KHÁI NIỆM CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ

You might also like

You are on page 1of 2

KHÁI NIỆM CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ

 Giá trị thặng dư là gì?


- Giá trị thặng dư là một khái niệm trong lý thuyết kinh tế của C.Mác, chỉ
phần giá trị mà công nhân làm thuê tạo ra ngoài giá trị sức lao động của họ,
nhưng bị nhà tư bản chiếm đoạt mà không trả cho họ.
- Giá trị thặng dư là nguồn gốc của lợi nhuận và là biểu hiện của sự bóc lột
lao động trong chủ nghĩa tư bản.
 Bản chất của giá trị thặng dư
- Là kết quả lao động không công của người lao động làm thuê tạo ra và bị
nhà tư bản chiếm đoạt.
- Là một phạm trù riêng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Nghĩa là
trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa mới có khái niệm giá trị thặng dư.
- Xét về bản chất kinh tế - xã hội thì giá trị thặng dư biểu hiện quan hệ bóc lột
của giai cấp tư sản đối với giai cấp công nhân.
- C.Mác mô tả: mối quan hệ này không phải dùng bạo lực để tước đoạt mà
tuân theo các quy luật giá trị, vẫn trả công cho công nhân bằng đúng với giá trị
hàng hóa, sức lao động mà vẫn có giá trị thặng dư.
- Ngày nay, quan hệ bóc lột đó vẫn diễn ra với trình độ và mức độ khác nhau.
 Nguồn gốc của giá trị thặng dư
- Nguồn gốc của giá trị thặng dư là bộ phận giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức
lao động do công nhân tạo ra, là kết quả của lao động không công của công
nhân cho nhà tư bản.
- Ta có thể hiểu rằng: Để sản xuất, nhà tư bản đã mua hàng hóa sức lao động
và tư liệu sản xuất, người công nhân(người được mua sức lao động) sẽ làm việc
và tạo ra sản phẩm cho nhà tư bản. Bằng lao động cụ thể của mình, công nhân
sử dụng tư liệu sản xuất để bảo tồn và chuyển nguyên vẹn vào giá trị vào sản
phẩm( tư bản bất biến); bằng lao động trừu tượng, công nhân tạo ra giá trị mới
lớn hơn giá trị sức lao động( tư bản khả biến), phần lớn hơn đó là giá trị thặng
dư.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] https://thuvienphapluat.vn/
[2] https://www.studocu.com/

You might also like