You are on page 1of 29

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH



BÀI KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN

Môn: Kiểm toán 2


ĐỀ TÀI

KSCB chi phí hoạt động

02_LT1_Trần Hoàng Hải 42_LT1_Bùi Thị Thu Hiền


03_LT1_Hoàng Tuấn Hiệp 13_LT2_Trịnh Văn Đức
04_LT1_Nguyễn Quang Song Huy 15_LT2_Lê Nguyên Khánh
18_LT1_Nguyễn Xuân Tùng 27_LT2_Hoàng Thị Ly
41_LT1_Phan Hải Hà 31_LT2_Nguyễn Thị Thu Phương



1
KSCB chi phí hoạt động
A. Giới thiệu chung về đơn vị ......................................................................................................... 4
I. Giới thiệu tóm tắt đơn vị kiểm toán....................................................................................... 4
1. Doanh nghiệp được kiểm toán:............................................................................................ 4
II. Sơ bộ về kiểm soát nội bộ .................................................................................................... 7
1. Kiểm soát nội bộ đối với chi phí hoạt động: ...................................................................... 7
B. Thực hiện kiểm toán ................................................................................................................. 13
I. Khảo sát cơ bản đối với CPBH và CPQLDN ...................................................................... 14
1. Mục tiêu .............................................................................................................................. 14
2. Thủ tục ................................................................................................................................ 14
II. MỤC TIÊU KIỂM TOÁN ................................................................................................ 15
III. RỦI RO Ở CẤP ĐỘ CƠ SỞ DẪN LIỆU ......................................................................... 15
IV. XEM XÉT BIỆN PHÁP XỬ LÝ KIỂM TOÁN .............................................................. 16
1. Rủi ro có sai sót trọng yếu của khoản mục...................................................................... 16
2. Thử nghiệm cơ bản (áp dụng cho tất cả các nhóm giao dịch, số dư TK và thông tin
thuyết minh trọng yếu) ............................................................................................................. 17
V. KẾT LUẬN LẬP KẾ HOẠCH ............................................................................................ 17
VI. MỤC TIÊU KIỂM TOÁN ................................................................................................ 19
VII. RỦI RO Ở CẤP ĐỘ CƠ SỞ DẪN LIỆU ......................................................................... 19
VIII. XEM XÉT BIỆN PHÁP XỬ LÝ KIỂM TOÁN .......................................................... 20
1. Rủi ro có sai sót trọng yếu của khoản mục...................................................................... 20
2. Thử nghiệm cơ bản (áp dụng cho tất cả các nhóm giao dịch, số dư TK và thông tin
thuyết minh trọng yếu) ............................................................................................................. 21
IX. KẾT LUẬN LẬP KẾ HOẠCH......................................................................................... 21
X. Tổng hợp kết quả kiểm toán................................................................................................. 24
1. Tổng hợp điều chỉnh .......................................................................................................... 24
2. Ý kiến của KTV ................................................................................................................. 29

2
Bảng phân công công việc

Phần được phân công STT Họ tên

Giới thiệu doanh nghiệp được kiểm 41_LT1 Phan Hải Hà


toán
(Thuyết trình)

02_LT1 Trần Hoàng Hải

Sơ bộ về kiểm soát nội bộ đối với chi


phí hoạt động + Mục tiêu kiểm toán 18_LT1 Nguyễn Xuân Tùng

27_LT2 Hoàng Thị Ly

(Làm slide)

15_LT2 Lê Nguyên Khánh


(Leader + thuyết trình)
Thủ tục kiểm toán

42_LT1 Bùi Thị Thu Hiền

(Tổng hợp bản word)

04_LT1 Nguyễn Quang Song


Huy

(Thuyết trình)

03_LT1 Hoàng Tuấn Hiệp

Tổng hợp điều chỉnh và ý kiến của


KTV 13_LT2 Trịnh Văn Đức

31_LT2 Nguyễn Thị Thu


Phương

3
BÀI LÀM
A.Giới thiệu chung về đơn vị

I. Giới thiệu tóm tắt đơn vị kiểm toán


1. Doanh nghiệp được kiểm toán:

Công ty Cổ phần Nhựa An Phát Xanh (An Phát Bioplastics) là doanh nghiệp số 1
Đông Nam Á trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu bao bì màng mỏng chất lượng cao.
Sau 20 năm xây dựng và phát triển, Nhựa An Phát Xanh đã xây dựng thành công hệ
sinh thái doanh nghiệp bền vững, thân thiện môi trường hàng đầu Đông Nam Á, đóng
góp lớn trong việc xây dựng, phát triển kinh tế của đất nước.

- Tên công ty đầy đủ: Công ty Cổ phần Nhựa An Phát Xanh

- Tên giao dịch: An Phát Bioplastics

- Trụ sở chính:

+ Địa chỉ: Lô CN 11-CN 12, Cụm Công nghiệp An Đồng - Thị trấn Nam Sách,
Huyện Nam Sách - Tỉnh Hải Dương

+ Số điện thoại: 0220-3755997

+ Số fax: 0220-3755113

+ Email: anphat@anphatplastic.com

- Loại hình doanh nghiệp: công ty đại chúng niêm yết trên sàn giao dịch chứng
khoán HOSE, mã chứng khoán AAA.

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0800373586 ngày 22/07/2022.

4
- Ngành nghề kinh doanh: sản xuất và xuất khẩu bao bì màng mỏng chất lượng
cao.

- Vốn điều lệ: 3.882.774.960.000 đồng

- Mệnh giá cổ phần: 10.000 đồng

- Số cổ phần: 388.277.496

- Người đại diện theo pháp luật: Nguyễn Lê Trung

- MST: 0800373586

- Chế độ kế toán áp dụng: Thông tư 200/2014/TT-BTC, do Bộ Tài chính ban


hành.

- Hình thức kế toán áp dụng: Hình thức kế toán trên máy vi tính (phần mềm kế
toán Misa).

- Tài sản cố định hữu hình được phản ánh theo giá gốc. Phương pháp tính khấu
hao: Khấu hao theo phương pháp đường thẳng.

- Đơn vị tiền tệ công ty sử dụng: Đồng việt nam (“VND”).

- Kỳ kế toán của công ty từ ngày 01/01 kết thúc ngày 31/12.

- Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.

- Thuế GTGT xác định theo phương pháp khấu trừ, thuế suất 10%, thuế TNDN 20%
trên thu nhập tính thuế, các loại thuế khác công ty kê khai và nộp thuế theo quy định
hiện hành.

5
Chỉ tiêu Năm 2022 Năm 2021

1. Doanh thu
5.454.933.422.063 5.130.176.596.375

2. Chi phí bán hàng


259.977.057.417 297.643.490.756

3. Chi phí quản lý doanh nghiệp


67.172.584.370 58.420.421.614

4. Doanh thu tài chính


99.822.565.519 163.635.798.834

5. Chi phí tài chính


320.169.911.729 140.174.479.225

6. Thu nhập khác


3.522.562.771 3.001.246.415

7. Chi phí khác


258.584.573 3.080.376.541

8. Lợi nhuận kế toán trước thuế


66.022.902.045 227.527.477.338

9. Chi phí thuế TNDN hiện hành


36.636.858.411 39.789.270.057

6
10. Chi phí thuế TNDN hoãn lại
- -

11. Lợi nhuận sau thuế TNDN


33.840.974.352 167.738.207.281

II. Sơ bộ về kiểm soát nội bộ


1. Kiểm soát nội bộ đối với chi phí hoạt động:

Chi phí hoạt động bao gồm: Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp.

Chi phí bán hàng là các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng
hóa, cung cấp dịch vụ bao gồm chi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo sản
phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hóa (trừ hoạt động xây lắp,
chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển…).

Chi phí quản lý doanh nghiệp là các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp gồm các
chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp (Tiền lương, tiền công, các
khoản phụ cấp…); bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của nhân viên
quản lý doanh nghiệp; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao Tài sản
cố định dùng cho quản lý doanh nghiệp; tiền thuê đất, thuế môn bài; khoản lập dự phòng
phải thu khó đòi; dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại fax, bảo hiểm tài sản, cháy
nổ…); chi phí bằng tiền khác (Tiếp khách, hội nghị khách hàng…).

Các khoản mục này phát sinh khá thường xuyên, ổn định và liên quan đến nhiều hoạt
động và bộ phận khác nhau trong đơn vị, nên việc Kiểm soát nội bộ của đơn vị được
thực hiện theo từng loại hoạt động làm phát sinh chi phí bán hàng và chi phí quản lý

7
doanh nghiệp. Nội dung công việc Kiểm soát nội bộ cụ thể có thể khái quát ở những
việc chính sau đây.

- Đơn vị xây dựng và ban hành các quy định về quản lý nói chung và Kiểm soát nội
bộ nói riêng đối với các nghiệp vụ liên quan đến Chi phí hoạt động (Quy định về chức
năng, trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của người hay bộ phận có liên quan đến xử
lý các công việc; và Quy định về trình tự, thủ tục Kiểm soát nội bộ).

Các quy định cụ thể đơn vị đã ban hành để quản lý và kiểm soát đối với chi phí hoạt
động bao gồm:

 Các chính sách/ quy chế để quản lý và kiểm soát các hoạt động liên quan đến
việc chào hàng, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng
hay bảo hành sản phẩm.
 Chính sách/quy chế để quản lý và kiểm soát các khoản chi phí quản lý chung của
doanh nghiệp như quy định đối với chi phí tiền lương và các khoản trích theo
lương của nhân viên quản lý doanh nghiệp; chi phí vật liệu văn phòng, khấu hao
Tài sản cố định, các khoản trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi.
 Các quy định đối với phòng kế toán về kiểm soát các khoản chi phí bán hàng và
chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ nhằm hạn chế các sai phạm có
thể xảy ra như nêu trên khi ghi nhận các khoản chi phí bán hàng và chi phí quản
lý doanh nghiệp trên hệ thống kế toán của đơn vị.
 Các quy định, thủ tục đối với việc xác định và ghi nhận các khoản chi phí bán
hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

- Đơn vị tổ chức triển khai thực hiện các quy định về quản lý và kiểm soát:

 Đơn vị đã tổ chức phân công, bố trí nhân sự thực hiện các công việc liên quan
đến hoạt động bán hàng và quản lý doanh nghiệp.

8
 Đơn vị đã phổ biến quán triệt về chức năng, nhiệm vụ của các cá nhân, bộ phận
có liên quan đến hoạt động bán hàng và quản lý doanh nghiệp.
 Đơn vị đã kiểm tra đôn đốc các cá nhân, bộ phận thực hiện các quy định đã ban
hành.
 Đơn vị đã xử lý các hành vi vi phạm chính sách, quy chế nội bộ mà đơn vị đã
ban hành.

Mô tả/
Tham
CÁC THÀNH PHẦN CỦA KSNB Có Không N/A Ghi
chiếu
chú

1. MÔI TRƯỜNG KIỂM SOÁT


1.1 Truyền đạt thông tin và yêu cầu thực thi tính chính
trực và các giá trị đạo đức trong DN
- DN có quy định về giá trị đạo đức (ví dụ: trong quy chế
nhân viên, nội quy lao động, bộ quy tắc ứng xử…) và
các giá trị này có được thông tin đến các bộ phận của DN
không (ví dụ: qua đào tạo nhân viên, phổ biến định
kỳ…)?
- DN có quy định nào để giám sát việc tuân thủ các nguyên
tắc về tính chính trực và giá trị đạo đức không?
- Có quy định rõ và áp dụng đúng các biện pháp xử lý đối
với các sai phạm về tính chính trực và giá trị đạo đức
không?
1.2 Cam kết đối với năng lực và trình độ của nhân viên Có Không
- DN có cụ thể hóa/mô tả các yêu cầu về trình độ, kỹ năng
đối với từng vị trí nhân viên không (ví dụ: trong Quy chế
nhân viên)?
- DN có chú trọng đến trình độ, năng lực của nhân viên
được tuyển dụng không?
- DN có biện pháp xử lý kịp thời đối với nhân viên không
có năng lực không?
1.3 Sự tham gia của BQT
- Thành viên BQT có độc lập với BGĐ của DN không?
- BQT có bao gồm những người có kinh nghiệm, vị thế
không?
- BQT có thường xuyên tham gia các hoạt động quan
trọng của DN không?

9
Mô tả/
Tham
CÁC THÀNH PHẦN CỦA KSNB Có Không N/A Ghi
chiếu
chú

- Các vấn đề quan trọng và các sai phạm có được báo cáo
kịp thời với BQT không?
- DN có kênh thông tin kín để báo cáo các trường hợp vi
phạm chuẩn mực và quy định về đạo đức nghề nghiệp
được phát hiện không?
- BQT có họp thường xuyên hoặc định kỳ và các Biên bản
họp có được lập kịp thời không?
- BQT có giám sát việc thực hiện của BGĐ không?
- BQT có giám sát cách làm việc của BGĐ với KTNB và
kiểm toán độc lập không?
1.4 Phong cách điều hành và triết lý của BGĐ
- Thái độ của BGĐ đối với KSNB (ví dụ: có quan tâm và
coi trọng việc thiết kế, thực hiện các KSNB hiệu quả
không)?
- Thu nhập của BGĐ có dựa vào kết quả hoạt động hay
không?
- Mức độ tham gia của BGĐ vào quá trình lập BCTC
(thông qua việc lựa chọn và áp dụng các chính sách kế
toán, xây dựng các ước tính kế toán …)
- Quan điểm của BGĐ đối với việc lập và trình bày
BCTC?
- Quan điểm của BGĐ đối với việc xử lý thông tin, công
việc kế toán và nhân sự?
1.5 Cơ cấu tổ chức
- Cơ cấu tổ chức DN có phù hợp với mục tiêu, quy mô, hoạt
động kinh doanh và vị trí địa lý kinh doanh của đơn vị
không?
- Cơ cấu tổ chức DN có khác biệt với các DN có quy mô
tương tự của ngành không?
1.6 Phân công quyền hạn và trách nhiệm
- DN có các chính sách và thủ tục cho việc uỷ quyền và
phê duyệt các nghiệp vụ ở từng mức độ phù hợp không?
- DN có sự giám sát và kiểm tra phù hợp đối với những
hoạt động được phân quyền cho nhân viên không?
- Nhân viên của DN có hiểu rõ nhiệm vụ của mình và
của những cá nhân có liên quan đến công việc của
mình hay không?

10
Mô tả/
Tham
CÁC THÀNH PHẦN CỦA KSNB Có Không N/A Ghi
chiếu
chú

- Những người thực hiện công tác giám sát có đủ thời gian
để thực hiện công việc giám sát của mình không?
- Nguyên tắc bất kiêm nhiệm có được thực hiện phù hợp
trong DN không? (ví dụ: tách biệt công việc kế toán và
công việc mua sắm tài sản)
1.7 Các chính sách và thông lệ về nhân sự Có Không
- DN có chính sách và tiêu chuẩn cho việc tuyển dụng, đào
tạo, đánh giá, đề bạt, và sa thải nhân viên không?
- Các chính sách này có được xem xét và cập nhật thường
xuyên không?
- Các chính sách này có được truyền đạt đến mọi nhân
viên của đơn vị không?
- Những nhân viên mới có nhận thức được trách nhiệm
của họ cũng như sự kỳ vọng của BGĐ không?
- Kết quả công việc của mỗi nhân viên có được đánh giá
và soát xét định kỳ không?
2. QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO
Rủi ro KD liên quan tới mục tiêu lập và trình bày
BCTC
- BGĐ/BQT đã xây dựng quy trình đánh giá rủi ro KD liên
quan tới BCTC chưa (gồm: đánh giá rủi ro, ước tính mức
độ ảnh hưởng, khả năng xảy ra, các hành động…)?
- Ban Lãnh đạo có đưa ra các mục tiêu hoạt động và tài
chính phù với với quy mô và mức độ phức tạp của Công
ty không?
- Các mục tiêu của DN có thường xuyên được rà soát, cập
nhật và được phê duyệt bởi HĐQT, BGĐ không?
- Quá trình đánh giá rủi ro đối với BCTC có sự tham gia
của nhận sự phù hợp không, ví dụ nhân sự tài chính cao
cấp.
- DN có xem xét đến các yếu tố rủi ro gian lận trong BCTC
cũng như các hành vi phạm pháp và thiết lập việc rà soát
BCTC, bút toán kế toán và các giao dịch khác để quản
lý rủi ro gian lận không?
Đánh giá của KTV về rủi ro có sai sót trọng yếu do gian
lận liên quan đến các bút toán ghi sổ/Các kiểm soát được
thực hiện đối với các bút toán ghi sổ và các điều chỉnh

11
Mô tả/
Tham
CÁC THÀNH PHẦN CỦA KSNB Có Không N/A Ghi
chiếu
chú
khác/Nội dung, lịch trình, phạm vi kiểm tra các bút toán
ghi sổ và các điều chỉnh khác
- Mô tả các rủi ro KD liên quan tới BCTC được BGĐ xác
định, ước tính mức độ ảnh hưởng, khả năng xảy ra và các
hành động tương ứng của BGĐ? (ví dụ: Thay đổi môi
trường hoạt động, quy định pháp luật, cạnh tranh; Nhân
sự mới quan tâm đến các vấn đề khác hơn trong hệ thống
KSNB; Thay đổi và cập nhật hệ thống IT; Tăng trưởng
quá nhanh và mở rộng kinh doanh; Yếu tố công nghệ mới;
Mô hình KD mới; Thay đổi cấu trúc quản trị DN; Mở
rộng hoạt động KD ở nước ngoài; Thay đổi về chính sách
kế toán theo luật định hoặc trong DN...)
- Nếu đơn vị chưa có một quy trình hoặc đã có quy trình
nhưng chưa được chuẩn hóa, trao đổi với BGĐ đơn vị
xem các rủi ro KD liên quan tới mục tiêu lập và trình bày
BCTC đã được phát hiện và được xử lý thế nào?
3. HTTT
3.1 Tìm hiểu về HTTT liên quan đến việc lập và trình
bày BCTC

- Xác định các nhóm giao dịch trong hoạt động của đơn vị
có tính chất quan trọng đối với BCTC.
- Các thủ tục được thực hiện trong hệ thống CNTT hoặc
thủ công, để tạo lập, ghi chép, xử lý, chỉnh sửa các giao
dịch, ghi nhận vào sổ kế toán và trình bày BCTC.
- Các tài liệu kế toán liên quan, các thông tin hỗ trợ và các
khoản mục cụ thể trên BCTC được dùng để tạo lập, ghi
chép, xử lý và báo cáo giao dịch, kể cả việc chỉnh sửa
các thông tin không chính xác và cách thức dữ liệu được
phản ánh vào sổ cái.
- Cách thức HTTT tiếp nhận các sự kiện và tình huống có
tính chất quan trọng đối với BCTC.
- Quy trình lập và trình bày BCTC của đơn vị, bao gồm cả
các ước tính kế toán và thông tin thuyết minh quan trọng.
- Các kiểm soát đối với những bút toán, kể cả bút toán ghi
sổ không thông dụng để ghi nhận các giao dịch không
thường xuyên, các giao dịch bất thường hoặc các điều
chỉnh.
3.2 Tìm hiểu cách thức đơn vị trao đổi thông tin về vai
trò, trách nhiệm và các vấn đề quan trọng khác liên quan

12
Mô tả/
Tham
CÁC THÀNH PHẦN CỦA KSNB Có Không N/A Ghi
chiếu
chú
đến BCTC (việc trao đổi thông tin gồm các vấn đề như: mức
độ hiểu biết của một cá nhân về mối liên hệ giữa công việc
của họ trong HTTT BCTC với công việc của những người
khác và cách thức báo cáo các tình huống ngoại lệ tới các
cấp quản lý phù hợp trong đơn vị)

- Trao đổi giữa BGĐ và BQT;

- Thông tin với bên ngoài, ví dụ với các cơ quan quản lý có


thẩm quyền
3.3. Đánh giá về các biện pháp KSNB của HTTT

- DN có quy trình thu thập các thông tin quan trọng để đạt
được các mục tiêu BCTC, lập và trình bày BCTC hay
không?
- Hệ thống CNTT có phù hợp hay không, nhân sự CNTT có
phù hợp hay không, các quy trình CNTT, ví dụ: xử lý dữ
liệu hoặc bảo đảm an toàn của dữ liệu,… có phù hợp hay
không?
- Các vị trí liên quan như nhân sự tài chính, kế toán, CNTT
và các bộ phận chức năng có được truyền đạt rõ ràng về các
vấn đề quan trọng liệu quan đến BCTC và KSNB hay
không?
- Thông tin tài chính được truyền đạt kịp thời và rõ ràng cho
các đối tượng ngoài DN và các cơ quan chức năng hay
không?

Qua các thông tin tìm hiểu được ở bên trên, KTV đánh giá rủi ro tiềm tàng của cuộc
kiểm toán ở mức độ trung bình. Các sai sót trọng yếu trên cấp độ cơ sở dẫn liệu. KTV
chấp nhận tiếp tục kiểm toán công ty nhựa An Phát Xanh, tiến hành phân tích sơ bộ các
khoản mục của BCTC. Dựa trên BCTC mà đơn vị cung cấp và báo cáo kiểm toán của
năm trước, KTV tiến hành thực hiện các thủ tục phân tích, so sánh số liệu của các khoản
mục năm ngoái với năm nay. Những biến động lớn sẽ được KTV lưu ý lại và tìm hiểu
nguyên nhân.

13
B. Thực hiện kiểm toán

I. Khảo sát cơ bản đối với CPBH và CPQLDN

1. Mục tiêu

- Mục tiêu chung đối với CPHĐ: là việc KTV đưa ra ý kiến nhận xét về độ tin cậy
(trung thực, hợp lý, hợp pháp) về các thông tin liên quan tới CPHĐ trong kỳ của đơn
vị.

- Mục tiêu cụ thể đối với CPHĐ: là việc KTV thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp
về mọi cơ sở dẫn liệu liên quan đến các nghiệp vụ kinh tế và thuyết minh, trình bày
thông tin về CPHĐ.

+ Nghiệp vụ kinh tế liên quan đến CPHĐ: Sự phát sinh (Có thật), Tính toán và đánh
giá, Đầy đủ, Đúng đắn và Đúng kỳ.

+ Thuyết minh, trình bày thông tin về CPHĐ: Tính dễ hiểu, Đầy đủ, Có tuân thủ
chuẩn mực kế toán.

 Mục tiêu trung gian (KSNB đối với CPHĐ): nhằm thu thập bằng chứng về các
khía cạnh của CSDL liên quan tới tính đầy đủ, tính hiệu lực và hiệu quả của Quy
chế kiểm soát nội bộ đối với Chi phí hoạt động trong đơn vị và sử dụng để tham
chiếu kiểm toán các chu kỳ khác có liên quan.

2. Thủ tục

Sai phạm 1: Trong quá trình tiến hành thực hiện kiểm toán tại Công ty Nhựa An Phát
Xanh, sau khi tìm hiểu sơ bộ KSNB của đơn vị được kiểm toán thông qua việc phỏng
vấn Kế toán, KTV phát hiện có hợp đồng thuê văn phòng phục vụ cho bộ phận quản lý

14
doanh nghiệp trong 5 năm từ ngày 1/1/2022 với tổng tiền thuê là 5 tỷ đồng nhưng kế
toán ghi nhận toàn bộ khoản chi phí này vào trong năm 2022.

CÔNG TY

Tên khách hàng: Công ty CP An Phát Xanh

Ngày kết thúc kỳ kế toán: 31/12/2022


Nội dung: CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN - CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
II. MỤC TIÊU KIỂM TOÁN

Cơ sở dẫn liệu

1. Đảm bảo chi phí quản lý DN được phê duyệt, được O, C, Cut-off, A, Classification/ Tính
ghi nhận chính xác và phân loại phù hợp. hiện hữu, tính đầy đủ, đúng kỳ, tính
chính xác, phân loại
2. Đảm bảo chi phí quản lý DN không bao gồm các
O, A/Tính hiện hữu, tính chính xác
giao dịch chưa xảy ra.
3. Đảm bảo các chi phí quản lý DN phát sinh nhưng
chưa thanh toán được ghi nhận phù hợp tại ngày kết C/Tính đầy đủ
thúc kỳ kế toán.
4. Đảm bảo tất cả các thuyết minh cần thiết liên quan
đến chi phí quản lý DN được lập chính xác và các
P&D/Trình bày và thuyết minh
thông tin này được trình bày và mô tả phù hợp
trong BCTC.

III. RỦI RO Ở CẤP ĐỘ CƠ SỞ DẪN LIỆU


Từ kết quả của phần lập kế hoạch [tham chiếu các giấy làm việc tại phần A800], xác định mức độ rủi
ro theo từng cơ sở dẫn liệu của khoản mục (chi tiết theo TK được kiểm tra của khoản mục) vào bảng
dưới đây:

15
Trình
Tính
Tính Tính Đúng Phân bày và
Cơ sở dẫn liệu hiện Đánh giá
đầy đủ chính xác kỳ loại thuyết
hữu
minh
Rủi ro ở cấp độ cơ sở x x Cao Cao x Cao x
dẫn liệu (Thấp/Trung
bình/Cao)

IV. XEM XÉT BIỆN PHÁP XỬ LÝ KIỂM TOÁN


1. Rủi ro có sai sót trọng yếu của khoản mục
Rủi ro có sai sót trọng yếu của khoản mục và biện pháp xử lý kiểm toán đề xuất được lấy từ các
giấy làm việc tại phần A800. Nếu phát hiện các rủi ro có sai sót trọng yếu khác trong quá trình
kiểm toán, KTV cần cập nhật các giấy làm việc tại phần A800 và bảng này:

Cơ sở dẫn liệu bị
Các rủi ro có sai sót trọng yếu Ghi thủ tục kiểm toán (*)
ảnh hưởng
- Kế toán phân bổ sai số năm CSDL Phân loại và -Kiểm tra hợp đồng thuê văn phòng, đối chiếu
của giá trị hợp đồng thuê văn hạch toán đúng đắn, các bút toán ghi trên sổ kế toán đã tương ứng
với hợp đồng thuê hay không, tham chiếu với
phòng Tính toán và đánh giá
các bút toán ghi trên sổ cái TK 642, sổ chi tiết
khoản mục chi phí quản lý DN.
-Phỏng vấn kế toán về lý do phân bổ toàn bộ
CP thuê văn phòng trong một năm 2022.
-Tính toán, phân bổ lại chi phí thuê văn phòng
trong năm 2022 cho chính xác về mặt toán
học của các số liệu, có thể thực hiện thủ công
hoặc tự động.
Chi phí thuê văn phòng trong năm 2022 = (5
tỷ / 5 năm) x 1 năm =1 (tỷ)

(*) Lưu ý: Đối với các rủi ro cụ thể như rủi ro đáng kể, rủi ro gian lận,… KTV phải thiết kế các thủ
tục phù hợp để xử lý các rủi ro cụ thể này bằng cách sửa đổi các thủ tục nêu tại mục III.2 hoặc bổ sung
thủ tục ngoài các thủ tục nêu tại mục III.2 (KTV có thể tham khảo thư viện các thủ tục kiểm toán bổ
sung trong CTKTM - BCTC 2019).

16
2. Thử nghiệm cơ bản (áp dụng cho tất cả các nhóm giao dịch, số dư TK và thông tin
thuyết minh trọng yếu)
Lưu ý: Đối với thử nghiệm cơ bản, xem xét các câu hỏi gợi ý dưới đây (bao gồm nhưng không giới
hạn) để thiết kế, lựa chọn các thủ tục kiểm toán thích hợp khi trả lời “Có”. Khi đó KTV sẽ xem xét
lựa chọn, sửa đổi/bổ sung hoặc loại bỏ các thủ tục kiểm toán tương ứng với bước đó tại CTKiT.

Có Không Ý kiến

1. Bước B x

 Giá trị của khoản mục này có trọng yếu (Giá trị khoản mục lớn hơn mức trọng yếu thực hiện)
hoặc dự kiến là trọng yếu tại ngày kết thúc kỳ kế toán không?
 Sự biến động của chi phí quản lý DN có phù hợp với sự phát triển kinh doanh trong kỳ không?

2. Bước C x

 Có bất kỳ sự không tuân thủ nào khuôn khổ lập và trình bày BCTC được áp dụng trong các
kỳ trước không?
 Có bất kỳ thay đổi nào trong các chính sách kế toán trong kỳ không?

V. KẾT LUẬN LẬP KẾ HOẠCH


Nếu công ty CP An Phát Xanh không chấp nhận điều chỉnh sai phạm, ý kiến nhận xét của kiểm toán
viên trong BC kiểm toán là ý kiến “chấp nhận từng phần” vì đây chỉ là sự bất đồng về một số khoản
mục chưa đến mức đưa ra ý kiến “không chấp nhận”.

Theo ý kiến của chúng tôi, ngoại trừ những ảnh hưởng đến BCTC của những vấn đề nêu trên thì
BCTC đã phản ánh trung thực, hợp lý tình hình tài chính của công ty tại ngày 31/12/2022, cũng như
thích hợp trên các khía cạnh trọng yếu với tổng số phát sinh là trung thực hợp lý theo đúng nguyên
tắc được chấp nhận chung và được lập nhất quán với năm trước.

Người lập: Người soát xét 1:

Ngày: Ngày:

17
Người soát xét 2:

Ngày:

=> Từ sai phạm 1, Kế toán phân bổ sai số năm của giá trị hợp đồng thuê văn phòng, từ
đó sẽ ảnh hưởng đến:

 Trên Báo cáo KQHĐKD: Chi phí quản lý doanh nghiệp bị sai thừa 4 tỷ, Doanh
thu sai thiếu 4 tỷ, Thuế TNDN sai thiếu 0.8 tỷ (= 4 tỷ x 20%), LNST sai thiếu
3,2 tỷ.
 Trên Bảng CĐKT:

- Chi phí trả trước thiếu 4 tỷ.

- Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước thiếu 0.8 tỷ

- LNST chưa phân phối thiếu 3.2 tỷ

=> Ảnh hưởng đến CSDL Phân loại và hạch toán đúng đắn; Tính toán và đánh giá.

- Sử dụng thử nghiệm cơ bản: Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ tăng.

Thủ tục kiểm toán:

 Kiểm tra hợp đồng thuê văn phòng, đối chiếu các bút toán ghi trên sổ kế toán
đã tương ứng với hợp đồng thuê hay không, tham chiếu với các bút toán ghi trên
sổ cái TK 642, sổ chi tiết khoản mục chi phí quản lý DN.
 Phỏng vấn kế toán về lý do phân bổ toàn bộ CP thuê văn phòng trong một năm
2022.
 Tính toán, phân bổ lại chi phí thuê văn phòng trong năm 2022 cho chính xác về
mặt toán học của các số liệu, có thể thực hiện thủ công hoặc tự động.

18
 Chi phí thuê văn phòng trong năm 2022 = (5 tỷ / 5 năm) x 1 năm =1 (tỷ)

Sai phạm 2: Trong quá trình tiến hành thực hiện kiểm toán tại Công ty Nhựa An Phát
Xanh, sau khi tìm hiểu sơ bộ KSNB của đơn vị được kiểm toán thông qua việc phỏng
vấn trưởng phòng Nhân sự, nhân viên Kế toán tiền lương, Thủ quỹ …, và thực hiện
kiểm tra các tài liệu của phòng Nhân sự phát hiện Kế toán vẫn tính lương đối với 16
nhân viên bán hàng đã bị thôi việc trong đợt cắt giảm nhân sự vào thời điểm cuối năm
2021 với tổng số tiền 200 triệu/tháng.

CÔNG TY

Tên khách hàng: Công ty Cổ phần nhựa An Phát Xanh

Ngày kết thúc kỳ kế toán: 31/12/2022


Nội dung: CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN - CHI PHÍ BÁN HÀNG
VI. MỤC TIÊU KIỂM TOÁN

Cơ sở dẫn liệu

5. Đảm bảo chi phí bán hàng được phê duyệt, được ghi O, C, Cut-off, A, Classification/
nhận chính xác và phân loại phù hợp. Tính hiện hữu, tính đầy đủ, đúng kỳ,
tính chính xác, phân loại
6. Đảm bảo chi phí bán hàng không bao gồm các giao
dịch, nghiệp vụ chưa xảy ra.
O, A/Tính hiện hữu, tính chính xác

7. Đảm bảo các chi phí bán hàng phát sinh nhưng chưa
thanh toán được ghi nhận phù hợp tại ngày kết thúc kỳ C/Tính đầy đủ
kế toán.
8. Đảm bảo tất cả các thuyết minh cần thiết liên quan đến
chi phí bán hàng được lập chính xác và các thông tin P&D/Trình bày và thuyết minh
này được trình bày và mô tả phù hợp trong BCTC.

VII. RỦI RO Ở CẤP ĐỘ CƠ SỞ DẪN LIỆU

19
Từ kết quả của phần lập kế hoạch [tham chiếu các giấy làm việc tại phần A800], xác định mức độ
rủi ro theo từng cơ sở dẫn liệu của khoản mục (chi tiết theo TK được kiểm tra của khoản mục) vào
bảng dưới đây:

P&D/Trì
A/Tính Cut- Classificati
E/Tính C/Tính V/Đánh nh bày và
Cơ sở dẫn liệu chính off/Đún on/Phân
hiện hữu đầy đủ giá thuyết
xác g kỳ loại
minh

Rủi ro ở cấp độ cơ Cao Cao x Cao x x x


sở dẫn liệu
(Thấp/Trung
bình/Cao)

VIII. XEM XÉT BIỆN PHÁP XỬ LÝ KIỂM TOÁN


1. Rủi ro có sai sót trọng yếu của khoản mục
Rủi ro có sai sót trọng yếu của khoản mục và biện pháp xử lý kiểm toán đề xuất được lấy từ các giấy
làm việc tại phần A800. Nếu phát hiện các rủi ro có sai sót trọng yếu khác trong quá trình kiểm toán,
KTV cần cập nhật các giấy làm việc tại phần A800 và bảng này:

Cơ sở dẫn
Các rủi ro có sai sót
liệu bị ảnh Ghi thủ tục kiểm toán (*)
trọng yếu
hưởng
Ghi khống Chi phí bán CSDL Tính
hàng nghiệp nhằm mục có thật - Kiểm tra dấu phê chuẩn trong các hợp đồng lao động, bảng
đích giảm gánh nặng thuế chấm công, bảng tính lương, bảng thanh toán tiền lương, dấu
cho đơn vị của mình. vết kiểm soát của các sổ sách có liên quan ,... (lời phê, chữ
ký của Ban Giám đốc, Ban Nhân sự ...)

- Phỏng vấn các nhân viên trong phòng ban có liên quan về sự
có mặt của các nhân viên đã nghỉ việc hoặc hết hợp đồng lao
động.

- Kiểm tra Phiếu chi, Hợp đồng giải ngân, Giấy báo Nợ của
ngân hàng.

- Yêu cầu kế toán thực hiện tính toán lại khoản lương cho
người lao động.

20
(*) Lưu ý: Đối với các rủi ro cụ thể như rủi ro đáng kể, rủi ro gian lận,… KTV phải thiết kế các
thủ tục phù hợp để xử lý các rủi ro cụ thể này bằng cách sửa đổi các thủ tục nêu tại mục III.2 hoặc bổ
sung thủ tục ngoài các thủ tục nêu tại mục III.2 (KTV có thể tham khảo thư viện các thủ tục kiểm toán
bổ sung trong CTKTM - BCTC 2019).

2. Thử nghiệm cơ bản (áp dụng cho tất cả các nhóm giao dịch, số dư TK và thông tin
thuyết minh trọng yếu)
Lưu ý: Đối với thử nghiệm cơ bản, xem xét các câu hỏi gợi ý dưới đây (bao gồm nhưng không
giới hạn) để thiết kế, lựa chọn các thủ tục kiểm toán thích hợp khi trả lời “Có”. Khi đó KTV sẽ
xem xét lựa chọn, sửa đổi/bổ sung hoặc loại bỏ các thủ tục kiểm toán tương ứng với bước đó tại
CTKiT.

Có Không Ý kiến

3. Bước B x

 Giá trị của khoản mục này có trọng yếu (Giá trị khoản mục lớn hơn mức trọng yếu thực
hiện) hoặc dự kiến là trọng yếu tại ngày kết thúc kỳ kế toán không?
 Sự biến động của chi phí bán hàng có phù hợp với sự phát triển kinh doanh trong kỳ không?

4. Bước C x

 Có bất kỳ sự không tuân thủ nào khuôn khổ lập và trình bày BCTC được áp dụng trong các
kỳ trước không?
 Có bất kỳ thay đổi nào trong các chính sách kế toán trong kỳ không?

IX. KẾT LUẬN LẬP KẾ HOẠCH


Theo ý kiến của chúng tôi, từ các thủ tục được lập kế hoạch, các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và
thích hợp có thể được thu thập để đạt được các mục tiêu kiểm toán. ngoại trừ những ảnh hưởng
đến BCTC của những vấn đề nêu trên thì BCTC đã phản ánh trung thực, hợp lý tình hình tài
chính của công ty tại ngày 31/12/2022, cũng như thích hợp trên các khía cạnh trọng yếu với tổng
số phát sinh là trung thực hợp lý theo đúng nguyên tắc được chấp nhận chung và được lập nhất
quán với năm trước.

21
Người lập: Người soát xét 1:

Ngày: Ngày:

Người soát xét 2:

Ngày:

=> KTV nghi ngờ khai khống, ghi khống Chi phí bán hàng nhằm mục đích giảm gánh
nặng thuế cho đơn vị của mình.

=> Ảnh hưởng đến CSDL Tính có thật

Cụ thể:

 Đối với Báo cáo KQHĐKD: Chi phí bán hàng bị sai thừa 0,2 x 12 tháng = 2,4
tỷ, Doanh thu sai thiếu 2,4 tỷ, Thuế TNDN sai thiếu 0,48 tỷ (= 2,4 tỷ x 20%),
LNST sai thiếu 1,92 tỷ.

 Trên Bảng CĐKT:

- Phải trả người lao động thừa 2,4 tỷ.

- Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước thiếu 0,48 tỷ

- LNST chưa phân phối thiếu 1,92 tỷ

Thủ tục kiểm toán:

22
 Kiểm tra dấu phê chuẩn trong các hợp đồng lao động, bảng chấm công, bảng
tính lương, bảng thanh toán tiền lương, dấu vết kiểm soát của các sổ sách có liên
quan ,... (lời phê, chữ ký của Ban Giám đốc, Ban Nhân sự ...)
 Phỏng vấn các nhân viên trong phòng ban có liên quan về sự có mặt của các
nhân viên đã nghỉ việc hoặc hết hợp đồng lao động.
 Kiểm tra Phiếu chi, Hợp đồng giải ngân, Giấy báo Nợ của ngân hàng.
Yêu cầu kế toán thực hiện tính toán lại khoản lương cho người lao động.

23
X. Tổng hợp kết quả kiểm toán

1. Tổng hợp điều chỉnh

Sai phạm 1:

- Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:

Chỉ tiêu Ảnh hưởng Ghi chú

Thừa Thiếu

CPQLDN 4.000.000.000
LNKTTT 4.000.000.000
CP thuế TNDN hiện hành 800.000.000 4.000.000.000 x 20%
LNST 3.200.000.000

- Bảng cân đối kế toán:

Chỉ tiêu Ảnh hưởng Ghi chú

Thừa Thiếu

1.Tài sản 4.000.000.000


Chi phí trả trước 4.000.000.000
2.Nguồn vốn 4.000.000.000
Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 800.000.000
LNST chưa phân phối 3.200.000.000

24
Sai phạm 2:

- Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:

Chỉ tiêu Ảnh hưởng Ghi chú

Thừa Thiếu

CPBH 2.400.000.000
LNKTTT 2.400.000.000
CP thuế TNDN hiện hành 480.000.000 2.400.000.000 x 20%
LNST 1.920.000.000

- Bảng cân đối kế toán:

Chỉ tiêu Ảnh hưởng Ghi chú

Thừa Thiếu

2.Nguồn vốn
Phải trả người lao động 2.400.000.000
Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 480.000.000
LNST chưa phân phối 1.920.000.000

25
Bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh số năm nay của

công ty Cổ phần nhựa An Phát Xanh

Chỉ tiêu Số liệu trước điều Điều chỉnh Số liệu sau điều
chỉnh chỉnh
Tăng Giảm

Doanh thu
5.454.933.422.063 5.454.933.422.063

Chi phí bán hàng


259.977.057.417 2.400.000.000 257.577.057.417

Chi phí quản lý 63.172.584.370


doanh nghiệp 67.172.584.370 4.000.000.000

Doanh thu tài chính 99.822.565.519 99.822.565.519

Chi phí tài chính 320.169.911.729 320.169.911.729

Thu nhập khác 3.522.562.771 3.522.562.771

Chi phí khác 258.584.573 258.584.573

Lợi nhuận kế toán 66.022.902.045 6.400.000.000 72.422.902.045


trước thuế

26
Chi phí thuế TNDN 36.636.858.411 1.280.000.000 37.916.858.411
hiện hành

_
Chi phí thuế TNDN
hoãn lại

Lợi nhuận sau thuế 33.840.974.352 5.120.000.000 38.960.974.352


TNDN

27
Tổng hợp số liệu sau kiểm toán trên BCKQHĐKD

Đơn vị tính: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2022 Năm 2021

1. Doanh thu 5.454.933.422.063 5.130.176.596.375

2. Chi phí bán hàng 257.577.057.417 297.643.490.756

3. Chi phí quản lý doanh nghiệp 63.172.584.370 58.420.421.614

4. Doanh thu tài chính 99.822.565.519 163.635.798.834

5. Chi phí tài chính 320.169.911.729 140.174.479.225

6. Thu nhập khác 3.522.562.771 3.001.246.415

7. Chi phí khác 258.584.573 3.080.376.541

8. Lợi nhuận kế toán trước thuế 72.422.902.045 227.527.477.338

9. Chi phí thuế TNDN hiện hành 37.916.858.411 39.789.270.057

10. Chi phí thuế TNDN hoãn lại - -

11. Lợi nhuận sau thuế TNDN 33.840.974.352 167.738.207.281

28
2. Ý kiến của KTV

Nhận xét, đánh giá về công tác kiểm toán cơ bản liên quan đến chi phí hoạt động:

Công tác kiểm tra kế toán của đơn vị chưa sát sao, hiệu quả chưa cao do đó còn nhiều
nghiệp vụ hạch toán chi phí hoạt động sai mà không được sửa chữa kịp thời

=> Ý kiến đề xuất: Doanh nghiệp cần tăng cường công tác kiểm tra kế toán, nâng cao
trình độ nghiệp vụ kế toán, cần tính toán, phân loại hạch toán chi phí sao cho phù hợp
đúng đắn. Đơn vị ghi nhận, hạch toán sai khoản mục chi phí bán hàng, chi phí quản lý
doanh nghiệp do vậy làm cho chi phí bán hàng tăng 2.400.000.000, chi phí quản lý
doanh nghiệp cuối kỳ tăng 4.000.000.000, lợi nhuận kế toán trước thuế giảm
6.400.000.000, chi phí thuế TNDN hiện hành giảm 1.280.000.000, lợi nhuận sau thuế
TNDN giảm 5.120.000.000.

Nếu công ty CP An Phát Xanh không chấp nhận điều chỉnh sai phạm, ý kiến nhận xét
của kiểm toán viên trong BC kiểm toán là ý kiến “chấp nhận từng phần” vì đây chỉ là
sự bất đồng về một số khoản mục chưa đến mức đưa ra ý kiến “không chấp nhận”

Theo ý kiến của chúng tôi, ngoại trừ những ảnh hưởng đến BCTC của những vấn đề
nêu trên thì BCTC đã phản ánh trung thực, hợp lý tình hình tài chính của công ty tại
ngày 31/12/2022, cũng như kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền
tệ của niên độ kết thúc vào ngày 31/12/2022, phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế
hiện hành và tuân thủ các quy định và luật lệ hiện hành.

29

You might also like