You are on page 1of 20

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


NHÓM 8. MÃ LỚP: L10907

MÔN
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

TRẢ LỜI CÂU HỎI CHƯƠNG 5


Tt/ds lớp Họ, đệm Tên MSSV

3 Trần Thế Trâm Anh 211A210033

4 Nguyễn Ngọc Huỳnh Anh 211A210147

23 Đặng Thị Ngọc Hà 221A030960

41 Nguyễn Thanh Hương 221A050512


58 Lê Thị Thanh Nga 221A230069

82 Trịnh Thị Như Quỳnh 221A230368

96 Trần Thị Thuỷ Tiên 211A210035


108 Nguyễn Thị Thu Thảo 221A040558
136 Bùi Lương Diệu Trân 221A371166

145 Cao Thanh Vy 221A230028

HK 2 (2023 2024)
MỤC LỤC

1. HỒ CHÍ MINH quan niệm về vai trò quan trọng của đại đoàn kết toàn dân tộc
như thế nào? ....................................................................................................................... 1

2. Quan niệm của HỒ CHÍ MINH về lực lượng của khối đại đoàn kết dân tộc?........ 2

3. Trình bày Quan niệm của Hồ Chí Minh về điều kiện để xây dựng khối đại đoàn kết
toàn dân tộc. ....................................................................................................................... 4

4. Quan niệm của Hồ Chí Minh về hình thức tổ chức và nguyên tắc hoạt động của
khối đại đoàn kết toàn dân tộc ......................................................................................... 6

5. Quan niệm của Hồ Chí Minh về phương thức (hay cách thức) xây dựng khối đại
đoàn kết dân ....................................................................................................................... 9

6. Trình bày quan niệm của Hồ Chí Minh về sự cần thiết của quốc tế ...................... 11

7. Quan niệm của Hồ Chí Minh về lực lượng đoàn kết quốc tế .................................. 12

8.Trình bày quan niệm của Hồ Chí Minh về hình thức tổ chức của đoàn kết quốc tế?
13

9. Quan niệm của HỒ CHÍ MINH về nguyên tắc đoàn kết quốc tế ........................... 15

10. Vì sao mọi chủ trương đường lối của Đảng phải quán triệt tư tưởng đại đoàn kết
toàn dân tộc và đoàn kết quốc tế của HỒ CHÍ MINH. ................................................ 16

Câu 11. Vì sao khi xây dựng khối đoàn kết toàn dân tộc phải trên nền tảng liên minh
công – nông – trí?............................................................................................................. 17

Câu 12. Vì sao khi xây dựng khối đoàn kết toàn dân tộc phải đặt dưới sự lãnh đạo của
Đảng? ................................................................................................................................ 17

Câu 13. Vì sao đoàn kết dân tộc phải kết hợp với đoàn kết quốc tế? ......................... 18
CHƯƠNG 5: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC

1. HỒ CHÍ MINH quan niệm về vai trò quan trọng của đại đoàn kết toàn dân tộc
như thế nào?

Vai trò của đại đoàn kết toàn dân tộc:

Đại đoàn kết toàn dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công
của cách mạng.

Đại đoàn kết toàn dân tộc dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của
dân tộc Việt Nam.

➢ Đại đoàn kết toàn dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược của cách mạng Việt
Nam

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kết toàn dân tộc không phải là sách lược
hay thủ đoạn chính trị mà là chiến lược lâu dài, nhất quán của cách mạng Việt Nam.

Người nói rõ: “Sử dạy cho ta bài học này: Lúc nào toàn dân đoàn kết muôn người
như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài
xâm lấn”

 Đây là vấn đề mang tính sống còn của dân tộc Việt Nam nên chiến lược này được
duy trì cả trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa.
➢ Đại đoàn kết toàn dân tộc là vấn đề quyết định thành công của cách mạng

Trong mỗi giai đoạn cách mạng, trước những yêu cầu và nhiệm vụ khác nhau,
chính sách và phương pháp tập hợp đại đoàn kết có thể và cần thiết phải điều chỉnh cho
phù hợp với từng đối tượng khác nhau, song không bao giờ được thay đổi chủ trương đại
đoàn kết dân tộc, vì đó là vấn đề sống còn, quyết định thành bại của cách mạng.

Từ thực tiễn xây dựng khối đoàn kết dân tộc, Hồ Chí Minh đã khái quát thành
nhiều luận điểm mang tính chân lý về vai trò và sức mạnh của khối đoàn kết dân tộc: “Đoàn
kết là sức mạnh của chúng ta” , “ Đoàn kết là một lực lượng vô địch của chúng ta để khắc

1
phục khó khăn, giành lấy thắng lợi”, “ Đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là thắng lợi”, “Đoàn
kết là sức mạnh, là then chốt của thành công”, “ Bây giờ còn một điểm rất quan trọng, cũng
là điểm mẹ. Điểm này mà thực hiện tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt: Đó là đoàn kết”, “Đoàn
kết, đoàn kết, đại đoàn kết/ Thành công, thành công, đại thành công”.

➢ Đại đoàn kết toàn dân tộc dân tộc là mục tiêu hàng đầu của Đảng, của dân tộc
Việt Nam

Đối với Hồ Chí Minh, đại đoàn kết không chỉ là khẩu hiệu chiến lược mà còn là
mục tiêu lâu dài của cách mạng.

Đảng là lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam nên tất yếu đại đoàn kết dân tộc
phải được xác định là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, và nhiệm vụ này phải được quán triệt
trong tất cả mọi lĩnh vực, từ đường lối, chủ trương, chính sách, tới hoạt động thực tiễn của
Đảng.

Trong lời kết thúc buổi ra mắt của Đảng Lao động Việt Nam ngày 3.3.1951, Hồ
Chí Minh tuyên bố: “Mục đích của Đảng Lao động Việt Nam có thể gồm trong tám chữ là:
“Đoàn kết toàn dân, phụng sự Tổ quốc”.

➢ Đại đoàn kết toàn dân tộc dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của dân tộc
Việt Nam

Hồ Chí Minh cho rằng “Đại đoàn kết dân tộc không chỉ là mục tiêu, nhiệm vụ hàng
đầu của đảng mà còn là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc”. Bởi vì, đại đoàn kết
dân tộc chính là nhiệm vụ của quần chúng, do quần chúng, vì quần chúng. Đảng có sứ
mệnh thức tỉnh, tập hợp, đoàn kết quần chúng tạo thành sức mạnh vô địch trong cuộc đấu
tranh vì độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, hạnh phúc cho con người.

2. Quan niệm của HỒ CHÍ MINH về lực lượng của khối đại đoàn kết dân tộc?
HỒ CHÍ MINH quan niệm bộ phận nào là lực lượng của khối đại đoàn kết dân
tộc.

2
Là tất cả các giai cấp, tầng lớp, lực lượng, đảng phái, các dân tộc, các tôn giáo, các
cá nhân yêu nước, người Việt Nam ở nước ngoài, kể cả những người đã lầm đường lạc lối
nhưng đã biết hối cải trở về với nhân dân.

Giải thích: Tư tưởng về đại đoàn kết tiếp tục được Hồ Chí Minh cụ thể hóa hơn
trong các cụm từ như: “đại đoàn kết toàn dân”, “đoàn kết toàn dân”, “đoàn kết dân tộc”,
“toàn dân tộc ta đoàn kết”. Tuy cách diễn đạt có thể khác nhau, nhưng nội hàm của các
khái niệm trên đều thống nhất khi khẳng định lực lượng của khối đại đoàn kết là của toàn
thể nhân dân Việt Nam.

HỒ CHÍ MINH quan niệm bộ phận nào là chủ thể của khối đại đoàn kết toàn
dân tộc

Theo HỒ CHÍ MINH: Dân là chủ thể của đại đoàn kết, dân là nguồn sức mạnh vô
tận, vô địch của khối đại đoàn kết. Dân là chỗ dựa vững chắc của Đảng Cộng sản và hệ
thống chính trị.

Giải thích: Dân trong tư tưởng Hồ chí Minh là những người cùng chung một nước,
chung một cộng đồng, chung một lãnh thổ thống nhất. Người gọi nhân dân là “quốc dân”,
là “đồng bào”, là “người trong một nước”. Dân là những người có chung một cội nguồn,
tất cả sinh cùng một bọc, là “con Lạc cháu Hồng”, là “con Rồng cháu Tiên”, đều là con
cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Đó là toàn bộ đồng bào trong đại gia đình các dân
tộc VN, kể cả những người ở nước ngoài, “không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu, nghèo,
giai cấp, tôn giáo”, trừ bọn tay sai cho đế quốc thực dân, bọn Việt gian, bọn phản bội lại
lợi ích Tổ quốc

HỒ CHÍ MINH quan niệm bộ phận nào là nền tảng của khối đại đoàn kết toàn
dân tộc

Bao gồm liên minh giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.

Giải thích:

3
• Giai cấp công nhân: bao gồm cả công nhân nhà nước, công nhân khu vực ngoài
quốc doanh và lao động tự do.
• Giai cấp nông dân: bao gồm cả nông dân, ngư dân, lâm dân và các hộ kinh doanh
nhỏ ở nông thôn.
• Đội ngũ trí thức: bao gồm cả trí thức khoa học, kỹ thuật, văn học, nghệ thuật, giáo
dục, y tế và các lĩnh vực khác.
• Hồ Chí Minh viết: “Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân,
mà đại đa số nhân dân là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Đó
là nền, gốc của Đại đoàn kết. Nó cũng như cái nền của nhà, gốc của cây. Nhưng đã có nền
vững, gốc tốt, còn phải ĐK các tầng lớp nhân dân khác”.
• Như vậy, nền tảng của Đại đoàn kết toàn dân tộc là (công nhân, nông dân và trí
thức). Nền tảng này càng vững thì khối Đại đoàn kết toàn dân tộc càng mở rộng

HỒ CHÍ MINH quan niệm bộ phận nào là hạt nhân của khối đại đoàn kết toàn
dân tộc

Theo Hồ Chí Minh, trong khối Đại đoàn kết toàn dân tộc phải đặc biệt chú ý đến “hạt
nhân” của nền tảng đó là sự đoàn kết thống nhất trong Đảng. Bởi vì, đây là điều kiện cho
sự đoàn kết ngoài xã hội.

Hồ Chí Minh khẳng định:

Đoàn kết trong Đảng được củng cố thì đoàn kết toàn dân tộc càng được tăng cường.

Khi Đảng đoàn kết, dân tộc đoàn kết và Đảng gắn bó "máu thịt" với dân sẽ tạo nên
sức mạnh to lớn. Cách mạng sẽ vượt qua mọi thứ thách, chiến thắng mọi kẻ thù.

3. Trình bày Quan niệm của Hồ Chí Minh về điều kiện để xây dựng khối đại
đoàn kết toàn dân tộc.
Mục tiêu chung phù hợp lợi ích dân tộc, được mọi người đồng lòng ủng hộ.

Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

Khối đại đoàn kết trong Đảng.

4
Mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất.

Tuyên truyền, giáo dục về đại đoàn kết.

Giải quyết đúng đắn các mối quan hệ.

Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị xã hội.

Giải thích tư tưởng Hồ Chí Minh về 4 điều kiện để Xây dựng được khối đại đoàn
kết toàn dân tộc

Một, phải lấy lợi ích chung (dân tộc) làm điểm quy tụ, đồng thời tôn trọng các lợi
ích khác biệt chính đáng.

Theo Hồ Chí Minh, muốn xây dựng khối đại đoàn kết

Phải xử lý đúng mối quan hệ về lợi ích giữa các bộ phận,

Phải tìm ra điểm tương đồng về lợi ích

Phải lấy lợi ích tối cao của dân tộc và lợi ích căn bản của nhân dân làm mục tiêu
phần đấu

Hồ Chí Minh coi đây là nguyên tắc bất di bất dịch, là ngọn cờ, là mẫu số chung để
quy tụ mọi lực lượng vào trong Mặt trận

Hồ Chí Minh nói: Nếu nước độc lập mà dân không được hạnh phúc, tự do thì độc
lập chẳng có ý nghĩa gì!

Hai, phải kế thừa truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, đoàn kết của dân tộc.

Truyền thống yêu nước là cội nguồn sức mạnh để dân tộc ta chiến thắng thiên tai,
địch họa, đất nước trường tồn, bản sắc dân tộc giữ vững. Kế thừa được.... Sẽ nhanh chóng
xây dựng và mở rộng được Khối đại đoàn kết dân tộc

Khối đại đoàn kết dân tộc sẽ ngày căng vững mạnh hơn

Ba, phải có lòng khoan dung, độ lượng với con người.

5
Theo Hồ Chí Minh, mỗi cá nhân, cộng đồng đều có ưu, khuyết, tốt, xấu… Nếu có
lòng khoan dung, độ lượng với con người sẽ tập hợp, quy tụ được mọi lực lượng trong dân
tộc.

Bốn, phải có niềm tin vào nhân dân.

Đối với Hồ Chí Minh

Tin dân, yêu dân, dựa vào dân, đầu tranh vì hạnh phúc của dân là mục tiêu, nguyên
tắc tối cao của Người.

Tin dân, yêu dân, dựa vào dân là sự tiếp nối truyền thống dân tộc.

Tin dân, yêu dân, dựa vào dân cũng là sự quán triệt sâu sắc nguyên lý của Chủ nghĩa
Mác – Lênin

"Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng".

"Nước lấy dân làm gốc”

“chở thuyền và lật thuyền cũng là dân’’

4. Quan niệm của Hồ Chí Minh về hình thức tổ chức và nguyên tắc hoạt động
của khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Quan điểm của Hồ Chí Minh về hình thức tổ chức của khối đại đoàn kết toàn dân
tộc:

Trong tư tưởng của Hồ Chí Minh đại đoàn kết dân tộc không dừng lại ở quan niệm, ở
những lời kêu gọi, những lời hiệu triệu mà phải trở thành một chiến lược cách mạng, phải
trở thành khẩu hiệu hành động của toàn Đảng, toàn dân tộc. Nó phải biến thành sức mạnh
vật chất, trở thành lực lượng vật chất có tổ chức.
Đại đoàn kết toàn dân tộc phải được xác định mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng,
phải được quán triệt trong mọi đường lối, chủ trương, chính sách và tới hoạt động thực
tiễn của Đảng.

6
Đại đoàn kết dân tộc vừa là yêu cầu khách quan của cách mạng vừa là đòi hỏi khách
quan của quần chúng. Bởi nếu không thực hiện được Đại đoàn kết toàn dân tộc thì sự
nghiệm cách mạng sẽ thất bại.
Khi đại đoàn kết toàn dân tộc là yêu cầu khách quan của cách mạng, của quần chúng
thì nhiệm vụ của Đảng cộng sản là: Thức tỉnh, tập hợp và hướng dẫn quần chúng. Chuyển
đòi hỏi khách quan, tự phát của quần chúng thành đòi hỏi tự giác, thành hiện thực có tổ
chức trong khối ĐĐK, tạo thành sức mạnh, đảm bảo CM thắng lợi.
Đầu tiên là về lược lượng của khối đại đại đoàn kết toàn dân tộc là những người Việt
Nam yêu nước: Những người có cùng mục tiêu phụng sự Tổ Quốc, phục vụ nhân dân ở
các giai cấp, tầng lớp, dân tộc, các ngành, giới,…kể cả người Việt ở nước ngoài
Chủ thể của khối đại đoàn kết dân tộc: chủ thể là nhân dân. Đó là mỗi người Việt
Nam, cũng là một tập hợp đông đảo quần chúng. Đây đều là chủ thể của khối đại đoàn kết
toàn dân tộc không có sự phân biệt.
Theo Hồ Chí Minh để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phải đứng trên lập
trường của giai cấp công nhân: Giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa DT – GC để tập hợp
lực lượng. Đoàn kết với tất cả những ai sẵn sàng phục vụ Tổ quốc và nhân dân. Không bỏ
sót bất cứ cá nhân hay lực lượng nào
Nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc: Theo Hồ Chí Minh, đại đoàn kết toàn
dân tộc gồm nhiều bộ phận. Chính vì vậy, cần phải xác định bộ phận nào là nền tảng. Hồ
Chí Minh cho rằng nền tảng của đại đoàn kết toàn dân tộc là công nhân, nông dân và tri
thức và nền tảng này càng vững thì khối đại đoàn kết dân tộc càng mở rộng.
Hồ Chí Minh từng khẳng định: Đoàn kết trong Đảng được củng cố thì đoàn kết toàn
DT càng được tăng cường. Khi Đảng đoàn kết, DT đoàn kết và Đảng gắn bó “máu thịt”
với dân sẽ tạo nên sức mạnh to lớn. CM sẽ vượt qua mọi thử thách, chiến thắng mọi kẻ
thù.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về hình thức tổ chức của khối đại đoàn kết dân tộc là

Toàn dân tộc chỉ trở thành lực lượng to lớn, có sức mạnh vô địch trong đấu tranh bảo
vệ và xây dựng Tổ quốc khi được tập hợp, tổ chức lại thành một khối vững chắc, được giác

7
ngộ về mục tiêu chiến đấu chung và hoạt động theo một đường lối chính trị đúng đắn. Nếu
không được như vậy, thì quần chúng nhân dân dù có đông tới hàng triệu, hàng trăm triệu
con người cũng chỉ là một số đông không có sức mạnh.

Thất bại của các tổ chức yêu nước và giải phóng dân tộc ở Việt Nam trước khi Đản
Theo Hồ Chí Minh, hình thức tổ chức của khối đại đoàn kết toàn dân tộc là Mặt trận dân
tộc thống nhất. Bởi vì, đại đoàn kết toàn dân tộc là một khái niệm, nó chỉ trở thành lực
lượng, có sức mạnh khi nó hình thành một khối, đó là mặt trận dân tộc thống nhất, là nơi
quy tụ mọi tổ chức, mọi cá nhân yêu nước trong các GC, tầng lớp,...(kể cả cá nhân, tổ chức
ở nước ngoài),

Hình thức tổ chức của khối đại đoàn kết toàn dân tộc: Để hình thành Mặt trận dân tộc
thống nhất, phải đưa quần chúng vào các tổ chức yêu nước phù hợp: cùng công việc→Hội
hữu ái (tương trợ); là công nhân→Công hội; nông dân→Nông hội; tuổi trẻ→Đoàn thanh
niên; cùng giới→Hội phụ nữ; Hội phụ lão; Hội phật giáo; cùng nghề → Nghiệp đoàn (bốc
vác, vận tải.v.v..)
Bao trùm lên tất cả mặt trân dân tộc thống nhất

Tư tưởng của Hồ Chí Minh về 3 nguyên tắc xây dựng và hoạt đọng của mặt trận dân
tộc thống nhất

• Xây dựng hoạt động mặt trận phải trên nền tảng liên minh công nhân – nông dân –
trí thức đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.

Xây dựng trên nền tảng liên minh C – N vì: Họ là người trực tiếp SX ra tất cả tài phú
cho XH. Họ đông hơn hết, mà cũng bị áp bức bóc lột năng nề. Họ kiên quyết nhất, CM
nhất,…
Phải dưới sự lãnh đạo của ĐCS vì: ĐCS là bộ phận ưu tú nhất của DT. ĐCS lãnh đạo
sẽ đảm bảo hoạt động của MT đem lại lợi ích cho DT, cho các thành viên của MT

• Xây dựng và hoạt động của mặt trận dân tộc theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ

8
Mọi vấn đề trong MT được bàn công khai, để tăng nhất trí, giảm khác biệt, nhưng loại
trừ áp đặt, hoặc DC hình thức. Khi lợi ích chính đáng của bộ phận mà phù hợp với lợi ích
chung cần tôn trọng. Khi không phù hợp sẽ được giải quyết dần, trên cơ ở lợi ích chung và
bằng nhận thức của mỗi người, mỗi bộ phận.
Theo HCM, MTDTTN gồm nhiều bộ phận với những lợi ích khác nhau. Vì vậy, phải
hoạt động trên nguyên tắc hiệp thương dân chủ như trên

• Xây dựng và hoạt động của mặt trận nhằm đoàn kết chặt chẽ, lâu dài, thực sự,
chân thành, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ

Theo HCM, trong MT giữa các bộ phận vừa có tương đồng, vừa có khác biệt, vì
vậy, cần bàn bạc để đi đến nhất trí.
HCM nêu phương châm: “Cầu đồng tồn dị”, lấy cái chung để hạn chế cái riêng, cái
khác biệt.
HCM chỉ rõ:… “Đoàn kết thực sự nghĩa là mục đích phải nhất trí và lập trường cũng
phải nhất trí. Đoàn kết thực sự nghĩa là vừa đoàn kết, vừa đấu tranh,… Tóm lại, muốn tiến
lên CNXH thì toàn dân cần đoàn kết lâu dài, đoàn kết thực sự và cùng nhau tiến bộ.

5. Quan niệm của Hồ Chí Minh về phương thức (hay cách thức) xây dựng khối
đại đoàn kết dân
Một là làm tốt công tác vận động quần chúng (Dân vận)

Đoàn kết, đại đoàn kết như một mục tiêu, một nhiệm vụ hàng đầu của Đảng; để
thực hiện mục tiêu đó thì phải làm tốt công tác vận động quần chúng để đoàn kết mọi
người, tạo ra động lực phát triển kinh tế xã hội và văn hoá.

Để phát huy đầy đủ vai trò, trí tuệ, khả năng to lớn của quần chúng nhân dân, Đảng
và Nhà nước cũng như mọi cán bộ, đảng viên phải:

Biết làm tốt công tác giáo dục, tuyên truyền, hướng dẫn, giúp đỡ và vận động quần
chúng nhân dân thực hiện mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật
của Nhà nước

9
Phải giúp nhân dân hiểu đầy đủ, sâu sắc về quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của
người công dân đối với Đảng, với Tổ quốc và với dân tộc, từ đó họ tích cực, chủ động, tự
giác phấn đấu và cống hiến cho sự nghiệp cách mạng.

Phương pháp tiếp cận và vận động quần chúng:

Phải phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của quần chúng

Phải xuất phát từ thực tế trình độ dân trí và văn hoá, theo cả nghĩa rộng và nghĩa
hẹp, bao gồm cả phong tục, tập quán và cụ thể với từng địa phương, từng đối tượng của
nhân dân.

Hai là, thành lập đoàn thể, tổ chức quần chúng phù hợp với từng đối tượng để tập
hợp quần chúng. Những tổ chức để tập hợp, giáo dục, rèn luyện quần chúng phải phù hợp
với từng giai cấp, dân tộc, tôn giáo, lứa tuổi, giới tính, vùng miền…như các tổ chức: Công
đoàn, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên, hội phụ nữ…

Các đoàn thể, tổ chức quần chúng có nhiệm vụ giáo dục, động viên và phát huy tính
tích cực của các tầng lớp nhân dân, góp phần thực hiện nhiệm vụ của cách mạng trong từng
giai đoạn.

Ba là, các đoàn thể, tổ chức quần chúng được tập hợp và đoàn kết trong Mặt trận
dân tộc thống nhất.

Bản chất của đoàn thể nhân dân, các tổ chức quần chúng là tổ chức của dân, do đó
vai trò của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân là phải vận động quần chúng bao gồm các
giai cấp, các tầng lớp trong xã hội tham gia vào các tổ chức của mình.

Đối với các đoàn thể, tổ chức quần chúng, Hồ Chí Minh cho rằng được tập hợp và
đoàn kết trong Mặt trận dân tộc thống nhất, do vậy đều có sự chỉ đạo trong công tác vận
động, thu hút, tập hợp quần chúng tham gia sinh hoạt trong tổ chức của mình.

10
6. Trình bày quan niệm của Hồ Chí Minh về sự cần thiết của quốc tế
Thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại,
tạo sức mạnh tổng hợp cho cách mạng.

Thực hiện đoàn kết quốc tế để tập hợp lực lượng bên ngoài, tranh thủ sự đồng tình,
ủng hộ và giúp đỡ của bạn bè quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của các trào
lưu cách mạng thời đại để tạo thành sức mạnh tổng hợp cho cách mạng Việt Nam.

Sức mạnh dân tộc là sự tổng hợp của các yếu tố vật chất và tinh thần, song trước hết
là sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và ý thức tự lực, tự cường dân tộc; sức mạnh của tinh
thần đoàn kết; của ý chí đấu tranh anh dũng, bấtkhuất cho độc lập, tự do…

Sức mạnh thời đại là sức mạnh của phong trào cách mạng thế giới, đó còn là sức
mạnh của chủ nghĩa Mác – Lênin được xác lập bởi thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười
Nga năm 1917.

Hồ Chí Minh đã sớm xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng
thế giới, cách mạng Việt Nam chỉ có thể thành công khi thực hiện đoàn kết chặt chẽ với
phong trào cách mạng thế giới.

Thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế; đại đoàn
kết toàn dân tộc là cơ sở cho việc thực hiện đoàn kết quốc tế.

Thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm góp phần cùng nhân dân thế giới thực hiện thắng
lợi các mục tiêu cách mạng của thời đại.

Thực hiện đoàn kết quốc tế không vì thắng lợi của cách mạng mỗi nước mà còn vì
sự nghiệp chung của nhân loại tiến bộ trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và
các thế lực phản động quốc tế vì các mục tiêu cách mạngcủa thời đại.

Thời đại mà Hồ Chí Minh sống và hoạt động chính trị là thời đại đã chấm dứt thời
kỳ tồn tại biệt lập giữa các quốc gia, mở ra các quan hệ quốc tế ngày càng sâu rộng cho các
dân tộc, làm cho vận mệnh của mỗi dân tộc không thể tách rời vận mệnh chung của cả loài
người.

11
Gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới; kiên trì đấu tranh không mệt
mỏi để củng cố và tăng cường đoàn kết giữa các lực lượng cách mạng thế giới đấu tranh
cho mục tiêu chung, hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

7. Quan niệm của Hồ Chí Minh về lực lượng đoàn kết quốc tế
Nêu và giải thích tư tưởng Hồ Chí Minh về 3 lực lượng quốc tế cần đoàn kết

Theo Hồ Chí Minh, cách mạng Việt Nam cần đoàn kết với 3 lực lượng quốc tế là:

Phong trào CS và CN quốc tế

Phong trào đấu tranh GPDT

Các lực lượng tiến bộ, yêu HB, DC, tự do và công lý

• Phong trào CS và CN quốc tế

Đoàn kết với lực lượng này là một đảm bảo vững chắc cho thắng lợi

Theo Hồ Chí Minh, đoàn kết với phong trào CS và CN thế giới xuất phát từ tính
tất yếu về vai trò của GCVS. CNTB là một lực lượng phản động quốc tế, là kẻ thù chung
của nhân dân lao động thế giới. Vì vậy, chỉ có ĐKQT, theo tinh thần “bốn phương vô sản
đều là anh em” GCCN mới chiến thắng được GCT.

• Phong trào đấu tranh GPDT

Hồ Chí Minh đã sớm thấy rõ âm mưu chia rẽ dân tộc của các nước đế quốc. chính
vì vậy, người đã từng nói: “Làm cho các DTTĐ, từ trước đến nay vẫn cách biệt nhau, hiểu
biết nhau hơn và đoàn kết lại để đặt cơ sở cho một liên minh phương Đông tương lai, khối
liên minh này sẽ là một trong những cái cánh của CMVS”

Nhằm tăng cường đoàn kết giữ cách mạng thuộc địa và CMVS chính quốc, Hồ Chí
Minh từng đề nghị: “ làm cho đội quân tiên phong của lao động thuộc địa tiếp xúc mật
thiết với GCVS phương Tây để dọn đường cho một sự hợp tác thật sự sau này; chỉ có sự
hợp tác này mới bảo đảm cho GCCNQT giành thắng lợi cuối cùng”

12
• Các lực lượng tiến bộ, những người yêu chuộng hòa bình, dân chủ, tự do và
công lý

Hồ Chỉ Minh đã gắn cuộc đấu tranh vì độc lập ở Việt Nam với mục tiêu bảo vệ hòa
bình, tự do, công lý và bình đẳng để tập hợp và tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng tiến
bộ trên thế giới

Đã nhiều lần, Hồ Chí Minh khẳng định: Chính vì đã biết kết hợp phong trào cách
mạng nước ta với phong trào cách mạng của giai cấp công nhân và của các dân tộc bị áp
bức, mà Đảng đã vượt qua được mọi khó khăn, đưa giai cấp công nhân và nhân dân ta đến
những thắng lợi vẻ vang.

8.Trình bày quan niệm của Hồ Chí Minh về hình thức tổ chức của đoàn
kết quốc tế?
Trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, từ thực tiễn đấu
tranh cách mạng của Đảng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đúc kết một triết lý sâu sắc: “Đoàn
kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”

Quan điểm về đoàn kết quốc tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh là xuyên suốt và nhất
quán, bởi Người sớm nhận ra, cuộc cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường cách
mạng vô sản muốn đi đến thắng lợi thì phải huy động và tập hợp được sức mạnh đoàn kết
quốc tế. Trong hành trình tìm đường cứu nước, lý tưởng cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí
Minh không chỉ dừng lại ở giải phóng dân tộc mình, mà còn vì sự nghiệp giải phóng các
dân tộc và nhân loại cần lao khỏi ách áp bức, bóc lột của thực dân, đế quốc. Thực tiễn lịch
sử cho thấy, dân tộcViệt Nam chiến thắng được những kẻ thù hùng mạnh cũng bởi nhờ
toàn dân luôn đoàn kết một lòng; đồng thời, đã nhận được sự đoàn kết, ủng hộ, giúp đỡ
quý báu cả về tinh thần và vật chất của các nước anh em, của bạn bè yêu chuộng hòa bình
trên toàn thế giới. Vì thế, Người đã bày tỏ mong muốn đến ngày thắng lợi “Sẽ thay mặt
nhân dân ta đi thăm và cảm ơn các nước anh em trong phe xã hội chủ nghĩa và các nước
bầu bạn khắp năm châu đã tận tình ủng hộ và giúp đỡ cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân
dân ta”. Đó là biểu hiện truyền từ thống đoàn kết, thủy chung của dân tộc Việt Nam mà

13
Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân của chủ nghĩa yêu nước chân chính kết hợp với chủ
nghĩa quốc tế trong sáng.

Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế bắt nguồn từ tình yêu
thương đối với con người, với nhân loại và đoàn kết toàn nhân loại vì mục tiêu giải phóng
các dân tộc bị áp bức, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Trong suốt cuộc đời hoạt
động cách mạng của mình, Người luôn đặt cách mạng Việt Nam trong mối quan hệ khăng
khít với phong trào cách mạng thế giới.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về các hình thức tổ chức:

Đối với Đông Dương: Đối với các dân tộc trên bán đảo Đông Dương, Hồ Chí Minh
dành sự quan tâm đặc biệt. Cả ba dân tộc đều là láng giềng gần gũi của nhau, có nhiều điểm
tương đồng về lịch sử, văn hóa và cùng chung một kẻ thù là thực dân Pháp. Năm 1941, để
khơi dậy sức mạnh và quyền tự quyết của mỗi dân tộc, theo đúng quan điểm của Hồ Chí
Minh về tập hợp lực lượng cách mạng, Đảng quyết định thành lập mặt trận Việt Nam Độc
lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh); giúp Lào và Campuchia thành lập mặt trận yêu nước.
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Hồ Chí Minh đã chỉ đạo
việc hình thành Mặt trận nhân dân ba nước Đông Dương.

Đối với các dân tộc Châu á, Châu phi: Hồ Chí Minh chăm lo củng cố mối quan hệ
đoàn kết hữu nghị, hợp tác nhiều mặt với Trung Quốc nước láng giềng có quan hệ lịch sử
văn hóa lâu đời với Việt Nam; thực hiện đoàn kết với các dân tộc châu Á và châu Phi đấu
tranh giành độc lập. Với các dân tộc châu Á. Người chỉ rõ, các dân tộc châu Á có độc lập
thì nền hoà bình thế giới mới thực hiện. Vận mệnh dân tộc châu Á có quan hệ mật thiết với
vận mệnh dân tộc Việt Nam. Do vậy, từ những năm 20 của thế kỷ XX, cùng với việc sáng
lập Hội Liên hiệp thuộc địa tại Pháp, Hồ Chí Minh đã tham gia sáng lập Hội Liên hiệp các
dân tộc bị áp bức tại Trung Quốc. Đây là hình thức sơ khai của mặt trận thống nhất các dân
tộc bị áp bức theo xu hướng vô sản, lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử phong trào đấu
tranh giải phóng dân tộc. Với việc tham gia sáng lập các tổ chức này, Hồ Chí Minh đã góp
phần đặt cơ sở cho sự ra đời của Mặt trận nhân dân Á Phi đoàn kết với Việt Nam.

14
Đối với nhân dân các nước trên thế giới: Những năm đấu tranh giành độc lập dân
tộc, Hồ Chí Minh tìm mọi cách xây dựng các quan hệ với mặt trận dân chủ và lực lượng
đồng minh chống phátxít, nhằm tạo thế và lực cho cách mạng Việt Nam. Trong kháng
chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ, bằng hoạt động ngoại giao không mệt
mỏi, Hồ Chí Minh đã nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, tranh thủ được sự
đồng tình, ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa, của bạn bè quốc tế và nhân loại tiến bộ,
trong đó có cả nhân dân yêu chuộng hòa bình Pháp trong kháng chiến chống Pháp và cả
nhân dân yêu chuộng hòa bình Mỹ trong kháng chiến chống Mỹ, hình thành Mặt trận nhân
dân thế giới đoàn kết với Việt Nam chống đế quốc xâm lược.

9. Quan niệm của HỒ CHÍ MINH về nguyên tắc đoàn kết quốc tế
Giải thích tư tưởng của HỒ CHÍ MINH về 2 nguyên tắc của đoàn kết quốc tế

Đoàn kết trên cơ sở thống nhất mục tiêu và lợi ích, có lý, có tình

Đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, giương cao ngọn cờ độc lập dân
tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, thực hiện đoàn kết thống nhất trên nền tảng của chủ nghĩa
Mác Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lý, có tình.

Có lý là phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin, phải xuất
phát từ lợi ích chung của cách mạng thế giới, nhưng tránh giáo điều, rập khuôn.

Có tình là sự thông cảm, tôn trọng lẫn nhau trên tinh thần tình cảm của những người
có cùng lý tưởng và mục tiêu đấu tranh.

Đối với các dân tộc trên thế giới gương cao ngọn cờ độc lập tự do và bình đẳng giữa
các dân tộc

Thực hiện nhất quán quan điểm có nguyên tắc: Dân tộc VN tôn trọng độc lập, chủ
quyền thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và quyền tự quyết của dân tộc.

Đối với lực lượng tiến bộ trên thế giới, HỒ CHÍ MINH gương cao ngọn cờ hòa
bình, chống chiến tranh xâm lược.

15
Luôn gương cao ngọn cờ hòa bình đấu tranh cho một nền hòa bình thật sự cho các
dân tộc trong độc lập, tự do.

Một nền hòa bình chân chính được dựng trên công bằng và dân chủ, chống chiến
tranh xâm lược vì quyền dân tộc.

Đoàn kết trên cơ sở độc lập, tự chủ

Đoàn kết quốc tế là để tranh thủ đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng quốc
tế nhằm tăng thên nội lực, tạo sức mạnh thắng lợi của các nhiệm vụ của cách mạng đặt ra.

Đế đoàn kết tốt phải có nội lực tốt. Nội lực là nhân tố quyết định, còn nguồn ngoại
lực sinh chỉ có phát huy tác dụng thông qua nguồn nội lực sinh.

Muốn tranh thủ được sự ủng hộ quốc tế, Đảng phải có đường lối độc lập, tự chủ và
đúng đắn.

10. Vì sao mọi chủ trương đường lối của Đảng phải quán triệt tư tưởng đại
đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết quốc tế của HỒ CHÍ MINH.
Đoàn kết dân tộc là một truyền thống cực kỳ quý báu của nhân dân ta.

Vì đoàn kết quyết định thành công cách mạng, vì đoàn kết tạo nên sức mạnh, là then
chốt của thành công. Muốn đưa cách mạng đến thắng lợi phải có lực lượng đủ mạnh, muốn
có lực lượng phải quy tụ cả dân tộc thành một khối thống nhất. Giữa đoàn kết và thắng lợi
có mối quan hệ chặt chẽ, qui mô của đoàn kết quyết định quy mô, mức độ của thành công.

Đoàn kết quốc tế vì

Thứ nhất, đoàn kết, hợp tác quốc tế có mối quan hệ biện chứng với độc lập, tự chủ

Với tư duy nhất quán “muốn người ta giúp cho, thì trước mình phải tự giúp lấy mình
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao “độc lập, tự chủ” trong hợp tác và đoàn kết quốc tế.

Thứ hai, đoàn kết, hợp tác quốc tế phải bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia, dân tộc.

16
Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đoàn kết quốc tế trong đường lối đối
ngoại của Việt Nam là phải đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết; nói cách
khác, muốn làm gì cũng cần vì lợi ích của dân tộc.

Để chiến thắng những kẻ thù mạnh hơn gấp nhiều lần, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn
chủ trương tăng cường đoàn kết và tranh thủ sự hợp tác quốc tế, coi đây là vấn đề mang
tầm chiến lược hàng đầu trong đường lối cách mạng Việt Nam

Câu 11. Vì sao khi xây dựng khối đoàn kết toàn dân tộc phải trên nền tảng
liên minh công – nông – trí?
Theo HỒ CHÍ MINH, mục đích của mặt trận là tập hợp mọi lực lượng trong dân tộc
vào khối đại đoàn kết, mà nền tảng là C N T dưới sự lãnh đạo của ĐCS.

Phải XD trên nền tảng LMC N vì:

Họ là người trực tiếp sản xuất ra tất cả tài phú cho XH

Họ đông hơn hết, mà cũng bị áp bức bóc lột năng nề

Họ kiên quyết nhất, CÁCH MẠNG nhất, ...

Theo Hồ Chí Minh, Đảng ta không chỉ là đội tiên phong của giai cấp công nhân như
nhiều đảng mác xít ở các nước tư bản phát triển, mà còn là đội tiên phong của nhân dân lao
động trong đó nòng cốt là công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức. Ngay khi thành lập
Đảng Cộng sản Việt Nam, Hồ Chí Minh đã vạch ra sách lược cơ bản của Đảng là phải lôi
cuốn được giai cấp vô sản, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức đi theo cách mạng, hình
thành nên khối liên minh công nông trí, nòng cốt của khối đại đoàn kết toàn dân

Câu 12. Vì sao khi xây dựng khối đoàn kết toàn dân tộc phải đặt dưới sự lãnh
đạo của Đảng?
Phải đặt dưới sự lãnh đạo của ĐCS vì:

ĐCS là bộ phận ưu tú nhất của DT

17
ĐCS lãnh đạo sẽ đảm bảo hoạt động của MT đem lại lợi ích cho DT, cho các thành
viên của MT

HỒ CHÍ MINH coi đây là nguyên tắc cốt lõi trong chiến lược đại đoàn kết, để quy
tụ cả DT thành một khối vững chắc trong MT.

Sự lãnh đạo của Đảng là ngọn cờ quy tụ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc phấn
đấu vì một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".

Câu 13. Vì sao đoàn kết dân tộc phải kết hợp với đoàn kết quốc tế?
Thực hiện ĐKQT nhằm kết hợp sức mạnh DT với sức mạnh thời đại, tạo sức mạnh
tổng hợp cho CÁCH MẠNG

Theo HỒ CHÍ MINH, thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm:

Tập hợp lực lượng bên ngoài, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế,

Kết hợp sức mạnh dân tộc với SMTĐ, tạo thành SM tổng hợp để chiến thắng kẻ thù

Như vậy, trong TTHỒ CHÍ MINH ĐKQT là một trong những nội dung chủ yếu và
cũng là bài học kinh nghiệm quan trọng nhất, mang tính thời sự sâu sắc nhất của CÁCH
MẠNG VIỆT NAM

Thực hiện ĐKQT, nhằm góp phần cùng nhân dân thế giới thực hiện thắng lợi các
mục tiêu cách mạng của thời đại

Theo HỒ CHÍ MINH, đoàn kết quốc tế để nhân dân Việt Nam cùng nhân dân thế
giới thực hiện thắng lợi các mục tiêu thời đại. Do đó:

Phải gắn CNYNCC với CNQTVS, Phải gắn ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC
với ĐKQT

Như vậy, ĐKQT không chỉ vì thắng lợi của mỗi nước mà còn vì thắng lợi của nhân
loại tiến bộ trong cuộc đấu tranh chống CNĐQ và các thế lực phản động quốc tế.

18

You might also like