You are on page 1of 7

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

VIỆN KINH TẾ BƯU ĐIỆN

BÀI THI TIỂU LUẬN


MÔN HỌC: KỸ NĂNG TẠO LẬP VĂN BẢN

NHÓM MÔN HỌC: 04

Giảng viên: Trần Thanh Mai


Sinh viên: Vũ Thị Thùy Dương
Mã số sinh viên: B21DCKT033
Lớp: D21CQKT03-B
Số điện thoại: 0587883577

Hà Nội 2023
1
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................3

Câu 1:Trình bày các quy tắc cơ bản khi soạn thảo văn bản trên máy tính?
Nêu ví dụ minh họa....................................................................................4

Câu 2:Hãy vẽ sơ đồ vị trí các tổ chức văn bản hình chính.......................

Câu 3: Soạn thảo tờ trình về việc xin trợ cấp kinh phí hoạt động Đoàn
thanh niên của lớp bạn đang theo học tại Học viện Công nghệ Bưu chính
Viễn thông..................................................................................................

LỜI CẢM ƠN............................................................................................

2
LỜI MỞ ĐẦU
Kỹ năng tạo lập văn bản, một khía cạnh quan trọng của việc giao tiếp và sự diễn
đạt, đang ngày càng trở nên cần thiết và tầm quan trọng trong thế giới hiện đại. Trong
thời đại của mạng internet, thông tin đang chảy như một dòng sông dữ dội, và khả
năng viết và tạo ra văn bản chất lượng là một kỹ năng vô cùng quan trọng để tồn tại và
thành công trong môi trường này.
Tại mọi lĩnh vực và mọi ngành nghề, từ kinh doanh đến y tế, từ giáo dục đến công
nghệ, khả năng tạo lập văn bản đóng vai trò quan trọng trong việc truyền đạt thông tin,
thuyết phục, và xây dựng mối quan hệ. Trong doanh nghiệp, việc viết báo cáo, thư tín,
và tài liệu kỹ thuật đòi hỏi khả năng tạo lập văn bản chính xác và rõ ràng. Trong giáo
dục, giáo viên cần viết giáo án và phản hồi cho học sinh. Trong lĩnh vực sáng tạo,
người viết, nhà báo, và nhà văn dựa vào việc tạo ra văn bản để chia sẻ câu chuyện và ý
tưởng của họ với thế giới.
Một trong những khía cạnh quan trọng nhất của kỹ năng tạo lập văn bản là khả
năng thể hiện ý tưởng một cách rõ ràng và hiệu quả. Không chỉ đơn thuần là viết các
câu và đoạn văn, mà là biết cách sắp xếp ý và trình bày chúng một cách có logic. Một
văn bản tốt không chỉ là ngôn ngữ đẹp, mà còn phải truyền tải thông tin một cách
chính xác và thuyết phục. Khả năng này không chỉ giúp cho việc giao tiếp hiệu quả,
mà còn là yếu tố quyết định trong việc xây dựng lòng tin và uy tín.
Hơn nữa, kỹ năng tạo lập văn bản cũng giúp trong việc phát triển tư duy logic và
sự phân tích. Khi bạn phải bắt đầu từ một ý tưởng mơ hồ và biến nó thành một bài
luận có cấu trúc, bạn đang phải suy nghĩ, phân tích, và sắp xếp ý tưởng một cách có
trật tự. Điều này không chỉ tạo ra những văn bản tốt mà còn giúp cải thiện khả năng tư
duy toàn diện của mỗi người.
Cuối cùng, kỹ năng tạo lập văn bản cũng thể hiện sự chăm chỉ và tỉ mỉ trong công
việc. Việc viết, chỉnh sửa, và cải thiện văn bản yêu cầu kiên nhẫn và khả năng tập
trung vào chi tiết. Nó cũng đòi hỏi khả năng tiếp tục học hỏi và cải thiện qua từng lần
viết.
Như vậy ,với tất cả những yếu tố trên, không thể phủ nhận tầm quan trọng và sự
cần thiết của kỹ năng tạo lập văn bản trong cuộc sống cá nhân và sự nghiệp.Hiểu được
điều này tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đã đưa bộ môn Kỹ năng tạo
lập văn bản tiếng Việt vào chương trình đào tạo cho sinh viên . Môn học không chỉ
giúp sinh viên nắm vững ngôn ngữ Tiếng Việt mà còn giúp họ trở thành những người
viết văn thông thạo và sáng tạo trong công việc và cuộc sống hàng ngày.

3
Câu 1: Trình bày các quy tắc cơ bản khi soạn thảo văn bản trên máy tính? Nêu
ví dụ minh họa.
Trả lời:
1. Khái niệm ký tự, từ, dòng, câu, đoạn
a) Khái niệm ký tự, từ, câu, dòng, đoạn:
- Khi làm việc với văn bản, đối tượng chủ yếu ta thường xuyên phải tiếp xúc là
các ký tự (Character). Các ký tự phần lớn được gõ vào trực tiếp từ bàn phím, nhiều
ký tự khác ký tự trắng (Space) ghép lại với nhau thành một từ (Word). Tập hợp các
từ kết thúc bằng dấu ngắt câu, ví dụ dấu chấm (.) gọi là câu (Sentence). Nhiều câu
có liên quan với nhau hoàn chỉnh về ngữ nghĩa nào đó tạo thành một đoạn văn bản
(Paragraph).
- Trong các phần mềm soạn thảo, đoạn văn bản được kết thúc bằng cách nhấn
phím Enter, phím Enter dùng khi cần tạo ra một đoạn văn bản mới. Đoạn là thành
phần rất quan trọng của văn bản. Nhiều định dạng sẽ được áp đặt cho đoạn như căn
lề, kiểu dáng,… Nếu trong một đoạn văn bản, ta cần ngắt xuống dòng, lúc đó dùng
tổ hợp Shift+Enter. Thông thường, giãn cách giữa các đoạn văn bản sẽ lớn hơn giữa
các dòng trong một đoạn. Đoạn văn bản hiển thị trên màn hình sẽ được chia thành
nhiều dòng tùy thuộc vào kích thước trang giấy in, kích thước chữ... Có thể tạm
định nghĩa dòng là một tập hợp các ký tự nằm trên cùng một đường cơ sở (Baseline)
từ bên trái sang bên phải màn hình soạn thảo.
b) Nguyên tắc tự xuống dòng của từ:
- Trong quá trình soạn thảo văn bản, khi gõ đến cuối dòng, phần mềm sẽ thực
hiện động tác tự xuống dòng, nguyên tắc của việc tự động xuống dòng là không
được làm ngắt đôi một từ. Do vậy nếu không đủ chỗ để hiển thị cả từ trên hàng,
máy tính sẽ ngắt cả từ đó xuống hàng tiếp theo, vị trí của từ bị ngắt dòng do vậy phụ
thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như độ rộng trang giấy in, độ rộng cửa sổ màn
hình, kích thước chữ. Do đó, 20 nếu không có lý do để ngắt dòng, ta cứ tiếp tục gõ
dù con trỏ đã nằm cuối dòng, việc quyết định ngắt dòng tại đâu sẽ do máy tính lựa
chọn.
- Cách ngắt dòng tự động của phần mềm hoàn toàn khác với việc ta sử dụng
các phím tạo ra các ngắt dòng "nhân tạo" như các phím Enter, Shift+Enter hoặc
Ctrl+Enter. Nếu ta sử dụng các phím này, máy tính sẽ luôn ngắt dòng tại vị trí đó.
- Nguyên tắc tự xuống dòng của từ là một trong những nguyên tắc quan trọng
nhất của soạn thảo văn bản trên máy tính, đây là đặc thù chỉ có đối với công việc
soạn thảo trên máy tính và không có đối với việc gõ máy chữ hay viết tay. Chính vì
điều này mà đã nảy sinh một số quy tắc mới đặc thù cho công việc soạn thảo trên
máy tính.

4
2. Một số quy tắc gõ văn bản cơ bản
- Khi gõ văn bản không dùng phím Enter để điều khiển xuống dòng:
Trong khi soạn thảo văn bản trên máy tính hãy để cho phần mềm tự động thực hiện
việc xuống dòng, phím Enter chỉ dùng để kết thúc một đoạn văn bản hoàn chỉnh.
- Giữa các từ chỉ dùng một dấu trắng để phân cách, không sử dụng dấu
trắng đầu dòng cho việc căn chỉnh lề: Một dấu trắng là đủ để phần mềm phân biệt
được các từ, khoảng cách thể hiện giữa các từ cũng do phần mềm tự động tính toán
và thể hiện. Nếu dùng nhiều hơn một dấu cách giữa các từ phần mềm sẽ không tính
toán được chính xác khoảng cách giữa các từ dẫn tới văn bản được thể rất mất thẩm
mỹ.
Ví dụ:
+) Sai: Ở khu căn cứ, người cha dồn hết tình cảm yêu quý, nhớ thương đứa con vào
việc iàm chiếc lược bằng ngà voi để tặng cô con gái bé bỏng.
+)Đúng: Ở khu căn cứ, người cha dồn hết tình cảm yêu quý, nhớ thương đứa con
vào việc iàm chiếc lược bằng ngà voi để tặng cô con gái bé bỏng
- Các dấu ngắt câu như chấm (.), phẩy (,), hai chấm (:), chấm phảy (;),
chấm than (!), hỏi chấm (?) phải được gõ sát vào từ đứng trước nó, tiếp theo là
một dấu trắng nếu sau đó vẫn còn nội dung. Lý do đơn giản của quy tắc này là
nếu như các dấu ngắt câu trên không được gõ sát vào ký tự của từ cuối cùng, phần
mềm sẽ hiểu rằng các dấu này thuộc vào một từ khác và do đó có thể bị ngắt xuống
dòng tiếp theo so với câu hiện thời và điều này không đúng với ý nghĩa của các dấu
này.
Ví dụ:
+) Sai: Ngày mai,tôi sẽ có một bài kiểm tra học kì.
Ngày mai ,tôi sẽ có một bài kiểm tra học kì.
Ngày mai , tôi sẽ có một bài kiểm tra học kì.
+)Đúng: Ngày mai, tôi sẽ có một bài kiểm tra học kì.
- Các dấu mở ngoặc và mở nháy đều phải được hiểu là ký tự đầu từ, do đó
ký tự tiếp theo phải viết sát vào bên phải của các dấu này. Tương tự, các dấu
đóng ngoặc và đóng nháy phải hiểu là ký tự cuối từ và được viết sát vào bên phải
của ký tự cuối cùng của từ bên trái.
Ví dụ:
+) Sai: Tức nước vỡ bờ(tắt đèn) đã nói lên cảnh nghèo khổ của gia đình chị Dậu
Tức nước vỡ bờ (tắt đèn ) đã nói lên cảnh nghèo khổ của gia đình chị Dậu.
Tức nước vỡ bờ ( tắt đèn)đã nói lên cảnh nghèo khổ của gia đình chị Dậu.

5
+)Đúng: Tức nước vỡ bờ (tắt đèn) đã nói lên cảnh nghèo khổ của gia đình chị
Dậu.
 Chú ý:
- Các quy tắc gõ văn bản trên chỉ áp dụng đối với các văn bản hành chính thông
thường, chúng được áp dụng cho hầu hết các loại công việc hàng ngày từ công văn,
thư từ, hợp đồng kinh tế, báo chí, văn học. Tuy nhiên có một số lĩnh vực chuyên
môn hẹp ví dụ soạn thảo các công thức toán học, lập trình máy tính thì không nhất
thiết áp dụng các quy tắc trên.
-Các quy tắc vừa nêu trên có thể không bao quát hết các trường hợp cần chú ý khi
soạn thảo văn bản trên thực tế. Nếu gặp các trường hợp đặc biệt khác thì vận dụng
các suy luận có lý của nguyên tắc tự xuống dòng của máy tính để suy luận cho từng
trường hợp riêng.

6
i

You might also like