You are on page 1of 78

Tổng Cục Thuế Thuế Việt Nam qua các thời kỳ Lịch sử

MỞ ĐẦU
Thuế ra đời - phát triển gắn liền với sự hình thành và phát triển của Nhà
nước. Thuế là một đòi hỏi khách quan đối với sự tồn tại và phát triển của Nhà
nước. Hệ thống và chính sách thuế của Nhà nước được xây dựng trên cơ sở
những điều kiện kinh tế- chính trị- xã hội cụ thể trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất
định.
Ngay từ khi Nhà nước ra đời thì thuế cũng xuất hiện, thuế là sản phẩm tất
yếu từ sự xuất hiện hệ thống bộ máy Nhà nước, ngược lại thuế là công cụ đảm
bảo cung cấp phương tiện vật chất cần thiết cho sự tồn tại và hoạt động của hệ
thống bộ máy Nhà nước.
Ngày nay trong tiến trình hội nhập, thuế lại đang có vị thế lớn trong chiến
lược toàn cầu hoá. Do vậy, việc quản lý thuế của các Nhà nước là rất cần thiết,
dù cho Nhà nước đó là Nhà nước phát triển hay đang phát triển. Những tri thức
về thuế và quản lý thuế đang là nhu cầu thường trực không chỉ với các nhà quản
lý, với các doanh nhân mà còn cần phổ cập tới tất cả mọi công dân.
Đối với cán bộ công chức mới được tuyển dụng vào ngành thì ngoài việc
phải trang bị các kiến thức nghiệp vụ, chuyên môn về Thuế còn đòi hỏi phải biết
lịch sử đất nước cũng như quá trình hình thành và phát triển của Hệ thống Thuế,
đặc biệt là Thuế của Nhà nước Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản
Việt nam quang vinh.
Nội dung chuyên đề gồm :
Chương I: Quá trình hình thành và phát triển của Thuế Việt Nam từ trước
cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Chương II: Thuế Việt Nam từ sau cách mạng Tháng Tám 1945 đến ngày
giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc (1945 - 1975 ).
Chương III: Thuế Việt Nam từ sau 1975 đến 1990.
Chương IV: Thuế Việt nam từ 1990 đến nay (1990 - 2006).

1
Tổng Cục Thuế Thuế Việt Nam qua các thời kỳ Lịch sử

Chương I
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THUẾ VIỆT NAM
TỪ TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG 8 NĂM 1945
A- Thuế Việt nam trong thời kỳ phong kiến
1- Thời kỳ đầu dựng nước và thời Bắc thuộc
a- Thời kỳ đầu dựng nước:
Dưới thời Vua Hùng Vương, ruộng đất thuộc quyền sở hữu tối cao của
nhà Vua, bao gồm nhiều loại ruộng đất công ở các làng xã.
Cùng với sự xuất hiện quyền chiếm hữu ruộng đất của một số tù trưởng ở
nước ta thời đó, quan hệ bóc lột đã bắt đầu phát sinh. Những thành viên trong
các công xã phải nộp cho tù trưởng của họ một phần sản phẩm làm ra hoặc một
số ngày lao dịch không công. Hơn nữa, Nhà nước của vua Hùng muốn tồn tại và
phát triển, tất nhiên phải thu một số vật phẩm của dân, bao gồm lương thực, thú
vật săn bắt, sản phẩm thủ công..., những mầm mống đầu tiên của hình thức thuế.
Trong thời kỳ ấy, khoản thu của Nhà nước Văn Lang ở Trung ương là một bộ
phận tài sản, vật phẩm của các địa phương, do các Lạc tướng trích nộp lên trên.
Có thể nói ở thời kỳ đầu dựng nước, các hình thức đóng góp của dân chỉ
dừng lại ở trạng thái "mầm mống thuế", cống phẩm là những hiện vật trong đó
lương thực, thực phẩm, thú vật săn bắt là chủ yếu.
b- Thời Bắc thuộc:
Cuộc xâm lược của Triệu Đà năm 180 - 179 TCN, qua câu chuyện Mỵ
Châu- Trọng Thuỷ đã đưa Âu Lạc vào ách đô hộ của đế chế phương Bắc: thời
Bắc thuộc, qua các triều đại nhà Triệu, nhà Tây Hán, Đông Hán, nhà Ngô, nhà
Tuỳ, nhà Đường.
Nhìn chung, trong thời Bắc thuộc, vấn đề tô thuế nổi lên một số điểm cơ
bản sau đây:
- Từ thời Đông Hán (thế kỷ thứ I) phương thức bóc lột tô thuế đã xuất
hiện nhưng đến thời nhà Đường (từ thế kỷ thứ VII đến đầu thế kỷ thứ X) mới
chiếm vị trí chủ yếu. Quá trình chuyển biến từ phương thức cống nạp sang
phương thức bóc lột bằng tô thuế cũng là quá trình hình thành chế độ phong
kiến, địa chủ ở nước ta.
Dưới thời kỳ bị phong kiến phương Bắc thống trị, một lớp địa chủ người
Việt dần dần xuất hiện. Đó là những tù trưởng các bộ lạc cũ đã đầu hàng phong
kiến phương Bắc, được phong hầu tước, cấp đất hoặc là những quý tộc, hào
trưởng địa phương, lợi dụng uy quyền của mình, dần dần xâm chiếm ruộng đất
công. Tầng lớp địa chủ mới đã tiếp tục bóc lột nông dân bằng hình thức địa tô
hoặc lao dịch một số ngày lao động không công...

2
Tổng Cục Thuế Thuế Việt Nam qua các thời kỳ Lịch sử

- Tổ chức phụ trách thu các loại cống nạp, tô, thuế dưới thời Bắc thuộc
được gọi chung là "công tào", chủ yếu là: Diêm quan, phụ trách thu thuế muối;
Thiết quan thu thuế khoáng sản, đặc biệt là sắt; Thuỷ quan, thu thuế thuỷ sản;
các huyện lệnh, trưởng hương, trưởng xã chịu trách nhiệm thu các loại sản
phẩm, tô thuế trong địa bàn được phụ trách. Sản phẩm cống nạp phải tập trung
chuyển về kho chính tại Trung quốc.
- Chế độ cống nạp, tô thuế rất nặng nề, một phần để nuôi dưỡng bộ máy
quan lại và đội quân chiếm đóng. Nhưng trên thực tế, bọn quan lại đô hộ sống
chủ yếu bằng vơ vét, cướp bóc tài sản của nhân dân ta. Trời rét căm căm, dân
phải xuống biển mò ngọc trai, đồi mồi, lên rừng tìm sừng tê giác, ngà voi... Nếu
không đủ số lượng thì bị đòn roi, chém giết dã man... Đó là một trong những
nguyên nhân chủ yếu làm bùng nổ hàng loạt các cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ, đấu
tranh quyết giành độc lập, tự do cho đất nước.
Về mặt bản chất kinh tế,"tô" và "thuế" là hai phạm trù khác nhau. "Tô" là
một phần sản phẩm thặng dư mà ngưòi nông dân phải nộp cho chủ đất còn
"thuế" là những khoản đóng góp của ngưòi dân đối với Nhà nước duy trì quyền
lực cai trị. Tuy nhiên dưới thời phong kiến, nhà vua vừa là người đứng đầu Nhà
nước, vừa là chủ đất, ngưòi nông dân sử dụng ruộng đất vừa nộp thuế vừa nộp tô
nên người ta gọi chung là "tô thuế". Trong thời kỳ ấy,"tô thuế" được nộp bằng
hiện vật.
2- Thời kỳ các triều đại phong kiến dân tộc
Sau khi Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán Lập nên nhà Ngô, nước ta
bước vào thời kỳ "phong kiến dân tộc ", bắt đầu từ nhà Ngô, đến nhà Đinh, Lý,
Trần, Hồ, Lê Sơ, Nam triều- Bắc Triều, Trịnh- Nguyễn, Tây sơn và cuối cùng là
nhà Nguyễn.
Nhìn lại chế độ thuế khoá Việt nam đến giữa thế kỷ thứ XIX; qua nhiều
triều đại phong kiến, có thể thấy nổi lên một số vấn đề chủ yếu sau đây:
- Nguồn thu của các triều đại phong kiến Việt nam rất phong phú, đa dạng
nhưng sự phân phối địa tô phong kiến, gắn với chế độ chiếm hữu ruộng đất luôn
chiếm vai trò quan trọng.
- Từ thời Lê Sơ trở về sau (từ thế kỷ thứ XV đến giữa thế kỷ thứ XIX)
ruộng đất thuộc quyền sở hữu của nhà vua ngày càng bị thu hẹp, ruộng đất do
nhà vua ban cấp cũng bị giảm sút theo. Ngược lại, ruộng tư ngày càng phát triển
và đến giữa thế kỷ XIX, diện tích ruộng tư đã vượt diện tích ruộng công. Sự
phân phối địa tô phong kiến cũng có sự thay đổi tương ứng. Lúc này đại bộ phận
địa tô chuyển vào tay giai cấp địa chủ tư hữu, nhà vua nhận được phần ít hơn
trước. Phần địa tô của bọn vương hầu, quan lại cũng bị giảm so với tổng thể.
Về thực chất, đây là sự thay đổi về phân phối địa tô trong nội bộ giai cấp
phong kiến- địa chủ. Nó không hề làm giảm mức độ bóc lột của giai cấp phong
kiến đối với nông dân. Trái lại để thoả mãn nhu cầu chi tiêu ngày càng lớn, nhà

3
Tổng Cục Thuế Thuế Việt Nam qua các thời kỳ Lịch sử

nước phong kiến đã tìm đủ mọi cách để bóc lột nông dân ngày càng thậm tệ, dã
man hơn.
Có thể nói đặc trưng của nền Tài chính Quốc gia Việt nam dưới các triều
đại phong kiến đã thể hiện rõ ràng bản chất thu chi của Nhà nước phong kiến chỉ
nhằm phục vụ tối đa quyền lợi của giai cấp thống trị, cả đối với phong kiến
phương Bắc cũng như đối với vua chúa, quan lại Việt nam. Nói cách khác bản
chất của thuế khoá dưới chế độ phong kiến gắn chặt với bản chất của chế độ
Nhà nước, luôn vì quyền lợi của giai cấp phong kiến, thống trị đất nước.
B - Thuế Việt nam dưới thời Pháp thuộc (từ 1858 đến 1945)
1- Chính sách bóc lột về kinh tế, vơ vét tài chính của thực dân Pháp:
Sau hoà ước Hác- Măng (1883) và hoà ước Pa-tơ-nốt (1884) thực dân
Pháp chính thức đặt ách thống trị, đô hộ Việt Nam. Kể từ đó, thực dân Pháp bắt
đầu thực hiện chính sách khai thác thuộc địa ở Việt Nam, trong đó có chính sách
thuế hà khắc đối với người Việt. Chúng đã phân chia đất nước Việt nam thành 3
kỳ nhằm xoá bỏ sức mạnh thống nhất của dân tộc ta để dễ bề cai trị:
- Nam kỳ là đất thuộc địa, không còn quan hệ phụ thuộc với Triều đình
Huế. Đứng đầu bộ máy cai trị là một viên đô đốc người Pháp, về sau, thay bằng
chức Thống đốc Nam kỳ.
- Trung kỳ là xứ bảo hộ. Triều đình bù nhìn vẫn tồn tại với danh hiệu
"Chính phủ Nam triều". Tuy vậy các quyền hành thực sự đều nằm trong tay
Khâm sứ Trung kỳ người Pháp. Mọi văn bản như Sắc, Du, Chỉ của nhà vua và
các Điều lệ, quy tắc của Hội đồng Thượng thư phải được khâm sứ Pháp duyệt
trước khi ban hành.
- Bắc kỳ là đất "nửa bảo hộ", đặt dưới quyền cai trị của Thống sứ Bắc kỳ
người Pháp. Triều đình Huế được cử một Kinh lược sứ (sau đổi thành Khâm sai
đại thần) thay mặt nhà vua nắm quyền cai trị nhưng thực chất chỉ là bù nhìn.
Các loại thuế được thu và phân chia theo 2 loại ngân sách: Ngân sách
Đông dương (chủ yếu là thuế quan, thuế rượu, thuốc phiện, muối...) và Ngân
sách địa phương gồm các xứ (Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ) các tỉnh (chủ yếu là
thuế thân, thuế ruộng đất, thuế lao dịch...).
2- Thuế chủ yếu thu cho ngân sách Đông Dương
2.1- Thuế quan:(còn được gọi là thuế đoan, thuế thương chính).
Theo chế độ "đồng hoá quan thuế" được thi hành cho đến năm 1940, trên
nửa thế kỷ, nước Pháp và Việt nam, thuộc hai khu vực kinh tế có hai trình độ
phát triển khác nhau, có nhu cầu và khả năng xuất nhập khẩu cũng khác nhau
nhưng lại phải chung một chế độ thuế quan giống nhau, cùng một biểu thuế xuất
nhập khẩu, căn cứ vào tình hình và điều kiện riêng của nước Pháp. Pháp bảo vệ
thứ sản phẩm nào thì Việt nam cũng bảo vệ thứ sản phẩm đó, Pháp ưu đãi nước
nào thì Việt nam cũng phải ưu đãi nước đó. Nhờ hàng rào thuế quan bảo hộ, tư

4
Tổng Cục Thuế Thuế Việt Nam qua các thời kỳ Lịch sử

bản Pháp tự do đưa hàng với giá đắt vào thị trường Việt nam, bóc lột tàn nhẫn
nhân dân ta. Trong cuốn sách "Vấn đề dân cày", hai tác giả Trường Chinh và Võ
Nguyên Giáp đã viết: "họ vớ được một số lời cao hơn với số lời của họ thường
có trên thị trường thế giới". Số lời cao đó, trong kinh tế chính trị học gọi là
"thặng dư lợi nhuận thuộc địa".
2.2- Thuế gián thu (Công quản)
Thuế gián thu thường bảo đảm khoảng 70% tổng số thu của ngân sách
Đông dương, chủ yếu là thuế muối, thuế rượu, thuế thuốc phiện, thông qua chế
độ công quản, còn được gọi là chế độ độc quyền.
2.2.1- Thuế muối
Muối là sản phẩm không thể thiếu được trong đời sống hàng ngày của mỗi
người. Công quản muối là một hình thức độc quyền của thực dân Pháp với
nguyến tắc là toàn bộ số muối mà dân sản xuất phải bán hết cho nhà nước với
giá rẻ mạt, rồi Nhà nước bán lại cho dân (kể cả người trực tiếp sản xuất muối)
với giá cao hơn, để hưởng lợi nhuận. Chế độ công quản muối không đơn thuần
chỉ phục vụ mục tiêu kinh tế- tài chính của chính quyền thực dân mà còn mang ý
nghĩa chính trị. Nhà nước có thể dùng muối làm áp lực với nhân dân khi cần.
Có thể nói thuế muối thông qua chế độ công quản, độc quyền là một trong
những chính sách bóc lột thuộc địa có hiệu quả nhất của thực dân Pháp ở Đông
dương, một loại thuế bất công, vô nhân đạo. Chế độ thuế này đã gây nên nhiều
khó khăn trong đời sống kinh tế của toàn bộ nhân dân Việt Nam, đặc biệt đối
với cư dân vùng biển, nghề làm muối, nghề chài lưới, nghề làm mắm đều bị điêu
đứng vì chính sách độc quyền muối của thực dân Pháp.
2.2.2- Thuế rượu
Công quản rượu là việc chính quyền thực dân Pháp trực tiếp quản lý bán
rượu cho Công ty Phông-ten của tư bản Pháp gọi là "rượu ty", có rất nhiều cổ
phần từ phủ toàn quyền đến cán bộ cao cấp khác của Pháp. Để loại rượu này bán
được chạy, thu được nhiều lợi nhuận chia nhau, một mặt thực dân Pháp cấm
đoán mọi việc nấu rượu của tư nhân Việt nam (kể cả việc tự nấu rượu để uống)
đồng thời giao chỉ tiêu bán "rượu ty" cho chính quyền tổng, xã.
Chế độ độc quyền và thuế rượu đã không những trở thành một hình thức
bóc lột vô cùng hà khắc mà còn gieo rắc cho nhân dân nhiều tai vạ.
2.2.3- Thuế thuốc phiện
Công quản và độc quyền thuốc phiện là nhà nước mua thuốc phiện sống
về chế biến thuốc phiện chín khuyến khích dân tiêu thụ, mở tiệm hút để tạo
được nguồn thu lớn lao cho chính quyền thực dân.
Với chính sách tài chính thâm độc này, thực dân Pháp đã bòn rút đến tận
xưởng tuỷ của nhân dân Việt nam. "Nói đến các món độc quyền, người ta có thể
hình dung Đông dương như một con nai béo mập, bị trói chặt và đang hấp hối

5
Tổng Cục Thuế Thuế Việt Nam qua các thời kỳ Lịch sử

dưới những cái mỏ quặp của bầy diều hâu, rỉa mãi không thấy no" (Hồ Chí Minh
toàn tập- Tập I- trang 339).

2.3- Tổ chức bộ máy quản lý thu các loại thuế


Để bảo đảm việc thu thuế quan và thuế gián thu, thực hiện tốt các chế độ
công quản, độc quyền về muối, rượu, thuốc phiện, chính quyền thực dân đã
thành lập một tổ chức quản lý thu thuế quan và công quản thật chặt chẽ mà nhân
dân ta thường gọi là "nhà đoan" hoặc cơ quan "thương chính". Đây là tổ chức
trong bộ máy chính quyền của thực dân Pháp có số nhân viên nhiều nhất sau
quân đội.
Ở Trung ương, công tác quản lý, theo dõi thuế quan và công quản thuộc
Văn phòng Phủ toàn quyền phụ trách; ở mỗi kỳ, có sở thuế quan và công quản, ở
mỗi tỉnh, thành phố có "Ty chánh thu thuế quan và công quản"; ở các vùng đồng
muối hoặc các vùng có nguồn thu thuế quan lớn thì có "ty phụ thu thuế quan và
công quản". Đại bộ phận các giám đốc sở, các trưởng ty chánh thu, phụ thu đều
là người Pháp.
Với lý do chống rượu lậu, thuốc phiện lậu, muối lậu, nhân viên nhà Đoan
có quyền lục soát, khám xét, bắt bớ, truy tố, bỏ tù mỗi năm hàng nghìn người,
trong đó có nhiều người bị vu oan mà không cách nào bào chữa được.
3- Thuế chủ yếu thu cho ngân sách các xứ (kỳ)
Nguồn thuế cho ngân sách các xứ chủ yếu gồm các thứ thuế cũ dưới thời
phong kiến như thuế thân, thuế ruộng đất, thuế lao dịch và được sửa đổi bổ sung
thường xuyên, theo hướng tăng mức thu ngày càng ác liệt hơn.
3.1- Thuế thân (thuế đinh)
Nhìn chung, thuế thân đánh vào dân đinh từ 18 đến 60 tuổi. Trước kia,
thuế thân chỉ đánh vào nội đinh, tức là người có ít nhiều tài sản, có khả năng
đóng thuế, được chia ruộng đất công, được tham gia một số danh vị, chức vụ và
có tên trong sổ hộ tịch của làng. Việc thu thuế dựa vào sổ đinh của làng xã để
thu.
Thuế thân đã tạo thêm cho nhà nước thực dân số thu rất lớn, nhưng đối
với dân nghèo, mỗi khi đến vụ thuế (tháng 5 âm lịch) xóm làng lại xôn xao,
nhiều người không chạy nổi mấy đồng nộp thuế đã bị kìm kẹp, gông cùm hoặc
bỏ quê hương để trốn cảnh đau thương, khổ cực.
3.2 Thuế ruộng đất (thuế điền thổ)
Từ năm 1897, toàn quyền Đông Dương đã nhiều lần cho điều chỉnh lại
theo 4 hạng điền, 6 hạng thổ (đất) phân biệt theo đất canh tác và đất ở, đất xây
dựng, ở thành phố, thị xã hay nông thôn; trồng lúa, màu hay các cây công
nghiệp khác nhau (thuốc lá, trầu, cau, dừa, mía, dâu, chè, bông, đay, gai, thầu
dầu, ngô, vừng, khoai lang, khoai sọ, đỗ, cây ăn quả, cói, lạc; đất không trồng

6
Tổng Cục Thuế Thuế Việt Nam qua các thời kỳ Lịch sử

trọt; đất bùn, ao, hồ, đầm; ruộng muối; đất đối với người bản xứ, người châu á,
châu Âu, ngoại kiều khác...; miễn thuế cho các loại đất dành cho nghĩa trang,
đền thờ, chùa, nhà thờ, các công trình tôn giáo; miễn thuế 6 năm đầu cho đất
trồng cà phê và 4 năm đầu cho đất trồng chè (Lịch sử Việt Nam- tập II- trang
104).
Việc phân định lại hạng ruộng đất nhằm phục vụ lợi ích của bọn thực dân
và chính quyền phong kiến. Mức thuế chủ yếu là tăng lên, kèm với những khoản
phụ thu, nhưng diện tích làm căn cứ tính mẫu, sào lại điều chỉnh giảm xuống. Ví
dụ: Theo quy định từ thời Tự Đức (1847-1883), mỗi mẫu Việt nam là 4.970m 2.
Năm 1897, ở Bắc kỳ, mỗi mẫu chỉ có 3.600m 2 (Lịch sử Việt Nam- tập II- trang
104). Vì vậy dẫu mức thuế điều chỉnh lại bằng hay cao hơn cũ, thuế phải nộp
thực tế tăng lên, có khi đến 2-3 lần.
3.3- Thuế lao dịch
Về nguyên tắc, thuế lao dịch đã chuyển thành tiền (gắn với thuế thân hoặc
nộp ngân sách tỉnh, xã) để sử dụng vào việc xây dựng, tu bổ đường sá, đê điều...
Nhưng trên thực tế, khi cần làm đường hoặc đắp đê, Chính phủ vẫn huy động
nhân lực một cách tuỳ tiện, kể cả trong những ngày mùa cày cấy, thu hoạch
nông nghiệp.
4- Nhận xét chung về chế độ thuế khoá dưới thời Pháp thuộc:
"Sưu cao, thuế nặng" luôn luôn là nỗi sợ hãi, làm cho nông dân Việt nam
thường xuyên lo lắng, điêu đứng, bần cùng. Ngoài thuế thân, thuế ruộng đất
chính ngạch, thực dân và phong kiến còn đặt ra bao thứ phụ thu và những loại
thuế khác mà người nông dân khó trốn được (như tô cước, tô trâu, biếu xén, lễ
lạt . . .).
Đối với thực dân Pháp, thuế khoá là mục tiêu cao nhất trong chính sách
vơ vét thuộc địa, đó là chưa kể những đợt lạc quyên, phát hành công trái cùng
với nạn phụ thu, lạm bổ mà cả bộ máy quan lại thuộc địa, từ toàn quyền Đông
dương cho tới bọn tổng lý, kỳ hào làng xã luôn luôn tìm cách trút lên đầu người
dân. Mọi gánh nặng về sưu thuế đã làm cho đời sống của nhân dân, đặc biệt là
nông dân thêm cùng khổ, túng bấn. Do đó trong những năm 1940-1945, nhân
dân Việt nam đã phải sống những ngày đen tối nhất của đế quốc Pháp và phát
xít Nhật, tuyệt đại bộ phận nhân dân ta, nhất là nông dân đã lâm vào cảnh nghèo
nàn, bế tắc.
Hậu quả cộng hưởng của thiên tai, bão lụt và địch hoạ như sưu cao, thuế
nặng, bán thóc tạ, trồng thầu dầu và đay bán cho Nhật..., lạm phát khủng hoảng,
chiến tranh... đã dẫn đến nạn đói khủng khiếp mùa đông 1944-1945, làm chết
gần 2 triệu đồng bào ta.
Và khi thời cơ đến, phát xít Nhật đầu hàng, ngày 15/8/1945, theo lời kêu
gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng, toàn dân ta nổi dậy như sóng vỡ bờ,
suốt từ Nam chí Bắc, từ thành thị đến nông thôn, từ miền xuôi đến miền ngược.
Trong vòng 12 ngày, cuộc tổng khởi nghĩa vĩ đại của nhân dân ta, dưới sự lãnh
7
Tổng Cục Thuế Thuế Việt Nam qua các thời kỳ Lịch sử

đạo của Đảng đã thắng lợi trong cả nước, chấm dứt ách đô hộ gần 100 năm của
đế quốc Pháp, mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử dựng nước và giữ nước của
dân tộc Việt nam. Một trong những điều làm nên sức mạnh vô song đó là sự
căm thù chế độ bóc lột đến tột độ mà điển hình là chính sách sưu cao, thuế nặng,
hà khắc của thực dân Pháp đối với nhân dân ta.

8
Tổng Cục Thuế Thuế Việt Nam qua các thời kỳ Lịch sử

Chương II
THUẾ VIỆT NAM TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG 8 ĐẾN NGÀY GIẢI
PHÓNG MIỀN NAM ( 1945-1975)
I - Giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp
A- Bối cảnh lịch sử giai đoạn 1945-1950 và chính sách động viên
đóng góp theo hình thức tự nguyện
Cách mạng tháng 8 năm 1945 thắng lợi, nhu cầu chi tiêu cho công tác an
ninh- quốc phòng và bảo vệ đất nước trên nhiều mặt ngày càng lớn. Khi đó, quỹ
ngân khố Trung ương mà Nhà nước ta nắm được chỉ có 1.250.000 đồng Đông
Dương (Một triệu hai trăm năm mươi ngàn đồng) kể cả 580.000 đồng tiền hào
rách chờ ngày tiêu huỷ. Tuy vậy, chủ trương của Hồ Chủ Tịch và Chính Phủ
cách mạng lâm thời là không thể đơn thuần giải quyết vấn đề tài chính Nhà nước
Việt nam chỉ biết bắt buộc nhân dân nộp thuế như chế độ cũ. Hoàn cảnh đất
nước như Bác Hồ đã nói " nghìn cân treo sợi tóc". Trước tình hình đó, cơ quan
thuế dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Chính Phủ, của Bộ Tài Chính đã kịp thời
nghiên cứu, sửa đổi một số chính sách thuế cũ, xoá bỏ thuế thân, giảm thuế điền
thổ, bái bỏ chế độ công quản thuốc phiện, ruợu, muối của chế độ thực dân phong
kiến. Với phương châm "lấy dân làm gốc", dựa vào dân, vì lợi ích của nhân dân,
ngày 4/9/1945, Chính Phủ đã ban hành sắc lệnh thành lập "Quỹ độc lập" để thu
nhận các món tiền và đồ vật mà nhân dân sẵn lòng quyên góp ủng hộ nền độc
lập quốc gia. Trong khuôn khổ của Quỹ độc lập, từ ngày 19/9/1945 Tuần lễ
vàng đã được phát động long trọng trong cả nước.
Hình thức đóng góp tự nguyện cũng được phát triển với nhiều dạng phong
phú như "Hũ gạo nuôi quân"; "Giúp binh sĩ bị nạn"; "Giúp đồng bào tản cư";
"Quỹ bình dân học vụ"; " Đón thương binh về làng"; "Đỡ đần bộ đội"; "Hũ gạo
cứu nước", "Thóc Bác Hồ khao quân" ... Nhân dân ngày càng tin tưởng vào
thắng lợi của cuộc kháng chiến, hăng hái đóng góp sức người, sức của.
Tất cả các địa phương, toàn dân thi đua thực hiện bằng được khẩu hiệu
"Thuế không thiếu một cân, quân không thiếu một người". Cuộc vận động trên
không những chỉ có đồng bào ở vùng tự do hăng hái thi đua làm nghĩa vụ đóng
góp đảm phụ, nộp thuế mà cả đồng bào vùng tạm bị chiếm cũng hăng hái, phấn
khởi góp quân lương, bán thóc cho Chính Phủ. Nhân dân ta còn vượt qua bao
nguy hiểm của vòng vây của giặc để tự nguyện gánh, thồ thóc ra vùng tự do
"đóng nhanh lúa tốt"....
Nhìn chung, các chủ trương, chính sách và biện pháp về tài chính, tiền tệ
từ sau cách mạng tháng 8 đến năm 1950 đã khơi dậy được lòng yêu nước,
thương nòi, tinh thần độc lập, tự chủ và tinh thần đóng góp của các tầng lớp
nhân dân. Tuy nhiên, nguồn thu chủ yếu vẫn dựa vào sự đóng góp tự nguyện của
nhân dân mà người nghèo lại hăng hái hơn người giầu có thì kết quả còn rất hạn
chế. Chế độ động viên theo nghĩa vụ chưa được hình thành chặt chẽ, chính sách
thuế còn sơ sài, chắp vá trên một số loại thuế dưới chế độ cũ; hệ thống thuế mới
9
Tổng Cục Thuế Thuế Việt Nam qua các thời kỳ Lịch sử

chưa được xây dựng; tư tưởng muốn xoá thuế, xem nhẹ thuế, còn phổ biến trong
một số cán bộ. Số thu vào Ngân sách chỉ đáp ứng được phần nhỏ nhu cầu chi
tiêu, phải dựa chủ yếu vào nguồn phát hành tiền, một lợi thế mà cách mạng đã
giành được qua lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Hồ Chủ Tịch là rất cần
thiết và có tác dụng to lớn nhưng cũng có những tồn tại, hậu quả không tốt do
tình trạng lạm phát, giá trị đồng tiền ngày càng giảm sút.
B - Bối cảnh lịch sử giai đoạn 1951-1954 và chính sách thuế đầu tiên
dưới chính quyền cách mạng Việt Nam
Chiến dịch biên giới Việt-Trung cuối năm 1950 thắng lợi. Trong bối cảnh
đó, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II họp đầu năm 1951 đã đề ra những chuyển
hướng cơ bản về kinh tế-tài chính. Chính sách Tài chính được cải tiến theo
phương châm "Tăng thu, giảm chi, thống nhất quản lý thu chi tài chính" và
"Thuế khoá phải công bằng, hợp lý".
Công bằng là yêu cầu mỗi người dân đều phải thực hiện nghĩa vụ đóng
góp cho Nhà nước theo đúng quy định của luật pháp.
Hợp lý là tuỳ theo nguồn thu nhập dân cư mà định số thuế phải đóng góp.
Không huy động quá khả năng đóng góp, gây trở ngại cho công việc làm ăn và
đời sống của người nộp thuế. Ngược lại cũng không động viên quá thấp để số
thu Ngân sách nhà nước (NSNN ) quá hạn hẹp, không đáp ứng được nhu cầu chi
tiêu thật cần thiết và to lớn của Nhà nước.
Theo đề nghị của Bộ Tài Chính, Uỷ ban Thường trực Quốc hội đã xem
xét ban hành thuế nông nghiệp và công bố chính sách thuế đầu tiên dưới chính
quyền Cách mạng Việt nam, nhằm khuyến khích mọi người ra sức tăng gia sản
xuất, tạo thêm nhiều của cải cho xã hội, nâng cao đời sống, có lợi cho bản thân,
cho kháng chiến, cho nền kinh tế chung, phù hợp với hoàn cảnh chiến tranh; Từ
thực tiễn kinh tế- xã hội ở nước ta trong thời kỳ đó và sự giúp đỡ, tư vấn của các
chuyên gia thuế nước Cộng hoà nhân dân Trung hoa, chính sách thuế của ta gồm
7 thứ sau đây:
- Thuế nông nghiệp
- Thuế công thương nghiệp
- Thuế hàng hoá
- Thuế xuất nhập khẩu
- Thuế sát sinh
- Thuế trước bạ
- Thuế tem
Ngoài 7 thứ thuế được thông báo công khai trên đây, cấm các địa phương
tuỳ tiện đặt ra những khoản bắt nhân dân đóng góp. Mọi hình thức quyên góp ở
nông thôn đều bị cấm chỉ, trừ trường hợp nhân dân thật sự đóng góp tự nguyện

10
Tổng Cục Thuế Thuế Việt Nam qua các thời kỳ Lịch sử

để ủng hộ bộ đội, góp quỹ nghĩa thương cứu tế xã hội. Việc tăng giảm mức thu,
loại thuế, thuế suất ... đều phải do Chính phủ Trung ương quyết định
1- Thuế nông nghiệp
1.1 Theo Sắc lệnh số 13/SL ngày 1/5/1951, thuế nông nghiệp là hình thức
thuế thu bằng hiện vật (thóc hoặc sản vật nông nghiệp) được ban hành để thay
thế các khoản đóng góp về nông nghiệp cho NSNN và quỹ địa phưuơng như
thuế điền thổ, thóc công lương, sương túc, thóc bình dân học vụ, thóc nuôi bộ
đội địa phương, thóc nộp cho quỹ xã, thóc đắp đường ... đồng thời bãi bỏ việc
mua thóc theo giá qui định.
1.2 Điều lệ tạm thời thuế nông nghiệp ban hành kèm theo Sắc lệnh số
40/SL ngày 15/7/1951 đưọc quy định căn cứ theo 3 phương châm chính là:
- Tổng động viên tài lực để bảo đảm cung cấp cho nhu cầu kháng chiến .
- Góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, cải thiện dân sinh.
- Thực hiện đóng góp công bằng, dân chủ, công khai .
Từ chính sách động viên theo tự nguyện chuyển sang hình thức đóng thuế
nông nghiệp bắt buộc theo mức nhất định, một số trường hợp phải nộp thuế cao
hơn. Việc bồi dưỡng để cán bộ, đảng viên thông suốt với chính sách của Đảng,
Chính phủ rất khó khăn... Việc làm cho các hộ nông dân hiểu được ý nghĩa cả
chính sách và nghĩa vụ của mỗi người để nghiêm chỉnh chấp hành chính sách,
làm đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế lại càng khó khăn hơn.
Để khắc phục tình trạng trên, Đảng và Chính Phủ đã tập trung lực lượng
cán bộ, đảng viên tham gia nhiều đợt tập huấn, bồi dưỡng quan điểm, quán triệt
chủ trương chính sách về thuế nông nghiệp và coi đây là một công việc trọng
tâm mà mỗi tổ chức Đảng, chính quyền từng cấp phải tăng cường lãnh đạo, chỉ
đạo đảm bảo việc thu thuế đúng chính sách, thực hiện đầy đủ nhiệm vụ kế hoạch
được giao và từng bước phát huy tác dụng của chính sách khuyến khích, thúc
đẩy tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm... Nhờ phát động được tinh thần yêu
nước của các từng lớp nhân dân, đặc biệt là nông dân, trước sự mất còn của
chính quyền cách mạng, của đất nước, cán bộ, nhân dân ta đã nhận lấy sự khó
khăn, gian khổ để góp phần cứu nước, bảo đảm hiệu quả cao của việc triển khai
chính sách thuế nông nghiệp, giữ vai trò quan trọng nhất trong toàn bộ chính
sách tài chính lúc bấy giờ.
2- Thuế công thương nghiệp: Thu bằng tiền áp dụng với các cơ sở hoạt
động sản xuất kinh doanh ( XSKD), dịch vụ nhằm mục đích kiếm lời, bao gồm
cả doanh nghiệp hoạt động cố định, thường xuyên, có cơ sở kinh doanh khá, các
quán hàng và các hộ buôn chuyến. Thuế công thương nghiệp (CTN) phân biệt
theo 3 loại.
+ Thuế doanh nghiệp áp dụng đối với hoạt động cố định, thường xuyên,
có quy mô kinh doanh vừa và lớn theo 2 phần thuế: Thuế tính trên doanh thu
bán hàng hoá hoặc doanh thu dịch vụ (với thuế suất từ 10% đến 15%, phân biệt
11
Tổng Cục Thuế Thuế Việt Nam qua các thời kỳ Lịch sử

theo ngành nghề cần thiết nhiều hay ít cho kháng chiến, cho đời sống nhân dân)
và Thuế tính trên lợi tức kinh doanh theo biểu thuế luỹ tiến từng phần (từ 5%
đến 27%, được giảm từ 10% đến 40% mức thuế nộp theo biểu, phân biệt theo
ngành nghề cần thiết nhiều hay ít cho kháng chiến và cho đời sống nhân dân).
+ Thuế quán hàng: Áp dụng đối với những hộ SXKD, dịch vụ nhỏ với
mức thuế được quy định trong biểu, theo số tuyệt đối cho từng bậc (gộp cả phần
thuế đánh trên doanh thu và thuế đánh trên lợi tức). Số thuế nộp được khoán
trong từng thời gian là 3 tháng hoặc 6 tháng, tùy mức doanh thu cố định bình
quân hàng tháng cao hay thấp. Thuế quán hàng cũng được giảm từ 10% đến
40% mức thuế phải nộp theo biểu, phân biệt theo ngành nghề cần thiết nhiều hay
ít cho kháng chiến và đời sống nhân dân.
+ Thuế buôn chuyến: Áp dụng đối với những người kinh doanh lưu động
từ địa phương này sang địa phương khác (có thể khác huyện, khác tỉnh, thành
phố) bán hàng theo từng chuyến, với mức thuế gộp cả phần thuế tính trên doanh
thu và phần thuế tính trên lợi tức, thuế suất 3% đối với lương thực, thực phẩm,
5% đối với mặt hàng khác.
Ngoài tác dụng động viên sự đóng góp của người tiêu dùng và cơ sở
SXKD, dịch vụ, thuế CTN còn khuyến khích hoạt động trong các ngành nghề
cần thiết cho kháng chiến, cho đời sống nhân dân và thu hồi một phần tiền mặt
trên thị trường nhằm góp phần ổn định tiền tệ, giá cả.
3- Thuế hàng hoá: Là thuế gián thu đánh vào 16 mặt hàng sản xuất tập
trung, có chênh lệch nhiều giữa giá thành và giá bán, được chia thành 4 nhóm:
+ Thuốc hút: Từ 20% đến 50%
+ Đồ thờ cúng: 80%
+ Đồ ăn uống: Từ 10% đến 50%
+ Nguyên vật liệu: Từ 3% đến 15%
Thuế hàng hoá điều tiết thu nhập đối với người tiêu thụ, tạo thêm nguồn
thu lớn cho NSNN, nhằm hướng dẫn sản xuất, tiêu dùng tiết kiệm, hạn chế đối
với hàng xa xỉ, không thật cần thiết cho đời sống nhân dân.
4- Thuế xuất nhập khẩu: Là công cụ để quản lý việc Xuất nhập khẩu
(XNK) hàng hoá qua vùng tự do và vùng tạm bị chiếm nhằm góp phần bảo vệ
và phát triển kinh tế của vùng tự do. Thuế tính theo giá hàng với thuế suất cao
thấp tuỳ yêu cầu hạn chế hay khuyến khích xuất hoặc nhập khẩu nhiều hay ít,
nhằm đấu tranh kinh tế với địch, có lợi cho ta. Hàng xuất về cơ bản được miễn
thuế, hàng nhập được hạn chế trong phạm vi hàng cần thiết cho kháng chiến, đời
sống, gồm 116 thứ với thuế suất tối thiểu là 30% trở lên để bảo vệ sản xuất trong
vùng tự do.

12
Tổng Cục Thuế Thuế Việt Nam qua các thời kỳ Lịch sử

5 Thuế sát sinh: Về thực chất là một loại thuế hàng hoá đặc biệt, áp dụng
đối với lợn, trâu, bò, ngựa, dê đem giết thịt để bán với thuế suất 10% trên trị giá
con vật nhằm động viên đóng góp của người tiêu thụ thịt súc vật cho NSNN.
6- Thuế trước bạ: Đánh vào chuyển nhượng tài sản chủ yếu là nhà đất
nhưng trong thời kỳ kháng chiến, ở vùng tự do ít có chuyển nhượng nhà đất nên
hiệu lực không nhiều.
7- Thuế tem: Chưa được ban hành trong thời kỳ kháng chiến.
Tóm lại: Trong các năm 1950-1951 kinh tế Tài chính của ta gặp rất nhiều
khó khăn do cuộc kháng chiến phát triển, chi tiêu ngày càng nhiều. Việc thi
hành chính sách tài chính còn nhiều thiếu sót, mức động viên còn mang tính
bình quân, chính sách thuế còn dè dặt …thuế thu bằng tiền chỉ bảo đảm phần
nhỏ yêu cầu chi tiêu của Nhà nước. Thuế điền thổ và quỹ công nương từ năm
1950 đã chuyển sang thu bằng hiên vật, theo luỹ tiến nhưng mức huy động còn
chưa sát với các tầng lớp nhân dân. Số thu cho NSNN còn thấp nên Chính Phủ
phải dựa nhiều vào việc phát hành giấy bạc để đáp ứng êu cầu chi tiêu về quân
sự, hành chính.
C - Tổ chức bộ máy quản lý thu các loại:
1- Trước khi có chính sách thuế chính thức (1945 - 1950)
Ngày 10/9/1945 Chính phủ đã ban hành Sắc lệnh đặt ra Sở thuế quan và
thuế gián thu (trực thuộc Bộ tài chính) để đảm nhiệm công việc của Sở Tổng
thanh tra độc quyền muối, thuốc phiện và các Sở thương chính Bắc, Trung, Nam
kỳ.
Ngày 15/2/1946, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã thành lập “Nha thuế trực thu
Việt Nam” (trực thuộc Bộ Tài chính) với nhiệm vụ nghiên cứu, đề nghị thi hành
và kiểm soát tất cả các công việc có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến các thứ
thuế chính và tạp thuế thuộc loại thuế trực thu trong toàn quốc.
Cả hai “Sở thuế” và “Nha thuế” nói trên đều được phát triển theo ngành
dọc xuống các kỳ, các tỉnh, huyện…để thực hiện tốt việc thu thuế.
Ở mỗi kỳ (Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ) có Nha thuế trực thu cấp kỳ chịu
trách nhiệm tập trung và kiểm soát các công việc về thuế trực thu trong toàn kỳ
và do một Giám đốc điều khiển.
Ở mỗi tỉnh đặt ra một phòng thuế trực thu hàng tỉnh do một chủ sự điều
khiển.
Trong khi chờ đợi đào tạo nhân viên chuyên môn để thành lập ngạch
riêng, các viên chức thuộc ngành hành chính chung, sau một thời kỳ tập sự, có
thể được cử giữ các chức giám đốc và chủ sự nói trên.
Ngày 29/5/1946, theo Sắc lệnh số 75/SL, cơ cấu bộ máy tổ chức của Bộ
Tài chính được thay đổi. Về thuế, có Nha thuế quan và thuế gián thu; Nha thuế

13
Tổng Cục Thuế Thuế Việt Nam qua các thời kỳ Lịch sử

trực thu; Nha trước bạ- Công sản- điền thổ (sau chuyển thành Nha công sản-
Trực thu- địa chính được gọi tắt là Nha Công- Trực- Địa).
Riêng về thuế quan và thuế gián thu, ở từng kỳ có Sở thuế quan và thuế
gián thu (Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ); ở tỉnh có Ty chánh thu thuế quan; ở các
khu vực có nguồn thu quan trọng hoặc có đồng muối thì có Ty phụ thu thuế
quan. Thuế trực thu và các loại thu khác phổ biến có một phòng trong Uỷ ban
hành chính phụ trách.
Từ năm 1948, cán bộ ngành thuế quan cũng đã hưởng lương theo ngạch
bậc công chức hành chính chung là tá sự, cán sự, tham sự, tham tá ... xếp hạng
chủ yếu theo trình độ văn hoá.
2- Sau khi có hệ thống chính sách thuế mới (1951- 1954):
- Ngày 14/07/1951, Bộ Tài chính đã thành lập Vụ thuế nông nghiệp (nằm
trong Bộ Tài chính) với nhiệm vụ nghiên cứu chính sách thuế nông nghiệp, lập
kế hoạch, hướng dẫn theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chung cả nước.
Vụ thuế nông nghiệp không có hệ thống tổ chức dọc đến tận địa phương
nên ở các tỉnh, thành, huyện, cơ quan tài chính trực tiếp phụ trách công tác chỉ
đạo quản lý thu thuế nông nghiệp.
Ở mỗi xã thành lập một Ban thuế nông nghiệp có nhiệm vụ:
- Điều tra và tổ chức nhân dân kê khai số ruộng đất hoa lợi thu hoạch
hàng năm, số nhân khẩu nông nghiệp của mỗi nông hộ trong xã ...
- Tổ chức để nhân dân họp trao đổi về tài liệu kê khai của từng nông hộ
đúng hay sai, theo phương pháp dân chủ bình nghị.
- Ấn định số thuế mỗi nông hộ phải nộp, lập sổ thuế để đưa qua Uỷ ban
kháng chiến hành chính (UBKCHC) xã trình lên UBKCHC tỉnh quyết định.
Ban thuế nông nghiệp do UBKCHC và Nông hội xã tổ chức gồm có đại
biểu các đoàn thể nhân dân, đại biểu các tầng lớp dân cư và những người có hiểu
biết về ruộng đất trong xã, có thể giúp đỡ điều tra và xem xét mức thuế nông
nghiệp. Số lượng người trong Ban thuế nông nghiệp từng xã do UBKCHC và
Nông hội xã ấn định tuỳ nhu cầu công tác cụ thể. Khi sổ thuế nông nghiệp lập
xong và được UBKCHC tỉnh duyệt y thì UBKCHC xã yết thị ngay cho dân biết
số thuế của từng hộ trong xã phải nộp, kỳ hạn nộp. Nếu địa điểm đem thóc đến
nộp được chỉ định ở ngoài xã và trên 15 cây số đến 30 cây số thì việc vận
chuyển thóc nộp thuế được tính như công tác dân công do UBKCHC tổ chức.
Nếu quá 30 cây số sẽ được trả tiền công. Khi nộp xong thuế phải đòi biên lai
nộp thuế.
Dưới sự lãnh đạo của tổ chức Đảng, chính quyền các cấp và sự phối hợp
chặt chẽ thường xuyên với các đoàn thể quần chúng, đặc biệt với Nông hội xã,
cán bộ thuế nông nghiệp đã phải thường xuyên sâu sát cơ sở, thậm chí đã phải
trèo đèo lội suối, mưa nắng vất vả, kiên trì phát động tinh thần yêu nước của dân

14
Tổng Cục Thuế Thuế Việt Nam qua các thời kỳ Lịch sử

để nắm chắc số lượng ruộng đất, năng suất, sản lượng của từng hộ nông dân, vận
dụng những nguyên tắc, biện pháp, thủ tục cụ thể để xác định mức thuế của từng
hộ nông nghiệp, bảo đảm thu thuế đúng chính sách, thực hiện đầy đủ nhiệm vụ
thu và phát huy tác dụng của chính sách khuyến khích tăng gia sản xuất, thực
hành tiết kiệm.
Nhiều phòng tài chính đã tổ chức cho các xã đăng ký ngày nộp thuế và
sắp xếp thành lịch nộp thuế cho các xã trong huyện. Đến gần ngày nộp thuế Ban
thuế nông nghiệp xã đã vận động nhân dân phơi khô, quạt sạch, thóc không ẩm
ướt hay có sạn, rác lẫn vào để có thóc tốt nộp thuế đầy đủ. Cán bộ thuế và kho
thóc đã tập trung lực lượng về xã đúng lịch để nhận thóc nhanh gọn và cấp biên
lai ngay cho người nộp thuế. Ngày nộp thuế nông nghiệp đã trở thành "ngày hội
truyền thống" cho từng xã. Việc tổ chức như trên không những đã tạo điều kiện
thuận lợi, bảo đảm thu thuế nông nghiệp đầy đủ mà còn gây được khí thế sôi nổi
ở nông thôn, nhắc nhở bà con nông dân, cả ở vùng tự do và vùng tạm chiến,
hăng hái làm tròn nghĩa vụ với Nhà nước. Vì vậy, mặc dầu thuế được tổ chức
thu đến từng hộ gia đình, tiến độ thu thuế vẫn nhanh, gọn trong thời gian ngắn
nhất, tiết kiệm được thời gian đi nộp thuế của dân, phù hợp với hoàn cảnh chiến
tranh, tránh máy bay địch bắn phá. Phong trào thi đua sổi nổi giữa các thôn, xã
không còn là vấn đề hình thức mà thực sự trở thành động lực thúc đẩy tiến độ
thu thuế và nâng dần ý thức tự giác hoàn thành nghĩa vụ, trách nhiệm của cán bộ
thuế và người nộp thuế.
Điểm nổi bật là trong thời gian này, không phải chỉ có cán bộ Tài chính
làm công tác Thuế nông nghiệp mà hầu hết các cấp uỷ và chính quyền, các đoàn
thể, mặt trận đã huy động được một lực lượng cán bộ đông đảo, trực tiếp hoặc
gián tiếp tham gia việc thực hiện thuế nông nghiệp. Qua công tác thực tế và
hàng ngày tiếp xúc với dân, với đồng ruộng, hàng nghìn cán bộ đã trưởng thành,
có thêm nhiều kinh nghiệm trong công tác vận động quần chúng. Mặt khác,
cũng có không ít cán bộ lúng túng, ngại khó, có sai phạm, bị kỷ luật. Đó có thể
cũng là điều khó tránh khỏi trước một công tác rất mới mẻ, khá phức tạp mà ta
chưa hề có sẵn bài bản thích hợp.
- Ngày 17/07/1951, Bộ Tài chính đã thành lập Hệ thống tổ chức ngành
thuế công thương nghiệp theo ngành dọc trong cả nước (Sở thuế Trung ương,
Phân sở thuế liên khu…) để tổ chức thực hiện việc thu thuế công thương nghiệp
trong cả nước.
- Trong thời kỳ kháng chiến, hoạt động sản xuất, kinh doanh công thương
nghiệp chủ yếu tập trung về ban đêm. Cán bộ thuế công thương nghiệp phải làm
việc theo ca kíp, lăn lộn trong các chợ thị xã, nông thôn, trong hang cùng, ngõ
hẻm để tổ chức điều tra, nắm chắc tình hình hoạt động chớp nhoáng của các cơ
sở kinh doanh, phổ biến thuộc loại hộ vừa và hộ nhỏ, đấu tranh gay go, phức tạp
trong mặt trận chống thất thu, thậm chí mất mát, hy sinh, thu nhặt từng đồng để
tạo nguồn thu lớn cho NSNN. Ban đêm, cán bộ phải thực hiện các cuộc họp
"dân chủ bình nghị" quyết định mức thuế công khai cho từng nhóm hộ kinh

15
Tổng Cục Thuế Thuế Việt Nam qua các thời kỳ Lịch sử

doanh hoặc tổ chức thu thuế buôn chuyến, thuế quán hàng dưới ngọn đèn dầu
leo lét, che kín 3 mặt theo nguyên tắc phòng không, sẵn sàng khoác túi đựng tiền
và biên lai thuế chạy ra hầm trú ẩn khi có máy bay bắn phá. Phần lớn trụ sở cơ
quan dựa vào nhà dân, không tủ đựng hồ sơ. không két đựng tiền. Nhiều hôm,
cán bộ phải tổ chức thu thuế đến tận đêm khuya, về đến nhà quá mệt, bỏ túi tiền
đầu giường rồi lăn ra ngủ. Sáng hôm sau mới cùng nhau cộng sổ, đếm tiền, đem
nộp ngân hàng, có khi hàng cây số nhưng không bao giờ mất mát, lẫn lộn, thâm
hụt. Sau đó lại lao vào chợ, vào trạm để tiếp tục công tác quản lý thu thuế.
Điều đáng ghi nhận là trong thời gian kháng chiến, vận động công thương
gia nộp thuế đúng, đủ kịp thời đã khó, nhưng thu thuế xong, cán bộ lại phải ngủ
qua đêm bên những bị tiền căng phồng, trong lòng lo ngay ngáy, sáng sớm hôm
sau mới được đem nộp ngân hàng nhưng không hề xảy ra trấn lột, tham ô, biển
thủ ...
Với sinh hoạt phí quá ít ỏi, đời sống khó khăn, thắt lưng buộc bụng, cán
bộ thuế phải thường xuyên rèn luyện tu dưỡng quan điểm lập trường kiên định,
tự đấu tranh bản thân và tập thể thương yêu, đoàn kết, giúp nhau khắc phục cám
dỗ hay mua chuộc, răn đe, tránh xa "viên đạn bọc đường", giữ gìn phẩm chất
cách mạng, thực hiện "cần, kiệm, liêm, chính"; “Chí công vô tư", miệt mài công
tác, phấn đấu vươn lên hoàn thành nhiệm vụ được giao, giữ vững được lòng tin
của dân đối với chính sách thuế, cán bộ thuế được người nộp thuế trân trọng,
thương yêu.
Năm 1953, cuộc kháng chiến trường kỳ của nhân dân ta chống thực dân
xâm lược Pháp bước vào giai đoạn quyết định. Trước triển vọng tốt đẹp của tình
hình mới, số cán bộ cần thiết chuẩn bị cho việc tiếp quản các thành thị sắp được
giải phóng sẽ rất thiếu. Vươn lên thế chủ động, Bộ Tài chính đã đề nghị Trung
ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam chọn lựa, chuyển qua ngành thuế một số
cán bộ cốt cán ở cấp huyện, có kinh nghiệm vận động quần chúng. Từ đó, một
số cán bộ đang công tác ở hội phụ nữ tại các Liên khu 3,4, Tả ngạn, Việt Bắc đã
được điều động gấp về dự lớp đào tạo nữ cán bộ thuế đầu tiên, mở tại Việt Bắc.
Từ giữa tháng 10/1953, tại một khu vực an toàn trên chiến khu Việt Bắc,
dưới hội trường bằng tre, nứa, lá, lớp học cho nữ cán bộ thuế đầu tiên đã được
khai mạc long trọng với 68 đồng chí. Sau một đợt chỉnh huấn nghiêm túc về lập
trường, tư tưởng, lớp học chuyển sang phần nghiệp vụ với các loại thuế quán
hàng, buôn chuyến v.v... Xong phần lý thuyết, học viên được đi thực tập tại một
số Chi sở thuế ở Việt Bắc, thu nhận được bao kinh nghiệm bổ ích qua công tác
vận động quần chúng về bình nghị doanh thu, hiệp thương mức thuế... Trong lớp
học, giảng viên là cán bộ ở Sở thuế Trung ương đã rất nhiệt tình truyền đạt kiến
thức về lý luận, quan điểm, chuyên môn nghiệp vụ... Về địa phương, các đồng
chí Chi sở trưởng và tập thể cán bộ thuế cũ đã hăng say phổ biến kinh nghiệm
quý báu qua những công việc cụ thể hàng ngày. Mỗi học viên đều đem hết tâm
lực, thương yêu, giúp đỡ nhau khắc phục mọi khó khăn, bảo đảm kết quả học tập
tốt.

16
Tổng Cục Thuế Thuế Việt Nam qua các thời kỳ Lịch sử

Sau hơn 6 tháng học tập, chị em được phân công về nhận công tác chính
thức tại một số Chi sở thuế và trở thành những cán bộ nòng cốt của địa phương,
gắn được lý luận với thực tế, vận dụng những điều đã được học ỏ lớp vào thực
tiễn công tác, rèn luyện, tu dưỡng và giành được hiệu quả cao trong công tác
quản lý, thu thuế công thương nghiệp.
D- Kết quả đạt được.
Các chính sách thuế từ sau Cách mạng Tháng Tám đến năm 1950 đã có
nhưng điều chỉnh phù hợp. Tuy số thu vào NSNN chưa đáp ứng được nhu cầu
thực tế và đã có lúc phải phát hành thêm tiền nhưng Chính phủ đã thực hiện
chính sách tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả nguồn tài chính ít ỏi của mình. Điều
đó một mặt củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Chính phủ, mặt khác là
một thành công đối với một Nhà nước non trẻ như Nhà nước ta trong giai đoạn
này.
Trong giai đoạn 1951- 1954, nhờ triển khai tích cực chính sách thuế đầu
tiên của mình, với sự cố gắng to lớn của các địa phương và nhân dân, Nhà nước
đã đạt được những kết quả đáng khích lệ về mặt số thu. Trong 4 năm
(1951- 1954) tính từ Liên khu 4 trở ra, số thuế nông nghiệp đã thu được gần 1,6
triệu tấn lương thực quy thóc để cung ứng cho nhu cầu kháng chiến và đây cũng
là nguồn thu chủ yếu của NSNN lúc bấy giờ. Thuế công thương nghiệp thu được
mang lại cho NSNN một khối lượng tiền mặt ngày càng tăng. Những kết quả
này đã tạo cơ sở vật chất ổn định, đáp ứng nhu cầu to lớn trong chiến dịch Đông
xuân 1953- 1954 và chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử.
II- Bối cảnh lịch sử- Phương hướng nhiệm vụ đối với công tác thuế
1955-1965
1- Bối cảnh lịch sử và chính sách thuế mới:
Chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội, Hiệp định Geneve năm 1954 đã kết
thúc thắng lợi 9 năm kháng chiến của nhân dân ta chống thực dân xâm lược
Pháp. Đi đôi với chủ trương khôi phục kinh tế, Đảng và Nhà nước đã chủ trương
củng cố nền tài chính quốc gia, vạch rõ những nhiệm vụ tài chính thích hợp với
những điều kiện kinh tế- xã hội và yêu cầu khôi phục kinh tế trong lúc này là:
+ Ở vùng nông thôn mới giải phóng: Vận dụng thuế nông nghiệp, thực
hiện ở vùng tự do và giảm 50% số thuế. Thuế nông nghiệp vẫn tiếp tục được thu
bằng thóc để đảm bảo nhu cầu lương thực, góp phần vào quản lý thị trường, ổn
định giá cả.
+ Ở các thành thị mới giải phóng: Vận dụng các loại thuế CTN theo thể lệ
của chế độ cũ. Đồng thời tiến hành việc thu đổi tiền Đông Dương, phát hành tiền
Ngân hàng của ta vào vùng mới giải phóng.
Chính sách thuế mới được áp dụng thống nhất với mọi cơ sở SXKD thuộc
mọi thành phần kinh tế trên nguyên tắc: Thuế đối với quốc doanh nhẹ hơn tư
nhân; động viên đối với sản xuất nhẹ hơn buôn bán; ngành nghề, mặt hàng cần

17
Tổng Cục Thuế Thuế Việt Nam qua các thời kỳ Lịch sử

thiết nhẹ hơn ngành nghề, mặt hàng không cần thiết xa xỉ, cao cấp; biện pháp
thu đơn giản, bảo đảm tính công bằng, hợp lý...
Từ cuối năm 1954, Nhà nước đã công bố chính sách thuế mới hoàn chỉnh
và lần lượt ban hành áp dụng thống nhất trên toàn miền Bắc. Chính sách thuế
mới gồm có thuế nông nghiệp thu bằng hiện vật và 12 thứ thuế thu bằng tiền là:
- Thuế doanh nghiệp
- Thuế lợi tức doanh nghiệp
- Thuế buôn chuyến
- Thuế hàng hoá
- Thuế sát sinh
- Thuế kinh doanh nghệ thuật
- Thuế thổ trạch
- Thuế môn bài
- Thuế trước bạ
- Thuế muối
- Thuế rượu
- Thuế xuất khẩu- Thuế nhập khẩu.
2- Thu đối với khu vực quốc doanh
Lúc bấy giờ, chế độ thuế doanh nghiệp, thuế hàng hoá....đối với xí nghiệp
quốc doanh có phần không thích hợp. Vì vậy, đến năm 1961, Chính phủ đã cho
tổ chức khảo sát “thuế chu chuyển” của Liên Xô và có chỉ thị của Chính phủ
cho áp dụng thí điểm chế độ thu mới được gọi là “thu quốc doanh”
Theo chế độ thu này, đại bộ phận tích luỹ tiền tệ của xí nghiệp được tập
trung vào Ngân sách Nhà nước qua một hình thức thu cố định. Mức thu quốc
doanh được xác định riêng cho từng mặt hàng hoặc từng loại hàng tuỳ theo giá
cả Nhà nước quy định đối với mặt hàng hoặc loại hàng đó có tích luỹ tiền tệ
nhiều hay ít. Về khâu thu, nghiên cứu thực hiện thí điểm ở 3 phương án: thu ở
khâu sản xuất; thu ở khâu lưu thông; vừa thu ở cả khâu sản xuất, vừa thu ở khâu
lưu thông. Nhưng cuối cùng, qua kết quả nghiên cứu đã quyết định chọn phương
án chỉ thu ở khâu sản xuất.
3- Tổ chức bộ máy quản lý thu các loại:
Sau khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng, tổ chức ngành thuế được mở rộng
phạm vi hoạt động đến một số thành phố lớn (Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định),
các thị xã và vùng mới được giải phóng. Trong giai đoạn này, phần thuế xuất
nhập khẩu được chuyển sang Bộ Ngoại Thương để thành lập cơ quan Hải quan
với chức năng quản lý hoạt động ngoại thương.

18
Tổng Cục Thuế Thuế Việt Nam qua các thời kỳ Lịch sử

Ngày 7/11/1961, Chính phủ có Nghị định số 197- CP về việc quy định
nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính, trong đó Sở thuế
Công Thương Nghiệp được chuyển thành Vụ Thu quốc doanh và Thuế, Vụ thuế
nông nghiệp được chuyển thành Vụ tài vụ Hợp tác xã và Thuế Nông nghiệp.
4- Kết quả về kinh tế và thu các loại:
Đến cuối năm 1960 công cuộc cải tạo quan hệ sản xuất nông nghiệp đã
căn bản hoàn thành tạo điều kiện cho thuế nông nghiệp tiếp tục chiếm tỷ trọng
lớn trong tổng số thu.
Giai đoạn 1961- 1965, nước ta triển khai thực hiện kế hoạch 5 năm lần
thứ nhất tuy mới thực hiện được 4 năm (do năm 1965 đế quốc Mỹ liên tục ném
bom miền Bắc) nhưng nhiều mục tiêu chủ yếu của kế hoạch cũng đã cơ bản đạt
được (về số thu, quá trình cải tạo XHCN ( xã hội chủ nghĩa)...).
Trừ năm 1965 là năm có chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, còn trong
những năm 1961- 1964, NSNN đều đạt cân đối tích cực. Mỗi năm số thu và chi
ngân sách đều tăng từ 5% đến 10%. Đồng thời năm nào cũng bội thu và có kết
dư một ít (1961: 1,3%; 1962: 1,18%; 1963: 1,6%; 1964: 1,2% so với tổng số thu
Ngân sách trong năm). Năm 1965, do có chiến tranh, ngân sách Nhà nước bội
chi 6,5% so với tổng chi, chủ yếu ở ngân sách Trung ương. (Lịch sử tài chính
Việt Nam tập I trang 185).
III - Giai đoạn cả nước có chiến tranh và đấu tranh giải phóng miền
Nam, thống nhất đất nước (1966- 1975):
1. Ở miền Bắc:
Để phù hợp với nền kinh tế sau khi đã cơ bản hoàn thành cải tạo XHCN,
đồng thời căn cứ vào yêu cầu và diễn biến của cuộc đấu tranh chống Mỹ, cứu
nước, nhiệm vụ đề ra cho công tác thuế và thu NSNN trong giai đoạn này về cơ
bản gồm: tăng cường động viên cho NSNN, khuyến khích phát triển sản xuất,
thúc đẩy và củng cố quan hệ sản xuất mới, hoàn thành cải tạo XHCN.
*Một số điều chỉnh của từng loại thuế:
+ Về thuế nông nghiệp: Nhà nước đã cho tiếp tục ổn định nghĩa vụ thuế
nông nghiệp như đã thi hành trong các năm 1962 - 1963. Thóc thuế nông nghiệp
chiếm tỷ lệ quan trọng trong tổng số lương thực mà Nhà nước huy động được.
+ Về thuế công thương nghiệp: Ngày 18/01/1966 Uỷ ban thường vụ Quốc
hội ban hành Điều lệ thuế công thương nghiệp mới, chỉ áp dụng đối với khu vực
kinh tế hợp tác và hộ cá thể (không áp dụng đối với khu vựa kinh tế quốc doanh)
gồm có thuế doanh nghiệp, thuế lợi tức doanh nghiệp, thuế buôn chuyến thay
thế chế độ công thương nghiệp cũ.
+ Về thu đối với khu vực quốc doanh: trên cơ sở xác định hợp lý giá
thành, giá bán buôn xí nghiệp và giá bán buôn công nghiệp, Nhà nước đã cho áp

19
Tổng Cục Thuế Thuế Việt Nam qua các thời kỳ Lịch sử

dụng chế độ thu quốc doanh rộng rãi, đồng thời thực hiện chế độ phân phối lợi
nhuận để thành lập 3 quỹ ở xí nghiệp công nghiệp, thương nghiệp quốc doanh.
* Tổ chức bộ máy quản lý thu các loại:
Ngày 20/03/1974 Hội đồng Chính phủ có Nghị định 61/CP quy định Điều
lệ về tổ chức và hoạt động của Bộ Tài chính, trong đó Cục thu quốc doanh và
thuế cùng với Vụ tài vụ HTX và thuế nông nghiệp được giải thể để thành lập
Cục thu quốc doanh và Vụ thuế tập thể- cá thể (đều thuộc Bộ Tài chính), ở các
tỉnh, thành phố có Chi cục thu quốc doanh hoạt động theo sự chỉ đạo của ngành
dọc cấp trên.
c. Kết quả đạt được:
So với thời gian 1961 - 1965, số thu trong nước chỉ tăng chút ít trong thời
gian chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965 - 1968); sau đó, nhờ kết quả khôi
phục và phát triển kinh tế, thu trong nước tăng lên 1,6 lần so với những năm
1961- 1965. Tổng hợp chung, so với 1961 - 1965, tổng thu ngân sách
1966 - 1970 gấp 2 lần; 1971 - 1975 gấp 2,7 lần. (Lịch sử Tài chính
Việt Nam- tập I- trang 229 và 229).
Nhìn chung, trong thời kỳ 1966 - 1975, hệ thống chính sách thuế được
xây dựng và thực hiện theo hướng: bám sát nhiệm vụ chính trị của Đảng và
Chính phủ, cố gắng tăng nguồn thu để đảm bảo nhu cầu chi ngày càng tăng,
khẩn trương trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn, phức tạp của sự nghiệp chống
ngoại xâm đi đôi với xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nên đã góp phần đáng kể vào
thắng lợi chung của cả nước.
2- Ở Miền Nam:
Đặc điểm quan trọng về tài chính cách mạng ở miền Nam Việt Nam trong
thời kỳ này là việc động viên đóng góp của các tầng lớp dân cư không phải do
các cấp chính quyền cách mạng thực hiện vì trong thời gian dài ta không có
chính quyền, mà là do các cấp bộ Đảng như Huyện uỷ, Tỉnh uỷ, Khu uỷ và
Trung ương cục miền Nam thực hiện. Các cấp bộ Đảng lúc này, về thực chất đã
làm chức năng của chính quyền Nhà nước cách mạng ở miền Nam. Mặt khác,
công tác động viên được thực hiện trong hoàn cảnh ta không có đồng tiền riêng,
nguồn thu ngoại tệ do Trung ương chi viện hoặc do các nguồn khác đều phải đổi
ra tiền nguỵ Sài Gòn hoặc tiền Riel (Cam pu chia) để chi tiêu cho nhu cầu kháng
chiến. Các phương thức động viên về tài chính được lần lượt thực hiện và sử
dụng qua các thời kỳ chủ yếu sau đây:
2.1-Thời kỳ đấu tranh chính trị (1954-1960)
Từ năm 1958-1959, dưới sự điều khiển của đế quốc Mỹ, chính quyền Ngô
Đình Diệm đã tăng cường đàn áp, dùng những thủ đoạn dã man nhất để đánh
phá cách mạng nhằm "tát nước, bắt cá", đẩy cán bộ tách ra khỏi dân. Đây là thời
kỳ mà lực lượng cách mạng của ta bị tổn thất nặng nề nhất, nhiều cán bộ, đảng
viên và quần chúng cách mạng bị bắt, bị tù đầy hoặc bị giết...

20
Tổng Cục Thuế Thuế Việt Nam qua các thời kỳ Lịch sử

Chi tiêu cho nhu cầu hoạt động của cách mạng lúc này tăng lên rõ rệt vì
phần lớn cán bộ không thể dựa vào dân mà sống như trước được nữa. Các đội vũ
trang bắt đầu được thành lập để bảo vệ căn cứ và phối hợp với việc đấu tranh
chính trị của quần chúng bên ngoài.
Để đảm bảo hậu cần tại chỗ của căn cứ cách mạng, vấn đề sản xuất để tự
túc lương thực, thực phẩm đã trở thành nhiệm vụ hết sức quan trọng của các cơ
quan, đơn vị. Đồng thời, tại các vùng nông thôn cũng như đô thị do ta nắm
được, cán bộ, đảng viên có thể đi về hoạt động, các địa phương đã sử dụng
phương thức quyên góp để vận động quần chúng ủng hộ cách mạng theo hình
thức thích hợp ở từng vùng, từng hoàn cảnh cụ thể.
Từ năm 1958-1959 trở đi, bằng phương thức quyên góp ở nhiều nơi, đặc
biệt tại các vùng nông thôn đồng bằng Nam bộ, chẳng những có được nguồn thu
đủ bảo đảm cho lực lượng cán bộ tại chỗ sống để hoạt động mà còn thực hiện
nghĩa vụ nộp lên trên. Ví dụ: trong năm 1959, Bến tre đã nộp cho xứ uỷ 8 triệu
đồng, tương đương với 3.000 tấn thóc. (Lịch sử tài chính Việt Nam- tập I trang
248).
Trong thời kỳ này, ngoài nguồn thu chủ yếu là quyên góp trong nước, lực
lượng cách mạng còn có những nguồn thu quan trọng nữa là số tiền ủng hộ của
kiều bào ở Cam pu chia gửi về và số tiền chi viện của trung ương (bằng tiền
nguỵ Sài Gòn) từ Hà Nội gửi vào, qua đường Hồng Kông.
2.2-Thời kỳ chiến tranh đặc biệt (1960-1965)
Sau phong trào Đồng Khởi (1/1960) Trung ương Cục miền Nam được
thành lập để thay thế xứ uỷ Nam bộ, đại diện cho Trung ương Đảng chỉ đạo
cuộc kháng chiến tại miền Nam. Ngày 20/12/1960, Mặt trận dân tộc giải phóng
miền Nam Việt Nam ra đời. Tiếp theo đó, các tổ chức quần chúng như công
đoàn, thanh niên, phụ nữ, nông dân giải phóng... và các ban, ngành cùng lần lượt
được thành lập. Đồng thời với việc chăm lo ổn định đời sống, phục hồi và phát
triển sản xuất tại vùng giải phóng, mặt trận còn phải tăng thêm nguồn thu để
thoả mãn nhu cầu chi tiêu, mà chủ yếu là bảo đảm cung cấp cho cán bộ các cơ
quan, đoàn thể và lực lượng vũ trang thoát ly. Trung ương cục đã xác định cụ
thể các nguồn thu chủ yếu tại miền Nam lúc bấy giờ là:
- Đảm phụ nuôi quân dựa vào dân ở 3 vùng (rừng núi, nông thôn, thành
thị) đóng góp cho cách mạng, nuôi quân đánh giặc, bảo vệ vùng giải phóng;
- Đánh địch, thu chiến lợi phẩm để bổ sung vũ khí, quân trang, quân dụng;
- Sản xuất tự túc của các cơ quan, đơn vị thoát ly;
- Chi viện của Trung ương.
Tháng 6/1964, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt
nam ra đời đánh dấu một thắng lợi mới có tính chất quyết định trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta. Để đáp ứng nhu cầu của cuộc kháng
chiến ngày càng phát triển, dưới sự chỉ đạo của Trung ương Cục và theo nguyện
21
Tổng Cục Thuế Thuế Việt Nam qua các thời kỳ Lịch sử

vọng của nhân dân, chính quyền Cách mạng lâm thời đã tiến hành nghiên cứu,
thí điểm thực hiện chính sách "đảm phụ nông nghiệp" với mức động viên hợp lý
hơn, dựa trên diện tích, sản lượng ruộng đất và nhân khẩu nông nghiệp của từng
nông hộ theo biểu thuế luỹ tiến toàn phần. Chế độ thí điểm đảm phụ nông
nghiệp đầu tiên được thực hiện tại các tỉnh Cà mau, Bến tre, Mỹ tho, được nhân
dân hăng hái đóng góp nên kết quả thu khá tốt. Trong năm đầu tiên, Cà mau đã
thu được 11% sản lượng thu hoạch. Mức đảm phụ bình quân một nhân khẩu
nông nghiệp là 138 kg/năm. Tại vùng giải phóng Mỹ tho, tỷ lệ động viên là
12%, mức đảm phụ bình quân một nhân khẩu là 74 kg/năm. Tại Bến tre, số đảm
phụ năm 1964 gấp hơn 3 lần số thu năm 1961 (72.139.000 đồng/ 22.491.000
đồng). Nhờ đó năm 1964, Bến tre đã nộp cho Trung ương Cục và Khu được
31.278.000 đSG ( đồng Sài Gòn) (Lịch sử Tài chính Việt Nam- tập I trang 250).
Sự chi viện của Trung ương từ miền Bắc trong thời kỳ này cũng tăng lên.
Ngoài hàng nghìn tấn vũ khí, đạn dược, trong 6 năm (1960-1965) Trung ương
đã chi viện cho miền Nam 1.104 triệu đSG, tương đương 18.400.000 đô la Mỹ
(chiếm 34,8% tổng số thu của ngân sách miền trong các năm đó).
Số chi viện này tăng lên hàng năm. Riêng năm 1960, Trung ương chi viện
cho miền Nam 14 triệu đSG tương đương với 233.000 đô la Mỹ (chiếm 18%
tổng số thu của ngân sách miền) và đến năm 1965 lên đến 655 triệu đSG (gần 47
lần năm 1960) chiếm 44% tổng số thu của miền. (Lịch sử Tài chính
Việt Nam- tập I trang 252).
2.3- Thời kỳ chiến tranh cục bộ (1966-1968)
Sau thất bại trong chiến tranh đặc biệt, đế quốc Mỹ trực tiếp đưa quân vào
miền Nam, gây chiến tranh cục bộ. Với chiến lược 2 gọng kìm của kế hoạch
"Giôn Xơn", Mác- na- ma- ra đã thực hiện chiến thuật "tìm diệt" và "bình định"
nhằm mưu toan tiêu diệt lực lượng cách mạng để giành lấy thắng lợi quyết định,
làm thay đổi cuộc chiến. Đi đôi với việc ném bom rải thảm bằng máy bay B52
nhằm huỷ diệt vùng giải phóng, quân Mỹ còn trực tiếp càn quét các vùng căn cứ
của ta. Chúng ồ ạt đổ quân bắt lính, gom dân vào các ấp chiến lược với tên gọi
là "ấp tân sinh". Do đó, vùng giải phóng của ta vẫn còn 40% đất đai nhưng trước
sự đánh phá ngày càng ác liệt của địch dân thưa dần, thậm chí có những vùng
như Củ Chi đã biến thành "vùng trắng", không còn người ở.
Theo chỉ đạo của Trung ương Cục miền Nam, các địa phương vẫn tiếp tục
thực hiện các chính sách động viên tài chính đã ban hành từ năm 1964 như: đảm
phụ nông nghiệp, đảm phụ công thương nghiệp, đảm phụ xuất nhập thị...
2.3.1 Việc thu đảm phụ ở các đồn điền: (cao su, cà phê...) cũng được tiến
hành nhằm huy động một phần thu nhập của các chủ đồn điền người nước ngoài
hoặc người Việt Nam. Bằng nhiều hình thức khác nhau, hàng năm các chủ đồn
điền nhất là đồn điền cao su ở miền Đông Nam Bộ đều gặp ta để kê khai, xin
nộp thuế. Một số chủ đồn điền ở vùng giải phóng hoặc đại diện được trực tiếp
nộp đảm phụ cho ta. Một số chủ không có điều kiện thuận lợi để gặp cán bộ ta

22
Tổng Cục Thuế Thuế Việt Nam qua các thời kỳ Lịch sử

thường xuyên, đã đề nghị ta cho phép được nộp đảm phụ bằng ngoại tệ tại ngân
hàng ở một số nước ngoài, theo thoả thuận của ta.
Sự thật là do thắng lợi to lớn của ta về quân sự và ảnh hưởng rộng lớn của
ta trên trường quốc tế, các nhà tư sản ngoại quốc hoặc Việt Nam kinh doanh trên
các vùng ta kiểm soát phải đóng góp cho cách mạng; trong khi đó, họ vẫn đóng
thuế cho nguỵ quyền Sài Gòn.
Trong thời kỳ này, tại các đô thị, thị trấn do địch kiểm soát vẫn thực hiện
phương thức lạc quyên để động viên sự đóng góp của các tầng lớp nhân dân cho
cách mạng. Mỗi người đóng góp bằng các phương thức này đều có chứng nhận,
coi như được ghi công để sau này được báo công khi cách mạng thắng lợi. Kiều
bào ở Campuchia cũng được động viên đóng góp thông qua Ban chấp hành hội
Việt kiều để gửi về nước phục vụ kháng chiến.
Ngoài ra, trung ương Cục còn phát hành "công phiếu nuôi quân" được ghi
giá trị bằng gạo để mượn tiền của dân. Nhưng qua thi hành một năm, phát hành
có khó khăn, kết quả bị hạn chế, lại nguy hiểm cho cán bộ đi vận động mua công
phiếu nên việc phát hành bị ngừng lại.
2.3.2 Về nguồn chi viện từ miền Bắc: Từ năm 1965 do địch tiến hành
chiến tranh bắn phá miền Bắc nhằm ngăn cản sự chi viện của miền Bắc, đồng
thời thực hiện việc chia cắt các vùng giải phóng, nguồn chi viện từ miền Bắc
cho miền Nam chuyển hướng bằng đôla tiền mặt. Ban kinh tài miền Nam phải
đổi ra 2 loại: tiền Sài Gòn và tiền Riel (của Campuchia) để chi tiêu vì lúc đó,
nguồn tiếp tế lương thực, thực phẩm hàng hoá công nghệ phẩm chủ yếu phải
mua tại các đô thị miền Nam và Campuchia.
Trong thời gian này, bằng đường ngoại giao, ta tranh thủ sự đồng tình của
chính quyền Campuchia cho phép ta được sử dụng cảng Sihanuc Ville (nay là
cảng Côngpôngxom) để nhận hàng chi viện của trung ương và trả cho họ những
món tiền "lót đường" với giá 2 đôla/1kg vũ khí và 1 đôla/1kg hàng hoá khác
(trong những năm 1960-1968, ta đã chuyển 43.039 tấn hàng bao gồm 15.900 tấn
vũ khí đạn dược đến miền Nam bằng con đường này). Các chiến dịch VT5 bằng
đường biển, xuất phát từ các tỉnh Thanh, Nghệ, Tĩnh, Bình vào dịp Đông - Xuân
hàng năm qua các cửa biển Hàm Rồng (Thanh hoá), Bến thuỷ (Nghệ an), cửa
Sót, cửa Nhượng (Hà tĩnh), cửa Lạch, Cảnh dương (Quảng bình) cũng đã góp
phần quan trọng về viện trợ vũ khí, đạn dược, lương thực cho chiến trường Liên
khu 5. Dưới sự chỉ đạo và tài trợ của Bộ Giao thông vận tải, nhân dân đóng
thuyền buồm giống như các loại thuyền buồm của Quảng ngãi, Bình định, dưới
đáy chở vũ khí, đạn dược, gạo . Khi có gió mùa đông bắc, cho thuyền ra khơi
chạy thẳng vào các cơ sở ở liên khu 5 đổ bộ vũ khí, đạn dược, gạo xong thì đánh
đắm thuyền; thuỷ thủ lên bộ, theo đường Trường sơn (Hồ chí Minh) ra Bắc tiếp
tục làm chuyến khác. Năm 1968 chi viện của trung ương cho miền Nam (chưa
kể khu 5) đã lên tới 30 triệu đôla, bằng 2,7 lần số tiền chi viện năm 1965 (11
triệu đôla) và bằng 128 lần số tiền chi viện năm 1960 (233 nghìn đôla). (Lịch sử
Tài chính Việt nam . Sđđ - trang 256).
23
Tổng Cục Thuế Thuế Việt Nam qua các thời kỳ Lịch sử

Số tiền chi viện và số thu tại chỗ của ngân sách miền trong năm 1965 là
1.494 triệu đSG ( đồng Sài Gòn), đã lên tới 5.820 triệu đSG năm 1968 (tương
đương với 582.700 tấn thóc), trong đó số thu tại chỗ chiếm 41%.
Nguồn thu ngày càng tăng đã thiết thực góp phần xây dựng và củng cố bộ
đội chủ lực miền, chủ lực các khu phát triển và trang bị ngày càng tốt hơn cho
bộ đội các tỉnh, huyện, dân quân du kích các ấp, xã.Trên thực tế, chi viện của
miền Bắc XHCN, hậu phương lớn không thể chỉ tính bằng tài lực, vật lực mà vô
cùng to lớn, với sự hy sinh về người không thể nào tính được bằng con số. Qua
đó đã tạo điều kiện cơ bản để quyết định cuộc "tổng tấn công Mậu Thân" (1968)
vang dội, làm thay đổi cục diện chiến tranh ở miền Nam Việt Nam, buộc đế
quốc Mỹ phải ngồi vào bàn thương lượng với ta ở Paris.
2.4-Thời kỳ Việt Nam hoá chiến tranh (1969-1972)
Sau tết Mậu Thân, Mỹ nguỵ phản kích lại ta rất ác liệt. Chúng tăng cường
càn quét, kết hợp với ném bom, bắn phá, nhằm mục đích lấn dần ra vùng giải
phóng, gom dân vào quanh các đồn bốt dọc các trục đường giao thông và quanh
các đô thị. Vùng căn cứ rừng núi cũng như đồng bằng đều bị rải chất độc hoá
học làm trụi lá cây.
Từ đầu năm 1969, Ních Xơn thay Giôn Xơn làm tổng thống nước Mỹ đã
thi hành chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh", thực hiện âm mưu "thay đổi
màu da trên xác chết". Đây là thời kỳ ác liệt nhất mà nhân dân ta phải đương đầu
trong chiến tranh. Địch đã lấn chiếm dần các vùng giải phóng của ta, triển khai
các đồn bốt ở hầu khắp các thôn ấp để kìm kẹp quần chúng. Những cơ sở hoạt
động của ta, ở vùng sâu cũng như các căn cứ ở rừng núi và hành lang chiến lược
của ta bị địch bắn phá dữ dội. Trước tình hình đó, Trung ương Cục đã đề ra
nhiệm vụ chung là phải nỗ lực vượt bậc, phát huy sức mạnh tổng hợp về quân
sự, chính trị, ngoại giao và kinh tế tài chính để nhanh chóng giành thắng lợi
quyết định trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Về tài chính: Trung ương Cục quyết nghị: "muốn có nguồn tài chính dồi
dào, phải chăm lo sản xuất và bồi dưỡng sức dân; tăng cường giáo dục lòng yêu
nước, chí căm thù địch để động viên sự đóng góp của nhân dân theo đúng chính
sách; cấm hẳn việc quyên góp, vay mượn tự động của địa phương, chỉ biết động
viên nhân dân đóng góp một chiều mà không biết bồi dưỡng sức dân, bồi dưỡng
cơ sở kinh tế của các nguồn thu. Ngược lại, dân có khả năng mà không tăng
cường giáo dục, giác ngộ chính trị để động viên đóng góp cho cách mạng là biểu
hiện quan điểm của nông dân và tiểu tư sản" (Tập san Kinh tài số 1/1969
trang 22).
Tại các vùng giải phóng và các vùng có sự tranh chấp mạnh do ta làm
chủ, các chính sách đảm phụ nông nghiệp, đảm phụ công thương nghiệp vẫn
được tiếp tục thực hiện. Kể từ vụ mùa 1961-1970, trung ương Cục đã có Chỉ thị
số 121/CT/NT ngày 1/10/1969 ban hành chính sách đảm phụ nông nghiệp áp

24
Tổng Cục Thuế Thuế Việt Nam qua các thời kỳ Lịch sử

dụng thống nhất trong toàn miền Nam, thay cho các quy định tạm thời đang thi
hành tại các địa phương do từng khu uỷ ban hành.
Tuy vậy do vùng giải phóng bị thu hẹp nên thu tài chính trong các năm
1969-1972 bị giảm đi rất nhiều. Từ tình hình thu năm 1968 chung toàn miền tại
chỗ được 2.407 triệu đSG bằng khoảng 20 triệu đôla, tương đương 240.000 tấn
thóc, đến năm 1969 số thu chỉ đạt khoảng 70% số thu 1968; năm 1970 chỉ được
2.049 triệu đồng bằng khoảng 7 triệu đôla, tương đương 104.000 tấn thóc bằng
khoảng 35% (tính theo đôla) hoặc 43% (tính bằng thóc) so với số thu năm 1968.
Trong các năm 1971-1972, mặc dầu ta phản công mạnh, đánh thắng ở nhiều nơi
nhưng do dân chưa dám phát triển canh tác nên số thu đảm phụ vẫn chiếm tỷ
trọng thấp, ngân sách miền chủ yếu phải dựa vào sự chi viện của Trung ương
mỗi năm từ 25 đến 30 triệu đôla, mới đáp ứng kịp thời các nhu cầu của cuộc
kháng chiến. (Lịch sử Tài chính Việt Nam - Sđđ trang 259).
2.5-Sau khi Hiệp định Paris được ký kết đến ngày giải phóng hoàn toàn
miền Nam (1972 - 30/4/1975).
Trong thời gian này, vùng giải phóng đã được mở rộng dần. Ta đã từng
bước khôi phục được nhiều căn cứ quan trọng vừa mới bị địch bình định, lấn
chiếm, mở được nhiều hành lang đi lại, vận chuyển người, hàng hoá... giữa các
địa phương, nhất là từ biên giới Campuchia đến nhiều tỉnh đồng bằng. Một số
vùng đã tạo được thế giải phóng liên hoàn, giữa nhiều xã và một số huyện, một
số tỉnh.
Trong tình hình mới, Trung ương Cục có các Chỉ thị số 2, số 3/CT/1973
vạch phương hướng nhiệm vụ chung về kinh tế, tài chính trước mắt. Dưới sự
lãnh đạo của Trung ương Cục, ngành tài chính cách mạng miền Nam đã có
nhiều cải cách về chính sách thu.
2.5.1 - Về đảm phụ nông nghiệp: Đối với vùng giải phóng và vùng tranh
chấp mà ở đó thế ta mạnh, vẫn bảo đảm mức động viên theo chính sách đã đề ra
là từ 10% đến 12% sản lượng thường niên. Đối với vùng tranh chấp mà thế ta
yếu thì động viên tự nguyện nhưng có định mức bảo đảm động viên từ 8% đến
10% trên cơ sở 50% sản lượng thu hoạch; vùng mới phá thế kìm kẹp, động viên
từ 5% đến 8% trên cơ sở 30% sản lượng thu hoạch. ở những nơi có điều kiện,
còn phải tranh thủ thực hiện việc thu bằng hiện vật để trực tiếp cấp phát tại chỗ
cho quân đội, cơ quan, giảm chi phí do phải móc nối, mua gạo và vận chuyển từ
các vùng kiểm soát.
2.5.2 Về đảm phụ công thương nghiệp: Do có thêm một số vùng giải
phóng, nhất là dọc hành lang biên giới Việt Nam- Campuchia, nhân dân địa
phương trở về làm ăn ngày càng đông, cùng với hơn 40.000 Việt kiều ở
Campuchia chuyển về làm ăn sinh sống tại các vùng biên giới thuộc 2 tỉnh Tây
Ninh và Bình Phước, hoạt động công thương nghiệp ngày càng phát triển. Vì
vậy, Trung ương Cục đã có Chỉ thị yêu cầu xem xét, sửa đổi, bổ sung chính sách
đảm phụ công thương, đảm phụ giao lưu hàng hoá giữa 2 vùng (vùng giải phóng

25
Tổng Cục Thuế Thuế Việt Nam qua các thời kỳ Lịch sử

và vùng địch tạm kiểm soát) thay cho chính sách đảm phụ xuất nhập thị, đảm
phụ xuất nhập khẩu biên giới Việt Nam- Campuchia, đảm phụ đồn điền đã được
quy định tại Chỉ thị số 122 CT/NT ngày 2/10/1969. Uỷ ban nhân dân cách mạng
các khu vực dựa vào nội dung chính sách của Trung ương Cục để ban hành các
quy định cụ thể trong toàn khu. Nội dung chủ yếu như sau:
Đảm phụ công thương nghiệp: thu vào các hoạt động sản xuất công
nghiệp, tiểu công nghệ, thủ công nghiệp, kinh doanh chăn nuôi, vận tải, buôn
bán hàng hoá, ăn uống, phục vụ. Mức thu đảm phụ được tính theo biểu luỹ tiến
toàn phần trên cơ sở mức thu nhập tính đảm phụ hàng tháng. Biểu thu được
phân biệt:
- Biểu A: áp dụng đối với các ngành sản xuất, vận tải. Có 10 bậc, với tỷ lệ
thấp nhất là 5% đối với những hộ có thu nhập từ 7.000 đSG đến 15.000 đSG và
tỷ lệ cao nhất là 15% đối với những hộ có thu nhập từ 20.000 đSG trở lên.
- Biểu B: áp dụng cho các ngành thương nghiệp, ăn uống, phục vụ có 10
bậc với tỷ lệ thấp nhất là 6% và cao nhất là 16%, nếu có thu nhập hàng tháng
như biểu A.
Về đảm phụ hàng hoá giao lưu giữa 2 vùng: được tính theo tỷ lệ riêng cho
từng loại hàng được quy định từ 5% đến 10%, trừ hàng xa xỉ phẩm, tỷ lệ thu là
30%.
Về thuế xuất nhập khẩu biên giới Việt Nam- Campuchia: chỉ đánh vào
một số hàng hoá nhất định theo tỷ lệ từ 5% đến 10%. Hầu hết hàng hoá nhập
khẩu phục vụ nhu cầu sản xuất, chiến đấu được miễn thuế.
Do chính sách động viên được hoàn thiện, công tác thu cũng được tăng
cường cho nên tổng thu tại từng địa phương trong thời kỳ này ngày càng tăng rõ
rệt. Trong năm 1973, dầu hoàn cảnh chiến trường có nhiều khó khăn, các tỉnh
Nam bộ đã thu được 7.500.000 đôla, tương đương 3.825 triệu đSG, cao hơn số
thu năm 1972 là 1 triệu đôla. Năm 1974 lên 12.376.000 đôla, tương đương 7.920
triệu đSG. Cộng với số chi viện của Trung ương, tài chính đã đảm bảo thoả mãn
số chi lớn gấp 2 lần so với năm 1972.
Trong thắng lợi lịch sử của chiến dịch Hồ Chí Minh vĩ đại, cả nước độc
lập, thống nhất tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội có phần đóng góp rất quan
trọng của chính sách động viên tài chính ở cả 2 miền Nam - Bắc. Qua đó, đánh
dấu một bước ngoặt lớn của lịch sử Việt Nam, kết thúc mười ngàn ngày chiến
tranh và xây dựng chính quyền cách mạng (1945-1975) để thực hiện khát vọng
sâu thẳm của tâm thức Việt Nam "không có gì quý hơn độc lập tự do". Đồng
thời cũng là nền móng quý báu cho việc xây dựng chính sách động viên chung
của cả nước Việt Nam sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng.

26
Tổng Cục Thuế Thuế Việt Nam qua các thời kỳ Lịch sử

Chương III
THUẾ VIỆT NAM TỪ SAU NGÀY THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC ĐẾN
TRƯỚC CẢI CÁCH THUẾ BƯỚC I ( 1975-1990)
1- Thời kỳ trước đổi mới (1976 - 1985)
1.1- Giai đoạn 1976 - 1980:
Đây là thời kỳ khôi phục và phát triển kinh tế sau khi thống nhất đất nước.
Bên cạnh đó, chúng ta lại phải đương đầu với hai cuộc chiến tranh biên giới
(ở phía Bắc và Tây Nam) cùng với sự cấm vận, bao vây kinh tế của chủ nghĩa đế
quốc. Phương hướng, nhiệm vụ của tài chính quốc gia giai đoạn này gắn liền với
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV và kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1976 - 1980),
xác định việc thống nhất chính sách thuế trong cả nước phải được tiến hành dần
từng bước, gắn với công cuộc cải tạo XHCN và xây dựng CNXH, với quá trình
thống nhất các chính sách về giá cả, tiền tệ, thị trường.
a- Nội dung, những điều chỉnh chủ yếu của từng thứ thuế và thu:
*Thuế công thương nghiệp:
Ở miền Bắc đến năm 1980, vẫn thi hành các chính sách thuế đã ban hành
từ trước. Ở miền Nam sau ngày giải phóng, Chính phủ cách mạng lâm thời miền
Nam Việt Nam đã có chỉ thị cho tạm thời thi hành có cải tiến một số sắc thuế
của chính quyền cũ.
Đầu năm 1979, sau khi miền Nam đã thực hiện được một bước cải tạo
công thương nghiệp tư bản tư doanh, Nhà nước đã cho vận dụng chính sách thuế
công thương nghiệp đang áp dụng ở miền Bắc vào miền Nam, với một số cải
tiến theo hướng hỗ trợ kinh doanh nhỏ, thu nhập thấp.
*Thuế nông nghiệp
Ngày 25/9/1976, Hội đồng Chính Phủ ban hành Điều lệ thuế nông nghiệp
(sửa đổi, bổ sung) để thi hành thống nhất tại các tỉnh miền Nam. Cách tính thuế
theo biểu luỹ tiến giống như Điều lệ thuế nông nghiệp ở miền Bắc, có 20 bậc
thuế, thuế suất thấp nhất là 8% áp dụng cho các hộ nông dân có mức hoa lợi
bình quân nhân khẩu 200kg thóc, thuế suất cao nhất là 33% cho hộ có mức hoa
lợi bình quân nhân khẩu từ 1.500kg thóc trở lên. Căn cứ tính thuế dựa vào sản
lượng thường niên, tức là sản lượng ước định có thể thu hoạch được hàng năm
trên từng khoảnh ruộng, nhằm khuyến khích thúc đẩy sản xuất thâm canh tăng
vụ, tăng năng suất cây trồng. Sản lượng thường niên được giữ cố định đến năm
1980. Mức đóng góp qua biểu thuế được điều chỉnh trên tinh thần chiếu cố hơn
đối với hộ có thu nhập thấp, phù hợp tình hình mới ở nông thôn đang đẩy mạnh
việc xoá bỏ tàn tích phong kiến, đưa sản xuất nông nghiệp lên sản xuất lớn
XHCN. Điều lệ còn quy định những biện pháp cụ thể nhằm khuyến khích phát
triển đối với đất trồng mầu, vùng trồng cây công nghiệp, vùng kinh tế mới, đối

27
Tổng Cục Thuế Thuế Việt Nam qua các thời kỳ Lịch sử

với vùng miền núi nói chung và đồng bào dân tộc nói riêng, định lại nội dung về
cách tính nhân khẩu nông nghiệp và chính sách miễn giảm thuế nông nghiệp.
Từ năm 1977, các tỉnh miền Nam đều đã triển khai thực hiện chính sách
mới về thuế nông nghiệp thống nhất cho toàn Miền. Các địa phương đã triển
khai công tác lập sổ thuế trên cơ sở kiểm kê, xác định lại diện tích chịu thuế và
diện tích được miễn thuế, nên việc thu thuế đã bảo đảm được yêu cầu công
bằng, hơp lý hơn. Đồng thời, thông qua việc tính thuế, các địa phương đã từng
bước giải quyết tình hình sử dụng, lấn chiếm trái phép ruộng đất của HTX, góp
phần tăng cường quản lý ruộng đất và bảo vệ kinh tế tập thể. Việc phát hiện và
đưa thêm một số lớn diện tích đang canh tác vào diện tính thuế theo đúng chính
sách và ước tính sản lượng thường niên tính thuế hợp lý đã làm cho nội bộ nông
dân đoàn kết, phấn khởi sản xuất, không còn suy bì, tị nạnh lẫn nhau trong việc
thực hiện nghĩa vụ đóng thuế nông nghiệp.
*Thu đối với khu vực quốc doanh:
Để góp phần tăng cường quản lý kinh tế-tài chính, đầu năm 1978, Bộ Tài
chính đã chủ trương áp dụng rộng rãi và thống nhất chế độ thu quốc doanh đối
với tất cả các xí nghiêp sản xuất (Trung ương và địa phương) trong phạm vi cả
nước (Thông tư số 05-TC/TQD ngày 30/3/1978 của Bộ Tài chính). Đối tượng áp
dụng chế độ thu quốc doanh bao gồm: tất cả các sản phẩm công nghiệp do các xí
nghiệp quốc doanh sản xuất và bán ra, có thu nhập thuần tuý, thuộc các ngành
trong nền kinh tế quốc dân. Các hoạt động lưu thông, phân phối kinh doanh
phục vụ, ăn uống, vận tải, công vụ, đại lý... chưa áp dụng chế độ Thu quốc
doanh mà vẫn áp dụng chế độ thuế công thương nghiệp nhưng các xí nghiệp này
được tính gộp cả số tiền thuế, chênh lệch giá và phần lợi nhuận phải nộp ngân
sách để thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước qua hình thức "trích nộp lợi
nhuận".
Mức thu quốc doanh được xác định căn cứ vào mức chênh lệch giữa giá
bán buôn công nghiệp và giá bán buôn xí nghiệp của từng sản phẩm. Tuỳ tính
chất, đặc điểm của từng xí nghiệp và từng sản phẩm, mức thu quốc doanh được
ấn định theo 1 trong 3 hình thức sau:
- Định mức thu cố định trên từng sản phẩm (áp dụng cho sản phẩm đơn
chiếc hoặc sản xuất hàng loạt).
- Số chênh lệch tuyệt đối giữa giá bán buôn công nghiệp và giá bán buôn
xí nghiêp (áp dụng cho những xí nghiệp có cơ cấu mặt hàng khác nhau tương
đối đơn giản và đã xác định được giá bán buôn công nghiệp và giá bán buôn xí
nghiệp).
- Định một tỷ lệ (%) trên giá bán buôn công nghiệp hay giá bán lẻ của
từng loại sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm (áp dụng đối với các xí nghiệp có cơ
cấu mặt hàng phức tạp, nhiều kích cỡ, nhiều mặt hàng có phẩm cấp khác nhau).

28
Tổng Cục Thuế Thuế Việt Nam qua các thời kỳ Lịch sử

Giá bán buôn công nghiệp được Hội đồng Chính Phủ quy định là giá bán
lẻ hệ thống I trừ (-) chiết khấu thương nghiệp toàn ngành theo nhóm hàng (Nghị
định 235/CP ngày 4/2/1969 của Hội đồng Bộ trưởng).
Giá thành được dùng làm căn cứ tính giá bán buôn xí nghiệp là giá thành
hợp lý, bao gồm tương đối đầy đủ các hao phí lao động xã hội cần thiết đối với
từng loại sản phẩm; sản phẩm nào chưa có giá thành hợp lý, được tạm thời dùng
giá thành kế hoạch năm 1978 đã được cấp trên xét duyệt (Chỉ thị 206/TTg ngày
13/8/1974 của Thủ tướng Chính phủ).
Lợi nhuận định mức được Bộ Tài chính quy định bằng 3% đến 8% giá
thành hợp lý hoặc giá thành kế hoạch năm 1978 được duyệt (Thông tư
số 377-TC/CNKT ngày 16/11/1971 của Bộ Tài chính).
Đối với các tỉnh phía Nam, xí nghiệp nào đã có điều kiện tính được giá
thành, giá bán buôn công nghiệp hoặc giá rẻ và có định mức lợi nhuận thì áp
dụng thu quốc doanh theo 1 trong 3 hình thức nêu trên. Nếu xí nghiệp chưa có
đủ điều kiện thì áp dụng mức thu quốc doanh theo tỷ lệ (%) trên tổng doanh thu
của sản phẩm hàng hoá bán ra, thay cho cách tính gộp các thứ thuế phải nộp
trước đây.
b. Tổ chức bộ máy quản lý thu các loại:
Ngày 18/11/1978, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Quyết định 90-CP
sửa đổi tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính. Riêng Vụ thuế tập thể, cá thể được
tách ra thành 2 Vụ thuế mới: Vụ thuế công thương nghiệp và Vụ thuế nông
nghiệp để có điều kiện chỉ đạo, quản lý, thu thuế theo chuyên ngành đạt hiệu
quả cao hơn.
Ngày 10/11/1980, Chính phủ ban hành Quyết định 120/CP quy định tổ
chức ngành thuế Công thương nghiệp thống nhất ở cơ quan tài chính các cấp
từ Trung ương đến địa phương (Cục thuế công thương nghiệp- Chi cục thuế
công thương - Phòng thuế công thương nghiệp- Trạm, đội thuế).
1.2- Giai đoạn 1981 - 1985:
Bước sang những năm đầu thập kỷ 80, các mặt mất cân đối trong nền kinh
tế chưa được khắc phục, công tác cải tạo XHCN có nơi, có lúc bị buông lỏng.
Do đó, hệ thống chính sách thuế phải được cải tiến để góp phần thực hiện chủ
trương mở rộng và củng cố vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh, thúc đẩy hợp
tác hóa, xóa bỏ kinh tế tư nhân, chuyển hoạt động kinh doanh buôn bán của hộ
cá thể sang sản xuất…
Bộ máy quản lý thu các loại:
Giai đoạn này, ngành thuế công thương nghiệp, ngành thu quốc doanh
được tổ chức theo hệ thống dọc từ Trung ương đến quận, huyện (Cục thuế công
thương nghiệp, Cục thuế quốc doanh- Chi cục Thuế công thương nghiệp, Chi
cục thuế quốc doanh hoặc Phòng thu quốc doanh- Phòng thuế công thương
nghiệp- Trạm, đội thuế, “Ủy nhiệm thu thuế”).
29
Tổng Cục Thuế Thuế Việt Nam qua các thời kỳ Lịch sử

Trong khi 2 ngành thuế trên được tổ chức theo hệ thống dọc, Bộ Tài chính
đã ban hành Thông tư số 49 TC/TCCB ngày 31/12/1983 quy định về tổ chức bộ
máy thuế nông nghiệp ở cơ quan tài chính các cấp. Vụ thuế nông nghiệp thuộc
Bộ Tài chính- Ban thuế nông nghiệp nằm trong phòng tài chính- Ban thuế nông
nghiệp nằm trong UBND ( Uỷ ban nhân dân).
1.3. Khái quát về tình hình thu trong 10 năm (1976 - 1985):
Nhìn chung, đến cuối năm 1980 cả nước đã áp dụng chính sách động viên
tài chính thống nhất ở cả 2 miền đối với các thành phần kinh tế ngòai quốc
doanh và quốc doanh. Trong 5 năm 1976 - 1980, số thu các loại đã tăng lên đáng
kể so với 10 năm trước, cụ thể: thuế công thương tăng 2,76 lần, thu từ kinh tế
quốc doanh tăng 1,76 lần, thuế nông nghiệp tăng 1,52 lần (Lịch sử tài chính Việt
Nam- Tập II- trang 95).
Trong giai đoạn 1981 - 1985, chính sách thuế và thu khác cho NSNN đã
có nhiều thay đổi. Đối với kinh tế ngòai quốc doanh, Nhà nước đã ban hành
Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số Điều về thuế công thương nghiệp, thuế hàng
hóa và Pháp lệnh thuế nông nghiệp. Đối với kinh tế quốc doanh, đã thực hiện
chế độ Thu quốc doanh cùng với chế độ thu lợi nhuận, thu chênh lệch giá đối
với tất cả các loại sản phẩm do xí nghiệp quốc doanh sản xuất kể cả xí nghiệp
Trung ương và địa phương.
Các nguồn thu trong khu vực kinh tế quốc doanh mặc dầu vẫn tăng về số
tuyệt đối nhưng đã giảm về tỷ trọng trong cơ cấu: từ 75,3% năm 1981 đã giảm
xuống còn 66,9% năm 1985. Trong thời kỳ 1976 - 1980 số thu từ kinh tế quốc
doanh chiếm 79% tổng số thu trong nước thì đến thời kỳ 1981 - 1985 giảm
xuống còn 72,8%. Khu vực kinh tế ngòai quốc doanh chiếm tỷ trọng 21% đã
vượn lên 27,2%. Tỷ trọng thu đối với khu vực quốc doanh bị giảm do hiệu quả
hoạt động giảm sút, đặc biệt do có nhiều biến động về giá cả, sản xuất kinh
doanh có nhiều khó khăn, giá thành phải tính đủ chi phí, tích lũy tiền tệ bị giảm.
2- Thời kỳ đổi mới (1986 - 1990):
2.1- Tình hình nhiệm vụ mới:
Phương hướng đổi mới cơ cấu và cơ chế quản lý kinh tế được khẳng định
từ Đại hội Đảng tòan quốc lần thứ VI là xóa bỏ tập trung quan liêu, bao cấp, xây
dựng cơ chế quản lý mới phù hợp quy luật khách quan của nền sản xuất hàng
hóa gồm nhiều thành phần kinh tế.
Yêu cầu đổi mới nói trên đòi hỏi công tác thuế phải được cải tiến một
cách toàn diện, đồng bộ, cả về quan điểm tư tưởng chính sách và tổ chức thực
hiện. Trong khi chờ đợi nghiên cứu, xây dựng phương hướng cải tiến mới trên
tòan bộ hệ thống chính sách thuế, cần kịp thời sửa đổi, bổ sung một số điểm quá
bất hợp lý trong các loại thuế đang cản trở việc thực hiện các mục tiêu về kinh
tế- xã hội trong giai đoạn mới.
2.2- Nội dung cải tiến chủ yếu trước mắt về thuế và thu:

30
Tổng Cục Thuế Thuế Việt Nam qua các thời kỳ Lịch sử

a. Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hàng mậu dịch:
Ngày 29/12/1987, Quốc hội Khóa VIII, kỳ họp thứ 2 đã thông qua “Luật
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hàng mậu dịch” thay thế chế độ “Thu bù chênh
lệch ngoại thương” có từ trước đối với khu vực kinh tế quốc doanh. Đây là thứ
thuế đầu tiên cả nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ban hành bằng
hình thức Luật khá hoàn chỉnh và có hiệu lực thi hành từ 01/2/1988.
b- Thuế công thương nghiệp, thuế hàng hóa:
Vào các ngày 17/11/1987 và 3/3/1989 Hội đồng Nhà nước đã ban hành
các Pháp lện sửa đổi, bổ sung một số điều về thuế Công thương nghiệp và thuế
hàng hóa với những điểm chủ yếu là:
Về thuế doanh nghiệp: Bổ sung và điều chỉnh thuế suất đối với một số
nhóm ngành (sản xuất, xây dựng, thương nghiệp…).
Về thuế hàng hóa: bổ sung một số đối tượng chịu thuế, giảm thuế suất đối
với một số mặt hàng nhất định. Phân biệt đối tượng chịu thuế làm 2 loại: hàng
hoá sản xuất trong nước, hàng xuất khẩu phi mậu dịch và một số điều chỉnh đối
với 2 loại hàng hoá này.
c- Thuế nông nghiệp:
Ngày 30/01/1989, Pháp lệnh thuế nông nghiệp đã được bổ sung, sửa đổi
một bước quan trọng theo hướng mở rộng các đối tượng nộp thuế. Trong thời kỳ
này, việc tính thuế và thu thuế đã chuyển sang lấy hộ nông dân là đơn vị nộp
thuế, thay cho việc thu thuế đối với hợp tác xã hay tập đoàn sản xuất. Việc thu
thuế cũng được giải quyết linh hoạt bằng thóc hoặc bằng tiền không nhất thiết
chỉ thu bằng hiện vật. Những thay đổi này phù hợp với chủ trương chính sách
“khoán 10” trong nông nghiệp và nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường.
Số thuế nông nghiệp trong giai đoạn 1986 - 1990 bằng 43,63 lần so với giai
đoạn 1981 - 1985. (Lịch sử Tài chính Việt Nam- tập II. trang 129).
d - Thu đối với khu vực quốc doanh
Sự cần thiết là phải nghiên cứu cải tiến, hoàn thiện chế độ thu quốc doanh
theo tinh thần các Nghị quyết 6 và Nghị quyết 8 của Trung ương Đảng (khoá V)
với nội dung chủ yếu là: "Cải tiến chế độ thu quốc doanh theo hướng bảo đảm
nguồn thu cố định vào ngân sách đối với từng loại sản phẩm mà giá thành và giá
bán buôn xí nghiệp đã được xác định, không phụ thuộc vào mức giá thành do xí
nghiệp thực hiện hàng năm" (Nghị quyết 6).
Điểm khác cơ bản của chế độ thu quốc doanh lúc này so với chế độ thu
trước đây là thu theo một tỷ lệ (%) đối với từng ngành hoặc mặt hàng, không
phụ thuộc vào giá thành cá biệt và chất lượng hoạt động tốt, xấu của xí nghiệp.
Mức thu theo tỷ lệ (%) tính trên doanh số (giá bán buôn công nghiệp của sản
phẩm, giá cước vận tải hoặc doanh thu dịch vụ). Tỷ lệ thu mang tính xã hội áp
dụng thống nhất trong cả nước đã góp phần thúc đẩy các xí nghiệp phải phấn
đấu tăng năng suất lao động, tăng sản lượng và hạ giá thành sản phẩm. Ngoài ra,
31
Tổng Cục Thuế Thuế Việt Nam qua các thời kỳ Lịch sử

chế độ thu quốc doanh mới không áp dụng theo số tuyệt đối mà thu theo tỷ lệ
phần trăm, cơ động theo giá cả lên xuống, không bị thất thu do tình hình giá cả
tăng lên.
Các Xí nghiệp quốc doanh thương nghiệp phải nộp nhiều khoản chênh
lệch giá như: Chênh lệch giá khu vực (giữa giá bán lẻ hàng tồn kho theo hệ
thống I với các hệ thống II hay III); chênh lệch giá gia công (giữa giá nhập kho
với giá thành kế hoạch); chênh lệch giá thu mua (giữa giá chỉ đạo và giá thu mua
thực tế)... Đây cũng là khoản thu lớn cho NSNN trong thương nghiệp quốc
doanh. Nếu không được hạch toán, phân tích rõ ràng, các khoản thu này dễ bị
lẫn lộn với khoản lợi nhuận mà các xí nghiệp được trích theo tiêu chuẩn lợi
nhuận vượt kế hoạch.
Đến 21/6/1988, chế độ thu quốc doanh theo Quyết định số 188 - CT của
Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng lại được cải tiến với mức thu theo tỷ lệ phần trăm
(%) trên doanh thu thực hiện, không phụ thuộc vào chất lượng kinh doanh của xí
nghiệp. Mức thu thể hiện chính sách tích luỹ trên từng mặt hàng, từng hoạt động
sản xuất, kinh doanh, bảo đảm nguồn thu ổn định cho ngân sách Nhà nước, thực
hiện một bước cơ chế quản lý, tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát của tài
chính Nhà nước, góp phần thúc đẩy nâng cao hiệu quả kinh tế và công tác hạch
toán trong khu vực kinh tế quốc doanh. Mức thu quốc doanh cao, thấp khác
nhau đã góp phần hướng dẫn tiêu dùng; có ưu tiên đối với tư liệu sản xuất với
mức thu thấp hơn tư liệu tiêu dùng; có chính sách miễn giảm đối với các mặt
hàng hoặc hoạt động kinh doanh phục vụ các chính sách xã hội của các xí
nghiệp quốc doanh, xí nghiệp thương binh, các bệnh viện, trường học ... Đồng
thời có chính sách miễn giảm đối với các đơn vị gặp khó khăn khách quan
(Quyết định số 217/HĐBT ngày 14/4/1987 của Hội đồng Bộ trưởng và Thông tư
số 78/TC ngày 31/12/1987 của Bộ Tài chính).
Từ Nghị quyết của Quốc hội khoá VIII, kỳ họp thứ 5 (giữa năm 1989) về
một số chủ trương và biện pháp thực hiện các nhiệm vụ kinh tế- xã hội trong
năm 1989, ngày 13/9/1989 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Quyết
định 243- CT uỷ quyền cho Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét và sửa đổi mức thu
quốc doanh đối với một số mặt hàng, hoạt động có hiệu lực thi hành từ 1.7.1989.
Thực hiện tinh thần Quyết định 243-CT nói trên, ngày 23/9/1989, Bộ Tài
chính đã ban hành Biểu mức thu quốc doanh kèm theo Quyết định số
163-TC/TQD phân biệt thành các nhóm sản phẩm hoặc ngành kinh doanh, dịch
vụ. Cụ thể:
- Ngành sản xuất công nghiệp, gồm tư liệu sản xuất (thuế suất phổ biến là
3%-5%, cao nhất là xi măng các loại: 18%, khí đốt 25%); sản phẩm tiêu dùng
(thuế suất phổ biến là 5%-10%, cao nhất là rượu các loại 30%, bia chai, bia hộp
65%).
- Hoạt động thiết kế, xây dựng (thuế suất là 5% và 15%).

32
Tổng Cục Thuế Thuế Việt Nam qua các thời kỳ Lịch sử

- Sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản không thuộc diện nộp thuế nông nghiệp
(thuế suất phổ biến là 3%-5%; cao nhất là đậu, lạc, vừng 20%, mật ong, các sản
phẩm từ mật ong 20%).
- Kinh doanh vận tải, bưu điện (thuế suất phổ biến là 3%, 5%, 8%, cao
nhất là đại lý vận tải, cho thuê tàu biển, môi giới hàng hải 20%, đại lý tàu biển
40%).
- Kinh doanh ăn uống, dịch vụ (thuế suất phổ biến là 3%, 5%, cao nhất là
kinh doanh buồng ngủ cao cấp 20%).
- Hoạt động văn hoá nghệ thuật (thuế suất phổ biến là 3%, 5%, cao nhất là
chiếu phim video- cat-xét 15%).
Tiếp theo, ngày 1/9/1989, Bộ Tài chính đã có Thông tư số 33 TC/CN quy
định cụ thể tỷ lệ (%) số tiền trích khấu hao cơ bản được để lại cho xí nghiệp, tuỳ
theo nhu cầu và điều kiện tái tạo, đổi mới tài sản cố định của từng ngành, cùng
với những nguyên tắc sử dụng, quản lý vốn khấu hao cơ bản để lại trong từng xí
nghiệp quốc doanh.
Kết quả thực hiện các chính sách thu trên đây đối với khu vực kinh tế
quốc doanh đã tạo cho NSNN nguồn thu không ngừng tăng lên. Số thu trong
khu vực kinh tế quốc doanh trong giai đoạn 1986-1990 bằng 27,05 lần so với
giai đoạn 1981-1985 (trong đó, các loại thuế và thu quốc doanh bằng 27 lần;
khấu hao cơ bản bằng 20,6 lần; thu khác trong xí nghiệp bằng 28,6 lần, thu sự
nghiệp bằng 26,4 lần). Cơ cấu các khoản thu từ khu vực quốc doanh về cơ bản
vẫn giữ như giai đoạn 1981-1985 (thuế và thu quốc doanh, lợi nhuận bằng
90,7%; khấu hao cơ bản và thu khác của xí nghiệp chiếm 7,7%, thu sự nghiệp
1,6%). (Lịch sử Tài chính Việt Nam- tập II trang 128).
2.3- Tổ chức quản lý thu:
Tổ chức bộ máy thu trong hệ thống Tài chính cũng được hoàn thiện cho
phù hợp với tình hình nhiệm vụ mới, ngày 15/10/1988, Hội đồng Bộ trưởng đã
ban hành các Quyết định 155/HĐBT và 156/HĐBT quy định chức năng, nhiệm
vụ và tổ chức Bộ Tài chính, kiện toàn bộ máy thu quốc doanh và thuế ở cơ quan
tài chính các cấp theo hệ thống dọc.
+ Ở Trung ương: có Cục thu quốc doanh, Cục thuế công thương nghiệp,
Cục thuế nông nghiệp thuộc Bộ Tài chính.
+ Ở tỉnh hoặc cấp hành chính tương đương: có Chi cục hoặc phòng thu
quốc doanh (bao gồm cả xí nghiệp Trung ương và địa phương), Chi cục thuế
công thương nghiệp, Chi cục hoặc phòng thuế nông nghiệp (tất cả đều thuộc Sở
Tài chính).
+ Ở huyện hoặc cấp hành chính tương đương: có phòng thuế trực thuộc
Ban tài chính - thương nghiệp.
2.4- Kết quả đạt được:

33
Tổng Cục Thuế Thuế Việt Nam qua các thời kỳ Lịch sử

Ngoài các khoản thuế và thu từ khu vực quốc doanh, Ngân sách Nhà nước
còn tận thu các khoản khác (như thu hợp tác lao động với nước ngoài, xổ số, phí,
lệ phí...) với khối lượng trong giai đoạn 1986 -1990 bằng 67,4% lần số thu
tương ứng trong 5 năm 1981 - 1985. Kết quả thu thuế và các khoản ngoài thuế
nói trên đã bảo đảm nguồn thu trong nước của ngân sách trong giai đoạn 1986 -
1990 bằng 30,75 lần so với giai đoạn 1981 - 1985. Nếu tính theo thành phần
kinh tế, thì số thu từ khu vực kinh tế quốc doanh chiếm 64,2% từ khu vực ngoài
quốc doanh 19,6%, các khoản thu khác 16,2%. Như vậy, nguồn thu từ khu vực
kinh tế quốc doanh là nguồn thu quan trọng nhất của NSNN. Tuy nhiên số
tích luỹ về tài chính và kết quả nộp NSNN của khu vực quốc doanh vẫn là thấp,
chưa tương xứng với tiềm năng kinh tế và sự đầu tư về tài sản, tiền vốn của Nhà
nước vào khu vực này. Nhìn chung, một đồng vốn đầu tư, tính bình quân chỉ
làm ra được 0,08 đồng tích luỹ và 0,04 đồng nộp NSNN. Việc quản lý chi tiêu
của nhiều xí nghiệp còn lãng phí, hạch toán kế toán lỏng lẻo, chấp hành kỷ luật
nộp tiền vào Ngân sách chưa nghiêm. Qua tài liệu kiểm kê vào 0 giờ ngày
1.1.1990, trong tổng số 12.000 xí nghiệp quốc doanh, có 4584 đơn vị làm ăn
thua lỗ (38,2% tổng số XNQD) có nguy cơ bị giải thể. (Lịch sử Tài chính Việt
Nam- tập II trang 130, 131, 132).
Trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, việc chỉ đạo, đôn đốc thu nộp
chưa năng động, thiếu sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của tổ chức Đảng và
chính quyền các cấp, sự phối hợp giữa cơ quan thuế với các ngành liên quan
chưa chặt chẽ. Trong lĩnh vực thuế công thương nghiệp còn không ít UBND
quận, huyện, phường xã vận dụng sai chính sách, tuỳ tiện đặt ra nhiều khoản lệ
phí, phí, trái quy định của Nhà nước; trong khu vực thuế nông nghiệp, tình trạng
xâm tiêu tiền thuế còn xảy ra khá phổ biến. Nhìn chung thất thu thuế trong khu
vực kinh tế ngoài quốc doanh còn lớn.
3- Nhận xét chung về hệ thống thuế Việt Nam giai đoạn (1976 - 1990):
Trong giai đoạn 1976 - 1985, việc thực hiện những sửa đổi, bổ sung về
thuế công thương nghiệp, thuế nông nghiệp và thu đối với khu quốc doanh đã
làm cho chính sách động viên ngày càng phù hợp với điều kiện thực tiễn, tăng
thu cho ngân sách Nhà nước, góp phần đẩy mạnh cải tạo XHCN trong cả nước.
Bên cạnh đó, hệ thống tổ chức ngành thuế công thương nghiệp, ngành thuế nông
nghiệp và Tổ chức thu quốc doanh được kiện toàn theo hệ thống dọc đã góp
phần triển khai và thực hiện tốt các chính sách thuế được sửa đổi, bổ sung, tăng
cường phối hợp giữa cơ quan tài chính và chính quyền các cấp trong việc quản
lý, chống thất thu thuế.
Tuy nhiên, tình trạng thất thu thuế công thương nghiệp, thuế nông nghiệp
được đánh giá vẫn còn lớn, chế độ thu quốc doanh vẫn còn một số bất cập cần
sửa đổi cho phù hợp với tình hình và giai đoạn mới.
Giai đoạn 1986 - 1990 là giai đoạn đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới.
Đây cũng là thời gian Chính phủ, Bộ Tài chính thực hiện những cải tiến trước
mắt về thuế và thu để chuẩn bị cho việc cải cách toàn bộ hệ thống thuế trong
34
Tổng Cục Thuế Thuế Việt Nam qua các thời kỳ Lịch sử

thời gian tiếp theo. Đồng thời, tổ chức bộ máy thu trong hệ thống tài chính cũng
được sửa đổi, hoàn thiện cho phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới.
Quốc hội khoá VIII, kỳ họp thứ 4 (12/1988) đã thảo luận nhiều vấn đề
quan trọng của đất nước, trong đó thuế là một trong những vấn đề được thảo
luận sôi nổi nhất. Đa số các đại biểu Quốc hội cho rằng hệ thống thuế của ta lúc
đó có nhiều nhược điểm, không phù hợp với cơ chế quản lý mới. Vì vậy, Quốc
hội đã có Nghị quyết giao cho Hội đồng Bộ trưởng xúc tiến nghiên cứu, cải tiến
hệ thống chính sách thuế của Việt nam áp dụng thống nhất cho các thành phần
kinh tế trình Quốc hội xem xét tại các kỳ họp tiếp theo.

35
Tổng Cục Thuế Thuế Việt Nam qua các thời kỳ Lịch sử

Chương IV
HỆ THỐNG THUẾ VIỆT NAM THỰC HIỆN CẢI CÁCH THUẾ BƯỚC I
CHO ĐẾN NAY (1990 - 2006)
I. Sự cần thiết khi tiến hành cải cách thuế bước I:
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (6/1991) đã đề ra yêu cầu:
"Tiếp tục xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần và đổi mới quản lý
kinh tế. Phải phát huy thế mạnh của các thành phần kinh tế, vừa cạnh tranh, vừa
hợp tác, bổ sung cho nhau trong nền kinh tế quốc dân thống nhất. Cơ chế vận
hành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa là
cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước bằng pháp luật, kế hoạch, chính
sách và các công cụ khác " (Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII,
NXB Sự thật năm 1991- trang 66). Nghị quyết cũng đã đề ra yêu cầu "tiếp tục
đổi mới và bổ sung các luật thuế. Kiện toàn hệ thống thu thuế, chống thất thu và
lạm thu, chống mọi biểu hiện tiêu cực trong công tác thuế. Tăng cường thanh tra
tài chính, kiểm soát việc chấp hành Pháp lệnh kế toán, thống kê (Văn kiện Đại
hội VII- trang 72).
Trước nhu cầu đổi mới của đất nước, hệ thống chính sách thuế và thu
trong khu vực quốc doanh đã bộc lộ nhiều nhược điểm, chủ yếu là:
- Chưa thể hiện được sự bình đẳng về động viên đóng góp giữa các thành
phần kinh tế, chưa khuyến khích các thành phần kinh tế tập thể, cá thể và tư
nhân bỏ vốn đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh, mở rộng kinh tế hàng hoá.
Việc áp dụng chính sách thu riêng biệt đối với kinh tế quốc doanh, tách ra khỏi
hệ thống chính sách thuế, về thực chất đã làm yếu đòn bẩy kinh tế của công tác
quản lý tài chính, nhất là trong giai đoạn thương mại hoá vật tư, tiền tệ hóa tiền
lương ...
- Chưa bao quát hết các nguồn thu có thể động viên cho Ngân sách Nhà
nước, đặc biệt là các nguồn thu phát sinh qua cơ chế thị trường (chuyển nhượng
cổ phần, cổ phiếu, cho vay, nhượng bán tài sản, nhà đất...), có nhiều mặt trùng
lắp, gây thắc mắc, suy bì không cần thiết giữa các đơn vị, giữa những người nộp
thuế.
- Chính sách mang tính chắp vá. Các văn bản pháp quy về các chính sách
thuế và thu chỉ được ban hành bằng hình thức dưới luật, chưa bảo đảm đầy đủ
tính pháp lý theo đúng Hiến pháp quy định, chưa ngang tầm quan trọng của
công tác động viên về thuế; hiệu lực thi hành còn bị hạn chế.
- Tổ chức quản lý thuế từ Trung ương đến địa phương (cả bộ máy và con
người) chưa thành một hệ thống tập trung, chặt chẽ; có phần việc dẫm chân lên
nhau, có trận địa lại bị buông lỏng quản lý. Trình độ nghiệp vụ, quản lý thu thuế
của cán bộ thuế còn yếu kém, chưa đủ sức hoàn thành nhiệm vụ được giao theo
yêu cầu phát triển đa dạng, phức tạp của tình hình mới trong cơ chế thị trường.

36
Tổng Cục Thuế Thuế Việt Nam qua các thời kỳ Lịch sử

Trong cán bộ và nhân dân, còn nhiều người chưa hiểu rõ sự cần thiết phải
có thuế để đáp ứng mọi nhu cầu chi tiêu của bộ máy Nhà nước. Chế độ quản lý,
thu thuế còn bị buông lỏng, dẫn đến phát triển tình trạng, tuỳ tiện trong hiệp
thương mức doanh thu, thuế khoán; gây thất thu thuế và nợ đọng, dây dưa tiền
thuế phổ biến, nghiêm trọng trong mọi thứ thuế, mọi thành phần kinh tế, ở tất cả
các địa phương mà không bị xử lý đầy đủ theo quy định của pháp luật.
II. Mục tiêu, yêu cầu chủ yếu của việc đổi mới hệ thống chính sách
thuế
1- Về tài chính: Thuế phải bảo đảm nguồn thu chủ yếu của Ngân sách
Nhà nước; thuế phải phát huy tác dụng thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh
phát triển để tạo được nguồn thu lớn cho NSNN.
2- Về kinh tế: Thuế phải thực sự là công cụ có hiệu lực góp phần quản lý
và điều tiết vĩ mô nền kinh tế: ý nghĩa điều tiết của chính sách thuế bao gồm hai
mặt: khuyến khích những ngành nghề, những đơn vị, những mặt hàng cần thiết
cho sản xuất, đời sống, xuất khẩu và hạn chế sản xuất, tiêu dùng những mặt
hàng, dịch vụ mang tính chất xa xỉ, cao cấp.
3- Về xã hội: Thuế phải tích cực góp phần thực hiện bình đẳng, công bằng
xã hội.
Trong hoàn cảnh nền kinh tế có nhiều thành phần, sự bình đẳng và công
bằng xã hội về thuế được thể hiện trên chính sách động viên bằng nhau giữa các
thành phần kinh tế, giữa các đơn vị, cá nhân, có điều kiện sản xuất, kinh doanh
và môi trường hoạt động giống nhau, tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh về năng
suất, chất lượng, hiệu quả, uy tín.
Công bằng xã hội không có nghĩa là cào bằng, là đòi hỏi mọi thành viên
trong xã hội phải có thu nhập ngang nhau theo lối bình quần chủ nghĩa. Người
có thu nhập cao phải đóng góp nhiều thuế hơn người có thu nhập thấp, người có
thu nhập quá thấp thì được miễn đóng góp. Tuy nhiên chính sách thuế vẫn để
cho người làm ăn giỏi, sau khi nộp thuế, còn lại thu nhập được hưởng cao, thậm
chí rất cao so với người làm việc lười biếng, hoạt động kém hiệu quả. Từ đó,
khuyến khích nhà doanh nghiệp quan tâm đầu tư chất xám, bỏ vốn cải tiến trang
thiết bị kỹ thuật để tái sản xuất mở rộng, tăng tích luỹ cho cơ sở và có điều kiện
nộp thuế cao một cách thuận lợi. Nhận thức đúng đắn và ý thức tự nguyện, tự
giác nộp thuế đúng pháp luật của nhân dân, cũng là một yếu tố quan trọng để
chính sách thuế bảo đảm được mục tiêu công bằng, hợp lý. Công bằng và bình
đẳng xã hội còn được biểu hiện trên nguyên tắc xử lý đúng luật đối với mọi vi
phạm, không thể duy trì lối xử lý "nhẹ với trên, nặng với dưới", càng không thể
để tình trạng có "ô dù che chắn", tội nặng lại được "nằm ngoài pháp luật" để tình
cảm lấn át lý trí trong việc xử lý các tội buôn bán trốn lậu thuế.
4- Về pháp lý: Hệ thống chính sách thuế mới phải bảo đảm tính pháp lý
cao: Thuế là một trong những chính sách lớn của Nhà nước, có liên quan đến
nghĩa vụ, quyền lợi của mọi đơn vị sản xuất, kinh doanh, mọi tầng lớp dân cư

37
Tổng Cục Thuế Thuế Việt Nam qua các thời kỳ Lịch sử

trong xã hội. Do đó, theo quy định trong Hiến pháp, Quốc hội có quyền ban
hành, sửa đổi, bổ sung và xoá bỏ các Luật thuế. Như vậy, về nguyên tắc các
chính sách thuế phải được Quốc hội xem xét, phê duyệt và ban hành thành luật.
5- Về nghiệp vụ: Phải bảo đảm tính đơn giản, rõ ràng, công khai, dân chủ
và tính khả thi.
6- Về bước đi : Phải phù hợp với đặc điểm của toàn bộ hệ thống chính
sách thuế.
7- Về tổ chức chỉ đạo, nghiên cứu, xây dựng hệ thống chính sách thuế
Từ tầm quan trọng đặc biệt của đợt cải cách hệ thống thuế lần này, Chủ
tịch HĐBT đã có Quyết định số 05-CT ngày 12/1/1989 thành lập "Tổ chỉ đạo
soạn thảo dự án luật mới về các loại thuế" .
Tổ chỉ đạo được lựa chọn ngay một số chuyên gia (đương chức hoặc đã
nghỉ hưu) có trình độ cao về nghiên cứu chính sách kinh tế, tài chính, nhất là về
vấn đề thuế ở các cơ quan Trung ương, ở một số trường, viện và ở một số tỉnh,
thành phố lập danh sách để Chủ tịch HĐBT xem xét, điều động làm việc này tập
trung trong 5 tháng, kể từ trung tuần tháng 1/1989.
Căn cứ tinh thần Quyết định của HĐBT nói trên, Bộ Tài chính đã có
Quyết định số 10 TC/QĐ/TCCB ngày 21/1/1989 trưng dụng 38 cán bộ trong Bộ
chuyên trách nghiên cứu, soạn thảo các dự luật thuế mới và cử một số vị lãnh
đạo Cục, Vụ, Viện phụ trách các tổ nghiên cứu từng thứ thuế.
Công việc nghiên cứu được triển khai khẩn trương, thận trọng, nhiệt tình
của nhiều chuyên gia các Bộ, ngành được cử trực tiếp tham gia điều tra, khảo
sát, tổng hợp, phân tích tình hình, tính toán số liệu, xây dựng các dự luật thuế
cùng các dự thảo văn bản quy định, hướng dẫn chi tiết thi hành. Các dự án thuế
đã được đưa ra bàn bạc, thảo luận với nhiều nhà khoa học, nhà kinh tế và UBND
( Uỷ ban nhân dân) tỉnh, thành phố. Các dự luật thuế cũng đã được thông báo
công khai để tranh thủ ý kiến tham gia rộng rãi của các tầng lớp nhân dân trước
khi được Ban soạn thảo tiếp thu, hoàn chỉnh các dự án trình Chính phủ, Hội
đồng Nhà nước và Quốc hội..
III- Các nội dung cơ bản của hệ thống thuế trong cải cách thuế bước I
1- Cơ cấu hệ thống các sắc thuế mới trong cải cách bước I
Hệ thống thuế mới phải bảo đảm được mối quan hệ hợp lý về cơ cấu giữa
thuế trực thu và thuế gián thu, cùng với sự phát triển của trình độ sản xuất và
trình độ quản lý trong hoàn cảnh thu nhập dân cư ở ta còn thấp, thu nhập kinh
doanh phổ biến chưa cao; việc thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn còn yếu kém
và thuế gián thu động viên rộng rãi đối với các tầng lớp tiêu dùng đang chiếm vị
trí quan trọng trong cơ cấu các loại thuế.
Từ đặc điểm tình hình kinh tế xã hội ở nước ta và qua phân tích, vận dụng
có chọn lọc kinh nghiệm trong chính sách thuế trên thế giới, ngày 28/12/1989,

38
Tổng Cục Thuế Thuế Việt Nam qua các thời kỳ Lịch sử

Quốc hội khoá VIII, kỳ họp thứ 6 đã có Nghị quyết giao cho Hội đồng Nhà nước
nghiên cứu xem xét, ban hành hệ thống thuế mới ở nước ta bao gồm 9 sắc thuế:
 Thuế doanh thu
 Thuế hàng hoá
 Thuế lợi tức
 Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
 Thuế nông nghiệp
 Thuế tài nguyên
 Thuế nhà, đất
 Thuế thu nhập dân cư
 Thuế vốn
Ngoài ra, còn một số sắc thuế mang tính chất lệ phí (như thuế môn bài,
thuế sát sinh), một số lệ phí (như lệ phí trước bạ, lệ phí đăng ký kinh doanh, và
phí (học phí, viện phí, thuỷ lợi phí v.v...)
Kết quả nghiên cứu được thể hiện trong đề án chung về đổi mới hệ thống
thuế và các sơ thảo các luật thuế, các pháp lệnh thuế trình Quốc hội và Hội đồng
Nhà nước xem xét, lần lượt thông qua và ban hành:
Bằng hình thức luật
- Thuế doanh thu (30/6/1990)
- Thuế tiêu thụ đặc biệt (30/6/1990)
- Thuế lợi tức (30/6/1990)
- Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (26/12/1991)
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp (10/3/1993)
- Thuế chuyển quyền sử dụng đất (1/7/1994)
Bằng hình thức pháp lệnh
- Thuế tài nguyên (30/3/1990)
- Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao (27/12/1990)
- Thuế nhà đất (31/7/1992)
Riêng về thuế vốn, thực chất trước mắt là khoản thu trên vốn NSNN cấp,
chỉ áp dụng trong phạm vi hẹp đối với khu vực quốc doanh không phải là thuế
nên Hội đồng Nhà nước giao cho Chính phủ ban hành dưới hình thức Nghị định.
2- Nội dung cơ bản của từng sắc thuế mới
2.1- Luật thuế doanh thu

39
Tổng Cục Thuế Thuế Việt Nam qua các thời kỳ Lịch sử

- Thuế doanh thu có hiệu lực thi hành từ 1/10/1990 để thay thế chế độ thu
quốc doanh (đối với khu vực kinh tế quốc doanh) và một số loại thuế (trong khu
vực kinh tế ngoài quốc doanh) như thuế doanh nghiệp, thuế buôn chuyến, thuế
muối, thuế hàng hoá đối với một số cơ sở sản xuất trước đây thuộc diện nộp thuế
hàng hoá nay không phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.
- Thuế doanh thu được áp dụng thống nhất chung đối với các hoạt động
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc mọi thành phần kinh tế, bao gồm cả quốc
doanh và ngoài quốc doanh.
- Thuế suất và biểu thuế doanh thu được xây dựng với yêu cầu hướng dẫn
sản xuất, kinh doanh có lợi cho quốc kế dân sinh; ngành nghề cần khuyến khích
phát triển được nộp với thuế suất thấp hơn ngành nghề cần hạn chế. Mức thuế
suất có kế thừa hệ thống thuế suất thuế doanh nghiệp, thuế hàng hoá và mức thu
quốc doanh trước đây. Ngoài ra, còn tính đến một số ngành nghề, xí nghiệp
quốc doanh còn phải nộp một số khoản mới cho NSNN (như thuế tài nguyên,
tiền sử dụng vốn do NSNN cấp...), có chiếu cố đến hàng hoá qua nhiều khâu lưu
thông phải nộp thuế trùng lắp.
+ Đối với ngành sản xuất thông thường: là 1%, 2%, 3%, 4%, 5%, 6%.
+ Đối với ngành thương nghiệp: 1% đối với lương thực, thực phẩm, hàng
hoá tiêu dùng cần thiết, nguyên nhiên vật liệu sản xuất trong nước; 2% đối với
hàng hoá khác sản xuất trong nước, 8% đối với hàng ngoại (để bảo vệ sản xuất
nội địa). Hoạt động buôn chuyến được áp dụng thuế suất thống nhất là 2%.
+ Ngành kinh doanh ăn uống: 4% đối với hàng bình dân, 6% đối với hàng
cao cấp
+ Ngành dịch vụ: Chủ yếu là 2%, 4%, 6%, 8%. Kinh doanh dịch vụ cho
thuê nhà, kinh doanh khách sạn, du lịch, tham quan: 10%; Dịch vụ đặc biệt như
khiêu vũ, đua ngựa, phát hành xổ số: 30%; đại lý tàu biển 40%.
2.2- Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB)
Thuế TTĐB có hiệu lực thi hành từ 1.10.1990, thay thế thuế hàng hoá
trước đây đối với một số mặt hàng do các cơ sở hợp tác xã hoặc hộ cá thể sản
xuất. Thuế TTĐB mới được áp dụng thống nhất đối với các cơ sở sản xuất thuộc
kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh (kể cả đối với xí nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài).
Đối tượng nộp thuế TTĐB là các cơ sở sản xuất 6 nhóm mặt hàng: các
loại thuốc hút, rượu, bia, pháo, bài lá, vàng mã (thuế TTĐB mới không áp dụng
đối với mặt hàng tiêu dùng cần thiết phải nộp thuế hàng hoá như trước. Ví dụ:
nước mắm, nước chấm, đồ dùng bằng nhựa, cao su...).
Hàng thuộc diện đánh thuế TTĐB thực sự xuất khẩu không phải nộp thuế
TTĐB.
Biểu thuế TTĐB được quy định:

40
Tổng Cục Thuế Thuế Việt Nam qua các thời kỳ Lịch sử

+ Đối với thuốc hút: thuốc lá lá, thuốc lá sợi 20%; thuốc lá điếu có đầu
lọc 50%; thuốc lá điếu không đầu lọc 40%.
+ Đối với rượu các loại: trên 40 độ 65%, từ 30 đến 40 độ 60%; dưới 30 độ
55%.
+ Bia các loại: 50%
+ Pháo: 70%
+ Bài lá: 70%
+ Vàng mã: 70%
Thuế TTĐB chỉ được xét miễn giảm trong trường hợp cơ sở sản xuất gặp
khó khăn do thiên tai, địch hoạ, tai nạn bất ngờ ảnh hưởng đến hoạt động sản
xuất, kinh doanh.
2.3- Luật thuế lợi tức
Thuế lợi tức được ban hành thay thế chế độ thuế lợi tức kinh doanh (đối
với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh) và chế độ phân phối lợi nhuận (đối với
kinh tế quốc doanh). Thuế lợi tức mới được áp dụng thống nhất đối với các cơ
sở kinh doanh công thương nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế (quốc doanh và
ngoài quốc doanh).
Thuế lợi tức nhằm động viên một phần lợi tức của các cơ sở kinh
doanh cho NSNN; bảo đảm sự đóng góp công bằng hợp lý giữa mọi doanh
nghiệp, cơ sở nào có thu nhập phải nộp thuế lợi tức:

Lợi tức = Tổng - Các khoản - Các loại + Lợi tức phụ
tính thuế doanh chi phí hợp thuế được (nếu có)
thu lý, hợp lệ trừ

Việc nộp thuế lợi tức đối với đơn vị kinh doanh cố định loại lớn và vừa
thực hiện theo kê khai, tạm nộp thuế hàng tháng và quyết toán vào cuối năm,
trong thời hạn quy định; đối với hộ nhỏ, nộp dứt khoát hàng tháng cùng với thuế
doanh thu; đối với hộ buôn chuyến, nộp thuế dứt khoát cho từng chuyến hàng
cùng thuế doanh thu.
Thuế lợi tức được miễn đối với: người già yếu, tàn tật hoặc người kinh
doanh lặt vặt có thu nhập hàng tháng dưới mức lương và phụ cấp tối thiểu của
CBCNVC (cán bộ công nhân viên chức); các hoạt động vận tải bằng phương
tiện thô sơ ở miền núi; các cơ sở kinh doanh từ miền xuôi lên miền núi; các hoạt
động sản xuất và dịch vụ sản xuất thuộc kinh tế gia đình.
Thuế lợi tức được giảm hoặc miễn đối với: cơ sở có khó khăn do thiên tai,
dịch hoạ, tai nạn bất ngờ bị thiệt hại từ 20% doanh thu tính thuế trở lên; đơn vị
kinh doanh ở miền núi và một số ngành, nghề cần khuyến khích đầu tư, xí

41
Tổng Cục Thuế Thuế Việt Nam qua các thời kỳ Lịch sử

nghiệp quốc doanh không đủ lợi tức để lập 2 quỹ khen thưởng, phúc lợi theo
quy định của Nhà nước.
2.4- Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (thuế XNK) được Quốc hội khoá
VIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 26/12/1991, có hiệu lực thi hành từ
01.3.1992. Do quá trình xây dựng khung thuế, biểu thuế mất nhiều thời gian nên
Hội đồng Nhà nước đã cho phép lùi lại hiệu lực thi hành đến ngày 1/4/1992.
2.5- Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp
Ngày 10/7/1993, Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ III đã thông qua Luật thuế
sử dụng đất nông nghiệp thay thuế nông nghiệp và được Chủ tịch nước công bố
ngày 24/7/1993.
Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp được xây dựng theo tinh thần khoan
sức dân, thực hiện điều chỉnh giảm thuế cho nông dân, cụ thể là giảm khoảng
30% so với mức thu thuế nông nghiệp. Thuế sử dụng đất nông nghiệp được
dành hầu hết để đầu tư trở lại cho sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn.
Thuế phải bảo đảm công bằng về nghĩa vụ nộp thuế giữa những người sử
dụng đất với nhau, giữa các tầng lớp dân cư phải đóng góp khác nhau cho
NSNN.
Thuế sử dụng đất nông nghiệp phải góp phần tăng cường quản lý quỹ đất
nông nghiệp, hạn chế việc sử dụng đất nông nghiệp vào các mục đích khác.
Đồng thời phải bảo đảm đơn giản, dễ hiểu, dễ làm, dễ kiểm tra.
Trong luật mới có quy định rõ hơn về nhiệm vụ, quyền hạn của UBND và
cơ quan thuế các cấp, của ngành quản lý đất đai. UBND các cấp được thành lập
Hội đồng tư vấn để giúp UBND xác định căn cứ tính thuế sử dụng đất nông
nghiệp và đề nghị xem xét thực hiện các nguyên tắc về giảm, miễn thuế.
2.6- Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất
Ngày 12/6/1994, Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 5 đã thông qua Luật thuế
chuyển quyền sử dụng đất, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/1994, nhằm tăng
cường quản lý Nhà nước về đất đai, khuyến khích sử dụng đất có hiệu quả, bảo
đảm công bằng về nghĩa vụ nộp thuế và động viên vào Ngân sách Nhà nước một
phần thu nhập của người sử dụng đất khi chuyển quyền sử dụng đất.
Chuyển quyền sử dụng đất là chuyển đổi, chuyển nhượng, chuyển cho
người khác quyền sử dụng đất của mình theo quy định của pháp luật.
Giá tính thuế chuyển quyền sử dụng đất (CQSDĐ) là giá do UBND tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương quy định trong khung giá của Chính phủ, phù
hợp thực tế địa phương.
Thuế CQSDĐ nộp một lần theo thông báo của cơ quan thuế. Cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền chỉ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người nhận
quyền sử dụng đất khi người chuyển quyền sử dụng đất đã nộp đủ thuế CQSDĐ.
42
Tổng Cục Thuế Thuế Việt Nam qua các thời kỳ Lịch sử

2.7- Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao (thuế thu
nhập cá nhân)
Căn cứ Nghị quyết Quốc hội khoá VIII, kỳ họp thứ 6 ngày 28/12/1989 về
việc uỷ quyền cho Hội đồng Nhà nước quy định một số thuế mới bằng hình thức
pháp lệnh, ngày 4/9/1990, Văn phòng Quốc hội và Hội đồng Nhà nước đã công
bố dự thảo Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, lấy ý kiến
rộng rãi của nhân dân trước khi ban hành.
Đối tượng tính thuế được chia thành 2 loại: thu nhập thường xuyên và thu
nhập không thường xuyên. Đối với thu nhập không thường xuyên, khởi điểm
tính thuế xây dựng đầu tiên với mức chung là trên 1.000.000 đồng/lần cũng
được điều chỉnh lại là trên 1.500.000 đồng/lần. Trong Pháp lệnh thuế thu nhập
cũng có quy định thuế suất ổn định đối với thu nhập không thường xuyên thuộc
diện đánh thuế từ dịch vụ chuyển giao công nghệ là 5% (không phải áp dụng
biểu thuế luỹ tiến từng phần). Trúng thưởng xổ số kiến thiết cũng được điều
chỉnh chỉ thu thuế đối với trường hợp được trúng từ 10 triệu đồng/lần trở lên với
thuế suất thống nhất là 10%.
2.8- Phí và Lệ phí trước bạ
2.8.1- Lệ phí trước bạ
- Lệ phí trước bạ là khoản lệ phí mà người được trước bạ phải nộp cho cơ
quan thuế mỗi lần làm thủ tục trước bạ. Đây là nguồn thu dễ thực hiện (vì hầu
như đại bộ phận những người có tài sản đều muốn trước bạ, nộp lệ phí với mức
hợp lý để được công nhận tính chất pháp lý về quyền sở hữu tài sản). Do đó ở
Việt nam trước đây cũng như ở nhiều nước đã nâng khoản thu này thành "thuế
trước bạ" để bảo đảm đầy đủ tính pháp lý và mức động viên cho NSNN.
Tỷ lệ thu lệ phí trước bạ là:
+ 2% đối với nhà, đất, tầu thuyền các loại;
+ 4% đối với ô tô, xe gắn máy, súng săn, súng thể thao
2.8.2- Lệ phí chứng thư:
- Chứng thư là loại giấy tờ cần thiết được các cơ quan có thẩm quyền
thẩm tra, xác nhận là đúng sự thật để bảo đảm tính giá trị pháp lý trong sử dụng,
khiếu nại, tố tụng.
- Lệ phí chứng thư là khoản lệ phí mà người được chứng thực đủ tính
pháp lý vào chứng thư phải nộp cho cơ quan chức năng sau khi chứng thực vào
chứng thư.
2.9- Luật đầu tư nước ngoài
Nghị định 139/HĐBT ngày 5/8/1988 của Hội đồng Bộ trưởng quy định
chi tiết thi hành Luật ĐTNN tại Việt nam và Luật ĐTNN được sửa đổi bổ sung
2 lần vào năm 1990-1992, mục tiêu cơ bản của các lần điều chỉnh là tạo ra các
quy định thể hiện các ưu đãi và khuyến khích một cách rõ ràng, hấp dẫn cho các
43
Tổng Cục Thuế Thuế Việt Nam qua các thời kỳ Lịch sử

nhà đầu tư. Đặc biệt là khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất hàng xuất
khẩu và dịch vụ thu ngoại tệ, công nghệ kỹ thuật tiên tiến, chế biến nông lâm
thuỷ sản, đầu tư vào vùng núi,vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, xậy dựng các
cơ sở hạ tầng, trồng rừng và cây công nghiệp lây năm ...
3- Các thoả thuận và cam kết quốc tế về thuế
3.1- Hiệp định tránh đánh thuế hai lần
Đường lối đổi mới toàn diện đã tạo ra nhiều biến đổi về kinh tế. Tình
trạng đánh thuế trùng đối với những tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động
sản xuât, kinh doanh tại Việt nam phát sinh. Họ là đối tượng nộp thuế đồng thời
của cả Việt Nam và Luật thuế của nước nơi họ cư trú hoặc có quốc tịch, theo
quy định của Luật thuê Việt nam và Luật thuế của những nứơc đó. Điều này là
cản ngại nhất định đôi với việc thu hút đầu tư nuớc ngoài vào Việt Nam. Vì vậy,
từ năm 1991 các Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần giữa Việt nam với các nước
nhằm hạn chế tình trạng đánh thuế trùng giữa 2 quốc gia lần lượt ra đời.
3.2- Cam kết về giảm thuế nhập khẩu theo Hiệp định về chương trình
ưu đãi về thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) để thực hiện khu vực mậu
dịch tự do ÁSEAN (AFTA)
Theo cam kết giữa Việt Nam và ASEAN, Việt Nam sẽ giảm thuế nhập
khẩu theo Hiệp định CEPT đây là Hiệp định có nội dung hoàn toàn mới với Việt
nam, các danh mục hàng hoá của Việt nam tham gia chương trình giảm thuế
được xác định theo các nguyên tắc :
- không gây ảnh hưởng lớn đến nguồn thu Ngân sách.
- Bảo hộ hợp lý cho sản xuất trong nước.
- Tạo điều kiện khuyến khích việc chuyển giao kỹ thuật, đổi mới
công nghệ .
Hợp tác với các nước ASEAN trên cơ sở các quy định của Hiệp định
CEPT để tranh thủ ưu đãi, mở rộng thị trường cho xuất khẩu và thu hút đầu tư
nước ngoài.
4- Kiện toàn tổ chức ngành thuế và tổ chức thực hiện:
Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 281-HĐBT về việc thành
lập hệ thống thu Nhà nước (trực thuộc Bộ Tài chính), bảo đảm sự đổi mới cơ
bản về hệ thống tổ chức, kiện toàn bộ máy, đào tạo bồi dưỡng cán bộ thuế. Đây
là khâu quan trọng hàng đầu đối với toàn bộ công cuộc cải cách thuế bước I.
Hệ thống tổ chức ngành thuế được hợp nhất từ 3 hệ thống thu: Thu quốc
doanh, Thuế Công thương nghiệp, Thuế Nông nghiệp thành một hệ thống tổ
chức thuế thống nhất từ Trung ương đến quận, huyện; thực hiện nguyên tắc song
trùng lãnh đạo; xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm và sự phân công cụ thể, hợp
lý giữa các cơ quan thuế ngành dọc cấp trên và chính quyền từng cấp trong tổ

44
Tổng Cục Thuế Thuế Việt Nam qua các thời kỳ Lịch sử

chức lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chính sách, chế độ thuế, nghiêm chỉnh, chung
cả nước và trên từng địa bàn lãnh thổ.
Ở Trung ương: Có Tổng cục thuế trực thuộc Bộ Tài chính, giúp Bộ soạn
thảo các văn bản pháp quy, liên quan đến chính sách, chế độ thuế, hướng dẫn,
chỉ đạo việc thực hiện chính sách, chế độ thuế trong cả nước.
Ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Có Cục thuế, hướng dẫn,
chỉ đạo việc thực hiện chính sách, chế độ thuế trong tỉnh, thành phố.
Ở các quận, huyện và các cấp hành chính tương đương: Có Chi cục thuế,
tổ chức việc triển khai thực hiện chính sách, chế độ thuế trên địa bàn.
Về đào tạo bồi dưỡng thuế
Năm 1990 khi mới thành lập hệ thống thu thuế Nhà nước, trình độ cán bộ
ngành thế còn rất thấp. Số cán bộ làm công tác thu thuế công thương nghiệp và
thuế Nông nghiệp trước đây chủ yếu là bộ đội chuyển ngành, qua bồi dưỡng
nghiệp vụ thuế một thời gia ngắn rồi đi thu thuế. Vì vậy tỷ lệ cán bộ được đào
tạo mới chỉ chiếm 36,5%, trong đó trình độ cán bộ được đào tạo Đại học (tất cả
các chuyên ngành) là 10,5%, đào tạo trung học chuyên nghiệp là 26%. Đặc biệt
trình độ cán bộ thuộc các tỉnh phía Nam lại càng thấp hơn. Thực tế này đã
không đáp ứng đươc yêu cầu về quản lý và thu thuế trong cả nước. Do vậy yêu
cầu của việc đào tạo cán bộ cũng tăng cao. Công tác đào tạo chủ yếu tập trung
vào :
- Đào tạo các kiến thức cơ bản và cơ sở ở bậc trung cấp, đại học, các kiến
thức kinh tế Tài chính phục vụ cho quản lý thuế.
- Tập huấn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu của chiến lược cải cách thuế bước
I, mà chủ yếu là tập huấn về chính sách thuế thường xuyên thay đổi và hoàn
thiện.
5- Kết quả đạt được qua cải cách hệ thống chính sách thuế bước I
5.1-Đánh giá chung về hệ thống thuế sau cải cách bước I
Báo cáo tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (6/1996) đã nhận định
"...đã hình thành được hệ thống thuế áp dụng thống nhất cho các thành phần
kinh tế, nâng dần tỷ lệ động viên thuế và phí trong GDP, tạo thành nguồn thu
chính của NSNN, bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên và tăng dần phần dành cho
đầu tư phát triển. Tỷ lệ thiếu hụt Ngân sách đã được kiềm chế; chấm dứt việc
phát hành tiền để bù đắp bội chi thay bằng vay của dân, của nước ngoài" (Văn
kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII-NXB chính trị quốc gia 1996 trang
155)
5.2- Về thu Ngân sách
Qua việc triển khai hệ thống chính sách thuế được cải cách trong bước I
và kiện toàn tổ chức bộ máy thuế, kết quả số thu đã liên tục vượt mức kế hoạch
được giao năm sau tăng nhiều hơn năm trước và chiếm vị trí trên 90% tổng số

45
Tổng Cục Thuế Thuế Việt Nam qua các thời kỳ Lịch sử

thu của NSNN. Số thuế năm 1999 gần bằng 11 lần số đã thu năm 1990 (Tài liệu
khai thác từ bảng tóm tắt thành tích của ngành thuế qua 10 năm phục vụ công
cuộc đổi mới). Nhờ vậy, thuế không những đã đáp ứng được nhu cầu chi tiêu
thường xuyên ngày càng tăng của Nhà nước, góp phần giảm tỷ lệ bội chi, kiềm
chế lạm phát, ổn định giá cả, tiền tệ mà còn dành được một phần tích luỹ ngày
càng tăng cho NSNN.
5.3- Về kinh tế
Việc áp dụng chung hệ thống chính sách thuế đã từng bước tạo được sự
cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế trong sản xuất, kinh doanh để
tồn tại và phát triển; thúc đẩy sản xuất, mở rộng lưu thông hàng hoá có lợi cho
quốc kế dân sinh, khuyến khích xuất khẩu, thu hút đầu tư của nước ngoài. Số
thuế và phí tăng nhanh qua các năm nhưng kinh tế vẫn tăng trưởng khá. Sản
lượng lương thực tăng nhanh, giá trị sản lượng công nghiệp tăng bình quân trên
10%/năm.
Thông qua các chính sách thuế, Nhà nước có thêm căn cứ phân loại, sắp
xếp lại doanh nghiệp Nhà nước. Năm 1990 có hơn 12.000 doanh nghiệp Nhà
nước, đến đầu năm 1997 chỉ còn gần 6000 cơ sở. Thuế cũng đã tích cực góp
phần thúc đẩy sự chuyển dịch đầu tư, dẫn tới sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế.
Chính sách thuế hiện hành đã thể hiện sự khuyến khích đầu tư phát triển sản
xuất, thông qua việc ưu đãi thuế đối với cơ sở sản xuất mới thành lập, cơ sở sản
xuất đầu tư chiều sâu, đầu tư mở rộng, khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu,
khuyến khích đầu tư nước ngoài, chiếu cố các hoạt động sản xuất kinh doanh
trong các vùng kinh tế có nhiều khó khăn, miền núi, vùng cao, vùng sâu, hải đảo
xa xôi, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng tăng tỷ trọng ngành
công nghiệp và dịch vụ trong khi vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng ở tất cả
các ngành một cách toàn diện.
5.4- Về xã hội
Hệ thống thuế được áp dụng chung cho các thành phần kinh tế, các tầng
lớp dân cư đã từng bước bảo đảm công bằng và bình đẳng xã hội về động viên
đóng góp. Chính sách thuế cũng khuyến khích những người làm ăn giỏi, đạt hiệu
quả kinh tế cao, nộp thuế nhiều một cách thuận lợi đồng thời vẫn còn lại số thu
nhập cao, thậm chí rất cao so với những doanh nghiệp thiếu năng động, làm ăn
kém hiệu quả. Qua đó, thúc đẩy đầu tư vốn, đầu tư chất xám, cải tiến công nghệ,
tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm và chi phí dịch vụ, nộp thuế
nhiều cho Nhà nước và tạo được tích luỹ lớn cho nhà doanh nghiệp.
Trong quá trình tập dượt, thuế thu nhập cá nhân chỉ điều tiết đối với người
có thu nhập cao, từng bước hạn chế được sự chênh lệch quá xa về thu nhập và
đời sống trong xã hội giữa các tầng lớp dân cư.
5.5- Về pháp lý
Các loại thuế được ban hành bằng hình thức luật, pháp lệnh đã từng bước
nâng được tính pháp lý, đối với hệ thống chính sách thuế mới. Cùng với việc
46
Tổng Cục Thuế Thuế Việt Nam qua các thời kỳ Lịch sử

thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giải thích về thuế trên các
phương tiện thông tin đại chúng và các cuộc hội thảo, tập huấn, nhận thức về
quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm nộp thuế của các doanh nghiệp, của các đối
tượng nộp thuế ngày càng được nâng cao, hiểu biết của các tầng lớp dân cư về
vai trò, vị trí của thuế trong cơ chế thị trường ngày càng sâu sắc, đầy đủ hơn.
5.6- Về quản lý, thu thuế
Quy trình về công tác quản lý, thu thuế theo 3 bộ phận đã phát huy tốt vai
trò độc lập của từng bộ phận (quản lý, đôn đốc thu nộp, kiểm tra) và sự phối hợp
bổ sung cho nhau, đã tạo điều kiện thuận lợi hơn trong công tác quản lý, chống
thất thu có hiệu quả về số lượng cơ sở kinh doanh, về mức doanh thu, mức thuế
khoán, về dây dưa, nợ đọng thuế.
Chế độ hoá đơn, kế toán từng bước được triển khai rộng rãi gắn với công
tác quản lý được tăng cường cũng đã tạo điều kiện để cán bộ thuế có căn cứ tính
thuế ngày càng sát hơn với thực tế hoạt động kinh doanh của từng cơ sở, có
thêm căn cứ để chống tiêu cực trong thanh toán chi phí của các cơ quan hành
chính sự nghiệp, lực lượng vũ trang.
Chế độ phối hợp với các chính quyền phường xã, với các ban quản lý chợ,
với các ngành có liên quan ngày càng được tăng cường đã tạo nhiều điều kiện để
cán bộ thuế gắn được việc triển khai thực hiện các luật, pháp lệnh thuế với các
chương trình về quản lý kinh tế, tài chính, trật tự an toàn xã hội trên từng địa bàn
phường, xã.
5.7- Về hỗ trợ người nộp thuế
Trong giai này cán bộ thuế ngoài nhiệm vụ thu thuế, quản lý thuế còn giữ
vai trò là một người hướng dẫn triển khai thực hiện các chính sách thúế trong
phạm vi quản lý, vì vậy việc hỗ trợ cho người nộp thuế cũng đã được. Tuy nhiên
mức độ còn hạn chế.
5.8- Bộ máy quản lý thuế:
Tổ chức bộ máy ngành thuế có những thay đổi cơ bản là:
- Thành lập và chia tách các Phòng thuộc Tổng cục thuế: Cơ cấu bộ máy
giúp việc Tổng cục trưởng từ 11 Phòng (năm 1990) lên 18 phòng (năm 1995) do
một số lĩnh vực mới cần phát triển như: máy tính, quản lý ấn chỉ (do số lượng ấn
chỉ tăng, lớn cả về số lượng và chủng loại, quản lý ngày càng phức tạp), các lĩnh
vực khác như xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài, hợp tác quốc tế... là những
lĩnh vực lớn cần tách riêng...
- Thành lập Phòng Quản lý ấn chỉ, Phòng Nghiệp vụ thuế, Phòng Máy
tính ở các Cục thuế lớn ( hoặc tổ Máy tính nằm trong phòng Kế hoạch kế toán
thống kê ở các Cục thuế nhỏ) và Phòng thuế doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài thuộc Cục thuế tại một số Cục thuế.

47
Tổng Cục Thuế Thuế Việt Nam qua các thời kỳ Lịch sử

- Sửa đổi cơ cấu bộ máy Chi cục thuế. Thông tư số 64 TC/TCCB ngày
29/10/1992: xoá bỏ một số tổ trực tiếp quản lý thu tại Chi cục và thành lập đội
thuế xã, phường, gắn với chính quyền cơ sở để quản lý các loại thuế phát sinh
trên địa bàn. Cuối năm1994, sau một năm thực hiện đã có gần 4000 đội thuế
được thành lập, đến nay có gần 6000 đội.
Qua 5 năm thực hiện Nghị định 281-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, tổ
chức bộ máy của ngành thuế ở các cấp đã từng bước được củng cố kiện toàn,
góp phần tích cực vào việc hoàn thành nhiệm vụ thu Ngân sách Nhà nước. Số
thuế và phí thu được hàng năm đều vượt kế hoạch Quốc hội giao và không
ngừng tăng nhanh cả về số tương đối và tuyệt đối. Kết quả đó chủ yếu là do cải
cách hệ thống chính sách thuế và tổ chức bộ máy thu thuế theo ngành dọc, thống
nhất từ Trung ương đến địa phương, khảng định hướng đi đúng đắn trong cải
cách tổ chức bộ máy thuế ở nước ta.
IV- Hệ thống thuế Việt Nam trong giai đoạn cải cách thuế bước II
(1996 - 2000)
1. Bối cảnh kinh tế- xã hội khi tiến hành cải cách thuế bước 2
Từ giữa năm 1997, khủng hoảng tài chính tiền tệ diễn ra ở các nước Đông
Nam Á và lan ra nhiều nước khác. Dù bị tác động song kinh tế nước ta vẫn tiếp
tục tăng trưởng. Tuy nhiên qua khủng hoảng cũng rút ra nhiều bài học trong việc
điều hành chính sách tài chính vĩ mô, vì vậy cần có những sửa đổi. Bộ Chính trị
đã có Chỉ thị số 44 CT/TW ngày 4/11/1998 về việc tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng trong việc thực hiện các luật thuế mới nhằm đạt được 3 yêu cầu chủ yếu
là:
- Bảo đảm công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ của các doanh nghiệp, các
hộ kinh doanh trong nền kinh tế, giúp các doanh nghiệp ổn định được hoạt động
sản xuất, kinh doanh, tăng cường hạch toán kinh tế, nâng cao năng lực quản lý,
nâng cao khả năng cạnh tranh trong nước, trên thị trường quốc tế.
- Bảo đảm không ảnh hưởng lớn đến kế hoạch thu của Ngân sách Trung
ương trong những năm đầu thực hiện. Tạo điều kiện để Ngân sách địa phương
ổn định được nguồn thu, nâng dần tỷ lệ các địa phương cân đối ngân sách và
đóng góp cho Ngân sách Trung ương.
- Bảo đảm ổn định thị trường trong nước, tránh gây ra những biến động
mạnh về giá cả, đặc biệt là giá vật tư, hàng hoá quan trọng dùng cho sản xuất và
tiêu dùng thiết yếu để ổn định sản xuất và không ảnh hưởng đến đời sống nhân
dân.
Quốc hội cũng có Nghị quyết số 18/1998/QH10 ngày 25/11/1998 nêu ra
yêu cầu "Chính phủ cần tập trung chỉ đạo thực hiện các Luật thuế mới, nhất là
luật thuế GTGT. Để chủ động giải quyết kịp thời những khó khăn cho các doanh
nghiệp khi thực hiện Luật thuế GTGT nhằm ổn định và phát triển sản xuất, kinh
doanh . Trên cơ sở quán triệt Chỉ thị của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Quốc hội
nói trên, Chính phủ đã thành lập Ban chỉ đạo triển khai các Luật thuế mới của
48
Tổng Cục Thuế Thuế Việt Nam qua các thời kỳ Lịch sử

Chính phủ và có Chỉ thị số 41/CT/TTG ngày 7/12/1998 về việc tổ chức thực
hiện các luậtt huế mới. Đồng thời có Nghị định số 102/1998/NĐ-CP ngày
21/12/1998 tháo gỡ khó khăn cho một số doanh nghiệp mà Chính phủ đã thấy
trước khi thực hiện các Luật thuế mới. Căn cứ vào Chỉ thị số 41 CT/TTG, các
Bộ, các ngành và các địa phương đã thành lập Ban chỉ đạo triển khai thực hiện
các Luật thuế mới để triển khai cụ thể ở từng Bộ, ngành và địa phương.
Tình hình thu chi Tài chính trong giai đoạn này có nhiều yêu cầu bức
bách, công tác thu thuế đòi hỏi phải thay đổi để:
- Thuế và Phí phải đảm bảo nguồn thu đáp ứng nhu cầu chi cần thiết của
Ngân sách Nhà nước. Thuế phải bao quát được hết các khoản thu nhập, các hoạt
động kinh tế phát sinh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của nước ta. Tỷ lệ
động viên về thuế và phí phải ở mức 19% - 20%/GDP đến năm 2000, để đáp
ứng nhu cầu chi cần thiết của đất nước.
- Mỗi sắc thuế nhằm một mục tiêu, chức năng rõ ràng, cách tính thuế đơn
giản, thuế suất phù hợp với khả năng đóng góp của đối tượng nộp thuế, hạn chế
miễn giảm thuế và thay miễn giảm thuế bằng trợ cấp thông qua ngân sách Nhà
nước.
- Thuế là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế,
khuyến khích đầu tư chiều sâu, đổi mới khoa học công nghệ, thực hiện công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế.
- Thuế phải đảm bảo công bằng xã hội, bình đẳng giữa các thành phần
kinh tế, giữa các tầng lớp dân cư. Bình đẳng ở đây được hiểu là bình đẳng về
nghĩa vụ nộp thuế giữa các thành phần kinh tế, giữa các tầng lớp dân cư.
- Thuế phải dựa vào khả năng đóng góp, người có thu nhập nhiều phải
nộp thuế nhiều hơn người có thu nhập thấp. Mục đích đánh thuế thu nhập nhằm
hạn chế chênh lệch về thu nhập giữa các thành viên trong xã hội và quản lý các
khoản thu nhập, hạn chế tiêu cực, tham nhũng.
- Toàn bộ chính sách thuế cũng như từng sắc thuế phải có những yếu tố
tương đồng với thuế của các nước và phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo điều kiện
mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế giữa nước ta với các nước trong khu vực và cả
thế giới.
2. Các nội dung đổi mới hệ thống thuế trong giai đoạn này
2.1. Về hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật
Đây là giai đoạn thực hiện đề án cải cách hành chính thuế bước II; với
mục tiêu là đổi mới, hoàn thiện và ổn định hệ thống chính sách thuế cùng với
những cải tiến công tác hành thu, cải cách hành chính của cả nước.
Về hình thức: Để ổn định chính sách thuế trong một thời kỳ dài, nhằm
thu hút và khuyến khích đầu tư, các sắc thuế lần lượt được củng cố về nội dung
và nâng dần hình thức pháp lý của văn bản. Các quy phạm pháp luật thuế dần

49
Tổng Cục Thuế Thuế Việt Nam qua các thời kỳ Lịch sử

dần được thể hiện trong các luật thuế và pháp lệnh thuế để thay thế dần các văn
bản có giá trị pháp lý thấp hơn.
Về nội dung: Quốc hội đã thông qua thực hiện hai loại thuế mới: Luật
thuế giá trị gia tăng thay thế Luật thuế doanh thu, Luật thuế thu nhập doanh
nghiệp thay thế Luật thuế lợi tức và sửa đổi, bổ sung Luật thuế tiêu thụ đặc biệt,
Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, sửa đổi Luật thuế chuyển quyền sử dụng
đất, Pháp lệnh thuế tài nguyên, Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu
nhập cao. Đồng thời sửa đổi, bổ sung các luật khác có liên quan như Luật
khuyến khích đầu tư trong nước, Luật ngân sách, để thực hiện đồng bộ với các
luật thuế mới.
2.2- Luật thuế mới
- Nghị quyết Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 11 (ngày 10/5/1997) đã ban
hành Luật thuế giá trị gia tăng (GTGT) và Luật thuế thu nhập doanh nghiệp
(TNDN) có hiệu lực thi hành từ 1/1/1999. Đây là 2 luật thuế cơ bản quan trọng
điển hình cho 2 loại thuế: gián thu (thuế GTGT) và thuế trực thu (Thuế TNDN).
Phạm vi điều chỉnh của 2 sắc thuế này rộng, tác động đến nhiều mặt kinh tế xã
hội. Đây có thể coi là bước đột phá quan trọng nhất của công cuộc cải cách thuế
bước II . Đặc biệt hơn Bộ Chính Trị có chỉ thị số 44-CT/TW ngày 04/11/1998
về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong việc thực hiên Luật thuế Giá trị gia
tăng và các luật thuế mới.
2.2.1- Về thuế giá trị gia tăng (GTGT) thay thế thuế doanh thu
Việc áp dụng thuế GTGT với số lượng thuế suất ít (4 thuế suất) đã tạo
điều kiện đơn giản hoá và nâng cao hiệu quả quản lý thuế.
Thuế GTGT tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát
sinh ở từng khâu trong quá trình sản xuất, lưu thông, tiêu dùng nên khắc phục
được nhược điểm thuế đánh trùng lắp của thuế doanh thu; thuế được hoàn đối
với hàng hoá xuất khẩu sẽ phát huy tốt tác dụng khuyến khích xuất khẩu, tạo
điều kiện cho hàng xuất khẩu có thể cạnh tranh thuận lợi trên thị trường quốc tế;
thuế GTGT kết hợp với hàng nhập khẩu làm tăng giá vốn đối với hàng nhập
khẩu, góp phần tích cực bảo vệ hàng sản xuất trong nước; tăng cường hạch toán
kế toán kinh doanh, thúc đẩy việc mua bán hàng hoá thực hiện tốt chế độ hoá
đơn để được khấu trừ thuế GTGT đầu vào; khuyến khích hiện đại hoá, chuyên
môn hoá sản xuất, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. . ..
Luật thuế GTGT được thông qua giữa năm 1997 là thời kỳ nền kinh tế -
xã hội của Việt nam tăng trưởng khá. Nhưng Luật thuế lại được triển khai vào
đầu năm 1999, thuộc thời điểm khủng hoảng tài chính khu vực có ảnh hưởng
không tốt đến sản xuất, kinh doanh của Việt nam, hầu hết các ngành kinh tế gặp
nhiều khó khăn.
Với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và
công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, chế độ thuế mới được tăng cường,
Luật thuế GTGT được triển khai thuận lợi và bước đầu đạt được về cơ bản
50
Tổng Cục Thuế Thuế Việt Nam qua các thời kỳ Lịch sử

những mục tiêu đề ra: bảo đảm kế hoạch thu ngân sách, giúp doanh nghiệp ổn
định sản xuất, kinh doanh, không gây biến động về giá cả, đời sống. . .Qua năm
đầu triển khai thực hiện, thuế GTGT đang bộc lộ một số nhược điểm và được
các cơ quan chức năng nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung để thuế GTGT được
hoàn thiện, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt nam.
2.2.2- Về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) thay thế thuế lợi tức
Khái niệm "thuế lợi tức" thường được hiểu là loại thuế đánh trên lợi tức
kinh doanh. Trong kinh tế thị trường, các khoản thu của doanh nghiệp rất đa
dạng, phong phú, bao gồm cả lợi tức kinh doanh và các khoản thu không phải từ
kinh doanh như các khoản thu về chuyển nhượng vốn, tài sản, chuyển giao công
nghệ . . . Vì vậy cần thiết phải đổi tên "thuế lợi tức" thành "thuế thu nhập doanh
nghiệp".
Việc ban hành Luật thuế TNDN nhằm bao quát và điều tiết được tất cả
các khoản thu nhập đã, đang và sẽ phát sinh của cơ sở kinh doanh trong cơ chế
thị trường; khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài và khuyến khích các tổ
chức, cá nhân trong nước tiết kiệm vốn cho đầu tư phát triển kinh doanh qua các
chế độ miễn, giảm thuế; từng bước thu hẹp sự khác biệt về chính sách thuế để
bảo đảm sự bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế; hệ
thống hoá những qui định ưu đãi về thuế trong nhiều luật khác nhau, bảo đảm sự
rõ ràng, thống nhất trong việc thực hiện các chế độ ưu đãi thuế.
2.3- Về sửa đổi, bổ sung Luật
Theo Nghị quyết Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 3, ngày 20/5/1998 (có hiệu
lực từ 1/1/1999) về thuế XNK và thuế tiêu thụ đặc biệt được sửa đổi, bổ sung
với nội dung chủ yếu sau đây:
2.3.1- Về sửa đổi, bổ sung Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Việc áp dụng Luật thuế GTGT (bắt đầu từ 1/1/1999) cả đối với hàng nhập
khẩu đòi hỏi Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (thuế XNK) phải được sửa
đổi, bổ sung để bảo đảm tính đồng bộ trong các chính sách thuế áp dụng đối với
hàng nhập khẩu, không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các
doanh nghiệp. Đồng thời phải phát huy tác dụng của thuế XNK khuyến khích và
tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động xuất khẩu, bảo hộ hợp lý sản xuất
trong nước theo tinh thần bảo hộ có chọn lọc, có điều kiện, có thời hạn, phù hợp
với tiến trình hội nhập quốc tế.
Mặt khác, Việt nam đã là thành viên của ASEAN, tham gia vào khu vực
mậu dịch tự do của ASEAN (AFTA), đã ký Hiệp định thương mại với Liên hiệp
Châu âu, chuẩn bị trở thành thành viên của Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á -
Thái Bình Dương (APEC) và chuẩn bị điều kiện gia nhập Tổ chức thương mại
thế giới (WTO)- Hoàn cảnh đó đòi hỏi Luật thuế XNK của ta phải có những sửa
đổi, bổ sung để tạo ra những cơ sở pháp lý cần thiết cho việc thực hiện những
cam kết quốc tế, góp phần bảo vệ lợi ích quốc gia.

51
Tổng Cục Thuế Thuế Việt Nam qua các thời kỳ Lịch sử

Luật thuế XNK sửa đổi, bổ sung có hiệu lực thi hành từ 01/01/1999, đồng
bộ với việc triển khai Luật thuế GTGT.
2.3.2- Về Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)
Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 3 đã thông qua Luật thuế tiêu thụ đặc biệt
(sửa đổi) với các mục tiêu chủ yếu là: bảo đảm sự đồng bộ trong hệ thống chính
sách thuế qua việc ban hành Luật thuế GTGT, sửa đổi Luật thuế XNK trong quá
trình hội nhập với các tổ chức kinh tế, quốc tế trong khu vực và trên thế giới;
góp phần hướng dẫn sản xuất, điều tiết thu nhập một cách hợp lý, tạo xu thế tiêu
dùng xã hội lành mạnh; khắc phục những tồn tại của thuế tiêu thụ đặc biệt
(TTĐB) hiện hành, bảo đảm yêu cầu động viên hợp lý cho NSNN.
2.3.3- Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao:
Trong giai đoạn 1995 - 2000, Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có
thu nhập cao được sửa đổi, bổ sung 2 lần: Lần thứ nhất vào tháng 2 năm 1997,
nội dung sửa đổi là bãi bỏ quy định về khoản thuế thu nhập không thường xuyên
đối với quà biếu, quà tặng bằng tiền từ nước ngoài gửi về và sửa đổi khởi điểm
chịu thuế của người Việt Nam từ 1,2 triệu đồng/tháng lên 2 triệu đồng/tháng,
đồng thời điều chỉnh mức chịu thuế trong các bậc. Lần thứ 2 được sửa đổi vào
tháng 6 năm 1999, nội dung là sửa đổi biểu thuế cho người nước ngoài. Khởi
điểm chịu thuế của người nước ngoài từ 5 triệu đồng/tháng lên 8 triệu
đồng/tháng và điều chỉnh các mực chịu thuế trong các bậc thuế.
2.3.4- Các loại thuế liên quan đến tài sản:
Ngày 21/12/1999 Quốc hội Khoá X đã ban hành Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất. Nội dung chính của Luật
sửa đổi là thuế suất thuế chuyển quyền sử dụng đất giảm từ 10% xuống 2% đối
với đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối và từ
20% xuống 4% đối với đất ở, đất xây dựng công trình và các loại đất khác.
Ngoài ra, Luật còn sửa đổi, bổ sung một số trường hợp không thuộc diện chịu
thuế và một số trường hợp được miễn, giảm thuế chuyển quyền sử dụng đất.
Những sắc thuế khác cũng có những thay đổi nhỏ cho phù hợp với thay
đổi của cả hệ thống. Tuy nhiên về kết cấu văn bản các sắc thuế vẫn không có
nhiều thay đổi.
Bên cạnh những thay đổi trong các văn bản quy phạm pháp luât thuế, từ
năm 1996, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài ở những văn bản không là luật
thuế cũng có những thay đổi căn bản nhằm:
- Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý hoàn chỉnh hơn, rõ ràng hơn, mở
rộng ưu đãi hơn cho các nhà đầu tư nhằm tạo ra môi trường đầu tư thông thoáng
thu hút đầu tư nước ngoài.
- Thu hút ít nhất đạt 20 tỷ USD vốn đầu tư.

52
Tổng Cục Thuế Thuế Việt Nam qua các thời kỳ Lịch sử

- Hình thành cơ cấu hợp lý theo vùng lãnh thổ: hướng các nhà đầu tư
nước ngoài vào các Khu chế xuất, các khu công nghiệp và khu công nghệ cao,
các vùng cần phát triển theo quy hoạch của Chính phủ.
- Khuyến khích đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm, mũi nhọn xuất
khẩu, phát huy các thế mạnh sẵn có của Việt Nam như công nghiệp chế biến,
công nghiệp nhẹ sử dụng lao động có tay nghề kỹ thuật cao, phát triển cơ sở hạ
tầng của nền kinh tế và xã hội, dịch vụ du lịch.
Với các quy định cụ thể của chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài
trên giác độ thuế như sau:
Mở rộng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp bằng cách bổ sung đối tượng
được hưởng, nâng cao mức ưu đãi về thuế suất, nâng thời gian được miễn giảm
thuế lợi tức, mở rộng ưu đãi thuế lợi tức cho các doanh nghiệp khu công nghiệp
và doanh nghiệp chế xuất, mở rộng ưu đãi thuế lợi tức cho các doanh nghiệp
BOT, BTO và BT.
- Mở rộng hoàn thuế lợi tức tái đầu tư.
- Tăng cường các biện pháp khuyến khích về thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu.
3- Các thoả thuận và cam kết quốc tế về thuế
3.1 Hiệp định tránh đánh thuế hai lần
Thực hiện chủ trương xây dựng một nền kinh tế mở, đa phương hoá, đa
dạng hoá kinh tế đối ngoại..., tranh thủ vốn, công nghệ để tiến hành công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, trong các lĩnh vực thuế ta đã tăng cường việc đàm phán Hiệp
định thuế, đặc biệt là với các nước ASEAN khi ta đã trở thành thành viên chính
thức của ASEAN, đồng thời đã mở rộng việc đàm phán, ký kết Hiệp định với
các nước thuộc Châu Phi và Châu Mỹ La tinh. Trong giai đoạn này ta đã ký
thêm hơn 15 Hiệp định với các nước đưa tổng số Hiệp định ký kết lên 34 trong
đó có 33 Hiệp định đã có hiệu lực thi hành.
Trong giai đoạn này song song với việc xây dựng một hệ thống pháp qui
về thuế đáp ứng những yêu cầu về thu ngân sách phù hợp với tình hình phát
triển mới của nền kinh tế đất nước, các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần ký
giữa Việt nam và các nước đã trở thành một bộ phận của pháp luật về thuế của
Việt Nam, góp phần vào việc điều chỉnh các hoạt động kinh tế và đầu tư của
nước ngoài tại Việt nam dưới giác độ thuế. Ngoài ra, các Hiệp định thuế còn có
vai trò định hướng cho việc xây dựng và hoàn thiện luật thuế theo hướng phù
hợp với thông lệ quốc tế, đáp ứng được yêu cầu mở rộng quan hệ hợp tác với
các nước, thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Việc ban hành các văn bản pháp luật để đưa công tác quản lý Hiệp định
vào nề nếp, có hiệu quả đã trở thành yêu cầu cần thiết. Bộ Tài chính đã ban hành
một số Thông tư hướng dẫn việc thi hành Hiệp định (Thông tư số 52 TC/TCT
ngày 16/8/1997, Thông tư 95/1997/TT/BTC ngày 29/12/1997). Các văn bản này
53
Tổng Cục Thuế Thuế Việt Nam qua các thời kỳ Lịch sử

đã qui định rõ thẩm quyền của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Cục thuế trong
việc quản lý thực hiện Hiệp định; giải thích, hướng dẫn nội dung các điều khoản
của các Hiệp định đã ký và các quy định về thủ tục miễn, giảm thuế, khấu trừ
thuế, thoái trả tiền thuế, giải quyết các khiếu nại về thuế theo Hiệp định.
3.2- Các cam kết về thuế trong hội nhập với khu vực và thế giới.
Ngày 14/11/1998 Việt Nam đã trở thành thành viên của Diễn đàn hợp tác
kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương (APEC) và đưa ra Chương trình hành động
của quốc gia (IAP) để thực hiện tự do hoá thương mại vào năm 2020 với mức
thuế nhập khẩu là 0%. Đồng thời Việt Nam cũng đang xúc tiến đàm phán để gia
nhập WTO, trong đó phải đưa ra những cam kết ràng buộc các mức thuế nhập
khẩu của mình và giảm dần theo hướng mở cửa thị trường. Bên cạnh đó, Việt
Nam cũng bắt đầu quá trình đàm phán Hiệp định Thương mại song phương với
Hoa Kỳ. Tuy mức độ cam kết là khác nhau nhưng các tổ chức thương mại khu
vực, thế giới này và Hoa Kỳ đề có chung mục tiêu là tự do hoá thương mại mà
chìa khoá của nó là việc cắt giảm hàng rào thuế quan và bỏ các rào cản phi thuế
quan khác.
Việc tham gia vào những tổ chức thương mại này tạo cho Việt Nam
những cơ hội lớn để thúc đẩy kinh tế phát triển hiệu quả nhưng cũng đặt ra cho
Việt Nam những thách thức to lớn. Về mặt pháp lý, đòi hỏi ta phải có những sửa
đổi, bổ sung để Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nói riêng và hệ thống chính
sách thuế nói chung hợp với thông lệ quốc tế để tạo điều kiện cho ta thực hiện
được những cam kết quốc tế, vừa góp phần bảo vệ lợi ích quốc qua trong điều
kiện hội nhập.
4- Cải tiến quy trình quản lý thu thuế
Đồng thời với việc triển khai thực hiện Luật thuế GTGT và Luật thuế
TNDN, ngành thuế đã tiến hành việc cải tiến toàn bộ quy trình quản ly, thu thuế,
thực hiện cải cách quản lý hành chính thuế, tiến tới áp dụng phương pháp quản
lý thu thuế hiện đại mà các nước đang thực hiện.
Đặc trưng của quy trình quản lý thuế mới là xoá bỏ quy trình quản lý theo
chế độ "chuyên quản", không còn phù hợp với tình hình, nhiệm vụ mới. Đối
tượng nộp thuế phải đề cao tinh thần tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế theo Luật
pháp quy định, thực hiện tự tính thuế, tự kê khai thuế dựa vào kết quả hoạt động
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của mình và tự nộp thuế vào kho bạc Nhà nước.
Cơ quan thuế thực hiện nhiệm vụ hành thu theo đúng chức năng Nhà nước quy
định, hạn chế việc cán bộ thuế tiếp xúc riêng với đối tượng nộp thuế, áp dụng
hình thức phạt nặng đối với các trường hợp khai man, trốn thuế, bảo đảm thu
đúng, đủ, kịp thời cho NSNN, giảm hiện tượng tiêu cực cả đối với người nộp
thuế và cán bộ thu thuế.
Các doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm chỉnh chế độ hoá đơn, kế toán,
đặc biệt theo chế độ mã số thuế, cả đối với người bán hàng và người mua hàng.
Qua đó, có căn cứ chính xác để thực hiện đúng đắn việc tự tính thuế, kê khai

54
Tổng Cục Thuế Thuế Việt Nam qua các thời kỳ Lịch sử

thuế đối với doanh nghiệp, có cơ sở cho việc khấu trừ tiền thuế GTGT đầu vào
và có tài liệu để cán bộ thuế kiểm tra, xác định tính thuế đúng hay sai.
Thông qua chế độ tự tính thuế, tự kê khai, tự nộp thuế vào Kho bạc Nhà
nước, nhà doanh nghiệp nâng cao được ý thức trách nhiệm về việc thực hiện
nghĩa vụ nộp thuế, kết hợp với việc xử lý nghiêm minh các trường hợp trốn lậu
thuế.
5. Về cải cách hành chính thuế
Công tác cải cách hành chính thuế được coi là một trong những biện pháp
cơ bản để thực hiện thành công nhiệm vụ chính trị của toàn ngành, được triển
khai từ năm 1990, đặc biệt là trong thời gian thực hiện cải cách thuế bước II (từ
năm 1998 đến nay). Việc cải cách hành chính thuế được thực hiện theo hướng:
đơn giản, rõ ràng, công khai và tiến đến máy tính hoá nhằm thực hiện được các
mục tiêu thu đúng, thu đủ, thu kịp thời theo quy định của luật, tập trung nhanh
các nguồn thu vào NSNN, giảm bớt cả thủ tục phiền hà, tạo điều kiện thuận lợi
cho các đối tượng nộp thuế, đềcao tính tự giác và trách nhiệm thực hiện nghĩa
vụ thuế theo quy định của Hiếp pháp với mọi đối tượng nộp thuế. Thực hiện quy
trình hành thu tiên tiến để hạn chế và tiến tới xoá bỏ các hiện tượng tiêu cực cả
trong và ngoài ngành thuế.
- Từng bước hiện đại hoá công tác thuế, ứng dụng được tin học vào quá
trình quản lý, thu thuế.
- Xây dựng được các sổ tay nghiệp vụ cho cán bộ thuế đối với một số sắc
thuế. Các loại sổ tay này đã góp phần nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ
thuế, làm cẩm nang cho cán bộ thuế trong công tác hàng ngày, khi gặp khó khăn
thì tra cứu.
- Từ 01/01/1999, tổ chức cấp mã số đối tượng nộp thuế, thực hiện các quy
trình quản lý thuế mới là xoá bỏ quy trình quản lý theo chế độ "chuyên quản",
không còn phù hợp với tình hình nhiệm vụ mới. Đối tượng nộp thuế phải chịu
trách nhiệm về nghĩa vụ thuế theo luật pháp quy định đối với các doanh nghiệp
và các tổ chức kinh tế là tự kê khai, tính thuế qua kết quả kinh doanh của từng
cơ sở và nộp thuế vào Kho bạc Nhà nước theo thông báo của cơ quan thuế; Các
quy trình quản lý thu vào hộ cá thể, quy trình về thủ tục nộp thuế, hoàn thuế,
miễn giảm thuế được niêm yết công khai cho mọi đối tượng nộp thuế biết để
thực hiện và tạo điều kiện cho đối tượng nộp thuế giám sát cơ quan thuế; thực
hiện hình phạt nặng đối với các trường hợp khai man, trốn thuế, bảo đảm thu
đúng, đủ, kịp thời cho NSNN.
- Thực hiện cải tiến, xây dựng hệ thống hoá đơn, chứng từ, biên lai, sổ
sách kế toán thuận lợi cho việc sử dụng của các đối tượng nộp thuế, mở rộng
khuyến khích diện áp dụng hoá đơn tự in theo quy định, nâng cao tính tự chủ, tự
chịu trách nhiệm của đơn vị về hoá đơn chứng từ trước pháp luật cũng như tạo
thuận lợi cho việc quản lý, giám sát của cơ quan thuế và cơ quan quản lý của
Nhà nước.

55
Tổng Cục Thuế Thuế Việt Nam qua các thời kỳ Lịch sử

- Tổ chức quản lý, thu thuế được cải tiến theo hướng tập trung lên cục
thuế phụ trách quản lý các cơ sở kinh doanh thực hiện chế độ hoá đơn, kế toán
và thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, trang bị hệ thống thông tin để
ngành thuế có thể quản lý bằng vi tính mà trọng tâm trước mắt là thuế GTGT.
Các Chi cục thuế chỉ quản lý hộ cá thể theo chế độ thu khoán.
Công tác kiểm tra, thanh tra của ngành thuế đã được tăng cường mạnh mẽ
và xử lý nghiêm minh, đúng luật, đặc biệt đối với các trường hợp điển hình, cố
tình khai man, trốn thuế để phát huy tác dụng giáo dục, răn đe, từng bước đưa
việc thực hiện chính sách, chế độ thuế vào nề nếp, kỷ cương..
Quy trình quản lý thuế mới được cải tiến có quy định là cán bộ thuế chỉ
trực tiếp tiếp xúc với doanh nghiệp về thuế khi có những nghi vấn về khai gian,
trốn thuế. Mỗi lần tiếp xúc kiểm tra doanh nghiệp, ít nhất phải có 2 cán bộ thuế.
Việc cử cán bộ thuế đến kiểm tra doanh nghiệp sẽ được chỉ định theo nguyên tắc
tuỳ tính chất từng vụ việc, phù hợp với trình độ, kinh nghiệm của từng cán bộ,
không cử một cán bộ cố định kiểm tra thường xuyên một doanh nghiệp theo
kiểu"chuyên quản" như cũ.
Quy trình này được áp dụng với các đối tượng nộp thuế phải thực hiện
chế độ hoá đơn, kế toán và thực hiện thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh
nghiệp theo kê khai, không áp dụng với các hộ nộp thuế theo chế độ khoán
doanh thu, mức thuế được quản lý, nộp thuế theo quy trình riêng.
Việc thực hiện quy trình quản lý trên đây sẽ tạo điều kiện nâng cao trách
nhiệm, nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế, hiện đại hoá một bước công tác quản
lý, thu thuế, hạn chế hiện tượng tiêu cực trong việc thi hành pháp luật về thuế.
6- Kiện toàn tổ chức bộ máy ngành thuế
Trong giai đoạn này, bộ máy Cục thuế và Chi cục thuế cũng có những
thay đổi đáng kể:
- Tiếp tục thành lập Phòng thuế doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở
một số Cục thuế có đầu tư nước ngoài lớn.
- Chuyển doanh nghiệp ngoài quốc doanh, quốc doanh quận, huyện, hợp
tác xã và hộ cá thể nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ từ Chi
cục thuế về Cục thuế quản lý thu và thành lập Phòng Quản lý thu thuế các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh và quốc doanh quận, huyện thuộc Cục thuế để quản lý
thu các đối tượng này.
Những thay đổi nói trên đã đáp ứng kịp thời yêu cầu quản lý, đặc biệt là
các Luật thuế mới, góp phần vào việc thực hiện thắng lợi các Luật thuế mới
trong đó có Luật thuế Giá trị gia tăng.
7 - Đánh giá kết quả cải cách thuế bước II
7.1- Những kết quả đạt được:

56
Tổng Cục Thuế Thuế Việt Nam qua các thời kỳ Lịch sử

7.1.1- Đã xây dựng được một hệ thống chính sách thuế, phí tương đối
hoàn chỉnh phục vụ cho công cuộc đổi mới đát nước và hội nhập kinh tế.Hệ
thống chính sách thuế đã bao quát được hầu hết các nguồn thu, áp dụng thống
nhất đối với mọi thành phần kinh tế, từng bước thích ứng yêu cầu chuyển đổi
nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng XHCN.
7.1.2 Tổ chức triển khai thắng lợi các Luật thuế mới và các luật thuế sửa
đổi, bổ sung đặc biệt là thuế Giá trị gia tăng và Thuế Thu nhập doanh nghiệp.
7.1.3 Về thu ngân sách:
Tổng thu thuế và phí luôn hoàn thành vượt mức Dự toán thu hàng năm
được Quốc hội thông qua, đạt tốc độ tăng trưởng cao. Năm 2000 tăng 13,7 lần
so với năm 1990. Số thu từ thuế và phí đóng góp vào Ngân sách Nhà nước ngày
càng tăng, góp một phần thắng lợi mục tiêu huy đông đầy đủ nguồn thu vào
NSNN, bảo đảm nhu cầu chi thường xuyên, dành một phần tích luỹ phục vụ sự
nghiệp công nghiệp hoá (CNH), hiện đại hoá (HĐH), thực hiện tỷ lệ động viên
thuế và phí vào NSNN bình quân hàng năm 20-21%/GDP (Tổng sản phẩm quốc
nội).

Ghi chú: Báo cáo tổng kết công tác thuế qua các năm 1990-2000 của
Tổng cục thuế
7.1.4- Về phát triển sản xuất và ổn định đời sống:
Thuế GTGT tạo điều kiện cho giá thành các công trình xây dựng cơ bản
giảm khoảng 10% so với trước đây. Việc mua sắm tài sản cố định có thuế
GTGT đều được khấu trừ hoặc hoàn thuế. Thiết bị, máy móc, phương tiện vận

57
Tổng Cục Thuế Thuế Việt Nam qua các thời kỳ Lịch sử

tải chuyên dùng, loại trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để làm TSCĐ
theo dự án, thì không thuộc diện chịu thuế GTGT. Trên lĩnh vực lưu thông do
thuế GTGT chỉ đánh trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ qua các khâu
sản xuất, lưu thông đến khâu tiêu dùng cuối cùng, nên khắc phục được tình trạng
thuế trùng lên thuế, kích thích lưu thông nhiều hơn.
Thuế thu nhập doanh nghiệp cũng có quy định ưu đãi đầu tư rất cụ thể
khuyến khích nhiều hơn các doanh nghiệp đầu tư để tăng lợi nhuận.
Nhà nước đã giảm thuế chuyển quyền sử dụng đất và giảm lệ phí trước bạ
đất từ 2% xuông 1% làm cho thị trường đất đai, nhà cửa sôi động hẳn lên.
Bằng các nội dung chính sách khuyến khích ưu đãi của các Luật thuế mới
nêu trên đã góp phần tác động lớn đến đầu tư và phát triển sản xuất, kinh doanh.
Do sản xuất kinh doanh phát triển, Ngân sách dồi dào, những người làm
công ăn lương được hưởng mức lương cơ bản ngày càng cao, đời sống cũng
tương đối ổn định. Bên cạnh đó với chính sách thuế sửa đổi nhằm phục vụ chủ
trương phát triển kinh tế nhiều thành phần nên kinh tế tư nhân, kinh tế hộ gia
đình phát triển, đời sống của đại bộ phận nhân dân cũng không ngừng tăng lên.
7.1.5- Về thực hiện các chính sách kinh tế, xã hội của Nhà nước:
Thuế đã góp phần khuyến khích xuất khẩu, bảo hộ sản xuất trong nước,
sắp xếp cơ cấu lại nền kinh tế thông qua việc áp dụng thuế suất GTGT 0% cho
hàng hoá xuất khẩu, thuế suất thu nhập doanh nghiệp ưu đãi cho các doanh
nghiệp có tỷ lệ hàng xuất khẩu cao, điều chỉnh thường xuyên thuế suất thuế
nhập khẩu theo hướng tỷ lệ nội địa hoá.
Thuế đã tác động tích cực đến việc tăng cường công tác hạch toán kế toán
của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý Nhà nước kiểm tra,
giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Do làm tốt hơn
công tác kế toán, hoá đơn chứng từ, các đối tượng nộp thuế theo kê khai đã lập
và nộp tờ khai thuế hàng tháng tương đối đầy đủ và đúng thời hạn.
7.1.6- Về công tác quản lý thu thuế cũng được quan tâm đáng kể:
Ngành thuế đã triển khai việc cấp mã số thuế cho các đối tượng nộp thuế.
Thông qua việc cấp mã số thuế, ngành thuế và ngành hải quan đã nắm được hầu
hết các doanh nghiệp và đối tượng kinh doanh để quản lý thu thuế được chặt chẽ
hơn số lượng đối tượng nộp thuế. Công tác kiểm tra, thanh tra thuế được tăng
cường, góp phần chống thất thu và giải quyết các khiếu nại về thuế kịp thời, tăng
lòng tin đối với dân.
Bước đầu thực hiện hiện đại hoá công tác quản lý thu có kết quả. Nổi bật
là việc triển khai thành công ứng dụng công nghệ tin học vào công tác đăng ký
cấp mã số thuế và hệ thống quản lý thu thuế Giá trị gia tăng và thuế Thu nhập
doanh nghiệp. Các mạng máy tính tại các Cục thuế đã có tác dụng tốt trong việc
phối hợp xử lý thông tin giữa các bộ phận quản lý thu để kịp thời tính thuế, tính

58
Tổng Cục Thuế Thuế Việt Nam qua các thời kỳ Lịch sử

nợ, tính phạt và cung cấp các thông tin về các đối tượng nộp thuế cần kiểm tra,
thanh tra về thuế.
7.1.7- Về công tác tổ chức bộ máy quản lý thuế ở Cục thuế, Chi cục
thuế đã được sắp xếp lại phù hợp với yêu cầu và nghiệp vụ quản lý các loại thuế
mới. Việc thay đổi tổ chức bộ máy thu thuế đã giúp cho ngành thuế nắm chắc
trên 90% số thu ở Cục thuế, quản lý tốt hơn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, giúp các đối tượng này thực hiện tốt hơn
việc mở sổ sách và ghi chép kế toán, sử dụng hoá đơn chứng từ, kê khai nộp
thuế, hoàn thuế... đồng thời tạo điều kiện từng bước để đưa công tác tin học vào
quản lý thuế.
Công tác tuyên truyền thuế đã được đẩy mạnh. Ngành thuế đã phối hợp
với nhiều đơn vị (Ban Văn hoá tư tưởng Trung ương, nhà xuất bản, tạp chí, toà
soạn, trường học,...), sử dụng nhiều phương tiện và hình thức (báo chí, đài phát
thanh, đài truyền hình, sân khấu, điện ảnh, bài giảng,...) để phổ biến, tuyên
truyền, giáo dục pháp luật thuế. Đặc biệt đã phối hợp với Bộ giáo dục đào tạo
đưa chương trình thuế vào môn “giáo dục công dân” trong nhà trường.
7.1.8- Về công tác bồi dưỡng đào tạo:
Năm 1990 tỷ lệ (%) cán bộ thuế được đào tạo là 36,5%, đến hết năm
2000 đã tăng lên là 92,4%. Trong đó: Trình độ đại học từ 10,5% lên 28,3%,
trình độ trung học nghiệp vụ từ 26% lên 64,1%. Cán bộ không những được đào
tạo theo chuyên ngành thuế mà còn được đào tạo các chuyên ngành kinh tế - tài
chính, luật pháp và một số chuyên ngành liên quan khác phục vụ cho công tác
quản lý thu thuế đối với nhiều ngành kinh tế khác nhau.
Đến nay, số cán bộ lãnh đạo cấp Tổng cục và Cục Thuế có trình độ đại
học và trên đại học là 95,1%. Số cán bộ lãnh đạo là Chi cục trưởng và Trưởng
phòng có trình độ đại học và trên đại học là 79%.
Bên cạnh đó, việc tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ thuế cũng được tiến
hành thường xuyên, dưới các hình thức phong phú, đa dạng: Tổng cục tập huấn
cho cán bộ chủ chốt của Cục Thuế, số cán bộ này tập huấn lại cho các cán bộ
của Cục thuế và Chi cục Thuế. Hàng năm, nhiều Cục Thuế tiến hành kiểm tra
trình độ cán bộ, tổ chức thi cán bộ thuế giỏi. Ngoài ra, cán bộ thuế còn được bồi
dưỡng về lý luận chính trị, quản lý Nhà nước, tin học và ngoại ngữ.
Nhiều đồng chí cán bộ lãnh đạo trong ngành Thuế đã trưởng thành và
phát triển, được tín nhiệm và được điều động sang giữ các chức vụ lãnh đạo
chính quyền và cấp uỷ địa phương.

59
Tổng Cục Thuế Thuế Việt Nam qua các thời kỳ Lịch sử

TRÌNH ĐỘ CÁN BỘ THUẾ SAU 10 NĂM CẢI


CÁCH

Đại học (%)


Trung học (%)
27.60 28.00 28.30
26.90 27.10
25.20 26.00
20.47
18.20

15.00
10.50 63.00 64.00 64.00 64.10
57.80 58.85 61.90
52.70
47.20

26.00 29.00

Năm
1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000

7.2- Nhược điểm:


- Do thuế giá trị gia tăng được xây dựng trước, đến khi thực hiện do
khủng hoảng kinh tế thế giới và khu vực tác động lớn nên mức thuế của một số
ngành hàng trở nên quá cao nên dù chưa thực hiện cũng đã phải điều chỉnh kịp
thời làm cho doanh nghiệp hoang mang.
- Do quá nhiều chính sách ưu đãi tác động đến thuế thu nhập doanh
nghiệp, nên thuế thu nhập doanh nghiệp hầu như bị biến tướng và trờ nên phức
tạp hơn.
- Sự thường xuyên thay đổi thuế suất của Biểu thuế nhập khẩu hiện nay
tuy phù hợp với những thay đổi trước mắt của nền kinh tế nhưng lại phản ánh
chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam mang tính đối phó ngắn hạn gây khó
khăn cho các đơn vị sản xuất kinh doanh trong việc xác định chủ trương và
chiến lược kinh doanh lâu dài của đơn vị cũng như cho công tác quản lý thuế.
- Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao chủ yếu điều tiết thu nhập
từ tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập khác của cá nhân, không đề cập
đến thu nhập của các cá nhân kinh doanh. Vì vậy, số lượng đối tượng nộp thuế
còn hạn hẹp do đó số thu từ sác thuế này còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số
thu về thuế và phí.
60
Tổng Cục Thuế Thuế Việt Nam qua các thời kỳ Lịch sử

- Việc tiếp tục kéo dài thời hạn ưu đãi thuế đối với đầu tư nước ngoài là
không phù hợp với việc các nước không chấp thuận kéo dài thời hạn áp dụng
biện pháp trừ khoán thuế trong Hiệp định tránh đánh thuế hai lần đã ký với Việt
Nam cũng như các nước đang và sẽ đàm phán với Việt Nam. Điều này gây thiệt
hại cho thu ngân sách của ta mà không thực sự là biện pháp khuyến khích thu
hút đầu tư nước ngoài hiệu quả.
- Hệ thống chính sách thuế còn chưa phù hợp với thông lệ quốc tế và
chưa đảm bảo tính tương thích với các nền kinh tế thị trường khác trong khu
vực. Cơ cấu thuế suất của biểu thuế nhập khẩu hiện hành gồm có 12 mức thuế
(không tính những dòng riêng) dàn trải từ 0% đến 100% cùng với quy định thuế
suất theo tỷ lệ nội địa hoá so với các nước trong khu vực là tương đối phức tạp
và không phù hợp với quy định của WTO.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng cũng chưa được chính quy, hiện đại, còn
chắp vá chất lượng chưa đạt yêu cầu.
- Việc tuyên truyền chính sách thuế và các dịch vụ cho Người nộp thuế
( NNT) còn hạn chế làm cho NNT phải chi phí nhiều cho việc tuân thủ các quy
định về thuế và ngành thuế cũng phải mất một lượng lớn cán bộ thuế và thời
gian để hướng dẫn NNT những việc mà như các nước khác thì NNT có thể tự
làm. Hiện tượng giải thích thuế đôi khi còn chủ quan của từng cơ quan thuế gây
nên việc áp dụng quy định về thuế nhiều khi thiếu nhất quán giữa các tỉnh, thành
phố.
V- Hệ thống thuế giai đoạn cải cách hành chính trong lĩnh vực về
thuế từ 2001 đến nay
Thực hiện chương trình tổng thể về cải cách hành chính nhà nước giai
đoạn 2001-2010 theo Quyết định số 136/2001/QĐ - TTg ngày 17/9/2001 của
Thủ tướng chính phủ, Bộ Tài Chính đã và đang triển khai trong toàn ngành Tài
chính kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2001-2005. Công tác cải cách
hành chính trong lĩnh vực thuế đã được đặt ra với trọng tâm là tạo môi trường
thông thoáng, bình đẳng, thuận lợi, giảm tỷ lệ động viên để khuyến khích đầu tư,
khuyến khích xuất khẩu, bảo hộ có chọn lọc, có mức độ để thúc đẩy sản xuất
trong nước, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảo đảm nguồn thu cho thu cho
NSNN. Nhằm mục tiêu đó, công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế đã
được triển khai sâu rộng, đồng bộ cả về thể chế chính sách, thủ tục hành chính,
quy trình nghiệp vụ, tổ chức bộ máy và cán bộ, nhằm góp phần nâng cao hiệu
lực và hiệu quả trong thực tế. Cụ thể như sau:

1- Nội dung cải cách Hành chính về Thuế.


1.1- Cải cách về thể chế chính sách:
61
Tổng Cục Thuế Thuế Việt Nam qua các thời kỳ Lịch sử

Bộ Tài chính đã chủ động phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan nghiên
cứu trình Chính Phủ, Quốc hội sửa đổi, bổ sung 4 Luật, 2 Pháp lệnh, 17 Nghị
định quy định chi tiết thi hành các luật, pháp lệnh về thuế, phí và hải quan; đã
kịp thời ban hành các Thông tư hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện các
luật, pháp lệnh, nghị định nói trên.
Nhìn chung Hệ thống chính sách Thuế, đã được cải cách theo hướng:
Giảm mức thuế suất, mở rộng diện ưu đãi thuế để khuyến khích đầu tư, đẩy
mạnh xuất khẩu, phát triển sản xuất trong nước phù hợp với nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện các cam kết quốc tế. Qua triển
khai thực hiện đã được cộng đồng doanh nghiệp nhất trí cao, không còn những
vướng mắc lớn. Nội dung cải cách hành chính trong từng luật, pháp lệnh về
thuế, phí, như sau:
1.1.1- Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia
tăng:
Đã giảm thuế suất từ 4 mức trước đây (0%, 5%, 10%, 20%) xuống còn 3
mức (0%, 5%, 10%), bỏ thuế suất cao 20%. Mở rộng diện áp dụng thuế suất 0%
để khuyến khích xuất khẩu dịch vụ, bãi bỏ việc khấu trừ thuế GTGT đầu vào
theo tỷ lệ % nhằm ngăn chặn việc lợi dụng khấu trừ thuế để chiếm đoạt tiền của
ngân sách nhà nước. Quy định hoàn thuế ngay khi phát sinh (đối với các trường
hợp có số thuế được hoàn lớn trên 200 triệu đồng) mà không cần phải chờ sau
thời gian 3 tháng nhằm tháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp. Khuyến
khích doanh nghiệp sử dụng hoá đơn tự in để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp
trong việc quản lý và sử dụng hoá đơn, phù hợp với đặc điểm của đơn vị.
1.1.2- Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc
biệt:
Đã giảm thuế suất đối với một số mặt hàng có thuế suất cao như: ô tô
giảm từ 100%, 80%, 30% xuống còn 80%, 50%, 25%; bia hơi giảm từ 50%
xuống 30%; xăng giảm từ 15% xuống 10%; điều hoà nhiệt độ giảm từ 20%
xuống 15%; kinh doanh gôn giảm từ 20% xuống 10%... Quy định giá tính thuế
đối với rượu, bia sản xuất trong nước được trừ giá trị vỏ chai; vỏ hộp để giảm
bớt khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Quy định rõ về lộ trình cắt
giảm ưu đãi về thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất trong nước
từ 2004 đến 2007 để các doanh nghiệp chủ động thực hiện.
1.1.3- Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi):
Giảm thuế suất từ 32% xuống 28% để áp dụng thống nhất cho cả doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước; bãi bỏ thuế thu
nhập doanh nghiệp bổ sung 25%; bãi bỏ thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài
đối với Việt kiều và các nhà đầu tư nước ngoài… Áp dụng các mức ưu đãi về
thuế cao nhất là 10%, 15%, 20% (tuỳ theo dự án đầu tư) đối với doanh nghiệp
trong nước và cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (trước đó doanh
nghiệp trong nước chỉ được hưởng mức thuế suất ưu đãi là 15%, 20%, 25%) tạo

62
Tổng Cục Thuế Thuế Việt Nam qua các thời kỳ Lịch sử

sự bình đẳng trong cạnh tranh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng tích luỹ,
tăng đầu tư. Tăng tỷ lệ chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại được tính vào chi
phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế từ 5% - 7% lên 10% tổng chi phí; cho
phép khấu hao nhanh đến 2 lần mức khấu hao thông thường để tạo điều kiện cho
doanh nghiệp đổi mới công nghệ, cải tiến kỹ thuật.
1.1.4- Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh thuế thu
nhập đối với người có thu nhập cao:
Nhằm giảm bớt tỷ lệ động viên thu nhập đối với người lao động, đã bãi bỏ
thuế suất cao 50% trong Biểu thuế đối với cả người Việt Nam và người nước
ngoài; bỏ thuế thu nhập bổ sung 39% đối với người Việt Nam; Nâng mức khởi
điểm chịu thuế đối với người Việt Nam từ 3 triệu đồng/tháng lên 5 triệu
đồng/tháng. Đồng thời mở rộng khoảng cách mức thu nhập chịu thuế trong từng
bậc thuế suất của Biểu thuế đối với người Việt Nam từ 3 triệu đồng/bậc lên 10 -
15 riệu đồng/bậc nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí khi thuê
lao động là người Việt Nam, khuyến khích sử dụng lao động là người Việt Nam.
1.1.5- Pháp lệnh Phí và lệ phí:
Qua 3 năm triển khai và thực hiện đã cơ bản đạt được mục tiêu, yêu cầu
đề ra là lập lại trật tự, kỷ cương trong lĩnh vực quản lý thu phí và lệ phí. Kết quả
là: trong cả nước đã bãi bỏ được 140 loại phí, lệ phí do các cơ quan ở Trung
ương ban hành không đúng quy định; bãi bỏ 203 loại phí, lệ phí do các cấp
chính quyền ở địa phương ban hành không đúng quy định. Đối với những laọi
phí, lệ phí còn hiệu lực thi hành, đã được tổ chức, rà soát lại, giảm bớt nhưng
mức thu cao để giảm chi phí đầu vào cho các doanh nghiệp, phí cầu, đường bộ
giảm 20%, có loại giảm 70% - 100% như lệ phí hạn ngạch hàng dệt may vào thị
trường Mỹ… Có 8 loại phí còn có sự phân biệt giữa người Việt Nam và người
nước ngoài, đã được sửa đổi bổ sung theo mức thu thống nhất như đối với người
Việt Nam như phí kiểm dịch động vật, thực vật, phí tần số vô tuyến điện, phí
tham quan danh lam thắng cảnh… Việc rà soát, bãi bỏ, sắp xếp lại phí, lệ phí
như đã nêu ở trên đã giảm được chi phí đầu vào cho sản xuất kinh doanh mỗi
năm hàng trăm tỷ đồng, đồng thời bãi bỏ được nhiều thủ tục phiền hà cho doanh
nghiệp.
1.2- Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế.
Cải cách về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế đã được Bộ Tài chính
xác định là một khâu trọng tâm mang tính đột phá trong kế hoạch cải cách hành
chính trong lĩnh vực Thuế được thực hiện đồng bộ trên cả hai mặt: Quan hệ
giữa Nhà nước với dân (quan hệ giữa người thu và người nộp) và quan ghệ giữa
các cơ quan Nhà nước, giữa cấp trên với cấp dưới trong từng hệ thống… được
triển khai thực hiện trong tất cả các khâu công việc. Cụ thể là:
1.2.1- Về đổi mới cơ chế kê khai, nộp thuế:
Thí điểm cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp thuế ở Quảng Ninh và Thành phố
Hồ Chí Minh, mở rộng thí điểm cơ chế tự khai tự nộp tai 3 Cục thuế có số lượng
63
Tổng Cục Thuế Thuế Việt Nam qua các thời kỳ Lịch sử

đối tượng nộp thuế lớn là: Hà nội, Bà Rịa- Vũng Tàu và Đồng Nai tổng kết rút
kinh nghiệm để triển khai trên diện rộng tại các địa phương khác, với những
công việc trọng tâm là: Quy định và xây dựng lại toàn bộ quy trình quản lí nộp
thuế trên cơ sở chức năng mới, cá thể hoá trách nhiệm của cơ quan quản lí thuế
và đối tượng nộp thuế, đơn giản và làm rõ hơn về quy trình và thủ tục giấy tờ
trong việc kê khai, nộp thuế. Trên cơ sở tập trung đẩy mạnh hai khâu công tác
lớn là tuyên truyền, hướng dẫn, cung cấp dịch vụ hỗ trợ đối tượng nộp thuế và
thanh tra, kiểm tra (bao gồm cả thanh tra đối tượng nộp thuế và thanh tra nội bộ
ngành thuế) để tổ chức lại bộ máy quản lí thuế phù hợp với cơ chế mới theo
hướng tăng cường và chuyên môn hoá cán bộ cho các khâu này. Áp dụng, phổ
biến công nghệ quản lí trên máy tính đồng bộ với mở rộng cơ chế tự tính, tự
khai, tự nộp thuế. Xây dựng phần mềm cho các quy trình quản lí thuế, từ việc
quản lí cấp mã số thuế, quản lí hoá đơn, theo dõi kê khai nộp thuế… đến miễn,
giảm thuế, hoàn thuế, theo dõi nợ đọng, kiểm tra cưỡng chế thuế, bồi thường
thiệt hại cho đối tượng nộp thuế…
1.2.2- Về cải tiến việc đăng ký cấp mã số thuế:
Trước đây, doanh nghiệp phải đăng ký cấp mã số tại 2 nơi: cơ quan Thuế
cấp mã số thuế, cơ quan Hải quan cấp mã số xuất, nhập khẩu, mỗi nơi mất gần
30 ngày; nay thống nhất áp dụng chung một mã số thuế cho cả hoạt động kinh
doanh trong nước và hoạt động xuất, nhập khẩu, doanh nghiệp chỉ đăng ký làm
thủ tục tại một nơi: cơ quan Thuế cấp mã số và truyền qua mạng cho cơ quan
Hải quan nên thời gian làm thủ tục được rút ngắn xuống còn 10 - 15 ngày (ở các
thành phố lớn giảm xuống còn 8 ngày).
1.2.3- Thực hiện đơn giản hoá thủ tục, hồ sơ trong các khâu mua hoá
đơn:
Trước đây mỗi lần mua hoá đơn, doanh nghiệp phải kê khai nhiều loại
giấy tờ rất phức tạp, kể cả phải vẽ sơ đồ địa điểm kinh doanh. Nay quy đinh
doanh nghiệp được cấp mã số thuế là được mua ngay hoá đơn lần đầu; các lần
sau, doanh nghiệp chỉ cần xuất trình sổ mua hoá đơn lần trước là được mua hoá
đơn. Khuyến khích doanh nghiệp sử dụng hoá đơn tự in; đồng thời phân cấp cho
các cục Thuế địa phương xem xét, chấp thuận việc đăng ký sử dụng hoá đơn của
doanh nghiệp tự in, đã giảm bớt được nhiều phiền hà cho doanh nghiệp (trước
đây do Tổng cục Thuế xét duyệt).
1.2.4- Cải tiến các tờ khai để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp:
Tờ khai thuế trước đây quy định rất đơn giản, nhưng lại yêu cầu doanh
nghiệp phải cung cấp khá nhiều các báo cáo và biểu mẫu có liên quan; nay quy
định trong tờ khai thuế có đầy đủ các chỉ tiêu theo yêu cầu của công tác quản lý
thuế, doanh nghiệp chỉ phải điền vào các chỉ tiêu có liên quan mà trong hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp có phát sinh, như vậy vừa đảm bảo đầy đủ
thông tin theo yêu cầu của cơ quan Thuế, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho doanh
nghiệp dễ kê khai.

64
Tổng Cục Thuế Thuế Việt Nam qua các thời kỳ Lịch sử

1.2.5- Bỏ một số thủ tục, giảm được thời gian và nhiều loại giấy tờ
trong miễn, giảm thuế, hoàn thuế:
Đa số các trường hợp được miễn thuế, giảm thuế, cơ quan Thuế không
cần thủ tục ban hành quyết định miễn, giảm thuế, để doanh nghiệp chủ động xác
định số thuế được ưu đãi khi quyết toán thuế, tránh được thủ tục phiền hà của cơ
chế “xin - cho”. Quy định cụ thể thời hạn hoàn thuế GTGT đối với dự án ODA
giảm xuống còn không quá 3 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, các trường
hợp không quá 15 ngày, hồ sơ hoàn thuế không cần phải phô-tô-copy hoá đơn
mua, bán hàng, rà soát phân loại đối tượng nộp thuế để mở rộng diện áp dụng cơ
chế hoàn thuế trước, kiểm tra sau đối với các doanh nghiệp chấp hành tốt pháp
luật thuế. Điều kiện được hoàn thuế đối với xuất khẩu cũng được quy định rõ là
phải có hợp đồng, tờ khai hải quan, hoá đơn bán hàng và phải thanh toán qua
ngân hàng. Đồng thời, cũng đã hướng dẫn cụ thuế đối với các trường hợp bán
hàng để trả nợ, thanh toán khấu trừ công nợ theo đúng luật định và phù hợp với
thông lệ quốc tế.
1.2.6- Sửa đổi các quy định về quyết toán thuế tạo thuận lợi cho đối
tượng
Thời hạn doanh nghiệp phải nộp quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
được kéo dài từ 60 ngày lên 90 ngày sau khi hết năm; việc kê khai quyết toán
giá trị gia tăng cũng đã được cải tiến: Trước đây quy định quyết toán thuế
GTGT cả năm yêu cầu doanh nghiệp phải kê khai, lập báo cáo quyết toán thuế
12 tháng; Nay quy định lấy tờ khai thuế tháng 12 (trong đó đã có số luỹ kế của
12 tháng) để làm quyết toán số thuế giá trị gia tăng phải nộp cả năm để gảim bớt
phiền hà cho doanh nghiệp.
1.2.7- Đổi mới quy trình quản lý theo nguyên tắc một cửa, chuyên
môn hoá cao:
Ngành Thuế đã bỏ chế độ chuyên quản khép kín, chuyển sang quản lý
theo chức năng, thực hiện quy trình quản lý thuế tách 3 bộ phận từ hướng dẫn kê
khai, đôn đốc thu nộp đến thanh tra, kiểm tra để tăng cường giám sát lẫn nhau;
Ngành Hải quan tổ chức dây chuyền thủ tục hải quan: đối với hàng nhập khẩu
theo hợp đồng thương mại trước đây phải qua 4 khâu thủ tục, nay giảm xuống
còn 3 khâu, hàng xuất khẩu còn 2 khâu; mỗi khâu thủ tục trước đây cần 2 - 3
người đảm nhiệm, nay chỉ cần 1 người; thời gian thông quan trước đây mất 1 - 3
ngày, nay chỉ còn từ 1 đến 2 giờ đối với lô hàng được miễn.
1.2.8- Thay đổi từ cơ chế “tiền kiểm”, sang “hậu kiểm”;
Thực hiện quy chế phối hợp công tác giữa các cơ quan Thuế - Hải quan –
Kho bạc nhà nước trong quản lý thu thuế, hoàn thuế, cung cấp dữ liệu thông tin
phục vụ cho thanh tra, kiểm tra để bãi bỏ một số khâu giám sát chồng chéo.
Ngành Thuế áp dụng thí điểm cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế, chỉ kiểm tra
doanh nghiệp khi có chương trình và quyết định kiểm tra quyết toán. Ngành Hải
quan triển khi công tác kiểm tra sau thông qua trên cơ sở khai thác hồ sơ, số

65
Tổng Cục Thuế Thuế Việt Nam qua các thời kỳ Lịch sử

liệu, thông tin sẵn có tại cơ quan Hải quan và các cơ quan liên quan, giảm bớt
việc kiểm tra tại khâu trước, sẵn có tại cơ quan Hải quan và các cơ quan liên
quan, giảm bớt việc kiểm tra tại khâu trước, thực hiện kiểm tra có trọng điểm,
kiểm tra xác suất, mở rộng diện miễn kiểm tra. Qua thống kê cho thấy trung
bình tỷ lệ miễn kiểm tra đối với hàng xuất khẩu là 57,1%, hàng nhập khẩu là
16,9%; tỷ lệ kiểm tra xác suất đối với hàng XK là 28,4%, hàng NK là 50,4%, ...
1.2.9- Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin và kỹ thuật hiện
đại vào công tác quản lý như:
Sử dụng hệ thống mạng máy tính, thiết lập cơ sở dữ liệu thông tin về đối
tượng nộp thuế, thông tin về gia, quản lý hàng gia công, ... để giải quyết công
việc nhanh hơn, hạn chế được sự nhầm lẫn trong cưỡng chế nợ thuế. Thí điểm
khai hải quan điện tử tại các địa bàn trọng điểm; thí điểm thông quan điểm tử
đối dầu thô xuất khẩu, hàng hoá xuất nhập khẩu qua đường bưu điện, làm thủ
tục đối với tàu biển xuất, nhập cảnh, trang bị các máy soi hiện đại ở một số cửa
khẩu quốc tế tại sân bay và một số cửa khẩu đường bộ phục vụ thông quan
nhanh.
1.2.10- Cải cách công tác thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật
thuế
Nhằm khắc phục việc thanh tra kiểm tra chồng chéo trước đây. Trên cơ sở
ứng dụng công nghệ thông tin, dựa vào các dữ liệu tích luỹ được để lựa chọn
doanh nghiệp cần kiểm tra để vảo đảm khách quan. Quy định rõ chức năng
nhiệm vụ, quyền hạn của đoàn thanh tra; quy định thời hạn của một cuộc kiểm
tra không quá 5 ngày, thời hạn của một cuộc thanh tra không quá 30 ngày.
Doanh nghiệp thường xuyên sai phạm sẽ thanh tra mỗi năm một lần; doanh
nghiệp có sai phạm nhưng không thường xuyên thì vài năm kiểm tra một lần;
các doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật thuế thì kiểm tra ít hơn nữa. Thực hiện
theo nguyên tắc này, số cuộc thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp đã giảm được
60% so với trước đây, chấm dứt hẳn tình trạng một doanh nghiệp có nhiều đoàn
kiểm tra.
1.2.11- Giải quyết kịp thời các vướng mắc, kiến nghị, khiếu nại của
đối tượng nộp thuế
Bình quân mỗi năm có trên 1 vạn văn bản trả lời vướng mắc. Việc tiếp
nhận đơn thư cũng được cải tiến: trước đây chưa được quy định rõ ràng nên đối
tượng nộp thuế có thể gửi qua cán bộ, gửi trực tiếp cán bộ lãnh đạo cơ quan, có
thể gửi bộ phận thanh tra, ... dẫn đến thất lạc, giải quyết chậm; nay quy định tập
trung việc nhận đơn khiếu nại vào một cửa là bộ phận hành chính của cơ quan
Thuế, để đảm bảo chỉ đạo thống nhất từ khâu nhận đơn, phân công giải quyết,
theo dõi kết quả xử lý, bảo đảm đúng quy chế giải quyết khiếu tố và thời gian
quy định. Ngành thuế đã tổ chức Bộ phận dịch vụ hỗ trợ đối tượng nộp thuế để
vừa cung cấp thông tin, vừa giải đáp các vướng mắc của doanh nghiệp bước đầu

66
Tổng Cục Thuế Thuế Việt Nam qua các thời kỳ Lịch sử

có hiệu quả thiết thực, có tác dụng giảm bớt được các khiếu nại không cần thiết
của doanh nghiệp do thiếu thông tin.
1.2.12- Công tác tuyên truyền và cung cấp dịch vụ đào tạo, hỗ trợ tư
vấn cho doanh nghiệp đã được đẩy mạnh trong phạm vi cả nước dưới nhiều
hình thức phong phú như:
Hàng năm lựa chọn các doanh nghiệp, doanh nhân đã thực hiện tốt các
chính sách thuế,để đề nghị Nhà nước và chính quyền các cấp khen thưởng, tôn
vinh kịp thời; tổ chức tập huấn, tọa đàm, hướng dẫn các chính sách thuế, các thủ
tục kê khai nộp thuế, khai hải quan (bình quân mỗi năm trên 7.000 doanh
nghiệp, năm 2004 đã tổ chức đào tạo cho 3.200 doanh nghiệp mới thành lập);
xuất bản các loại ấn phẩm như: sách (mỗi năm trên 2 triệu bản), tạp chí thuế ra
hàng tháng (trên 2 vạn cuốn/mỗi số, có cả bản tiếng Anh). Tạp chí thuế,đều có
mở chuyên mục giải đáp chính sách thuế, thông báo văn bản mới ban hành về
thuế và hải quan. Tổng cục Thuế mở WEBSITE điện tử để cung cấp đến các
doanh nghiệp những quy định về chính sách mới, thủ tục thu nộp thuế, thủ tục
hải quan. Tổ chức các đường dây nóng với trên 800 số điện thoại trả lời trực tiếp
các vướng mắc, cung cấp thông tin kịp thời cho đối tượng nộp thuế. Bộ phận
dịch vụ hỗ trợ đối tượng nộp thuế đã tư vấn trực tiếp cho trên 1 vạn lượt người
tại trụ sở cơ quan Thuế các cấp.
1.2.13- Đẩy mạnh đối thoại với doanh nghiệp:
Bộ Tài chính xác định đối thoại với doanh nghiệp là một khâu quan trọng
của cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế, thông qua đối thoại, ngoài việc
cung cấp kịp thời các cơ chế chính sách mới cho doanh nghiệp, kết quả giải
quyết các vướng mắc phát sinh nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của
doanh nghiệp, còn có thể tiếp nhận được các thông tin về tình hình thực hiện
chính sách chế độ về thuế, phát hiện được những sai phạm, thiếu sót của cán bộ
thuế cấp dưới để kịp thời chấn chỉnh, tạo lòng tin của doanh nghiệp với cơ quan
Thuế. Theo đó, đối thoại thường xuyên được thực hiện hàng ngày tại trụ sở cơ
quan Thuế, các cấp để tiếp nhận thông tin và giải quyết kịp thời các vướng mắc
của doanh nghiệp. Việc thực hiện Quy chế đối thoại được coi là nhiệm vụ bắt
buộc, thường xuyên của cơ quan Thuế các cấp; là một trong những nội dung
trọng tâm của cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế, phù hợp với hướng
chuyển từ cơ chế quản lý áp đặt sang cơ chế cung cấp thông tin, tuyên truyền,
dịch vụ hỗ trợ đối tượng nộp thuế tạo điều kiện thực hiện đúng pháp luật thuế .
1.3- Cải cách về tổ chức bộ máy và cán bộ
Cải cách về thể chế, chính sách và việc chuyển sang phương thức quản lý
mới (bỏ cơ chế thông báo nộp thuế, chuyển từ thu thuế sang hướng dẫn, hỗ trợ
doanh nghiệp thực hiện quyền tự kê khai, tự nộp thuế; từ tiền kiểm chuyển sang
hậu kiểm,...) như đã nêu ở phần trên đặt ra yêu cầu phải tổ chức lại bộ máy quản
lý, thay đổi phương thức phối hợp công tác, đẩy mạnh phân cấp, sắp xếp và đào

67
Tổng Cục Thuế Thuế Việt Nam qua các thời kỳ Lịch sử

tạo lại đội ngũ cán bộ cho phù hợp với cơ chế mới. Những nội dung lớn trong
cải cách về tổ chức bộ máy và cán bộ trong những năm qua là:
- Bộ máy quản lý thuế được tổ chức lại theo mô hình chức năng, (trong đó
xác định rõ thời gian giải quyết công việc ở từng khâu); chuyển từ quản lý khép
kín sang quản lý theo chức năng; bỏ những công việc trùng lặp và các khâu
giám sát chồng chéo, xây dựng lực lượng chuyên nghiệp, chuyên sâu... do đó
thời gian giải quyết công việc được rút ngắn hơn trước. Thực hiện Quyết định số
218/2003/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngành Thuế đã sắp xếp lại, thành
lập và tăng cường lực lượng cho Bộ phận hỗ trợ đối tượng nộp thuế, lược bỏ
1.042 bộ phận không cần thiết trong hệ thống (trong đó có bộ phận tính thuế,
thông báo thuế).
- Tổng cục Thuế và các cấp trong ngành Thuế đã xây dựng và ký quy chế
phối hợp công tác với các cơ quan, đơn vị trong và ngoài ngành để đảm bảo giải
quyết công việc nhanh hơn, có hiệu quả hơn và đúng quy định của Pháp luật.
Trong nội bộ ngành đã có quy chế phối hợp công tác giữa Tổng cục Thuế - Tổng
cục Hải quan - Kho bạc Nhà nước trong việc thu nộp thuế, cung cấp dữ liệu làm
báo cáo thống kê, thông tin tình hình doanh nghiệp. Tổng cục Thuế, Tổng cục
Hải quan đã có quy chế phối hợp với Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) trong
việc kiểm tra chống buôn lậu, chống gian lận thương mại; Phối hợp với cơ quan
đăng ký kinh doanh, cơ quan ngân hàng, cơ quan quản lí thị trường để nắm
thông tin của doanh nghiệp từ khi thành lập cho đến quá trình kinh doanh lưu
thông hàng hoá và thanh toán tiền hàng... để phục vụ quản lí thu thuế.
- Đẩy mạnh phân cấp cho các Cục, Chi cục Thuế, trong việc xác định giá
tính thuế, thu lệ phí trước bạ, giải quyết miễn, giảm thuế, hoàn thuế, quyết định
kiểm tra…trên cơ sở có sự phân công rõ ràng, cụ thuể hoá trách nhiệm của từng
công chức, từng khâu công việc trong quy trình thủ tục quản lí. Trong ngành
thuế cũng đang mở rộng việc uỷ nhiệm thu một số khoản thu gắn với phân cấp
ngân sách cho UBND xã, phường, đảm bảo sát hơn, hiệu quả hơn. Việc bố trí
cán bộ quản lí thuế đã chuyển từ quản lí theo đối tượng (khép kín) chuyển sang
quản lí theo chức năng nhằm hạn chế tiêu cực, đồng thời tạo điều kiện tiến tới
xây dựng lực lượng cán bộ thuế chuyên nghiệp theo thông lệ quốc tế. Tăng
cường lực lượng cán bộ cho công tác hỗ trợ đối tượng nộp thuế và người khai
hải quan, công tác thanh tra;
- Tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại để nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ, tập trung theo hướng chuyên sâu, đi vào kỹ năng từng khâu quản lí
đối với từng ngạch công chức; coi trọng cả giáo dục về chính trị tư tưởng, đạo
đức nghề nghiệp, kỷ luật công tác và chuyên môn nghiệp vụ. Nội dung, chương
trình, hình thức, tài liệu bồi dưỡng đã được đổi mới, sát với thực tế và yêu cầu
quản lí mới.
2- Kết quả thu Ngân sách 2001-2006

68
Tổng Cục Thuế Thuế Việt Nam qua các thời kỳ Lịch sử

Kết quả đạt được năm 2005 và 5 năm 2001-2005 của ngành Thuế đã góp
phần hoàn thành mục tiêu KT -XH mà Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ IX đề ra, tổng số thu ngân sách nhà nước 5 năm 2001 - 2005 đạt trên
770.000 tỷ đồng (vượt trên: 150.000 tỷđồng ), bằng 124% của kế hoạch 5 năm;
Tỷ lệ động viên đạt bình quân 22,5% GDP (mục tiêu 20% - 21%).

___________________________________________

Ghi chú:- Số liệu được thống kê theo tài liệu của"Báo cáo Tổng kết công
tác thuế năm 2005 và 5 năm 2001-2005 ngày 24/11/2005 của Tổng cục thuế ".
- Báo cáo Tổng kết công tác thuế năm 2006 ngày 28/12/2006 của
Tổng cục thuế
Trong đó, năm 2006, tổng thu nội địa do ngành Thuế quản lý ước đạt:
136.300 tỷ đồng, vượt 103.3% so dự toán pháp lệnh, tăng 118.3% so với năm
2005, hầu hết các khoản thu, sắc thuế chiếm tỷ trọng lớn đều hoàn thành vượt
mức dự toán pháp lệnh và có mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước;
Thu NSNN tăng trưởng khá nên ngoài việc đảm bảo nhu cầu chi tiêu
thường xuyên, Nhà nước còn tăng chi cho đầu tư phát triển, trả nợ nước ngoài,
lập quỹ dự trữ tài chính Nhà nước và kiềm chế lạm phát ở mức hợp lý.
VI- Những danh hiệu thi đua của ngành thuế

69
Tổng Cục Thuế Thuế Việt Nam qua các thời kỳ Lịch sử

1- Giai đoạn 1990-2000


Với bề dầy thành tích đã đạt được hàng năm, ngành thuế luôn xứng đáng
là lực lượng xung kích trên mặt trận bảo đảm nguồn thu tài chính quốc gia ngày
càng tăng, Nhà nước đã tặng thưởng cho tập thể, cá nhân trong ngành thuế :
- 01 Huân chương Độc lập hạng Nhất;
- 01 Huân chương lao động hạng Nhất cho đông chí Tổng cục trưởng
Trần Xuân Thắng ;
- 13 Huân chương lao động hạng Nhì;
- 139 Huân chương lao động hạng Ba;
- 09 năm liền Thủ tướng Chính phủ đã tặng thưởng cho ngành Thuế
lá cờ dẫn đầu phong trào thi đua của ngành Tài chính.
- 600 đơn vị, cá nhân được Bộ Tài Chính, UBND tỉnh và Tổng cục
thuế khen thưởng hàng năm
- Toàn ngành thuế đã có 213 cá nhân được công nhận là chiến sĩ thi
đua ngành tài chính, 397 chiến sĩ thi đua ngành thuế.
2- Thời kỳ 2001-2005
Năm 2005, ngành Thuế cả nước đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm đẩy
mạnh phong trào thi đua yêu nước, động viên cán bộ, công chức ngành Thuế và
tổ chức, cá nhân nộp thuế thi đua phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công
tác thuế. Cục thuế tỉnh, thành phố trong cả nước đã tiến hành tổ chức Đại hội
điển hình tiên tiến cấp cơ sở; Tổ chức hội nghị Tuyên dương ĐTNT; Hội nghị
Đại biểu nữ công chức “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”; qua đó đã lựa chọn
được nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu xuất sắc đi dự Đại hội điển hình tiên tiến
ngành Thuế toàn quốc lần thứ II (tháng 7/2005). Đại hội đã tuyên dương tập
thể, cá nhân được các cấp khen thưởng, trong đó:
- 07 tập thể và 01 cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao
động; trong đó :
+ Tổng cục thuế
+ Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh
+Cục thuế tỉnh Quảng Ninh
+ Cục thuế tỉnh Khánh Hoà
+ Cục thuế tỉnh Bình Dương
+ Cục thuế tỉnh Lâm Đồng
+ Cục thuế tỉnh An Giang
+ Bà Nguyễn Thị Phương Dung Cục trưởng TP. Hồ Chí Minh
- 01 Huân chương Hồ Chí Minh (2004): Tổng cục thuế Nhà nước

70
Tổng Cục Thuế Thuế Việt Nam qua các thời kỳ Lịch sử

- Huân chương Độc lập Hạng nhất : Tổng cục Thuế Nhà nước
- 01 Huân chương Độc lập hạng Ba: Cục thuế Quảng Ninh
- 10 Huân chương lao động hạng Nhất;
- 67 Huân chương lao động hạng Nhìcho Tập thể; 11 cho cá nhân
- 310 Huân chương lao động hạng Ba;
- 49 Chiến sỹ thi đua toàn quốc;
- 978 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ;
- 16 Cờ thi đua của Chính phủ;
- 9 Cờ thi đua dẫn đầu từng mặt công tác của Tổng cục Thuế;
- 1.650 Bằng khen của Bộ tài chính;
- 1039 CSTĐ ngành Tài chính;
- 9706 Bằng khen của Tổng cục thuế;
- 1.318 CSTĐCS Tổng cục Thuế;
- 500 nữ công chức được Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Bộ Tài
chính, Tổng cục Thuế tặng Bằng khen về thành tích “Giỏi việc nước, đảm
việc nhà”.

71
Tổng Cục Thuế Thuế Việt Nam qua các thời kỳ Lịch sử

THAY LỜI KẾT

Tài liệu bồi dưỡng" Thuế Việt nam qua các thời kỳ Lịch sử " cho Công
chức mới vào ngành tổ biên soạn không có tham vọng biên tập lại toàn bộ Lịch
sử thuế Việt nam từ trước đến nay và tổng kết những bài học qua từng giai đoạn
lịch sử của đất nước mà chỉ cung cấp cho công chức thuế mới vào ngành những
tư liệu về thuế Việt nam qua các thời kỳ lịch sử, sự hình thành và phát triển của
Hệ thống thuế Việt nam đặc biệt là phần thuế của chính quyền cách mạng dưới
sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt nam Quang vinh. Tài liệu bồi dưỡng này
với mong muốn các cán bộ công chức mới vào ngành nắm những nét rất khái
quát, cơ bản những sắc thuế rất đặc trưng trong từng thời kỳ lịch sử gắn với
công cuộc xây dưng và giữ nước của dân tộc Việt nam chúng ta. Thành tựu nổi
bật công tác thuế của nước ta đó là thời kỳ do Đảng Cộng Sản Việt nam lãnh
đạo, công tác thuế không ngừng được cải tiến, cải cách để hoàn thiện theo đà
phát triển và lớn mạnh của đất nước. Hệ thống chính sách thuế và thu thuế của
chúng ta dã không ngừng cải tiến và hoàn thiện từ đơn giản đến khoa học hiện
đại. Sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, Chính phủ và Bộ Tài Chính; sự phối hợp
chặt chẽ với các nghành, các đoàn thể quần chúng, tinh thần đóng góp tự giác,
nhiệt tình của các tầng lớp nhân dân vì lợi ích đất nước; trong những năm qua
ngành thuế đã phục vụ kịp thời yêu cầu xây dựng, ban hành, cải tiến, hướng dẫn
và tổ chức thực hiện tót các chính sách chế độ độ thu thuế của Đảng và Nhà
nước; thực hiện tốt mục tiêu, yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội trong từng giai
đoạn lịch sử; góp phần thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, khơi dậy các tiềm
năng, nội lực của đất nước; thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn từ bên ngoài để
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt nam XHCN, vì sự nghiệp dân giau, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; thiết lập hệ thống chính sách thuế
tương đối hoàn chỉnh cùng với việc kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý thu thống
nhất, bảo đảm dược các yêu cầu của Bộ Chính trị đã đề ra trong việc triển khai
các Luật thuế mới nhất là luật thuế Gía trị gia tăng. Thuế trở thành nguồn thu
chủ yếu của Ngân sách Nhà nước, góp phần chống lạm phát, ổn định và phát
triển kinh tế- xã hội. Các con số về số tiền thu thuế vào Ngân sách trong tài liệu
đã phản ánh toàn ngành thuế liên tục hoàn thành suất sắc nhiệm vụ thu Ngân
sách Nhà nước với số thu năm sau cao hơn năm trước, đạt dược tỷ lệ GDP của
Quốc hội giao cho.
Thực hiện đường lối chính sách của Đảng, của Nhà nước; ngành thuế
chúng ta đã thực hiện thành công cải cách thuế bước I( 1990-1996) và bước II
( 1997-2001) và đang trong quá trình cải cách hệ thống thuế đến năm 2010:
Về chính sách thuế: xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, có cơ
cấu phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, gắn với hiện đại hoá

72
Tổng Cục Thuế Thuế Việt Nam qua các thời kỳ Lịch sử

công tác quản lý thuế nhằm đảm bảo chính sách động viên thu nhập quốc dân,
đảm bảo nguồn lực Tài chính phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá
đất nước; góp phần thực hiện bình đẳng, công bằng xã hội và chủ động hội nhập
kinh tế quốc tế.
Về quản lý thuế: nâng cao trình độ quản lý thuế của Việt nam ngang tầm
với các nước trong khu vực, xây dựng ngành thuế Việt nam tiên tiến, hiện đại và
chuyên nghiệp nhằm đảm bảo thực thi tốt Pháp Luật Thuế; đảm bảo công bằng,
minh bạch và hiệu lực, hiệu quả; phục vụ tốt tổ chức, cá nhân nộp thuế và phù
hợp với chuẩn mực Quốc tê, nâng cao tính tự giác tuân thủ Pháp luật về Thuế
của tổ chức, cá nhân nộp thuế, tăng cường việc thanh tra, giám sát của cơ quan
thuế; đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước nhằm phục vụ sự nghiệp
công nhiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,.

73
Tổng Cục Thuế Thuế Việt Nam qua các thời kỳ Lịch sử

Tài liệu tham khảo


- Lịch sử ngành Tài chính
- Lịch sử thuế Việt nam (Tập I, II Nhà xuất bản quốc gia )
- Báo cáo tổng kết công tác thuế 1990-2000 của Tổng cục thuế
- Báo cáo kết quả cải cách thuế và Hải quan giai đoạn 2001-2004, kế
hoạch năm 2005và các năm tiếp theo của Bộ Tài Chính
- Báo cáo tổng kết công tác thuế 2001-2005 của Tổng cục thuế
- Báo cáo phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng của
ngành Thuế Nhà nước 5 năm ( 2001-2005)
- Báo cáo Tổng kết công tác thuế năm 2006 của TCT ngày 28/12/2006
- Kế hoạch thực hiện chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2010 của
Bộ Tài Chính (tháng 5/2005)

74
Tổng Cục Thuế Thuế Việt Nam qua các thời kỳ Lịch sử

MỤC LỤC
Mở đầu...................................................................................................................1
Chương I QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THUẾ VIỆT
NAM TỪ TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG 8 NĂM 1945..................................2
A- Thuế Việt nam trong thời kỳ phong kiến.........................................................2
1- Thời kỳ đầu dựng nước và thời Bắc thuộc........................................................2
2- Thời kỳ các triều đại phong kiến dân tộc..........................................................3
B- Thuế Việt nam dưới thời Pháp thuộc (Từ 1858 đến 1945)..............................4
1- Chính sách bóc lột về kinh tế, vơ vét tài chính của thực dân Pháp:..................4
2- Thuế chủ yếu thu cho ngân sách Đông Dương.................................................4
2.1- Thuế quan: (còn được gọi là thuế đoan, thuế thương chính).........................4
2.2- Thuế gián thu (Công quản)............................................................................5
2.3- Tổ chức bộ máy quản lý thu các loại thuế....................................................6
3- Thuế chủ yếu thu cho ngân sách các xứ (kỳ)....................................................6
3.1- Thuế thân (thuế đinh).....................................................................................6
3.2 Thuế ruộng đất (thuế điền thổ)........................................................................6
3.3- Thuế lao dịch..................................................................................................7
Chương II THUẾ VIỆT NAM TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG 8 ĐẾN
NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM ( 1945-1975)................................................8
I – Giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp...................................................8
II- Bối cảnh lịch sử - Phương hướng nhiệm vụ đối với công tác thuế 1955-1965
.............................................................................................................................16
1- Bối cảnh lịch sử và chính sách thuế mới:........................................................16
2- Thu đối với khu vực quốc doanh....................................................................17
3- Tổ chức bộ máy quản lý thu các loại:.............................................................17
4- Kết quả về kinh tế và thu các loại:.................................................................18
III - Giai đoạn cả nước có chiến tranh và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống
nhất đất nước (1966 – 1975):..............................................................................18
1. Ở miền Bắc:.....................................................................................................18
2- Ở Miền Nam:...................................................................................................19
2.1- Thời kỳ đấu tranh chính trị (1954-1960)......................................................19
2.2- Thời kỳ chiến tranh đặc biệt (1960-1965)....................................................20
2.3- Thời kỳ chiến tranh cục bộ (1966-1968)......................................................21
75
Tổng Cục Thuế Thuế Việt Nam qua các thời kỳ Lịch sử

2.4- Thời kỳ Việt Nam hoá chiến tranh (1969-1972)..........................................23


2.5- Sau khi Hiệp định Paris được ký kết đến ngày giải phóng hoàn toàn miền
Nam (1972 - 30/4/1975)......................................................................................24
Chương III THUẾ VIỆT NAM TỪ SAU NGÀY THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC
ĐẾN TRƯỚC CẢI CÁCH THUẾ BƯỚC I ( 1975-1990)..................................26
1- Thời kỳ trước đổi mới (1976 – 1985).............................................................26
1.1- Giai đoạn 1976 – 1980:................................................................................26
1.2- Giai đoạn 1981 – 1985:................................................................................28
1.3. Khái quát về tình hình thu trong 10 năm (1976 – 1985):.............................29
2- Thời kỳ đổi mới (1986 -1990):........................................................................29
2.1- Tình hình nhiệm vụ mới:..............................................................................29
2.2- Nội dung cải tiến chủ yếu trước mắt về thuế và thu:...................................29
2.3- Tổ chức quản lý thu:....................................................................................32
2.4- Kết quả đạt được:.........................................................................................32
3- Nhận xét chung về hệ thống thuế Việt Nam giai đoạn (1976 – 1990):..........33
Chương IV HỆ THỐNG THUẾ VIỆT NAM THỰC HIỆN CẢI CÁCH THUẾ
BƯỚC I CHO ĐẾN NAY (1990 – 2006)..........................................................35
I. Sự cần thiết khi tiến hành cải cách thuế bước I:.............................................35
II. Mục tiêu, yêu cầu chủ yếu của việc đổi mới hệ thống chính sách thuế..........36
III- Các nội dung cơ bản của hệ thống thuế trong cải cách thuế bước I..............37
1- Cơ cấu hệ thống các sắc thuế mới trong cải cách bước I................................37
2- Nội dung cơ bản của từng sắc thuế mới..........................................................38
2.1- Luật thuế doanh thu.....................................................................................38
2.2- Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB)..............................................................39
2.3- Luật thuế lợi tức..........................................................................................40
2.4- Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu..........................................................41
2.5- Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp.............................................................41
2.6- Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất...........................................................41
2.7- Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao (thuế thu nhập cá
nhân)....................................................................................................................42
2.8- Phí và Lệ phí trước bạ.................................................................................42
2.9- Luật đầu tư nước ngoài...............................................................................42
3- Các thoả thuận và cam kết quốc tế về thuế.....................................................43

76
Tổng Cục Thuế Thuế Việt Nam qua các thời kỳ Lịch sử

4- Kiện toàn tổ chức ngành thuế và tổ chức thực hiện:.......................................43


5- Kết quả đạt được qua cải cách hệ thống chính sách thuế bước I..................44
IV- Hệ thống thuế Việt nam trong giai đoạn cải cách thuế bước II (1996 – 2000)
.............................................................................................................................47
1. Bối cảnh kinh tế - xã hội khi tiến hành cải cách thuế bước 2..........................47
2. Các nội dung đổi mới hệ thống thuế trong giai đoạn này................................48
2.1. Về hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật..............................................48
2.2- Luật thuế mới...............................................................................................49
2.3- Về sửa đổi, bổ sung Luật..............................................................................50
3- Các thoả thuận và cam kết quốc tế về thuế.....................................................52
3.1 Hiệp định tránh đánh thuế hai lần..................................................................52
3.2- Các cam kết về thuế trong hội nhập với khu vực và thế giới.......................53
4- Cải tiến quy trình quản lý thu thuế..................................................................53
5. Về cải cách hành chính thuế............................................................................54
6- Kiện toàn tổ chức bộ máy ngành thuế.............................................................55
7 - Đánh giá kết quả cải cách thuế bước II..........................................................55
7.1- Những kết quả đạt được:..............................................................................55
7.2- Nhược điểm:.................................................................................................59
V- Hệ thống thuế giai đoạn cải cách hành chính trong lĩnh vực về thuế từ 2001
đến nay.................................................................................................................60
1- Nội dung cải cách Hành chính về Thuế..........................................................61
1.1- Cải cách về thể chế chính sách:...................................................................61
1.1.1- Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng:............61
1.1.2- Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt:..........61
1.1.3- Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi):............................................61
1.4.4- Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh thuế thu nhập đối
với người có thu nhập cao:..................................................................................62
1.1.5- Pháp lệnh Phí và lệ phí:.............................................................................62
1.2- Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế..........................................62
1.3- Cải cách về tổ chức bộ máy và cán bộ.........................................................66
2- Kết quả thu Ngân sách 2001-2006..................................................................67
VI- Những danh hiệu thi đua của ngành thuế.....................................................68
1- Giai đoạn 1990-2000.......................................................................................69
77
Tổng Cục Thuế Thuế Việt Nam qua các thời kỳ Lịch sử

2- Thời kỳ 2001-2005..........................................................................................69

Lời kết..................................................................................................................71

78

You might also like