You are on page 1of 4

BIẾN DẠNG CỦA VẬT RẮN

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT.


I. BIẾN DẠNG ĐÀN HỒI.
1. Biến dạng.
Khi không có ngoại lực tác dụng, vật rắn có kích thước và hình dạng xác định.
Khi có ngoại lực tác dụng, vật rắn thay đổi hình dạng và kích thước, ta nói vật bị biến dạng.
Mức độ biến dạng phụ thuộc vào độ lớn của ngoại lực.

2. Biến dạng kéo và biến dạng nén.


Khi vật chịu tác dụng của cặp lực nén ngược chiều nhau, vuông góc với bề mặt của vật và hướng vào phía trong
vật, ta có biến dạng nén.
Khi vật chịu tác dụng của cặp lực kéo ngược chiều nhau, vuông góc với bề mặt của vật và hướng ra phía ngoài
vật, ta có biến dạng kéo.

3. Biến dạng đàn hồi.


Có thể chia thành 2 loại biến dạng: biến dạng đàn hồi và biến dạng không đàn hồi.
Biến dạng đàn hồi là biến dạng mà khi ngoại lực 𝐹⃗ ngưng tác dụng vào vật, vật trở lại hình dạng và kích
thước ban đầu.
Giới hạn mà trong đó vật rắn còn giữ được tính đàn hồi gọi là giới hạn đàn hồi của vật rắn.
II. LỰC ĐÀN HỒI. ĐỊNH LUẬT HOOKE.
1. Lực đàn hồi.
Là lực xuất hiện khi một vật bị biến dạng đàn hồi và có xu hướng chống lại
𝑭𝒅𝒉⃗
nguyên nhân gây ra biến dạng (chống lại ngoại lực 𝐹⃗ tác dụng vào vật).
2. Lực đàn hồi của lò xo.
𝑭𝒅𝒉⃗
Khi lò xo bị biến dạng ̣(kéo hoặc nén), ở hai đầu của lò xo xuất hiện lực đàn
hồi và tác dụng vào vật tiếp xúc (hay gắn) với lò xo. 𝑭𝒅𝒉⃗
Lực đàn hồi của lò xo có: 𝑷⃗
+ Điểm đặt: ở hai đầu của lò xo (trên vật tiếp xúc hoặc gắn với lò xo).
+ Phương trùng với trục của lò xo.
+ Chiều ngược chiều biến dạng của lò xo.
+ Độ lớn (tuân theo định luật Hooke):
𝑭𝒅𝒉⃗ 𝑷⃗
3. Định luật Hooke.
Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo.
𝐹 = 𝑘. |𝛥𝑙| = 𝑘. |𝑙 − 𝑙 |
+ 𝐹 là lực đàn hồi (N).
+ 𝑘 là hệ số đàn hồi (độ cứng) của lò xo (N/m), phụ thuộc vào kích thước, hình dạng và chất liệu của lò xo.
+ 𝑙 là chiều dài hiện tại của lò xo (m).
+ 𝑙 là chiều dài tự nhiên hay chiều dài ban đầu – khi lò xo không bị
biến dạng (m)
+ |Δ𝑙| = |𝑙 − 𝑙 | là độ biến dạng của lò xo (m).
4. Đồ thị lực đàn hồi - độ biến dạng của lò xo.
Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc lực đàn hồi vào độ dãn của lò xo
Phần đồ thị ngoài đoạn OA ứng với lực đặt vào vượt quá giới hạn
đàn hồi của lò xo. Khi đó lực đàn hồi không còn tỉ lệ thuận với độ
biến dạng nữa.
B. BÀI TẬP.
I. VÍ DỤ.
1. Một lò xo có chiều dài tự nhiên 40 cm được treo thẳng đứng. Khi treo vào đầu tự do của nó một vật có khối
lượng 4 kg thì lò xo có chiều dài 50 cm (ở vị trí cân bằng). Tính độ cứng của lò xo. Lấy 𝑔 = 9,8 m/s .
Hướng dẫn giải
. ,
Vật ở trạng thái cân bằng: 𝐹 = 𝑃 ⇒ 𝑘. |Δ𝑙| = 𝑚𝑔 ⇒ 𝑘 = |∆ |
=| || ,
= 392 N/m
, |
2. Một lò xo có độ cứng 𝑘 = 50 N/m, đầu trên được móc vào điểm treo cố định, đầu dưới gắn vật nhỏ có khối
lượng 𝑚. Biết rằng khi cân bằng lò xo dài thêm 10 cm. Lấy 𝑔 = 9,8 m/s . Tính khối lượng của vật nặng.
ĐA: 𝑚 = 0,5 kg
3. Một lò xo có chiều dài tự nhiên 𝑙 = 30 cm, độ cứng 𝑘 = 10 N/m đầu trên được treo vào điểm cố định. Đầu
dưới của lò xo được gắn với vật nặng có khối lượng 𝑚 = 150 g. Tìm chiều dài lò xo khi nó ở trạng thái cân
bằng. Lấy 𝑔 = 9,8 m/s . ĐA: 𝑙 = 45 cm
4. Một lò xo đầu trên được treo vào một điểm cố định, đấu dưới gắn với vật 𝐴 có khối lượng 𝑚 = 100 g thì khi
cân bằng lò xo dãn 5 cm. Để khi cân bằng lò xo dãn 20 cm thì cần phải gắn thêm vào vật 𝐴 một gia trọng ∆𝑚
có khối lượng bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
Ta có: 𝑘. Δ𝑙 = 𝑚𝑔; 𝑘. Δ𝑙 = (𝑚 + Δ𝑚)𝑔; = ⇔ = ⇒ 𝛥𝑚 = 300 g
5. Một lò xo bố trí theo phương thẳng đứng và có gắn vật nặng khối lượng 𝑚 = 200 g.
Khi vật treo ở dưới thì lò xo dài 17 cm, khi vật đặt ở trên thì lò xo dài 13 cm. Lấy 𝑔 =
10 m/s và bỏ qua trọng lượng của móc treo, giá đỡ vật nặng. Tính độ cứng của lò xo.
Hướng dẫn giải
Khi vật treo ở dưới lò xo: 𝐹 = 𝑃 ⇒ 𝑘(0,17 − 𝑙 ) = 0,2.10
Khi vật đặt ở trên lò xo: 𝐹 = 𝑃 ⇒ 𝑘(𝑙 − 0,13) = 0,2.10
⇒ 𝑙 = 0,15 m; 𝑘 = 100 N.
6. Một lò xo đầu trên cố định. Nếu treo vật nặng khối lượng 600 g vào một đầu thì lò xo có chiều dài 23 cm.
Nếu treo vật nặng khối lượng 800 g vào một đầu thì lò xo có chiều dài 24 cm, Biết khi treo cả hai vật trên vào
một đầu thì lò xo vẫn ở trong giới hạn đàn hồi. Lấy 𝑔 = 10 m/s . Tính độ cứng của lò xo.
7. Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 𝑙 . Treo lò xo thẳng đứng và móc vào đầu dưới một vật khối lượng 𝑚 =
100 g thì chiều dài lò xo bằng 31 cm. Treo thêm vào đầu dưới một vật nữa có khối lượng 𝑚 = 100 g thì chiều
dài lò xo bằng 32 cm. Lấy 𝑔 = 10 m/s . Tìm độ cứng và chiều dài tự
nhiên của lò xo.
8. Một lò xo có chiều dài tự nhiên bằng 20 cm được treo thẳng đứng
vào một điểm cố định. Khi treo vào đầu còn lại một vật có khối lượng
500 g, lò xo có chiều dài 22 cm khi vật ở vị trí cân bằng. Lấy 𝑔 =
9,8 m/s .
a. Tính độ cứng của lò xo.
b. Để giữ vật nặng cố định tại vị trí lò xo có chiều dài bằng 19 cm, cần
tác dụng một lực nâng vào vật theo phương thẳng đứng có độ lớn bằng bao nhiêu?

9. Một học sinh thực hiện thí nghiệm đo độ cứng của một lò xo và thu
được kết quả như hình vẽ bên. Độ cứng của lò xo này có giá trị bằng
bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
Ta có: 𝐹 = 𝑃 ⇒ 𝑘. 𝛥ℓ = 𝑃
⇒𝑘= = = 20 N/m
ℓ ,

10. Một lò xo có chiều dài tự nhiên 𝑙 , được treo vào điểm cố định 𝑂. Nếu treo vào lò xo một vật có khối lượng
𝑚 = 100 g thì chiều dài của lò xo là 𝑙 = 31 cm, nếu treo thêm vật có khối lượng 𝑚 = 200 g thì chiều dài
của lò xo là 𝑙 = 33 cm. Biết gia tốc rơi tự do 𝑔 = 9,81 m/s , bỏ qua khối lượng lò xo, tính độ cứng và chiều
dài tự nhiên của lò xo. ĐS: 𝒍𝟎 = 𝟑𝟎 𝐜𝐦; 𝒌 = 𝟗𝟖 𝐍/𝐦
11. Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 𝑙 = 5,0 cm. Treo lò xo thẳng đứng và móc vào đầu dưới một vật có khối
lượng 𝑚 = 0,50 kg thì lò xo dài 𝑙 = 7,0 cm. Khi treo một vật khác có khối lượng 𝑚 chưa biết thì lò xo dài
𝑙 = 6,5 cm. Lấy 𝑔 = 9,8 m/s . Tính độ cứng của lò xo và khối lượng 𝑚 . ĐS: 245 N/m; 0,375 kg.
BÀI TẬP RÈN LUYỆN.
Bài 1. Một lò xo có khối lượng không đáng kể và chiều dài tự nhiên 20 cm, treo vào đầu dưới của lò xo một
vật nặng 100 g thì lò xo có chiều dài 25 cm. Tính độ cứng của lò xo? ĐS: 𝟐𝟎 𝐍/𝐦.
Bài 2. Một dây thép đàn hồi có độ cứng 4000 N/m khi chịu một lực 100 N tác dụng có giá trùng với trục của
dây thì nó biến dạng một đoạn bao nhiêu? ĐS: 𝟐𝟓 𝐦𝐦.
Bài 3. Lò xo thứ nhất bị dãn ra 8 cm khi treo vật có khối lượng 2 kg, lò xo thứ hai bị dãn ra 4 cm khi treo vật
có khối lượng 4 kg. So sánh độ cứng của hai lò xo? Giả sử cả hai lò xo có khối lượng không đáng kể.
ĐS: 𝒌𝟐 = 𝟒. 𝒌𝟏
Bài 4. Một lò xo có khối lượng không đáng kể, có chiều dài tự nhiên là 40 cm. Một đầu được treo vào một điểm
cố định, đầu còn lại được treo vật có khối lượng 100 g thì lò xo dãn ra thêm 2 cm. Tính chiều dài của lò xo khi
treo thêm một vật có khối lượng 25 g? ĐS: 𝟒𝟐, 𝟓 𝐜𝐦.
Bài 5. Một lò xo có khối lượng không đáng kể được treo theo phương thẳng đứng, có độ cứng 120 N/m. Đầu
trên lò xo cố định, đầu dưới gắn quả nặng khối lượng 𝑚 thì lò xo dãn ra 10 cm. Tính khối lượng của quả nặng?
ĐS: 𝟏, 𝟐 𝐤𝐠.
Bài 6. Một lò xo có khối lượng không đáng kể, được treo thẳng đứng, đầu trên cố định, đầu dưới treo quả nặng
100 g thì lò xo dãn ra một đoạn 2 cm. Treo thêm quả nặng khối lượng bao nhiêu để lò xo dãn ra 5 cm?
ĐS: 𝟏𝟓𝟎 𝐠.
Bài 7. Một lò xo có khối lượng không đáng kể, khi treo vật 100 g thì nó dãn ra 5 cm.
a. Tìm độ cứng của lò xo?
b. Khi treo vật có khối lượng 𝑚 thì lò xo dãn ra 3 cm. Tính 𝑚 ?
c. Khi treo một vật khác có khối lượng 500 g thì lò xo dãn ra bao nhiêu? ĐS: 𝟐𝟎 𝐍/𝐦; 𝟔𝟎 𝐠; 𝟐𝟓 𝐜𝐦.
Bài 8. Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 20 cm. Khi lò xo có chiều dài 24 cm thì lực dàn hồi của nó bằng 5 N.
Hỏi khi lực đàn hồi của lò xo bằng 10 N thì chiều dài của nó bằng bao nhiêu? ĐS: 𝟐𝟖 𝐜𝐦.
Bài 9. Một lò xo có khối lượng không đáng kể, được treo thẳng đứng, khi treo vật 𝑚 = 200 g vào đầu lò xo
thì lò xo dài 𝑙 = 25 cm, nếu thay 𝑚 bởi 𝑚 = 300 g vào lò xo thì chiều dài của lò xo là 𝑙 = 27 cm. Tính độ
cứng của lò xo và chiều dài tự nhiên của lò xo. ĐS: 𝟓𝟎 𝐍/𝐦; 𝟐𝟏 𝐜𝐦
Bài 10. Một lò xo có khối lượng không đáng kể, được treo thẳng đứng, phía dưới treo quả cân có khối lượng
200 g thì chiều dài của lò xo là 30 cm. Nếu treo thêm vào một vật có khối lượng 250 g thì lò xo dài 32 cm.
Hãy tính độ cứng của lò xo và chiều dài của nó khi chưa treo vật vào lò xo? ĐS: 𝟏𝟐𝟓 𝑵/𝒎; 𝟐𝟖, 𝟒 𝒄𝒎.

You might also like