Phieu BT Cuoi Tuan

You might also like

You are on page 1of 10

PHIẾU LUYỆN 1

I. Đọc – hiểu
Đọc câu chuyện sau và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc thực hiện yêu cầu:

Nếu ước mơ đủ lớn

Tôi chú ý đến cô bé ấy khi thấy cô rất ham mê bóng rổ. Có lần, hai bác cháu nói chuyện, cô bé
bảo: “Nhưng cháu chỉ có thể theo học nếu có học bổng. Cháu nghĩ nếu chơi bóng thật xuất sắc, sẽ
nhận được học bổng. Ba cháu bảo nếu ước mơ đủ lớn, những chuyện khác chỉ là chuyện nhỏ.” Một
hôm, thấy cô bé buồn, tôi hỏi, cô trả lời: “Các huấn luyện viên bảo cháu hơi thấp, không thể chơi cho
đội hạng nhất. Như vậy thì nói gì đến học bổng được nữa!”.

- Ý ba cháu thế nào?

- Ba cháu bảo: “Các huấn luyện viên sai bét, vì họ không hiểu được sức mạnh của ước mơ. Nếu
con thực sự muốn thì không gì có thể ngăn cản con, ngoại trừ một điều: thái độ của chính mình!”.

Năm cuối phổ thông, đội bóng của cô giành giải vô địch toàn quốc, cô được cấp học bổng vào
đại học. Trước khi qua đời, cha cô nói: “Tiếp tục ước mơ con nhé, đừng để ước mơ của con chết theo
ba.” Những năm sau, cô đã hoàn tất chương trình đại học rất xuất sắc. Bởi vì mỗi khi muốn bỏ cuộc,
cô lại nhớ lời ba: “Nếu ước mơ đủ lớn, con có thể làm được mọi việc.”.

(Sưu tầm)

1. Cô bé đam mê môn thể thao nào?


A. bóng đá B. bóng rổ C. cầu lông D. nhảy xa
2. Cô bé buồn phiền vì điều gì?
A. Cô không đủ chiều cao để chơi cho đội bóng rổ hạng nhất, như thế sẽ không thể có học bổng đề vào
đại học.
B. Cô không có đủ tiền để tham gia khóa huấn luyện của đội bóng quốc gia.
C. Bố của cô không đồng ý cho cô chơi bóng rổ, muốn cô tập trung vào việc ôn thi đại học.
D. Các huấn luyện viên không nhận cô vào đội bóng rổ của trường.
3. Ba của cô bé nói với cô điều gì khi huấn luyện viên bảo cô không đủ chiều cao để chơi cho đội hạng
nhất?
A. Nếu ước mơ viển vông thì con sẽ không thể thực hiện được.
B. Con chỉ nên ước mơ những điều nhỏ bé.
C. Nếu con thực sự muốn thì không gì có thể ngăn cản con.
D. Hãy tiếp tục ước mơ, đừng để ước mơ chết theo ba.
4. Theo bố của cô bé, điều gì có thể ngăn cản được ước mơ?
A. sự cần cù B. may mắn C. thái độ của chính mình D. sự kiên nhẫn
5. Theo em, thế nào là “ước mơ đủ lớn”?
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

II. Bài tập


1. Xác định công dụng của dấu gạch ngang trong đoạn dưới đây:
“Để làm một con thỏ bằng giấy, cần chuẩn bị các dụng cụ, vật liệu sau:
- Kéo, bút chì, bút màu, hồ dán
- Giấy trắng hoặc bìa (2 tờ)
- Giấy màu (1 tờ).”
(Theo Lâm Anh)
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

2. Điền dấu gạch ngang vào vị trí thích hợp trong các câu sau:
a. “Chúng ta đang tập trung phát triển mạnh du lịch biển và ven biển, gắn với các khu di tích, danh lam
thắng cảnh của cả vùng duyên hải Trung Bộ, đặc biệt trên tuyến Huế Đà Nẵng Hội An Nha Trang.”
b. “Mai liền sà tới khóm lan, đưa tay nâng niu nhành hoa… Bỗng chỉ một chút sơ ý, cành hoa bị gãy.
Trống ngực cô dồn dập khi nghe tiếng mẹ thảng thốt:
Mai! Sao con ngắt hoa?
Mẹ ơi, con không ngắt. Con chỉ sơ ý thôi…
Cô bé òa khóc. Người mẹ thở dài:
Con có biết ông chủ nhà rất yêu hoa không? Con qua xin lỗi ông đi.”
3. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu văn sau:
a. Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một đoàn quân danh dự đứng trang nghiêm.
b. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà, nước biển đổi sang màu xanh lục.

4. Tìm 2 từ láy, 2 từ ghép phân loại và 2 từ ghép tổng hợp có tiếng “vui”
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
3. Lập dàn ý cho bài văn miêu tả một loài động vật hoang dã mà em có dịp quan sát.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
PHIẾU LUYỆN 2
I. Đọc – hiểu
Đọc đoạn trích và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc thực hiện yêu cầu:
Hãy sống với ước mơ
Cách đây đã lâu, có một cậu bé nhà nghèo, ngày ngày theo cha đi hết chuồng ngựa này đến chuồng
ngựa khác để giúp cha luyện ngựa. Một hôm, thầy giáo của cậu đề nghị học sinh viết ước mơ của mình.
Khi các bạn học sinh khác mong muốn sẽ trở thành những kỹ sư, bác sĩ,… thì cậu bé lại viết về ước mơ
của mình là trở thành chủ một trại ngựa. Cậu còn vẽ cả sơ đồ trại ngựa, ghi rõ vị trí từng chuồng ngựa.
Bài viết hôm ấy cậu chỉ được điểm 1 cùng lời phê của thầy giáo: “Ở lại gặp thầy sau giờ học!”. Thầy giáo
nói với cậu vào cuối buổi học hôm ấy:
- Đây là một ước mơ viển vông. Em có biết là để làm chủ một trại ngựa thì phải cần số tiền lớn như
thế nào không? Em nên xác định mục tiêu của mình thiết thực hơn. Nếu em viết lại một bài khác thầy
sẽ chấm điểm lại cho em.
Suốt cả tuần đó, cậu bé nghĩ ngợi rất nhiều. Cậu hỏi ý kiến bố, bố đáp:
- Con phải tự quyết định thôi. Điều đó rất quan trọng đối với con.
Sau khi đắn đo, cậu vẫn nộp cho thầy giáo bài làm cũ mà không sửa đổi gì. Cậu mạnh dạn nói:
– Thưa thầy, em xin giữ lấy ước mơ và đồng ý nhận điểm kém.
Nhiều năm trôi qua, một hôm vị thầy giáo đó dẫn ba mươi học trò của mình đến một trang trại rộng
hai trăm mẫu để cắm trại. Thật tình cờ, đó chính là trang trại của cậu học trò năm xưa. Hai thầy trò gặp
nhau. Thầy tỏ ra rất ân hận, nhưng cậu bé nay đã là ông chủ vội đáp:
(Theo báo Điện tử)
1. Ước mơ của cậu bé trong câu chuyện trên là gì?
A. trở thành người huấn luyện ngựa đua B. trở thành chủ một trường đua ngựa
C. trở thành chủ của một trại ngựa D. trở thành một bác sĩ
2. Vì sao thầy giáo cho điểm 1 vào bài văn của cậu bé?
A. Vì nội dung bài viết lan man, lạc đề.
B. Vì thầy giáo cho rằng ước mơ của cậu bé quá viển vông.
C. Vì thầy giáo cho rằng ước mơ của cậu bé quá tầm thường.
D. Vì cậu vẽ cả sơ đồ trại nuôi ngựa trong bài.
3. Cậu bé đã làm gì khi thầy giáo yêu cầu viết một bài khác để chấm điểm lại?
A. viết lại bài khác với một ước mơ thực tế hơn C. nhờ bố nói chuyện để thuyết phục thầy giáo
B. viết lại bài khác với lời lẽ thuyết phục hơn D. nộp bài cũ mà không sửa gì, chấp nhận điểm
kém
4. Theo em, câu chuyện muốn nói lên điều gì?
A. Viết văn chỉ cần đúng thực tế, không nói những điều khó xảy ra.
B. Hãy quyết tâm theo đuổi tới cùng những khát vọng của đời mình.
C. Muốn làm chủ một trại ngựa thì phải chuẩn bị một số tiền lớn.
D. Đừng bao giờ chia sẻ với người khác về ước mơ của mình.
5. Nếu là cậu bé trong câu chuyện, em sẽ nói gì với thầy giáo khi gặp lại?
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
II. Bài tập (Phần 1 – trắc nghiệm)

Câu 1: Từ nào viết sai chính tả?


A. con nai B. hẻo lánh
C. lo toan D. lo ấm
Câu 2: Từ nào là từ láy?
A. chậm chạp B. châm chọc
C. xa lạ D. phẳng lặng
Câu 3: Từ nào là danh từ?
A. thanh cao B. anh dũng
C. anh hùng D. dũng cảm
Câu 4: Từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại?
A. đỏ đắn B. đỏ chói
C. đỏ hoe D. đỏ ửng
Câu 5: Kết hợp nào không phải là một từ?
A. cao lớn B. mát rượi
C. thẳng tắp D.rất xanh
Câu 6: Từ nào biểu thị điều sắp nêu ra là nguyên nhân dẫn đến kết quả tốt đẹp được nói đến?
A. do B. nhờ
C. tại D. bởi
Câu 7: Từ “nhà” nào được dùng theo nghĩa gốc?
A. nhà nghèo B. nhà rông
C. nhà Lê D. nhà tôi đi vắng
Phần 2: Tự luận

1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu:


“Vài ngày sau, cậu bé nhận lại bài làm của mình với một điểm 1 to tướng và một dòng bút phê đỏ chói:
“Đến gặp tôi sau giờ học”. Thế là cuối giờ cậu bé đến gặp thầy và hỏi:
- Thưa thầy, tại sao em lại bị điểm 1?
- Em đã hoạch định một việc mà em không thể làm được. Ước mơ của em không có cơ sở thực tế.”
(Sưu tầm)
a. Xác định từ loại của các từ được gạch dưới trong đoạn trích trên.
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
b. Chỉ ra công dụng của dấu gạch ngang trong đoạn trích trên.

……………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

c. Em hiểu “ước mơ” nghĩa là gì?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………...
…………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

c. Đặt câu với từ “ước mơ”

2. Viết một đoạn văn khoảng 7 câu miêu tả một chú ngựa mà em có dịp quan sát.
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

PHIẾU LUYỆN 3

I. Đọc – hiểu

Đọc câu chuyện sau và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc thực hiện yêu cầu:

Ai cũng có ước mơ

Một ngày nọ, một gia đình quý tộc đưa con về miền quê nghỉ mát. Trong khi nô đùa, cậu con trai
nhỏ của họ sa chân ngã xuống vực nước sâu. Tất cả tưởng chừng như vô vọng. Thế rồi, từ xa, một chú
bé nhem nhuốc, con của một nông dân nghèo trong vùng đã chạy đến tiếp cứu.

Nhà quý tộc hết sức biết ơn cậu bé nhà nghèo. Thay vì chỉ nói lời cảm ơn và kèm theo một ít tiền
hậu tạ, ông ân cần hỏi cậu bé: “Khi lớn lên, cháu muốn làm gì?”. “Thưa ông, chắc cháu sẽ tiếp tục nghề
làm ruộng của cha cháu.” – Cậu bé nhỏ nhẹ thưa. Nhà quý tộc lại gặng hỏi. Cậu bé im lặng cúi đầu một
lúc rồi mới trả lời: “Dạ thưa bác, nhà cháu nghèo thế này thì cháu còn biết ước mơ điều gì nữa đây?”.
Lại tiếp tục một câu hỏi chân tình: “Nhưng bác muốn biết, nếu cháu được phép mơ ước thì cháu sẽ ước
mơ điều gì?”. Và lần này cũng lại là một câu trả lời thật thà: “Thưa bác, cháu muốn được đi học, cháu
muốn trở thành một bác sĩ!”.

Sau này, cậu bé ngày xưa được cứu sống đã trở thành một vĩ nhân, đó chính là Thủ tướng
Winston Churchill. Còn cậu bé nhà nghèo đã trở thành một bác sĩ lừng danh thế giới, ông là ân nhân
của cả nhân loại khi tìm ra thuốc kháng sinh Penicillin, tên ông là Alexander Fleming.

(Sưu tầm)

1. Vì sao ban đầu cậu bé nhà nghèo lại ước mơ tiếp tục nghề làm ruộng của cha?
A. Vì cậu bé cho rằng nhà mình nghèo nên không có khả năng thực hiện những ước mơ khác ngoài làm
ruộng.
B. Vì cậu không có ước mơ nào khác.
C. Vì ước mơ đó dễ dàng thực hiện.
D. Vì cậu thích trở thành một người nông dân giống như bố.
2. Ước mơ thực sự của cậu bé nhà nghèo là gì?
A. trở thành người nổi tiếng B. được đi học và trở thành bác sĩ
C. được trả ơn hậu hĩnh D. được trở thành một chính trị gia
3. Theo em, điều gì đã khiến cậu bé nhà nghèo dám ước mơ và đạt được ước mơ cao đẹp của mình?
A. Vì cậu muốn trở nên giàu có.
B. Lời gặng hỏi ân cần của nhà quý tộc đã đánh thức ước mơ bấy lâu của cậu bé và sự nỗ lực, quyết tâm
của cậu.
C. Sự nỗ lực hết mình để vượt qua hoàn cảnh và quyết tâm thực hiện ước mơ.
D. Sự giúp đỡ về vật chất của nhà quý tộc giúp cậu bé nhà nghèo được đi học.
4. Cậu bé nhà nghèo trong câu chuyện sau này chính là ai?
A. Thủ tướng nước Anh Winston Churchill C. bác sĩ lừng danh thế giới Alexander Fleming
B. nhà quý tộc giàu có
D. một người nông dân chăm chỉ

5. Qua đoạn trích, em thấy cậu bé nhà nghèo là người như thế nào?
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
II. Bài tập

Phần 1: Trắc nghiệm


Câu 1: Dòng nào viết sai quy tắc viết hoa?
A. Trường Tiểu học Bế Văn Đàn B. Nhà máy đường Sóc Trăng
C. Công ti Gang thép Thái Nguyên D. Bộ Giáo dục và Đào tạo
Câu 2: Từ nào không phải là từ ghép?
A. tươi tốt B. vương vấn
C. giảng giải D. nhỏ nhẹ
Câu 3: Từ nào không phải là động từ?
A. tâm sự B. nỗi buồn
C. vui chơi D. xúc động
Câu 4: Từ nào có đặc điểm không giống các từ còn lại?
A. giáo viên B. giáo sư
C. nghiên cứu D. nhà khoa học
Câu 5: Từ nào là từ láy vần?
A. đo đỏ B. xanh xanh
C. rì rào D. lộp độp
Câu 6: Tiếng “quan” trong từ nào khác nghĩa tiếng “quan” trong các từ còn lại ?
A. quan tâm B. quan sát
C. tham quan D. lạc quan
Câu 7: (1/2đ) Thành phần CN của câu “Mùi hương ngòn ngọt của những loài hoa rừng không tên
đằm mình vào ánh nắng ban mai” là:
A. Mùi hương C. Mùi hương ngòn ngọt của những loài hoa rừng
B. Mùi hương ngòn ngọt D. Mùi hương ngòn ngọt của những loài hoa rừng không tên
Phần 2: Tự luận
1. Gạch dưới các danh từ trong câu: “Và lần này cũng lại là một câu trả lời thật thà: “Thưa bác, cháu
muốn được đi học, cháu muốn trở thành một bác sĩ!”.”
2. Xác định CN, VN trong các câu văn sau:
a. Chiều thu, gió dìu dịu, hoa sữa thơm nồng.
b. Chiều nào, về đến đầu phố nhà mình, Hằng cũng đều nhận ra ngay mùi thơm quen thuộc ấy.
3. Tìm 4 từ đồng nghĩa và trái nghĩa với từ “Nhân hậu”
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
2. Viết bức thư gửi cho một người bạn thân đang ở xa kể lại một việc tốt mà em đã làm.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

You might also like