You are on page 1of 10

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC UEH – TRƯỜNG KINH DOANH UEH


---------

TIỂU LUẬN
Môn học: Kinh tế chính trị

Giảng viên: Ninh Văn Toản


Mã lớp học phần: 22D1POL51002452
Phòng học: B2 - 408
Sinh viên: Nguyễn Chí Nguyện
Khóa – Lớp: K47 - KM003
MSSV: 31211026336

TP.HCM , ngày 18 tháng 04 năm 2022


Mục lục

Lời mở đầu.........................................................................................................................
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ......................................................................................................1
1.1. Khái niệm hội nhập kinh tế: ..................................................................................1
1.2. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế : ...............................................................1
1.3. Tính tất yếu khách quan .......................................................................................1
2. THỰC TRẠNG VỀ TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐÊN
PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM THỜI GIAN QUA ................................................2
2.1. Những thành tựu nổi bật của Việt Nam ................................................................2
2.2. Tác động tích cực ..................................................................................................3
2.3. Tác động tiêu cực ..................................................................................................4
3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP .............................................................................................5
Lời mở đầu

Trong thời gian gần đây, hội nhập kinh tế quốc tế được coi là một quá trình tất
yếu khách quan, không thể thiếu đối với sự phát triển của một quốc gia. Hội nhập
quốc tế đã gắn kết mối quan hệ phát triển giữa các quốc gia trên thế giới nói chung
và quan hệ kinh tế nói riêng. Tuy nhiên hội nhập kinh tế quốc tế không tốt hoàn toàn,
nếu không có định hướng rõ ràng, chính sách đúng đắn thì nó có thể là một con dao
hai lưỡi. Nó đem lại cả cơ hội lẫn những nguy cơ, hiểm hoạ khó lường đối với các
quốc gia, dân tộc. Toàn cầu hoá là nhân tố thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế ngày càng tăng giữa các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Theo xu thế chung của thế giới, Việt Nam đã và đang từng bước vươn ra đấu
trường quốc tế. Đối với một nền nước kinh tế còn non trẻ, đang phát triển như Việt
Nam, hội nhập kinh tế quốc tế chính là con đường tắt để rút ngắn khoảng cách đối
với các nước phát triển khác trên thế giới. Muốn làm được điều đó, vấn đề cấp bách
đặt ra hiện nay là nhận thức đúng đắn được những cơ hội và thách thức phải đối mặt.
Từ đó, phát huy những lợi thế và tìm cách khắc phục các hạn chế, nhằm phát triển
đất nước nhanh chóng, bền vững, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong thời
kỳ hội nhập và phát triển. Đây là một vấn đề không bao giờ lỗi thời và mang tính
thời sự, là nhân tố quyết định đến sự phát triển của một quốc gia.
Là một sinh viên trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh , em cảm
thấy rất hứng thú với các vấn đề phát triển kinh tế nước nhà, đặc biệt là vấn đề hội
nhập kinh tế quốc tế. Qua nghiên cứu em xin đóng góp một khía cạnh nhỏ vào vấn đề
này và từ đó đưa ra những giải pháp nhầm nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế
của Việt Nam.
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Khái niệm hội nhập kinh tế

Hội nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia là quá trình quốc gia đó thực hiện gắn
kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế thế giói dựa trên sự chia sẻ lợi ích cộng đồng
tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung

1.2. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế

Thực chất của hội nhập kinh tế quốc tế là việc thực hiện quá trình quốc tế hóa
kinh tế trên cơ sở các nước tự nguyện tham gia và chấp nhận thực hiện những điều
khoản, nguyên tắc đã được thoả thuận thống nhất trên nguyên tắc bình đẳng cùng có
lợi.Việc tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đem lại nhiều tác động tích cực
cho các quốc gia tham gia, tuy nhiên nó cũng đưa lại không ít tác động tiêu cực.

1.3. Tính tất yếu khách quan

Thứ nhất, do xu thế khách quan trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế. Toàn cầu
hóa là quá trình tạo ra liên kết và sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng giữa các quốc
gia trên quy mô toàn cầu.

Toàn cầu hóa diễn ra trên nhiều phương diện: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội...;
trong đó, toàn cầu hoá kinh tế là xu thế nổi trội nhất, vừa là trung tâm vừa là cơ sở và
cũng là động lực thúc đẩy toàn cầu hóa các lĩnh vực khác. Toàn cầu hoá kinh tế là sự
gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế vượt qua mọi biên giới quốc gia, khu vực,
tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong sự vận động và phát triển hướng
tới một nền kinh tế thế giới thống nhất.

Trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế trở thành tất yếu
khách quan, vì: Toàn cầu hóa kinh tế đã lôi cuốn cả các nước vào hệ thống phân công
lao động quốc tế, các mối liên hệ quốc tế của sản xuất và trao đổi ngày càng gia tăng,
khiến cho nền kinh tế của các nước trở thành một bộ phận hữu cơ và không thể tách rời.

1
Thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế là phương thức phát triển phổ biến của đất nước,
nhất là các nước đang và kém phát triển trong điều kiện hiện nay.

Đối với các nước đang và kém phát triển thì hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để
tiếp cận và sử dụng được các nguồn lực bên ngoài như tài chính, khoa học - công nghệ,
kinh nghiệm phát triển cho quá trình phát triển của mình.

Hội nhập kinh tế quốc tế là con đường có thể giúp cho các nước đang và kém
phát triển có thể tận dụng thời cơ phát triển rút ngắn, thu hẹp khoảng cách với các nước
tiên tiến, khắc phục nguy cơ tụt hậu. Hội nhập kinh tế quốc tế giúp mở cửa thị trường,
thu hút vốn, thúc đẩy công nghiệp hóa, tăng tích lũy; tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới
và nâng cao mức thu nhập tương đối của các tầng lớp dân cư.

2. THỰC TRẠNG VỀ TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐÊN
PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM THỜI GIAN QUA

2.1. Những thành tựu nổi bật của Việt Nam

Hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một trong những động lực quan trọng để
phát triển kinh tế - xã hội, làm tăng sức mạnh tổng hợp quốc gia; thúc đẩy hoàn thiện
thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Hiểu được tiến trình
phát triển của toàn cầu hóa và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Trong suốt chặng đường
35 năm Đổi mới, Việt Nam đã chủ động và tích vực tham gia vào các thiết chế kinh tế
đa phương và khu vực như gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm
1995, là thành viên sáng lập của Diễn đàn kinh tế Á-Âu (ASEM) năm 1998; trở thành
thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) và đặc biệt
là gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2007 đã đánh dấu sự hội nhập
toàn diện vào nền kinh tế toàn cầu. Đến năm 2020, Việt Nam có 30 đối tác chiến lược
và đối tác chiến lược toàn diện; có quan hệ ngoại giao với 189/193 nước, có quan hệ
kinh tế với 160 nước và 70 vùng lãnh thổ.

Một số cơ hội mà Việt Nam đã nắm bắt được trong thời gian vừa qua:

- Tính đến quý 4 năm 2019, tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam đạt 7.02% cao
nhất trong khu vực ĐNA, nằm trong TOP 10 thế giới

2
- Tính đến hết quý 4 năm 2019, cán cân xuất - nhập khẩu Việt Nam đạt 514 tỷ đô
la mỹ, xuất siêu gần 14 tỷ đô la mỹ, Việt Nam hướng đến năm thứ 4 xuất siêu

- Hậu COVID-19 tính đến hết quý 4 năm 2020 trong bối cảnh chung của toàn
thế giới, một số quốc gia có tốc độ tăng trưởng âm, thì Việt Nam vẫn đạt tốc đọ tăng
trưởng dương: 3,04%

- Năm 2020, Ngân hàng thế giới (WB) đã nhận xét về kinh tế Việt Nam : “Bóng
đen đang bao chùm toàn thế giới, nhưng mặt trời đang hé dọi Việt Nam”

- Tại lễ Kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam 3/2/1930 -
3/2/2020 Tông bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định “đất nước ta chưa bao giờ có
được cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín như ngày nay”

2.2. Tác động tích cực

- Hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy quá trình mở rộng thị trường để tạo cơ hội
cho thương mại phát triển. Có thể nói mở rộng thị trường chính là cơ hội lớn nhất để
tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu khi các rào cản thương mại
được gỡ bỏ và thuế được cắt giảm. Nó đã tác động tích cực đến hoạt động xuất nhập
khẩu của Việt Nam.

- Tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lí, hiện đại
và hiệu quả hơn. Thu hút đầu tư bên ngoài vào nền kinh tế.

- Hội nhập kinh tế quốc tế giúp nâng cao trình độ của nguồn nhân lực và tiềm lực
khoa học công nghệ quốc gia.

- Tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận thị trường quốc tế từ đây
mở ra cơ hội đầu tư cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong
nước. khi mà phải đối đầu với các đối thủ lớn trên trường quốc tế.

- Cải thiện tiêu dùng trong nước; được tiếp cận và giao lưu nhiều hơn với thế
giới bên ngoài, từ đó có cơ hội tìm kiếm việc làm cả ở trong lẫn ngoài nước.

- Tạo tiền đề cho hội nhập về văn hóa, tạo điều kiện để tiếp thu những giá trị tinh
hoa của thế giới để làm giàu thêm văn hóa dân tộc và thúc đẩy tiến bộ xã hội.

3
- Tạo điều kiện cho mỗi nước tìm cho mình một vị trí thích hợp trong trật tự thế
giới mới, giúp tăng uy tín và vị thế; tăng khả năng duy trì an ninh, hoà bình, ổn định và
phát triển ở phạm vi khu vực và thế giới.

- Giúp hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật quốc gia về kinh tế phù hợp với
luật pháp, thông lệ quốc tế; từ đó tăng tính chủ động, tích cực trong hội nhập kinh tế
quốc tế.

2.3. Tác động tiêu cực

- Tạo ra sức ép cạnh tranh giữa các thành viên khi tham gia hội nhập, khiến nhiều
doanh nghiệp, ngành nghề có thể lâm vào tình trạng khó khăn, thậm chí phá sản.

- Làm tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào thị trường khu vực và thế
giới. Điều này khiến một quốc gia dễ bị sa lầy vào các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn
cầu hay khu vực.

- Các nước đang và kém phát triển phải đối mặt với nguy cơ trở thành “bãi rác”
công nghiệp của các nước công nghiệp phát triển trên thế giới.

- Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra một số thách thức đối với quyền lực Nhà nước
theo quan niệm truyền thống.

- Làm tăng nguy cơ bản sắc dân tộc, văn hóa truyền thống bị xói mòn, lấn át bởi
văn hóa nước ngoài.

- Hội nhập kinh tế quốc tế có thể đặt các nước trước nguy cơ gia tăng tình trạng
khủng bố quốc tế, buôn lậu, tội phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh, di dân, nhập cư bất
hợp pháp.

- Hội nhập không phân phối công bằng lợi ích và rủi ro cho các nước và nhóm
nước khác nhau trong xã hội. Do đó, dễ làm tăng khoảng cách giàu nghèo, tụt hậu giữa
các quốc gia hay tầng lớp dân cư trong xã hội.

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra nhiều cơ hội, tuy nhiên cũng gây
ra sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhiều ngành, doanh nghiệp và sản phẩm của
nước ta sẽ gặp khó khăn hơn. Với 96% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động là doanh

4
nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, áp lực cạnh tranh đối với nền kinh tế Việt Nam là rất lớn nên.
Việc khắc phục những hạn chế, yếu kém, tồn tại và triển khai thực hiện các cam kết
quốc tế mới cũng sẽ đặt ra nhiều khó khăn, thách thức không chỉ về kinh tế mà còn cả
về chính trị, xã hội. Để khắc phục được những khó khắn trên đòi hỏi Việt Nam phải thực
hiện các cam kết sâu rộng và cao hơn, nhất là vấn đề lao động, việc làm, bảo vệ môi
trường. Việc thực hiện các tiêu chuẩn của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cũng đặt ra
những thách thức mới không chỉ đối với quản lý của Nhà nước mà còn có thể ảnh hưởng
đến ổn định chính trị - xã hội. Những cơ hội và thách thức nêu trên có mối quan hệ qua
lại và có thể chuyển hóa lẫn nhau. Cơ hội có thể trở thành thách thức nếu không được
tận dụng kịp thời. Thách thức có thể biến thành cơ hội nếu chúng ta chủ động ứng phó
thành công.

3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Một là, đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân
về yêu cầu hội nhập quốc tế, về các cơ hội và thách thức, về mục tiêu, phương hướng,
nhiệm vụ trọng yếu của hội nhập quốc tế trong từng ngành, lĩnh vực để thống nhất nhận
thức và hành động, tạo nên sức mạnh tổng hợp trong quá trình hội nhập quốc tế của cả
hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, của toàn dân, doanh nhân, doanh
nghiệp, đội ngũ trí thức trong xã hội.

Hai là, nhanh chóng hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách về hội nhập quốc tế,
trước hết là hội nhập kinh tế quốc tế một cách toàn diện, đồng bộ trên cơ sở phù hợp với
Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước và chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng; điều
chỉnh, bổ sung hoàn chỉnh các chính sách hội nhập quốc tế cho phù hợp với thực tiễn
phát triển của đất nước và các cam kết quốc tế.

Ba là, đổi mới sáng tạo công nghệ Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghệ
4.0 hiện nay, Việt Nam cần thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
định vị đất nước ở vị trí cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu và thu hẹp khoảng cách
phát triển với các nước.

Bốn là, đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác, nhất là các đối tác
có tầm ảnh hưởng chiến lược quan trọng đối với sự phát triển và an ninh của Việt Nam,
đưa các khuôn khổ quan hệ đã được xác lập đi vào thực chất có chiều sâu, tạo sự đan
5
xen gắn kết lợi ích giữa Việt Nam với các đối tác một cách bình đẳng. Chủ động trong
việc lựa chọn đối tác và xây dựng phương án đàm phán với từng đối tác trên cơ sở cùng
có lợi.

Năm là, đẩy mạnh công tác nghiên cứu, phân tích, dự báo trong bối cảnh toàn
cầu hóa và hội nhập quốc tế đang ngày càng gia tăng, những biến động lớn trên thế giới
cả về kinh tế, chính trị. Trên cơ sở đó, đề xuất việc điều chỉnh, bổ sung những nội dung
cần thiết để thực hiện thắng lợi đường lối độc lập, tự chủ của Đảng, không ngừng nâng
cao vị thế và sức mạnh quốc gia.

Sáu là, thực hiện hiệu quả các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký thỏa thuận.
Xây dựng và triển khai chiến lược hội nhập trên mọi lĩnh vực theo kế hoạch tổng thể với
lộ trình hợp lý, phù hợp với lợi ích quốc gia và khả năng của đất nước. Tích cực và trách
nhiệm hơn trong việc tham gia các thể chế hội nhập toàn cầu. Chủ động và tích cực tham
gia các thể chế đa phương, góp phần xây dựng trật tự chính trị, kinh tế thế giới theo
hướng công bằng, dân chủ, bình đẳng, cùng có lợi.

Bảy là, nâng cao năng lực cán bộ hội nhập Hội nhập kinh tế quốc tế là sự nghiệp
của toàn dân, trong đó doanh nhân, doanh nghiệp là lực lượng đi đầu. Việc xây dựng
năng lực cho đội ngũ cán bộ hội nhập theo hướng chuyên nghiệp, bản lĩnh, có trình độ
chuyên môn, kỹ năng thời đại số trở nên rất cấp bách và cần thiết. Mọi sự hợp tác, hỗ
trợ của các bạn bè quốc tế trong lĩnh vực nâng cao năng lực đều được hoàn nghênh.

Tám là, chú trọng nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia qua việc đẩy mạnh hoàn
thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo ra môi
trường kinh doanh thuận lợi và bình đẳng cho mọi tổ chức, doanh nghiệp, người dân
tham gia phát triển sản xuất kinh doanh; phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại;
phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; tạo cơ chế
chính sách khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu khoa học,
đổi mới công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực.v.v...

6
Tài liệu tham khảo

1. Giáo trình kinh tế chính trị MAC – LENIN UEH

2. https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2019/12/bao-cao-tinh-hinh-
kinh-te-xa-hoi-quy-iv-va-nam-2019/

3. https://www.vass.gov.vn/tap-chi-vien-han-lam/hoi-nhap-kinh-te-quoc-te-cua-viet-
nam-trong-boi-canh-cuc-dien-kinh-te-the-gioi-moi-20

4. Nguyễn Hoàng Như Ý (2021) “ Phân tích quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và
những tác động đối với Việt Nam”

You might also like