You are on page 1of 2

c.

Mục tiêu nghiên cứu của phương pháp nghiên cứu khoa học

Mục tiêu của phương pháp nghiên cứu khoa học là tạo ra kiến thức mới, hiểu biết
sâu rộng về thế giới xung quanh chúng ta thông qua việc thu thập và phân tích dữ
liệu theo các quy tắc logic và khoa học. Điều này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các
hiện tượng tự nhiên và xã hội, đưa ra các giải pháp cho các vấn đề phức tạp và
đóng góp vào sự phát triển của con người và xã hội.

Mục tiêu nghiên cứu khoa học là mốc chuẩn để người nghiên cứu xây dựng phương
pháp nghiên cứu khoa học phù hợp. Đây là nhiệm vụ trực tiếp của các hoạt động
nghiên cứu hay nghiên cứu khoa học. (Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn
Tuấn, Cẩm nang nghiên cứu khoa học – Từ ý tưởng đến công bố , xuất bản
2020)

Mục tiêu là cái đích về nội dung mà người nghiên cứu vạch ra để định hướng nỗ lực
tìm kiếm. Mục tiêu là những điều cần làm trong công việc nghiên cứu. Mục tiêu trả
lời câu hỏi "làm cái gì?".(trích phương pháp luận nghiên cứu-Vũ Cao Đàm)

Mỗi để tài nghiên cứu đều có một hoặc một số mục tiêu xác định nhưng chưa hẳn
đã có mục đích xác định. Ví dụ, Đại số Boole Trong suốt một thế kỷ rưỡi không trả
lời được câu hỏi “Nghiên cứu để làm gì?” Chỉ đến khi xuất hiện chiếc máy tính điện
tử đầu tiên,người ta mới biết được nó đóng vai trò quan trọng như thế nào trong
việc đảm bảo toán học cho sư vân hành của máy tính.

f.Dự đoán kết quả của phương pháp nghiên cứu khoa học.

Dự kiến kết quả nghiên cứu: Lập các bảng trống (cho các kết quả định lượng) và các nhóm
chủ đề dự kiến (cho các kết quả định tính) theo từng mục tiêu nghiên cứu. Các bảng trống
này có tiêu đề, các hàng cột nêu rõ chỉ tiêu, biến số nghiên cứu. Nêu các thuật toán thống
kê sử dụng trong khi phân tích số liệu.

Trong giai đoạn thiết kế đề cương nghiên cứu thì do số liệu chưa được thu thập nên
phần viết dự kiến kết quả nghiên cứu thường là phần khá khó khǎn,nhất là với
những người nghiên cứu còn ít kinh nghiệm, vì vậy, trong nhiều đề cương nghiên
cứu thì phần này được viết khá sơ sài, không hoàn chînh và thậm chí nhiều người
thẩm định đề cương nghiên cứu cũng cho rằng phần này không quan trọng.

Tuy nhiên trên thực tế, nếu phần dự kiến kết quả nghiên cứu không được viết đầy
đủ và chính xác thì sẽ có thể dẫn đến các hậu qua sau:

Không bám sát với mục tiêu nghiên cứu dẫn đến phần kết quả nghiên cứu có thể
không cung cấp đủ dữ liệu để kết luận nghiên cứu theo mục tiêu .

Không tạo đủ căn cứ để người nghiên cứu xác định lại các biến số, số liệu nào cần
thu thập, dẫn đến có thể thu thập thừa hoặc thiếu số liệu cho việc phân tích số liệu
và viết báo cáo.
Không xác định được đầyđủ , chính xác các thuật toán thống kê cǎn sú dụng nên sẽ
không có đủ cơ sở để phân tích số liệu hoặc đặt hàng cho những người phân tích
số liệu nghiên cứu.

Vì vậy, khi viết phần dự kiến kết quả nghiên cứu , người nghiên cứu không nên đặt
câu hỏi "Nếu sau này có số liệu thì phần kết qua nghiên cứu sẽ được trình bày như
thế nào?" mà nên đặt câu hỏi "Phần kết quả nghiên cứu nên được trình bày như thế
nào để có thể có đủ thông tin giúp đạt được mục tiêu nghiên cứu?",có như vậy
người nghiên cứu mới có cơ sở để thu thập đúng và đủ số liệu phục cho việc phân
tích và trình bày số liệu sau.

Khi chủ đề nghiên cứu hoặc tên đề tài mới được xác định thì người nghiên cứu
thường sử dụng phương pháp xây dựng cây vấn đề dê tìm kiếm các biến số và trình
bày nó trong môi quan hệ tương hỗ (trực tiếp hoặc gián tiếp).

You might also like