You are on page 1of 2

NĂNG LƯỢNG CON LẮC LÒ XO DĐ ĐH

Bài 1: Một con lắc lò xo gồm một quả cầu có khối lượng m = 0,5kg và lò xo có độ cứng K = 50N/m
được treo thẳng đứng. Kéo quả cầu ra khỏi vị trí cân bằng 3cm theo phương thẳng đứng rồi nhẹ nhàng
buông tay.
1. Viết phương trình dao động của quả cầu, lấy gốc thời gian là lúc bắt đầu buông tay, chiều dương từ
trên xuống dưới.
2. Xác định vận tốc và gia tốc của quả cầu tại điểm có li độ +2cm.
3. Tính cơ năng toàn phần và vận tốc cực đại của con lắc.
Bài 2: Quả cầu có khối lượng m treo vào lò xo khối lượng không đáng kể có độ cứng K = 50 N/cm. Kéo
vật m khỏi VTCB 3cm và truyền vận tốc 2m/s theo phương thẳng đứng thì vật dao động với tần số
25
f= Hz.

1. Tính m và chu kì dao động.
2. Tính động năng của quả cầu khi nó qua điểm có tọa độ -2,5cm theo chiều dương (chọn gốc là VTCB).
Bài 3: Một lò xo khối lượng không đáng kể có độ cứng K = 50N/m treo thẳng đứng, đầu dưới mang quả
cầu nhỏ khối lượng m = 100g. Chọn trục x’x thẳng đứng, chiều dương hướng xuống, gốc tọa độ tại vị trí
cân bằng. Quả cầu dao động điều hòa với cơ năng bằng 2.10-2 (J). Chọn gốc thời gian là lúc quả cầu
đang đi lên qua vị trí có li độ x = 2cm.
1. Viết phương trình dao động của quả cầu.
2. Xác định vị trí của vật mà tại đó động năng bằng 3 lần thế năng.
3. Xác định khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần động bằng 3 lần thế năng.
Bài 4: Năng lượng của con lắc lò xo biến đổi bao nhiên lần khi

1. Tăng khối lượng lên 2 lần đồng thời biên độ tăng 2 lần.
2. Tần số tăng 3 lần và biên độ giảm 2 lần.
Bài 5: Một con lắc lò xo gồm quả nặng có khối lượng m = 100g. và lò xo có khối lượng không đáng kể .
Con lắc dao động với phương trình x  4 cos(10t )cm
1. Tìm cơ năng của con lắc.
2. Tính vận tốc của vật khi thế năng bằng 3 lần động năng.
3. Tính khoảng thời gian ngắn nhất giữa 2 lần mà động năng bằng thế năng.
Bài 6: Một con lắc lò xo k = 0,25N/m nằm ngang, một đầu cố định đầu còn lại gắn vào vật khối lượng
m. Vật đang ở vị trí cân bằng được truyền vận tốc 15,7cm/s theo phương ngang thì dao động điều hòa
với tần số 1,25Hz.
1. Tính cơ năng và biên độ dao động cảu con lắc.
2. Khi vật đến li độ cực đại người ta truyền cho nó một vận tốc 0,314m/s theo hướng về vị trí cân bằng.
Tìm biên độ dao động mới của con lắc.
Bài 7: Một con lắc treo thẳng đứng khối lượng m = 100g, lò xo có độ cứng k = 10N/m. Chiều dài tự
nhiên 30cm.

1. Tính năng lượng của quả cầu khi dao động điều hòa, biết lúc quả cầu có li độ x = + 3 cm thì vận tốc
quả cầu là 10cm/s. Suy ra biên độ dao động.
2. Tìm chiều dài lò xo khi động năng bằng 3 lần thế năng.
3. Tính động năng cảu vật khi lò xo có chiều dài 38,5cm.
4. Tính vật tốc của vật khi động năng bằng thế năng.
Bài 8: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng. Ở vị trí cân bằng lò xo dãn 2,5cm. Cho lò xo dao động, thế
năng của nó khi có vận tốc 40 3 cm/s là 0,02J. Quả cầu nặng 250g. Chọn gốc thời gian là lúc quả cầu
có li độ x = -2cm và đang chuyển động theo chiều dương. Xác định các thời điểm quả cầu có vận tốc cực
đại trong 2 chi kì đầu.
Bài 9: lò xo có chiều dài tự nhiên 20cm. Đầu trên được giữ cố định. Treo vào đầu dưới lò xo vật có khối
lượng 100g. Từ vị trí cân bằng kéo vật thẳng đứng hướng xuống dưới cho tới khi lò xo dài 26,5cm và
buông không vận tốc đầu. Tính thế năng, động năng và cơ năng của lò xo khi có chiều dài 24,5cm.

Bài 10: Một con lắc lò xo vật nặng có khối lượng 2 kg dao động điều hòa theo phương ngang. Vận tốc
cực đại của vật 0,6m/s. Chọn t = 0 lúc vật qua vị trí x  3 2 cm theo chiều âm, tại đó thế năng bằng
động năng. Tính độ lớn lực đàn hồi tại t =  (s).
20
Bài 11: Một vật khối lượng 100g gắn vào lò xo có khối lượng không đáng kể. Khi vật ở vị trí cân bằng
lò xo bị nén, vật chuyển động không ma sát trên mặt phẳng nghiêng góc 300 so với phương ngang. Chọn
vị trí cân bằng làm gốc tọa độ chiều dương hướng lên.Đưa vật đến vị trí mà lò xo bị nén 3cm rồi buông
nhẹ cho dao động điều hòa. Biết năng lượng vật dao động là 30mJ. Viết phương trình dao động của vật
và t ính thời gian lò xo dãn trong 1 chu kì.

You might also like