You are on page 1of 3

1.

Văn bản1:
Trai tài đầu bạc ngóng trời than,
Dựng nghiệp, mưu sinh luống lỡ làng.
Thu cúc xuân lan thành chuyện hão,
Hạ nồng đông rét giục ngày tàn.
Chó vàng thủ mãi quanh Hồng Lĩnh,
Mây trắng đau nằm cạnh Quế Giang.
Vẫn thích ở quê luôn có rượu,
Ba mươi đồng sẵn túi còn mang.
(Tạp thi 1 – Nguyễn Du, Nguyễn Thạch Giang dịch,
in trong Thơ chữ Hán Nguyễn Du, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1978)
2. Văn bản 2
SỞ KIẾN HÀNH(*)
(Những điều trông thấy) – Nguyễn Du
Phiên âm:
Hữu phụ huề tam nhi Huyết nhục tự sài lang
Tương tương toạ đạo bàng Mẫu tử bất túc tuất
Tiểu giả tại hoài trung Phủ nhi tăng đoạn trường
Ðại giả trì trúc khuông Kỳ thống tại tâm đầu
Khuông trung hà sở thịnh Tạc tiêu Tây Hà dịch
Lê hoắc tạp tì khang Cung cụ hà trương hoàng
Nhật án bất đắc thực Lộc cân tạp ngư xí
Y quần hà khuông nhương Mãn trác trần trư dương
Kiến nhân bất ngưỡng thị Trưởng quan bất hạ trợ
Lệ lưu khâm lang lang Tiểu môn chỉ lược thường
Quần nhi thả hỉ tiếu Bát khí vô cố tích
Bất tri mẫu tâm thương Lân cẩu yếm cao lương
Mẫu tâm thương như hà Bất tri quan đạo thượng
Tuế cơ lưu dị hương Hữu thử cùng nhi nương
Dị hương sảo phong thục Thuỳ nhân tả thử đồ
Mễ giá bất thậm ngang Trì dĩ phụng quân vương
Bất tích khí hương thổ
Cẩu đồ cứu sinh phương
Nhất nhân kiệt dung lực
Bất sung tứ khẩu lương
Thiên nhật giai vị hoàng
Âm phong phiêu nhiên chí
Hành nhân diệc thê hoàng
Duyên nhai nhật khất thực
Thử kế an khả trường
Nhãn hạ uỷ câu hác
Dịch nghĩa
Có người đàn bà dắt ba đứa con Máu thịt nuôi lang sói
Cùng nhau ngồi bên đường Mẹ chết không thương tiếc
Ðứa nhỏ trong bụng mẹ Vỗ về con càng thêm đứt ruột
Ðứa lớn cầm giỏ tre Trong lòng đau xót lạ thường
Trong giỏ đựng gì lắm thế? Mặt trời vì thế phải vàng uá
Rau lê, hoắc lẫn cám Gió lạnh bỗng ào tới
Qua trưa rồi chưa được ăn Người đi đường cũng đau đớn làm sao
Áo quần sao mà rách rưới quá Ðêm qua ở trạm Tây Hà
Thấy người không ngẩng nhìn Tiệc tùng cung phụng khoa trương quá
Nước mắt chảy ròng ròng trên áo mức
Lũ con vẫn vui cười Gân hươu cùng vây cá
Không biết lòng mẹ đau Ðầy bàn thịt heo, thịt dê
Lòng mẹ đau ra sao? Quan lớn không thèm đụng đũa
Năm đói lưu lạc đến làng khác Ðám theo hầu chỉ nếm qua
Làng khác mùa màng tốt hơn Vứt bỏ không luyến tiếc
Giá gạo không cao quá Chó hàng xóm cũng ngán món ăn ngon
Không hối tiếc đã bỏ làng đi Không biết trên đường cái
Miễn sao tìm được phương tiện sống Có mẹ con đói khổ nhà này
Một người làm hết sức Ai người vẽ bức tranh đó
Không đủ nuôi bốn miệng ăn Ðem dâng lên nhà vua
Dọc đường mỗi ngày đi ăn mày
Cách ấy làm sao kéo dài mãi được
Thấy trước mắt cái lúc bỏ xác bên ngòi
rãnh
Dịch thơ:
Một mẹ cùng ba con, Thịt da béo cầy sói.
Lê la bên đường nọ, Mẹ chết có tiếc gì,
Đứa bé ôm trong lòng, Thương đàn con vô tội,
Đứa lớn tay mang giỏ. Nỗi đau như xé lòng,
Trong giỏ đựng những gì? Trời cao có thấu nổi?
Mớ rau lẫn tấm cám, Gió lạnh bỗng đâu về
Nửa ngày bụng vẫn không, Khách đi đường rầu rĩ,
Áo quần vẻ co dúm. Đêm qua trạm Tây Hà
Gặp người chẳng dám nhìn, Mâm cổ sang vô kể?
Lệ sa vạt áo ướt, Nào vây cá, gân hươu,
Mấy con vẫn cười đùa, Lợn dê mâm đầy ngút,
Biết đâu lòng mẹ xót. Quan lớn không động đũa,
Lòng mẹ xót vì sao? Tuỳ tùng chỉ nếm chút.
Đói kém phải phiêu bạt. Thức ăn thừa đổ đi
Nơi đây mùa khá hơn, Chó no ngấy món ngon,
Giá gạo không quá đắt. Biết đâu bên đường quan,
Quản chi bước lưu ly, Có mẹ con cực khổ!
Miễn sống qua thì đói. Ai vẽ bức tranh này
Nhưng một người làm thuê, Dâng lên nhà vua rõ!
Nuôi bốn miệng sao nổi!
Lần phố xin miếng ăn,
Cách ấy đâu được mãi!
Chết lăn rãnh đến nơi,
(Theo Thơ chữ Hán Nguyễn Du, Nhà xuất bản Văn học, 1978, tr. 27-28 & 449-
454.)
(*)
Bài thơ “Sở kiến hành” (Những điều trông thấy) được Nguyễn Du sáng tác khi ông
đang dẫn đầu phái đoàn đi sứ sang Trung Quốc từ năm 1813 đến năm 1814.
3. Văn bản 3:

Khi tỉnh rượu lúc tàn canh,


Giật mình, mình lại thương mình xót xa.
Khi sao phong gấm rủ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.
Mặt sao dày gió dạn sương
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân!
Mặc người mưa Sở mây Tần,
Những mình nào biết có xuân là gì.
Đòi phen gió tựa hoa kề,
Nửa rèm tuyết ngậm bốn bể trăng thâu.
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu,
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?
Đòi phen nét vẽ câu thơ,
Cung cầm trong nguyệt nước cờ dưới hoa.
Vui là vui gượng kẻo là,
Ai tri âm đó mặn mà với ai?
(Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, NXB Văn học, 2018)
Vị trí đoạn trích: Khi Mã Giám Sinh đưa Kiều đến nhà chứa của Tú Bà, Kiều đã quyết
liệt chống lại âm mưu biến nàng thành kĩ nữ, nhưng cuối cùng nàng đã rơi vào bẫy
của Tú Bà và buộc phải ra tiếp khách. Đoạn trích trên diễn tả tình cảnh trớ trêu mà
Kiều đã gặp phải và nỗi niềm thương thân xót phận của Kiều.

You might also like