You are on page 1of 1

Vấn đề 2: Lấy ví dụ thực tiễn để phân biệt kỹ

xảo và thói quen.


Ví dụ về kỹ xảo:
- Lúc đầu, khi mới học đan len thì người đan len cần phải nhìn từng
đường nét, từng kỹ thuật đan móc để có được những đường đan đều,
đẹp. Thế nhưng, sau một thời gian họ đã quen với các kỹ thuật đan thì
họ không cần phải nhìn vào móc đan và len nữa, họ có thể đan len và
chú ý sang những vật thể khác (chẳng hạn xem tivi trong khi đan) mà
đường đan vẫn đều tắp và đẹp. Thậm chí họ còn có thể sáng tạo ra
được những kiểu đan, những đường đi len và móc hay hơn nữa, đẹp
hơn và vô cùng tinh xảo.
- Mới làm công việc đánh máy vi tính, người soạn thảo sẽ phải đánh
mổ cò – tức là dánh bằng 1-2 ngón với tốc độ vô cùng chậm, thậm chí
là thường xuyên bị mắc lỗi đánh máy. Nhưng sau một thời gian khi đã
đánh quen bàn phím rồi thì có thể đánh bàn phím bằng 10 ngón hoặc
đánh nhánh hơn rất nhiều, đánh bàn phím mà không cần phải nhìn vào
bàn phím, không mắc các lỗi đánh máy, tạo ra hiệu suất đánh máy
hiệu quả

Ví dụ về thói quen:
- Bạn thường hay xem trước nội dung bài học trước khi lên lớp
- Một người luôn chạy bộ tập thể dục vào mỗi buổi sáng
 Kỹ xảo: Hình thành chủ yếu do luyện tập có mục đích
Được đánh giá vè mặt thao tác
Ít vững bền nếu không được luyện tập
 Thói quen: Mang tính chất nhu cầu nếp sống
Hình thành bằng nhiều con đường( tự giác, bắt chước,
ôn tập )
Được đánh giá về mặ đạo đức

You might also like