You are on page 1of 65

THUẾ

VÀ HỆ THỐNG
THUẾ VIỆT NAM
ThS. Nguyễn Ngọc Thụy Vy
Bộ môn Nghiệp vụ
nguyenngocthuyvy.cs2@ftu.edu.vn
0909251889
CHƯƠNG 1
SƠ LƯỢC NGUỒN GỐC VÀ
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
CỦA THUẾ
MỤC TIÊU CHƯƠNG 1
i. Hiểu và giải thích được nguồn gốc ra đời
của thuế.
ii. Hiểu và giải thích được quá trình phát triển
của thuế trong quá khứ và xu hướng phát
triển của thuế trong tương lai.
iii. Hiểu và trình bày được được sơ lược quá
trình hình thành và phát triển của hệ thống
thuế Việt Nam.
NỘI DUNG CHƯƠNG 1

• Nguồn gốc ra đời của thuế


1.1.

• Quá trình phát triển của thuế


1.2.

• Sơ lược về thuế ở Việt Nam


1.3.
1.1. Nguồn gốc ra đời của thuế

Phương Giai cấp Nhà


thức đối Thuế
sản xuất kháng nước
1.2. Quá trình phát triển của thuế

1.2.1. Thời kỷ cổ đại – Thế kỷ XV


• Hình thành các loại thuế sơ khai
• Nhà nước chưa có bổ máy thu thuế hoàn chỉnh

1.2.2. Thế kỷ XVI – Thế kỷ XVIII


• Hình thành hệ thống thuế và các cơ quan thu thuế tương đối
hoàn chỉnh

1.2.3. Thế kỷ XIX - nay


• Hình thành hệ thống thuế và bộ máy thu thuế hoàn chỉnh.
1.2. Quá trình phát triển của thuế
1.2.1. Thời kỷ cổ đại – Thế kỷ XV
• 3,000 – 2,500 BC: Dữ liệu đầu tiên cho thấy bằng chứng
về thuế thu bởi các pharaoh ở Ai Cập.
• 600 – 300 BC: Hầu hết các xã hội cổ đại gặp khó khăn khi
thu thuế, nhưng các thành bang Hy Lạp cổ đại đã đánh
thuế thành công các công dân giàu có, hiệp hội buôn bán
và hàng hóa giao dịch qua cảng của các thành bang này.
• 221 – 206 BC: Khi sức mạnh của tầng lớp quý tộc Trung
Quốc suy yếu do chiến tranh, nhà Tần phát triển một bộ
máy hành chính quan liêu tinh vi. Nhờ vậy kết quả thu
thuế được cải thiện. Người châu Âu chỉ bắt đầu áp dụng
bộ máy hành chính quan liệu kiểu Trung Quốc gần 2.000
năm sau.
1.2. Quá trình phát triển của thuế
1.2.2. Thế kỷ XVI – Thế kỷ XVIII
• Hầu hết các nhà nước không thu thuế được quá 5% GDP
do mâu thuẫn giai cấp, năng lực hành chính hạn chế và
thiếu khả năng thực thi các khoản thuế.
• Các vị vua phong kiến không thu thế giới quý tộc do họ
cần sự hỗ trợ của giới quý tộc để duy trì quyền lực. Thay
vào đó, những vị vua thu thuế từ những người nông dân
nghèo do những người này phụ thuộc vào nhà nước
phong kiến..
1.2. Quá trình phát triển của thuế
1.2.3. Thế kỷ XIX- nay
• Thế kỷ XVIII: Nhà triết học người Pháp Voltaire và các
nhà tư tưởng phương Tây khác chú ý đến cách thức tổ
chức bộ máy hành chính Trung Quốc và người châu Âu
từ từ thực hiện những cải tiến cho phép họ thu được các
khoản thuế lớn hơn. Tương tự như ở Trung Quốc, điều
này xảy ra sau các cuộc chiến tranh khiến giới quý tộc bị
suy yếu.
• 1798 – 1802: Để tài trợ cho cuộc chiến với Napoleon,
Anh tiến hành thu thuế thu nhập các nhân trên những
công dân giàu có.
• 1842: Thuế thu nhập cá nhân của Anh trở thành một loại
thuế thường kỳ.
1.2. Quá trình phát triển của thuế
1.2.3. Thế kỷ XIX- nay
• Thế kỷ XIX – Đầu thế kỷ XX: Chế độ dân chủ mở rộng
trên toàn thế giới, cùng với nhu cầu chi tiêu của nhà
nước cho các chương trình phúc lợi và chiến tranh. Khi
này công dân chấp nhận thuế là một vấn đề hợp pháp.
Số tiền thuế thu được tăng nhanh, trung bình khoảng
9% GDP tại các quốc gia thuộc OECD vào năm 1900, và
20% vào năm 1950
• 1920: Hầu hết các nước phát triển tại Châu Âu đã tiến
hành thu thuế thu nhập.
1.2. Quá trình phát triển của thuế

1.2.3. Thế kỷ XIX- nay


• 2000: Số tiền thuế thu được tăng cao tại các nước phát
triển (45% tại Đan Mạch).
• Hiện nay: Tiền thu thu được của các quốc gia có sự gia
tăng nhẹ từ năm 2010 nhưng vẫn thấp hơn tỷ lệ trong
những năm 2000.
1.3. Sơ lược về thuế ở Việt Nam

1.3.1. Sơ lược lịch sử Thuế Việt Nam

1.3.2. Các giai đoạn cải cách thuế


từ năm 1990 đến nay

1.3.3. Chiến lược tài chính


đến năm 2020

1.3.4. Sơ lược hệ thống thuế Việt Nam


1.3. Sơ lược về thuế ở Việt Nam
1.3.1. Sơ lược lịch sử thuế Việt Nam
Thời Thời Thời
Bắc thuộc phong kiến Pháp thuộc

Sau
Giai đoạn Giai đoạn
cách mạng
1954 – 1975 1976 – 1985
tháng 8/1945

Giai đoạn
1986 - 1990
1.3. Sơ lược về thuế ở Việt Nam
1.3.1. Sơ lược lịch sử thuế Việt Nam
Thời Bắc thuộc
Phân biệt: tô và thuế
 Tô là sản phẩm thặng dư phải nộp cho chủ đất
 Thuế là những khoản đóng góp đối với Nhà nước
1.3. Sơ lược về thuế ở Việt Nam
1.3.1. Sơ lược lịch sử thuế Việt Nam
Thời Bắc thuộc
• Tổ chức phụ trách thu là “công tào”
• Diêm quan phụ trách thu thuế muối.
• Thiết quan thu thuế khoáng sản, đặc biệt là sắt.
• Thủy quan thu thuế thủy sản.
• Các huyện lệnh, trưởng hương, trưởng xã thu các loại tô
thuế trong địa bàn.
• Tập trung chuyển về kho chính tại Trung Quốc.
1.3. Sơ lược về thuế ở Việt Nam
1.3.1. Sơ lược lịch sử thuế Việt Nam
Thời phong kiến
Thời nhà Trần
• Thuế điền và thuế thân

Thời nhà Hồ và nhà Lê


• Quy định lại ngạch thuế, bổ sung thuế đất bãi trồng dâu nuôi tằm

Thời Trịnh – Nguyễn


• Chúa Trịnh: bổ sung thuế tuần ty (đánh vào thuyền buôn), thuế muối, thuế thổ sản.
• Chúa Nguyễn: bổ sung thuế xuất cảng, nhập cảng.

Thời nhà Nguyễn


• Đặt ra các loại thuế mới như thuế sản vật (đánh vào việc khai thác quế ở rừng), thuế
yến (đánh vào việc khai thác yến sào), thuế hương liệu, thuế đánh vào các tàu bè
ngoại quốc ra vào buôn bán, thuế mỏ.
1.3. Sơ lược về thuế ở Việt Nam
1.3.1. Sơ lược lịch sử thuế Việt Nam
Thời phong kiến
Thời nhà Trần
 Thuế thân (thuế đinh): đánh thuế mỗi người dân tới tuổi
trưởng thành, được quy thành tiền và nộp bằng tiền.
 Thuế ruộng (thuế điền): thuế ruộng đóng bằng thóc (nộp bằng
hiện vật).
 Thuế ruộng muối: phải đóng bằng tiền.
 Đánh thuế trầu cau, tôm cá, rau quả, …
1.3. Sơ lược về thuế ở Việt Nam
1.3.1. Sơ lược lịch sử thuế Việt Nam
Thời phong kiến
Thời hậu Lê
Thuế được chia thành 2 loại chính : thuế trực thu và thuế gián
thu.
 Thuế trực thu gồm: Thuế thân, thuế điền và thuế tạp dịch.
 Thuế gián thu đánh một cách phân tán vào mọi hoạt động tiểu
thủ công nghiệp.
1.3. Sơ lược về thuế ở Việt Nam
1.3.1. Sơ lược lịch sử thuế Việt Nam
Thời phong kiến
Thời nhà Nguyễn
Chế độ thuế được chia thành 2 loại: chính phú và tạp phú.
 Chính phú gồm có: thuế điền thổ (tô), thuế thân đinh
(dung), và thuế điệu (tạp dịch - là loại thuế bắt buộc lao
động không công qui định trong năm).
 Tạp phú gồm các loại thuế: thuế cảng, thuế quan tân,
thuế nguồn đầm, thuế hầm mỏ, thuế các hộ sản xuất.
1.3. Sơ lược về thuế ở Việt Nam
1.3.1. Sơ lược lịch sử thuế Việt Nam
Thời phong kiến
Thời nhà Nguyễn
 Thuế Đinh (Thuế thân): bằng tiền.
 Thuế điền: bằng thóc.
 Thuế sản vật: đánh vào cây quế (đánh vào việc khai thác cây
quế trong rừng) ai đóng thuế sản vật cây quế thì được miễn
trừ thuế thân.
 Thuế Yến: (đánh vào khai thác tổ chim Yến. Ai nộp thuế yến
thì được tha việc binh lính.
 Thuế hương liệu (cây trầm), thuế sâm, thuế chiếu, thuế gỗ, …
 Thuế đánh vào các tàu bè các nước ra vào buôn bán
 Thuế khai thác mỏ.
1.3. Sơ lược về thuế ở Việt Nam
1.3.1. Sơ lược lịch sử thuế Việt Nam
Thời phong kiến
Nhận xét chung về hệ thống thuế thời phong kiến
 Thiếu cơ sở pháp lý và chuẩn mực đạo đức cần thiết.
 Mang tính chủ quan và tùy tiện cao.
 Chế độ thuế hà khắc, quan lại nhũng nhiễu.
 Không khuyến khích phát triển kinh tế.
Hậu quả:
 Đất nước lạc hậu, yếu kém, rơi vào tay thực dân Pháp.
Ngoại lệ:
 Chính sách thuế tiến bộ: thời nhà Lý, Trần, Lê Sơ.
1.3. Sơ lược về thuế ở Việt Nam
1.3.1. Sơ lược lịch sử thuế Việt Nam
Thời Pháp thuộc
 Ở miền Trung, thực dân Pháp bỏ thuế cảng của nhà Nguyễn, chỉ
thu một số lệ phí đèn pha, tín hiệu, tàu cập bến; cho phép mở
sòng bạc để thu thuế môn bài, sau đó là thuế rượu, rượu vang,
bia, thuế khách sạn, quán rượu, tiệm nhảy; cho phép nhập cảng
thuốc phiện để thu thuế doanh thu.
 Ở Nam kỳ có thuế trực thu (thuế môn bài, thuế thổ trạch), thuế
gián thu (thuế tiêu thụ, thuế muối) và thuế tem, thuế xuất nhập
khẩu, thuế kho và lệ phí cảng, tiền bán hoặc cho thuê đất công.
 Đến năm 1928, chế độ đồng hoá quan thuế giữa Pháp và ba xứ
của Việt Nam mới chính thức ban hành.
 Bỏ chế độ trưng thầu thuế quan và thuế gián thu để thay thế chế
độ công quản trực tiếp do người Pháp trực tiếp cai quản.
1.3. Sơ lược về thuế ở Việt Nam
1.3.1. Sơ lược lịch sử thuế Việt Nam
Thời Pháp thuộc
 Dưới thời Pháp thuộc, thuế được huy động vào hệ thống ngân
sách thuộc địa gồm nhiều tầng nấc, nhưng thuế lại không được
chuyển về chính quốc, theo đúng mục tiêu của chủ nghĩa thực
dân.
 Hệ thống ngân sách của nhà nước thuộc địa bao gồm:
- Ngân sách Đông Dương và các ngân sách phụ thuộc của nó
là: ngân sách đặc biệt về tiền vay nợ và ngân sách riêng của sở
hỏa xa.
- Ngân sách các xứ bên trong liên bang: Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam
kỳ, Cao miên, Ai lao và Quảng Châu Văn (một vùng đất Trung Quốc
dưới quyền ủy trị của Pháp trong 99 năm).
- Ngân sách các tỉnh và thành phố.
- Ngân sách xã ỡ các làng.
1.3. Sơ lược về thuế ở Việt Nam
1.3.1. Sơ lược lịch sử thuế Việt Nam
Giai đoạn sau CM tháng 08/1945 - 1954
 Sau khi dành được chính quyền, Chính phủ ta chủ trương
một số biện pháp như: bãi bỏ thuế thân, thuế thổ trạch ở thôn
quê và một số tạp thuế vô lý; miễn thuế điền thổ cho vùng bị
lụt và giảm thuế điền 20% trong toàn quốc; đình chỉ thu thuế
ở miền Nam.
 Nhà nước chưa đặt vấn đề đóng góp của nhân dân dựa trên
một chính sách hợp lý, còn dè dặt trong việc huy động tài lực
của nhân dân bằng thuế, chỉ phát hành tiền và tổ chức các
đợt huy động để giả quyêt́ vấn đề tài chính quốc gia.
1.3. Sơ lược về thuế ở Việt Nam
1.3.1. Sơ lược lịch sử thuế Việt Nam
Giai đoạn sau CM tháng 08/1945 - 1954
 Sau năm 1946, khi đã ổn định được tình hình, nhà nước, một
mặt, bắt đầu cải tiến chế độ thuế, tăng thuế suất nhiều lại
thuế; mặt khác, vẫn tiếp tục dựa vào những đóng góp mới
như: Quỹ “Tham gia kháng chiến” năm 1949, Quỹ “Công
lương” năm 1950 và bắt đầu chuyển hướng thu một vài thứ
thuế bằng hiện vật (thóc gạo) như Quỹ “Công lương” và thuế
điền thổ. Mặt khác, Chính phủ cũng động viên nhân dân cho
nhà nước vay dưới các hình thức công phiếu và công trái,
đồng thời còn dựa vào nguồn phát hành tiền tệ.
1.3. Sơ lược về thuế ở Việt Nam
1.3.1. Sơ lược lịch sử thuế Việt Nam
Giai đoạn sau CM tháng 08/1945 - 1954
 Đến năm 1951, bên cạnh việc thống nhất quản lý tài chính
nhà nước, chính phủ còn ban hành chính sách thuế mới
được xây dựng trên nguyên tắc: công bằng, thích hợp với
hoàn cảnh kinh tế – xã hội và điều kiện chiến tranh.
 Chính sách thuế thống nhất gồm 7 sắc thuế là: thuế nông
nghiệp, thuế công thương nghiệp, thuế hàng hóa, thuế
xuất nhập khẩu, thuế sát sinh, thuế trước bạ, thuế tem.
 Trong số các loại thuế này thì thuế nông nghiệp giữ vai trò
quan trọng.
 Tuy vậy, các loại thuế này vẫn chưa được cấu trúc thành một
hệ thống hoàn chỉnh và cũng chưa có tác dụng đáng kể.
1.3. Sơ lược về thuế ở Việt Nam
1.3.1. Sơ lược lịch sử thuế Việt Nam
Giai đoạn 1954 - 1975
Từ cuối năm 1951, Nhà nước đã công bố hệ thống thuế mới
hoàn chỉnh và lần lượt ban hành áp dụng thống nhất trên toàn
miền Bắc.
 Thuế thu bằng hiện vật: Thuế nông nghiê ̣p
 Thuế thu bằng tiền: Thuế công thương nghiê ̣p; Thuế
daonh nghiệp, Thuế lợi tức doanh nghiêp;̣ Thuế buôn
chuyến; Thuế hàng hoá; Thuế sát sinh; Thuế kinh doanh
nghệ thuật; Thuế thổ trạch; Thuế môn bài; Thuế trước bạ;
Thuế muối; Thuế rượu; Thuế xuất khẩu; Thuế nhập khẩu;
Chế độ thu quốc doanh (mức thu cố định không phụ
thuộc vào giá thành).
1.3. Sơ lược về thuế ở Việt Nam
1.3.1. Sơ lược lịch sử thuế Việt Nam
Giai đoạn 1954 - 1975
Nguyên tắc đánh thuế:
 Thuế đối với quốc doanh nhẹ hơn tư nhân.
 Thuế đối với sản xuất nhẹ hơn buôn bán.
 Ngành nghề, mặt hàng cần thiết nhẹ hơn ngành nghề mặt
hàng không cần thiết, xa xỉ cao cấp.
1.3. Sơ lược về thuế ở Việt Nam
1.3.1. Sơ lược lịch sử thuế Việt Nam
Giai đoạn 1954 - 1975
Hình thức huy động tài chính chủ yếu đối với các doanh nghiệp
quốc doanh trong thời kỳ này:
 Thu quốc doanh.
 Chế độ trích nộp lợi nhuận (1962).
 Chế độ nộp khấu hao cơ bản.
1.3. Sơ lược về thuế ở Việt Nam
1.3.1. Sơ lược lịch sử thuế Việt Nam
Giai đoạn 1976 - 1985
Hai chế độ thuế:
 Miền Bắc: tiếp tục thi hành chế độ thuế đã ban hành từ trước.
 Miền Nam: Nhà nước tạm thời cho thi hành cải tiến một số
sắc thuế của Chính quyền Sài Gòn cũ như thuế lợi tức, thuế
môn bài, thuế thổ trạch, thuế VAT (giá tri gia tăng), thuế
TTĐB, thuế lưu hành xe tự động, thuế trước bạ. Ngoài ra còn
có chế độ thu quốc doanh áp dụng đối với xí nghiệp quốc
doanh
1.3. Sơ lược về thuế ở Việt Nam
1.3.1. Sơ lược lịch sử thuế Việt Nam
Giai đoạn 1976 – 1985
Đặc điểm: sử dụng thuế như là một công cụ cải tạo xã hội chủ
nghĩa.
 Phân biệt thành phần kinh tế, tiến tới hai thành phần: sở hữu
toàn dân (xí nghiệp quốc doanh) và sở hữu tập thể (hợp tá
xã).
 Phân biệt ngành nghề sản xuất, thương mại và dịch vụ.
1.3. Sơ lược về thuế ở Việt Nam
1.3.1. Sơ lược lịch sử thuế Việt Nam
Giai đoạn 1986 – 1990
Phân biệt đối xử:
 Xí nghiệp quốc doanh thì thực hiện chế độ thu quốc doanh,
thu trích nộp lợi nhuận.
 Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác chịu sự
tác động của thuế công thương nghiệp.
Thu quốc doanh:
 Loại thuế đa thuế suất.
 Gây khó khăn cho việ quản lý và hành thu.
1.3. Sơ lược về thuế ở Việt Nam
1.3.1. Sơ lược lịch sử thuế Việt Nam
Giai đoạn 1986 – 1990
Nhược điểm:
 Chưa thể hiện được sự bình đẳng về động viên và đóng góp
giữa các thành phần kinh tế.
 Chưa bao quát hết các nguồn thu có thể động viên cho Ngân
sách Nhà nước.
 Chính sách mang tính chắp vá, chưa bảm đảo đầy đủ tính
pháp lý theo hiến pháp.
 Tổ chức bộ máy quản lý thuế từ trung ương đến địa phương
chưa thành một hệ thống tập trung, chặt chẽ.
 Chưa coi thuế thật sự là một trong những đòn bẩy kinh tế
quan trọng.
1.3. Sơ lược về thuế ở Việt Nam
1.3.2. Các giai đoạn cải cách thuế Việt Nam từ
năm 1990
Nghi quyết Quốc hội khoá VIII 1988 đề ra yêu cần phải xúc tiến
việc nghiên cứu, cải tiến hệ thống chính sách thuế áp dụng
thống nhất đối với các thành phần kinh tế.

Bước 2 Bước 4
• 1990 - • 2005
1998 • 1999 - – • 2011 -
2004 2010 2020
Bước 1 Bước 3
1.3. Sơ lược về thuế ở Việt Nam
1.3.2. Các giai đoạn cải cách thuế Việt Nam từ
năm 1990
Trong năm 1990, Quốc hội khóa VIII và Hội đồng nhà nước đã
cho ban hành các Luật thuế và Pháp lệnh thuế:
 1.Thuế doanh thu
 2.Thuế tiêu thụ đặc biệt
 3.Thuế lợi tức
 4.Thuế thu nhập cao
 5.Thuế xuất khẩu, nhập khẩu
 6.Thuế tài nguyên
 7.Thuế nhà đất (mới áp dụng thu thuế đất, chưa thu thuế nhà)
 8.Thuế sử dụng đất nông nghiệp;
 9. Chế độ thu về sử dụng vốn Ngân sách nhà nước.
1.3. Sơ lược về thuế ở Việt Nam
1.3.1. Các giai đoạn cải cách thuế Việt Nam từ
năm 1990
 Nghị quyết Quốc hội khoá IX, kỳ họp 11 ngày 10/05/1997 ban
hành Luật thuế GTGT và Thuế TNDN có hiệu lực thi hành từ
01/01/1999 thay thế Thuế doanh thu và Thuế lợi tức.
 Nghị quyết Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 3 ngày 20/05/1998
về Thuế xuất nhập khẩu và Thuế TTĐB sửa đổi có hiệu lực
thi hành từ ngày 01/01/1999.
 Ngày 16/04/1998 Uỷ ban thường vu Quốc hội ban hành Pháp
lệnh về Thuế tài nguyên sửa đổi thi hành từ 01/06/1999.
1.3. Sơ lược về thuế ở Việt Nam
1.3.2. Các giai đoạn cải cách thuế Việt Nam từ
năm 1990
 Ngày 21/12/1999 Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 6, sửa đổi Luật
thuế Chuyển quyền sử dụng đất ban hành năm 1994.
 Hiệp định tránh đánh thuế hai lần; Hiệp định đầu tiên ký với
Úc năm 1992.
 Cam kết về giảm thuế nhập khẩu theo Hiệp định về chương
trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung để thực hiệ khu vực
mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) từ 01/01/1996 đế 01/01/2006.
 Các thỏa thuận quốc tế khác về thuế.
 Thực hiện Luật quản lý thuế từ 01/07/2007.
1.3. Sơ lược về thuế ở Việt Nam
1.3.2. Các giai đoạn cải cách thuế Việt Nam từ
năm 1990
Giai đoạn 1
 Giai đoạn đầu của cải cách thuế (1990 - 1998)
 Mục tiêu: xây dựng hệ thống thuế thống nhất, áp dụng
chung, bình đẳng đối với mọi thành phần kinh tế, không
phân biệt kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh.
1.3. Sơ lược về thuế ở Việt Nam
1.3.2. Các giai đoạn cải cách thuế Việt Nam từ
năm 1990
Giai đoạn 1
 Nội dung:
 Thuế doanh thu: có hiệu lực từ ngày 01/10/1990 thay thế chế độ thu
quốc doanh và một số loại thuế trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh
(như thuế doanh nghiệp, thuế buôn chuyến, thuế muối, thuế hàng hóa)
được áp dụng thống nhất chung đối với mọi thành phần kinh tế.
 Thuế lợi tức: được ban hành thay thế chế độ thuế lợi tức kinh doanh
và chế độ phân phối lợi nhuận…
 Thuế xuất - nhập khẩu: thay thế Luật Thuế nhập khẩu hàng mậu dịch
cũ.
 Thuế sử dụng đất nông nghiệp: thay thế thuế nông nghiệp, trong đó
Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp được xây dựng theo tinh thần điều
chỉnh giảm thuế cho nông dân.
 Thuế giá trị gia tăng (GTGT) thay cho thuế doanh thu.
 Bổ sung thuế và phí sử dụng tài nguyên thiên nhiên không tái tạo.
1.3. Sơ lược về thuế ở Việt Nam
1.3.2. Các giai đoạn cải cách thuế Việt Nam từ
năm 1990
Giai đoạn 1
 Nội dung:
Ngày ban hành
 Sắc thuế
Hình thức Luật Hình thức Pháp lệnh
1 Luật thuế doanh thu 30/06/1990
2 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt 30/06/1990  
3 Luật thuế lợi tức 30/06/1990  
4 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 26/12/1991  
5 Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp 10/03/1993  
6 Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất 01/07/1994  
7 Pháp lệnh thuế tài nguyên   30/03/1990
Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người
8   27/12/1990
có thu nhập cao
9 Pháp lệnh thuế nhà đất   31/07/1992
1.3. Sơ lược về thuế ở Việt Nam
1.3.2. Các giai đoạn cải cách thuế Việt Nam từ
năm 1990
Giai đoạn 1
 Kết quả:
 Thuế bước đầu đã phát huy vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế, tạo
nguồn thu ngày càng to lớn cho Ngân sách Nhà nước.
 Cải cách Thuế bước I đã làm cho thuế có cơ sở pháp luật vững chắc,
áp dụng bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế,
thay thế hẳn hệ thống thu cũ.
 Tổng thu NSNN đạt 20,7% GDP, trong đó số thu từ thuế thu nhập
doanh nghiệp (TNDN) chiếm trung bình 2,56% GDP và 12,38% tổng thu
NSNN; số thu từ thuế thu nhập cá nhân (TNCN) chiếm trung bình
0,44% GDP và 2,13% tổng thu NSNN.
 Kết quả trên cho thấy mặc dù quy mô động viên ngân sách có tăng so
với các giai đoạn trước nhưng mức tăng chưa thực sự cao, do hạn chế
trong công tác quản lý thu thuế.
1.3. Sơ lược về thuế ở Việt Nam
1.3.2. Các giai đoạn cải cách thuế Việt Nam từ
năm 1990
Giai đoạn 2
 Giai đoạn cải cách thuế thứ hai bắt đầu từ năm 1999 đến năm
2004.
 Mục tiêu: củng cố hiệu lực thu bằng cách tăng cường quản lý và
chống thất thu; xây dựng nền ngân sách dựa vào nội lực; chuẩn
bị hội nhập kinh tế khu vực.
 Nội dung: xây dựng các sắc thuế tương thích với cộng đồng thế
giới; đồng thời điều chỉnh, bổ sung các sắc thuế hiện hành để phù
hợp với tình hình phát triển kinh tế.
1.3. Sơ lược về thuế ở Việt Nam
1.3.2. Các giai đoạn cải cách thuế Việt Nam từ
năm 1990
Giai đoạn 2
 Nội dung:
 Ban hành Luật thuế giá trị gia tăng số 02/1997/QH9 (thay thế
cho Luật thuế doanh thu) và Luật thuế thu nhập doanh nghiệp
số 57-L/CTN (thay thế cho Luật thuế lợi tức) có hiệu lực thi hành
từ ngày 01/01/1999
 Ban hành Pháp lệnh thuế tài nguyên (sửa đổi) số 05/1998/PL-
UBTVQH (ngày 16/04/1998) thay thế Pháp lệnh thuế tài nguyên
ban hành ngày 30/03/1990.
1.3. Sơ lược về thuế ở Việt Nam
1.3.2. Các giai đoạn cải cách thuế Việt Nam từ
năm 1990
Giai đoạn 2
 Nội dung:
 Đồng thời cải cách Thuế bước II cũng thực hiện sửa đổi, bổ sung một số
nội dung các luật thuế hiện hành như:
 (i) Pháp lệnh thuế thu nhập cá nhân đối với người có thu nhập
cao được sửa đổi, bổ sung hai lần (ngày 06/02/1997 và ngày
30/06/1999).
 (ii) Luật thuế xuất nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt (theo Nghị
quyết Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 3, ngày 20/05/1998, có hiệu lực từ
ngày 01/01/1999).
 (iii) Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất (theo Lệnh số 03L.CTN, kỳ
họp thứ 6, Quốc hội khoá X ngày 04/01/2000).
 Hội đồng Bộ trưởng đã có Quyết định số 276/CT giao cho Bộ Tài chính
thống nhất quản lý các khoản lệ phí và phí, nhờ vậy, đã bảo đảm được
thêm nguồn thu về lệ phí và phí tập trung vào Ngân sách Nhà nước.
1.3. Sơ lược về thuế ở Việt Nam
1.3.2. Các giai đoạn cải cách thuế Việt Nam từ
năm 1990
Giai đoạn 3
 Giai đoạn (2005-2010) của công cuộc cải cách thuế, một giai đoạn mà
nền kinh tế - xã hội có bước phát triển đặc biệt quan trọng với việc gia
nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), và tiếp tục thực hiện các
cam kết song phương và đa phương với các nước khu vực và trên thế
giới.
 Mục tiêu: Xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, có cơ cấu
hợp lý phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, gắn với hiện đại hoá công tác quản lý thuế nhằm đảm bảo
chính sách động viên thu nhập quốc dân, đảm bảo nguồn lực tài chính
phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; góp phần
thực hiện bình đẳng, công bằng xã hội và chủ động trong hội nhập
kinh tế quốc tế
1.3. Sơ lược về thuế ở Việt Nam
1.3.2. Các giai đoạn cải cách thuế Việt Nam từ
năm 1990
Giai đoạn 3
 Nội dung: nền kinh tế đã có những bước phát triển đặc biệt, việc thực
hiện các cam kết quốc tế đa phương và song phương dẫn đến sự cắt
giảm đáng kể nguồn thu từ thuế nhập khẩu, hiện chiếm tỷ trọng
khoảng 30% trên tổng số thu về thuế, nên nội dung cụ thể của cải
cách Thuế bước III hướng đến việc sửa đổi các sắc thuế hiện hành và
ban hành những loại thuế mới như thuế thu nhập cá nhân, theo xu
hướng tăng dần tỷ trọng thuế trực thu, tương ứng giảm dần tỷ trọng
thuế gián thu; phù hợp với giai đoạn hội nhập và thực hiện các cam
kết quốc tế.
1.3. Sơ lược về thuế ở Việt Nam
1.3.2. Các giai đoạn cải cách thuế Việt Nam từ
năm 1990
Giai đoạn 3
 Nội dung:
 Công tác quản lý thuế: Luật quản lý thuế ra đời, có hiệu lực từ
ngày 01/01/2007.
 Thuế giá trị gia tăng: Ban hành Luật thuế giá trị gia tăng ngày
03/06/2008 (số 13/2008/QH12), có hiệu lực từ ngày 01/01/2009
trên cơ sở thống nhất các văn bản luật trước đây.
 Thuế thu nhập doanh nghiệp: Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số
14/2008/QH12 được ban hành ngày 03/06/2008, có hiệu lực thi
hành từ ngày 01/04/2009 thay thế cho Luật thuế thu nhập doanh
nghiệp năm 2003; có nhiều điểm mới phù hợp với thông lệ quốc
tế.
1.3. Sơ lược về thuế ở Việt Nam
1.3.2. Các giai đoạn cải cách thuế Việt Nam từ
năm 1990
Giai đoạn 3
 Nội dung:
 Thuế thu nhập cá nhân: Luật thuế thu nhập cá nhân số
04/2007/QH12 ra đời ngày 21/11/2007, có hiệu lực thi hành từ
ngày 01/01/2009 bãi bỏ Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có
thu nhập cao trước đây, tạo khuôn khổ pháp luật vững chắc thực
hiện thuế thu nhập cá nhân.
 Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: Ban hành Luật thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14/06/2005, có hiệu lực từ
ngày 01/01/2006, thay thế cho Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu năm 2001 để phù hợp với các cam kết quốc tế về cắt giảm
thuế nhập khẩu.
1.3. Sơ lược về thuế ở Việt Nam
1.3.2. Các giai đoạn cải cách thuế Việt Nam từ
năm 1990
Giai đoạn 3
 Nội dung:
 Thuế tiêu thụ đặc biệt: Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12
ngày 14/11/2008, có hiệu lực từ ngày 01/04/2009 được ban hành
thay thế cho Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 1998 và các văn bản
có liên quan, tạo cơ sở pháp lý thống nhất và hoàn thiện hơn để
thực hiện sắc thuế này.
 Thuế tài nguyên: Ban hành Luật thuế tài nguyên số 45/2009/QH12
ngày 25/11/2009, có hiệu lực từ ngày 01/07/2010, thay thế cho
Pháp lệnh thuế tài nguyên trước đây, đây là khuôn khổ pháp lý
vững chắc để thuế tài nguyên được thực hiện.
1.3. Sơ lược về thuế ở Việt Nam
1.3.2. Các giai đoạn cải cách thuế Việt Nam từ
năm 1990
Giai đoạn 3
 Kết quả: Tổng thu NSNN giai đoạn 2006 - 2010 tăng cao, đạt 26,34%
GDP, trong đó thu thuế TNDN chiếm bình quân 4,06% GDP và 15,41%
tổng thu NSNN; thu thuế TNCN chiếm bình quân 0,46% GDP và
2,95% tổng thu NSNN.
1.3. Sơ lược về thuế ở Việt Nam
1.3.2. Các giai đoạn cải cách thuế Việt Nam từ
năm 1990
Giai đoạn 4
 Năm 2011 – 2020
 Quyết định 732/QĐ/TTg ngày 17/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
 Quyết định 450/QĐ/TTg ngày 18/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
 Mục tiêu: từng bước hoàn thiện các luật thuế theo hướng đồng bộ,
thống nhất, công bằng, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị
trường định hướng XHCN; đảm bảo mức độ động viên hợp lý để vừa
tạo điều kiện cho người nộp thuế tăng tích tụ, tăng khả năng cạnh
tranh, vừa thực sự là một trong những công cụ quản lý vĩ mô có hiệu
lực, hiệu quả của Đảng và Nhà nước.
1.3. Sơ lược về thuế ở Việt Nam
1.3.2. Các giai đoạn cải cách thuế Việt Nam từ
năm 1990
Giai đoạn 4
 Nội dung:
 Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp được Quốc hội khóa XII,
kỳ họp thứ 7 ngày 17/06/2010 thông qua.
 Luật thuế bảo vệ môi trường được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ
8 ngày 15/11/2010 thông qua. Đây là loại thuế mới trong hệ thống
thuế hiện hành, thay thế cho việc áp dụng một số loại phí (như phí
bảo vệ môi trường đối với nước thải, phí bảo vệ môi trường đối với
chất thải rắn,…).
1.3. Sơ lược về thuế ở Việt Nam
1.3.2. Các giai đoạn cải cách thuế Việt Nam từ
năm 1990
Giai đoạn 4
 Nội dung:
Hệ thống chính sách thuế bao gồm các sắc thuế, phí và lệ phí:
 (1) Thuế giá trị gia tăng
 (2) Thuế tiêu thụ đặc biệt
 (3) Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
 (4) Thuế thu nhập doanh nghiệp
 (5) Thuế thu nhập cá nhân
 (6) Thuế tài nguyên
 (7) Thuế sử dụng đất nông nghiệp
 (8) Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
 (9) Thuế bảo vệ môi trường
 (10) Các khoản phí và lệ phí
1.3. Sơ lược về thuế ở Việt Nam
1.3.2. Các giai đoạn cải cách thuế Việt Nam từ
năm 1990
Giai đoạn 4
 Kết quả: Tổng thu NSNN giai đoạn 2011 - 2017 đạt 23,95% GDP,
giảm tương đối mạnh so với giai đoạn 2006 - 2010. Tuy nhiên, cơ cấu
thu có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng bền vững hơn khi thu
từ dầu thô giảm từ 20% (giai đoạn 2006 - 2010) xuống còn khoảng
12% (giai đoạn 2011 - 2017) và thu cân đối từ hoạt động xuất - nhập
khẩu cũng giảm từ 20% xuống 17% trong cùng thời kỳ.
1.3. Sơ lược về thuế ở Việt Nam
1.3.3. Chiến lược cải cách tài chính đến năm
2020
i. - Tổng thu từ thuế và phí giai đoạn 2011-2015 là 22-23%
GDP, giai đoạn 2016-2020 là 21-22% GDP trong đó thu nội
địa (không kể thu từ dầu thô) đến năm 2015 đạt trên 70%
tổng thu NSNN và đến năm 2020 đạt trên 80% tổng thu
NSNN.
1.3. Sơ lược về thuế ở Việt Nam
1.3.3. Chiến lược cải cách tài chính đến năm
2020
ii. - Hoàn thiê ̣n hệ thống chính sách thu đi đôi với cơ cấu lại
số thu NSNN.
- Đến năm 2020 xây dựng một hê ̣ thống thuế đồng bộ, có
cơ cấu bền vững, phù hợp với thông lệ quốc tế và có khả năng
huy động đầy đủ, chủ động, hợp lý nguồn thu cho NSNN.
- Mở rộng cơ sở thuế, áp dụng mức thuế suất hợp lý, đảm
bảo công bằng, bình đẳng về thuế giữa các đối tượng nộp
thuế; tạo động lực khuyến khích sản xuất, nâng cao khả
năng cạnh tranh của nền kinh tế và thúc đẩy đầu tư, xuất
khẩu hàng hóa, dịch vụ đồng thời bảo hộ có chọn lọc theo mục
tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước.
- Đơn giản hóa hệ thống chính sách ưu đãi thuế.
1.3. Sơ lược về thuế ở Việt Nam
1.3.3. Chiến lược cải cách tài chính đến năm
2020
iii. - Hoàn thiê ̣n hệ thống pháp luật về phí, lê ̣ phí từng
bước chuyển các loại phí bản chất là cùng quan hệ cung
ứng dịch vụ sang quản lý theo cơ chế giá dịch vụ.
- Tăng cường phân cấp cho các địa phương trong
việc quyết định các khoản thu phí, lệ phí thuộc ngân sách
địa phương và gắn với chức năng quản lý Nhà nước của
chính quyền địa phương.
1.3. Sơ lược về thuế ở Việt Nam
1.3.3. Chiến lược cải cách tài chính đến năm
2020
iv. - Mở rộng khai thác các nguồn thu từ đất đai và tài
nguyên, đảm bảo hài hòa lợi ích kinh tế và các lợi ích về
xã hội, môi trường; coi đây là nguồn lực quan trọng cho
đầu tư phát triển.
- Đẩy mạnh triển khai sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc
sở hữu nhà nước; thực hiện bán, chuyển nhượng hoặc
chuyển mục đích sử dụng đối với số nhà, đất dôi dư phù
hợp với quy định sử dụng đất để tạo nguồn tài chính đầu
tư cơ sở hạ tầng.
1.3. Sơ lược về thuế ở Việt Nam
1.3.3. Chiến lược cải cách tài chính đến năm
2020
v. - Sửa đổi, bổ sung chính sách thu từ đất phù hợp với
việc sửa đổi, bổ sung Luật đất đai theo hướng đảm bảo
thu theo mục đích sử dụng và theo sát giá thị trường,
góp phần hình thành thị trường bất động sản có tổ chức,
quản lý hiệu quả đồng thời mở rộng việc giao đất, cho thuê
đất theo hình thức đấu giá để tăng nguồn thu từ đất đai, sử
dụng đất có hiệu quả.
1.3. Sơ lược về thuế ở Việt Nam
1.3.3. Chiến lược cải cách tài chính đến năm
2020
vi. - Nghiên cứu sửa đổi hệ thống chính sách tài chính
khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, khuyến khích
chế biến sâu trong nước, hạn chế việc xuất khẩu tài
nguyên thô, góp phần bảo vệ khai thác và sử dụng tài
nguyên hợp lý, tiết kiệm, hiệu qua và bảo vệ môi trường.
1.3. Sơ lược về thuế ở Việt Nam
1.3.3. Chiến lược cải cách tài chính đến năm
2020
vii. - Đồng bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
về thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài chính; cắt giảm và
nâng cao chất lượng thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài
chính; đơn giản hóa và công khai hóa quy trình, thủ tục
hành chính theo hướg bình đẳng, minh bạch, khả thi, phù
hợp với điều kiện và trình độ phát triển của Việ Nam và tiến
trình hội nhập quốc tế.
1.3. Sơ lược về thuế ở Việt Nam
1.3.3. Chiến lược cải cách tài chính đến năm
2020
viii. - Nghiên cứu sửa đổi Luật quản lý thuế, Luật hải
quan và các quy trình, quản lý thu ngân sách nhà nước;
triển khai phương thức quản lý thuế hải quan hiện đại; cải
cách thủ tục hành chính thuế để giảm chi phi tuân thủ pháp
luật thuế hải quan. Phát triển dịch vụ tư vấn thuế đại lý hải
quan theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả.
1.3. Sơ lược về thuế ở Việt Nam
1.3.4. Sơ lược hệ thống thuế Việt Nam

- Thuế TNDN - Thuế GTGT - Thuế nhà đất


- Thuế TNCN - Thuế TTĐB - Thuế sử dụng đất nông
- Thuế XK nghiệp
- Thuế NK - Thuế sử dụng đất phi
- Thuế BVMT nông nghiệp
- Thuế tài nguyên - Thuế chuyển quyền sử
dụng đất

Luật quản lý thuế


1.3. Sơ lược về thuế ở Việt Nam
1.3.4. Sơ lược hệ thống thuế Việt Nam
Bộ máy quản lý thuế
1.3. Sơ lược về thuế ở Việt Nam
1.3.4. Sơ lược hệ thống thuế Việt Nam
Bộ máy thu thuế
Bộ Tài Chính

Tổng cục Hải quan Tổng cục Thuế


• DNNN
• DN FDI, CTCP, TNHH
Cục Hải quan Cục thuế
• Ngân hàng
• DN vừa và nhỏ

Chi cục Hải quan • DN siêu nhỏ


Chi cục thuế
cửa khẩu • Hộ kinh doanh cá thể

Thuế quan Thuế nội địa

 Thuế XNK  GTGT, TTĐB,TNDN, TNCN


 GTGT,TTĐB, BVMT hàng NK  SDĐNoN/phi NN, NĐ, BVMT

You might also like