You are on page 1of 19

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÁO CÁO THẢO LUẬN


HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ

Đề tài:
HỆ THỐNG QUẢN LÝ NHẬP KHẨU THỰC PHẨM KHÔ
CỦA SIÊU THỊ BIG C

GVHD : Th.S Đỗ Thị Thu Hiền


LHP : 232ECIT031101
Nhóm : 5

Hà Nội, 4/2024
DANH SÁCH THÀNH VIÊN

MỨC ĐỘ THAM GIA


STT HỌ TÊN NHIỆM VỤ HOÀN HỌP ĐIỂM
THÀNH NHÓM

Nguyễn Lan
38 powerpoint
hương

Dương Thị
39 2.1.2
Kim Lan

Trần Hoàng
40 2.1.1
Diệu Linh

41 Trần Thị Loan 1.2.2

Phạm Ngọc Thư ký + tổng hợp


42
Mai word

Nhóm trưởng +
43 Thân Ngọc Mai
Thuyết trình

44 Chu Thị Trà Mi 2.2.1 + 2.2.2

Lưu Ngọc
45 1.1 + 1.2.1
Minh

Nguyễn Quang
46 2.2.3
Minh
BIÊN BẢN HỌP NHÓM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN CUỘC HỌP
Nhóm: 05
Lần họp nhóm thứ: 1
1. Thời gian: Từ 20h đến 21h ngày 15 tháng 03 năm 2024
2. Địa điểm: Online qua nền tảng Meet
3. Thành viên tham gia:
- Toàn bộ thành viên
4. Nội dung:
- Triển khai nội dung bài thảo luận và phân chia công việc
5. Đánh giá chung:
- Mọi người còn chưa thực sự tích cực tham gia.

Hà Nội, 15 tháng 03 năm 2024


Thư ký Nhóm trưởng
Phạm Ngọc Mai Thân Ngọc Mai
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN CUỘC HỌP
Nhóm: 05
Lần họp nhóm thứ: 2
1. Thời gian: Từ 20h đến 22h ngày 22 tháng 03 năm 2024
2. Địa điểm: Online qua nền tảng Meet
3. Thành viên tham gia:
- Toàn bộ thành viên
4. Nội dung:
- Đánh giá quá trình làm bài thảo luận, góp ý và chỉnh sửa nội dung
5. Đánh giá chung:
- Có một số thành viên đã tích cực thảo luận hơn, còn lại vẫn hơi trầm.

Hà Nội, 22 tháng 03 năm 2024


Thư ký Nhóm trưởng
Phạm Ngọc Mai Thân Ngọc Mai
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN CUỘC HỌP

Nhóm: 05
Lần họp nhóm thứ: 3
1. Thời gian: Từ 21h đến 22h ngày 03 tháng 04 năm 2024
2. Địa điểm: Online qua nền tảng Meet
3. Thành viên tham gia:
- Toàn bộ thành viên
4. Nội dung:
- Duyệt thuyết trình, đánh giá mức độ tham gia và phân chia điểm
5. Đánh giá chung:
- Tuy trong quá trình làm bài mọi người đều gặp khó khăn và bài làm chưa ổn,
nhưng sau quá trình họp bàn, thảo luận, và kiểm tra đã hoàn thiện được bài một cách tốt
nhất.

Hà Nội, 03 tháng 04 năm 2024


Thư ký Nhóm trưởng
Phạm Ngọc Mai Thân Ngọc Mai
MỤC LỤC
DANH SÁCH THÀNH VIÊN
BIÊN BẢN HỌP NHÓM
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ EPR..............................................................................1
1.1. Khái niệm EPR........................................................................................................1
1.2. Những thuận lợi và khó khăn khi doanh nghiệp sử dụng hệ thống ERP..........1
1.2.1. Thuận lợi.........................................................................................................1
1.2.2. Khó khăn.........................................................................................................3
PHẦN II: BÀI TẬP THỰC HÀNH..................................................................................5
2.1.Khảo sát hệ thống.....................................................................................................5
2.1.1.Giới thiệu về hệ thống quản lý nhập khẩu thực phẩm khô của siêu thị BigC. 5
2.1.2.Quy trình xử lý.................................................................................................7
2.2. Phân tích hệ thống...................................................................................................8
2.2.1. Biểu đồ phân cấp chức năng..........................................................................8
2.2.2. Biểu đồ mức đỉnh của hệ thống......................................................................9
2.2.3. Biểu đồ dưới mức đỉnh của hệ thống............................................................10
PHẦN I: LÝ THUYẾT

1.1. Khái niệm ERP


ERP (Enterprise Resource Planning) là hệ thống hoạch định nguồn lực doanh
nghiệp, là tập hợp con người, nguồn lực và các thủ tục liên quan nhằm tích hợp và phối
hợp hầu hết các quy trình tác nghiệp chủ yếu của tổ chức, doanh nghiệp như kế toán,
phân tích tài chính, quản lý mua bán, quản lý hậu cần, quản lý sản xuất, kinh doanh, quản
lý nhân sự…
E (Enterprise – Doanh nghiệp): Doanh nghiệp là mục đích cuối cùng của ERP,
làm sao kết hợp tất cả các phòng ban, tất cả các chức năng nghiệp vụ của doanh nghiệp
vào chung một hệ thống máy tính duy nhất mà có thể đáp ứng tất cả các nhu cầu quản lý
khác nhau của các phòng ban.
R (Resource – Tài nguyên): Resource có nghĩa là nguồn lực như tài chính, nhân
sự, công nghệ, phần cứng, dữ liệu, thông tin, ... Vì vậy khi ứng dụng ERP thì phải làm
sao biến các nguồn lực này thành các tài nguyên có giá trị cao cho doanh nghiệp.
P (Planning – Hoạch định): Chúng ta phải tính toán, hoạch định báo cáo các khả
năng phát sinh trong quá trình điều hành, sản xuất kinh doanh, trong việc sử dụng các
nguồn lực của doanh nghiệp. Phải hoạch định ra kế hoạch sản xuất sao cho hợp lý, không
thiếu cũng như không thừa để đem lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp. Hoạch định
ra chiến lược kinh doanh, chính sách giá, chiết khấu...
Hệ thống ERP được xem là hệ thống thông tin quản lý toàn diện của tổ chức,
doanh nghiệp, nó có thể phối hợp tất cả các tiến trình nghiệp vụ cơ bản nhất trong nội bộ
tổ chức, doanh nghiệp.
1.2. Những thuận lợi và khó khăn khi doanh nghiệp sử dụng hệ thống ERP
1.2.1. Thuận lợi
a. Cải thiện hiệu quả quy trình hoạt động
ERP tích hợp các chức năng và quy trình kinh doanh khác nhau vào một hệ thống
duy nhất, loại bỏ sự cần thiết của các quy trình thủ công và phần mềm riêng biệt. Điều
này hợp lý hóa các hoạt động và cải thiện hiệu quả bằng cách tự động hóa các tác vụ,
giảm lỗi và giảm thiểu trùng lặp.
Tự động hóa các quy trình thủ công: Hệ thống ERP tự động hóa nhiều tác vụ lặp
đi lặp lại, giúp nhân viên tiết kiệm thời gian và tập trung vào công việc quan trọng hơn.

1
Cải thiện khả năng truy cập dữ liệu: ERP cung cấp một nguồn dữ liệu thống nhất
cho tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp, giúp việc truy cập và chia sẻ thông tin trở nên
dễ dàng hơn.
Tăng cường khả năng ra quyết định: ERP cung cấp các báo cáo và phân tích dữ
liệu giúp ban lãnh đạo đưa ra quyết định sáng suốt hơn.
b. Giúp giảm chi phí
Hệ thống ERP có thể giúp giảm chi phí bằng cách loại bỏ các quy trình dư thừa,
tối ưu hóa quản lý hàng tồn kho và cải thiện hoạt động mua sắm. Với khả năng hiển thị
tốt hơn trong hoạt động kinh doanh, các tổ chức có thể đưa ra quyết định sáng suốt và
phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn.
Tiết kiệm chi phí vận hành: ERP giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí bằng cách
giảm thiểu lãng phí, tối ưu hóa quy trình và tự động hóa các tác vụ.
Giảm chi phí nhân sự: ERP giúp giảm nhu cầu nhân viên cho các công việc thủ
công, cho phép doanh nghiệp tập trung nguồn lực vào các hoạt động mang lại giá trị cao
hơn.
Tăng lợi nhuận: ERP giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận bằng cách cải thiện hiệu
quả hoạt động và giảm chi phí.
c. Tăng cường sự hợp tác
ERP thúc đẩy sự hợp tác giữa các phòng ban và nhóm khác nhau bằng cách cung
cấp một nền tảng tập trung để chia sẻ và liên lạc dữ liệu. Nó phá vỡ các silo thông tin,
khuyến khích hợp tác liên chức năng và cho phép truy cập dữ liệu theo thời gian thực,
thúc đẩy làm việc theo nhóm và ra quyết định tốt hơn.
d. Dễ tìm kiếm, truy cập thông tin
Hệ thống ERP tập trung dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, giúp dễ dàng tìm kiếm,
truy cập và chia sẻ thông tin trong toàn tổ chức. Người dùng có thể nhanh chóng truy
xuất dữ liệu chính xác và cập nhật, tạo điều kiện cho việc ra quyết định nhanh hơn và
giảm thời gian tìm kiếm thông tin.
e. Báo cáo và lập kế hoạch được cải thiện
Hệ thống ERP cung cấp khả năng báo cáo và phân tích mạnh mẽ. Người dùng có
thể tạo các báo cáo tùy chỉnh, bảng điều khiển và các chỉ số hiệu suất chính (KPI) để hiểu
rõ hơn về hiệu quả kinh doanh. Điều này cho phép giám sát, lập kế hoạch và dự báo tốt
hơn, hỗ trợ việc ra quyết định chiến lược và tạo điều kiện cho các hành động kịp thời.
f. Module ERP linh hoạt

2
Hệ thống ERP được thiết kế với cấu trúc mô-đun, cho phép các tổ chức lựa chọn
và triển khai các mô-đun cụ thể phù hợp với yêu cầu của họ. Tính linh hoạt này cho phép
các doanh nghiệp mở rộng quy mô hệ thống ERP khi nhu cầu của họ phát triển, thêm
hoặc bớt các mô-đun để thích ứng với các quy trình kinh doanh đang thay đổi và động
lực của ngành.
g. Cải thiện dịch vụ khách hàng
Cải thiện khả năng phản hồi khách hàng: ERP giúp doanh nghiệp phản hồi nhanh
chóng các yêu cầu của khách hàng bằng cách cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác về
sản phẩm, dịch vụ và đơn hàng.
Tăng cường sự hài lòng của khách hàng: ERP giúp doanh nghiệp nâng cao sự hài
lòng của khách hàng bằng cách cung cấp dịch vụ khách hàng tốt hơn.
Tăng khả năng giữ chân khách hàng: ERP giúp doanh nghiệp tăng khả năng giữ
chân khách hàng bằng cách cung cấp dịch vụ khách hàng tốt hơn và nâng cao trải nghiệm
khách hàng.
Ví dụ: BigC đã sử dụng hệ thống ERP để quản lý hàng hóa trong kho. Nhờ vậy,
BigC có thể theo dõi tình trạng hàng hóa trong kho một cách chính xác, tránh tình trạng
thiếu hàng hoặc tồn kho quá nhiều. BigC cũng sử dụng hệ thống ERP để quản lý tài
chính, có thể theo dõi thu chi, ngân sách và tình hình tài chính của doanh nghiệp một
cách hiệu quả. Bên cạnh đó, hệ thống ERP cũng giúp BigC cải thiện khả năng phục vụ
khách hàng như theo dõi lịch sử mua hàng, sở thích của khách hàng và cung cấp dịch vụ
phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Nhờ vậy, trong năm đầu tiên sử dụng hệ thống
ERP, BigC đã tăng trưởng doanh thu 15%, giảm chi phí hoạt động 10%, tăng tỷ lệ hài
lòng của khách hàng 5% và giảm thời gian xử lý đơn hàng 30%.
1.2.2. Khó khăn
Chi phí phần mềm lớn: Chi phí mà doanh nghiệp cần phải chi trả khi áp dụng giải
pháp ERP có thể là một thách thức đối với một số doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa phát
triển hoặc hoạt động kinh doanh không ổn định. Ngoài những chi phí cho tư vấn, triển
khai phần mềm thì doanh nghiệp còn phải trả khoản tiền bản quyền tương đối lớn cho
nhà sản xuất ERP ngoại, ước chừng thêm số tiền bằng số tiền cho nhà tư vấn triển khai
phần mềm. Vì vậy tổng chi phí bỏ ra của doanh nghiệp cho dự án triển khai sản phẩm
ERP lên rất cao. Còn đối với những doanh nghiệp lớn hơn thì việc áp dụng phần mềm
ERP không chính xác thì sẽ khiến cho doanh nghiệp tổn thất khá lớn gây ngưng trệ, giảm
lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó, ERP có thể được coi là một giải pháp dài hạn, mang
tính chiến lược và có tầm nhìn xa.

3
Doanh nghiệp và đơn vị triển khai ERP không thống nhất: Trong quá trình triển
khai giải pháp ERP, sẽ có nhiều vấn đề phát sinh, doanh nghiệp cũng có những thay đổi,
và những điều này cần được hai bên thông báo chính xác và kịp thời cho nhau, để đảm
bảo cả hai bên đều biết họ đã, đang, và sẽ làm gì. Bởi nếu như nhà cung cấp ERP không
thực sự hiểu được khách hàng cần gì thì sẽ dẫn đến việc thiết kế cấu hình ERP không phù
hợp với mô hình doanh nghiệp. Cũng có thể do nhà lãnh đạo doanh nghiệp không hoàn
toàn tin tưởng nhà cung cấp, không muốn tiết lộ những “bí quyết kinh doanh”, dẫn tới
đưa ra không đầy đủ thông tin về mô hình hoạt động của doanh nghiệp. Điều này cũng
gây ra tình trạng hệ thống ERP không hoàn chỉnh và tương thích hoàn toàn với nhu cầu
của doanh nghiệp.
Trình độ nhân sự từ cấp quản lý cho đến cấp dưới chưa đáp ứng được: Năng lực
nhân công không đồng đều, quy trình sản xuất chưa được chuẩn hóa, ... gây khó khăn cho
quá trình áp dụng ERP. Quy trình của các doanh nghiệp còn lạc hậu, nhiều công đoạn
khiến việc áp dụng ERP vào doanh nghiệp không thể hoạt động hết năng lực, nhiều
trường hợp sau khi áp dụng chỉ dừng lại ở mức độ kiểm soát.
Nói tóm lại triển khai hệ thống ERP cho doanh nghiệp luôn đòi hỏi dành nhiều
thời gian, công sức và đầu tư vốn. Do đó, trước khi quyết định áp dụng hệ thống ERP cho
doanh nghiệp, ban lãnh đạo công ty cần nhận định rõ ràng khó khăn và thuận lợi của
giải pháp ERP.

4
PHẦN II: BÀI TẬP

2.1. Khảo sát hệ thống


2.1.1. Giới thiệu về hệ thống quản lý nhập khẩu thực phẩm khô của siêu thị BigC
a. Giới thiệu chung
Hệ thống quản lý nhập khẩu thực phẩm khô của siêu thị BigC đóng vai trò quan
trọng trong việc đảm bảo nguồn cung cấp thực phẩm khô đa dạng và chất lượng cho
khách hàng. Hệ thống này bao gồm một loạt các quy trình và quy định nhằm đảm bảo
rằng thực phẩm khô nhập khẩu đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng và an toàn thực phẩm.
Đầu tiên, quá trình thiết lập hợp đồng là một giai đoạn quan trọng trong hệ thống
này. BigC thiết lập hợp đồng với các nhà cung cấp thực phẩm khô trên toàn cầu. Trước
khi ký kết hợp đồng, BigC tiến hành đánh giá nhà cung cấp để đảm bảo rằng họ đáp ứng
các tiêu chuẩn về chất lượng, số lượng, giá cả và thời gian giao hàng. Những nhà cung
cấp được lựa chọn phải có uy tín, đạt tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm như
GlobalGAP, BRC, HACCP...
Tiếp theo, BigC tiến hành đánh giá chất lượng của hàng hóa từ các nhà cung cấp
khi chúng được gửi đến. Quá trình kiểm tra chất lượng này đảm bảo rằng các sản phẩm
đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn thực phẩm. Các tiêu chí kiểm tra có thể bao
gồm độ tươi, thành phần, nguồn gốc, hạn sử dụng và bao bì.
Siêu thị có hệ thống quản lý kho hiện đại để lưu trữ và kiểm soát hàng hóa. Thực
phẩm khô được lưu trữ trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm phù hợp để đảm bảo chất lượng
được bảo quản tốt nhất. Hệ thống quản lý kho cũng giúp BigC theo dõi số lượng hàng tồn
kho và lập kế hoạch nhập khẩu thích hợp để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
BigC làm việc với các đơn vị vận chuyển uy tín để đảm bảo hàng hóa được vận
chuyển an toàn và nhanh chóng từ nhà cung cấp đến các cửa hàng BigC. Quá trình vận
chuyển được giám sát chặt chẽ để đảm bảo sự an toàn và chất lượng của thực phẩm khô.
BigC đảm bảo rằng thực phẩm khô được bày bán trên kệ theo nguyên tắc "First In,
First Out" (FIFO). Điều này có nghĩa là hàng mới nhập sẽ được bày bán trước hàng cũ
hơn để đảm bảo sự tươi ngon và an toàn cho khách hàng.
Hệ thống quản lý nhập khẩu thực phẩm khô của BigC cũng bao gồm các chính
sách và quy trình để quản lý rủi ro liên quan đến nhập khẩu thực phẩm. BigC theo dõi các
thông báo về sự cốt lưu thông thực phẩm, sự cảnh báo về các vụ vi phạm an toàn thực
phẩm và các biện pháp bảo vệ sức khỏe công cộng. Trong trường hợp có thông báo về
sản phẩm không an toàn hoặc thu hồi hàng hóa, BigC sẽ thực hiện các biện pháp như
ngừng bán sản phẩm, thu hồi hàng hoặc thông báo cho khách hàng về vấn đề đó.

5
Ngoài ra, BigC tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến nhập khẩu thực
phẩm khô. Họ đảm bảo rằng các quy trình và quy định hợp lệ được tuân thủ, bao gồm
việc xử lý giấy tờ nhập khẩu, khai báo hải quan và tuân thủ các quy định về an toàn thực
phẩm.
Trên cơ sở đó, BigC liên tục cải tiến hệ thống quản lý nhập khẩu thực phẩm khô
của mình để đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao về chất lượng và an toàn thực phẩm. Họ
cũng thường xuyên đào tạo nhân viên về các quy trình và quy định liên quan để đảm bảo
sự hiểu biết và tuân thủ đúng đắn.
b. Mô tả hệ thống
 Nhiệm vụ cơ bản
Hệ thống thực hiện nhập các mặt hàng thực phẩm khô cho siêu thị Big C theo quy
trình:
(1) Kho hàng báo các mặt hàng cần nhập cho tổ phân tích thị trường
(2) Tổ phân tích thị trường căn cứ vào khảo sát thực tế quyết định các mặt hàng
cần nhập và chuyển danh sách đó cho tổ đặt hàng
(3) Tổ đặt hàng thực hiện các bước đặt hàng
(4) Tổ nhận hàng sẽ nhận hàng từ nhà cung cấp và chuyển vào kho hàng
(5) Phòng tài vụ kiểm tra các hóa đơn và thanh toán tiền với nhà cung cấp
(6) Hệ thống giám sát mặt hàng và tiền
 Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của hệ thống như sau:
- Tổ đặt hàng có nhiệm vụ:
+ Lập hóa đơn đặt hàng
- Sau khi nhà cung cấp chuyển hàng đến, tổ nhận hàng có nhiệm vụ:
+ Nhận phiếu giao hàng
+ Kiểm tra chất lượng, số lượng hàng,
+ Khiếu nại đến NCC (Nều hàng không đạt yêu cầu)
+ Lập phiếu nhận hàng
- Tại đây phòng tài vụ có chức năng:
+ Nhận, kiểm tra hóa đơn bán hàng của nhà cung cấp mang đến
+ So sánh, đối chiếu các hóa đơn

6
+ Trả tiền cho nhà cung cấp
2.1.2. Quy trình xử lý
Khi có nhu cầu cần nhập thêm hàng hóa, bộ phận quản lý kho hàng lập một bảng
danh sách các mặt hàng cần nhập gồm các thông tin: Số hàng, mã hàng, tên hàng, số
lượng hàng còn trong kho, NCC sẽ gửi cho tổ phân tích thị trường.
Tại đây tổ phân tích thị trường căn cứ vào việc khảo sát nhu cầu người tiêu dùng,
thị trường quyết định lựa chọn các mặt hàng cần nhập, số lượng nhập và chọn nhà cung
cấp. Muốn thế nó dùng máy tính để tìm thông tin các mặt hàng của các NCC được lưu
trong tệp MATHANGNCC rồi thống nhất lại với các bộ phận quản lý kho hàng. Sau đó
bộ phận thị trường lập phiếu danh sách hàng cần nhập chuyển cho tổ đặt hàng. Thông tin
phiếu gồm: Số phiếu, mã hàng, tên hàng, NCC, số lượng nhập.
Tổ đặt hàng tiếp nhận phiếu danh sách hàng cần nhập rồi liên hệ với nhà cung cấp.
Nếu nhà cung cấp đáp ứng đủ điều kiện đặt hàng (chất lượng hàng, số lượng hàng ) thì tổ
đặt hàng sẽ lập hóa đơn đặt hàng rồi in thành 2 bản, một bản gửi cho NCC để đặt hàng,
một bản gửi cho phòng tài vụ để theo dõi quá trình hoàn thiện đơn đặt hàng.
Nếu NCC không đáp ứng được điều kiện đặt hàng thì tổ đặt hàng gửi lại phiếu
danh sách hàng cần nhập cho tổ phân tích thị trường lập lại.
Nhà cung cấp căn cứ vào hóa đơn đặt hàng để chuyển hàng đến kho hàng thực
phẩm khô của siêu thị BigC kèm theo phiếu giao hàng. Phiếu giao hàng gồm các thông
tin: Số phiếu giao hàng, mã hàng, tên hàng, số lượng giao, số hóa đơn đặt hàng, thông tin
người nhận hàng.
Tổ nhận hàng nhận phiếu giao hàng và thực hiện kiểm tra hàng. Nếu mặt hàng
không đạt yêu cầu thì tổ nhận hàng sẽ khiếu nại với nhà cung cấp để điều chỉnh lại. Nếu
các mặt hàng đã đạt yêu cầu thì tổ nhận hàng sẽ lập phiếu nhận hàng gồm các thông tin:
Số phiếu nhận hàng, số phiếu giao hàng, số hóa đơn đặt hàng, mã hàng, tên hàng, số
lượng hàng đã nhận, số lượng hàng còn thiếu, thông tin NCC.
Phiếu nhận hàng sẽ được gửi cho phòng tài vụ. Sau đó tổ nhận hàng chuyển vào
kho. Bộ phận kho hàng nhận hàng và xác nhận hàng đã được chuyển vào kho.
Sau khi hàng được chuyển đầy đủ đến kho hàng như hóa đơn đã đặt, NCC sẽ gửi
hóa đơn bán hàng cho phòng tài vụ. Hóa đơn bán hàng gồm các thông tin: Số hóa đơn
bán hàng, đơn vị mua hàng, mã hàng, tên hàng, số lượng, đơn giá, đơn vị tính, thành tiền,
số hóa đơn đặt hàng.
Phòng tài vụ sẽ tiếp nhận hóa đơn từ tổ nhận hàng, phiếu nhận hàng từ tổ nhận
hàng và hóa đơn bán hàng từ nhà cung cấp. Tại đây phòng tài vụ sẽ tiến hành kiểm tra, so

7
sánh các thông tin trong hóa đơn đặt hàng, phiếu nhận hàng và hóa đơn bán hàng. Nếu
thông tin trùng khớp thì phòng tài vụ sẽ in phiếu trả tiền hàng và thực hiện trả tiền hàng
cho nhà cung cấp. Ngược lại nếu thông tin có sai lệch thì phòng tài vụ sẽ thông báo đến
tổ nhận hàng để xem xét lại.
2.2. Phân tích hệ thống
2.2.1. Biểu đồ phân cấp chức năng

Quản lý nhập
hàng thực phẩm
khô

Phân tích thị


Đặt hàng Nhận hàng Tài vụ
trường

Nhận phiếu giao Nhận hàng và


Lựa chọn hàng Liên hệ với nhà
hàng và kiểm kiểm tra các hóa
nhâp cung cấp
tra hàng đơn, phiếu hàng

Lập phiếu danh


Lập hóa đơn đặt Lập phiếu nhận
sách hàng cần Trả tiền hàng
hàng hàng
nhập

Chuyển hàng
vào kho

2.2.2. Biểu đồ mức đỉnh của hệ thống

8
9
2.2.3. Biểu đồ mức dưới đỉnh của hệ thống
1. PT thị trường

Danh sách
Thanh toán Lập phiếu danh
hàng nhập
Lựa chọn sách
hàng nhập
Hàng nhập
Kho hàng
Thanh toán
phiếu

Phiếu danh
sách hàng cần
nhập

2. Đặt hàng

Phiếu danh sách


hàng cần nhập

Thanh toán
Sách hàng
Liên hệ phiếu danhcần nhập
với NCC

Thanh toán liên Thanh


hệ toán trả lời

Lập hóa
đơn đặt
hàng

NCC Hóa đơn đặt hàng

10
3. Nhận hàng

Nhận phiếu giao Lập phiếu


hàng và kiểm Thanh toán hàng đạt yêu cầu nhận hàng
hàng

Thanh toán khiếu nại Thanh toán phiếu nhận


Phiếu giao hàng
và hàng cần nhập

NCC

Chuyển
Hàng cần nhập hàng vào
kho

Kho hàng

11
4. Tài vụ

Hóa đơn đặt hàng

Danh sách phiếu


Nhập và kiểm tra hóa
Trả tiền hàng
đơn, phiếu hàng

Hóa đơn
bán hàng

Phiếu trả tiền


NCC

12

You might also like