạp, huyện Khánh Sơn) hai năm sáu tháng tù cùng về
tội danh trên với vai trò đồng phạm. Tòa cũng tuyên buộc Nguyễn Thành Trung phải trả lại
cho nhà nước 220 triệu đồng.

Bản án kết luận: tháng 9-201X, tại khu vực núi Gộp Ngà thuộc xã Sơn Trung, huyện
Khánh Sơn nổi lên tình trạng nhiều người kéo đến đào bới, tìm kiếm kỳ trái phép, ảnh hưởng
xấu đến an ninh trật tự địa phương. UBND huyện Khánh Sơn thành lập Đội liên ngành, có
nhiệm vụ vận động, ngăn chặn người dân đào tìm trầm kỳ ở Gộp Ngà (gọi tắt là đội liên
ngành) do Vũ Anh Trung làm đội trưởng, Nguyễn Hồng Hà làm đội phó. Tối 26-9, khi nhóm
các ông Trần Văn Khánh, Nguyễn Ngọc Thừa đào được một đoạn trầm kỳ, nhiều người dân
bao vây, la hét. Sợ bị cướp mất đoạn trầm kỳ, các ông Khánh, Thừa giao đoạn trầm kỳ trên
cho Trần Lệ Kiên cất giữ. Tiếp đó, một nhóm người khác cũng đào được đoạn trầm thì
Nguyễn Hồng Hà thu giữ, giao cho Luân Văn Nam đem giấu. Tối 27-9, Nguyễn Thành Trung
đến quán cà phê G.N (ở thị trấn Tô Hạp, huyện Khánh Sơn) gặp các cán bộ công an gồm Vũ
Anh Trung, Nguyễn Hồng Hà cùng Trần Văn Khánh (đại diện nhóm phu trầm) và đại diện
bảo kê bãi trầm để bàn chuyện bán trầm. Nguyễn Thành Trung yêu cầu phải đưa đoạn trầm kỳ
để mình đem đi bán, đồng thời thống nhất tỉ lệ ăn chia là đội liên ngành 40%, nhóm phu trầm
40%, nhóm bảo kê của Nam- Vương 20%. Ngày hôm sau, sau khi bán xong trầm kỳ, Nguyễn
Thành Trung trực tiếp chia cho nhóm bảo kê 800 triệu đồng, đội liên ngành 1,4 tỉ đồng, nhóm
phu trầm 1,6 tỉ đồng. Tiếp đó, Nguyễn Thành Trung đem bán đoạn trầm kỳ thứ hai với giá
350 triệu đồng, rồi cho nhóm bảo kê 20 triệu, còn lại giao Hà giữ. Bản án xác định hành vi
của các bị cáo đã gây thiệt hại đối với nhà nước hơn 4,1 tỉ đồng.

Bản án nhận định: trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, các bị cáo Nguyễn Hồng Hà,
Vũ Anh Trung, Trần Lệ Kiên, Luân Văn Nam đều khai nhận hành vi phạm tội. Riêng bị cáo
Nguyễn Thành Trung cho rằng mình không biết, không tham gia bàn việc bán trầm cũng như
không chia tiền, VKS truy tố oan vì Trung không phạm tội. Nguyễn Thành Trung đưa ra
chứng cứ ngoại phạm là từ 18g30 đến 22g ngày 27-9 bị cáo này nhậu với một năm người
khác tại quán H.Q (ở TP Cam Ranh, Khánh Hòa), trong đó có các ông Nguyễn Thành Phấn,
Chánh án TAND huyện Khánh Sơn, Nguyễn Văn Phương, Viện trưởng VKSND huyện…
không có mặt ở quán cà phê G.N nên không tham gia bàn việc bán trầm kỳ chia nhau. Tuy
nhiên, lời khai của một số người làm chứng cho thấy Trung có mặt tại quán nhậu sau 22g.
Còn lời khai của một số nhân chứng khác khẳng định tối 27-9 bị cáo Trung bàn việc bán trầm,
đưa ra tỉ lệ ăn chia, được giao trầm đi bán và sau đó chia tiền. Mặt khác, Trung cũng người
bán đoạn trầm kỳ thứ hai và giao tiền sau đó.

Tấn Lộc

(Nguồn: Báo Pháp luật TPHCM ngày 17/08/2015)

Câu hỏi trao đổi: Anh (chị) hãy cho biết quan điểm của mình định tội danh của Tòa án
đối với các bị cáo trong vụ án này?

VỤ ÁN 4
ĐÃ ĂN TRỘM CÒN HÀNH HUNG ĐỂ TẨU THOÁT

HT

TAND tỉnh Phú Yên vừa tuyên y án sơ thẩm hai năm sáu tháng tù đối với Đặng Văn
Thành về tội trộm cắp tài sản.

Theo tòa, Thành đã có hành vi trộm cắp chó, khi bị phát hiện lại hành hung những người
đuổi theo để tẩu thoát nên không thể giảm án.

Tối 6-7, Thành và ba đồng phạm dùng xe máy đến hai huyện Sông Hinh, Tây Hòa bắt
trộm được bốn con chó. Rạng sáng hôm sau, khi đang bắt trộm con chó thứ năm thì chúng bị
chủ nhà phát hiện. Khi bị người dân truy đuổi, bốn tên trộm đã dùng cần bắt chó, ná cao su, ớt
bột chống trả làm hai người đuổi theo bị thương nhẹ. Chạy đến xã Hòa Kiến (TP Tuy Hòa) thì
Thành và hai người bạn bị bắt, còn một chạy thoát, đang bị truy nã. Xử sơ thẩm, TAND
huyện Tây Hòa đã phạt Thành như trên, hai người bạn của Thành mỗi người một năm sáu
tháng tù.
(Nguồn: Báo Pháp luật TPHCM ngày 6-9-2010)

Câu hỏi trao đổi: Anh chị hãy phân biệt giữa tội cướp tài sản với trường hợp hành hung
để tẩu thoát trong các tội trộm cắp tài sản, cướp giật tài sản?

VỤ ÁN 5

Băn khoăn về tội danh tham ô

Tổng kết công tác ngành tòa án mới đây, Tòa Hình sự TAND Tối cao đã nêu lên
vướng mắc liên quan tội tham ô tài sản. Theo Tòa Hình sự, đây là vấn đề mới và đang có
nhiều ý kiến khác nhau về khách thể của tội này.

Tòa Hình sự nêu vướng mắc lớn nhất hiện nay là đối với các doanh nghiệp nhà nước chỉ
chiếm một tỉ lệ vốn nhất định (10% đến dưới 50%, hoặc trên 50% nhưng nhà nước không chi
phối) thì có tội tham ô tài sản trong các doanh nghiệp đó hay không.

Ba quan điểm về phạm tội tham ô

Tòa Hình sự cho biết quan điểm thứ nhất cho rằng dù doanh nghiệp được thành lập theo
Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003 hay Luật Doanh nghiệp năm 1999 mà ở đó tỉ lệ vốn
góp của nhà nước không kể nhiều hay ít thì ở nơi đó vẫn có thể có tội tham ô xảy ra.

Theo quan điểm này thì vốn nhà nước góp từ 10% trở lên là đã có yếu tố nhà nước cho
nên người nào chiếm đoạt, tham ô tài sản của doanh nghiệp đều có thể vướng vào tội danh
này.

Quan điểm thứ hai có chút khác biệt. Theo đó, tội tham ô tài sản chỉ có thể xảy ra trong
các doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003. Còn
đối với những doanh nghiệp khác, tuy nhà nước có một phần vốn góp nhưng dưới 50% thì ở
đó không có tội danh này. Nghĩa là người nào chiếm đoạt, tham ô tài sản của doanh nghiệp
không phạm tội tham ô mà có thể phạm vào tội danh khác.

Cuối cùng, quan điểm thứ ba khắt khe hơn khi cho rằng nếu lợi dụng chức vụ, quyền hạn
chiếm đoạt tài sản của doanh nghiệp có tỉ lệ vốn góp nhà nước thì phải bị truy cứu về hai tội
là tội tham ô tài sản đối với phần vốn góp của nhà nước và tội phạm tương ứng (có thể là tội
lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, trộm cắp, lừa đảo…) phần vốn không phải của nhà
nước. Ví dụ thủ quỹ A đã chiếm đoạt của công ty 800 triệu đồng. Công ty có 20% vốn góp
của nhà nước. Trường hợp này phải truy cứu A về tội tham ô tài sản với số tiền 160 triệu đồng
và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với số tiền 640 triệu đồng.

Vốn nhà nước chiếm 1/2 mới phạm tội!

Tuy nhiên, Tòa Hình sự không hoàn toàn đồng ý với các quan điểm trên. Tòa này khẳng
định quan điểm của mình là với các doanh nghiệp không có vốn của nhà nước góp vào thì dứt
khoát không có tội tham ô dù rằng người phạm tội có lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt
tài sản. Ở đây, tùy trường hợp có thể phạm tội lạm dụng tín nhiệm, hoặc lừa đảo, hoặc tội
trộm cắp tài sản.
Đồng thời, các doanh nghiệp có vốn góp của nhà nước mà từ 50% trở xuống và nhà nước
không giữ quyền chi phối doanh nghiệp đó thì ở đó cũng không có tội danh này.

Ngoài ra, Tòa Hình sự còn cho biết thêm, tài sản là đối tượng tác động của tội tham ô phải
là tài sản thuộc “công sản”, kinh phí hoạt động và các tài sản khác được giao cho các cơ quan
nhà nước, tổ chức chính trị… quản lý; giá trị quyền sử dụng đất được tính vào vốn của công
ty theo quy định của Luật Đất đai…

Người bình thường cũng có thể phạm tội tham ô

Theo Tòa Hình sự, chủ thể của tội tham ô là người có chức vụ. Theo đó, họ là người do bổ
nhiệm, bầu cử, hợp đồng, hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng
lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn trong khi thực hiện công
vụ.

Tòa Hình sự nhìn nhận thêm, thời gian qua do chưa có hướng dẫn cụ thể nên trong thực
tiễn, các cơ quan tố tụng thường lúng túng khi xác định chủ thể này. Tuy nhiên mới đây, Luật
Phòng chống tham nhũng đã liệt kê khá rõ về chủ thể trên bao gồm cán bộ, công chức, viên
chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp; cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp nhà
nước… Do vậy khi xử lý, các cơ quan tố tụng cần coi đây là căn cứ quan trọng để xác định
chủ thể của tội tham ô.

Đồng thời, Tòa Hình sự khẳng định ngoài những chủ thể trên, những người khác cũng có
thể phạm vào tội tham ô nếu họ là người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức trong vụ án
tham ô có đồng phạm.

Trên 50% mới phạm tội

Tôi đồng ý với quan điểm những doanh nghiệp mà nhà nước chiếm tỉ lệ vốn góp trên 50%
và giữ quyền chi phối doanh nghiệp đó; đồng thời người thực hiện hành vi chiếm đoạt là
người thỏa mãn các dấu hiệu về chủ thể của tội tham ô thì ở đó mới xuất hiện tội tham ô. Bởi
lẽ với tỉ lệ vốn góp này và với sự chi phối nhất định (trên 50%) về vốn góp của nhà nước thì
mới thể hiện được bản chất của hành vi vi phạm đến tài sản của nhà nước.

Thạc sĩ Đỗ THANH TRUNG, Trường Đại học Luật TP.HCM

Vốn ít cũng phạm tội

Tôi lại đồng ý với quan điểm thứ nhất cho rằng dù doanh nghiệp được thành lập theo Luật
Doanh nghiệp nhà nước năm 2003 hay Luật Doanh nghiệp năm 1999 mà ở đó tỉ lệ vốn góp
của nhà nước không kể nhiều hay ít thì ở nơi đó vẫn có thể có tội tham ô xảy ra. Bởi dù gì đi
nữa, 1 đồng cũng là của nhà nước, ai xâm phạm đều là tham ô.

Luật sư PHAN THANH SƠN, Đoàn Luật sư tỉnh Dăk Lăk

Có thể phạm hai tội

Riêng tôi lại thống nhất với quan điểm nếu ai đó lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt
tài sản của doanh nghiệp có tỉ lệ vốn góp nhà nước thì phải bị truy cứu về hai tội là tội tham ô
tài sản đối với phần vốn góp của nhà nước và tội phạm tương ứng phần vốn không phải của
nhà nước như trong ví dụ mà bài báo đã nêu.

Luật sư NGUYỄN THÀNH VĨNH, Đoàn Luật sư tỉnh Bến Tre

ĐỨC MINH - KHẢI HÀ

(Nguồn: Báo Pháp luật TPHCM ngày 10-9-2010)

Câu hỏi trao đổi: Anh chị hãy cho biết quan điểm của mình định tội danh đối với tội
tham ô tài sản theo BLHS năm 2015?

VỤ ÁN 6

LẤY ĐIỆN THOẠI CHẠY MẤT, CƯỚP HAY LỪA ĐẢO

Quan điểm phản biện cho rằng có dấu hiệu phạm tội lừa đảo nhưng không thể xử lý
hình sự. Cầm được điện thoại anh H. đưa, Tân nhìn về phía xa xa, giả lả “nhà em tôi
bên đó”. Anh H. đưa mắt nhìn theo. Chỉ chờ có vậy, Tân kéo ga lao đi…

Giữa một khuya đầu năm 201X, sau khi uống rượu lâng lâng, Nguyễn Văn Tân (huyện
Phụng Hiệp, Hậu Giang) lấy xe chạy vòng vòng… hóng mát. Đang thong thả dạo xe, Tân
chợt nghe tiếng anh H. í ới: “Có chạy xe ôm hông?”. Nghĩ tiện thể kiếm được thêm ít tiền,
Tân đáp: “Có”.

Cuỗm điện thoại bỏ chạy

Sau một hồi chở vòng vo, Tân thấy anh H. cầm điện thoại (khoảng 1,4 triệu đồng) alô,
alô… nên đã nảy sinh ý định chiếm đoạt. Để thực hiện kế hoạch, Tân bắt đầu lân la hỏi kỹ lại
nơi khách đến. Khi được khách chỉ tận tường, Tân bỗng dừng xe lại bảo: “Tôi có người em ở
gần đây, để tôi kêu nó đưa anh về”.

Dứt lời, Tân kêu anh H. lấy điện thoại bấm vào một số… máy lạ (thực chất là máy của
Tân đã tháo SIM ra) để Tân nói chuyện. Không mảy may nghi ngờ, anh H. nhanh nhẹn làm
theo. Tuy cầm chiếc alô nhưng Tân vẫn không thể vù đi vì anh H. vô tình đứng ngay trước
đầu xe của Tân. Chưa thể “ăn hàng”, Tân đành trả điện thoại lại cho anh H. sau khi bảo “số
này hiện không liên lạc được”.

Hai người tiếp tục lên đường. Ít phút sau, Tân lại giở bài cũ, kêu anh H. bấm lại số… Cầm
được điện thoại anh H. đưa, Tân nhìn về phía xa xa, giả lả “nhà em tôi bên đó”. Anh H. đưa
mắt nhìn theo. Chỉ chờ có vậy, Tân kéo ga lao đi… Anh H. ú ớ kêu cứu nhưng bóng Tân cứ
mờ dần, mờ dần…

Chưa rõ cướp hay lừa đảo


Ngày 26-2, VKS huyện đã ra cáo trạng truy tố Tân về tội cướp giật tài sản vì đã lợi dụng
sơ hở của người khác, giật lấy tài sản rồi nhanh chóng tẩu thoát.

Tuy nhiên, đã có nhiều ý kiến không đồng tình với quan điểm này của viện khi cho rằng
Tân có dấu hiệu tội lừa đảo. Hướng này phân tích, Tân đã dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt
tài sản của người khác. Đầu tiên, Tân nói dối có người em gần đây… Sau đó lại giả mượn
điện thoại của anh H. để gọi cho người em để anh H. thêm tin tưởng. Lần thứ nhất Tân không
có điều kiện tẩu thoát.

Nhưng qua lần thứ hai thì Tân lừa được anh H. với cách chỉ tay về phía xa xa… khiến anh
H. mất cảnh giác nhìn theo và Tân đã lủi khỏi tầm khống chế của nạn nhân.

Như vậy, do có ý định chiếm đoạt điện thoại bằng các thủ đoạn gian dối, Tân đã được nạn
nhân trao tài sản rồi lấy chạy mất. Chuỗi hành vi của Tân có dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản chứ không phải tội cướp giật tài sản.

Thế nhưng vì tài sản này chỉ có giá trị trên 1,4 triệu đồng, thời điểm phạm tội Tân không
có tiền án, tiền sự nên cũng không thể truy cứu Tân về tội danh trên vì chưa đủ định lượng (từ
2 triệu đồng) theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 33. Do đó, hành vi trên của Tân chỉ có thể bị
xử lý hành chính mà thôi.

Tội lừa đảo là chính xác

Tôi cũng đồng tình với quan điểm Tân có dấu hiệu phạm
tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Qua nhiều hành vi thấy được
Tân có ý định chiếm đoạt, có hành vi lừa dối để nạn nhân tin
tưởng giao tài sản (nói có người em, nhờ gọi điện thoại, chỉ
tay…), đã chiếm đoạt được tài sản và lẩn trốn khi đã chiếm
đoạt được tài sản đó.

Nhiều người cho rằng hành vi lừa đảo chiếm đoạt phải
xảy ra trong thời gian dài (cả ngày, tuần, tháng…), không
phải là lấy tài sản rồi bỏ chạy ngay trước mắt nạn nhân.
Thông thường việc lừa đảo là vậy nhưng đó không phải là đặc
điểm duy nhất của tội này. Việc giật lấy tài sản rồi nhanh
chóng tẩu thoát là điểm cuối của việc lừa đảo chiếm đoạt nếu
trước đó đã có các dấu hiệu khác tương ứng với tội danh đó.

Luật sư LÊ NGỌC CẢNH, Đoàn Luật sư TP.HCM

PHÚC NGUYÊN

(Nguồn: Báo Pháp luật TPHCM ngày 20-8-2010)

Câu hỏi trao đổi: Hành vi phạm tội trong vụ án này là cướp giật tài sản hay lừa đảo
chiếm đoạt tài sản?

VỤ ÁN 7
Trộm phiếu giao nhận “rinh” cả container hàng

(PL)- Ngày 8-2, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM đã y án 13 năm tù đối
với Phạm Ngọc Thạch về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bảy năm tù đối với Nguyễn
Ngọc Thư về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.

Theo hồ sơ, Công ty Nguyên Khang (quận 9, TP.HCM) được thuê vận chuyển một số
container hàng. Chiều 14-3, nhân viên điều độ của Nguyên Khang nhận 13 phiếu giao nhận
container từ cảng Cát Lái về kho hàng giao tài xế ba phiếu, còn 10 phiếu để trên bàn. Lợi
dụng lúc vắng người, một nhân viên của Nguyên Khang là Nguyễn Hoàng Sơn (cấp sơ thẩm
phạt 12 năm tù) đã trộm một phiếu giao nhận, đưa cho Thạch và Đỗ Thanh Sang (cấp sơ thẩm
phạt 14 năm tù). Sau đó, cả bọn thuê xe container vào cảng Cát Lái, dùng phiếu giao nhận lấy
đi một container hàng xơ bông rồi chở đi bán cho Thư với giá hơn 400 triệu đồng...

H.YẾN

(Nguồn: Báo Pháp luật TPHCM ngày 8-2-2010)

Câu hỏi trao đổi: Hành vi chiếm đoạt trong vụ án này là lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay
trộm cắp tài sản?

VỤ ÁN 8

VKS truy tố sai tội

Trưa ngày 6/8, Nguyễn Thành Huy ngồi ăn đám giỗ chung với bốn người khác.
Trong lúc hát karaoke, giữa Huy và anh A. xảy ra cự cãi. Huy xô anh A. té ngửa xuống
sân xi măng.

Bị người khác phản đối và đánh lại, Huy chạy ra sau nhà lấy một con dao cán dài. Quay
lên, thấy anh A. đang gượng đứng lên sau cú ngã, Huy lại dùng cán dao đẩy mạnh vào người
khiến anh một lần nữa ngã ngửa từ bậc thềm hè xuống sân xi măng, bất tỉnh.

Dù được cứu chữa kịp thời nhưng hôm sau, anh A. đã chết vì chấn thương sọ não. VKS
huyện Tuy Phước (Bình Định) truy tố Huy về tội cố ý gây thương tích thuộc trường hợp dẫn
đến chết người. Tuy nhiên tháng 12-201X, sau khi thẩm vấn, TAND huyện Tuy Phước đã
hoãn xử sơ thẩm vì cho rằng VKS xác định sai tội danh.

Theo bản phủ, quyết định hoãn xử của tòa sơ thẩm là hoàn toàn có cơ sở vì bị cáo có dấu
hiệu phạm tội giết người chứ không phải cố ý gây thương tích.

Ở đây, sau khi đã xô ngã nạn nhân, bị cáo thừa nhận đã chạy ngay đi lấy dao rồi quay lại
với ý thức “xử” những người đang mâu thuẫn với mình. Khi dùng cán dao đẩy mạnh nạn nhân
đang choáng váng té từ trên thềm hè xuống sân xi măng lần thứ hai, bị cáo có thể không mong
muốn hậu quả chết người xảy ra nhưng có ý thức bỏ mặc cho hậu quả xảy ra, nghĩa là nạn
nhân bị sao cũng được.
Theo khoa học pháp lý hình sự, đây là lỗi cố ý gián tiếp và bị cáo phải bị xử lý về tội giết
người. Vì thế, khi điều tra, truy tố lại vụ án, cơ quan tố tụng phải cẩn trọng hơn để đảm bảo
pháp luật được áp dụng chính xác.

CÔNG TÔN TÙNG

(Nguồn: Báo Pháp luật TPHCM ngày 7-3-2010)

Câu hỏi trao đổi: Quan điểm của anh (chị) về tội danh trong vụ án này?

VỤ ÁN 9

Theo hồ sơ, ngày 8-10, qua giới thiệu M. (ở Trà Vinh) biết Quốc có một khẩu súng ngắn
nên gọi điện thoại hỏi mua và được Quốc đưa ra giá 10 triệu đồng. Sau khi thỏa thuận cả hai
thống nhất giá 8 triệu đồng và hẹn ngày hôm sau lên Sài Gòn lấy hàng. Đến hẹn, Quốc và
Tuyền (bạn gái) mang súng đến giao thì bị bắt quả tang cùng tang vật.

Tại tòa, Quốc khai khẩu súng của ông nội để lại, sau khi dọn nhà phát hiện ra nên cất đi
khi có người hỏi mua sẽ bán. Bị cáo thừa nhận biết rõ hành vi này là sai phạm pháp luật
nhưng vì nhận thức còn kém nên hành động nông nổi.

Sau khi tòa án cấp sơ thẩm tuyên phạt mức án trên, VKSND quận Tân Phú cho rằng các
bị cáo có hai hành vi tàng trữ và mua bán vũ khí quân dụng, hai hành vi này hoàn toàn tách
rời nhau cần thiết phải tách bạch khi truy tố và kết tội. Việc TAND quận Tân Phú xử sơ thẩm
áp dụng chung một mức để tuyên phạt là không đúng nên viện kháng nghị, yêu cầu sửa án sơ
thẩm.

Trước đó, tại phiên tòa sơ thẩm, công tố viên đề nghị xử phạt Quốc và Tuyền mỗi người
hai đến ba năm tù về tội tàng trữ vũ khí quân dụng, hai đến ba năm tù về tội mua bán vũ khí
quân dụng.

(Nguồn: Báo Pháp luật TPHCM ngày 21-2-2012)

Câu hỏi trao đổi: Quan điểm của anh (chị) về tội danh trong vụ án này?

VỤ ÁN 10

VỤ THỦ QUỸ LÀM HỤT TIỀN, CHƯA RÕ TỘI GÌ

Hủy án sơ thẩm để xác định lại tội danh

(PL)- Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM đã tuyên hủy toàn bộ bản án, giao
cấp sơ thẩm điều tra, xét xử lại vụ bị cáo Võ Mẫn phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn
chiếm đoạt tài sản.

Trước đó, TAND tỉnh Ninh Thuận đã xét xử sơ thẩm vụ án và tuyên phạt bị cáo
Nguyễn Chí Nguyên (nguyên chủ nhiệm), Trần Tấn Tuấn (nguyên kế toán trưởng) cùng nhận
hai năm tù về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, Võ Mẫn (nguyên thủ quỹ) 13
năm tù về tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.

Tại phiên tòa phúc thẩm, luật sư cho rằng cấp sơ thẩm xem xét bị cáo Mẫn về tội lạm
dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản là chưa đúng. Bởi chủ thể của tội lạm dụng chức
vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản là người có chức vụ, quyền hạn nhưng bị cáo Mẫn là thủ quỹ
của hợp tác xã có nguồn vốn do xã viên đóng góp nên theo Luật Phòng, chống tham nhũng, bị
cáo Mẫn không phải là chủ thể của tội danh này…

HĐXX đã chấp nhận quan điểm bào chữa của luật sư, tuyên hủy toàn bộ bản án sơ
thẩm.

Theo hồ sơ, trong thời gian từ tháng 3-201X đến ngày 30-5-201Y, bị cáo Mẫn đã làm
thất thoát gần 900 triệu đồng của Hợp tác xã Mông Nhuận. Ban đầu VKS đã truy tố Mẫn về
tội tham ô tài sản, tuy nhiên tòa cấp sơ thẩm đã không đồng ý với tội danh của bị cáo Mẫn đã
thay đổi sang tội lạm dụng chức vụ...

HỒNG TÚ

(Nguồn: Báo Pháp luật TPHCM ngày 21-2-2010)

Câu hỏi trao đổi: Quan điểm của anh (chị) về tội danh trong vụ án này?

VỤ ÁN 11

TRAO ĐỔI VỀ VỤ “GIẬT TÚI, ĐÁNH NGƯỜI”


Hai bị can phạm thêm tội cướp tài sản
Báo Pháp Luật TP.HCM ngày 23-2 có bài phản ánh chuyện tối 8-11, Trần Hoàng Kim và
Nguyễn Minh Hùng giật túi xách của một phụ nữ, do áp sát quá nên cả hai xe đều bị ngã.

Khi Kim đứng dậy, thấy người phụ nữ lao về phía mình bèn giơ tay tát, đồng thời vơ khúc cây
đánh nạn nhân một cái rồi cùng Hùng lên xe tẩu thoát... Sau đó, VKS một quận ở TP.HCM
truy tố Kim, Hùng về tội cướp giật tài sản với tình tiết hành hung để tẩu thoát nhưng TAND
quận cho rằng hành vi của Kim, Hùng đã chuyển hóa từ tội cướp giật tài sản sang tội cướp tài
sản…

Về lý luận, hành vi phạm tội được coi là chuyển hóa từ tội phạm này sang tội phạm khác khi
và chỉ khi tội phạm định thực hiện đang ở giai đoạn chưa đạt hoặc chưa hoàn thành. Nếu tội
phạm định thực hiện đã hoàn thành thì mọi hành vi xảy ra sau đó không gọi là chuyển hóa nữa
mà tùy trường hợp sẽ cấu thành tội phạm độc lập hoặc chỉ là thủ đoạn che giấu tội phạm.

Có hai trường hợp chuyển hóa: Chuyển hóa về chất lượng của hành vi và chuyển hóa về số
lượng của hành vi.

Chuyển hóa về chất lượng của hành vi là khi một hành vi khác xuất hiện sẽ làm triệt tiêu các
hành vi trước đó, hành vi mới xuất hiện đã làm thay đổi tính chất, làm mất đi các dấu hiệu cấu
thành tội định phạm mà xuất hiện dấu hiệu cấu thành một tội phạm mới. Ví dụ: A định vào
trộm cắp tài sản của B nhưng A mới lẻn vào nhà B, chưa lấy được tài sản thì bị B phát hiện. A
bèn dùng dao mang theo đâm B bị thương, sau đó tiếp tục lấy tài sản rồi tẩu thoát. Trong
trường hợp này, hành vi của A đã “chuyển hóa” từ tội trộm cắp sang tội cướp tài sản.

Chuyển hóa về số lượng của hành vi là khi một hành vi mới xuất hiện không làm triệt tiêu
hành vi trước đó mà nó chỉ bổ sung vào các hành vi trước đó, cả hành vi cũ và hành vi mới
đều là dấu hiệu cấu thành tội phạm mới. Ví dụ: A biết chị H ngoại tình với anh B, A lén chụp
được ảnh chị H hôn anh B rồi hẹn chị H ra công viên, dùng ảnh đó hăm dọa chị H nếu không
cho A quan hệ tình dục thì sẽ nói cho chồng chị H biết. Chị H không chịu nên A đã dùng vũ
lực hiếp dâm chị. Trong trường hợp này, nếu A không có hành vi dùng vũ lực thì không cấu
thành tội hiếp dâm mà chỉ cấu thành tội cưỡng dâm.

Trở lại vụ án trên, hành vi của Kim và Hùng chỉ được coi là chuyển hóa từ tội cướp giật tài
sản sang tội cướp tài sản trong trường hợp đã giật nhưng giật không được nên phải dùng vũ
lực tấn công nạn nhân rồi chiếm đoạt tài sản. Ở đây, tội phạm cướp giật mà Kim và Hùng
thực hiện đã hoàn thành nên không có sự chuyển hóa từ cướp giật sang cướp.

Điều đặc biệt là nếu Kim và Hùng đánh nạn nhân rồi vứt lại túi xách bỏ chạy thì mới xem là
hành hung để tẩu thoát. Còn ở đây, Kim và Hùng vẫn đem theo túi xách cướp giật được nên
hành vi đánh nạn nhân đã cấu thành thêm một tội độc lập là tội cướp tài sản.

Từ trước đến nay, mọi người cứ cho rằng như vậy là có sự “chuyển hóa” nhưng về lý luận thì
không phải: Tội cướp giật vẫn không mất đi mà phạm thêm tội cướp! Về nguyên tắc, phải
truy cứu trách nhiệm hình sự về hai tội nhưng thực tế, các cơ quan tố tụng chỉ truy cứu trách
nhiệm hình sự về tội nặng hơn (cướp tài sản).

ĐINH VĂN QUẾ, nguyên Chánh tòa Hình sự TAND Tối cao

(Nguồn: Báo Pháp luật TPHCM ngày 27-2-2012)

Câu hỏi trao đổi:


- Anh (chị) có đồng ý với quan điểm của tác giả về tội danh và lập luận trong vụ án này
hay không?
- Quan điểm của anh (chị) về tội danh trong vụ án này?

VỤ ÁN 12

MUA GIÙM THUỐC CHỨA TIỀN CHẤT MA TÚY


Viện bảo tội mua bán tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy, còn tòa nói
tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Các bị cáo được nhờ mua thuốc Actifed
nhưng không hề biết trong thuốc có thành phần Pseudophedrine là tiền chất dùng để sản xuất
ma túy.

Cuối tháng 5-200X, Phùng Bảo Ninh bị bắt quả tang khi đang làm thủ tục gửi đi Úc một
kiện hàng chứa 8 kg tiền chất ma túy. Khám xét khẩn cấp nơi ở của Ninh, cơ quan chức năng
thu giữ thêm 0,6 kg tiền chất...

Chuyển bột thuốc qua Úc


Theo hồ sơ, Nguyễn Quang Trung và Phan Đình Tài (cùng Việt kiều Úc) nằm trong
đường dây sản xuất ma túy tổng hợp tại nước này. Cả hai biết thuốc Actifed được bán tự do
trong các hiệu thuốc ở Việt Nam có thể chế biến thành thuốc lắc nên nhờ Dương Nam Tư (em
rể Trung) mua để chuyển qua... Năm 200X, Tư đã nhờ Ninh mua thuốc giúp mình với tiền
công 1 triệu đồng/kg.

Quá trình hợp tác, Ninh sử dụng tên giả, mua gần 16.000 hộp Actifed. Đồng thời, Ninh
còn nhờ em trai mua thêm 3.000 hộp nữa. Sau đó, nhóm Ninh xay nhỏ, làm thủ tục gửi sang
Úc hơn 100 kg bột thuốc. Cơ quan điều tra xác định trong số thuốc nhóm Ninh gửi đi có hơn
20 kg là Pseudophedrine (tiền chất ma túy). Từ đó, Ninh và các đồng phạm bị truy tố về tội
mua bán tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy. Trung và Tài đã xuất cảnh về
Úc nên tách thành vụ án khác, xử lý sau.

Tội vận chuyển trái phép...

Xử sơ thẩm tháng 9-2010, TAND TP.HCM nhận định viện truy tố các bị cáo về tội danh
trên là chưa chính xác, chưa đủ cơ sở để buộc tội các bị cáo. Theo tòa, các bị cáo được nhờ
mua thuốc Actifed nhưng không hề biết trong thuốc có thành phần Pseudophedrine là tiền
chất dùng để sản xuất ma túy. Mặt khác, Trung và Tài đã bỏ trốn nên không thể xác định họ
có nói với các bị cáo rằng mua thuốc Actifed dùng để sản xuất ma túy hay không. Do đó, các
bị cáo không phạm tội mua bán tiền chất...

Tuy nhiên, các bị cáo sử dụng tên giả mua thuốc và gửi đi nhằm che giấu nhân thân khi bị
phát hiện. Thuốc Actifed được mua bán tự do ở thị trường nhưng muốn mua với số lượng lớn
phải có giấy phép kinh doanh. Các bị cáo không đáp ứng được điều kiện đó nhưng do sự tắc
trách của những người có trách nhiệm đã bán cho các bị cáo. Như vậy hành vi của các bị cáo
là phạm tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

Tòa tuyên phạt Ninh năm năm sáu tháng tù, Tư và em trai Ninh mỗi bị cáo bốn năm tù về
tội danh trên.

(Nguồn: Báo Pháp luật TPHCM ngày 5-04-2011)

Câu hỏi trao đổi:


- Quan điểm của anh (chị) về tội danh trong vụ án này?

You might also like