You are on page 1of 7

Bài tập 1.

A phát hiện ra một cơ hội kinh doanh nhưng muốn một mình làm và hưởng, tuy
nhiên muốn hạn chế rủi ro, A thỏa thuận với B cho mượn tên để thành lập 1 công
ty TNHH, B lấy 10 triệu đồng rồi cho mượn tên và cam kết sẽ không lấy lãi và
không tham dự vào bất kì công việc nào của công ty. Điều lệ của công ty ghi A
góp 70% vốn, B góp 30%. Công ty hoạt động được 1 thời gian B đòi chia lãi theo
đúng tỉ lệ ghi trong điều lệ.
Hỏi: Việc gì sẽ xảy ra khi vụ việc này vỡ lở?
Bài tập 2
Năm 2016, ông A, B, C, D cùng góp vốn thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn
E. 10/2016, Công ty E tách ra thành Công ty E và Công ty F, ông A và ông B là
thành viên Công ty E, ông C và ông D và ông G (thành viên góp vốn mới) là
thành viên của Công ty F. 11/2016, Công ty Y yêu cầu Công ty E phải thanh toán
khoản nợ 2 tỉ VNĐ đã vay vào 01/2016, Công ty E thanh toán cho Công ty Y 1 tỉ
vì tổng tài sản chỉ còn 1 tỉ và tuyên bố giải thể. Công ty Y yêu cầu Công ty F phải
liên đới trả nợ nhưng Công ty F từ chối vì cho rằng Công ty F là một pháp nhân
độc lập với Công ty E nên hoàn toàn không có trách nhiệm về các khoản nợ của
Công ty E.
Bài tập 3
Công ty trách nhiệm hữu hạn A có hai thành viên góp vốn là ông Vũ và ông
Quang. Theo điều lệ, ông Vũ là người đại diện theo pháp luật của Công ty. Ngày
20/8/17 là ngày Công ty giao kết kí kết hợp đồng 02 với Công ty trách nhiệm hữu
hạn B. Ngày 19/8/17, ông Vũ bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bị tạm giam. Do
đó ông Quang thay ông Vũ đại diện kí kết hợp đồng kinh tế 02. Trong quá trình
thực hiện hợp đồng, do không thể giao hàng đúng hạn nên Công ty trách nhiệm
hữu hạn A đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng. Công ty B yêu cầu Công ty A
bồi thường thiệt hại và phạt hợp đồng theo nội dung Hợp đồng nhưng Công ty A
cho rằng Hợp đồng kinh tế số 02 vô hiệu do ông B không có thẩm quyền kí kết
Hợp đồng kinh tế 02.
Anh (chị) hãy giải quyết tình huống trên.

Bài tập 4.
Hợp đồng số 10 giữa Doanh nghiệp tư nhân M và Công ty trách nhiệm hữu hạn A
do hai cá nhân góp vốn thành lập từ năm 2016. Trong quá trình thực hiện hợp
đồng thì xảy ra các trường hợp sau đây. Anh (chị) hãy xử lý các tình huống đó
theo pháp luật :
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn A liên doanh với Công ty cổ phần quốc
tịch Trung Quốc để lắp ráp xe máy Trung Quốc tại Việt Nam.
2. Công ty A giải thể.
3. Giám đốc Công ty A bị tòa án có thẩm quyền kết án tù và tước quyền
hành nghề kinh doanh.

Bài tập 5
Giang, Hoa, Hà, Thảo cùng thỏa thuận thành lập công ty TNHH Phương Thảo để
kinh doanh khách sạn, nhà hàng và dịch vụ vui chơi giải trí với vốn điều lệ là 5 tỷ
đồng. Công ty Phương Thảo được Phòng ĐKKD thành phố N cấp giấy CNĐKKD
vào 10/01/2015.

GV: ThS Lưu Thị Bích Hạnh


Theo điều lệ công ty được các thành viên thỏa thuận thông qua thì Giang góp 2 tỳ
đồng (chiếm 40%) vốn điều lệ, Hoa, Hà, Thảo góp mỗi người 1 tỷ đồng (mỗi
thành viên chiếm 20% vốn điều lệ). Cũng theo điều lệ thì Giang làm GĐ công ty
kiêm CTHĐTV, Hoa làm PGĐ công ty, Hà làm Kế toán trưởng, nội dung khác của
điều lệ tương tự quy định của LDN.
Đầu 2016, Giang với tư cách là CTHĐTV đã quyết định triệu tập cuộc họp HĐTV
công ty vào ngày 20/01/2016 để thông qua báo cáo tài chính năm, kế hoạch phân
chia lợi nhuận và kế hoạch kinh doanh năm 2016, giấy mời họp được gửi đến tất
cả thành viên trong công ty.
Do bất đồng trong điều hành công ty với Giang nên Hoa không tham dự cuộc họp
HĐTV, Thảo bận công tác xa nên đã gọi điện thông báo vắng mặt và qua đó ủy
quyền cho Giang bỏ phiếu cho mình. Ngày 20/01/2016, Giang và Hà đã tiến hành
cuộc họp HĐTV và đã bỏ phiếu thông qua báo cáo tài chính năm của công ty kế
hoạch phân chia lợi nhuận và kế hoạch kinh doanh năm 2016.
Sau cuộc họp HĐTV này, Hoa đã gửi văn bản tới các thành viên khác trong công
ty phản đối kế hoạch phân chia lợi nhuận và kế hoạch kinh doanh năm 2016 vừa
được thông qua. Quan hệ giữa Hoa và các thành viên khác trong công ty trở nên
rất căng thẳng. Trước tình hình này, Giang gửi đơn triệu tập cuộc họp HĐTV vào
ngày 10/03/2016 với mục đích “nhằm giải quyết một số vấn đề phát sinh” trong
công ty, giấy triệu tập cuộc họp này Giang không gửi cho Hoa vì Giang cho rằng
có gửi thì Hoa cũng không tham dự.
Tại cuộc họp HĐTV này, Giang, Hà, Thảo đã biểu quyết thông qua việc khai trừ
Hoar a khỏi công ty và giảm vốn điều lệ tương ứng với phần vốn góp của Hoa.
Vốn điều lệ này các bên nhất trí sẽ hoàn trả lại choc ho Hoa. Quyết định này cùng
với bIên bản cuộc họp HĐTV ngày 10/3/2017 đã được gửi cho Hoa và Phòng
ĐKKD, phòng ĐKKD N căn cứ biên bản cuộc họp HĐTV này để cấp GCNĐKKD
thay đổi với nội dung là giảm số thành viên từ 4 còn 3 thành viên và giảm vốn
điều lệ công ty còn 4 tỷ đồng.
Nhận được quyết định này, Hoa làm đơn kiện lên TAND thành phố N yêu cầu bác
2 cuộc họp HĐTV vì không hợp pháp, kiện các thành viên công ty vì quyết định
khai trừ Hoar a khỏi công ty , kiện phòng ĐKKD thành phố N về việc cấp
GCĐKKD thay đổi cho công ty Phương Thảo.

GV: ThS Lưu Thị Bích Hạnh


Yêu cầu của Hoa có cơ sở chấp nhận không? Vì sao?

Bài tập 6
Ngày 01/7/16, Hội đồng quản trị Công ty cổ phần in An Giang niêm yết danh sách
cổ đông được nhận cổ tức và thông báo ngày 01/8/16 là thời điểm trả cổ tức. Ông
Sang là cổ đông có tên trong danh sách cổ đông được nhận cổ tức của công ty.
Ngày 14/7/16, ông Sang nhận được thông báo trả cổ tức. Trước đó vào ngày
01/6/16 ông đã chuyển nhượng tất cả cổ phần của mình cho ông Thanh. Do đó ông
Thanh không đồng ý cho rằng chính ông mới là người được nhận cổ tức. Ngày
01/8/16, ông A nhận được cổ tức do Công ty cổ phần in An Giang trả, ông Thanh
gửi kiến nghị đến Hội đồng quản trị của Công ty yêu cầu xem xét lại nhưng Hội
đồng quản trị vẫn giữ nguyên quyết định. Ông Thanh kiện Công ty cổ phần in An
Giang ra tòa.
Anh (chị) hãy nhận định vấn đề trên.

Bài tập 7.
Ngày 10/6/1990, ông An được thừa kế số tài sản 1 tỷ trong Doanh nghiệp tư nhân
của người cha và đã làm thủ tục chuyển tên sở hữu cho mình đối với Doanh
nghiệp tại cơ quan nhà nước nhà nước có thẩm quyền. Năm 1992, ông An kết hôn
với bà Bình. 15/4/2017, ông An chết đột ngột nên không để lại di chúc. Sau khi
ông An chết, bà Bình làm thủ tục đứng tên đăng kí kinh doanh với tư cách chủ
Doanh nghiệp tư nhân và đổi tên Doanh nghiệp đó thành Doanh nghiệp tư nhân
“Sao Mai”. Hai tuần sau, đại diện Công ty trách nhiệm hữu hạn X đến yêu cầu bà
Bình tiếp tục thực hiện hợp đồng thì phải trả lại số tiền mà Công ty đã tạm ứng 50
triệu đồng cho ông An cùng với lãi suất 3%/ tháng. Bà Bình không đồng ý yêu cầu
trên. Bằng quy định của pháp luật hiện hành hãy cho biết yêu cầu của hai bên có
đúng pháp luật không? tại sao?

Bài tập 8.
Ông Dương là một trong năm thành viên hợp danh của Công ty hợp danh A. Ngày
15/6/17, ông Dương làm đơn xin rút khỏi Công ty. Ngày 20/6/17, Hội đồng thành
viên của Công ty ra quyết định đồng ý cho ông Dương rút khỏi Công ty. Năm
tháng sau, kể từ ngày có quyết định ông Dương rút khỏi Công ty, Công ty yêu cầu
ông Dương liên đới bồi thường thiệt hại Hợp đồng kinh tế 05 kí kết ngày 18/06/17

GV: ThS Lưu Thị Bích Hạnh


do Công ty vi phạm hợp đồng, ông Dương không đồng ý cho rằng kể từ thời điểm ông đưa
đơn rút khỏi Công ty ông đã không tham gia vào hoạt động của Công ty. Do đó việc thực
hiện hợp đồng kinh tế 05 ông không chịu trách nhiệm.
Anh (chị) hãy giải quyết tình huống trên.

Bài tập 9
Công ty TNHH A có hai thành viên : ông X là giám đốc, ông Y là phó giám đốc. Ngày
9/9/2016, công ty TNHH A ký hợp đồng với DNTN B. Hãy cho biết cách xử
lý đối với các tình huống sau khi hợp đồng kinh tế đang được thực hiện :
1. Chủ DNTN chết.
2. Chủ DNTN bị khởI tố hình sự và bị tạm giam.
3. Chủ DNTN bị tâm thần.
4. Chủ DNTN bán quyền sở hữu doanh nghiệp của mình cho ông Z.

Bài tập 10
Công ty TNHH A có hai thành viên : ông X là giám đốc, ông Y là phó giám đốc. Ngày
9/9/2016, công ty TNHH A ký hợp đồng với DNTN B. Hãy cho biết cách xử
lý đối với các tình huống sau khi hợp đồng kinh tế đang được thực hiện :

5. Chủ DNTN B thuê ngườI điều hành doanh nghiệp của mình.
6. Ông X và ông Y chuyển nhượng phần hùng cho bà C và ông D.
7. Ông X bị khởI tố hình sự và bị tạm giam.
8. Ông Y và ông X thuê ông K làm giám đốc.

Bài tập 11
Giám đốc công ty lương thực tỉnh H (bên A) ký hợp đồng số 20 mua 1000 tấn gạo
của công ty thương mại tỉnh C (bên B) và ủy quyền cho ông Hà trưởng chi nhánh của
công ty lương thực tỉnh H mở tại tỉnh C đến thanh toán tiền và nhận hàng. Trong khi giao
hàng cho ông Hà do có nhu cầu giải phóng kho vải, bên B đề nghị bán thêm 500 tấn gạo
với giá rẻ, thanh toán tiền hàng sau 1 tháng kể từ ngày nhận hàng. Trước những điều kiện
thuận lợi như vậy, ông Hà nhân danh công ty mình ký hợp đồng số 21 để mua thêm 500
tấn gạo.

Trong sổ nhật ký nhập hàng của công ty lương thực tỉnh H có ghi rõ ngày
20/01/16 nhận đủ 1.500 tấn gạo tại cảng Hải Phòng. Do giá gạo ở miền bắc xuống nhanh,
giám đốc bên A có công văn đề nghị bên B giảm 200.000đ/1 tấn gạo trong số 500 tấn
mua thêm, bên B không đồng ý.
Ngày 01/02/16 bên A gửi đơn đề nghị tòa án tuyên bố hợp đồng số 21 là vô hiệu.
Theo Anh (chị), bên nào sẽ thắng kiện?

Bài tập 12

Ngày 15.05.2016 Giám đốc công ty TNHH A gửi đồng thời qua máy fax của công
ty đến công ty CP B và công ty TNHH C thư chào bán một xe xúc đất chuyên dụng trong
xây dựng đề “ Kính gửi Quý Công ty” với cùng một nội dung. Thư này đáp ứng đủ các
điều kiện quy định tại BLDS 2015. Trong đó thời hạn giao hàng là 7 ngày kể từ khi bên
chào bán nhận được chấp thuận mua hàng, thời điểm cụ thể do các bên thỏa thuận.
Ngày 20.5.2016 công ty TNHH A nhận được một bản fax của công ty CP B do Giám
đốc công ty này ký với nội dung đồng ý mua chiếc xe đó với toàn bộ điều kiện ghi trong
thư chào bán. Ngày 30.5.2016 Công ty TNHH A lại nhận được một bản fax của công
ty TNHH C cũng với nội dung đồng ý mua với toàn bộ điều kiện ghi trong thư chào bán.

GV: ThS Lưu Thị Bích Hạnh


Giám đốc Công ty TNHH A đã quyết định bán chiếc xe trên cho Công ty CP B,
thời gian giao xe là ngày 25.05.2016 và tiến hành thủ tục chuyển quyền sở hữu cho
công ty này.
Hỏi:
a.Các hợp đồng nào đã được xác lập giữa các công ty nào? Tại sao?
b.Tranh chấp giữa những công ty nào có thể xảy ra, vì sao?

You might also like