You are on page 1of 2

1

CHI TIẾT HÓA MỘT SỐ NỘI DUNG ÔN THI HẾT HỌC PHẦN KTCT

CH LÝ THUYẾT - khi trả lời hay giải thích hầu hết đều cần có ví dụ minh họa, liên hệ thực tế.
1. Sản xuất hàng hóa, kinh tế hàng hóa ở Việt Nam; điều kiện ra đời sản xuất hàng hóa (PCLĐXH và sự
tách biệt về mặt kinh tế giữa các chủ thể kinh tế)
2. Hàng hóa, hai thuộc tính (giá trị sử dụng, giá trị), mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa (mối
quan hệ mang tính 2 mặt: vừa thống nhất vừa mâu thuẫn).
2. Nguồn gốc của hai thuộc tính của hàng hóa (tính chất 2 mặt của lao động sản xuất hàng hóa): lao động
cụ thể, lao động trừu tượng.
3. Lượng giá trị của hàng hóa; thời gian lao động xã hội cần thiết; thời gian lao động cá biệt; nhân tố ảnh
hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa ((1)Năng suất lao động xã hội - có phân biệt với cường độ lao
động; (2)Mức độ phức tạp hay giản đơn của lao động - lao động giản đơn và lao động phức tạp); năng
suất lao động; cường độ lao động.
4. Tiền tệ; tiền tệ là hàng hóa đặc biệt; các chức năng của tiền (thước đo giá trị, phương tiện lưu thông,
phương tiện cất trữ, phương tiện thanh toán, tiền tệ thế giới).
5. Giá cả, các yếu tố ảnh hưởng đến giá cả (Giá trị, cung - cầu, cạnh tranh, giá trị hoặc sức mua của tiền,
chính sách của nhà nước).
6. Nội dung của quy luật giá trị (yêu cầu sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên hao phí thời gian lao
động xã hội cần thiết - giá trị xã hội của hàng hóa); Biểu hiện hoạt đột của quy luật giá trị (sự vận động
của giá cả hàng hóa lên xuống xoay quanh trục giá trị xã hội của hàng hóa).
7. Tác động của quy luật giá trị (điều tiết sx và lt hàng hóa; kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sx, phân
hóa người sx).
8. Thị trường (nghĩa hẹp, nghĩa rộng), vai trò của thị trường (một là ..., hai là ..., ba là,... ).
9. Ưu điểm/ưu thế của nền kinh tế thị trường (một là ..., hai là ..., ba là ...), khuyết tật của nền kinh tế thị
trường (một là ..., hai là ..., ba là ...).
10. Nội dung của quy luật cung cầu (trình bày tất cả các vấn đề liên quan, VD minh họa, liên hệ thực tiễn).
11. Cạnh tranh, tác động của cạnh tranh (tích cực = 4 ý; tiêu cực = 3 ý).
12. Nguyên nhân hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền (theo Lênin).
13. “Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền” (theo Lênin).
14. “Xuất khẩu tư bản” (theo Lênin)
15. Nguyên nhân ra đời và phát triển của độc quyền nhà nước (theo Lênin).
16. Những biểu hiện chủ yếu của của độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản.
17. Tính tất yếu khách quan của phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở VN.
18. Đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
19. Hoàn thiện thể hiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
20. Nội đung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
21. Vai trò của Nhà nước trong việc đảm bảo hài hòa các quan hệ lợi ích kinh tế
22. Vai trò của lợi ích kinh tế; các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế
23. Cách mạng công nghiệp ;Khái quát lịch sử các cuộc cách mạng công nghiệp
24. Các mô hình công nghiệp hóa tiêu biểu trên thế giới.
25. Vai trò của cách mạng công nghiệp
26. Tính tất yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam.
27. Nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam.
28. Sự thích ứng của CNH, HĐH ở Việt Nam với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
29. Sự cần thiết khách quan hội nhập kinh tế quốc tế
30. Nội dung hội nhập kinh tế quốc tế.
31. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế.
32. Phương hướng nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
........
2

CH BÀI TẬP - cần quan tâm toàn diện và cụ thể, chi tiết đến TỪNG TỪ KHÓA QUAN TRỌNG dưới
đây để trả lời cả phần tính toán lẫn tự luận, tìm kiếm các bài tập mẫu có sử dụng những từ khóa này để
ôn tập.
1. Quy luật lưu thông tiền tệ (công thức xác định lượng tiền cần thiết phát hành trong lưu thông), lạm phát
(sự cân đối: Hàng - Tiền).
Giá trị sức lao động, các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị sức lao động.
2. Tiền công theo giờ, thời gian lao động của 1 ngày (t), phương pháp bóc lột giá trị thặng dư (phương pháp
sản xuất giá trị thặng dư).
3. Vốn tự có, vốn đi vay, lợi tức, tỷ suất lợi tức, bản chất lợi tức.
4. Tỷ suất lợi nhuận, các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận.
5. Lợi nhuận của nhà tư bản công nghiệp (lợi nhuận công nghiệp)
6. Chi phí sản xuất/chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa (k=c+v); chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa che dấu
quan hệ bóc lột TBCN; chi phí thực tế (giá trị hàng hóa);
7. Lợi nhuận; lợi nhuận bình quân; sự hình thành lợi nhuận bình quân; giá cả sản xuất (=chi phí sản
xuất+lợi nhuận bình quân); mức giá cần bán để thu được lợi nhuận bình quân (giá cả sản xuất = chi phí
sản xuất + lợi nhuận bình quân).
8. Tỷ suất lợi nhuận bình quân; sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân.
9. Bản chất lợi nhuận thương nghiệp.
10. Giá trị mới (v+m), giá trị mới của 1 hàng hóa, giá trị mới của tổng khối lượng hàng hóa; giá trị mới do
một người làm ra, giá trị mới do toàn bộ công nhân làm ra.
11. Tư bản bất biến (c), tư bản khả biến (v); chi phí sản xuất (k=c+v); giá trị hàng hóa và cấu tạo giá trị của
một hàng hóa (w=c+v+m).
12. Tư bản cố định (c1), tư bản lưu động (c2+v); cơ sở phân chia tư bản thành TBBB và TBKB, TBCĐ và
TBLĐ.
13. Tích lũy tư bản, lượng giá trị thặng dư tư bản hóa hay khối lượng giá trị thặng dư dùng để tích lũy
(m2),
14. Tỷ suất tích lũy (m2’); tỷ suất tích lũy ảnh hưởng đến quy mô tích lũy.
15. Tỷ suất giá trị thặng dư = trình độ bóc lột; công thức tính tỷ suất giá trị thặng dư (có 2 cách tính: theo
giá trị hoặc theo thời gian); phân biệt tỷ suất giá trị thặng dư và tỷ suất lợi nhuận.
16. Ảnh hưởng của một số yếu tố đến quy mô tích lũy (m2).
17. Cấu tạo hữu cơ (c/v), mối quan hệ giữa cấu tạo hữu cơ với nhu cầu lao động/sự thuê mướn nhân công
(tỷ lệ nghịch một cách tương đối); xu hướng tăng lên của c/v là tất yếu; mối quan hệ giữa c/v và tình
trạng thất nghiệp.
18. Tư bản khả biến = tiền lương = nhu cầu của chủ về mua sức lao động.
19. Địa tô tuyệt đối.
20. Hao mòn vô hình, hao mòn hữu hình.
21. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối, tương đối.
22. Thời gian lao động trong ngày/độ dài chung của ngày lao động (t), thời gian lao động cần thiết/thời
gian lao động công nhân làm việc cho mình (t1), thời gian lao động thặng dư/thời gian lao động cho nhà
tư bản (t2). (t=t1+t2); phân biệt t1 và t2.
23. Lợi tức cho vay không tham gia vào quá trình bình quân hóa tỷ suất lợi nhuận.
24. Giá mua của nhà tư bản thương nghiệp, giá bán của nhà tư bản thương nghiệp.
25. Tái sản xuất, tái sản xuất giản đơn, tái sản xuất mở rộng, giá trị thặng dư tư bản hóa (m2).
26. Giá trị thặng dư, khối lượng giá trị thặng dư; tiền lương/tư bản khả biến.
27. Các vấn đề về tiền công (bản chất kinh tế, hình thức tiền công)
.........

You might also like