You are on page 1of 11

BẢN THUYẾT MINH

SẢN PHẨM THAM DỰ CUỘC THI STEM


“Xây dựng mô hình ADN”.
Kính thưa: Ban giám khảo cuộc thi STEM cấp huyện do
PGD&ĐT huyện Cam Lộ tổ chức năm học 2021- 2022.
Hội thi “Vui cùng STEM” là một trong những hoạt động tập
thể, hoạt động giáo dục ngoại khóa mang tính hoạt động trải nghiệm,
sáng tạo; Góp phần thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục phổ
thông mới, rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực hành. Tham
gia hội thi chúng em được thể hiện khả năng sáng tạo, tư duy của
mình trong việc sử dụng linh hoạt các kiến thức được học ứng dụng
vào các mô hình, sản phẩm. Đến với hội thi ngày hôm nay em đại
diện cho các bạn học sinh trường TH & THCS Lê Thế Hiếu mang
đến sản phẩm dự thi với chủ đề :“Xây dựng mô hình ADN”.
Như các bạn đã biết, sinh học là môn khoa học thực nghiệm,
lấy quan sát và thực hành làm phương pháp nghiên cứu là chủ yếu.
việc thực hành sẽ góp phần củng cố, phát triển các khái niệm hay
kiến thức về sinh học mà bạn chưa nắm chắc. Từ đó tạo điều kiện
cho học sinh có khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế đời sống,
bồi dưỡng năng lực tư duy, rèn luyện trí thông minh, sang tạo, đồng
thời mỗi người cần có tính kiên nhẫn tự lực và đôi óc sang tạo. ADN
là một kiến thức hết sức mới mẻ và vô cùng trừu tượng với học sinh
lớp 9. Chính những điều đó đã thôi thúc em quyết định mang đến
cuộc thi “STEM” này với sản phẩm “ xây dựng mô hình ADN”
1. Mục đích:

1
+ Qua mô hình này giúp cho các bạn học sinh có thể hiểu
hơn phần nào về cấu trúc không gian của phân tử ADN
+ Rèn cho các bạn thêm kĩ năng quan sát và lắp ráp mô
hình ADN.
+ Các bạn sẽ hứng thú học tập hơn và dễ nhớ nội dung bài
học.
+ Ngoài ra còn biết thêm về các thành phần trong phân tử.
+ Tạo sân chơi và cách học áp dụng thực hành mới mẻ hơn
cho các bạn học sinh.

2. Nguyên vật liệu chế tạo:


Để làm thiết kế được mô hình ADN bước đầu ta phải chuẩn bị
một số dụng cụ và nguyên vật liệu như:
- Mô hình AND gốc: - Đế đựng
mô hình:

- Máy hàn: -
Thép:

2
- Màu vẽ:

3
3. Kiến thức STEM trong chủ đề:

Sản phẩm Khoa học Kỹ thuật


Xây dựng mô Chương ADN và Cách làm mối nối và mối Tính to
hình ADN Gen; Cấu trúc phân tử hàn đẹp, chắc giữa các để chế
ADN…. thành phần; lắp ráp các
bộ phận của mô hình..

4. Mô tả chi tiết quá trình tạo ra mô hình, sản phẩm


- B1: Xác định vấn đề
- B2: Nghiên cứu kiến thức nền
- B3: Đề xuất, lựa chọn các giải pháp thiết kế
- B4: Chế tạo mô hình:
+ Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết: màu vẽ ,đế đựng mô hình,
thép cao cấp ( 0,5kg ), máy hàn, bút thước,…

4
+ Uốn thép theo chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch song song quanh
một trục; chiều từ trái sang phải:

5
+ Sau khi đã tạo khuôn cho mô hình thì tiếp tục cắt thép từng
đoạn nhỏ tương ứng với các loại nucleotit ( A,T,G,X ) và hàn các
đoạn nhỏ đó vào 2 mạch đơn ban đầu đã uốn:

6
+ Gắn mô hình vào phần đế:

7
+ Sau khi hoàn thành phần cứng ta trang trí sửa lại mô hình:
dùng kéo cắt giấy màu thành từng phần để phù hợp với các bộ

8
phận của mô hình; lấy máy bắn keo dán giấy vào mô hình
ADN; Sử dụng bút để vẽ và ghi các trình tự nu tương ứng:

- B5: Thử nghiệm và đánh giá.


- B6: Chia sẻ, thảo luận, điều chỉnh thiết kế.
5. Cách sử dụng:
- Sử dụng sản phẩm trong quá trình dạy học trên lớp đối với
những bài cần nghiên cứu về phân tử ADN.
- Sử dụng để trang trí phòng thí nghiệm.
Nguyên lý hoạt động: Đối với cấu trúc không gian của phân tử
ADN:
+ADN là một chuỗi xoán kép gồm 2 mạch song song xoắn
đều quanh một trục:
 Theo chiều từ trái sang phải (xoắn phải)
 Ngược chiều kim đồng hồ
+Mỗi chu kỳ xoắn bao gồm 10 cặp nu, dài 34A0, đường kính
vòng xoắn là 20A0
+Trong phân tử ADN: Liên kết dọc: Trên một mạch đơn các
nu liên kết với nhau bằng liên kết hóa trị.
+Giữa hai mạch các nu liên kết với nhau bằng liên kết hidro
tạo thành các cặp
 A liên kết với T bằng 2 liên kết hidro
 G liên kết với C bằng 3 liên kết hidro
+Tính bổ sung của 2 mạch đơn: Khi biết trình tự sắp xếp nu
trong mạch này có thể suy ra trình tự nu trong mạch còn lại.
 AND là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch đơn ADN có
A=T, G=X, A+G=T+X hoặc A+X=T+G

9
 Tỉ số (A+T)/(G+X) các loại khác nhau và đặc trưng
cho từng loài.
6. Giá trị mô hình sản phẩm.
- Sử dụng vào học các bài học ở chương trình sinh 9 có nội
dung về “Cấu trúc phân tử ADN’’
- Ứng dụng rộng rãi tại các cơ sở nghiên cứu , các phòng thí
nghiệm , trong quá trình dạy học môn sinh 9 hay các lĩnh vực liên
quan đến ngành y học.
- Thông qua mô hình HS có thể:
+ Biết được các thành phần nucleotit trong phân tử và sự liên
kết giữa các nucleotit (NTBS).
+ Thấy và chỉ được hoạt động của phân tử ADN
+ Học sinh có hứng thú học tập, dễ nhớ nội dung bài học, khắc
sâu kiến thức cho học sinh.
+ rèn luyện cho học sinh tính tỉ mỉ cẩn thận khi làm việc.
- Ngoài ra khi tạo ra được những mô hình ADN đẹp thì nhà
trường có thể sử dụng nó để giảm chi phí mua thiết bị mới
đồng thời có thể bổ sung thêm số lượng AND trong kho thiết
bị.
Có thể nói rằng mô hình cấu trúc phân tử ADN là sản phẩm
mang tính đột phá làm nền móng đưa nhân loại chạm đến những
đỉnh cao của y học về sau.
Trên đây là bài thuyết minh sản phẩm dự thi ngày hội STEM của
chúng em, rất mong được sự quan tâm góp ý của các thầy cô trong
Ban giám khảo để sản phẩm hoàn thiện hơn nữa. Kính chúc hội thi
của chúng ta thành công tốt đẹp !

Cam Chính, ngày 20 tháng 3 năm


10
2022
Tác giả hoặc đại diện nhóm tác giả
Trương Thị Hương Bưởi.

11

You might also like