You are on page 1of 2

BÀI THẢO LUẬN NHÓM 5,6,7,8

LÝ THUYẾT
1. Hãy bình luận các quy định của hợp tác xã trong pháp luật hiện hành để có thể thấy được
sự khác biệt của loại hình chủ thể kinh doanh này so với các loại hình doanh nghiệp.

Bài 2: Tháng 3 năm 2021, một nhóm bạn muốn cùng nhau thành lập công ty hợp danh
Mộc Đức để kinh doanh trong lĩnh vực tư vấn, giám sát và thi công thiết kế nội thất nhà
ở. Danh sách những người muốn góp vốn và tỉ lệ góp vốn dự định như sau:
- Thành, chủ doanh nghiệp tư nhân Trung Thành, góp 2 tỷ đồng
- Mẫn, công nhân xây dựng đã về hưu, góp 500 triệu đồng
- Linh, chủ một beauty salon, góp vốn bằng một căn nhà trị giá 1tỷ đồng tại thời
điểm góp
- Triều, thành viên hợp danh của công ty hợp danh Bạch Dương, góp 100 triệu
đồng
- Hoàng, giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàng Minh, góp 700 triệu đồng.
Do hiểu biết ít nhiều về công ty hợp danh, cả 5 người đều muốn trở thành thành
viên hợp danh của công ty hợp danh Mộc Đức, nhằm hướng tới việc thực hiện quyền
quản lý công ty hợp danh này.
2. Giả sử công ty hợp danh Mộc Đức được thành lập với 2 thành viên hợp danh là
Mẫn và Triều, các chủ đầu tư khác trở thành thành viên góp vốn. Đến tháng 8 năm 2020
Mẫn chết do tai nạn giao thông. Công ty hợp danh Mộc Đức chỉ còn lại một thành viên
hợp danh là Triều. Đồng thời tại thời điểm đó, do cần tiền để lo việc gia đình, Linh xin
rút lại căn nhà đã góp vốn, lúc này giá trị của căn nhà là 5 tỷ đồng.
3. Sau một thời gian hoạt động, công ty hợp danh Mộc Đức lâm vào tình trạng
không trả được nợ đến hạn, bị các chủ nợ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và bị Toà
án tuyên bố phá sản theo thủ tục phá sản doanh nghiệp. Khi thanh lý tài sản, tổng số nợ
phải trả của công ty là 56 tỷ đồng, trong khi tổng số tài sản còn lại của công ty chỉ là 55
tỷ đồng. Lúc này, tổng số tài sản còn lại của Triều là 800 triệu đồng.
Hãy chỉ ra các căn cứ pháp lý để có thể giải quyết hoặc đưa ra phương hướng giải
quyết khi các tình huống nói trên xảy ra với công ty hợp danh Mộc Đức.

Bài 3: Nguyễn Văn Cầu xin đăng kí kinh doanh thành lập Doanh nghiệp tư nhân Toàn
Cầu vào tháng 1/2021, ngành nghề kinh doanh là sản xuất giấy vệ sinh. Trong quá trình
hoạt động kinh doanh, một số tình huống sau đã xảy ra với Doanh nghiệp tư nhân Toàn
Cầu
1. Tháng 6/2021, Cầu cưới vợ, vợ của Cầu là Nguyễn Thị Toàn muốn góp 200 triệu
đồng – là tài sản được cha mẹ cho khi đi lấy chồng – vào DNTN Toàn Cầu để mở
rộng sản xuất.
2. Tháng 8/2021, Cầu đầu tư 2 tỷ để góp vốn thành lập công ty TNHH cùng với 3
người bạn và dùng 3 tỷ đồng để mua cổ phiếu của công ty cổ phần Thuận Phát.
3. Tháng 10/2021, do không quan tâm nhiều đến công việc kinh doanh, DNTN Toàn
Cầu bị thua lỗ nặng và không trả được các khoản nợ đến hạn, mà tổng số các
khoản nợ đã lên đến 12 tỷ đồng. Vốn đăng kí của DNTN Toàn Cầu tại thời điểm
đăng kí kinh doanh là 1 tỷ đồng, tài sản dân sự của Cầu còn lại là 10 tỷ đồng.
4. Mặc dù đã được yêu cầu tuyên bố phá sản, nhưng do một số lý do khách quan và
chủ quan, toà án đã ra quyết định đình chỉ giải quyết phá sản đối với DNTN Toàn
Cầu. Không được phá sản, Cầu quyết định bán DNTN của mình cho chị Trần
Thanh Vân, là một cán bộ cao cấp của Bộ Thương mại, thuộc đối tượng bị cấm
quản lý và thành lập doanh nghiệp.
5. Năm 2022, do không may gặp tai nạn, vợ chồng Cầu chết. Diện thừa kế chỉ còn
người con trai 16 tuổi, và người con trai này muốn được tiếp tục kinh doanh
nghành nghề sản xuất giấy vệ sinh bằng DNTN Toàn Cầu mà bố đã để lại.
Bằng kiến thức đã học anh chị hãy giải quyết khi có những sự kiện xảy ra như trên.
Sử dụng Luật DN 2020

You might also like