You are on page 1of 102

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ôn tập Cơ học lượng tử

Biên soạn: Triệu Đoan An


Sinh viên khóa 44 - Khoa Vật lý
Đại học Sư phạm TP.HCM

Phiên bản 2 - Ngày 28 tháng 12 năm 2019


Mục lục
Lời nói đầu 4

Một số lưu ý 5

Lịch sử phiên bản 6

1 Lý thuyết tiền lượng tử 7


1.1 Bức xạ của vật đen - lý thuyết Planck . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7
1.1.1 Vật đen . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7
1.1.2 Sự bất lực của lý thuyết cổ điển . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7
1.1.3 Lý thuyết Planck về sự lượng tử năng lượng . . . . . . . . . . . . . . . . 7
1.2 Hiện tượng quang điện và lý thuyết Einstein . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8
1.2.1 Hiện tượng quang điện và các định luật quang điện . . . . . . . . . . . . 8
1.2.2 Khó khăn của lý thuyết cổ điển . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8
1.2.3 Lý thuyết Einstein về sự lượng tử ánh sáng . . . . . . . . . . . . . . . . . 8
1.3 Hiệu ứng Compton . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8
1.3.1 Thí nghiệm tán xạ Compton . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8
1.3.2 Khó khăn của lý thuyết cổ điển . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8
1.4 Quang phổ vạch của nguyên tử Hydro và lý thuyết Bohr . . . . . . . . . . . . . 9
1.4.1 Quang phổ vạch của nguyên tử Hydro . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9
1.4.2 Khó khăn của lý thuyết cổ điển . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9
1.4.3 Lý thuyết Bohr về sự lượng tử hóa không gian . . . . . . . . . . . . . . . 9
1.5 Đặc điểm chung của các lý thuyết tiền lượng tử . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9
1.5.1 Hoàn chỉnh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9
1.5.2 Không chặt chẽ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9

2 Hàm sóng - Phương trình Schrodinger 11


2.1 Lưỡng tính sóng hạt . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11
2.1.1 Giả thuyết Louis de Broglie . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11
2.1.2 Thí nghiệm Davisson-Germer kiểm chứng giả thuyết Louis de Broglie . . 12
2.2 Ý nghĩa thống kê hàm sóng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13
2.3 Nguyên lý chồng chất trạng thái . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13
2.3.1 Bản chất của sự chồng chất trạng thái . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13
2.3.2 Điều kiện chuẩn hóa của hàm sóng ở trạng thái chồng chất . . . . . . . . 13
2.3.3 Hệ số khai triển hàm sóng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14
2.4 Tính chất của hàm sóng vật lý . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14
2.5 Phương trình Schrodinger . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14

3 Toán tử và đại lượng vật lý 16


3.1 Một số biểu thức toán tử . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16
3.2 Một số đẳng thức toán tử thường dùng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16
3.3 Tính chất của toán tử tuyến tính tự liên hợp (toán tử Hermitic) . . . . . . . . . 18
3.4 Đo đại lượng vật lý . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 18
3.4.1 Các toán tử cơ bản . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19
3.4.2 Bài toán hàm riêng - trị riêng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 20
3.5 Hai đại lượng vật lý xác định đồng thời . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 21
3.6 Đại lượng bảo toàn - Bộ đủ mô tả hệ vật lý . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 21
3.7 Nguyên lý bất định . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 22
3.7.1 Độ bất định . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 22

1
3.7.2 Hệ thức bất định . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 22
3.7.3 Hệ thức bất định cho các cặp chính tắc . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 22

4 Bài tập 23
4.1 Hàm sóng - Hàm riêng, trị riêng, trị trung bình . . . . . . . . . . . . . . . . . . 23
4.2 Nguyên lý bất định . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 34

5 Chuyển động một chiều 38


5.1 Hố thế vuông góc thành cao vô hạn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 38
5.1.1 Giải phương trình Schrodinger - hàm sóng toán học . . . . . . . . . . . . 38
5.1.2 Điều kiện hàm sóng vật lý . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 39
5.1.3 Hiệu ứng lượng tử . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 39
5.1.4 Các giá trị trung bình đại lượng vật lý . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 40
5.2 Hố thế vuông góc thành cao hữu hạn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 41
5.2.1 Giải phương trình Schrodinger . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 42
5.2.2 Hàm sóng vật lý . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 42
5.2.3 Hiệu ứng lượng tử . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 42
5.2.4 Bài tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 43
5.3 Rào thế bậc thang . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 43
5.3.1 Giải phương trình Schrodinger . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 43
5.3.2 Trường hợp năng lượng thấp hơn hoặc bằng rào thế . . . . . . . . . . . . 43
5.3.3 Trường hợp năng lượng cao hơn rào thế . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 45
5.3.4 Hiệu ứng lượng tử . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 46
5.4 Rào thế chữ nhật . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 46
5.4.1 Giải phương trình Schrodinger . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 46
5.4.2 Trường hợp năng lượng thấp hơn hoặc bằng rào thế . . . . . . . . . . . . 47
5.4.3 Trường hợp năng lượng của hạt lớn hơn chiều cao rào thế . . . . . . . . . 47
5.4.4 Hiệu ứng lượng tử . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 48
5.5 Hiệu ứng lượng tử đối với chuyển động một chiều . . . . . . . . . . . . . . . . . 49
5.6 Phương pháp tách biến mở rộng cho chuyển động ba chiều . . . . . . . . . . . . 49
5.6.1 Quy trình . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 49
5.6.2 Bài tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 50

6 Dao động tử điều hòa một chiều 51


6.1 Thiết lập phương trình không thứ nguyên . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 51
6.2 Tóm tắt quy trình giải bằng phương pháp giải tích . . . . . . . . . . . . . . . . 52
6.3 Hiệu ứng lượng tử . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 54
6.4 Dao động tử điều hòa ba chiều . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 54
6.5 Phương pháp đại số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 55
6.5.1 Toán tử sinh - toán tử hủy . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 55
6.5.2 Các tính chất quan trọng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 55
6.5.3 Bra-vector và ket-vector . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 56
6.5.4 Hàm sóng chân không . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 56
6.5.5 Phương trình hàm riêng - trị riêng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 56
6.5.6 Điều kiện chuẩn hóa hàm sóng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 57
6.5.7 Ý nghĩa của toán tử sinh - toán tử hủy . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 58
6.5.8 Tính toán đại số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 59

2
7 Moment động lượng - Hàm cầu 61
7.1 Biểu thức toán tử moment động lượng quỹ đạo trong hệ tọa độ Descartes . . . . 61
7.2 Biểu thức giao hoán tử . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 61
7.3 Thiết lập biểu thức toán tử trong hệ tọa độ cầu . . . . . . . . . . . . . . . . . . 62
7.4 Hàm riêng - trị riêng của toán tử moment động lượng quỹ đạo . . . . . . . . . . 64
7.4.1 Hình chiếu moment động lượng trên trục Oz . . . . . . . . . . . . . . . . 64
7.4.2 Bình phương moment động lượng quỹ đạo . . . . . . . . . . . . . . . . . 65
7.5 Phương pháp đại số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 65
7.5.1 Toán tử bậc thang . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 65
7.5.2 Các tính chất quan trọng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 66
7.5.3 Hàm riêng - trị riêng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 67
7.5.4 Tác dụng lên hàm cầu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 67
7.5.5 Tính toán đại số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 68
7.6 Chuyển động trong trường xuyên tâm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 69
7.6.1 Thiết lập Hamiltonian . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 69
7.6.2 Đại lượng bảo toàn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 70

8 Nguyên tử Hydro 71
8.1 Phương trình Schrodinger . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 71
8.1.1 Thiết lập Hamiltonian . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 71
8.1.2 Đưa về bài toán một hạt . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 71
8.1.3 Phương trình Schrodinger . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 73
8.1.4 Phương trình không thứ nguyên . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 73
8.2 Tóm tắt quy trình giải bằng phương pháp giải tích . . . . . . . . . . . . . . . . 74
8.3 Bài toán nguyên tử Hydro và lý thuyết Bohr . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 74

9 Spin 76
9.1 Thí nghiệm Stern-Gerlach . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 76
9.2 Tính chất các toán tử spin . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 76
9.3 Ma trận Pauli . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 77
9.4 Phương trình hàm riêng - trị riêng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 80
9.5 Bài tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 83

10 Lời giải tham khảo 84


10.1 Đề thi kết thúc học phần - Học kỳ II - năm học 2018-2019 . . . . . . . . . . . . 84
10.2 Đề thi kết thúc học phần - Học kỳ I - Năm học 2018-2019 . . . . . . . . . . . . 90
10.3 Đề thi kết thúc học phần - Học kỳ II - Năm học 2017-2018 . . . . . . . . . . . . 95

3
Lời nói đầu
Gửi bạn đọc,

Tôi là Triệu Đoan An, hiện đang là sinh viên lớp Sư phạm Vật lý A - khóa 44, thuộc khoa
Vật lý - trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.

Nhằm tăng hiệu quả ôn thi và lưu trữ tài liệu học tập môn Cơ học lượng tử, tôi đã tổng
hợp kiến thức đã học thành một quyển tài liệu nhỏ và chia sẻ đến các bạn sinh viên theo học
môn học này. Mong rằng quyển tại liệu này sẽ giúp các bạn sinh viên ôn tập tốt và vượt qua
kỳ thi kết thúc học phần.

Tôi xin chân thành cảm ơn cô Hoàng Đỗ Ngọc Trầm - giảng viên bộ môn Vật lý lý thuyết,
khoa Vật lý, trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, đã hướng dẫn tôi tiếp cận môn
Cơ học lượng tử một cách hiệu quả. Quyển tài liệu này được viết từ gần như toàn bộ những
kiến thức tôi đã tích góp được trong quá trình học tập môn Cơ học lượng tử của cô trong học
kỳ này. Em xin chân thành cảm ơn cô rất nhiều!

Tuy nhiên, vì quá trình tiếp xúc với Cơ học lượng tử của tôi mới còn rất ngắn nên tôi
nghĩ vẫn tồn tại những lỗ hỏng trong phần kiến thức tôi hiện có. Mặt khác, sự tồn tại những sai
sót trong soạn thảo là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự góp ý và
thảo luận từ bạn đọc, dù là những góp ý nhỏ nhất, thông qua email: kehy.antrieu@gmail.com.
Tôi xin chân thành cảm ơn bạn đọc rất nhiều!

Tác giả

4
Để sử dụng hiệu quả tài liệu tham khảo
Nhằm giúp bạn đọc có thể sử dụng quyển tài liệu tham khảo này một cách hiệu quả,
đồng thời cũng tránh những tình huống không hay xảy ra, tác giả xin lưu ý bạn đọc một số
điều như sau:
1. Giới hạn trách nhiệm của tác giả đối với nội dung tài liệu.

Nội dung quyển tài liệu hoàn toàn do tác giả tự tổng hợp, không theo yêu cầu của bất
kỳ cá nhân, tổ chức nào khác. Tài liệu được viết và chỉnh sửa cũng chỉ bởi một mình
tác giả, chưa qua sự kiểm duyệt của giảng viên hay bất kỳ cá nhân, tổ chức nào. Với
lượng kiến thức và thời lượng tiếp xúc môn học trong một học kỳ, tác giả không thể
đảm bảo tính chính xác tuyệt đối cho nội dung của quyển tài liệu này. Vì vậy, mong
bạn đọc sử dụng quyển tài liệu này chỉ với mục đích tham khảo, không nên dùng làm cơ
sở chính cho việc làm bài kiểm tra, bài thi và các cuộc thảo luận chuyên môn. Tác giả
không chịu trách nhiệm cho những trường hợp sử dụng tài liệu ngoài mục đích tham khảo.

Tuy nhiên, tác giả rất mong nhận được sự góp ý và thảo luận từ bạn đọc để giúp hoàn
thành quyển tài liệu tốt hơn.
2. Tài liệu này không dùng cho mục đích thương mại.

Tác giả soạn quyển tài liệu này không vì mục đích lợi nhuận. Vui lòng không in ấn, sao
chép để bán hay phục vụ cho hoạt động thương mại tương tự.

Tác giả sẽ rất buồn nếu biết bạn làm chuyện này.
3. Một số lưu ý trong quá trình tiếp nhận nội dung:

- Một số cách ký hiệu, thuật ngữ của tác giả sử dụng có thể khác với những nguồn tài
liệu khác. Bạn đọc nên thường xuyên so sánh, đối chiếu với những nguồn tài liệu tham
khảo khác.
- Tác giả xây dựng lại lý thuyết theo cách hiểu riêng và theo mục tiêu ôn thi nên một số
phần rất khác so với cách xây dựng lý thuyết theo lịch sử phát triển Cơ học lượng tử,
cũng như cách xây dựng từ các tài liệu liên quan đến bộ môn này.
- Mục "Yêu cầu" trong tài liệu mang ý nghĩa xây dựng lý thuyết và công thức quan
trọng. Bạn đọc nên làm theo hướng dẫn từ những mục Yêu cầu liên tiếp nhau để xây
dựng lại kiến thức trong bài học. Hiển nhiên, cách dẫn dắt này là chủ quan, bạn có thể
tự xây dựng theo cách riêng của bạn. Mục "Bài tập" trong tài liệu giải quyết các bài
tập liên quan cốt yếu, mang ý nghĩa ứng dụng lý thuyết đã xây dựng.
- Với quan điểm "học-hết", tác giả chỉ bỏ qua một số phần giải phương trình Schrodinger
đòi hỏi cao về kiến thức toán học.

4. Tài liệu sẽ được cập nhật nếu cần.

Nhằm khắc phục những lỗi sai và bổ sung nội dung, tài liệu sẽ được cập nhật khi sự thay
đổi là đủ lớn. Bạn đọc có thể theo dõi và tải tài liệu tại đây. Trang bìa mỗi lần cập nhật
có ghi rõ phiên bản và ngày cập nhật.
Xin cảm ơn bạn đọc đã chú ý!

5
Lịch sử phiên bản
Phiên bản 2 - Ngày 28 tháng 12 năm 2019
Phiên bản thứ hai của quyển tài liệu này đã được bổ sung một số phần như sau:

1. Bài tập giá trị trung bình của đại lượng vật lý.

2. Phương pháp giải tích đối với dao động tử điều hòa một chiều.

3. Phương pháp tách biển giải bài toán dao động tử điều hòa ba chiều.

4. Phương pháp đại số đối với moment động lượng quỹ đạo - toán tử bậc thang.

5. Lời giải tham khảo đề thi kết thúc học phần của 3 học kỳ gần nhất.

Tác giả cũng thay đổi thứ tự nội dung tài liệu để đạt hiệu quả tốt trong việc ôn thi.

Xin chân thành cảm ơn bạn Phan Quang Sơn - lớp Sư phạm Vật lý B - K42 đã chia
sẻ đề thi đến tác giả.

Nếu không có nhiều thay đổi quan trọng, đây sẽ là phiên bản cuối của quyển tài liệu đối
với học kỳ này và phiên bản 3 sẽ được cập nhật vào học kỳ tiếp theo.
Chúc các bạn thi tốt!

Phiên bản 1 - Ngày 22 tháng 12 năm 2019


Phiên bản đầu tiên của quyển tài liệu này gồm hầu hết các kiến thức quan trọng đối với
quá trình ôn thi Cơ học lưởng tử, do tổ Vật lý lý thuyết, khoa Vật lý, trường Đại học Sư phạm
TP.HCM, phụ trách. Tác giả bỏ qua phần giải phương trình Schrodinger đối với các trường
hợp đòi hỏi cao kiến thức Toán học: hố thế độ cao hữu hạn, rào thế, dao động tử điều hòa một
chiều, hàm cầu và nguyên tử Hydro.

Bạn đọc nên bám theo đề cương ôn thi do giảng viên cung cấp để có định hướng ôn thi
tốt nhất.

6
1 Lý thuyết tiền lượng tử
1.1 Bức xạ của vật đen - lý thuyết Planck
1.1.1 Vật đen
Vật đen là vật hấp thụ hoàn toàn bức xạ chiếu tới.

Vật đen bức xạ sóng điện từ. Phổ bức xạ vật đen là đường biểu diễn cường độ năng
lượng bức xạ do vật đen phát ra theo bước sóng (hoặc theo tần số) của bức xạ.

Vật lý thực nghiệm thời kỳ tiền lượng tử đã vẽ được phổ bức xạ nhiệt của vật đen tuyệt
đối. Người ta mong đợi lý thuyết giải thích phổ bức xạ này.

1.1.2 Sự bất lực của lý thuyết cổ điển


Công thức mô tả phổ bức xạ của vật đen mà lý thuyết cổ điển đưa ra không trùng khớp
hoàn toàn với thực nghiệm:

1. Công thức của Wien đưa ra khá phù hợp với thực nghiệm ở miền bước sóng ngắn, nhưng
không phù hợp đối với bước sóng dài.
c1  c 
2
ρ(λ, T ) = 5 exp −
λ λT

Việc chọn các hệ số c1 , c2 của Wien chỉ để phù hợp với thực nghiệm mà không dựa trên
cơ sở lý thuyết nào.
2. Rayleigh dùng lý thuyết bức xạ điện từ cổ điển và phân bố Boltzmann thu được công
thức phân bố năng lượng bức xạ trong vòng bước sóng dài. Jeans phát triển ý tưởng
thành công thức:

ρ(λ, T ) = kB T
λ4

Tuy nhiên, công thức này phá sản hoàn toàn ở vùng bước sóng ngắn. Người ta gọi đây là
sự khủng hoảng vùng tử ngoại

1.1.3 Lý thuyết Planck về sự lượng tử năng lượng


Lý thuyết Planck cho rằng: Năng lượng do vật đen phát xạ không liên tục và gián đoạn
theo từng lượng tử.

ε = nε0
hc
với n = 0, 1, 2, . . . và ε0 =
.
λ
Công thức mà Planck đưa ra trùng với công thức của Wien ở vùng bước sóng ngắn và
trùng với công thức của Rayleigh-Jeans ở vùng bước sóng dài.

2hc2 1
ρ(λ, T ) = ×  
λ5 hc
exp −1
λkB T

7
1.2 Hiện tượng quang điện và lý thuyết Einstein
1.2.1 Hiện tượng quang điện và các định luật quang điện
Hiện tượng quang điện là hiện tượng electron được phát ra khi chiếu ánh sáng lên bề
mặt kim loại.

Các định luật quang điện:

1. Hiện tượng quang điện chỉ xảy ra khi bước sóng ánh sáng chiếu tới nhỏ hơn một giá trị
ngưỡng: λ ≤ λ0

2. Vận tốc electron bức ra không phụ thuộc vào cường độ sáng chiếu tới và chỉ phụ thuộc
vào bước sóng của chùm ánh sáng chiếu tới.

3. Cường độ dòng quang điện bão hòa không phụ thuộc vào bước sóng mà tỉ lệ thuận với
cường độ ánh sáng tới.

1.2.2 Khó khăn của lý thuyết cổ điển


Theo lý thuyết cổ điển về bức xạ điện từ, electron có thể tích tụ năng lượng và thoát ra
khỏi bề mặt kim loại đối với mọi bước sóng ánh sáng chiếu tới, không bị ràng buộc bởi điều
kiện λ < λ0 như thực nghiệm.

Lập luận trên cũng dẫn đến: cường độ ánh sáng chiếu tới càng mạnh thì electron tích tụ
càng nhiều năng lượng và bứt ra với vận tốc đầu càng lớn. Lý thuyết cổ điển không giải thích
được sự tỉ lệ của cường độ dòng bão hòa theo cường độ ánh sáng tới.

1.2.3 Lý thuyết Einstein về sự lượng tử ánh sáng


Lý thuyết Einstein cho rằng: Sóng điện từ khi tương tác với vật chất thể hiện như một
c
dòng các lượng tử ánh sáng có năng lượng ε = hν = h .
λ

1.3 Hiệu ứng Compton


1.3.1 Thí nghiệm tán xạ Compton
Tia X tán xạ trên tinh thể graphite theo nhiều phương và xuất hiện những bức xạ có
bước sóng dài hơn bước sóng của bức xạ tới. Bước sóng này không phụ thuộc vào cấu trúc tinh
thể mà chỉ phụ thuộc vào góc tán xạ:
h
∆λ = λ0 − λ = (1 − cosθ)
2mc

1.3.2 Khó khăn của lý thuyết cổ điển


Theo lý thuyết sóng ánh sáng cổ điển, tia X truyền đến tinh thể graphite làm cho các hạt
mang điện dao động với cùng tần số với tia X. Do đó, các các hạt mang điện phải phát ra bức
xạ theo mọi phương và có cùng tần số (hay cùng bước sóng) với tia tới.

Hiệu ứng Compton được giải thích hoàn chỉnh bởi lý thuyết Einstein.

8
1.4 Quang phổ vạch của nguyên tử Hydro và lý thuyết Bohr
1.4.1 Quang phổ vạch của nguyên tử Hydro
Nguyên tử Hydro chỉ hấp thụ hay phát xạ sóng điện từ với những giá trị bước sóng rời
rạc, tạo nên quang phổ vạch.

1.4.2 Khó khăn của lý thuyết cổ điển


Lý thuyết cổ điển cho rằng quá trình vật lý chỉ có thể diễn ra liên tục. Theo đó, quang
phổ do nguyên tử phát ra phải là quang phổ liên tục. Mặt khác, lý thuyết cổ điển cũng không
giải thích được tính bền vững của nguyên tử: electron trong mô hình nguyên tử của Rutherford
mất dần năng lượng và rơi vào hạt nhân.

1.4.3 Lý thuyết Bohr về sự lượng tử hóa không gian


Lý thuyết Bohr đưa ra 2 tiên đề sau:
1. Electron chuyển động trên các quỹ đạo dừng xung quanh hạt nhân. Trên mỗi quỹ đạo
dừng, electron không phát xạ sóng điện điện từ và có năng lượng xác định. Tập hợp các
mức năng lượng này tạo thành một phổ năng lượng xác định.
2. Electron phát xạ hay hấp thụ năng lượng khi chuyển tử quỹ đạo dừng này sang quỹ đạo
dừng khác. Năng lượng hấp thụ hay phát xạ là đại lượng gián đoạn và bằng độ chênh
lệch giữa hai mức năng lượng.
Từ 2 tiên đề trên, Bohr đưa ra quy tắc lượng tử hóa không gian: Moment động lượng quỹ
đạo của electron gián đoạn theo từng lượng tử:
L = n~ (n = 1, 2, . . .)
với ~ là hằng số Planck thu gọn.

1.5 Đặc điểm chung của các lý thuyết tiền lượng tử


1.5.1 Hoàn chỉnh
Các lý thuyết trên phù hợp với thực nghiện, giải thích định tính và định lượng được các
hiện tượng vật lý:
1. Lý thuyết Planck giải thích được phổ bức xạ nhiệt của vật đen tuyệt đối.
2. Lý thuyết Einstein giải thích được hiện tượng quang điện và hiệu ứng Compton
3. Lý thuyết Bohr giải thích được quang phổ vạch của nguyên tử Hydro.

1.5.2 Không chặt chẽ


Các lý thuyết trên chỉ giải quyết được vấn đề khó khăn của vật lý cổ điển đối với kết quả
thực nghiệm chứ chưa đi sâu vào giải thích bản chất vật lý trong thế giới vi mô.

Yêu cầu: Giải thích tại sao lý thuyết Planck, lý thuyết Einstein, lý thuyết Bohr được
gọi là "Lý thuyết tiền lượng tử"?

Các lý thuyết này chưa đi sâu vào giải thích bản chất vật lý của các hiện tượng vật lý
trong thế giới vi mô - không đưa ra được cơ sở cho ý tưởng lượng tử hóa. Tuy nhiên, các lý
thuyết này vẫn mang ý tưởng lượng tử:

9
1. Lý thuyết Planck: lượng tử năng lượng.

2. Lý thuyết Einstein: lượng tử ánh sáng.

3. Lý thuyết Bohr: lượng tử không gian.

là những ý tưởng đột phá, là tiền đề cho cơ học lượng tử.

Vì vậy, các lý thuyết trên được gọi là "lý thuyết tiền lượng tử".

10
2 Hàm sóng - Phương trình Schrodinger
2.1 Lưỡng tính sóng hạt
2.1.1 Giả thuyết Louis de Broglie
1. Mọi hạt vi mô đều có tính chất sóng.

2. Chuyển động của một hạt vi mô liên kết với một sóng phẳng, đơn sắc:

Ψ(x, t) = A exp [−i(ωt − kx)]

3. Hệ thức tán sắc liên hệ tính chất sóng và tính chất hạt:

E = ~ω ; p = ~k

với: Năng lượng E và xung lượng p thể hiện tính chất hạt
Tần số ω và số sóng k thể hiện tính chất sóng

Yêu cầu: Thiết lập công thức tính bước sóng de Broglie của hạt có khối lượng nghỉ m,
năng lượng E trong trường hợp hạt chuyển động phi tương đối tính và tương đối tính.

Số sóng được biển diễn ở dạng:



k=
λ
Từ hệ thức liên hệ giữa xung lượng p và số sóng k, ta thu được biểu thức tính bước sóng
de Broglie:
2π~ h
λ= =
p p

1. Xét trường hợp hạt chuyển động phi tương đối tính.

Liên hệ năng lượng - xung lượng:



p= 2mE

Bước sóng de Broglie:

p2 h
E= ⇒λ= √
2m 2mE

Mặt khác, nếu biết trước vận tốc v, bước sóng de Broglie được tính đơn giản bằng:
2π~ h
λ= =
p mv

11
2. Xét trường hợp hạt chuyển động phi tương đối tính.

Liên hệ năng lượng - xung lượng:



2 2 2 2 4 E 2 − m2 c4
E =p c +m c ⇒p=
c

Bước sóng de Broglie:


hc
λ= √
E2 − m2 c4

Mặt khác, nếu biết trước vận tốc v, bước sóng de Broglie được tính đơn giản bằng:
r
2π~ h v2
λ= = 1− 2
p mv c

Yêu cầu: Tính bước sóng de Broglie của một quả bóng tennis có khối lượng 100 g có
chuyển động với vận tốc 0.5 m/s. Giải thích tại sao các hiện tượng lượng tử thường được bỏ qua
trong thế giới vĩ mô.

Bước sóng de Broglie của quả bóng tennis:

h 10−34 J.s
λ= ∼ ∼ 10−33 m
mv (0.1 kg)(0.5 m/s)

Bước sóng vừa tính được còn nhỏ hơn cả kích thước của hạt nhân nguyên tử.

Vì bước sóng của các vật thể vĩ mô rất nhỏ so với kích thước của các vật thế giới vĩ mô
nên tính chất sóng không được thể hiện (chính xác là thể hiện rất yếu so với tính hạt). Vậy nên
ta thường bỏ qua tính sóng trong lưỡng tính sóng hạt của vật chất trong trong thế giới vĩ mô.

2.1.2 Thí nghiệm Davisson-Germer kiểm chứng giả thuyết Louis de Broglie
1. Mô tả thí nghiệm: Bắn trực diện chùm electron vào tấm nickel. Điều chỉnh vị trí máy thu
để đo cường độ chùm electron tán xạ theo góc tán xạ θ.

2. Kết quả thí nghiệm: Đối với chùm electron có động năng 54 eV , cường độ tán xạ

(a) Phụ thuộc vào góc tán xạ θ.


(b) Đạt cực đại tại θ = 0◦ và θ ≈ 50◦ .
(c) Đạt cực tiểu tại θ ≈ 35◦

3. Ý nghĩa thí nghiệm: Khẳng định tính chất sóng của electron.

Cường độ tán xạ đạt cực tiểu tại θ ≈ 35◦ và đạt cực đại tại θ ≈ 50◦ không thể giải thích
bằng tính hạt của electron, nhưng lại hoàn toàn phù hợp khi giải thích bằng hiện tượng
nhiễu xạ - hiện tượng thể hiện tính chất sóng.

12
2.2 Ý nghĩa thống kê hàm sóng
Max Born đưa ra ý nghĩa thống kê của hàm sóng: Bình phương mudule hàm sóng chính
là mật độ xác suất tìm thấy hạt.

ρ(~r, t) = |Ψ(~r, t)|2 = Ψ∗ (~r, t)Ψ(~r, t)


Để bình phương module là xác suất tìm thấy hạt, ta sử dụng điều chuẩn hóa hàm sóng:
Z
|Ψ(~r, t)|2 d~r = 1

Ý nghĩa thống kê của hàm sóng và sự bảo toàn của xác suất tìm thấy hạt trong miền
không gian dẫn đến sự cần thiết của đại lượng mật độ dòng xác suất, được biểu diễn thông
qua vector mật độ dòng xác suất:
~j(~r, t) = − i~ (Ψ∗ ∇Ψ − Ψ∇Ψ∗ )
2m

Yêu cầu: Trả lời câu hỏi: "Có thể không chuẩn hóa hàm sóng được không?"

Không nhất thiết phải chuẩn hóa hàm sóng vì bản chất bình phương module hàm sóng
đã cho ta ý nghĩa về mật độ xác suất tìm thấy hạt. Việc chuẩn hóa hàm sóng giúp ta đưa hàm
mật độ xác suất trở thành hàm xác suất, giúp thuận lợi trong quá trình tính toán.

2.3 Nguyên lý chồng chất trạng thái


2.3.1 Bản chất của sự chồng chất trạng thái
Một hạt vi mô có thể tồn tại ở trạng thái:
1. Chỉ gồm một trạng thái riêng lẻ.
2. Chồng chất của nhiều trạng thái riêng lẻ.
Khi một hạt tồn tại ở trạng thái chồng chất của nhiều trạng thái riêng lẻ có hàm sóng
ψ1 , ψ2 , . . . , ψn thì hàm sóng ψ của hạt có dạng chồng chập của các hàm sóng riêng lẻ:
n
X
ψ= ck ψk = c1 ψ1 + c2 ψ2 + . . . + cn ψn
k

Như vậy, bản chất của sự chồng chất trạng thái là sự chồng chất các hàm sóng chứ không
phải sự chồng chất các đại lượng vật lý như trong cơ học cổ điển và khi đo năng lượng của hệ
vật lý ở trạng thái chồng chất thì ta chỉ đo được giá trị năng lượng trung bình chứ không đo
được các giá trị năng lượng ứng với từng trạng thái riêng lẻ.

2.3.2 Điều kiện chuẩn hóa của hàm sóng ở trạng thái chồng chất
Từ điều kiện chuẩn hóa hàm sóng, ta thu được điều kiện chuẩn hóa hàm sóng ở trạng
thái chồng chất:
1. ψ1 , ψ2 , . . . , ψn đã chuẩn hóa.
Pn 2
2. k=0 |ck | = 1

Như vậy, khi các hàm sóng ψ1 , ψ2 , . . . , ψn đã chuẩn hóa thì ρk = |ck |2 chính là xác suất
tìm thấy hạt ở trạng thái k, ứng với hàm sóng ψk .

13
2.3.3 Hệ số khai triển hàm sóng
Nếu hàm sóng ψ đã chuẩn hóa được khai triển theo các hàm sóng riêng ψ1 , ψ2 , . . . , ψn
đã chuẩn hóa, ở dạng:
n
X
ψ= ck ψk = c1 ψ1 + c2 ψ2 + . . . + cn ψn
k

thì các hệ số khai triển ck được xác định bởi:


Z
ck = ψk ψ ∗ d~r

2.4 Tính chất của hàm sóng vật lý


Hữu hạn: Vì bình phương module hàm sóng là hàm mật độ xác suất nên hàm sóng phải
hữu hạn.
Đơn trị: Vì hàm sóng là đại lượng vật lý nên nó phải đơn trị tại mọi điểm trong không gian.
Liên tục: Vì hàm sóng là đại lượng vật lý nên nó phải liên tục tại mọi điểm trong không gian.
Tính đối xứng phụ thuộc vào hệ: Hàm sóng đối xứng khi hệ đối xứng.
Phổ năng lượng phụ thuộc trạng thái liên kết: Phổ trị riêng gián đoạn nếu hệ ở trạng
thái liên kết và liên tục nếu hệ ở trạng thái không liên kết.

2.5 Phương trình Schrodinger


Phương trình Schrodinger đóng vai trò tương đương với định luật II Newton trong cơ học
cổ điển. Từ hàm sóng tổng quát cho hạt vi mô, ta thiết lập được phương trình Schrodinger cho
hạt vi mô bất kỳ:
~2
 2
∂2 ∂2
  
∂ ∂
i~ Ψ(x, y, z, t) = − + + + V (x, y, z, t) Ψ(x, y, z, t)
∂t 2m ∂x2 ∂y 2 ∂z 2

hay còn được viết ngắn gọn ở dạng:



i~ Ψ(~r, t) = Ĥ(~r, t)Ψ(~r, t)
∂t
~2
với Ĥ(~r)(~r, t) = − ∆ + V̂ (~r, t) là toán tử Hamilton, hay Hamiltonian.
2m
Yêu cầu:
Giải phương trình Schrodinger trong trường hợp hàm thế không phụ thuộc thời gian để
chuyển về phương trình Schrodinger dừng:

Ĥψ(~r) = Eψ(~r)

Trong trường hợp hàm thế năng không phụ thuộc thời gian V = V (~r), Hamiltonian chỉ
phụ thuộc vào biến không gian:
~2
Ĥ(~r) = − ∆ + V (~r)
2m

14
Khi đó, phương trình Schrodinger có dạng tách biến giữa biến không gian và thời gian:

Ĥ(~r)Ψ(~r, t) = i~ Ψ(~r, t)
∂t
nên nghiệm tổng quát của phương trình cũng có dạng tách biến:

Ψ(~r, t) = ψ(~r)θ(t)

Phương trình Schrodinger trở thành:

∂θ(t)
Ĥ(~r)ψ(~r)θ(t) = i~ψ(~r)
∂t
Chia hai vế cho ψ(~r)θ(t), ta thu được:

Ĥ(~r)ψ(~r) 1 ∂θ(t)
= i~
ψ(~r) θ(t) ∂t

Vế trái của phương trình chỉ phụ thuộc vào các biến không gian ~r trong khi vế phải của
phương trình chỉ phụ thuộc vào biến thời gian t. Đẳng thức trên xảy ra khi cả hai vế đều là
hằng số. Nhận thấy thứ nguyên của cả hai về đều là năng lượng nên ta đặt hằng số này là E.
Việc giải phương trình tổng quát trên quy về việc giải hai phương trình theo không gian
và thời gian sau:

∂θ(t)
i~ = Eθ(t) và Ĥ(~r)ψ(~r) = Eψ(~r)
∂t
Phương trình theo thời gian ta dễ dàng tìm được nghiệm:
 
iEt
θ(t) = C exp −
~

Phương trình theo không gian chính là phương trình Schrodinger dừng, sẽ được giải trong
trường hợp biết biểu thức tường minh của hàm thế năng:

Ĥ(~r)ψ(~r) = Eψ(~r)

Sau khi giải phương trình Schrodinger dừng với nghiệm ψ(~r), nghiệm tổng quát phụ thuộc
thời gian của phương trình Schrodinger có dạng:
 
iEt
Ψ(~r, t) = ψ(~r) × exp −
~

15
3 Toán tử và đại lượng vật lý
3.1 Một số biểu thức toán tử
Giao toán tử giữa toán tử Â và B̂ được ký hiệu là [Â, B̂] và định nghĩa bởi công thức:

[Â, B̂] = ÂB̂ − B̂ Â

Phản giao toán tử giữa toán tử Â và B̂ được ký hiệu là [Â, B̂]+ và định nghĩa bởi công thức:

[Â, B̂]+ = ÂB̂ + B̂ Â

Toán tử liên hiệp phức của toán tử Â được ký hiệu là Â∗ , được hiểu là toán tử nhận được
khi thay toàn bộ đơn vị ảo i trong  thành −i, được định nghĩa bởi phương trình:

Âu(x) = v(x) ⇔ Â∗ u∗ (x) = v ∗ (x)

˜
Toán tử chuyển vị của toán tử Â được ký hiệu là Â và được định nghĩa bởi đẳng thức:
Z Z
˜
u(x)Âv(x)dx = v(x)Âu(x)dx

Toán tử liên hợp của toán tử Â được ký hiệu là Â+ và được định nghĩa bởi công thức:
 ∗
+ ˜∗ ˜
 =  = Â

Toán tử tuyến tính tự liên hợp (toán tử Hermitic) là toán tử Â thỏa mãn tính chất:

Â+ = Â

3.2 Một số đẳng thức toán tử thường dùng


 

Yêu cầu: Tính giá trị của giao hoán tử ,x .
∂x
Đưa vào một hàm sóng thử ψ, ta có:
 
∂ ∂ ∂ ∂ ∂
,x ψ = (xψ) − x ψ = ψ + x ψ − x ψ = ψ
∂x ∂x ∂x ∂x ∂x

Rút ψ ra khỏi đẳng thức, ta thu được:


 

,x = 1
∂x

Yêu cầu: Chứng minh các tính chất giao hoán tử sau:

1. [Â, B̂] = −[B̂, Â]

2. [Â, B̂ + Ĉ] = [Â, B̂] + [Â, Ĉ]

3. [Â + B̂, Ĉ] = [Â, Ĉ] + [B̂, Ĉ]

16
4. [Â, B̂ Ĉ] = B̂[Â, Ĉ] + [Â, B̂]Ĉ

5. [ÂB̂, Ĉ] = Â[B̂, Ĉ] + [Â, Ĉ]B̂

6. [Â, [B̂, Ĉ]] + [B̂, [Ĉ, Â]] + [Ĉ, [Â, B̂]] = 0

Ta lần lượt chứng minh các tính chất trên như sau:

1. Phản giao hoán

[Â, B̂] = ÂB̂ − B̂ Â = −[B̂ Â − ÂB̂] − [B̂, Â]

2. Phân phối

   
[Â, B̂ + Ĉ] = Â B̂ + Ĉ − B̂ + Ĉ Â
= ÂB̂ + ÂĈ − B̂ Â − Ĉ Â
   
= ÂB̂ − B̂ Â + ÂĈ − Ĉ Â
= [Â, B̂] + [Â, Ĉ]

3. Phân phối

   
[Â + B̂, Ĉ] = Â + B̂ Ĉ − Ĉ Â + B̂
= ÂĈ + B̂ Ĉ − Ĉ Â − Ĉ B̂
   
= ÂĈ − Ĉ Â + B̂ Ĉ − Ĉ B̂
= [Â, Ĉ] + [B̂, Ĉ]

4. "Đá banh" (trước ra trước, sau ra sau)

[Â, B̂ Ĉ] = ÂB̂ Ĉ − B̂ Ĉ Â


= ÂB̂ Ĉ − B̂ ÂĈ + B̂ ÂĈ − B̂ Ĉ Â
   
= ÂB̂ − B̂ Â Ĉ + B̂ ÂĈ − Ĉ Â
= [Â, B̂]Ĉ + B̂[Â, Ĉ]

5. "Đá banh" (trước ra trước, sau ra sau)

[ÂB̂, Ĉ] = ÂB̂ Ĉ − Ĉ ÂB̂


= ÂB̂ Ĉ − ÂĈ B̂ + ÂĈ B̂ − Ĉ ÂB̂
   
= Â B̂ Ĉ − Ĉ B̂ + ÂĈ − Ĉ Â B̂
= Â[B̂, Ĉ] + [Â, Ĉ]B̂

17
6. Hoán vị vòng quanh

[Â, [B̂, Ĉ]] = [Â, B̂ Ĉ − Ĉ B̂] = [Â, B̂ Ĉ] − [Â, Ĉ B̂] = ÂB̂ Ĉ − B̂ Ĉ Â − ÂĈ B̂ + Ĉ B̂ Â
[B̂, [Ĉ, Â]] = [B̂, Ĉ Â − ÂĈ] = [B̂, Ĉ Â] − [B̂, ÂĈ] = B̂ Ĉ Â − Ĉ ÂB̂ − B̂ ÂĈ + ÂĈ B̂
[Ĉ, [Â, B̂]] = [Ĉ, ÂB̂ − B̂ Â] = [Ĉ, ÂB̂] − [Ĉ, B̂ Â] = Ĉ ÂB̂ − ÂB̂ Ĉ − Ĉ B̂ Â + B̂ ÂĈ
⇒[Â, [B̂, Ĉ]] + [B̂, [Ĉ, Â]] + [Ĉ, [Â, B̂]] = 0

 +
Yêu cầu: Chứng minh tính chất sau: ÂB̂ = B̂ + Â+

Ta biến đổi tính phân sau (với u và v là các hàm số theo x):
Z Z Z Z
+ ^
u(ÂB̂) v dx = u(ÂB̂) v dx = v(ÂB̂) u dx = v(Â∗ B̂ ∗ )u dx
∗ ∗

Z Z
˜
= v  (B̂ u) dx = (B̂ ∗ u)Â∗ v dx
∗ ∗

Z Z

= (B̂ u)(Â v) dx = (Â+ v)(B̂ ∗ u) dx
+

Z Z
˜
= (Â v)B̂ u dx = uB̂ ∗ (Â+ v) dx
+ ∗

Z Z
= uB̂ (Â v) dx = u(B̂ + Â+ )v dx
+ +

⇒ (ÂB̂)+ = B̂ + Â+

3.3 Tính chất của toán tử tuyến tính tự liên hợp (toán tử Hermitic)
1. Trị riêng của toán tử Hermitic luôn là số thực.

2. Các hàm riêng của toán tử Hermitic trực giao, chuẩn hóa.

Trong trường hợp phổ trị riêng gián đoạn, điều kiện trên được viết:
Z 
∗ 0 nếu m 6= n
ψm ψn d~r = hm|ni = δmn =
1 nếu m = n

3. Các hàm riêng của toán tử Hermitic tạo thành bộ đủ.

Mọi hàm số liên tục, đơn trị, hữu hạn và bình phương khả tích đều có thể phân tích thành
tổ hợp tuyến tính của các hàm trong bộ.

3.4 Đo đại lượng vật lý


1. Tiên đề về đại lượng vật lý: Mỗi đại lượng vật lý A trong cơ học cổ điển tương ứng với
một toán tử tuyến tính tự liên hợp  trong cơ học lượng tử. Các trị riêng của toán tử Â
là các giá trị khả dĩ đo được của đại lượng vật lý đó:

(a) Nếu đo đại lượng vật lý ở trạng thái riêng lẻ của hệ thì giá trị đo được chính là trị
riêng của toán tử.

18
(b) Nếu đo đại lượng vật lý ở trạng thái chồng chất của nhiều trạng thái riêng lẻ thì giá
trị nhận được là giá trị trung bình của đại lượng vật lý đó.
2. Giá trị trung bình của đại lượng vật lý ứng với toán tử Â của một hạt ở trạng thái mô
tả bởi hàm sóng ψ được cho bởi:
Z
A = ψ ∗ Âψ d~r

3. Tiên đề tương ứng: Quan hệ giữa các toán tử trong cơ học lượng tử tương tự như quan
hệ giữa các đại lượng vật lý tương ứng trong cơ học cổ điển.
4. Định lý Ehrenfest: Quan hệ giữa các giá trị trung bình của đại lượng vật lý trong cơ học
lượng tử tương tự như quan hệ giữa các đại lượng vật lý tương ứng trong cơ học cổ điển.
Yêu cầu: Giải thích tại sao người ta lại dùng toán tử tuyến tính tự liên hợp (toán tử
Hermitic) để liên kết với một đại lượng vật lý.

Các tính chất của toán tử tuyến tính tự liên hợp (toán tử Hermitic) phù hợp với biểu
diễn các đại lượng vật lý:
1. Trị riêng là số thực: Đại lượng vật lý luôn nhận giá trị thực.
2. Có thể có nhiều trị riêng: Hệ lượng tử có thể có gồm nhiều trạng thái riêng lẻ ứng với các
giá trị khác nhau của cùng một đại lượng vật lý.
3. Hệ hàm riêng trực giao, chuẩn hóa: Phù hợp với điều kiện của hàm sóng vật lý.
4. Hệ hàm riêng tạo thành bộ đủ: Thỏa mãn nguyên lý chồng chất trạng thái.

3.4.1 Các toán tử cơ bản


1. Các toán tử một chiều
(a) Toán tử tọa độ theo phương Ox:
x̂ = x
(b) Toán tử xung lượng theo phương Ox:

p̂x = −i~
∂x
(c) Toán tử động năng theo phương Ox:
p̂2x ~2 ∂ 2
T̂x = =−
2m 2m ∂x2
2. Các toán tử ba chiều
(a) Toán tử tọa độ:
~rˆ = x~i + y~j + z~k
(b) Toán tử xung lượng:
p̂ = p̂x~i + p̂y~j + p̂z~k = −i~∇
(c) Toán tử động năng:
p̂2 ~2
T̂ = =− ∆
2m 2m
19
3.4.2 Bài toán hàm riêng - trị riêng
1. Phương trình hàm riêng trị riêng của toán tử Â có dạng:

Âψ = Aψ

Người ta gọi ψ là hàm riêng ứng với trị riêng A của toán tử Â.

2. Suy biến năng lượng là hiện tượng hệ lượng tử có nhiều trạng thái có cùng mức năng
lượng (hay có nhiều hàm sóng ứng với một trị riêng).

3. Bậc suy biến ứng với một mức năng lượng là số trạng thái của hệ lượng tự có cùng mức
năng lượng đó (hay số hàm sóng cùng ứng với một trị riêng của mức năng lượng đó)

Yêu cầu: Xác định hàm riêng và trị riêng của toán tử tọa độ, toán tử xung lượng và
toán tử động năng theo phương Ox.

1. Toán tử tọa độ

Gọi ψ(x) là hàm riêng và x là trị riêng của toán tử tọa độ x̂.

Phương trình hàm riêng - trị riêng:

x̂ψ(x) = xψ(x)

Điều này đúng với mọi hàm ψ(x) nếu x mang giá trị thực.

Vậy toán tử tọa độ x̂ có phổ trị riêng liên tục và mỗi trị riêng x có vô số hàm riêng tương
ứng.

2. Toán tử xung lượng


Gọi ψ là hàm riêng và px là trị riêng của toán tử xung lượng p̂x = −i~ .
∂x
Phương trình hàm riêng - trị riêng:
∂ψ ∂ψ ipx
−i~ = px ψ ⇔ − ψ(x) = 0
∂x ∂x ~

Giải phương trình vi phân trên, ta thu được họ hàm riêng ứng với trị riêng px của toán
tử p̂x :
 
ipx x
ψ(x) = C exp −
~

Vậy toán tử xung lượng p̂x có phổ 


trị riêng liên tục và mỗi trị riêng px có vô số hàm riêng
ipx x
thuộc họ hàm riêng ψ(x) = C exp −
~

20
3. Toán tử động năng

~2 ∂ 2
Gọi ψ là hàm riêng và Tx là trị riêng của toán tử xung lượng T̂x = − .
2m ∂x2
Phương trình hàm riêng - trị riêng:
~2 ∂ψ ∂ 2 ψ 2mTx
− = Tx ψ ⇔ + ψ(x) = 0
2m ∂x ∂x2 ~2
Giải phương trình vi phân trên, ta thu được họ hàm riêng ứng với trị riêng Tx của toán
tử T̂x :
√  √ 
2mTx 2mTx
ψ(x) = C1 cos x + C2 sin x
~ ~

Vậy toán tử xung lượng T̂x có phổ trị


 √riêng liên tục và mỗi
√ trị riêng T
x có vô số hàm riêng
2mTx 2mTx
thuộc họ hàm riêng ψ(x) = C1 cos x + C2 sin x
~ ~

3.5 Hai đại lượng vật lý xác định đồng thời


Điều kiện cần và đủ để hai đại lượng vật lý a, b xác định đồng thời là các toán tử Â, B̂
tương ứng với chúng giao hoán được với nhau:
a, b xác định đồng thời ⇔ [Â, B̂] = 0

3.6 Đại lượng bảo toàn - Bộ đủ mô tả hệ vật lý


Phương trình chuyển động của toán tử:
d ∂  i
= + [Ĥ, Â]
dt ∂t ~
Đại lượng vật lý a bảo toàn khi và chỉ khi toán tử Â tương ứng không phụ thuộc thời
gian và giao hoán với Hamiltonian:

d  ∂  = 0

a bảo toàn ⇔ =0⇔ h∂t i
dt  Â, Ĥ = 0

Cách xây dựng bộ đủ để mô tả hệ vật lý:


1. Hệ có 1 bâc tự do: chỉ cần Hamiltonian Ĥ.
2. Hệ có 2 bậc tự do: tìm một toán tử Â bảo toàn để đưa vào bộ đủ: {Â, Ĥ}.
3. Hệ có 3 bậc tự do: tìm thêm một toán tử B̂ bảo toàn vào giao toán với toán tử Â sẵn có
để đưa vào bộ đủ: {Â, B̂, Ĥ}
Ta thừa nhận:
1. Nếu hệ có tính đối xứng trục thì ta chọn toán tử hình chiếu moment động lượng `ˆz để
đưa vào bộ đủ.
2. Nếu hệ có tính đối xứng cầu thì ta chọn toán tử bình phương moment động lượng quỹ
đạo L̂2 để đưa vào bộ đủ.

21
3.7 Nguyên lý bất định
3.7.1 Độ bất định
Độ bất định δa của một đại lượng a trong cơ học lượng tử tương đương với độ lệch chuẩn
trong thống kê:
q p
δa = (a − a)2 = a2 − a2

3.7.2 Hệ thức bất định


Xét a và b là hai đại lượng vật không xác định đồng thời ứng với toán tử Â và B̂. Gọi Ĉ
là toán tử tuyến tính tự liên hợp thỏa [Â, B̂] = iĈ. Khi đó, độ bất định δa và δb của các đại
lượng a và b của hệ khi ở trạng thái mô tả bởi hàm sóng ψ liên hệ nhau qua hệ thức:
1
δaδb ≥ C
2

với C là giá trị trung bình của toán tử Ĉ của hệ ở trạng thái ψ.

3.7.3 Hệ thức bất định cho các cặp chính tắc


1. Tọa độ x - xung lượng px (hệ thức bất định Heisenberg):
1
δxδpx ≥ ~
2

Tọa độ càng xác định thì xung lượng càng bất định và ngược lại. Điều này dẫn đến khái
niệm quỹ đạo không có ý nghĩa trong cơ học lượng tử.

2. Tọa độ góc ϕ - hình chiếu moment động lượng `z :


1
δϕδ`z ≥ ~
2

Tọa độ góc càng xác định thì hình chiếu moment động lượng càng bất định và ngược lại.

3. Năng lượng E - thời gian t:


1
δEδt ≥ ~
2

Thời gian đo càng dài thì phép đo năng lượng càng chính xác và ngược lại.

22
4 Bài tập
4.1 Hàm sóng - Hàm riêng, trị riêng, trị trung bình
Bài tập 1. Hàm sóng của hạt chuyển động trong hố thế vuông góc, bề rộng a (0 ≤ x ≤ a),
thành cao vô hạn, ở trạng thái n = 0, 1, 2, . . .:
 nπx 
ψn (x) = An sin
a
Hãy tìm hệ số chuẩn hóa An của hàm sóng trên.
Điều kiện chuẩn hóa hàm sóng:
Z Za  nπx  r
2 a 2
|ψn (x)| d~r = A2n 2
sin dx = A2n × = 1 ⇒ An =
a 2 a
0
r
1 2
Bài tập 2. Một hạt ở trạng thái Ψ = c1 ψ1 + √ ψ2 + ψ3 là tổ hợp tuyến tính của ba trạng
6 3
thái riêng có năng lượng tính theo đơn vị năng lượng là 1, 2 và 3. Biết rằng hàm sóng đã cho
đã chuẩn hóa. Hãy tìm giá trị năng lượng trung bình của hạt.
Điều kiện chuẩn hóa của hàm sóng Ψ:
2
r 2
2 1 2 1
|c1 | + √ + = 1 ⇒ |c1 |2 =
6 3 6

1
Để đơn giản, ta chọn c1 = √ .
6
Năng lượng trung bình:
2 2
r 2
1 1 2 5
E = ρ1 E1 + ρ2 E2 + ρ3 E3 = √ ×1+ √ ×2+ ×3=
6 6 3 2

Bài tập 3. Trạng thái của một hạt tại một thời điểm được mô tả bởi hàm sóng:
 x
 A với x ∈ [0; a]
 a

Ψ(x) = b−x
A với x ∈ [a; b]
 b−a


0 với x ∈
/ [0; b]

trong đó A, a, b là các hằng số.

1. Chuẩn hóa hàm sóng trên, tìm hệ số A theo a và b.


Z
Từ điều kiện chuẩn hóa |Ψ(x)|2 dx = 1, ta có:

Za Zb
x2 (b − x)2 1 1 3
A2 2 dx + A2 2
dx = 1 ⇔ A2 a + A2 (b − a) = 1 ⇔ A =
a (b − a) 3 3 b
0 a

23
2. Vẽ đồ thị biểu diễn hàm sóng Ψ(x, 0) và hàm mật độ xác suất ρ(x, 0) theo x.

Hàm mật độ xác suất của hạt:


 2
2x
A 2 với x ∈ [0; a]




 a 2
2
ρ = |Ψ(x)| = 2 b−x
A với x ∈ [a; b]
b−a




0 với x ∈
/ [0; b]

3. Xác định vị trí có xác suất tìm thấy hạt lớn nhất.
Từ đồ thị (khảo sát hàm số), ta dễ thấy x = a là vị trí có xác suất tìm thấy hạt lớn nhất.

4. Tìm xác suất tìm thấy hạt bên trái x = a (tức x ∈ [0; a]). Xét trường hợp riêng b = a và
b = 2a.
Xác suất tìm thấy hạt bên trái x = a:

Za Za
A2 x2 a 3 a a
P (0 ≤ x ≤ a) = ρ(x, 0)dx = 2
dx = A2 = · =
a 3 b 3 b
0 0

Với b = a, xác suất này bằng 1 và với b = 2a, xác suất này bằng 1/2.

Bài tập 4. Một hạt khối lượng m, chuyển động trong hố thế vuông góc một chiều thành cao
vô hạn với bề rộng a (0 ≤ x ≤ a), có hệ hàm riêng:
r
2 nπx
ψn = sin
a a

Cho hạt ở trạng thái chồng chất với hàm sóng mô tả hạt ở thời điểm t = 0 có dạng:
r
2 3 πx
Ψ(x, 0) = sin
a a

Tính xác suất tìm thấy hạt ở trạng thái cơ bản.

24
3 1
Áp dụng công thức lượng giác: sin3 α = sin α − sin 3α, ta viết lại hàm sóng Ψ(x, 0):
4 4
r r
3 2 πx 1 2 3πx 3 1
Ψ(x, 0) = sin − sin = ψ1 + ψ2
4 a a 4 a a 4 4

Dễ dàng kiểm tra được hệ hàm sóng ψn đã chuẩn hóa.

Xét tính chuẩn hóa của hàm sóng Ψ(x, 0), ta có:
2 2
3 1 5
+ − =
4 4 8

Hàm sóng Ψ(x, 0) đã chuẩn hóa là:


r  
8 3 1 3 1
Ψ(x, 0) = ψ1 + ψ2 = √ ψ1 + √ ψ3
5 4 4 10 10

Xác suất tìm thấy hạt ở trạng thái cơ bản là:


2
3 9
ρ1 = √ =
10 10

Bài tập 5. Hạt chuyển động trong hố thế vuông góc với thành cao vô hạn có bề rộng là a
(0 ≤ x ≤ a) có thể ở trạng thái n (n = 1, 2, . . .) có năng lượng:

n2 π 2 ~2
En =
2ma2
ứng với hàm sóng:
r
2  nπx 
ψn = sin
a a

Cho một trạng thái được mô tả bởi hàm sóng:


1 πx  √ πx 
ψ(x) = √ sin 1 + 2 3 cos
2a a a

1. Nêu ý nghĩa vật lý của hàm sóng trên dưới quan điểm của nguyên lý chồng chất trạng
thái.
Hàm sóng ψ(x) không có dạng của hàm sóng ψn riêng lẻ nên hàm sóng ψ(x) mô tả trạng
thái của hạt là chồng chất của nhiều trạng thái. Ta viết lại hàm sóng ở dạng:
r √
1 πx 3 2πx 1 3
ψ(x) = √ sin + sin = ψ1 + ψ2
2a a 2a a 2 2

Vậy hàm sóng đã cho mô tả hạt đang ở trạng thái chồng chất của trạng thái có mức năng
lượng E1 và trạng thái có mức năng lượng E2 .

25
2. Tính xác suất để hạt ở trạng thái cơ bản.
Kiểm tra điều kiện chuẩn hóa của hàm sóng vật lý, ta thấy cả bộ hàm sóng ψn (x) và hàm
sóng ψ(x) đều đã chuẩn hóa.
Za Za
2
|ψn (x)| dx = 1 và |ψ(x)|2 dx = 1
0 0

Khi đó, xác suất hạt ở trạng thái cơ bản, ứng với mức năng lượng E1 , là:
2
1 1
ρ1 = =
2 4

3. Tính năng lượng trung bình của hạt.


Năng lượng trung bình của hạt:
2 √ 2
1 π 2 ~2 3 4π 2 ~2 13π 2 ~2
E = ρ1 E1 + ρ2 E2 = × + × =
2 2ma 2 2ma 8ma2

4. Cho biết hàm sóng trên mô tả trạng thái tại thời điểm t = 0. Hãy viết hàm sóng tại thời
điểm t bất kỳ Ψ(x, t).
Vì hạt ở trạng thái dừng nên hàm sóng của hạt ở thời điểm bất kỳ có dạng:
   
iE1 t iE2 t
Ψ(x, t) = c1 ψ1 exp − + c2 ψ2 exp −
~ ~

Tại t = 0, hàm sóng trên phải trùng với hàm sóng Ψ(x, 0):

1 3
c1 ψ1 + c2 ψ2 = ψ1 + ψ2
2 2

1 3
Đồng nhất hệ số, ta thu được c1 = và c2 = .
2 2

Vậy hàm sóng của hạt ở thời điểm bất kỳ là:


  √  
1 iE1 t 3 iE2 t
Ψ(x, t) = ψ1 exp − + ψ2 exp −
2 ~ 2 ~

5. Chứng tỏ năng lượng trung bình không phụ thuộc thời gian.
Năng lượng trung bình của hạt theo thời gian:
 2 √  2
1 iE1 t 3 iE2 t
E = ρ1 E1 + ρ2 E2 = exp − E1 + exp − E2
2 ~ 2 ~
       
1 iE1 t iE1 t 3 iE2 t iE2 t
= exp − exp E1 + exp − exp E2
4 ~ ~ 4 ~ ~
E1 3E2 13π 2 ~2
= + =
4 4 8ma2
13π 2 ~2
Vậy năng lượng trung bình của hạt không đổi theo thời gian và bằng
8ma2
26
 a
6. Tìm xác suất để tìm thấy hạt ở nửa bên trái hố thế 0 ≤ x ≤ tại thời điểm t.
2
Hàm mật độ trạng thái tại thời điểm t bất kỳ:

ρ (x, t) = |Ψ(x, t)|2


"   √  # "   √  #
1 iE1 t 3 iE2 t 1 iE1 t 3 iE2 t
= ψ1 exp + ψ2 exp ψ1 exp − + ψ2 exp −
2 ~ 2 ~ 2 ~ 2 ~
√     
1 3 3 −i(E2 − E1 )t i(E2 − E1 )t
= ψ12 + ψ22 + ψ1 ψ2 exp + exp
4 4 4 ~ ~
√  
1 3 3 πx 2πx (E2 − E1 )t
= ψ12 + ψ22 + sin sin cos
4 4 2a a a ~

(22 − 12 )π 2 ~2 π2~
Vì E2 − E1 = , nên để đơn giản, ta đặt ω = . Khi đó E2 − E1 = 3~ω
2ma2 2ma2
r
2 nπx
Mặt khác, thay ψn = sin , ta viết lại hàm mật độ xác suất:
a a
 
2 1 2 πx 3 2 2πx 3 πx 2πx
ρ(x, t) = sin + sin + sin sin cos 3ωt
a 4 a 4 a 4 a a

Xác suất tìm thấy hạt ở nửa bên trái hố thế tại thời điểm t:

Za/2 
 a  2 1 2 πx 3 2 2πx 3 πx 2πx
P 0 ≤ x ≤ ,t = sin + sin + sin sin cos 3ωt dx
2 a 4 a 4 a 4 a a
0
Zπ/2 
2 1 2 3 2 3
= sin χ + sin 2χ + sin χ sin 2χ cos 3ωt dχ
π 4 4 4
0
 
2 1 π 3 π 3 2
= × + × + × cos 3ωt
π 4 4 4 4 4 3
1 1
= + cos 3ωt
2 π

Bài tập 6. Hạt chuyển động trong hố thế vuông góc với thành cao vô hạn có bề rộng là a
(0 ≤ x ≤ a) có thể ở trạng thái n (n = 1, 2, . . .) có năng lượng:

n2 π 2 ~2
En =
2ma2
ứng với hàm sóng:
r
2  nπx 
ψn = sin
a a
Hàm sóng của hạt tại thời điểm t = 0 có dạng:
r h
8 πx 2 πx
i πx
Ψ(x, t = 0) = 2 + cos − 2 sin sin
3a a a a
 a 
Tìm xác suất tìm thấy hạt ở nửa trái của hố 0 ≤ x ≤ .
2
27
Dễ dàng viết lại hàm sóng đã cho thành tổ hợp của các trạng thái riêng lẻ của hố:
r  
2 πx 2πx 3πx 1 1 1
Ψ(x, t = 0) = sin + sin + sin = √ ψ1 + √ ψ2 + √ ψ3
3a a a a 3 3 3

Kiểm tra thấy hàm sóng trên đã chuẩn hóa nên hàm sóng của hạt tại thời điểm t bất kỳ:
     
1 iE1 t 1 iE2 t 1 iE3 t
Ψ(x, t) = √ ψ1 exp − + √ ψ2 exp − + √ ψ3 exp −
3 ~ 3 ~ 3 ~

n2 π 2 ~2 π2~
Vì En = nên để đơn giản, ta đặt: ω = . Hàm sóng được viết lại:
2ma2 2ma2
1 1 1
Ψ(x, t) = √ ψ1 exp (−iωt) + √ ψ2 exp (−4iωt) + √ ψ3 exp (−9iωt)
3 3 3

Hàm mật độ xác suất:


1
ρ(x, t) = [ψ1 exp (iωt) + ψ2 exp (4iωt) + ψ3 exp (9iωt)] [ψ1 exp (−iωt) + ψ2 exp (−4iωt) + ψ3 exp (−9iωt)]
3
1 2
ψ1 + ψ22 + ψ32 + 2ψ1 ψ2 cos 3ωt + 2ψ2 ψ3 cos 5ωt + 2ψ1 ψ3 cos 8ωt

=
3

r
2 nπx
Thay lại ψn = sin , xác suất tìm thấy hạt ở nửa trái hố:
a a

Za/2
 a 2 πx 2πx 3πx
P 0≤x≤ = sin2 + sin2 + sin2
2 3a a a a
0

πx 2πx 3πx 3πx πx 3πx
+ 2 sin sin cos 3ωt + 2 sin sin cos 5ωt + 2 sin sin cos 8ωt dx
a a a a a a
Zπ/2
2
= sin2 χ + sin2 2χ + sin2 3χ

0
+ 2 sin χ sin 2χ cos 4ωt + 2 sin 2χ sin 3χ cos 5ωt + 2 sin χ sin 3χ cos 8ωt) dχ
 
2 π π π 2 2
= + + + 2 × cos 3ωt + 2 × cos 5ωt + 2 × 0 cos 8ωt
3π 4 4 4 3 5
1 8 8
= + cos 3ωt + cos 5ωt
2 9π 15π
Bài tập 7. Hạt chuyển động trong hố thế vuông góc với thành cao vô hạn có bề rộng là a
(0 ≤ x ≤ a) có thể ở trạng thái n (n = 1, 2, . . .) ứng với hàm sóng:
r
2  nπx 
ψn (x) = sin
a a
Tìm xác suất hạt ở trạng thái n trong trường hợp:
1. Hàm sóng có dạng: ψ(x) = Ax(x − a)
Kiểm tra thấy các hàm sóng ψn (x) đã chuẩn hóa.

28
Điều kiện chuẩn hóa của hàm sóng ψ(x):
Za r
a5
Z
2 2 2 2 2 30
|ψ(x)| d~r = A x (x − a) dx = A × =1⇒A=
50 a5
0

Giả sử hàm sóng ψ(x) được khai triển theo các hàm sóng ψn :
X
ψ(x) = cn ψn
n=1

Hệ số khai triển ck được tính:


Z Za r
2 nπx
cn = ψn (x)ψ ∗ (x)d~r = sin × Ax(x − a)dx
a a
0
a
nπx nπx nπx
 
√ − cos − sin cos
2 15  2 a − (2x − a)  a + 2  a
= (x − ax)

a 3  nπ nπ 2 nπ 
 3

a a a 0

 0 √ nếu n = 2k
= 8 15 (k = 1, 2, . . .)
 − nếu n = 2k + 1
3
nπ 3

Vậy xác suất tìm thấy hạt ở trạng thái n là:


(
0 nếu n = 2k
ρn = |cn |2 = 960 (k = 1, 2, . . .)
nếu n = 2k + 1
n6 π 6
πx
2. Hàm sóng có dạng: ψ(x) = B sin2
a
Kiểm tra thấy các hàm sóng ψn (x) đã chuẩn hóa.

Điều kiện chuẩn hóa của hàm sóng ψ(x):


Z Za r
2 2 πx
4 3a 8
|ψ(x)| d~r = B sin dx = B 2 × =1⇒B=
a 8 3a
0

Giả sử hàm sóng ψ(x) được khai triển theo các hàm sóng ψn :
X
ψ(x) = cn ψn
n=1

Hệ số khai triển ck được tính:


Z Za r
∗ 2 nπx πx
cn = ψn (x)ψ (x)d~r = sin × B sin2 dx
a a a
0
√   a
2 3 a nπx a (n + 2)πx a (n − 2)πx
= − cos + cos + cos
3a nπ a 2(2 + n)π a 2(2 − n)π a 0

 0√ nếu n = 2k
= 4 3 n2 + 2n + 4 (k = 1, 2, . . .)
 · nếu n = 2k + 1
π n3 − 4n

29
Vậy xác suất tìm thấy hạt ở trạng thái n là:

 0  2
nếu n = 2k
2 2
ρn = |cn | = 48 n + 2n + 4 (k = 1, 2, . . .)
 2 nếu n = 2k + 1
π n3 − 4n

Bài tập 8. Trạng thái của hạt được mô tả bởi hàm sóng:
 
ip0 x
ψ(x) = C exp ϕ(x)
~
với ϕ(x) là hàm số thực mô tả trạng thái liên kết của hạt ϕ|x→+∞ = ϕ|x→−∞ = 0.
Hãy chứng tỏ p0 là xung lượng trung bình của hạt trong trạng thái nói trên.
Xung lượng trung bình của hạt:
Z+∞     
−ip0 x
Z
∗ ∗ ∂ ip0 x
p= ψ p̂ψd~r = C exp −i~ C exp ϕ(x)dx
~ ∂x ~
−∞
 
Z+∞ Z+∞
i~
= p0 |C|2 ϕ2 (x)dx − |C|2 ϕ(x)ϕ0 (x)dx
p0
−∞ −∞

Điều kiện chuẩn hóa cho ta:


Z+∞
|C|2 ϕ2 (x) = 1
−∞

Trạng thái liên kết của hạt giúp ta xác định được:
Z+∞ Z+∞ +∞
1
ϕ(x)ϕ0 (x)dx = ϕ(x)d[ϕ(x)] = ϕ2 (x) =0
2 −∞
−∞ −∞

Vậy p = p0 chính là điều phải chứng minh.


Bài tập 9. Trạng thái của một hạt tại một thời điểm nào đó được mô tả bởi hàm sóng:
x2
 
ψ(x) = A exp ikx − 2
2a
với k, a là các hằng số và A là hệ số chuẩn hóa.
1. Tìm hệ số chuẩn hóa A của hàm sóng trên.
Điều kiện chuẩn hóa hàm sóng:
Z Z+∞  2
  2
 Z+∞  2
2 2 x x 2 x
|ψ(x)| d~r = A exp ikx − 2 exp −ikx − 2 dx = A exp − 2 dx = 1
2a 2a a
−∞ −∞

Sử dụng tích phân Gauss, ta thu được:


√ 1
A2 × a π = 1 ⇒ A = √
4
a2 π

30
2. Tìm vị trí mà xác suất tìm thấy hạt là lớn nhất.
Hàm mật độ xác suất:
 2
2 x 2
ρ(x) = |ψ(x)| = A exp − 2
a

Điều kiện cần để hàm mật độ xác suất đạt cực đại:
   2
∂ρ 2 2x x
= 0 ⇔ A × − 2 exp − 2 = 0 ⇔ x = 0
∂x a a

Dễ dàng chứng minh được điểu kiện đủ x = 0 là vị trí xác suất đạt cực đại.

Vậy x = 0 là vị trí có xác suất tìm thấy hạt lớn nhất.


3. Tìm xác suất để hạt nằm trong khoảng (−a, a).
Xác suất tìm thấy hạt trong khoảng (−a, a):
Z+a Z+a  2 Z+a  2
2 2 x 2 x
P (−a ≤ x ≤ a) = |ψ(x)| dx = A exp − 2 dx = √ × exp − 2 dx
a a π a
−a −a 0

Tích phân trên được biểu diễn bởi hàm Gauss:


Z+a  2 2 Z1 √
x χ= x2 a π
a
exp − 2 dx −−−→ a exp (−χ) dχ = Φ(1)
a 2
0 0

Xác suất được tính:



2 a π
P (−a ≤ x ≤ a) = √ × Φ(1) = Φ(1) = 0.3413
a π 2

4. Tính các giá trị x, x2 và δx.


Trung bình tọa độ:
Z Z+∞  2
∗ 2 x
x= ψ x̂ψd~r = A x exp − 2 dx
a
−∞

Hàm trong dấu tích phân là hàm lẻ nên x = 0.

Trung bình bình phương tọa độ


Z Z+∞  2 Z+∞  2
∗ 2 2
2 x 2 2 x
x2 = ψ x̂ ψd~r = A x exp − 2 dx = 2A x exp − 2 dx
a a
−∞ 0
2 Z+∞
a2 a2
 
χ= x2 3
a 2 3 1/2
−−−→ A a χ exp(−χ)dχ = √ ×Γ =
π 2 2
0

Độ bất định tọa độ:


p a
δx = x2 − x2 = √
2

31
5. Tính các giá trị p, p2 và δp.
Trung bình xung lượng:
Z+∞
x2 x2
Z     
∗ ∗ ∂
p= ψ p̂ψd~r = A exp −ikx − −i~ A exp ikx − dx
2a ∂x 2a
−∞
 +∞ 
Z  2 Z+∞  2
x 1 x
= −i~A2 ik exp − 2 dx − 2 x exp − 2 
a a a
−∞ −∞
i~ √
= − √ × (ika π + 0) = k~
a π

Trung bình bình phương xung lượng:


Z+∞
x2 2
x2
Z     
∗ 2 ∗ 2 ∂
p2 = ψ p̂ ψd~r = A exp −ikx − −~ A exp ikx − dx
2a ∂x2 2a
−∞
Z+∞
2ikx x2
  2
2 2 2 1 x
=~ A k + 2 − 2 − 2 exp − 2 dx
a a a a
−∞
√ √ 
~2 √

2 π π
= √ × k a π+ +0−
a π a 2a
2
~
= k 2 ~2 + 2
2a

Độ bất định xung lượng:


q
~
δp = p2 − p2 = √
2a

6. Từ kết quả vừa tính được, kiểm chứng hệ thức bất định.
Từ kết quả vừa tính:
~
δxδp =
2

Vậy hệ thức bất định được thỏa mãn.

Bài tập 10. Hàm sóng mô tả trạng thái cơ bản của điện tử trong nguyên tử Hydro có dạng:
 
r
ψ(r, θ, ϕ) = A exp −
a0

với a0 là hằng số và A là hệ số chuẩn hóa.

1. Tìm hệ số chuẩn hóa A của hàm sóng trên.


Điều kiện chuẩn hóa hàm sóng:
Z Z   Z+∞  
2r 2r
|ψ(r, θ, ϕ)|2 d~r = A2 exp − 2 2
× r sin θdrdθdϕ = A × 4π exp − × r2 dr
a0 a0
0

32
Tích phân thu được được đưa về hàm Gamma:
Z+∞ χ= a2r a3
Z+∞
a3
 
2r 0 1
exp − 2
× r dr −−−→ 0
exp (−χ) χ2 dχ = 0 × Γ(3) = a30
a0 8 8 4
0 0

Thay vào điều kiện chuẩn hóa:


1 1
4πA2 × a30 = 1 ⇒ A = p 3
4 πa0

2. Tìm vị trí mà xác suất tìm thấy điện tử là lớn nhất.


Hàm mật độ xác suất:
 
2 2 2r
ρ(r, θ, ϕ) = |ψ(r, θ, ϕ)| = A exp −
a0

Vì hàm mật độ xác suất chỉ phụ thuộc biến bán kính r nên xác suất tìm thấy hạt trong
khoảng vi cấp r → r + dr là:
 
2 2r
dP (r) = A exp − × 4πr2 dr
a0

Hàm xác suất theo biến bán kính r:


 
dP 2 2 2r
ρ(r) = = 4πA r exp −
dr a0

Điều kiện cần để xác suất tìm thấy hạt đạt cực đại:

2r3
    
∂ρ 2r 2r r=0
= 0 ⇔ 2r exp − − exp − =0⇔
∂r a0 a0 a0 r = a0

Dễ dàng chứng minh được tại hàm xác suất theo bán kính ρ(r) đạt cực tiểu tại r = 0 và
đạt cực đại tại r = a0 .

Vậy xác suất tìm thấy hạt lớn nhất tại r = a0 .

3. Tính các giá trị r, r2 và δr.


Trung bình tọa độ bán kính:
Z Z+∞     Z+∞  
∗ ∗ r r 2 2 2r
r= ψ r̂ψd~r = A exp − × r × A exp − × 4πr dr = 4πA exp − dr
a0 a0 a0
0 0

χ= a2r
Z+∞
a40 a0 3
0
−−−→ 4πA2 × exp (−χ) χ3 dχ = × Γ(4) = a0
16 4 2
0

33
Trung bình bình phương tọa độ bán kính:
Z Z+∞     Z+∞  
∗ 2 ∗ r 2 r 2 2 2r 3
r2 = ψ ~r ψd~r = A exp − × r × A exp − × 4πr dr = 4πA exp − r dr
a0 a0 a0
0 0

χ= a2r
Z+∞
a50 a2
0 2
−−−→ 4πA × exp (−χ) χ4 dχ = 0 × Γ(5) = 3a20
32 8
0

Độ bất định tọa độ bán kính:



p
2 2 3
δr = r − r = a0
2

Bài tập 11. Cho biểu thức của toán tử bình phương moment động lượng quỹ đạo L̂2 trong hệ
tọa độ cực (r, θ, ϕ):
 2
1 ∂2

2 2 ∂ cos θ ∂
L̂ = −~ + +
∂θ2 sin θ ∂θ sin2 θ ∂ϕ2

Hãy tìm trị riêng của toán tử L̂2 tương ứng với hàm riêng:

Y (θ, ϕ) = A(cos θ + 2 sin θ cos ϕ)

với A là hằng số.


Tác dụng toán tử L̂2 lên hàm riêng Y (θ, ϕ):
 2
1 ∂2

2 2 ∂ cos θ ∂
L̂ Y (θ, ϕ) = −A~ + + (cos θ + 2 sin θ cos ϕ)
∂θ2 sin θ ∂θ sin2 θ ∂ϕ2
2 cos2 θ cos ϕ 2 cos ϕ
 
2
= −A~ − cos θ − 2 sin θ cos ϕ − cos θ + −
sin θ sin θ
2
 
2 sin θ cos ϕ
= −A~2 −2 cos θ − 2 sin θ cos ϕ −
sin θ
2
= 2A~ (cos θ + 2 sin θ cos ϕ)
= 2~2 Y (θ, ϕ)

Vậy trị riêng của toán tử L̂2 ứng với hàm riêng Y (θ, ϕ) là L2 = 2~2 .

4.2 Nguyên lý bất định


Bài tập 12. Chứng minh rằng electron không thể tồn tại bên trong hạt nhân nguyên tử:
Giả sử electron tồn tại trong hạt nhân, độ bất định cực đại về vị trí của electron vào cỡ
kích thích hạt nhân:

δxmax ∼ 10−15 m

Sử dụng hệ thức bất định Heisenberg đối với electron trong nguyên tử:
1 ~ ~
δxδp ≥ ~ ⇒ δp ≥ ≥
2 2δx 2δxmax

34
Mặt khác, độ bất định của xung lượng theo độ bất định của vận tốc:

δp = me δv

Từ đó ta được độ bất định của vận tốc electron:

~ 10−34 J.s
δv ≥ ∼ = 1012 m/s  108 m/s
2me δxmax (10−31 kg)(10−15 m)

Kết quả thu được δv  c trái với lý thuyết tương đối.

Vậy electron không thể tồn tại trong hạt nhân nguyên tử.

Bài tập 13. Chứng minh rằng: Khi hạt chuyển động trong hố thế vuông góc thành cao vô hạn,
cận dưới của năng lượng luôn cao hơn đáy hố thế. Biết hàm thế năng của hố thế có dạng:


+∞ khi x < −a ∨ x > a
V (x) =
V0 khi − a ≤ x ≤ a

và hạt chỉ tồn tại trong hố, tức khoảng [−a; a]


Theo định lý Ehrenfest, năng lượng trung bình của hạt:

E =T +V

Vì hạt chỉ chuyển động trong hố thế nên:

V = V0

Ta tiếp tục xử lý số hạng T .

p2
Theo quan điểm cổ điển T = nên cũng theo định lý Ehrenfest, ta có:
2m

p2
T =
2m
Mặt khác, theo công thức thống kê:

(δp)2 = p2 − p2
⇒ p2 = (δp)2 + p2 ≥ (δp)2
(δp)2
⇒T ≥
2m
Theo hệ thức bất định Heisenberg:
~ ~ ~
δxδp ≥ ⇒ δp = ≥
2 2δx 2δxmax

Vì hạt bị giam trong hố thế nên δxmax = a, ta được:

~ ~2 ~2
δp ≥ ⇒T ≥ ⇒ E ≥ + V0
2a 8ma2 8ma2

35
Từ đó ta được:

E > V0

Điều này đúng với mọi trạng thái của hạt, bao gồm cả trường hợp hạt chỉ ở một trạng
thái có năng lượng cực tiểu Emin , mà khi hạt ở một trạng thái riêng lẻ thì năng lượng trung
bình cũng chính bằng năng lượng ứng với trạng thái đó. Vì vậy, ta có thể đi đến kết luận:

Emin > V0

~2
Chú ý rằng biểu thức thể hiện độ cao của mức năng lượng thấp nhất so với chiều
8ma
π 2 ~2
cao hố thế, không trùng khớp với mức năng lượng thấp nhất E1 = . Lý do nằm ở cách
8ma2
π~
ta sử dụng hệ thức bất định Heisenberg, nếu sử dụng δxδp ≥ thì ta sẽ thu được biểu thức
2
trùng khớp. Tuy nhiên, điều này là không cần thiết vì sử dụng nguyên lý bất định chỉ giúp ta
ước lượng mức năng lượng thấp nhất, và cụ thể trong bài toán này chỉ cần chứng minh mức
năng lượng này lớn hơn 0 là được.

Mặt khác, ta còn thường gọi tắt tính chất vừa chứng minh là: Năng lượng cực tiểu của
hạt lớn hơn không. Từ "không" ở đây được hiểu là đáy của hố thế. Sở dĩ gọi như vậy là vì ta
thường xét trường hợp đáy của hố thế bằng 0.
~
Yêu cầu: Sử dụng hệ thức bất định Heisenberg ở dạng δxδp ≥ , hãy chứng minh rằng:
2
1
Mức năng lượng thấp nhất của một dao động tử điều hòa là Emin = ~ω.
2
Theo định lý Ehrenfest, năng lượng trung bình của một dao động tử điều hòa:

p2 1
E =T +V = + mω 2 x2
2m 2
Theo công thức thống kê:

(δp)2 = p2 − p2 ⇔ p2 = (δp)2 + p2 ≥ (δp)2

Tương tự, ta cũng được: x2 ≥ (δx)2 .

Như vậy:

(δp)2 1
E≥ + mω 2 (δx)2
2m 2
Mặt khác, theo hệ thức bất định Heisenberg:

~ ~2
δxδp ≥ ⇒ (δx)2 ≥
2 4(δp)2

Từ đó, ta được:

(δp)2 m~2 ω 2
E≥ +
2m 8(δp)2

36
Theo định lý Cauchy (hoặc sử dụng phương pháp khảo sát hàm số):
s
(δp)2 m~2 ω 2 1
E≥2 × = ~ω
2m 8(δp)2 2

Điều này đúng với mọi trạng thái của hạt, bao gồm cả trường hợp hạt chỉ ở một trạng
thái có năng lượng cực tiểu Emin , mà khi hạt ở một trạng thái riêng lẻ thì năng lượng trung
bình cũng chính bằng năng lượng ứng với trạng thái đó. Vì vậy, ta có thể đi đến kết luận:
1
Emin = ~ω
2

37
5 Chuyển động một chiều
5.1 Hố thế vuông góc thành cao vô hạn
Hàm thế năng đối với hố thế vuông góc thành cao vô hạn, bề rộng a:

0 nếu x ∈ [0, a]
V (x) =
+∞ nếu x ∈ / [0, a]

Vì hàm thế năng không phụ thuộc thời gian nên ta tiến hành giải phương trình Schrodinger dừng:
~2 ∂ 2
 
− + V (x) ψ(x) = Eψ(x)
2m ∂x2
Phương trình được viết lại ở dạng:
∂ 2 ψ(x) 2m
+ 2 [E − V (x)] ψ(x) = 0
∂x2 ~

5.1.1 Giải phương trình Schrodinger - hàm sóng toán học


Ta chỉ quan tâm hạt ở trạng thái liên kết nên ta chỉ giải bài toán trong trường hợp
E > Emin = 0.
1. Xét vùng (I) và (III):

Vì V (x) = +∞ nên phương trình Schrodinger trên chỉ có nghiệm ψI (x) = ψIII (x) = 0.

Điều này chứng tỏ hạt không tồn tại trong vùng (I) và (III) ngoài hố thế, cũng chính là
vùng cấm cổ điển.
2. Xét vùng (II): V (x) = 0, phương trình Schrodinger được viết lại:
∂ 2 ψ(x) 2mE
+ 2 ψ(x) = 0
∂x2 ~

2mE
Vì E > 0 nên ta có thể đặt k = và nghiệm của phương trình vi phân trên là:
~
ψII (x) = A cos kx + B sin kx

Vậy hàm sóng toán học được viết lại:



A cos kx + B sin kx nếu x ∈ [0, a]
ψ(x) =
0 nếu x ∈
/ [0; a]

38
5.1.2 Điều kiện hàm sóng vật lý
1. Điều kiện đơn trị: Đã thỏa mãn

2. Điều kiện hữu hạn: Đã thỏa mãn

3. Điều kiện liên tục: Hàm sóng phải liên tục tại biên của các vùng, tức tại x = 0 và x = a
  
ψ(x)|x→0− = ψ(x)|x→0+ A=0 A=B=0
⇔ ⇔
ψ(x)|x→a− = ψ(x)|x→a+ A cos ka + B sin ka = 0 A = 0, sin ka = 0

Nếu A = B = 0 thì ψ(x) = 0 ∀x, tức hạt không tồn tại không tồn tại không gian. Điều
này trái với giả thiết hạt tồn tại. Vậy ta chọn điều kiện: A = 0 và sin ka = 0

Từ điều kiện sin ka = 0, ta suy ra:



2mE n2 π 2 ~2
a = nπ ⇔ E = (n = 1, 2, . . .)
~ 2ma2

Như vậy, điều kiện liên tục của hàm sóng dẫn đến sự gián đoạn năng lượng của hạt.

4. Điều kiện chuẩn hóa:

Từ kết quả thu được từ điều kiện liên tục, hàm sóng được viết lại:
( nπx
B sin nếu x ∈ [0, a]
ψ(x) = a
0 nếu x ∈
/ [0, a]

Điều kiện chuẩn hóa của hàm sóng:


Z Za r
2 2 nπx
2 a 2
|ψ(x)| d~r = B sin dx = B 2 × = 1 ⇔ B =
a 2 a
0

Vậy hàm sóng vật lý thu được là:


 r
2 nπx
nếu x ∈ [0, a]

ψ(x) = sin
a a
0 nếu x ∈
/ [0, a]

5.1.3 Hiệu ứng lượng tử


Từ hàm sóng vật lý thu được, ta rút ra các nhận xét sau:

1. Hạt không tồn tại trong vùng cấm cổ điển: Điều này tương tự như trong cơ học cổ điển.

2. Hạt chỉ tồn tại trong hố thế với các mức năng lượng gián đoạn:

n2 π 2 ~2
En = (n = 1, 2, . . .)
2ma2
Chính điều kiện liên tục của hàm sóng là nguyên nhân dẫn đến hiệu ứng này.

39
3. Mức năng lượng thấp nhất lớn hơn không (cao hơn đáy hố thế):

π 2 ~2
Emin = E1 = >0
2ma2

4. Xác suất tìm thấy hạt không đồng đều trong hố:
2 2 nπx
ρn (x) = sin (n = 1, 2, . . .)
a a

5.1.4 Các giá trị trung bình đại lượng vật lý


Yêu cầu: Xét một hạt khối lượng m chuyển động trong hố thế vuông góc, thành cao vô
hạn, bề rộng a (0 ≤ x ≤ a) ở trạng thái lượng tử n (n = 1, 2, . . .). Xác định biểu thức tính các
giá trị của các đại lượng sau: trung bình tọa độ x, trung bình bình phương tọa độ x2 , độ bất
định tọa độ δx, bình phương xung lượng p, trung bình bình phương xung lượng p2 , độ bất định
xung lượng δp, động năng trung bình T , lực trung bình F do thành hố tác dụng lên hạt.

Hàm sóng các hạt ở trạng thái lượng tử n:


r
2 nπx
ψn (x) = sin
a a

1. Trung bình tọa độ:


Za Za
∗ 2 nπx 2 a2 1
x= ψ (x)xψ(x)dx = x sin2 dx = × = a
a a a 4 2
0 0

2. Trung bình bình phương tọa độ:


Za Za    
2 nπx 2 2 1 1 1
x2 = ψ ∗ (x)x2 ψ(x)dx = 2 2
x sin dx = × − 2 2 3
a = − 2 2 a2
a a a 3 nπ 3 2n π
0 0

3. Độ bất định tọa độ:


r
p 1 1
δx = x2 − x2 = − 2 2a
12 2n π

4. Trung bình xung lượng:


Za   Za
∗ ∂ 2i~ nπx nπx 2i~
p= ψ (x) −i~ ψ(x)dx = − sin cos dx = − ×0=0
∂x a a a a
0 0

5. Trung bình bình phương xung lượng:


Za 2 Za
2n2 π 2 ~2 2n2 π 2 ~2 a n2 π 2 ~2
 
∗ 2 ∂ 2 nπx
p2 = ψ (x) −~ ψ(x)dx = sin dx = × =
∂x2 a3 a a3 2 a2
0 0

40
6. Độ bất định xung lượng:
nπ~
q
δp = p2 − p2 =
a

7. Động năng trung bình: Sử dụng định lý Ehrenfest:


p2 n2 π 2 ~2
T = =
2m 2ma2

8. Lực tác dụng trung bình: Sử dụng định lý Ehrenfest:


dp
F =m =0
dt

Thật ra, ta có thể tìm được biểu thức bình phương xung lượng trung bình và động năng
trung bình tiện hơn thông qua năng lượng trung bình.

Vì thế năng của hạt luôn bằng không trong hố thế nên V = 0. Theo định lý Ehrenfest:
E =T +V =T

Vì hạt đang xét chỉ ở một trạng thái lượng tử nên năng lượng trung bình của hạt cũng
chính là năng lượng của mức trạng thái. Từ đó suy ra:
n2 π 2 ~2
T = E = En =
2ma2
Sử dụng định lý Ehrenfest, trung bình bình phương xung lượng:
n2 π 2 ~ 2
p2 = 2mT =
a2

5.2 Hố thế vuông góc thành cao hữu hạn


Hàm thế năng đối với hố thế năng thành cao V0 , bề rộng 2a:

0 nếu x ∈ [−a, a]
V (x) =
V0 nếu x ∈/ [−a, a]

Vì hàm thế năng không phụ thuộc thời gian nên ta tiến hành giải phương trình Schrodinger dừng:
∂ 2 ψ(x) 2m[E − V (x)]
+ ψ(x) = 0
∂x2 ~2
41
5.2.1 Giải phương trình Schrodinger
Ta sẽ giải bài toán trong trường hợp hạt ở trạng thái liên kết, tức 0 < E < V0
1. Xét vùng (I) và (III): V (x) = V0 , phương trình Schrodinger trở thành:
∂ 2 ψ(x) 2m[E − V0 ]
+ ψ(x) = 0
∂x2 ~2
p
2m(V0 − E)
Vì E < V0 nên ta có thể đặt k1 = . Khi đó, nghiệm của phương trình trên,
~
cũng chính là hàm sóng ở vùng (I) và (III), được viết:
ψI (x) = A1 ek1 x + Be−k1 x ; ψIII (x) = A3 ek1 x + B3 e−k1 x

2. Xét vùng (II): V (x) = 0, phương trình Schrodinger trở thành:


∂ψ(x) 2mE
+ 2 ψ(x) = 0
∂x ~

2mE
Vì E > 0 nên ta có thể đặt k2 = . Khi đó, nghiệm của phương trình trên, cũng
~
chính là hàm sóng ở vùng (II), được viết:
ψII (x) = A2 cos k2 x + B2 sin k2 x

Vậy hàm sóng toán học của hạt là:


 A1 ek1 x + B1 e−k1 x

nếu x < −a
ψ(x) = A cos k x + B2 sin k2 x nếu − a ≤ x ≤ a
 2 k1 x 2
A3 e + B3 e−k1 x nếu x > a

5.2.2 Hàm sóng vật lý


1. Điều kiện đơn trị: Đã thỏa mãn
2. Điều kiện hữu hạn: Để hàm sóng triệt tiêu khi x → ±∞ thì B1 = A3 = 0.
3. Điều kiện liên tục và điều kiện chuẩn hóa: Quá trình giải cho hai điều kiện này phức tạp
nên chúng ta sẽ chỉ chấp nhận kết quả thu được về số mức năng lượng khả dĩ n:
√ √
a 2mV0 1 a 2mV0 1
− <n< +
π~ 2 π~ 2
5.2.3 Hiệu ứng lượng tử
1. Tồn tại xác suất hạt xuất hiện trong vùng cấm cổ điển: Dù xác suất này nhỏ và giảm
nhanh khi ra khỏi hố thế do tính nhạy của hàm mũ nhưng đây vẫn là một điểm khác biệt
so với cơ học cổ điển.
2. Hạt tồn tại trong hố thế với những mức năng lượng gián đoạn. Số trạng thái n, cũng là
số mức năng lượng phụ thuộc vào nửa bề rộng a và độ sâu V0 của hố:
√ √
a 2mV0 1 a 2mV0 1
− <n< +
π~ 2 π~ 2
3. Mức năng lượng thấp nhất của hạt cao hơn đáy của hố thế.
4. Xác suất tìm thấy hạt không đồng đều trong hố.

42
5.2.4 Bài tập
Bài tập 14. Hãy tìm điều kiện liên hệ giữa bề rộng nửa hố thế a và độ sâu V0 của một hố thê
để một hạt có khối lượng m chỉ có thể ở một mức năng lượng.
Sử dụng điều kiện về số trạng thái khả dĩ trong hố thế:
√ √
a 2mV0 1 a 2mV0 1
− <1< +
π~ 2 π~ 2
Điều này tương đương với:
π~ p 3π~
√ < a V0 < √
2 2m 2 2m

5.3 Rào thế bậc thang


5.3.1 Giải phương trình Schrodinger
Hàm thế năng đối với rào thế bậc thang:

0 nếu x < 0
V (x) =
V0 nếu x ≥ 0

Vì hàm thế năng không phụ thuộc thời gian nên ta tiến hành giải phương trình Schrodinger dừng:
∂ 2 ψ(x) 2m
+ 2 [E − V (x)]ψ(x) = 0
∂x2 ~

5.3.2 Trường hợp năng lượng thấp hơn hoặc bằng rào thế
Ta xét trường hợp năng lượng thấp hơn hoặc bằng chiều cao rào thế: E ≤ V0 và sóng
truyền theo chiều dương của trục tọa độ.

Hàm sóng toán học:

A1 eik1 x + B1 e−ik1 x nếu x < 0



ψ(x) =
A2 ek2 x + B2 e−k2 x nếu x ≥ 0
√ p
2mE 2m(V0 − E)
với k1 = và k2 = .
~ ~
Các điều kiện của hàm sóng vật lý:

1. Điều kiện đơn trị: Đã thỏa mãn.

43
2. Điều kiện chuẩn hóa: Ta chọn hệ số A1 = 1 rồi suy ra các hệ số còn lại.

3. Điều kiện hữu hạn: Ta được A2 = 0.

4. Điều kiện liên tục: Hàm sóng phải liên tục tạo rào thế, tức tại x = 0, ta được hệ phương
trình:

ik + k2
 
 ψ(x)|x→0− = ψ(x)|x→0+   B1 = 1

1 + B1 = B2 ik1 − k2
∂ψ(x) ∂ψ(x) ⇒ ⇒
= ik1 − ik1 B1 = −k2 B2 2ik1

∂x x→0− ∂x x→0+  B2 =

ik1 − k2
v
k1 u 1 iη + 1 2η
Đặt η = =u thì B1 = và B2 =
k2 t V0 iη − 1 η+i
−1
E

Thành phần eik1 x là sóng de Broglie tới rào thế ứng với xung lượng ~k1 .
Thành phần B1 e−ik1 x là sóng de Broglie bị phản xạ bởi rào ứng với xung lượng −~k1 .
Không tồn tại sóng de Broglie truyền qua rào thế.

Sử dụng công thức mật độ dòng xác suất sau (xem lại trang 13):

∂ψ ∗ (x)
 
i~ ∗ ∂ψ(x)
j=− ψ (x) − ψ(x)
2m ∂x ∂x

Mật độ dòng xác suất của sóng tới:


i~  ik1 x  ~k1
−ik1 e−ik1 x − e−ik1 x ik1 eik1 x =

j0 = e
m m
Mật độ dòng xác suất của sóng phản xạ:
i~  ~k1
B1 e−ik1 x B1∗ ik1 eik1 x − B1∗ eik1 x −B1 ik1 e−ik1 x = |B1 |2
 
jR =
m m
Mật độ dòng xác suất của sóng truyền qua:

jT = 0

Hệ số phản xạ:
2
jR iη + 1
R= = |B1 |2 =
j0 iη − 1

Hệ số truyền qua:

jT
T = =0
j0

Điều này chứng tỏ sóng xác suất bị phản xạ toàn phần tại rào thế.

44
5.3.3 Trường hợp năng lượng cao hơn rào thế
Ta xét trường hợp năng lượng cao hơn chiều cao rào thế: E > V0 và sóng truyền theo
chiều dương của trục tọa độ.

Hàm sóng toán học:

A1 eik1 x + B1 e−ik1 x nếu x < 0



ψ(x) =
A2 eik2 x + B2 e−ik2 x nếu x ≥ 0
√ p
2mE 2m(E − V0 )
với k1 = và k2 = .
~ ~
Các điều kiện của hàm sóng vật lý:

1. Điều kiện đơn trị: Đã thỏa mãn.


2. Điều kiện chuẩn hóa: Ta chọn hệ số A1 = 1 rồi suy ra các hệ số còn lại.
3. Điều kiện hữu hạn được thay bằng điều kiện truyền sóng: Vì vùng x > 0 không tồn tại
sóng phản xạ nên B2 = 0.
4. Điều kiện liên tục: Hàm sóng phải liên tục tạo rào thế, tức tại x = 0, ta được hệ phương
trình:

k − k2
 
 ψ(x)|x→0− = ψ(x)|x→0+   B1 = 1

1 + B1 = A2 k1 + k2
∂ψ(x) ∂ψ(x) ⇒ ⇒
= ik1 − ik1 B1 = ik2 A2 2k1

∂x x→0− ∂x x→0+  B2 =

k1 + k2
r
k2 V0 1−η 2
Đặt η = = 1− thì B1 = và A2 =
k1 E 1+η 1+η

Thành phần eik1 x là sóng de Broglie tới rào thế ứng với xung lượng ~k1 .
Thành phần B1 e−ik1 x là sóng de Broglie bị phản xạ bởi rào thế ứng với xung lượng −~k1 .
Thành phần A2 eik2 x là sóng de Broglie truyền qua rào thế ứng với xung lượng ~k2 .

Sử dụng công thức mật độ dòng xác suất sau (xem lại trang 13):
∂ψ ∗ (x)
 
i~ ∗ ∂ψ(x)
j=− ψ (x) − ψ(x)
2m ∂x ∂x

Mật độ dòng xác suất của sóng tới:


i~  ik1 x  ~k1
−ik1 e−ik1 x − e−ik1 x ik1 eik1 x =

j0 = e
m m
Mật độ dòng xác suất của sóng phản xạ:
i~  ~k1
B1 e−ik1 x B1∗ ik1 eik1 x − B1∗ eik1 x −B1 ik1 e−ik1 x = |B1 |2
 
jR =
m m
Mật độ dòng xác suất của sóng truyền qua:
i~  ~k2
A2 eik2 x −A∗2 ik2 e−ik2 x − A∗2 e−ik2 x A2 ik2 eik2 x = |A2 |2
 
jT =
m m

45
Hệ số phản xạ:
 2
jR 1−η
R= = |B1 |2 =
j0 1+η
Hệ số truyền qua:
 √ 2
jT k2 2 η
T = = |A2 |2 × =
j0 k1 1+η
Vì R + T = 1 nên tồn tại định luật bảo toàn số hạt trung bình: j0 = jR + jT .

Khi E  V0 thì η → 1, dẫn đến R → 0 và T → 1: hạt không bị phản xạ.


Khi E ≈ V0 thì η → 0, dẫn đến R → 1 và T → 0: hạt bị phản xạ toàn phần.

5.3.4 Hiệu ứng lượng tử


1. Trường hợp năng lượng cao hơn chiều cao rào thế (E > V0 ): Số hạt trung bình bảo toàn
và tồn tại xác suất hạt bị phản xạ bởi rào thế:
(a) Khi năng lượng của hạt rất lớn so với chiều cao rào thế (E  V0 ) thì hệ số phản xạ
bằng không - hạt không bị phản xạ.
(b) Khi năng lượng của hạt tiến đến gần chiều cao rào thế (E → V0 ) thì hệ số phản xạ
bằng 1 - hạt bị phản xạ toàn phần.
2. Trường hợp năng lượng thấp hơn hoặc bằng chiều cao rào thế (0 < E ≤ V0 ):
(a) Tồn tại xác suất hạt xuất hiện trong vùng cấm cổ điển.
(b) Hạt bị phản xạ toàn phần bởi rào thế.
Trong cả hai trường hợp trên, năng lượng của hạt nhận giá trị liên tục

5.4 Rào thế chữ nhật


5.4.1 Giải phương trình Schrodinger
Hàm thế năng đối với rào thế chữ nhật:

 0 nếu x < −a
V (x) = V nếu − a ≤ x ≤ a
 0
0 nếu x > a

46
Vì hàm thế năng không phụ thuộc thời gian nên ta tiến hành giải phương trình Schrodinger dừng:
∂ 2 ψ(x) 2m
+ 2 [E − V (x)]ψ(x) = 0
∂x2 ~

5.4.2 Trường hợp năng lượng thấp hơn hoặc bằng rào thế
Ta xét trường hợp năng lượng của hạt thấp hơn hoặc bằng chiều cao rào thế: E ≤ V0 và
sóng truyền theo chiều dương của trục tọa độ.

Hàm sóng toán học:


 A1 eik1 x + B1 e−ik1 x nếu x < −a

ψ(x) = A ek2 x + B2 e−k2 x nếu − a ≤ x ≤ a


 2 ik1 x
A3 e + B3 e−ik1 x nếu x > a
√ p
2mE 2m(V0 − E)
với k1 = và k2 = .
~ ~
Hàm sóng vật lý:
1. Điều kiện đơn trị: Đã thỏa mãn.
2. Điều kiện chuẩn hóa: Ta chọn A1 rồi suy ra các hệ số còn lại.
3. Điều kiện hữu hạn được hay bằng điều kiện truyền sóng: Vì vùng x > a không tồn tại
sóng phản xạ nên B3 = 0.
4. Điều kiện liên tục: Hàm sóng phải liên tục tại x = −a và x = a:

 ψ|x→(−a)− = ψ|x→(−a)+
  −ik a
ψ|x→a− = ψ|x→a+ e 1 + B1 eik1 a = A2 e−k2 a + B2 ek2 a



 

A2 ek2 a + B2 e−k2 a = A3 eik1 a
 ∂ψ ∂ψ 
= ⇒

 ∂x x→(−a)− ∂x x→(−a)+ 
 ik1 e−ik1 a − B1 ik1 eik1 a = k2 A2 e−k2 a − B2 k2 ek2 a
∂ψ ∂ψ k2 A2 ek2 a − B2 k2 e−k2 a = ik1 A3 eik1 a

 


 =
∂x x→a− ∂x x→a+

Việc giải hệ phương trình trên khá phức tạp nên ta chấp nhận kết quả quan trọng về hệ
số truyền qua: 0 < T < 1. Điều này chứng tỏ có xác suất hạt xuyên qua rào thế dù năng lượng
của hạt nhỏ hơn chiều cao rào thế. Hiệu ứng này được gọi là hiệu ứng xuyên hầm lượng tử với
bản chất sâu xa là tính chất sóng của hạt vi mô.

5.4.3 Trường hợp năng lượng của hạt lớn hơn chiều cao rào thế
Ta xét trường hợp năng lượng của hạt lớn hơn chiều cao rào thế: E > V0 và sóng truyền
theo chiều dương của trục tọa độ.

Hàm sóng toán học:


 A1 eik1 x + B1 e−ik1 x nếu x < −a

ψ(x) = A eik2 x + B2 e−ik2 x nếu − a ≤ x ≤ a


 2 ik1 x
A3 e + B3 e−ik1 x nếu x > a
√ p
2mE 2m(E − V0 )
với k1 = và k2 = .
~ ~
Hàm sóng vật lý:

47
1. Điều kiện đơn trị: Đã thỏa mãn.

2. Điều kiện chuẩn hóa: Ta chọn A1 rồi suy ra các hệ số còn lại.

3. Điều kiện hữu hạn được hay bằng điều kiện truyền sóng: Vì vùng x > a không tồn tại
sóng phản xạ nên B3 = 0.

4. Điều kiện liên tục: Hàm sóng phải liên tục tại x = −a và x = a:

ψ| = ψ|x→(−a)+
 x→(−a)−
  −ik a
ψ|x→a− = ψ|x→a+ e 1 + B1 eik1 a = A2 e−ik2 a + B2 eik2 a



 

A2 eik2 a + B2 e−ik2 a = A3 eik1 a
 ∂ψ ∂ψ 
= ⇒

 ∂x x→(−a)− ∂x x→(−a)+ 
 ik1 e−ik1 a − B1 ik1 eik1 a = ik2 A2 e−ik2 a − B2 ik2 eik2 a
∂ψ ∂ψ ik2 A2 eik2 a − B2 ik2 e−ik2 a = ik1 A3 eik1 a

 


 =
∂x x→a− ∂x x→a+

Việc giải hệ phương trình trên khá phức tạp nên ta chấp nhận kết quả quan trọng về hệ
số phản xạ và hệ số truyền qua:
 2
2k1 k2
sin2 (2k2 a) k22 − k12
R=  2 ; T =  2
2k1 k2 2 2k1 k2
+ sin 2k2 a + sin2 (2k2 a)
k22 − k12 k22 − k12

Vì R + T = 1 nên số hạt trung bình được bảo toàn.


nπ λ
Mặt khác, R = 0 ⇔ T = 1 ⇔ sin(2k2 a) = 0 ⇔ 2a = = n , tức khi bề rộng rào thế
k2 2
bằng số nguyên lần nửa bước sóng de Broglie của hạt thì hạt không bị phản xạ bởi rào thế -
hiện tượng rào thế trong suốt. Hơn nữa, khi E  V0 thì T ≈ 1 và R ≈ 0, tức hạt truyền qua
hoàn toàn mà không bị phản xạ.

5.4.4 Hiệu ứng lượng tử


1. Trường hợp năng lượng thấp hơn hoặc bằng chiều cao rào thế (0 < E ≤ V0 ):

(a) Xảy ra hiệu ứng xuyên ngầm lượng tử: Hạt xuyên qua rào thế dù năng lượng thấp
hơn chiều cao rào thế. Đây là điểm khác biệt so với cơ học cổ điển.
(b) Số hạt trung bình bảo toàn: R + T = 1 hay j0 = jR + jT .

2. Trường hợp năng lượng cao hơn chiều cao rào thế (E > V0 ):

(a) Số hạt trung bình bảo toàn: R + T = 1 hay j0 = jR + jT .


(b) Tồn tại xác suất hạt bỉ phản xạ bởi rào thế.
(c) Hiện tượng rào thế trong suốt xảy ra khi độ rộng rào thế bằng số nguyên lần nửa
λ
bước sóng de Broglie của hạt L = 2a = n hoặc khi năng lượng của hạt rất lớn so
2
với chiều cao rào thế E  V0 .

48
5.5 Hiệu ứng lượng tử đối với chuyển động một chiều
1. Năng lượng gián đoạn và tồn tại giá trị tối thiểu cho động năng: Trong trường hợp chuyển
động của hạt bị giới hạn (hạt bị giam trong hố thế) thì điều kiện liên tục của hàm sóng
dẫn đến ràng buộc các mức giá trị năng lượng khả dĩ của hạt. Đồng thời, mức năng lượng
thấp nhất của hạt cao hơn đáy hố thế, tức động năng của hạt không thể bằng không.
2. Tồn tại xác suất hạt vi mô xuất hiện trong miền cấm cổ điển: Nếu hàm thế năng có độ
cao hữu hạn thì hạt vi mô vẫn có thể tồn tại trong miền cầm cổ điển nhưng xác suất này
giảm rất nhanh theo quy luật hàm mũ.
3. Tồn tại xác suất hạt bị phản xạ bởi rào thế dù năng lượng của hạt cao hơn rào thế. Riêng
đối với rào thế chữ nhật (bề rộng hữu hạn) thì trong trường hợp cấu tạo của hệ đủ đặc
biệt thì hạt mới có thể truyền qua hoàn toàn - hiện tượng rào thế trong suốt.
4. Hiệu ứng xuyên hầm lượng tử: Khi hàm thế gồm hai vùng tự do và kèm giữa là vùng cấm
cổ điển thì hạt có xác suất xuyên qua rào thế.
5. Trạng thái giả gián đoạn: Khi hố thế cạnh bên rào thế bề rộng hữu hạn thì hạt có xác
suất xuyên ngầm ra khỏi hố và cấu trúc năng lượng trong hố các mức năng lượng gián
đoạn nhưng có bề rộng.

5.6 Phương pháp tách biến mở rộng cho chuyển động ba chiều
5.6.1 Quy trình
Xét hạt chuyển động trong trường thế dừng ba chiều. Hamiltonian của hạt có dạng:
~2
 2
∂2 ∂2


Ĥ(x, y, z) = − + + + V (x, y, z)
2m ∂x2 ∂y 2 ∂z 2
Trong trường hợp hàm thế có dạng tách biến độc lập V (x, y, z) = Vx (x) + Vy (y) + Vz (z),
Hamiltonian có thể được viết ở dạng tách biến:
Ĥ(x, y, z) = Ĥx + Ĥy + Ĥz
∂2 ∂2 ∂2
với Ĥx = − + V (x), Ĥy = − + V (y), Ĥz = − + V (z).
∂x2 ∂y 2 ∂z 2
Và hàm sóng cũng được viết ở dạng tách biến:
ψ(x, y, z) = X(x) × Y (y) × Z(z)
Phương trình Schrodinger dừng trở thành:
Y Z Ĥx X + ZX Ĥy Y + XY Ĥz Z = EXY Z
Chia hai vế cho XY Z và đặt E = Ex + Ey + Ez , ta được:
Ĥx X Ĥy Y Ĥz Z
+ + = Ex + Ey + Ez
X Y Z
Phương trên tương đương với ba phương trình vi phân một chiều sau:
Ĥx X = Ex X ; Ĥy Y = Ey Y ; Ĥz Z = Ez Z
Giải các phương trình trên, ta thu được các hàm sóng một chiều X(x), Y (y), Z(z) và các
trị riêng Ex , Ey , Ez tương ứng.

Khi đó, hàm sóng ba chiều và năng lượng của hạt được viết ở dạng:
ψ(x, y, z) = X(x) × Y (y) × Z(z) ; E = Ex + Ey + Ez

49
5.6.2 Bài tập
Bài tập 15. Hãy tìm năng lượng, hàm sóng và bậc suy biến của một hạt khối lượng m bị nhốt
trong một hộp thế hình lập phương có độ dài cạnh L.

Chọn hệ trục tọa độ Descertes với gốc O trùng với một đỉnh của hộp, chiều dương các
trục Ox,Oy, Oz chứa các cạnh của hộp. Vì chuyển động của hạt là độc lập theo các phương
nên ta có thể tách chuyển động của hạt thành ba chuyển động trong hố thế vuông góc, thành
cao vô hạn, bề rộng L theo ba phương Ox, Oy, Oz.

Từ kết quả của bài toán chuyển động một chiều trong hố thế vuông góc, thành cao vô
hạn, ta tìm được hàm sóng và năng lượng tương ứng của hạt ứng với mỗi chuyển động theo
các phương:
r
2 nx πx n2 π 2 ~2
X(x) = sin ; Ex = x 2 (nx = 1, 2, . . .)
L L 2mL
r
2 ny πy n2y π 2 ~2
Y (y) = sin ; Ey = (ny = 1, 2, . . .)
L L 2mL2
r
2 nz πz n2z π 2 ~2
Z(z) = sin ; Ez = (nz = 1, 2, . . .)
L L 2mL2

Như vậy, hàm sóng và năng lượng của hạt là:


 3/2
2 nx πx ny πy nz πz  π 2 ~2
ψ(x, y, z) = sin sin sin ; E = n2x + n2y + n2z
L L L L 2mL2

50
6 Dao động tử điều hòa một chiều
6.1 Thiết lập phương trình không thứ nguyên
Yêu cầu: Hãy thiết lập phương trình Schrodinger không thứ nguyên đối với chuyển động
của dao động tử điều hòa một chiều có biểu thức hàm thế năng:
1
V (x) = mω 2 x2
2

Vì hàm thế năng không phụ thuộc thời gian nên ta giải phương trình Schrodinger dừng
đối với dao động tử điều hòa một chiều sau:

~2 ∂ 2
 
1 2 2
− + mω x ψ(x) = Eψ(x)
2m ∂x2 2

Để đưa về phương trình không thứ nguyên, ta đặt:

x = ξa ; E = εb

với ξ, ε là hai đại lượng không thứ nguyên và a, b là hai hằng số lần lượt mang thứ nguyên
của độ dài và năng lượng.

Phương trình Schrodinger được viết lại:

~2 ∂ 2
 
1 2 2 2
− + mω a ξ ψ(ξ) = bεψ(ξ)
2ma2 ∂ξ 2 2
1 ∂2 1 m2 ω 2 a4 2 ma2 b
 
⇔ − + ξ ψ(ξ) = εψ(ξ)
2 ∂ξ 2 2 ~2 ~2

Ta xác định hằng số a và b bằng cách cho:


 2 2 4
 m ω a =1
 r
  ~
~22 ⇒ a =

 ma b = 1
 
b = ~ω
~2
Phương trình Schrodinger không thứ nguyên thu được:

1 ∂2
 
1 2
− + ξ ψ(ξ) = εψ(ξ)
2 ∂ξ 2 2

Tương tự, về mặt hình thức, ta có thể viết phương trình Schrodinger trong hệ tọa độ tự
nhiên (~ = m = ω = 1):

1 ∂2
 
1 2
− + x ψ(x) = Eψ(x)
2 ∂x2 2

51
6.2 Tóm tắt quy trình giải bằng phương pháp giải tích
1 2
Bước 1: Xét miền tiệm cận x → ±∞ để tìm hàm sóng tiệm cận ψasym = e− 2 x .
Ở miền tiệm x → ±∞ thì x  E, phương trình Schoringder cho hàm sóng tiệm cận
có dạng:

∂ 2 ψ(x) ∂2
 
− x2 ψ(x) = 0 ⇔ 2
− x ψ(x) = 0
∂x2 ∂x2

Để giải phương trình trên, ta xét:

∂2 2
  
∂ ∂ ∂ ∂ 2 x1 ∂
+x −x = 2
− 1 − x + x − x −−→ 2
− x2
∂x ∂x ∂x ∂x ∂x ∂x
2 2
  
∂ ∂ ∂ ∂ ∂ 2 x1 ∂
−x +x = 2
+ 1 + x − x − x −−→ 2
− x2
∂x ∂x ∂x ∂x ∂x ∂x

Vậy nên phương trình Schrodinger cho hàm sóng tiệm cận được giải tiếp bằng phương
trình tương đương sau:
      
∂ ∂ ∂
 ∂x + x − x ψ(x) = 0  ∂x − x ψ(x) = 0
 1 2

  ∂x ψ(x) = Ce 2 x
   ⇔    ⇔ − 12 x2
 ∂ ∂ ∂ ψ(x) = Ce
−x + x ψ(x) = 0 + x ψ(x) = 0
∂x ∂x ∂x

Theo điều kiện hữu hạn của hàm sóng, ta chọn hàm sóng tiệm cận:
1 2
ψasym = Ce− 2 x

Bước 2: Viết hàm sóng ở dạng: ψ(x) = f (x)ψasym , thu được phương trình đối với f (x).

Hàm sóng và các đạo hàm được viết ở dạng:

1 2
ψ(x) = f (x)e− 2 x
 
∂ψ(x) ∂f (x) 1 2
= − x e− 2 x
∂x ∂x
2
 
∂ ψ(x) ∂f (x) ∂f (x) 1 2
+ x − 1 f (x) e− 2 x
2

2
= − 2x
∂x ∂x ∂x

Thay vào phương trình Schrodinger và rút gọn, được phương trình vi phân đối với:

∂ 2 f (x) ∂f (x)
2
− 2x + (2E − 1)f (x) = 0
∂x ∂x

52
+∞
X
Bước 3: Khai triển f (x) = an xn , thu được hệ thức giữa các hệ số.
n=0

Khai triển f (x) và các đạo hàm:


+∞
X
f (x) = an x n
j=0
+∞ +∞
∂f (x) X
n−1 ∂f (x) X
= an nx ⇒x = an nxn
∂x n=0
∂x j=0
+∞ +∞ +∞
∂ 2 f (x) X n−2
X
n−2
X
= a n n(n − 1)x = a n n(n − 1)x = an+2 (n + 2)(n + 1)xn
∂x2 j=0 n=2 j=0

Thao vào phương trình vi phân phân đối với f (x) và rút gọn, ta thu được:
an+2 2n + 1 − 2E
(n + 1)(n + 2)an+2 − (2n + 1 − 2E)an = 0 ⇔ =
an (n + 1)(n + 2)

Bước 4: Chứng minh hàm sóng vô hạn nếu f (x) vô hạn, ngắt chuỗi, thu được điều kiện ràng
buộc năng lượng.
Nhóm các số hạng với mũ chẵn thành feven (x) và các số hạng mũ lẻ thành fodd (x).
f (x) = feven (x) + fodd (x)

Các hàm feven (x) và fodd (x) đều làm cho hàm sóng vô hạn:

1 2 j→+∞
 2  1 2
2 x→±∞
ψ(x) = [feven (x) + fodd (x)] e− 2 x −−−−→ ex + xex e− 2 x −−−−→ ±∞

Để hàm sóng hữu hạn, f (x) phải được ngắt thành đa thức tại một vị trí nào đó, tức:
1
an+2 = 0 ⇒ 2n + 1 − 2E = 0 ⇒ E = n + (0, 1, 2, . . .)
2
Bước 5: Sau khi ngắt chuỗi, chuỗi trở thành đa thức Hermitic - thu được hàm sóng:

x2
ψ(x) = An Hn (x)e− 2

2 ∂  −x2 
với Hn (x) = (−1)n ex e là đa thức Hermitic.
∂x

Chuẩn hóa hàm sóng, thu được hệ số chuẩn hóa:


1
An = p √
n
2 n! π
r
~
Bước 6: Trả lại thứ nguyên: [x] = , [E] = ~ω.

r
(−1)n
 
1 mω 1 2 ∂  −x2 
En = n + ~ω ; ψn (x) = 4
×p √ × e2x × e
2 ~ 2n n! π ∂x

Lưu ý: Thứ nguyên của hàm sóng là [x]−1/2

53
6.3 Hiệu ứng lượng tử
 
1
1. Năng lượng gián đoạn: En = n + ~ω với n = 0, 1, 2, . . .
2
1
2. Mức năng lượng cực tiểu lớn hơn không: E0 = ~ω.
2

3. Tồn tại xác suất hạt xuất hiện trong vùng cấm cổ điển. Ở mức kích thích cao (n  1),
lý thuyết lượng tử tiệm cận với lý thuyết cổ điển.

Yêu cầu: Từ hiệu ứng lượng tử đối với dao động tử điều hòa một chiều, hãy giải thích
lý thuyết Planck đối với bức xạ nhiệt của vật đen tuyệt đối.

Mỗi nút mạng dao động nhiệt trong mạng tinh thể của vật đen tuyệt đối được xem là
một dao động tử điều hòa ba chiều. Xem dao động trên ba phương là độc lập, từ phương pháp
tách biến, ta xem mỗi nút mạng là ba dao động tử điều hòa một chiều.

Vì các mức năng lượng là gián đoạn nên photon mà mỗi nút mạng phát ra hay hấp thụ
đều có năng lượng bằng hiệu ứng năng lượng giữa hai trạng thái lượng tử. Mà mỗi mức năng
lượng của dao động tử điều hòa một chiều cách đều nhau một khoảng ∆E = ~ω nên năng
lượng ε của photon phát ra hay hấp thụ đều bằng số nguyên lần ∆E:

ε = N ∆E = N ~ω

Đây chính là lý thuyết Planck giải thích hiện tượng bức xạ nhiệt của vật đen tuyệt đối.

6.4 Dao động tử điều hòa ba chiều


Sử dụng phương pháp tách biến như đã trình bày ở trang 49 và kết quả của bài toán dao
động tử điều hòa một chiều, ta hoàn toàn có thể viết được hàm sóng của dao động tử điều hòa
ba chiều ở dạng:

ψlmn (x) = Xl (x) × Ym (y) × Zn (z)

ứng với trị riêng:


 
3
Elmn = Ex + Ey + Ez = l + m + n + ~ω
2

với các số lượng tử l, m, n là các số tự nhiên, ứng với các hàm sóng Xl (x), Ym (y), Zn (z) là hàm
sóng của dao động tử điều hòa theo các phương Ox, Oy, Oz.

Yêu cầu: Xác định bậc suy biến của dao động tử điều hòa ba chiều.

Ứng với mỗi mức năng lượng Es thì tổng s = l + m + n không đổi. Vì vậy, bậc suy biến
gs đối với mức năng lượng Es chính là số cách chọn bộ ba số tự nhiên (l, m, n) sao cho tổng
của chúng luôn bằng s. Theo công thức thống kê toán học, bậc suy biến này được tính bằng
tổ hợp:
2
gs = Cs+2

Giải thích:

54
1. Việc tính "số cách chọn bộ n số tự nhiên sao cho tổng của chúng luôn bằng một số s bất
kỳ" được quy về việc tính "số cách đặt n − 1 vách ngăn vào giữa s viên bi xếp thẳng hàng
(hai vách ngăn có thể cạnh nhau)", mỗi cách đặt vách ngăn ứng với một cách chọn bộ số.

2. Giả sử rằng các vách ngăn đã đặt vào giữa các viên bi thì tổng số vị trí mà vách ngăn và
viên bi chiếm là N = n − 1 + s. Như vậy, số cách đặt vách ngăn chính là số cách chọn
n − 1 vị trí trong N vị trí, chính bằng CNn−1 = Cn−1+s
n−1
.
2
3. Trong bài toán tính bậc suy biến, ta thấy n = 3 nên bậc suy biến bằng Cs+2 .

6.5 Phương pháp đại số


6.5.1 Toán tử sinh - toán tử hủy
Ta định nghĩa toán tử sinh â+ và toán tử hủy â− đối với dao động tử điều hòa một chiều
như sau:
   
1 ∂ 1 ∂
â+ = √ x − ; â− = √ x +
2 ∂x 2 ∂x

6.5.2 Các tính chất quan trọng


Yêu cầu: Hãy tìm biểu thức giao hoán tử giữa â− và â+ .

Biểu thức giao hoán tử:


        
1 ∂ ∂ 1 ∂ ∂ ∂ ∂ 1
[â− , â+ ] = x+ ,x − = [x, x] − x, + ,x − , = (0 + 1 + 1 + 0) = 1
2 ∂x ∂x 2 ∂x ∂x ∂x ∂x 2

Vậy ta được [â− , â+ ] = â− â+ − â+ â− = 1, hay:

â− â+ = â+ â− + 1

Yêu cầu: Viết biểu thức Hamiltonian của dao động tử điều hòa một chiều theo toán tử
sinh và toán tử hủy.

Hamiltonian đối với dao động tử điều hòa:

1 ∂2 1
Ĥ = − 2
+ x2
2 ∂x 2

Ta tìm biểu thức x và từ định nghĩa toán tử sinh và toán tử hủy:
∂x
  
1 ∂  1
 â+ = √ x −  x = √ (â− + â+ )

 
2 ∂x  2
⇒ ∂ 1
1 ∂
 â− = √ x +

 
 = √ (â− − â+ )
2 ∂x ∂x 2

Bình phương toán tử x:


1 2  1 2
x2 = â− + â2+ + â− â+ + â+ â− = â− + â2+ + 2â− â+ + 1

2 2

55
và toán tử ∂/∂x:

∂2 1 2 2
 1 2 2

= â − + â + − â − â + − â + â − = â − + â + − 2â − â + − 1
∂x2 2 2
Thay vào biểu thức Hamiltionian, ta thu được:
1
Ĥ = â+ â− +
2

6.5.3 Bra-vector và ket-vector


Một cách đơn giản, ta có thể hiểu:
1. Hàm sóng ψn trong không gian Hilbert được biểu diễn bằng vector ket |ni

2. Hàm sóng ψn trong không gian Hilbert đối ngẫu được biểu diễn bằng vector bra hn|
Liên hệ giữa ngôn ngữ giải tích và ngôn ngữ đại số:
Z

ψm (x)Âψn (x)dx = hm|Â|ni

Điều kiện chuẩn hóa hàm sóng ψn (x) trong ngôn ngữ đại số được viết:

hn|ni = 1

6.5.4 Hàm sóng chân không


Người ta định nghĩa vector trạng thái chân không |0i bằng phương trình:

â− |0i = 0

Yêu cầu: Hãy giải tích tại sao người ta lại định nghĩa trạng thái chân không bằng toán
tử hủy â− ?

Ta hiểu rằng |0i là hàm sóng ψ0 (x). Sử dụng biểu thức tường minh của toán tử hủy, ta
thu được phương trình:
   2
∂ 0 x
x+ ψ0 (x) = 0 ⇔ ψ0 (x) + xψ0 (x) = 0 ⇔ ψ0 (x) = A exp −
∂x 2

Đây chính là hàm sóng của dao động tử điều hòa ở trạng thái cơ bản n = 0 theo phương
pháp giải tích, có năng lượng thấp nhất và được gọi là trạng thái chân không.

6.5.5 Phương trình hàm riêng - trị riêng


Để thuận lợi trong việc tìm hàm riêng - trị riêng của Hamiltonian của dao động tử điều
hòa một chiều, ta thực hiện trước công việc sau:
Yêu cầu: Chứng minh tính chất sau:

â− ân+ |0i = nân−1


+ |0i ∀n = 0, 1, 2, . . .

56
Để sử dụng định nghĩa trạng thái chân không â− |0i = 0, trước hết, ta phải biến đổi để
đưa toán tử â− ra phía sau (ngay trước |0i).

Sử dụng tính giao hoán â− â+ = â+ â− + 1, ta xử lý dãy tích các toán tử như sau:

â− ân+ |0i = (â− â+ ) ân−1 n−1


+ |0i = (â+ â− + 1) â+ |0i = â+ â− ân−1 n−1
+ |0i + 1â+ |0i
n−2
= â+ (â+ â− + 1) â+ |0i + ân−1
+ |0i = â2+ â− ân−2 n−1
+ |0i + 2â+ |0i
= â2+ (â+ â− + 1) â+
n−3
|0i + 2ân−1
+ |0i = â3+ â− ân−3 n−1
+ |0i + 3â+ |0i
= ...
= âk−1 n−k
+ (â+ â− + 1) â+
n−1
|0i + (k − 1)â+ |0i = âk+ â− â+
n−k
|0i + kân−1
+ |0i

Tại k = n, ta có:

â− ân+ |0i = ân+ â− |0i + nân−1


+ |0i

Sử dụng định nghĩa trạng thái chân không â− |0i = 0, ta thu được:
n−1
â− ân+ |0i = nâ+ |0i

1
Yêu cầu: Chứng minh ân+ |0i là hàm riêng ứng với trị riêng n + của Hamiltonian đối
2
với dao động tử điều hòa một chiều.

Tác dụng Hamiltonian vào hàm ân+ |0i:


   
n 1 n n 1 n n 1 n 1
ân+ |0i
 
Ĥ â+ |0i = â+ â− + â+ |0i = â+ â− â+ |0i + â+ |0i = nâ+ |ni + â+ |0i = n +
2 2 2 2

So sánh với phương trình hàm riêng - trị riêng Ĥψ = Eψ, ta rút ra kết luận đối với
Hamiltonian của dao động tử điều hòa một chiều:
1
ân+ |ni là hàm riêng ứng với trị riêng E = n + (n = 0, 1, 2, . . .)
2

6.5.6 Điều kiện chuẩn hóa hàm sóng


Ta liên hệ vector trạng thái của hàm sóng thứ n với vector trạng thái chân không bằng
hai hệ thức:

hn| = An hn| ân− ; |ni = An ân+ |0i

Yêu cầu: Hãy tìm hệ số chuẩn hóa An từ điều kiện chuẩn hóa.

Sử dụng tính chất â− ân+ |0i = nân−1


+ |0i đã chứng minh, ta biến đổi:

hn|ni = A2n h0|ân− ân+ |0i


= A2n × n h0|ân−1 n−1
− â+ |0i
= A2n × n(n − 1) h0|ân−2 n−2
− â+ |0i
= ...
= A2n × n(n − 1) . . . (n − k + 1) h0|â−
n−k n−k
â+ |0i

57
Xét tại k = n, ta thu được:

hn|ni = An × n! h0|0i

Sử dụng điều kiện chuẩn hóa hn|ni = h0|0i = 1, ta thu được hệ số chuẩn hóa:
1
A2n = √
n!
Vậy vector trạng thái của hàm sóng thứ n được biểu diễn thông qua vector trạng thái
chân không như sau:
1 1
hn| = √ h0| ân− ; |ni = √ ân+ |0i
n! n!

6.5.7 Ý nghĩa của toán tử sinh - toán tử hủy


Yêu cầu: Chứng minh các công thức sau đây:

â− |ni = n |n − 1i

â+ |ni = n + 1 |n + 1i
â+ â− |ni = n |ni

Từ đó nêu ý nghĩa tên gọi "toán tử sinh", "toán tử hủy". Thế nào là "toán tử trung hòa"?

1. Tác dụng toán tử hủy â− vào hàm sóng |ni:


1 n n n−1 n
â− |ni = √ â− â+ |0i = √ â+ |0i = p ân−1
+ |0i
n! n! (n − 1)!

1
Chú ý rằng: |n − 1i = p ân−1
+ |0i, ta nhận được:
(n − 1)!

â− |ni = n |n − 1i

Trạng thái có mức lượng tử n bị toán tử â− tác dụng sẽ chuyển thành trạng thái có mức
lượng tử giảm đi 1 đơn vị (n − 1) nên ta gọi â− là toán tử hủy.
2. Tác dụng toán tử sinh â+ lên hàm sóng |ni:


1 n+1 n + 1 n+1
â+ |ni = √ â+ |0i = p â+ |0i
n! (n + 1)!

1
Chú ý rằng: |n + 1i = p ân+1
+ |0i, ta nhận được:
(n + 1)!

â+ |ni = n + 1 |n + 1i

Trạng thái có mức lượng tử n bị toán tử â+ tác dụng sẽ chuyển thành trạng thái có mức
lượng tử răng lên 1 đơn vị (n + 1) nên ta gọi â+ là toán tử sinh.

58
3. Sử dụng các công thức vừa chứng minh:
√ √ √
â+ â− |ni = nâ+ |n − 1i = n n |ni = n |ni

Mặt khác, ta cũng có:


√ √ √
â− â+ |ni = n + 1â− |n + 1i = n + 1 n + 1 |ni = (n + 1) |ni

Toán tử â+ â− tác dụng vào hàm trạng thái không làm thay đổi nức lượng tử nên ta gọi
đây là â+ â− là toán tử trung hòa.

Yêu cầu: Chứng minh các công thức sau:


s r
k n! k (n + k)!
â− |ni = |n − ki ; â+ |ni = |n + ji
(n − k)! n!

Sử dụng công thức đã chứng minh trên, ta lần lượt biến đổi

âk− |ni = âk−1
− n |n − 1i
k−2
p
= â− n(n − 1) |n − 2i
= ...
p
= âk−j
− n(n − 1) . . . (n − j + 1) |n − ji

Tại j = k, ta nhận được:


r
p (n + k)!
âk− |ni = n(n − 1) . . . (n − k + 1) |n − ki = |n − ki
n!
Tương tự, ta cũng có:

âk+ |ni = âk−1
+ n + 1 |n + 1i
k−2
p
= â+ (n + 1)(n + 2) |n + 2i
= ...
p
= âk−j
+ (n + 1)(n + 2) . . . (n + j) |n + ji

Tại j = k, ta nhận được:


r
p (n + k)!
âk+ |ni = (n + 1)(n + 2) . . . (n + k) |n + ki = |n + ji
n!

6.5.8 Tính toán đại số


Một số công thức thường được sử dụng trong tính toán đại số:

1. Toán tử x và ∂/∂x biểu diễn theo toán sinh và toán tử hủy:


 1 
1 2
 x = √ (â− + â+ )

  x2 =
 â− + â2+ + 2â− â+ + 1
2 và 2
∂ 1 2
∂ 1 2 

 = √ (â− − â+ ) 
 = â − + â 2
+ − 2â − â + − 1
∂x 2 ∂x2 2

59
2. Từ công thức sinh - hủy tổng quát, điều kiện chuẩn hóa và tính trực giao:

 0 nếu k 6= l
hn|âk+ âl− |ni = n!
nếu k = l
(n − k)!


r
~
3. Thứ nguyên: [x] = , [E] = ~ω và [p] = m~ω.

Yêu cầu: Hãy tìm biểu thức tổng quát cho các giá trị x, x2 , p, p2 đối với dao động tử
điều hòa một chiều ở trang thái có số lượng tử n. Từ đó suy ra biểu thức thế năng và động năng
trung bình.

Đối với trung bình tọa độ:


1 1
x = hn|x|ni = √ hn|â− |ni + √ hn|â+ |ni = 0 + 0 = 0
2 2
Đối với trung bình bình phương tọa độ:
1
x2 = hn|x2 |ni = hn|â2− |ni + hn|â2+ |ni + hn|2â− â+ |ni + hn|ni

2
1
= (0 + 0 + 2n hn|ni + hn|ni)
2
1
=n+
2
Đối với trung bình xung lượng:
 
∂ 1 1
p= n n = √ hn|â− |ni − √ hn|â+ |ni = 0 − 0 = 0
∂x 2 2
Đối với trung bình bình phương xung lượng:
2
 
∂ 1
p2 = n − 2 n = − hn|â2− |ni + hn|â2+ |ni − hn|2â− â+ |ni − hn|ni

∂x 2
1
= − (0 + 0 − 2n hn|ni − hn|ni)
2
1
=n+
2
Bổ sung thứ nguyên, ta được:
   
1 ~ 1
x = 0 ; x2 = n + ; p = 0 ; p2 = n + m~ω
2 mω 2
Theo định lý Ehrenfest, thế năng trung bình V được biểu diễn thông qua x2 :
 
1 2 2 1 1
V = mω x = n+ ~ω
2 2 2
Còn động năng trung bình được biểu diễn thông qua p2 :
 
p2 1 1
T = = n+ ~ω
2m 2 2
Năng lượng trung bình:
 
1
E =V +T = n+ ~ω
2

60
7 Moment động lượng - Hàm cầu
7.1 Biểu thức toán tử moment động lượng quỹ đạo trong hệ tọa độ
Descartes
Yêu cầu: Hãy thiết lập các toán tử hình chiếu moment động lượng `ˆx , `ˆy , `ˆz ứng với các
trục Ox, Oy, Oz và bình phương moment động lượng L̂2 trong hệ tọa độ Descartes.

Theo cơ học cổ điển:


~i ~j ~k
~ = `x~i + `y~j + `z~k = ~r × p~ =
L x y z
px py pz

Sử dụng tiên đề tương ứng, ta viết được các toán tử hình chiếu moment động lượng và
bình phương moment động lượng trong hệ tọa Descartes:

 
ˆ ∂ ∂
`x = y p̂z − z p̂y = −i~ y −z
∂z ∂y
 
ˆ ∂ ∂
`y = z p̂x − xp̂z = −i~ z −x
∂x ∂z
 
∂ ∂
`ˆz = xp̂y − y p̂z = −i~ x −y
∂y ∂z
L̂2 = `ˆ2 + `ˆ2 + `ˆ2
x y z

7.2 Biểu thức giao hoán tử


Yêu cầu: Hãy tìm biểu thức giao hoán tử giữa các cặp toán tử hình chiếu moment động
lượng `ˆx , `ˆy , `ˆz và nêu ý nghĩa của các biểu thức giao hoán tử.

Xét giao hoán tử:


[`ˆx , `ˆy ] = [y p̂z − z p̂y , z p̂x − xp̂z ]
= [y p̂z , z p̂x ] − [y p̂z , xpˆz ] − [z p̂y , z p̂x ] + [z p̂y , xp̂z ]

Xét số hạng thứ nhất:


[y p̂z , z p̂x ] = y[p̂z , z p̂x ] + [y, z p̂x ]p̂z
= yz[p̂z , p̂x ] + y[pˆz , z]p̂x + z[y, p̂x ]p̂z + [y, z]p̂x p̂z
 

= 0 − i~y , z p̂x + 0 + 0
∂z
= −i~y p̂x

Tương tự, đối với số hạng thứ tư:


[z p̂y , xp̂z ] = z[p̂y , xp̂z ] + [z, xp̂z ]p̂y
= zx[p̂y , p̂z ] + z[p̂y , x]p̂z + x[z, p̂z ]p̂y + [z, x]p̂z p̂y
 

= 0 + 0 + −i~x z, p̂x + 0
∂z
= i~xp̂y

61
Xét số hạng thứ hai:

[y p̂z , xp̂z ] = y[p̂z , xp̂z ] + [y, xp̂z ]p̂z


= yx[p̂z , p̂z ] + y[p̂z , x]p̂z + x[y, p̂z ]p̂z + [y, x]p̂2z
=0

Tương tự, đối với số hạng thứ ba:

[z p̂y , z p̂x ] = z[p̂y , z p̂x ] + [z, z p̂x ]p̂y


= z 2 [p̂y , p̂x ] + z[p̂y , z]p̂x + z[z, p̂x ]p̂y + [z, z]p̂x p̂y
=0

Từ đó, ta được:

[`ˆx , `ˆy ] = i~[xp̂y − y p̂x ] = i~`ˆz

Chứng minh tương tự đối với [`ˆy , `ˆz ] và [`ˆz , `ˆx ], ta rút ra:

[`ˆx , `ˆy ] = i~`ˆz ; [`ˆy , `ˆz ] = i~`ˆx ; [`ˆz , `ˆx ] = i~`ˆy

Hay viết một cách ngắn gọn với ký hiệu Leni-Civita εjkl :

[`ˆj , `ˆk ] = i~εjkl `ˆl

Các giao hoán tử trên đều khác không, chứng tỏ hình chiếu moment động lượng trên các
trục Descartes là các đại lượng không xác định đồng thời và toán tử của chúng không có bộ
hàm riêng chung.

Yêu cầu: Tìm các giao hoán tử giữa `ˆx , `ˆy , `ˆz với L̂2 và nêu ý nghĩa.

Xét giao hoán tử:

[`ˆx , L̂2 ] = [`ˆx , `ˆ2x + `ˆ2y + `ˆ2z ] = [`ˆx , `ˆ2x ] + [`ˆx , `ˆ2y ] + [`ˆx , `ˆ2z ]
= 0 + `ˆy [`ˆx , `ˆy ] + [`ˆx , `ˆy ]`ˆy + `ˆz [`ˆx , `ˆz ] + [`ˆx , `ˆz ]`ˆz
= i~`ˆy `ˆz + i~`ˆz `ˆy − i~`ˆz `ˆy − i~`ˆy `ˆz
=0

Chứng minh tương tự đối với [`ˆy , L̂2 ] và [`ˆz , L̂2 ], ta rút ra:

[`ˆx , L̂2 ] = [`ˆy , L̂2 ] = [`ˆz , L̂2 ] = 0

Các giao hoán tử trên đều bằng không, chứng tỏ hình chiếu moment động lượng trên một
trục bất kỳ và bình phương moment động lượng quỹ đạo là hai đại lượng xác định đồng thời.
Toán tử của chúng có bộ hàm riêng chung.

7.3 Thiết lập biểu thức toán tử trong hệ tọa độ cầu


Yêu cầu: Hãy viết các biểu thức toán tử hình chiếu moment động lượng `ˆx , `ˆy , `ˆz ứng
với các trục Ox, Oy, Oz và bình phương moment động lượng L̂2 trong hệ tọa độ cực.

62
Liên hệ tọa độ Descartes (x, y, z) và tọa độ cầu (r, θ, ϕ):
 p
  r = x2 + p y2 + z2
 x = r sin θ cos ϕ


 x2 + y 2
y = r sin θ sin ϕ ⇔ θ = arctan
z
z = r cos θ  ϕ = arctan y
 


x
Bằng cách lấy đạo hàm theo các biến x, y, z rồi thay lại các biến x, y, z theo r, θ, ϕ, ta
tìm các đạo hàm riêng sau:
Các đạo hàm riêng của r:

∂r x
=p = sin θ cos ϕ
∂x x2 + y 2 + z 2
∂r y
=p = sin θ sin ϕ
∂y x2 + y 2 + z 2
∂r z
=p = cos θ
∂z x + y2 + z2
2

Các đạo hàm riêng của θ:


∂θ 1 x 1
= 2 2 × = cos θ cos ϕ
p
∂x x +y z x2 + y 2 r
1+ 2
z
∂θ 1 y 1
= 2 2 × = cos θ sin ϕ
p
∂y x +y z x2 + y 2 r
1+ 2
z !
p
∂θ 1 2
x +y 2 1
= 2 2 − 2
= sin θ
∂z x +y z r
1+ 2
z
Các đạo hàm riêng của ϕ:
∂ϕ 1  y 1 sin ϕ
= − = −
∂x y2 x2 r sin θ
1+ 2
x  
∂ϕ 1 1 1 cos ϕ
= 2 − =
∂y y x r sin θ
1+ 2
x
∂ϕ
=0
∂z
Với các đạo hàm riêng của x, y, z:
∂ ∂r ∂ ∂θ ∂ ∂ϕ ∂ ∂ 1 ∂ 1 sin ϕ ∂
= + + = sin θ cos ϕ + cos θ cos ϕ −
∂x ∂x ∂r ∂x ∂θ ∂x ∂ϕ ∂r r ∂θ r sin θ ∂ϕ
∂ ∂r ∂ ∂θ ∂ ∂ϕ ∂ ∂ 1 ∂ 1 cos ϕ ∂
= + + = sin θ sin ϕ + cos θ sin ϕ +
∂y ∂y ∂r ∂y ∂θ ∂y ∂ϕ ∂r r ∂θ r sin θ ∂ϕ
∂ ∂r ∂ ∂θ ∂ ∂ϕ ∂ ∂ 1 ∂ ∂
= + + = cos θ + sin θ +0
∂z ∂z ∂r ∂z ∂θ ∂z ∂ϕ ∂r r ∂θ ∂ϕ

63
Hình chiếu moment động lượng trong tọa độ cầu:
   
ˆ ∂ ∂ ∂ cos θ cos ϕ ∂
`x = −i~ y −z = i~ sin ϕ +
∂z ∂y ∂θ sin θ ∂ϕ
   
ˆ ∂ ∂ ∂ cos ϕ sin ϕ ∂
`y = −i~ z −x = i~ − cos ϕ +
∂x ∂z ∂θ sin θ ∂ϕ
   
∂ ∂ ∂
`ˆz = −i~ x −y = i~ −
∂y ∂x ∂ϕ

Bình phương
 hình
2 chiếu
 moment
  động lượng:
Lưu ý: Â + B̂ = Â + B̂ Â + B̂ = Â2 + ÂB̂ + B̂ Â + B̂ 2 . Để tránh sai sót, hãy
thêm hàm sóng thử ψ khi tìm các biểu thức toán tử.

∂2 cos θ cos2 ϕ ∂ 2 cos θ sin ϕ cos ϕ ∂ 2



`ˆ2x = −~ 2
sin2 ϕ + +
∂θ2 sin θ ∂θ sin θ ∂θ∂ϕ
2 2 2

sin ϕ cos ϕ ∂ cos θ cos ϕ ∂
− 2 (1 + cos2 θ) +
sin θ ∂ϕ sin2 θ ∂ϕ2
2 2
2 cos θ sin ϕ cos ϕ ∂ 2

∂ cos θ sin ϕ ∂
`ˆ2y = −~2 cos2 ϕ 2 + −
∂θ sin θ ∂θ sin θ ∂θ∂ϕ
2 2 2

sin ϕ cos ϕ ∂ cos θ sin ϕ ∂
+ 2 (1 + cos2 θ) +
sin θ ∂ϕ sin2 θ ∂ϕ2
2

`ˆ2z = −~2 2
∂ϕ

Bình phương moment động lượng quỹ đạo:


 2 2

∂ cos θ ∂ 1 ∂
L̂ = `ˆx + `ˆy + `ˆz = −~
2 2 2 2 2
+ +
∂θ2 sin θ ∂θ sin2 θ ∂ϕ2

7.4 Hàm riêng - trị riêng của toán tử moment động lượng quỹ đạo
Vì các hình chiếu moment động lượng trên các trục có thể xác định đồng thời với bình
phương moment động lượng quỹ đạo nên ta có thể chọn cặp toán tử `ˆk và L̂2 để tìm hàm sóng
Y (θ, ϕ). Nhận thấy biểu thức của `ˆz đơn giản nên ta chọn `ˆz và L̂2 .

7.4.1 Hình chiếu moment động lượng trên trục Oz



Vì `ˆz = −i~ chỉ chứa biến ϕ nên hàm riêng của `ˆz chỉ phụ thuộc vào ϕ: Φ = Φ(ϕ).
∂ϕ
Phương trình hàm riêng - trị riêng có dạng:

−i~ Φ(ϕ) = `z Φ(ϕ)
∂ϕ

Đưa về phương trình vi phân tuyến tính cấp một:

∂Φ(ϕ) i`z
− Φ(ϕ) = 0
∂ϕ ~

64
Nghiệm của phương trình này chính là hàm sóng toán học:
 
i`z
Φ(ϕ) = C exp ϕ
~

Hàm sóng vật lý:

1. Hữu hạn, liên tục: Đã thỏa mãn.

2. Đơn trị:
   
i`z i`z i2π`z 2π`z
Φ(ϕ) = Φ(ϕ + 2π) ⇔ exp ϕ = exp ϕ+ ⇔ = m2π
~ ~ ~ ~

Như vậy, điều kiện đơn trị buộc hình chiếu moment động lượng theo trục Oz phải nhận
các giá trị gián đoạn:

lz = m~ (m = 0, ±1, ±2, . . .)

3. Chuẩn hóa:
Z2π    
−i`z
Z
∗ 2 i`z 1
Φ(ϕ)Φ (ϕ)d~r = |C| exp ϕ exp ϕ dϕ = |C|2 × 2π = 1 ⇒ C = √
~ ~ 2π
0

Vậy hàm sóng có có dạng:


1
Φ(ϕ) = √ exp(imϕ) (m = 0, ±1, ±2, . . .)

7.4.2 Bình phương moment động lượng quỹ đạo


Trị riêng của bình phương moment động lượng quỹ đạo:

L2 = l(l + 1)~

Hàm sóng Y (θ, ϕ) là hàm cầu.


s
(l − |m|)!(2l + 1) |m|
Ylm (θ, ϕ) = Pl (cos θ) exp (imϕ)
4π(l + |m|)!

với Pl (x) là đa thức Legendre liên kết:

1 ∂(x2 − 1)l
Pl (x) =
2l l! ∂xl

7.5 Phương pháp đại số


7.5.1 Toán tử bậc thang
Ta định nghĩa toán tử lên thang `ˆ+ và toán tử xuống thang `ˆ− bằng biểu thức:

`ˆ+ = `ˆx + i`ˆy ; `ˆ− = `ˆx − i`ˆy

65
7.5.2 Các tính chất quan trọng
Yêu cầu: Chứng minh rằng: (`ˆ+ )+ = `ˆ− và (`ˆ− )+ = `ˆ+

Vì `ˆx và `ˆy đều là các toán tử Hermitic (ứng với đại lượng vật lý là hình chiếu moment
động lượng trên trục Ox và Oy) nên ta dễ dàng chứng minh được:

(`ˆ+ )+ = (`ˆx + i`ˆy )+ = (`ˆx + i`ˆy )∗ = `ˆx − i`ˆy = `ˆ−


(`ˆ− )+ = (`ˆx − i`ˆy )+ = (`ˆx − i`ˆy )∗ = `ˆx + i`ˆy = `ˆ+
 +
Hai tính chất trên có thể được viết lại: `ˆ± = `ˆ∓
Yêu cầu: Chứng minh các biểu thức giao hoán tử sau:

1. [`ˆ+ , `ˆ− ] = 2~`ˆz

Thực hiện khai triển:

[`ˆ+ , `ˆ− ] = [`ˆx + i`ˆy , `ˆx − i`ˆy ] = [`ˆx , `ˆx ] − i[`ˆx , `ˆy ] + i[`ˆy , `ˆx ] − [i`ˆy , i`ˆy ] = −2i[`ˆx , `ˆy ] = 2~`ˆz

2. [`ˆz , `ˆ+ ] = +~`ˆ+

Thực hiện khai triển:

[`ˆz , `ˆ+ ] = [`ˆz , `ˆx + i`ˆy ] = [`ˆz , `ˆx ] + i[`ˆz , `ˆy ] = i~`ˆy + ~`ˆx = ~`ˆ+

3. [`ˆz , `ˆ− ] = −~`ˆ−

Thực hiện khai triển:

[`ˆz , `ˆ− ] = [`ˆz , `ˆx − i`ˆy ] = [`ˆz , `ˆx ] − i[`ˆz , `ˆy ] = i~`ˆy − ~`ˆx = −~`ˆ−

Hai biểu thức cuối có thể viết gọn thành: [`ˆz , `ˆ± ] = ±~`ˆ± .

Yêu cầu: Chứng minh rằng tích cặp toán tử bậc thang có thể được biểu diễn:

`ˆ+ `ˆ− = L̂2 − `ˆ2z + ~`ˆz


`ˆ− `ˆ+ = L̂2 − `ˆ2z − ~`ˆz

Ta khai triển `ˆ+ `ˆ− :

`ˆ+ `ˆ− = (`ˆx + i`ˆy )(`ˆx − i`ˆy ) = `ˆ2x + `ˆ2y + i[`ˆy , `ˆx ] = L̂2 − `ˆ2z + ~`ˆz

Tương tự, ta khai triển `ˆ− `ˆ+ :

`ˆ− `ˆ+ = (`ˆx − i`ˆy )(`ˆx + i`ˆy ) = `ˆ2x + `ˆ2y + i[`ˆx , `ˆy ] = L̂2 − `ˆ2z − ~`ˆz

66
7.5.3 Hàm riêng - trị riêng
Ta thừa nhận biểu thức hàm riêng - trị riêng rút ra từ phương pháp giải tích:

`ˆz |Yl,m i = m |Yl,m i ; L̂2 |Yl,m i = l(l + 1) |Yl,m i

7.5.4 Tác dụng lên hàm cầu


Tương tự như toán tử sinh và toán tử hủy đối với dao động tử điều hòa:
1. Toán tử lên thang `ˆ+ tác dụng lên hàm cầu tạo ra hàm cầu với số lượng tử từ tăng 1 đơn vị.

`ˆ+ Yl,m (θ, ϕ) = A+ Yl,m+1 (θ, ϕ)

2. Toán tử xuống thang `ˆ− tác dụng lên hàm cầu tạo ra hàm cầu với số lượng tử từ
giảm 1 đơn vị.

`ˆ− Yl,m (θ, ϕ) = A− Yl,m−1 (θ, ϕ)

với A+ và A− là các hệ số phụ thuộc vào số lượng tử l và m.


D E D E
Yêu cầu: Bằng cách khai triển biểu thức `ˆ+ Yl,m `ˆ+ Yl,m và `ˆ− Yl,m `ˆ− Yl,m , sử dụng
điều kiện chuẩn hóa và các công thức đã chứng minh, hãy tìm các hệ số A+ và A− .

Lợi dụng tính chuẩn hóa của hàm cầu Yl,m+1 , ta khai triển:
D E
`ˆ+ Yl,m `ˆ+ Yl,m = hA+ Yl,m+1 |A+ Yl,m+1 i = |A+ |2 hYl,m+1 |Yl,m+1 i = |A+ |2

Mặt khác, lợi dụng tính khả đảo của toán tử `ˆ+ , ta khai triển biểu thức trên theo hướng:
D E D E D E
`ˆ+ Yl,m `ˆ+ Yl,m = `ˆ+ Yl,m `ˆ+ Yl,m = Yl,m `ˆ− `ˆ+ Yl,m = hYl,m |`ˆ− `ˆ+ |Yl,m i

Sử dụng tính chất `ˆ− `ˆ+ = L̂2 − `ˆ2z − ~`ˆz , ta viết tiếp:

D E
`ˆ+ Yl,m `ˆ+ Yl,m = hYl,m |L̂2 |Yl,m i − hYl,m |`ˆ2z |Yl,m i − hYl,m |`ˆz |Yl,m i
= l(l + 1) − m2 − m = (l + m + 1)(l − m)
D E
Từ kết quả theo hai cách khai triển `ˆ+ Yl,m `ˆ+ Yl,m , ta nhận được:
p
A+ = (l + m + 1)(l − m)
D E
Tương tự, khai triển `ˆ− Yl,m ˆ
`− Yl,m theo hai cách, ta nhận được:
p
A− = (l − m + 1)(l + m)

Vậy biểu thức lên thang và xuống thang tường minh đối với hàm cầu là:

`ˆ+ Yl,m (θ, ϕ) = (l + m + 1)(l − m)Yl,m+1 (θ, ϕ)


p

`ˆ− Yl,m (θ, ϕ) = (l − m + 1)(l + m)Yl,m−1 (θ, ϕ)


p

67
7.5.5 Tính toán đại số
Yêu cầu: Viết biểu thức toán tử hình chiếu moment động lượng `ˆx và `ˆy theo các toán
tử bậc thang.

Xuất phát biểu thức toán tử bậc thang:



 `ˆx = 1 `ˆ+ + `ˆ−
 
`ˆ+ = `ˆx + i`ˆy
 
⇒ 2 
`ˆ− = `ˆx − i`ˆy 1 ˆ 
 `ˆy =
 ˆ
`+ − `−
2i
Yêu cầu: Trạng thái ở trạng thái (l, m) xác định, hãy tìm biểu thức tính giá trị của:

`x , `y ; `x `y , `y `x ; `2x , `2y
1. Trung bình hình chiếu moment động lượng trên từng trục Ox, Oy.
Đối với `x :
1 1
`x = hl, m|`ˆx |l, mi = hl, m|`ˆ+ |l, mi + hl, m|`ˆ− |l, mi = 0
2 2
vì hl, m|l, m + 1i = hl, m|l, m − 1i = 0 theo tính trực chuẩn của hệ hàm riêng của toán
tử Hermitic.
Tương tự, ta cũng có `y = 0.

Vậy `x = `y = 0.
2. Trung bình tích hai hình chiếu moment động lượng trên Ox và Oy.
Trước hết, ta khai triển:
1  ˆ2 
`ˆx `ˆy = `+ − `ˆ2− − `ˆ+ `ˆ− + `ˆ− `ˆ+
4i
Sử dụng biểu thức giao hoán tử:
[`ˆ+ , `ˆ− ] = 2~`ˆz ⇒ `ˆ+ `ˆ− = 2~`ˆz + `ˆ− `ˆ+

Tích cặp toán tử trên trở thành:


1  ˆ2 
`ˆx `ˆy = `+ − `ˆ2− − 2`ˆz
4i
Giá trị trung bình:
1  
`x `y = hl, m|`ˆx `ˆy |l, mi = hl, m|`ˆ2+ |l, mi − hl, m|`ˆ2− |l, mi − 2 hl, m|`ˆz |l, mi
4i
1 im
= [0 + 0 − 2m] =
4i 2
Tương tự:
1  
`y `x = hl, m|`ˆy `ˆx |l, mi = hl, m|`ˆ2+ |l, mi − hl, m|`ˆ2− |l, mi + 2 hl, m|`ˆz |l, mi
4i
1 im
= [0 + 0 + 2m] = −
4i 2
im 2
Vậy `x `y = −`y `x = ~
2
68
3. Trung bình bình phương hình chiếu moment động lượng trên từng trục Ox, Oy.
Ta khai triển:

ˆ2 1  ˆ2 ˆ2 ˆ ˆ ˆ ˆ

`x = ` + `− + `+ `− + `− `+
4 +
1 ˆ+ ˆ2

ˆ ˆ ˆ

= ` ` + 2`− `+ + 2~`z
4 + −

Giá trị trung bình:

ˆ2 1 ˆ2 ˆ2 ˆ ˆ ˆ

`2x = hl, m|`x |l, mi = hl, m|`+ |l, mi + hl, m|`− |l, mi + 2 hl, m|`− `+ |l, mi + 2 hl, m|`z |l, mi
4
1 1 2
l + l − m2 + 3m

= [0 + 0 + 2(l − m + 1)(l + m) + 2m] =
4 2
Tương tự:

ˆ2 1 ˆ2 ˆ2 ˆ ˆ ˆ

`2y = hl, m|`x |l, mi = − hl, m|`+ |l, mi + hl, m|`− |l, mi − 2 hl, m|`− `+ |l, mi − 2 hl, m|`z |l, mi
4
1 1 2
l + l − m2 + 3m

= [0 + 0 + 2(l − m + 1)(l + m) + 2m] =
4 2

1 2
Vậy `2x = `2y = (l + l − m2 + 3m) ~2
2

7.6 Chuyển động trong trường xuyên tâm


7.6.1 Thiết lập Hamiltonian
Xét trường hợp hàm thế năng đối xứng cầu: V = V (r).

Hamiltonian của một hạt chuyển động trong trường xuyên tâm được viết:

~2
Ĥ = − ∆rθϕ + V (r)
2m
Toán tử Laplace được biểu diễn trong hệ tọa độ cầu:

1 ∂2
 
1 ∂ 2∂ 1 1 ∂ ∂
∆rθϕ = 2 r + sin θ +
r ∂r ∂r r2 sin θ ∂θ ∂θ sin2 θ ∂ϕ2

Biểu thức ngoặc tròn chính là một phần của toán tử L̂2 (xem trang 64):

1 ∂ ∂ 1 ∂2 ∂2 cos θ ∂ 1 ∂2 L̂2
sin θ + = + + = −
sin θ ∂θ ∂θ sin2 θ ∂ϕ2 ∂θ2 sin θ ∂θ sin2 θ ∂ϕ2 ~2

Hamiltonian trở thành:

~2 1 ∂ 2 ∂ L̂2
Ĥ = − r + + V (r)
2m r2 ∂r ∂r 2mr2

69
7.6.2 Đại lượng bảo toàn
Yêu cầu: Hãy chứng minh các hình chiếu moment động lượng `x , `y , `z trên trục Ox,
Oy, Oz và bình phương moment động lượng quỹ đạo L2 là các đại lượng bảo toàn.

Tách Hamiltonian thành hai thành phần: Ĥ = R̂ + Ŷ

~2 1 ∂ 2 ∂ L̂2
1. Thành phần R̂ = − r + + V (r) chỉ phụ thuộc vào biến bán kính r.
2m r2 ∂r ∂r 2mr2
L̂2
2. Thành phần Ŷ = chứa L̂2 chỉ phụ thuộc vào biến góc θ, ϕ.
2mr2
Các toán tử `ˆx , `ˆy , `ˆz và L̂2 đều chỉ phụ thuộc vào biến góc θ, ϕ mà các biến góc này độc
lập với biến bán kính r trong hệ tọa độ cầu nên:

[`ˆx , R̂] = [`ˆy , R̂] = [`ˆz , R̂] = [L2 , R̂] = 0

Mặt khác, ta đã chứng minh được các giao hoán tử:

[`ˆx , L̂2 ] = [`ˆy , L̂2 ] = [`ˆz , L̂2 ] = [L2 , L̂2 ] = 0

Mà `ˆx , `ˆy , `ˆz và L̂2 không phụ thuộc r nên:

[`ˆx , Ŷ ] = [`ˆy , Ŷ ] = [`ˆz , Ŷ ] = [L2 , Ŷ ] = 0

Từ những kết quả trên, ta thu được:

[`ˆx , Ĥ] = [`ˆy , Ĥ] = [`ˆz , Ĥ] = [L2 , Ĥ] = 0

Vậy `x , `y , `z và L2 là các đại lượng bảo toàn.

Yêu cầu: Hãy nêu ý nghĩa của các giao hoán tử [`ˆz , Ĥ] = 0 và [L2 , Ĥ] = 0 trong việc
thành lập bộ đủ đối với chuyển động trong trường xuyên tâm với hàm thế năng đối xứng cầu.

Vì [`ˆz , Ĥ] = 0 nên `ˆz và Ĥ có chung bộ hàm riêng, `ˆz có thể bổ sung vào bộ đủ. Tương
tự, vì [L̂2 , Ĥ] = 0 mà [`ˆz , L̂2 ] = 0 nên L̂2 có thể bổ sung vào bộ đủ.

Vậy bộ đủ đối với chuyển động trong trường xuyên tâm với hàm thế năng đối xứng cầu:

{`ˆz , L̂2 , Ĥ}

70
8 Nguyên tử Hydro
8.1 Phương trình Schrodinger
8.1.1 Thiết lập Hamiltonian
Hamiltonian của nguyên tử Hydro bao gồm động năng của hạt nhân, động năng của
electron và thế năng tương tác Coulomb giữa hạt nhân và electron:
1 ˆ2 1 ˆ2 1 e2
Ĥ = p~h + p~e −
2mh 2me 4πε0 |~rh − ~re |
 
ˆ ∂ ~ ∂ ~ ∂ ~
với: p~h = −i~ i+ j+ k là toán tử xung lượng của hạt nhân
 ∂xh ∂yh ∂zh 
∂ ~ ∂ ~ ∂ ~
p~ˆe = −i~ i+ j+ k là toán tử xung lượng của electron.
∂xe ∂ye ∂ze

~rh = xh~i + yh~j + zh~k là vector tọa độ của hạt nhân.


~re = xe~i + ye~j + ze~k là vector tọa độ của electron.

8.1.2 Đưa về bài toán một hạt


Ta đưa bài toán hai hạt (hạt nhân và electron) về bài toán một hạt theo các bước sau:

Bước 1: Sử dụng hệ tọa độ khối tâm, đặt:

~ = mh~rh + me~re
R ; ~r = ~re − ~rh
mh + me

với: R~ = X~i + Y ~j + Z~k là vector tọa độ của khối tâm.


~r = x~i + y~j + z~k là vector vị trí tương đối giữa hạt nhân và electron.

~ lên các trục Ox, Oy, Oz:


Chiếu R
mh xh + me xe mh yh + me ye mh zh + me ze
X= ; Y = ; Z=
mh + me mh + me mh + me

Chiếu ~r lên các trục Ox, Oy, Oz:

x = xe − xh ; y = ye − yh ; z = ze − zh

Bước 2: Viết toán tử xung lượng của hạt nhân trong hệ tọa độ khối tâm.

Các đạo hàm riêng theo các tọa độ của hạt nhân:
∂ ∂x ∂ ∂X ∂ ∂ mh ∂
= + =− +
∂xh ∂xh ∂x ∂xh ∂X ∂x mh + me ∂X
∂ ∂y ∂ ∂Y ∂ ∂ mh ∂
= + =− +
∂yh ∂yh ∂y ∂yh ∂Y ∂y mh + me ∂Y
∂ ∂z ∂ ∂Z ∂ ∂ mh ∂
= + =− +
∂zh ∂zh ∂z ∂zh ∂Z ∂z mh + me ∂Z

71
Toán tử xung lượng của hạt nhân trở thành:
    
∂ ∂ ∂ m h ∂ ∂ ∂
p~ˆh = −i~ − ~i + ~j + ~k + ~i + ~j + ~k
∂x ∂y ∂z mh + me ∂X ∂Y ∂Z

Bước 3: Viết toán tử xung lượng của electron trong hệ tọa độ khối tâm.

Các đạo hàm riêng theo các tọa độ của electron:


∂ ∂x ∂ ∂X ∂ ∂ me ∂
= + = +
∂xe ∂xe ∂x ∂xe ∂X ∂x mh + me ∂X
∂ ∂y ∂ ∂Y ∂ ∂ me ∂
= + = +
∂ye ∂ye ∂y ∂ye ∂Y ∂y mh + me ∂Y
∂ ∂z ∂ ∂Z ∂ ∂ me ∂
= + = +
∂ze ∂ze ∂z ∂ze ∂Z ∂z mh + me ∂Z

Toán tử xung lượng của hạt nhân trở thành:


   
ˆ ∂~ ∂~ ∂~ me ∂ ~ ∂ ~ ∂ ~
p~h = −i~ i+ j+ k + i+ j+ k
∂x ∂y ∂z mh + me ∂X ∂Y ∂Z

Bước 4: Viết toán tử động năng của hệ trong hệ tọa độ khối tâm.

 
Đặt: p~ˆc = −i~ ∂X∂ ~ ∂ ~
i + ∂Y ∂ ~
j + ∂Z k là toán tử xung lượng của khối tâm
 
ˆ ∂~ ∂~ ∂ ~
p~ = −i~ ∂x i + ∂y j + ∂z k là toán tử xung lượng cho chuyển động tương đối
giữa hạt nhân và electron

Vì p~ˆ và p~ˆc độc lập nên các toán tử bình phương dễ dàng được biểu diễn:
2mh ˆˆ 2me ˆˆ
p~ˆ2h = p~ˆ2 − p~p~c + p~ˆ2c ; p~ˆ2e = p~ˆ2 + p~p~c + p~ˆ2c
mh + me mh + me

Thành phần động năng trong Hamiltonian được viết:

p~ˆ2h p~ˆ2e
 
1 1 1 ˆ2 1 1
+ = + p~ + p~ˆ2
2mh 2me 2 mh me 2 mh + me c

Bước 5: Hoàn thành biểu thức Hamiltonian trong hệ tọa độ khối tâm.

1 1 1
Đặt: = + với m là khối lượng rút gọn của hệ
m mh me
M = mh + me là tổng khối lượng của hệ
r = |~r| = |~rh − ~re | là khoảng cách tương đối giữa hạt nhân và electron

Hamiltonian được viết lại:


1 ˆ2 1 ˆ2 1 e2
Ĥ = p~ + p~c −
2m 2M 4πε0 r

72
8.1.3 Phương trình Schrodinger
2
1 ˆ2 ~ và 1 p~ˆ2 − 1 e chỉ
Hamiltonian có dạng tách biến giữa p~c chỉ phụ thuộc vào R
2M 2m 4πε0 r2
~ và ~r là độc lập nên ta có thể tách bài toán nguyên tử Hydro
phụ thuộc vào ~r. Vì hai biến R
thành bài toán chuyển động của khối tâm và chuyển động tương đối của hạt nhân và electron
với các phương trình Schrodinger tương ứng là:
 
1 ˆ2 ~ = Ec ψc (R)
~
p~ ψc (R)
2M c
1 e2
 
1 ˆ2
p~ − ψ(~r) = Eψ(~r)
2m 4πε0 r2

Ở đây, chỉ khảo sát nguyên tử Hydro nên ta chỉ chú ý đến chuyển động tương đối giữa
hạt nhân và electron, bài toán nguyên tử Hydro trở thành bài toán hạt có khối lượng m chuyển
1 e2
động trong trường xuyên tâm với hàm thế V (r) = − .
4πε0 r
Sử dụng biểu thức Hamiltonian cho chuyển động trong trường xuyên tâm (xem trang 69),
Hamiltonian của bài toán chuyển động tương đối giữa hạt nhân và electron:

1 ˆ2 1 e2 ~2 1 ∂ 2 ∂ L̂2 1 e2
Ĥ = p~ − = − r + −
2m 4πε0 r2 2m r2 ∂r ∂r 2mr2 4πε0 r

Phương trình Schrodinger đối với nguyên tử Hydro:


!
~2 1 ∂ 2 ∂ L̂2 1 e2
− r + − ψ(r, θ, ϕ) = Eψ(r, θ, ϕ)
2m r2 ∂r ∂r 2mr2 4πε0 r

Vì Hamiltonian có dạng tách biến giữa tọa độ bán kính r và tọa độ góc θ, ϕ nên hàm
sóng có dạng tách biến gồm hàm bán kính R(r) và hàm cầu Y (θ, ϕ) đã biết.

ψ(r, θ, ϕ) = R(r)Y (θ, ϕ)

Thay vào phương trình Schrodinger với lưu ý L̂2 Y (θ, ϕ) = l(l + 1)~2 , ta thu được phương
trình vi phân đối với hàm bán kính:

∂ 2 R(r) 2 ∂R(r) 2m 1 e2 l(l + 1)~2


 
+ + 2 E+ − R(r) = 0
∂r2 r ∂r ~ 4πε0 r 2mr2

8.1.4 Phương trình không thứ nguyên


Đặt r = a0 ρ và E = 2Ry
Trong đó, ρ là biến khoảng cách không thứ nguyên, a0 là hằng số mang thứ nguyên của
khoảng cách, E là biến năng lượng không thứ nguyễn và Ry là hằng số mang thứ nguyên của
năng lượng.
Phương trình Schrodinger trở thành:

∂ 2 R(ρ) 2 ∂R(ρ) 2ma20 1 e2 l(l + 1)~2


 
+ + 2Ry ε + − R(ρ) = 0
∂ρ2 ρ ∂ρ ~2 4πε0 a0 ρ 2ma20 ρ2
∂ 2 R(ρ) 2 ∂R(ρ) 2ma20 Ry ma0 e2
 
2 l(l + 1)
⇔ + + × 2ε + × − R(ρ) = 0
∂ρ2 ρ ∂ρ ~2 4πε0 ~2 ρ ρ2

73
Để tìm xác định hằng số a0 và Ry , ta chọn:
2ma20 Ry 4πε0 ~2
 

 = 1  a0 =
 = 0.529 Å
~2 2 ⇒ me2 4
me
 ma0 e = 1
  Ry =
 = 13.605 eV
4πε0 ~2 32π 2 ε20 ~2
Với a0 = 0.529 Å là bán kính Bohr và Ry = 13.605 eV là hằng số Rydberg năng lượng.

Phương trình Schrodinger không thứ nguyên thu được:


∂ 2 R(ρ) 2 ∂R(ρ)
 
2 l(l + 1)
+ + 2ε + − R(ρ) = 0
∂ρ2 ρ ∂ρ ρ ρ2

8.2 Tóm tắt quy trình giải bằng phương pháp giải tích
8.3 Bài toán nguyên tử Hydro và lý thuyết Bohr
Yêu cầu: Hãy gọi tên và nêu điều kiện ràng buộc các số lượng tử n, l, m. Tính bậc suy
biến của nguyên tử Hydro ở trạng thái có mức năng lượng En .

Số lượng tử chính n ràng buộc mức năng lượng:


Ry
En = − với n = 1, 2, . . .
n2
Số lượng tử quỹ đạo l ràng buộc moment động lượng quỹ đạo
p
L = l(l + 1)~ với l = 0, 1, . . . , n − 1

Số lượng tử từ m ràng buộc hình chiếu moment động lượng quỹ đạo - đại lượng liên quan
đến moment từ:
lz = m~ với m = −l, −l + 1, . . . , l − 1, l

Bậc suy biến ứng với mức năng lượng En :


n−1
X
s= (2l + 1) = n2
l=0

Yêu cầu: Dựa vào kết quả giải được từ phương trình Schordinger đối với chuyển động
trong trường xuyên tâm và nguyên tử Hydro, hãy giải thích lý thuyết Bohr.

1. Giá trị của moment động lượng quỹ đạo và hình chiếu moment động lượng trên trục Oz
của hạt vi mô chuyển động trong trường xuyên tâm chỉ nhận những giá trị gián đoạn:
p
L = l(l + 1)~ ; `z = m~

Biểu thức hình chiếu moment động lượng trên trục Oz chính là hệ thức Bohr đưa ra trong
tiên đề 1 về sự lượng tử không gian:
L = n~

Bán kính các quỹ đạo dừng của electron nhận được từ lý thuyết Bohr rn = n2 r0 thực
chất là bán kính mật độ xác suất tìm thấy electron là lớn nhất theo cơ học lượng tử.

74
2. Lý thuyết lượng tử cho thấy electron chỉ có thể nhận những mức năng lượng gián đoạn:

1
En = − × 2Ry
2n2

Khi electron chuyển từ mức năng lượng n1 sang n2 < n1 thì sẽ phát xạ photon có tần số
ω thỏa mãn:

 
1 1
~ω = 2
− 2 Ry
n2 n1

Điều này giải thích được quang phổ vạch của nguyên tử Hydro, trùng khớp với công thức
Rydberg và lý thuyết Bohr.

75
9 Spin
9.1 Thí nghiệm Stern-Gerlach
1. Mục đích: Kiểm chứng sự lượng tử hóa quỹ đạo của electron.

2. Ý tưởng:
~ thông qua moment lưỡng cực từ M
(a) Kiểm chứng sự lượng tử hóa moment động lượng L ~:

~ =− e L
M ~
2m
~ thông qua lực từ Fz tác dụng lên
(b) Kiểm tra sự lượng tử hóa moment lưỡng cực từ M
electron khi đi qua từ trường không đều:
∂B
Fz = Mz
∂z

(c) Kiểm tra sự lượng tử hóa lực từ Fz thông qua độ lệch ∆z của electron khi đi qua từ
trường không đều:
1 Fz 2
∆z = t
2 me

3. Kết quả: Độ lệch ∆z bị lượng tử hóa với số trạng thái lượng tử bằng 2, chắc chắn không
phải do sự khử suy biến đối với số lượng tử từ vì số giá trị của hình chiếu moment động
lượng lên trục Oz luôn là số lẻ (2l + 1).

4. Giải thích: Electron có moment động lượng riêng, liên quan đến chuyển động quay nội
tại, gọi là moment động lượng spin (gọi tắt là spin), có cùng bản chất với moment động
lượng quỹ đạo.

Xét số lượng tử spin s:


1
(a) Vì spin chỉ có 2 trạng thái nên 2s + 1 = 2 ⇒ s = .
2
1 1
(b) Các trạng thái khả dĩ của spin là s↑ = + và s↓ = − .
2 2

p 3
(c) Độ lớn của spin là S = s(s + 1)~ = ~
2

9.2 Tính chất các toán tử spin


Yêu cầu: Từ các tính chất của các toán tử moment động lượng quỹ đạo, hãy suy ra tính
chất của các toán tử spin.

Về bản chất, spin là moment động lượng liên quan đến chuyển động quay nội tại của
electron. Gọi ŝ là moment động lượng spin quỹ đạo và ŝx , ŝy , ŝz là hình chiếu cũa ŝ lên trục
Ox, Oy, Oz. Tương tự như tính chất của moment động lượng, ta có:

~sˆ = ~iŝx + ~jŝy + ~kŝz


ŝ2 = ŝ2x + ŝ2y + ŝ2z

76
Đối với giao hoán tử:

[ŝx , ŝy ] = i~ŝz ; [ŝy , ŝz ] = i~ŝx ; [ŝz , ŝx ] = i~ŝy

[ŝx , ŝ2 ] = [ŝy , ŝ2 ] = [ŝz , ŝ2 ] = 0

Ở dạng ngắn gọn hơn, ta viết:

[ŝj , ŝk ] = i~εjkl ŝl ; [ŝj , ŝ2 ] = 0

9.3 Ma trận Pauli


Toán tử spin được biểu diễn bằng ma trận Pauli:
1 1 1
ŝx = ~σx ; ŝy = ~σy ; ŝz = ~σz
2 2 2
Trước hết, ta thừa nhận tính chất sau của ma trận Pauli, xuất phát từ tính chuẩn hóa
của bộ hàm riêng của toán tử Hermitic:

σx2 = σy2 = σz2 = I

với I là ma trận đơn vị.

Yêu cầu: Hãy tìm biểu thức giao hoán và phản giao hoán tử của các ma trận Pauli, từ
đó chứng minh:

σj σk = iεjkl σl

1. Biểu thức giao hoán tử:

Từ tính chất giao hoán tử của toán tử spin:

[ŝx , ŝy ] = i~ŝz


1 1
⇔ ~2 [σx σy − σy σx ] = i~2 σz
4 2
⇔ σx σy − σy σx = 2iσz

Ở dạng tổng quát:

[σj , σk ] = σj σk − σk σj = 2iεjkl σl

2. Biểu thức phản giao hoán tử:

Sử dụng biểu thức phản giao hoán tử giữa σx và σy vừa chứng minh:

σx σy − σy σx = 2iσz

77
Nhân hai vế cho σy :

σx σy2 − σy σx σy = 2iσz σy

Chú ý rằng σy2 = I và σx σy = 2iσz + σy σx như đã chứng minh, đẳng thức trở thành:

σx − 2iσy σz − σy2 σx = 2iσz σy


⇔ σy σz + σz σy = 0

Hay ta có thể viết:

σj σk + σk σj = 0 với j 6= k

Mặt khác, hiển nhiên σj σk + σj σk = 2I với j = k.

Như vậy:

[σj , σk ]+ = σj σk + σj σk = 2δjk I

3. Biểu thức tích cặp ma trận Pauli:

Để tìm được biểu thức tích cặp ma trận Pauli, ta giải phương trình gồm hai đẳng thức
giao hoán tử và phản giao hoán tử đã tìm được:

σx σy − σy σx = 2iσz
⇒ σx σy = iσz
σx σy + σy σx = 0

Ở dạng tổng quát:

σj σk = iεjkl σl

Yêu cầu: Chứng minh đối với ma trận Pauli σj cấp hai, ta có:

σj = σj+

Từ đó suy ra điều kiện và mối quan hệ của các phần tử trong ma trận Pauli.

Các toán tử spin là các toán tử ứng với một đại lượng vật lý nên chúng phải là toán tử
Hermitic. Theo tính chất của toán tử Hermitic:
1 1 +
ŝj = ŝ+ +
j ⇔ ~σj = ~σj ⇔ σj = σj
2 2
Ta viết ma trận Pauli σj và σj+ ở dạng ma trận phức tường minh:
∗ ∗
   
J11 J12 J11 J21
σj = ; σj+ = ∗ ∗
J21 J22 J12 J22

78
Sử dụng tính chất σj = σj+ vừa chứng minh, ta có:
 ∗
  ∗ 
 J11 = J11
∗ ∗
  
J11 J12 J11 J21 J12 = J21 J11 , J22 ∈ R

= ∗ ∗ ⇒ ∗ ⇒ ∗
J21 J22 J12 J22 
 J21 = J12 J21 = J12

J22 = J22

Ta viết lại ma trận Pauli ở dạng:


  
J11 J12 J11 , J22 ∈ R
σj = ∗ với
J12 J22 J12 ∈ C
Yêu cầu: Viết các ma trận Pauli trong ŝz -biểu diễn:

Ma trận σz trong ŝz -biểu diễn:


 
1 0
σz =
0 −1
Ta tìm các ma trận σx , σy ở dạng ma trận phức tường minh:
     
x11 x12 x11 , x22 ∈ R y11 y12 y11 , y22 ∈ R
σx = với ; σy = với
x∗12 x22 x12 ∈ C ∗
y12 y22 y12 ∈ C
Sử dụng tính chất σy σz = iσx , ta có:

       
 y11 = ix11
y11 y12 1 0 y11 −y12 ix11 ix12 −y12 = ix12

∗ = ∗ = ⇔
y12 y22 0 −1 y12 −y22 ix∗12 ix22 y ∗ = ix∗12
 12


−y22 = ix22
Vì x11 , y11 , x22 , y22 ∈ R nên từ hệ phương trình thu được, ta suy ra:
x11 = y11 = x22 = y22 = 0
Mặt khác, nếu đặt x12 = a ∈ C thì cũng từ hệ phương trình vừa thu được, ta có y12 = −ia.
Khi đó, ma trận σx và σy chỉ còn lại:
0 −ia∗
   
0 a
σx = ; σy =
a∗ 0 ia∗ 0
Ta tìm a từ điều kiện σx2 = I:
0 a∗
    2   
0 a a 0 1 0
= = ⇒ a2 = (a∗ )2 = 1
a∗ 0 a 0 0 (a∗ )2 0 1
Để đơn giản, ta chọn a = 1.
Vậy, các ma trận Pauli trong ŝz -biểu diễn là:
     
0 1 0 −i 1 0
σx = ; σy = ; σz =
1 0 i 0 0 −1
Từ đây, ta cũng viết được các toán tử hình chiếu moment động lượng tương ứng:
     
1 0 1 1 0 −i 1 1 0
ŝx = ~ ; ŝy = ~ ; ŝz = ~
2 1 0 2 i 0 2 0 −1
và toán tử bình phương moment động lượng quỹ đạo:
1  3
ŝ2 = ŝ2x + ŝ2y + ŝ2z = ~2 σx2 + σy2 + σz2 = ~2 I
4 4
79
9.4 Phương trình hàm riêng - trị riêng
Yêu cầu: Xác định hàm riêng và trị riêng của các toán tử ŝx , ŝy , ŝz (trong ŝz -biểu diễn)
2
và ŝ .

1. Đối với toán tử ŝx :

Gọi hàm riêng là χ, ta giải phương trình hàm riêng - trị riêng:
 
1 0 1
ŝx χ = sx χ ⇔ ~ χ = sx χ
2 1 0
 
a
Như vậy, hàm riêng χ phải là một ma trận kích thước 2 × 1: χ = .
b
Phương trình hàm riêng - trị riêng trở thành:

       ( 1 ( 1
1 0 1 a 1 b a sx = + ~ sx = − ~
~ = ~ = sx ⇔ 2 ∨ 2
2 1 0 b 2 a b a=b a = −b
 
1 a
(a) Ứng với trị riêng sx = + ~, hàm riêng có dạng χ↑ = .
2 a

Ta tìm hệ số a bằng điều kiện chuẩn hóa χχ+ = I, hay


 
a  ∗ ∗  1
a a = [aa∗ + aa∗ ] = [1] ⇒ |a|2 =
a 2

1
Để đơn giản, ta chọn a = √ .
2
 
1 ↓ a
(b) Ứng với trị riêng sx = − ~, hàm riêng có dạng χ = .
2 −a

Ta tìm hệ số a bằng điều kiện chuẩn hóa χχ+ = I, hay


 
a  ∗ 1
a −a∗ = [aa∗ + aa∗ ] = [1] ⇒ |a|2 =

−a 2

1
Để đơn giản, ta chọn a = √ .
2

Như vậy, toán tử ŝx có:


 
↑ 1 1 1
- Hàm riêng χ = √ ứng với trị riêng sx = ~.
2 1 2
 
1 1 1
- Hàm riêng χ↓ = √ ứng với trị riêng sx = − ~.
2 −1 2

80
2. Đối với toán tử ŝy :

Gọi hàm riêng là χ, ta giải phương trình hàm riêng - trị riêng:

 
1 0 −i
ŝy χ = sy χ ⇔ ~ χ = sy χ
2 i 0
 
a
Như vậy, hàm riêng χ phải là một ma trận kích thước 2 × 1: χ = .
b
Phương trình hàm riêng - trị riêng trở thành:

       ( 1 ( 1
1 0 −i a 1 −ib a sy = + ~ sy = − ~
~ = ~ = sy ⇔ 2 ∨ 2
2 i 0 b 2 ia b a = −ib b = ia
 
1 −ib
(a) Ứng với trị riêng sy = + ~, hàm riêng có dạng χ↑ = .
2 b

Ta tìm hệ số b bằng điều kiện chuẩn hóa χχ+ = I, hay


 
−ib  ∗ ∗  1
ib b = [bb∗ + bb∗ ] = [1] ⇒ |b|2 =
b 2

1
Để đơn giản, ta chọn b = √ .
2
 
1 ↓ a
(b) Ứng với trị riêng sy = − ~, hàm riêng có dạng χ = .
2 ia

Ta tìm hệ số a bằng điều kiện chuẩn hóa χχ∗ = I, hay


 
a  ∗ 1
a −ia∗ = [aa∗ + aa∗ ] = [1] ⇒ |a|2 =

ia 2

1
Để đơn giản, ta chọn a = √ .
2

Như vậy, toán tử ŝy có:


 
↑ 1 −i 1
- Hàm riêng χ = √ ứng với trị riêng sy = + ~.
2 1 2
 
1 1 1
- Hàm riêng χ↓ = √ ứng với trị riêng sy = − ~.
2 i 2

3. Đối với toán tử ŝz :


Gọi hàm riêng là χ, ta giải phương trình hàm riêng - trị riêng:
 
1 1 0
ŝz χ = sz χ ⇔ ~ χ = sz χ
2 0 −1

81
 
a
Như vậy, hàm riêng χ phải là một ma trận kích thước 2 × 1: χ = .
b
Phương trình hàm riêng - trị riêng trở thành:

       ( 1 ( 1
1 1 0 a 1 a a sz = + ~ sz = − ~
~ = ~ = sz ⇔ 2 ∨ 2
2 0 −1 b 2 −b b b=0 a=0
 
1 a
(a) Ứng với trị riêng sz = + ~, hàm riêng có dạng χ↑ = .
2 0

Ta tìm hệ số a bằng điều kiện chuẩn hóa χχ+ = I, hay


 
a 
0 a∗ = [aa∗ ] = [1] ⇒ |a|2 = 1

0

Để đơn giản, ta chọn a = 1.


 
1 ↓ 0
(b) Ứng với trị riêng sz = − ~, hàm riêng có dạng χ = .
2 b

Ta tìm hệ số b bằng điều kiện chuẩn hóa χχ+ = I, hay


 
0 
0 b∗ = [bb∗ ] = [1] ⇒ |b|2 = 1

b

Để đơn giản, ta chọn b = 1.

Như vậy, toán tử ŝz có:


 
↑ 1 1
(a) Hàm riêng χ = ứng với trị riêng sz = + ~.
0 2
 
0 1
(b) Hàm riêng χ↓ = ứng với trị riêng sz = − ~.
1 2

4. Đối với toán tử ŝ2 :

Vì [ŝx , ŝ2 ] = [ŝy , ŝ2 ] = [ŝz , ŝ2 ] = 0 nên hàm riêng của các toán tử ŝx , ŝy , ŝz cũng là hàm
riêng của toán tử ŝ2 . Ở đây, ta chọn hàm riêng χ (đại diện cho cả χ↑ và χ↓ ) của toán tử
ŝz , tương tự như bài toán đối với moment động lượng.

Phương trình hàm riêng - trị riêng đối với toán tử ŝ2 :
3 3
ŝ2 χ = s2 χ ⇔ ~2 χ = s2 χ ⇔ s2 = ~2
4 4

3
Vậy trị riêng của toán tử ŝ2 là s2 = ~2 .
4

82
9.5 Bài tập
Bài tập 16. Cho trạng thái spin của một electron được mô tả bởi hàm sóng:
 
1+i
ψs =
−i

Hãy tìm xác suất để đo được trạng thái spin hướng lên của electron.

Viết lại hàm sóng đã cho ở dạng tổ hợp của hai trạng thái riêng lẻ:

ψs = (1 + i)χ↑ + (−i)χ↓

Kiểm tra tính chuẩn hóa của hàm sóng:

|1 + i|2 + | − i|2 = 3 6= 1

Hàm sóng chuẩn hóa là:


1+i −i
ψs = √ χ↑ + √ χ↓
3 3

Xác suất đo được trạng thái spin hướng lên của electron là:
2
↑ 1+i 2
ρ = √ =
3 3

83
10 Lời giải tham khảo
10.1 Đề thi kết thúc học phần - Học kỳ II - năm học 2018-2019
Câu 1: Phổ bức xạ vật đen

(a) Nêu khái niệm vật đen và phổ bức xạ vật đen. Nêu sự bế tắc của vật lý cổ điển
khi giải thích phổ bức xạ vật đen.

Các khái niệm:


+ Vật đen là vật hấp thụ toàn bộ bức xạ chiếu đến nó.
+ Phổ bức xạ vật đen là đường biểu diễn cường độ năng lượng bức xạ do vật
đen phát ra theo bước sóng (hoặc theo tần số) của bức xạ.
Bế tắc của vật lý cổ điển:
+ Công thức mô tả phổ bức xạ mà Wien đưa ra từ lý thuyết cổ điển và phép
xấp xỉ đã không phù hợp với thực nghiệm ở vùng bước sóng dài.
+ Công thức mà Rayleigh-Jeans đưa ra từ lý thuyết bức xạ điện từ cổ điển và
thống kê Boltzmann đã không phù hợp với thực nghiệm ở vùng bước sóng
ngắn.
(b) Nhà khoa học nào đã đề xuất giả thuyết để giải quyết bế tắc này? Nội dung giải
thuyết này?
Max Planck đưa ra ý tưởng giải quyết bế tắc này, ông cho rằng: Năng lượng bức
xạ do vật đen phát ra không liên tục mà gián đoạn theo từng lượng tử:

ε = nε0

hc
với n = 0, 1, 2, . . . và ε0 =.
λ
(c) Tại sao các giả thuyết được đưa ra để giải quyết bế tắc của vật lý cổ điện trong
thời kỳ này được gọi là lý thuyết tiền lượng tử?
Các giả thuyết dù giải quyết được bế tắc nhưng không chặt chẽ vì không giải
thích được bản chất vật lý của sự lượng tử hóa. Tuy nhiên, các ý tưởng lượng tử
hóa là tiền đề cho sự ra đời của cơ học lượng tử. Vì vậy, các giả thuyết này được
xem là lý thuyết tiền lượng tử.
(d) Nêu ngắn gọn cách giải thích của lý thuyết lượng tử.
Mỗi nút mạng trong mạng tinh thể của vật đen được mô hình hóa bởi một dao
động tử điều hòa. Vì năng lượng của dao động tử điều hòa nhận các giá trị
gián đoạn cách đều nhau một lượng ∆E nên photon do nó phát ra khi chuyển
trạng thái có năng lượng bằng số nguyên lần ∆E, đúng như giả thuyết của Max
Planck.

Câu 2: Lưỡng tính sóng hạt

(a) Hãy phát biểu giả thuyết de Broglie về tính chất sóng của hạt. Viết các hệ thức
thể hiện mối quan hệ giữa tính chất sóng và tính chất hạt.
Giả thuyết de Broglie:
+ Mọi hạt vi mô đều có tính chất sóng.
+ Chuyển động tự do của một hạt vi mô gắn với một sóng phẳng, đơn sắc.

84
Hệ thức tán sắc:
+ Liên hệ giữa năng lượng E đặc trưng cho tính hạt và tần số ω đặc trưng cho
tính sóng.

E = ~ω

+ Liên hệ giữa xung lượng p~ đặc trưng cho tính hạt và số sóng ~k đặc trưng cho
tính sóng:

p~ = ~~k

với ~ là hằng số Planck thu gọn.


(b) Tính bước sóng de Broglie của một electron có động năng 1.5 M eV . Giải thích
định tính ngắn gọn tại sao không thể quan sát tính chất sóng của hạt vĩ mô có
khối lượng 1 mg, chuyển động với vận tốc 1 m/s.
Năng lượng toàn phần của electron:

E = T + E0 ≈ 1.5 M eV + 0.5 M eV = 2.0 M eV

Bước sóng của de Broglie của electron:

2π~ 2π~c (6.626 × 10−34 J.s)(3 × 108 m/s)


λe = =p = p ≈ 0.64 pm
p E 2 − E02 (2.0)2 − 0.52 M eV

Bước sóng de Broglie của hạt vĩ mô đã cho vào khoảng:

2π~ 10−34 J.s


λ= ∼ = 10−31 m
p (10−3 kg)(1 m/s)

Bước sóng này quá nhỏ để thể hiện tính chất sóng nên tính chất sóng không thể
quan sát được trong thế giới vĩ mô.

Câu 3: Moment động lượng quỹ đạo

(a) Hãy thiết lập các toán tử hình chiếu moment động lượng quỹ đạo L̂x , L̂y , L̂z và
bình phương moment động lượng quỹ đạo L̂2 .
Theo tiên đề tương ứng, biểu thức các toán tử được xây dựng tương tự như cơ
học cổ điển:

~ = Lx~i + Ly~j + Lz~k = ~r × p~


L
  
∂ ∂

 L̂x = y p̂z − z p̂y = −i~ y −z
∂z ∂y 



 
 L̂ = z p̂ − xp̂ = −i~ z ∂ − x ∂


~ˆ = L̂x~i + L̂y~j + L̂z~k = ~rˆ × p~ˆ ⇒
⇒L
y x z
 ∂x ∂z 

 ∂ ∂

 L̂z = xp̂y − y p̂z = −i~ x −y
∂y ∂z




 2
L̂ = L̂2x + L̂2y + L̂2z

85
(b) Hãy tính các giao hoán tử [L̂x , L̂y ], [L̂x , L̂2 ] và từ đó suy ra các giao hoán tử
[L̂y , L̂z ], [L̂z , L̂x ], [L̂y , L̂2 ], [L̂z , L̂2 ].

+ Xét giao hoán tử:

[L̂x , L̂y ] = [y p̂z − z p̂y , z p̂x − xp̂z ]


= [y p̂z , z p̂x ] − [y p̂z , xpˆz ] − [z p̂y , z p̂x ] + [z p̂y , xp̂z ]

Xét số hạng thứ nhất:

[y p̂z , z p̂x ] = y[p̂z , z p̂x ] + [y, z p̂x ]p̂z


= yz[p̂z , p̂x ] + y[pˆz , z]p̂x + z[y, p̂x ]p̂z + [y, z]p̂x p̂z
 

= 0 − i~y , z p̂x + 0 + 0
∂z
= −i~y p̂x

Tương tự, đối với số hạng thứ tư: [z p̂y , xp̂z ] = i~xp̂y

Xét số hạng thứ hai:

[y p̂z , xp̂z ] = y[p̂z , xp̂z ] + [y, xp̂z ]p̂z


= yx[p̂z , p̂z ] + y[p̂z , x]p̂z + x[y, p̂z ]p̂z + [y, x]p̂2z
=0

Tương tự, đối với số hạng thứ ba: [z p̂y , z p̂x ] = 0

Từ đó, ta được:

[L̂x , L̂y ] = i~[xp̂y − y p̂x ] = i~L̂z

Chứng minh tương tự: [L̂y , L̂z ] = i~L̂x và [L̂z , L̂x ] = i~L̂y
+ Xét giao hoán tử:

[L̂x , L̂2 ] = [L̂x , L̂2x + L̂2y + L̂2z ] = [L̂x , L̂2x ] + [L̂x , L̂2y ] + [L̂x , L̂2z ]
= 0 + L̂y [L̂x , L̂y ] + [L̂x , L̂y ]L̂y + L̂z [L̂x , L̂z ] + [L̂x , L̂z ]L̂z
= i~L̂y L̂z + i~L̂z L̂y − i~L̂z L̂y − i~L̂y L̂z
=0

Chứng minh tương tự: [L̂y , L̂2 ] = [L̂z , L̂2 ] = 0.


(c) Nêu ý nghĩa của các hệ thức giao hoán này.
Các giao hoán tử [L̂x , L̂y ], [L̂y , L̂z ], [L̂z , L̂x ] đều khác không chứng tỏ hình chiếu
moment động lượng quỹ đạo trên các trục Ox, Oy, Oz là các đại lượng không
xác định đồng thời. Các toán tử hình chiếu này không có chung bộ hàm riêng.

Các giao hoán tử [L̂x , L̂2 ] = [L̂y , L̂2 ] = [L̂z , L̂2 ] = 0 chứng tỏ bình phương moment
động lượng quỹ đạo và hình chiếu của moment động lượng trên một trục là hai
đại lượng xác định đồng thời. Hai toán tử tương ứng có chung bộ hàm riêng.

86
(d) Hamiltonian của chuyển động của electron trong nguyên tử hydro được viết trong
tọa đồ cầu như sau:

~2 1 ∂ L̂2 e2
 
2 ∂
Ĥ = − r + −
2m r2 ∂r ∂r 2mr2 r

Không cần tính toán, hãy biện luận để chứng minh rằng hình chiếu moment động
lượng quỹ đạo lên trục Oz và bình phương moment động lượng quỹ đạo là các đại
lượng bảo toàn.
Tách Hamiltonian thành hai phần:

~2 1 ∂ e2
 
2 ∂
 R̂ = − r −


Ĥ = R̂ + Ŷ với 2m r2 ∂r ∂r r
2
 Ŷ = L̂


2mr2

Toán tử L̂z và L̂2 đều chỉ phụ thuộc vào biến góc θ, ϕ - độc lập với bán kính r
nên:

[L̂z , R̂] = [L2 , R̂] = 0

Mặt khác:

[L̂z , L̂2 ] = [L2 , L̂2 ] = 0

Mà L̂z và L̂2 không phụ thuộc r nên:

[L̂z , Ŷ ] = [L2 , Ŷ ] = 0

Từ những kết quả trên, ta thu được:

[L̂z , Ĥ] = [L2 , Ĥ] = 0

Vậy Lz và L2 là các đại lượng bảo toàn.

Câu 4: Spin

(a) Về bản chất, spin là gì? Nêu các tính chất giao hoán của spin.
Spin là moment động lượng liên quan đến chuyển động quay nội tại của electron
(hạt vi mô).

Vì cùng bản chất với moment động lượng quỹ đạo nên ta cũng có:

~sˆ = ŝx~i + ŝy~j + ŝz~k


ŝ2 = ŝ2x + ŝ2y + ŝ2z

Đối với giao hoán tử:

[ŝj , ŝk ] = i~εjkl ŝl ; [ŝj , ŝ2 ] = 0

87
(b) Từ các tính chất đó, chứng minh σj σk = 2iεjkl σl (εjkl là ký hiệu Leni-Civita).
Từ tính chất giao hoán tử của toán tử spin, ta xét:

[ŝx , ŝy ] = i~ŝz


1 1
⇔ ~2 [σx σy − σy σx ] = i~2 σz
4 2
⇔ σx σy − σy σx = 2iσz

Nhân hai vế cho σy :

σx σy2 − σy σx σy = 2iσz σy

Vì σy2 = I và σx σy = 2iσz + σy σx như đã chứng minh, nên:

σx − 2iσy σz − σy2 σx = 2iσz σy


⇔ σy σz + σz σy = 0

Áp dụng tương tự, thu được: σx σy + σy σx = 0


Sử dụng hai kết quả:

σx σy − σy σx = 2iσz
⇒ σx σy = iσz
σx σy + σy σx = 0

Ở dạng tổng quát:

σj σk = iεjkl σl

Lưu ý: Kết quả thu được này khác với đề bài


(c) Xác định hàm riêng của toán tử hình chiếu moment spin ŝy của hạt có spin 1/2,
biết:
 
1 1 0 −i
ŝy = ~σy = ~
2 2 +i 0

Gọi hàm riêng của ŝy là χ, ứng với trị riêng sy , ta có phương trình hàm riêng -
trị riêng:

 
1 0 −i
ŝy χ = sy χ ⇔ ~ χ = sy χ
2 +i 0
 
a
Suy ra hàm riêng phải có dạng: χ = . Thay vào và biến đổi, thu được:
b

    ( 1 ( 1
1 −ib a sy = + ~ sy = − ~
~ = sy ⇔ 2 ∨ 2
2 ia b a = −ib b = ia

88
 
1 −ib
+ Ứng với trị riêng sy = + ~, hàm riêng có dạng χ↑ = .
2 b
Theo điều kiện chuẩn hóa χχ+ = I:
 
−ib 1 1
ib∗ b∗ = (bb∗ + bb∗ ) = (1) ⇒ |b|2 = ⇒ chọn b = √

b 2 2
 
1 ↓ a
+ Ứng với trị riêng sy = − ~, hàm riêng có dạng χ = .
2 ia
1
Sử dụng điều kiện chuẩn hóa tương tự, ta tìm được a = √ .
2
Vậy toán tử ŝy có:
 
1
↑ −i 1
+ Hàm riêng χ = √ ứng với trị riêng sy = + ~.
2 1 2
 
↓ 1 1 1
+ Hàm riêng χ = √ ứng với trị riêng sy = − ~.
2 i 2

89
10.2 Đề thi kết thúc học phần - Học kỳ I - Năm học 2018-2019
Câu 1: Quang phổ vạch của nguyên tử hydro

(a) Nêu sự khó khăn của lý thuyết cổ điển khi giải thích quang phổ của nguyên tử
hydro.
Theo thuyết điện động lực học cổ điển, electron chuyển động quanh hạt nhân sẽ
bức xạ sóng điện từ, mất dần năng lượng và rơi vào hạt nhân. Như vậy, phổ bức
xạ phải là quang phổ liên tục, trong khi thực nghiệm cho thấy quang phổ của
nguyên tử hydro là quang phổ vạch.
(b) Ai đã đề xuất cách giải quyết bế tắc trên, bằng lý thuyết nào?
Bohr đã đưa ra 2 tiên đề về để giải quyết bế tắc:
+ Electron chuyển động trên các quỹ đạo dừng xung quanh hạt nhân. Trên mỗi
quỹ đạo dừng, electron không phát xạ sóng điện điện từ và có năng lượng xác
định. Tập hợp các mức năng lượng này tạo thành một phổ năng lượng xác
định.
+ Electron phát xạ hay hấp thụ năng lượng khi chuyển tử quỹ đạo dừng này
sang quỹ đạo dừng khác. Năng lượng hấp thụ hay phát xạ là đại lượng gián
đoạn và bằng độ chênh lệch giữa hai mức năng lượng.
Từ 2 tiên đề trên, Bohr đưa ra quy tắc lượng tử hóa không gian: Moment động
lượng quỹ đạo của electron gián đoạn theo từng lượng tử:

L = n~ (n = 1, 2, 3, . . .)

với ~ là hằng số Planck thu gọn.


(c) Nêu ý nghĩa và hạn chế của lý thuyết đó.
Lý thuyết Bohr đưa ra giải quyết được bế tắc của vật lý cổ điển nhưng không
chặt chẽ vì Bohr không giải thích được bản chất vật lý của sự lượng tử hóa không
gian trong thế giới vi mô.
(d) Tại sao lý thuyết này được gọi là "tiền lượng tử"?
Như đã đề cập, lý thuyết của Bohr không đi sâu vào giải thích bản chất vật lý
của thế giới vi mô nhưng ý tưởng này mang tính đột phá, là tiền đề cho sự phát
triển của cơ học lượng tử. Vì vậy lý thuyết Borh được gọi là "tiền lượng tử".

Câu 2: Nguyên lý bất định

(a) Viết và nêu ý nghĩa của hệ thức bất định Heisenberg.


Hệ thức bất định Heisenberg:
~
δxδp ≥
2
với δx, δp lần lượt là độ bất định tọa độ và xung lượng của hạt, ~ là hằng số
Planck thu gọn.

Ý nghĩa: Vị trí của hạt càng xác định (sai số nhỏ), thì xung lượng của hạt càng
bất định (sai số lớn), và ngược lại. Vì vậy, khái niệm quỹ đạo không có ý nghĩa
trong cơ học lượng tử.

90
(b) Sử dụng nguyên lý bất định để ước tính mức năng lượng thấp nhất có thể của hạt
giam trong giếng thế một chiều thành cao vô hạn:

+∞ khi x < −a ∨ x > a
V (x) =
0 khi − a ≤ x ≤ a

Theo định lý Ehrenfest, năng lượng trung bình của hạt:


E =T +V

p2
Sử dụng tiên tiền tương ứng với quan điểm cổ điển T = , kết hợp với công
2m
thức thống kê (δp)2 = p2 − p2 , ta có:

p2 (δp)2 + p2 (δp)2
T = = ≥
2m 2m 2m
Theo hệ thức bất định Heisenberg:
~ ~ ~
δxδp ≥ ⇒ δp = ≥
2 2δx 2δxmax

Vì hạt bị giam trong hố thế thành cao vô hạn nên:


~ ~2
δxmax = a ⇒ δp ≥ ⇒T ≥
2a 8ma2
Vì giếng thế cao vô hạn, hạt chỉ tồn tại trong giếng thế với thế năng bằng 0 tại
mọi điểm nên V = 0, ta còn lại:
~2
E=T ≥
8ma2
Điều này đúng với mọi trạng thái của hạt, bao gồm cả trường hợp hạt chỉ ở một
trạng thái có năng lượng cực tiểu Emin , mà khi hạt ở một trạng thái riêng lẻ thì
năng lượng trung bình cũng chính bằng năng lượng ứng với trạng thái đó. Vì vậy,
mức năng lượng thấp nhất của hạt có dạng:
~2
Emin =
8ma2
Câu 3: Rào thế bậc thang

Cho rào thế:



0 khi x < 0
V (x) =
V0 khi x ≥ 0

(a) Tính các hệ số truyền qua và phản xạ của hạt qua rào thế theo chiều dương của
trục tọa độ khi E > V0 .
Vì hàm thế năng không phụ thuộc thời gian nên ta tiến hành giải phương trình
Schrodinger dừng:
∂ 2 ψ(x) 2m
Ĥψ(x) = Eψ(x) ⇔ + 2 [E − V (x)]ψ(x) = 0
∂x2 ~

91
Xét vùng (I) (x < 0): V (x) = 0, phương trình Schodinger trở thành:

∂ 2 ψ(x) 2mE
+ 2 ψ(x) = 0
∂x2 ~

2mE
Đặt k1 = , nghiệm của phương trình có dạng:
~
ψI (x) = A1 eik1 x + B1 e−ik1 x

Xét vùng (II) (x ≥ 0): V (x) = V0 , phương trình Schrodinger trở thành:

∂ 2 ψ(x) 2m(E − V0 )
+ ψ(x) = 0
∂x2 ~2
p
2m(E − V0 )
Đặt k2 = , nghiệm của phương trình có dạng:
~
ψII (x) = A2 eik2 x + B2 e−ik2 x

Hàm sóng toán học thu được:

A1 eik1 x + B1 e−ik1 x nếu x < 0



ψ(x) =
A2 eik2 x + B2 e−ik2 x nếu x ≥ 0

Các điều kiện của hàm sóng vật lý:


+ Điều kiện đơn trị: Đã thỏa mãn.
+ Điều kiện chuẩn hóa: Ta chọn hệ số A1 = 1 rồi suy ra các hệ số còn lại.
+ Điều kiện hữu hạn được thay bằng điều kiện truyền sóng: Vì vùng x > 0
không tồn tại sóng phản xạ nên B2 = 0.
+ Điều kiện liên tục: Hàm sóng phải liên tục tạo rào thế, tức tại x = 0, ta được
hệ phương trình:

k − k2
 
 ψ(x)|x→0− = ψ(x)|x→0+   B1 = 1

1 + B1 = A2 k1 + k2
∂ψ(x) ∂ψ(x) ⇒ ⇒
= ik1 − ik1 B1 = ik2 A2 2k1

∂x x→0− ∂x x→0+  A2 =

k1 + k2
r
k2 V0 1−η 2
Đặt η = = 1− thì B1 = và A2 =
k1 E 1+η 1+η
Thành phần eik1 x là sóng phản xạ ứng với xung lượng ~k1 .
Thành phần B1 e−ik1 x là sóng phản xạ ứng với xung lượng −~k1 .
Thành phần A2 eik2 x là sóng truyền qua ứng với xung lượng ~k2 .

Sử dụng công thức mật độ dòng xác suất:

∂ψ ∗ (x)
 
i~ ∗ ∂ψ(x)
j=− ψ (x) − ψ(x)
2m ∂x ∂x

92
ta tính được mật độ dòng xác suất của sóng tới, sóng phản xạ, sóng truyền qua
lần lượt là:
i~  ik1 x  ~k1
−ik1 e−ik1 x − e−ik1 x ik1 eik1 x =

j0 = e
m m
i~  ~k1
B1 e−ik1 x B1∗ ik1 eik1 x − B1∗ eik1 x −B1 ik1 e−ik1 x = |B1 |2
 
jR =
m m
i~  ~k2
A2 eik2 x −A∗2 ik2 e−ik2 x − A∗2 e−ik2 x A2 ik2 eik2 x = |A2 |2
 
jT =
m m

Hệ số phản xạ:
 2
jR 1−η
R= = |B1 |2 =
j0 1+η

Hệ số truyền qua:
 √ 2
jT k2 2 η
T = = |A2 |2 × =
j0 k1 1+η

(b) Xét các trường hợp giới hạn E → +∞ và E → V0 , nêu ý nghĩa của kết quả
thu được.
Khi E → +∞ thì η → 1, dẫn đến R → 0 và T → 1: Hạt không bị phản xạ khi
có năng lượng rất cao so với chiều cao rào thế, tương tự như lý thuyết cổ điển.

Khi E → V0 thì η → 0, dẫn đến R → 1 và T → 0: Hạt bị phản xạ toàn phần bởi


rào thế.

Câu 4: Moment động lượng

(a) Thiết lập toán tử moment động lượng quỹ đạo và các hình chiếu lên các trục tọa
độ của nó trong hệ tọa độ Descartes.
Theo tiên đề tương ứng, biểu thức các toán tử được xây dựng tương tự như cơ
học cổ điển:

~ = Lx~i + Ly~j + Lz~k = ~r × p~


L
  
∂ ∂

 L̂x = y p̂z − z p̂y = −i~ y −z
∂z ∂y 



 
 L̂ = z p̂ − xp̂ = −i~ z ∂ − x ∂


~ˆ = L̂x~i + L̂y~j + L̂z~k = ~rˆ × p~ˆ ⇒
⇒L
y x z
 ∂x ∂z 

 ∂ ∂

 L̂z = xp̂y − y p̂z = −i~ x −y
∂y ∂z




 2 2 2 2
L̂ = L̂x + L̂y + L̂z

(b) Chứng minh các công thức giao hoán của các toán tử trên:

[L̂x , L̂y ] = i~L̂z , [L̂y , L̂z ] = i~L̂x , [L̂z , L̂x ] = i~L̂y


2 2 2
[L̂x , L̂ ] = [L̂y , L̂ ] = [L̂z , L̂ ] = 0

93
+ Xét giao hoán tử:

[L̂x , L̂y ] = [y p̂z − z p̂y , z p̂x − xp̂z ]


= [y p̂z , z p̂x ] − [y p̂z , xpˆz ] − [z p̂y , z p̂x ] + [z p̂y , xp̂z ]

Xét số hạng thứ nhất:

[y p̂z , z p̂x ] = y[p̂z , z p̂x ] + [y, z p̂x ]p̂z


= yz[p̂z , p̂x ] + y[pˆz , z]p̂x + z[y, p̂x ]p̂z + [y, z]p̂x p̂z
 

= 0 − i~y , z p̂x + 0 + 0
∂z
= −i~y p̂x

Tương tự, đối với số hạng thứ tư: [z p̂y , xp̂z ] = i~xp̂y

Xét số hạng thứ hai:

[y p̂z , xp̂z ] = y[p̂z , xp̂z ] + [y, xp̂z ]p̂z


= yx[p̂z , p̂z ] + y[p̂z , x]p̂z + x[y, p̂z ]p̂z + [y, x]p̂2z
=0

Tương tự, đối với số hạng thứ ba: [z p̂y , z p̂x ] = 0

Từ đó, ta được:

[L̂x , L̂y ] = i~[xp̂y − y p̂x ] = i~L̂z

Chứng minh tương tự: [L̂y , L̂z ] = i~L̂x và [L̂z , L̂x ] = i~L̂y
+ Xét giao hoán tử:

[L̂x , L̂2 ] = [L̂x , L̂2x + L̂2y + L̂2z ] = [L̂x , L̂2x ] + [L̂x , L̂2y ] + [L̂x , L̂2z ]
= 0 + L̂y [L̂x , L̂y ] + [L̂x , L̂y ]L̂y + L̂z [L̂x , L̂z ] + [L̂x , L̂z ]L̂z
= i~L̂y L̂z + i~L̂z L̂y − i~L̂z L̂y − i~L̂y L̂z
=0

Chứng minh tương tự: [L̂y , L̂2 ] = [L̂z , L̂2 ] = 0.


(c) Nêu ý nghĩa của các hệ thức giao hoán này.
Các giao hoán tử [L̂x , L̂y ], [L̂y , L̂z ], [L̂z , L̂x ] đều khác không chứng tỏ hình chiếu
moment động lượng quỹ đạo trên các trục Ox, Oy, Oz là các đại lượng không
xác định đồng thời. Các toán tử hình chiếu này không có chung bộ hàm riêng.

Các giao hoán tử [L̂x , L̂2 ] = [L̂y , L̂2 ] = [L̂z , L̂2 ] = 0 chứng tỏ bình phương moment
động lượng quỹ đạo và hình chiếu của moment động lượng trên một trục là hai
đại lượng xác định đồng thời. Hai toán tử tương ứng có chung bộ hàm riêng.

94
10.3 Đề thi kết thúc học phần - Học kỳ II - Năm học 2017-2018
Câu 1: Dao động tử điều hòa một chiều
Nêu các hiệu ứng lượng tự xảy ra trong chuyển động của dao động tử điều hòa một
chiều. Giải thích ý nghĩa.
Các hiệu ứng lượng tử:
+ Năng lượng của dao động tử điều hòa nhận các giá trị gián đoạn:
 
1
En = n + ~ω với n = 0, 1, 2, . . .
2

+ Mức năng lượng cực tiểu lớn hơn không:


1
E0 = ~ω
2

+ Tồn tại xác suất hạt xuất hiện trong vùng cấm cổ điển. Ở mức kích thích cao
(n  1), lý thuyết lượng tử tiệm cận với lý thuyết cổ điển.
Mô hình dao động tử điều hòa được dùng để giải thích lý thuyết của Planck về sự
lượng tử hóa năng lượng: Mỗi nút mạng trong mạng tinh thể của vật đen được mô
hình hóa bởi một dao động tử điều hòa. Vì năng lượng của dao động tử điều hòa nhận
các giá trị gián đoạn cách đều nhau một lượng ∆E = ~ω nên photon do nó phát ra
khi chuyển trạng thái có năng lượng bằng số nguyên lần ∆E, đúng như giả thuyết của
Max Planck.

ε = N ∆E = N ~ω

Câu 2: Nguyên lý bất định


(a) Viết và nêu ý nghĩa của hệ thức bất định Heisenberg.
Hệ thức bất định Heisenberg:
~
δxδp ≥
2
với δx, δp lần lượt là độ bất định tọa độ và xung lượng của hạt, ~ là hằng số
Planck thu gọn.

Ý nghĩa: Vị trí của hạt càng xác định (sai số nhỏ), thì xung lượng của hạt càng
bất định (sai số lớn), và ngược lại. Vì vậy, khái niệm quỹ đạo không có ý nghĩa
trong cơ học lượng tử.
(b) Sử dụng nguyên lý bất định để ước lượng mức năng lượng thấp nhất có thể có hạt
bị giam trong giếng thế vuông góc một chiều thành cao vô hạn:

+∞ khi x < −a ∨ x > a
V (x) =
0 khi − a ≤ x ≤ a

Theo định lý Ehrenfest, năng lượng trung bình của hạt:

E =T +V

95
p2
Sử dụng tiên đề tương ứng theo quan điểm cổ điển T = , kết hợp với công
2m
thức thống kê (δp)2 = p2 − p2 , ta có:

p2 (δp)2 + p2 (δp)2
T = = ≥
2m 2m 2m

Theo hệ thức bất định Heisenberg:


~ ~ ~
δxδp ≥ ⇒ δp = ≥
2 2δx 2δxmax

Vì hạt bị giam trong hố thế thành cao vô hạn nên:


~ ~2
δxmax = a ⇒ δp ≥ ⇒T ≥
2a 8ma2

Vì giếng thế cao vô hạn, hạt chỉ tồn tại trong giếng thế với thế năng bằng 0 tại
mọi điểm nên V = 0, ta còn lại:
~2
E=T ≥
8ma2

Điều này đúng với mọi trạng thái của hạt, bao gồm cả trường hợp hạt chỉ ở một
trạng thái có năng lượng cực tiểu Emin , mà khi hạt ở một trạng thái riêng lẻ thì
năng lượng trung bình cũng chính bằng năng lượng ứng với trạng thái đó. Vì vậy,
mức năng lượng thấp nhất của hạt có dạng:
~2
Emin =
8ma2

Câu 3: Nguyên tử hydro

(a) Thiết lập phương trình Schrodinger cho chuyển động của electron trong nguyên
tử Hydro và đưa phương trình này về phương trình chuyển động của khối tâm và
phương trình chuyển động tương đối giữa electron và hạt nhân.
Hamiltonian của nguyên tử Hydro:
1 2 1 2 1 e2
Ĥ = p̂h + p̂e −
2mh 2me 4πε0 |~rh − ~re |
 
∂ ~ ∂ ~ ∂ ~
với: p̂h = −i~ i+ j+ k là toán tử xung lượng của hạt nhân
 ∂xh ∂yh ∂zh 
∂ ~ ∂ ~ ∂ ~
p̂e = −i~ i+ j+ k là toán tử xung lượng của electron.
∂xe ∂ye ∂ze

~rh = xh~i + yh~j + zh~k là vector tọa độ của hạt nhân.


~re = xe~i + ye~j + ze~k là vector tọa độ của electron.

Để chuyển sang hệ tọa độ khối tâm, đặt:

~ = mh~rh + me~re
R ; ~r = ~re − ~rh
mh + me

96
với: R~ = X~i + Y ~j + Z~k là vector tọa độ của khối tâm.
~r = x~i + y~j + z~k là vector vị trí tương đối giữa hạt nhân và electron.
~ ~r lên các trục Ox, Oy, Oz:
Chiếu R,
mh xh + me xe mh yh + me ye mh zh + me ze
X= ; Y = ; Z=
mh + me mh + me mh + me

x = xe − xh ; y = ye − yh ; z = ze − zh

Các đạo hàm riêng:


∂ ∂ mh ∂ ∂ ∂ me ∂
=− + ; = +
∂xh ∂x mh + me ∂X ∂xe ∂x mh + me ∂X
∂ ∂ mh ∂ ∂ ∂ me ∂
=− + ; = +
∂yh ∂y mh + me ∂Y ∂ye ∂y mh + me ∂Y
∂ ∂ mh ∂ ∂ ∂ me ∂
=− + ; = +
∂zh ∂z mh + me ∂Z ∂ze ∂z mh + me ∂Z

Toán tử xung lượng của hạt nhân và electron trở thành:


    
∂~ ∂~ ∂~ mh ∂ ~ ∂ ~ ∂ ~
p̂h = −i~ − i+ j+ k + i+ j+ k
∂x ∂y ∂z mh + me ∂X ∂Y ∂Z
   
∂~ ∂~ ∂~ me ∂ ~ ∂ ~ ∂ ~
p̂h = −i~ i+ j+ k + i+ j+ k
∂x ∂y ∂z mh + me ∂X ∂Y ∂Z
 
∂ ~ ∂ ~ ∂ ~
Đặt: p̂c = −i~ ∂X i + ∂Y j + ∂Z k là toán tử xung lượng của khối tâm
 
∂~ ∂~ ∂ ~
p̂ = −i~ ∂x i + ∂y j + ∂z k là toán tử xung lượng cho chuyển động tương đối
giữa hạt nhân và electron

Vì p̂ và p̂c độc lập nên các toán tử bình phương dễ dàng được biểu diễn:
2mh 2me
p̂2h = p̂2 − p̂p̂c + p̂2c ; p̂2e = p̂2 + p̂p̂c + p̂2c
mh + me mh + me

Thành phần động năng trong Hamiltonian được viết:


p̂2h p̂2e
 
1 1 1 1 1
+ = + p̂2 + p̂2
2mh 2me 2 mh me 2 mh + me c
1 1 1
Đặt: = + với m là khối lượng rút gọn của hệ
m mh me
M = mh + me là tổng khối lượng của hệ
r = |~r| = |~rh − ~re | là khoảng cách tương đối giữa hạt nhân và electron

Hamiltonian được viết lại:


1 2 1 2 1 e2
Ĥ = p̂ + p̂c −
2m 2M 4πε0 r
~
Phương trình chuyển động cho khối tâm gồm thành phần chỉ phụ thuộc vào R:
 
1 2 ~ = Ec ψc (R)
~
p̂ ψc (R)
2M c

97
Phương trình chuyển động tương đối của hạt nhân và electron gồm thành phần
chỉ phụ thuộc vào ~r:

1 e2
 
1 2
p̂ − ψ(~r = Eψ(~r)
2m 4πε0 r

(b) Trong nguyên tử hydro, electron ở trạng thái cơ bản, tương ứng với hàm sóng
1
chuẩn hóa là Ψ100 (r, θ, ϕ) = √ 3/2
e−r/a0 . Tìm vị trí mà mật độ xác suất tìm
π(a0 )
thấy electron là lớn nhất. Giải thích ý nghĩa kết quả thu được khi so với lý thuyết
Bohr.
Vì hàm sóng phân bố cầu nên mật độ xác suất phân bố theo bán kính:

ρ(r) = |Ψ(r, θ, ϕ)|2 × r2 = A2 r2 × e−2r/a0

1
với A = √ .
π(a0 )3/2
Điều kiện cần cho vị trí có xác suất tìm thấy electron lớn nhất:

2r2 −2r/a0

∂ρ(r) −2r/a0 r=0
= 0 ⇒ 2re − e =0⇔
∂r a0 r = a0

Kiểm tra thấy ρ(r) đạt cực đại tại r = a0 .

Vậy mật độ xác suất tìm thấy electron lớn nhất tại r = a0 , chính là bán kính
Borh.
So với lý thuyết Bohr, ta thấy: Bán kính quỹ đạo dừng trong lý thuyết Borh
chính là vị trí có mật độ xác suất tìm thấy electron là lớn nhất theo lý thuyết
lượng tử. Tuy nhiên, lý thuyết lượng tử chỉ ra electron vẫn có thể xuất hiện ở
các vị trí khác với xác suất nhỏ hơn - điều này không có trong lý thuyết Bohr.

Câu 4: Dao động tử điều hòa ba chiều


Dao động tử điều hòa ba chiều có Hamiltonian như sau:

~2 1
Ĥ = − ∆ + mω 2 (x2 + y 2 + z 2 )
2m 2

(a) Từ hàm sóng và năng lượng của dao động tử điều hòa một chiều, hãy xác định
năng lượng và hàm sóng của dao động tử điều hòa ba chiều nêu trên.
Vì Hamiltonian không phụ thuộc thời gian nên ta tiến hành giải phương trình
Schrodinger dừng:

ĤΨ = Eψ

Hamiltonian có dạng tách biến:

~2 ∂ 2

1
Ĥ = − + mωx2

x

2m ∂x 2 2



~2 ∂ 2 1

Ĥ = Ĥx + Ĥy + Ĥz với Ĥy = − + mωy 2
 2m ∂y 2 2
2 2

 Ĥz = − ~ ∂ + 1 mωz 2



2m ∂z 2 2

98
Vì vậy, hàm sóng cũng có dạng tách biến: ψ(x, y, z) = X(x) × Y (y) × Z(z).

Phương trình Schrodinger trở thành:

Y Z Ĥx X + XZ Ĥy Y + XY Ĥz Z = EXY Z

Chia hai vế cho XY Z và đặt E = Ex + Ey + Ez , ta được:

Ĥx X Ĥy Y Ĥz Z


+ + = Ex + Ey + Ez
X Y Z

Ở dạng tách biến, ta đưa phương trình trên về ba phương trình Schrodinger của
ba dao động tử điều hòa một chiều theo ba phương Ox, Oy, Oz. Sử dụng kết quả
đã có đối với dao động tử điều hòa một chiều, gọi Xl (x), Ym (y), Zn (z) lần lượt
là hàm sóng của dao động tử điều hòa trên các phương tương ứng, ứng với số
lượng tử l, m, n là các số tự nhiên.

Hàm sóng của dao động tử điều hòa ba chiều có dạng:

ψlmn = Xl (x) × Ym (y) × Zn (z)

ứng với trị riêng:


 
3
Elmn = Ex + Ey + Ez = l + m + n + ~ω
2

(b) Sự suy biến năng lượng là gì? Nêu định nghĩa bậc suy biến. Tính bậc suy biến
năng lượng của dao động tử điều hòa ba chiều.
Các định nghĩa:
+ Sự suy biến năng lượng là hiện tượng hệ lượng tử có nhiều trạng thái có cùng
một mức năng lượng (nhiều hàm sóng ứng với một trị riêng).
+ Bậc suy biến ứng với một mức năng lượng là số trạng thái có cùng mức năng
lượng đó (số hàm sóng ứng với cùng một trị riêng).
Ứng với mỗi mức năng lượng Es thì tổng s = l + m + n không đổi. Vì vậy, bậc
suy biến gs đối với mức năng lượng Es chính là số cách chọn bộ ba số tự nhiên
(l, m, n) sao cho tổng của chúng luôn bằng s. Theo công thức thống kê toán học,
bậc suy biến này được tính bằng tổ hợp:
2
gs = Cs+2

Xem giải thích cách làm ở trang 54

Câu 5: Spin

Xác định hàm riêng của toán tử hình chiếu moment spin ŝy của hạt có spin 1/2, biết:
 
1 1 0 −i
ŝy = ~σy = ~
2 2 +i 0

99
Gọi hàm riêng của ŝy là χ ứng với trị riêng sy , ta có phương trình hàm riêng - trị
riêng:

 
1 0 −i
ŝy χ = sy χ ⇔ ~ χ = sy χ
2 +i 0
 
a
Suy ra hàm riêng phải có dạng: χ = . Thay vào và biến đổi, thu được:
b

    ( 1 ( 1
1 −ib a sy = + ~ sy = − ~
~ = sy ⇔ 2 ∨ 2
2 ia b a = −ib b = ia
 
1 −ib
+ Ứng với trị riêng sy = + ~, hàm riêng có dạng χ↑ = .
2 b

Theo điều kiện chuẩn hóa χχ+ = I:


 
−ib 1 1
ib∗ b∗ = (bb∗ + bb∗ ) = (1) ⇒ |b|2 = ⇒ chọn b = √

b 2 2
 
1 a
+ Ứng với trị riêng sy = − ~, hàm riêng có dạng χ↓ = .
2 ia
1
Sử dụng điều kiện chuẩn hóa tương tự, ta tìm được a = √ .
2

Vậy toán tử ŝy có:


 
1
↑ −i 1
+ Hàm riêng χ = √ ứng với trị riêng sy = + ~.
2 1 2
 
↓ 1 1 1
+ Hàm riêng χ = √ ứng với trị riêng sy = − ~.
2 i 2

100

You might also like