You are on page 1of 2

YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG TÁC ĐỘNG ĐẾN NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHẦN MỀM

1. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ:


Môi trường chính trị:
 Môi trường chính trị ổn định.
 Chính phủ có nhiều chính sách ưu đãi về tạo điều kiện cho ngành công nghiệp phần mềm
phát triển .
 Hội nhập quốc tế: thành viên ASEAN, APECT, WTO, phê chuẩn Hiệp định thương mại
BTA với Mỹ…
 Bảo vệ sở hữu trí tuệ yếu
 Thuế ưu đãi cho các công ty phần mềm (miễn thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghệp)
 Lương tối thiểu thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn của ngành nên các lao động được đào tạo
bài bản có xu hướng làm cho các doanh nghiệp nước ngoài hoặc di chuyển sang các khu vực
khác nên tìm kiếm mức lương cao hơn, làm cho lao động chất lượng ngành còn thiếu.
Môi trường kinh tế:
 Tăng trưởng kinh tế ổn định, hệ thống kinh tế đang hòa nhập hoàn thiện
 Thị trường tài chính mong manh, thị trường chứng khoán non nớt
 Tỉ giá hối đoái, mức lãi suất và lạm phát ổn định, tỉ lệ thất nghiệp cao
 Chất lượng nguồn nhân lực CNTT thấp, lương thấp
 Có thương hiệu trong lĩnh vực gia công phần mềm
 Cơ sở hạ tầng CNTT còn yếu, cộng với lương thấp, chất lượng lao động không cao do chảy
máu chất xám làm cho ngành phần mềm Việt Nam chủ yếu chỉ phát triển được ở lĩnh vực gia
công chứ không tự phát triển.
Môi trường văn hóa xã hội: : Việt Nam là nước có dân số trẻ, du nhập và thích nghi nhanh. Tuy
nhiên, do hệ thống giáo dục quá nặng về lý thuyết nên các sản phẩm phần mềm mang nặng lý
thuyết, ít có tính áp dụng thực tiễn.
 Trình độ dân trí: tỉ lệ biết đọc, biết viết cao
 Chất lượng giáo dục: kém, xa rời thực tế
 Văn hóa xu hướng tây hóa
Môi trường công nghệ:
 Trình độ CNTT còn hạn chế
 Nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao thiếu
 Tốc độ phổ biến công nghệ cao
 Cơ sở công nghệ CNTT hạn chế
 CNTT được chia sẻ rộng rãi
 Tốc độ phát triển CNTT mạnh và nhanh
2. MÔI TRƯỜNG VI MÔ:
- Đối thủ cạnh tranh:
Số lượng doanh nghiệp cung cấp phần mềm bán hàng rất nhiều, giá rất cạnh tranh. Bên cạnh
đó, doanh nghiệp phần mềm Việt Nam thực sự khó khăn khi các nhà cung cấp như Microsoft
vào Việt Nam với các nhóm giải pháp bao quát hầu như toàn bộ các ngành sản xuất, dịch vụ,
phân phối và bán buôn nhỏ lẻ...
- Công chúng: xây dựng hình ảnh thương hiệu quốc gia, đưa Việt Nam trở thành điểm đến
hàng đầu về CNTT khu vực châu Á và thế giới.
- Khách hàng.

3. MÔI TRƯỜNG NỘI VI:


+Vấn đề phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đóng vai trò hết sức quan trọng.
+ Cần có một đội ngũ lao động chất lượng cao, chuyên sâu, lành nghề, được đào tạo bài bản.

You might also like