You are on page 1of 12

Hóa học thực tiễn

nhằm tăng hứng thú học tập


môn Hóa học 12
2

1, Hệ thống các bài tập thực tiển cho chương 1: ESTE- LIPIT
Câu 1: Dân gian có câu: “ Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”
Vì sao thịt mỡ và dưa hành thường được ăn cùng nhau?

Giải thích: Mỡ là este của glixerol với các axit béo (RCOO) 3C3H5. Dưa chua
cung cấp H+ làm xúc tác cho việc thủy phân este do đó có lợi cho sự tiêu hóa mỡ.
Áp dụng:Giáo viên có thể sử dụng bài tập trên để nhấn mạnh tính chất hóa học ở
Bài 2: Lipit

Câu 2: Sherlock Homes đã phát hiện cách lấy vân tay của tội phạm lưu trên
đồ vật ở hiện trường như thế nào chỉ sau ít phút thí nghiệm ?
Giải thích: Trên đầu ngón tay chúng ta có chất béo, dầu khoáng và mồ hôi. Khi
ấn ngón tay lên mặt giấy thì những thứ đó sẽ lưu lại trên mặt giấy mà mắt thường
rất khó nhận ra. Khi đem tờ giấy có vân tay đặt đối diện với mặt miệng ống
nghiệm chứa cồn iôt đun nóng, iôt “thăng hoa” bốc lên thành khí màu tím mà
chất béo, dầu khoáng và mồ hôi là các dung môi hữu cơ mà khí iôt dễ tan vào
chúng, tạo thành màu nâu trên các vân tay lưu lại. Thế là vân tay hiện ra.
Áp dụng: Đây là một ứng dụng quan trọng của iot trong ngành điều tra tội phạm.
Giáo viên có thể đề cập ở phần tính chất vật lí trong Bài 2: Lipit

Câu 3: Không nên tái chế dầu mỡ đã qua rán ở nhiệt độ cao hoặc khi mỡ dầu
không còn trong đã sử dụng nhiều lần, có màu đen, mùi khét. Vì sao?
Giải thích: Khi đun ở nhiệt độ không quá 1020C, lipit không có biến đổi đáng kể
ngoài hóa lỏng. Nhưng khi đun lâu ở nhiệt độ cao hơn, các axit béo không no sẽ
bị oxi hóa làm mất tác dụng có ích với cơ thể. Các liên kết kép trong cấu trúc của
chúng bị bẻ gày thành các sản phẩm trung gian như peoxit, anđehit có hại.
Áp dụng: Giáo viên có thể sử dụng bài tập trên cho phần tính chất hóa học ở Bài
2: Lipit

2, Hệ thống các bài tập thực tiển cho chương 2: CACBOHIĐRAT


Câu 4: Vì sao ăn đường glucozơ lại cảm thấy đầu lưỡi mát lạnh ?
Giải thích: Quá trình hòa tan glucozo là quá trình thu nhiệt, do đó ta cảm thấy
đầu lưỡi mát lạnh.
Áp dụng: Đây là một hiện tượng thường gặp, giáo viên đưa vấn đề này vào phần
tính chất vật lí của glucozơ ở bài 5: Glucozơ

Câu 5: Khi cần cung cấp năng lượng (cho vận động viên, người ốm...) người
ta thường cho uống nước đường. Đường đó là gì?
Giải thích: Khi cần cung cấp năng lượng ngay, người ta thường cho uống nước
đường glucozơ là loại đường đơn giản nhất của gluxit, khi vào cơ thể nó sẽ tham
3
gia phản ứng chuyển hóa để cung cấp năng lượng ngay. Còn nếu dùng đường
saccarozơ thì phải trải qua giai đoạn thủy phân thành 2 monosaccarit, sau đó mới
có thể chuyển hóa tiếp để cung cấp năng lượng. Như vậy không cung cấp năng
lượng ngay được.
Áp dụng: Giáo viên sử dụng vấn đề này trong phần ứng dụng của glucozơ bài 5
glucozơ

Câu 6: Cùng một khối lượng gạo như nhau nhưng tại sao khi nấu cơm gạo
nếp lại cần ít nước hơn cơm gạo tẻ?
Giải thích: Trong gạo tẻ, hàm lượng amilopectin (80%) ít hơn trong gạo nếp
(98%) amilopectin hầu như không tan trong nước nên khi nấu cơm gạo nếp cần ít
nước hơn cơm gạo tẻ.
Áp dụng: Giáo viên vận dụng đặc câu hỏi vào cấu trúc phân tử bài 6: Saccarozơ,
tinh bột và xenlulozơ

Câu7: Các con số ghi trên chai bia như 12o, 14o có ý nghĩa như thế nào? Có
giống với độ rượu hay không ?
Giải thích: Trên thị trường có bày bán nhiều loại bia đóng chai. Trên chai có
nhãn ghi 12o, 14o,…Có người hiểu đó là số biểu thị hàm lượng rượu tinh khiết
của bia. Thực ra hiểu như vậy là không đúng. Số ghi trên chai bia không biểu thị
lượng rượu tinh khiết ( độ rượu) mà biểu thị độ đường trong bia. Nguyên liệu
chủ yếu để nấu bia là đại mạch. Qua quá trình đại mạch lên men sẽ cho lượng
lớn đường mantozơ, chỉ có một phần mantozơ chuyển thành rượu, nếu trong
100ml dung dịch lên men có 12g đường người ta biểu diễn độ đường lên men là
bia 12o. Do đó bia có độ 14o có giá trị dinh dưỡng cao hơn bia 12o.
Áp dụng: Đây là vấn đề mà mọi người rất thường nhầm giữa độ rượu và độ
đường về những con số ghi trên những chai bia. Giáo viên đặt câu hỏi trên sau
khi dạy xong bài 6: Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ.

Câu 8: Tại sao khi ăn cơm nhai kỹ sẽ thấy vị ngọt và no lâu ?


Giải thích: Cơm chứa một lượng lớn tinh bột, khi ăn cơm trong tuyến nước bọt
của người có các enzim. Khi nhai kỹ cơm trong nước bọt sẽ xảy ra sự thủy phân
một phần tinh bột thành mantozơ và glucozơ nên có vị ngọt:
Áp dụng: Giáo viên có thể đề cặp vấn đề trên ở phần nội dung phản ứng thủy
phân của tinh bột trong bài 6: Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ nhằm cung cấp
cho học sinh kiến thức cơ bản của sự chuyển hóa tinh bột trong khi ăn. Học sinh
cũng có thể kiểm nghiệm được trong khi ăn.

3, Hệ thống các bài tập thực tiển cho chương 3: AMIN, AMINO AXIT,
PROTEIN.
Câu 9: Tại sao người trực tiếp hút thuốc lá lại không bị hại bằng người ngồi
cạnh hít phải khói thuốc lá?
4
Giải thích: Vì người hút thuốc lá hít khói thuốc thông qua đầu lọc, đầu lọc thuốc
lá có tác dụng giữ lại một phần các khí độc trong khói thuốc lá, làm giảm bớt
tính độc. Còn người ngồi bên cạnh khi hít phải khói thuốc thì sẽ hít toàn bộ khí
độc từ khói thuốc lá, nên bị ảnh hưởng lớn hơn.
Áp dụng: Giáo viên cần tuyên truyền về tác hại của thuốc lá thông qua phần tính
chất vật lí ở bài 9: Amin

Câu 10: Để khử mùi tanh của cá, sau khi rửa sạch bằng nước người ta
thường rửa lại bằng giấm?
Giải thích: Mùi tanh của cá là hỗn hợp các amin và một số tạp chất khác. Để
khử mùi tanh của cá trước khi nấu người ta thường rửa lại bằng giấm để amin tác
dụng với axit axetic làm giảm mùi tanh.
RNH2 + CH3COOH → CH3COONH3R
Áp dụng: Giáo viên sử dụng câu hỏi này vào phần tính chất hóa học ở bài 9:
Amin

Câu 11: Tại sao trước khi lặng xuống biển, thợ lặn thường uống nước mắm
cốt?
Giải thích: Trong nước mắm cốt có chứa rất nhiều đạm, dưới dạng các amino
axit polypeptit đơn giản, vì vậy trước khi lặn, thợ lặn thường uống nước mắm cốt
để cung cấp năng lượng, giữ ấm cho cơ thể.
Áp dụng: giáo viên có thể dùng câu hỏi trên vào phần ứng dụng của aminoaxit ở
bài 10: aminoaxit.

Câu 12: Vì sao khi luộc trứng chín, ta thấy lòng đỏ trứng có một lớp màu đen
bao quanh?
Giải thích: Trong lòng đỏ trứng có protein chứa lưu huỳnh. Khi luộc trứng một
thời gian, lòng đỏ phân hủy thành các aminoaxit và khí H 2S. Khí H2S phát tán
xung quanh lòng đỏ và kết hợp với ion sắt tạo thành FeS có màu đen.
Áp dụng: Đây là hiện tượng thường gặp, giáo viên có thể nêu ra ở phần tính chất
hóa học của protein ở bài 11 Peptit và protein

Câu 13: Để thủy phân hoàn toàn dầu mỡ cần phải đun nóng với dung dịch
kiềm, còn trong bộ máy tiêu hóa của người dầu mỡ bị thủy phân hoàn toàn
ngay ở nhiệt độ 370C. Vì sao?
Giải thích: Khi nhiệt độ cao tăng tốc độ phản ứng thủy phân tăng, kiềm vừa làm
chất xúc tác vừa trung hóa axit béo làm cho phản ứng thuận nghịch không xảy
ra:
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH � 3RCOONa + C3H5(OH)3
Trong bộ máy tiêu hóa, chất béo bị nhũ tương hóa bởi muối của axit mật. Sau đó
nhờ tác dụng xúc tác đặc hiệu của enzim lipaza nó bị phân hủy hoàn toàn ở nhiệt
độ của cơ thể.
5
Áp dụng: Quá trình thủy phân của chất béo dưới tác dụng của enzim trong cơ thể
nhanh hơn xúc tác axit, bazơ. Giáo viên có thể sử dụng bài tập vào phần đặc
điểm của enzim ở bài 11 Peptit và protein

4, Hệ thống các bài tập thực tiển cho chương 4: POLIME VÀ VẬT LIỆU
POLIME.
Câu 14: Vì sao “chảo không dính” khi chiên, ráng thức ăn lại không bị dính
chảo?
Giải thích: Trên bề mặt trong của chảo không dính người ta có tráng một lớp
politetra floetylen được tôn vinh là “vua chất dẻo” thường gọi là “teflon”. Có tác
dụng chống dính. Cho dù không cho dầu mỡ mà trực tiếp ráng cá, trứng trong
chảo thì cũng không xảy ra hiện tượng gì. Nhưng lưu ý không nên đốt nóng chảo
không trên bếp lửa vì teflon ở nhiệt độ trên 250 oC bắt đầu phân hủy và thoát ra
chất độc. Khi rửa chảo không nên chà xát bằng các đồ vật cứng vì có thể gây tổn
hại cho lớp chống dính.
Áp dụng: “Chảo không dính” hiện nay được các bà nội trợ sử dụng khá nhiều.
Công dụng của chảo đã làm hài lòng tất cả các đầu bếp khó tính. Nhưng ít ai hiểu
được vì sao chảo không dính lại ưu việt đến vậy. Giáo viên có thể nêu vấn đề này
khi dạy về bài 14: Vật liệu polime

Câu 15: Làm thế nào để phân biệt được lụa sản xuất từ tơ nhân tạo ( tơ visco,
tơ xenlulozơ axetat) với các tơ thiên nhiên (len, tơ tằm)?
Giải thích: Lấy mỗi thứ một ít đem đốt, khi đốt len, tơ tằm có mùi khét, còn tơ
nhân tạo thì không màu. Mùi khét của tơ lụa là do đốt cháy hợp chất cao phân tử
chứa nitơ
Áp dụng: Giáo viên sử dụng câu hỏi này trong phần phân loại tơ ở bài 14: Vật
liệu polime

Câu 16: Tại sao không nên giặt quần áo nilon, len, tơ tằm bằng xà phòng có
độ kiềm quá cao, không nên giặt bằng nước nóng hoặc là ủi quá nóng các đồ
vật trên?
Giải thích: Do tơ nilon (poliamit) , len, tơ tằm (protit) đều chứa nhóm –CO-NH-
trong phân tử. Các nhóm này rất dễ bị thủy phân trong môi trường kiềm. Vì vậy
độ bền của quần áo (sản xuất từ nilon, len, tơ tằm ) sẽ giảm rất nhiều khi giặt
bằng xà phòng có độ kiềm cao. Mặt khác nilon, len, tơ tằm có độ bền nhiệt kém
do dó không nên giặt bằng nước quá nóng hoặc là ủi quá nóng trên các đồ trên.
Áp dụng: Đây là câu hỏi liên hệ thực tế về tính chất hóa học của các loại tơ được
ứng dụng vào bài 14: Vật liệu polime

5, Hệ thống các bài tập thực tiển cho chương 5: ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM
LOẠI.
6
Câu 17: Vì sao dưới tác dụng của lực cơ học. Kim loại bị biến dạng nhưng
mạng tinh thể không thay đổi?
Giải thích: Do tính biến vị của electron nên mặc dù tinh thể kim loại có thể bị
biến dạng dưới tác dụng của lực cơ học, nhưng liên kết không bị phá hủy, các lớp
nguyên tử trong mạng dể dàng trượt lên nhau gây nên tính dẻo, dể dát mỏng, dể
kéo dài thành sợi.
Áp dụng: Đây là tính chất vật lí của kim loại, giáo viên sử dụng hiện tượng này
để nhấn mạnh tầm quan trọng của các electron tự do trong mạng tinh thể kim
loại (ở bài18 “Tính chất của kim loại.Dãy điện hóa của kim loại”)

Câu 18: Tại sao không thể dập tắt đám cháy của các kim loại: K, Na, Mg bằng
khí CO2 ?
Giải thích: Do các kim loại trên có tính khử mạnh nên vẫn cháy được trong khí
CO2
Mg + CO2 �� � MgO + C
0
t

Áp dụng: Giáo viên có thể đề cập câu hỏi trên cho phần cách “Tính chất hóa
học” (ở bài18 “Tính chất của kim loại. Dãy điện hóa của kim loại”)

Câu 19: Tại sao những đồ dùng bằng sắt dùng sau một thời gian thì bị gỉ tạo
thành gỉ sắt ?
Giải thích: Trong quá trình sử dụng, đồ dùng bằng sắt tiếp xúc với môi trường
không khí ẩm nên sắt bị ăn mòn điện hóa làm đồ vật bị hỏng. Do đó để bảo vệ đồ
dùng bằng sắt, người ta thường phủ lên đồ vật bằng sắt một lớp sơn, kim loại
khác để ngăn không cho sắt tiếp xúc với nước, oxi không khí và một số chất
khác trong môi trường.
Áp dụng: Giáo viên có thể dùng câu hỏi trên liên hệ thực tế khi dạy phần ăn mòn
điện hóa ở bài 20: Sự ăn mòn kim loại.

Câu 20: Vì sao ở các cơ sở đóng tàu thường gắn một miếng kim loại Kẽm Zn
ở phía sau đuôi tàu ?
Giải thích: Thân tàu biển được chế tạo bằng gang thép. Gang thép là hợp kim
của sắt, cacbon và một số nguyên tố khác. Người ta gắn miếng Zn (hoặc Mg) là
kim loại hoạt động mạnh hơn ở phía sau đuôi tàu tạo pin điện hóa và Zn (hoặc
Mg) là kim loại mạnh hơn bị oxi hóa, sắt bị bảo vệ.
Áp dụng: Để chống ăn mòn kim loại người ta dùng phương pháp điện hóa ( dùng
Zn) để bảo vệ vỏ tàu biển như trên rất hiệu quả và được ứng dụng rất rộng răi.
Giáo viên có thể nêu vấn đề này trong phần “chống ăn mòn kim loại” ở bài 20:
Sự ăn mòn kim loại.

6, Hệ thống các bài tập thực tiển cho chương 6: KIM LOAI KIỀM, KIỀM
THỔ VÀ NHÔM.
7
Câu 21: Hiện tượng tạo hang động và thạch nhũ ở vườn quốc gia Phong Nha
- Kẽ Bàng với những hình dạng phong phú đa dạng được hình thành như thế
nào ?
Giải thích: Thành phần chủ yếu của núi đá vôi là CaCO 3. Khi trời mưa trong
không khí có CO2 tạo thành môi trường axit sẽ bào mòn đá thành những hình
dạng đa dạng:
CaCO3 + CO2 + H2O � Ca(HCO3)2
Theo thời gian tạo thành các hang động, khi nước có chứa Ca(HCO 3)2 ở đá thay
đổi về nhiệt độ và áp suất nên khi giọt nước nhỏ từ từ có cân bằng:
Ca(HCO3)2 � CaCO3 + CO2 � + H2O
Như vậy lớp CaCO3 dần dần lưu lại ngày càng nhiều, dày tạo thành những hình
thù đa dạng.
Áp dụng: Đây là một hiện tượng thường gặp trong các phiến đá, hang động núi
đá, cụ thể là Phong Nha Kẽ Bàng (Quảng Bình). Học sinh sẽ biết được quá trình
hình thành các hang động với những hình dạng phong phú là do thiên nhiên kiến
tạo dựa trên các quá trình biến đổi hóa học. Dựa vào tính chất của Canxi
cacbonat giáo viên có thể đề cập vấn đề trên ở bài 26:Kim loại kiềm thổ và hợp
chất chất quan trọng của kim loại kiềm thổ.

Câu 22: Tại sao khi tô vôi lên tường thì lát sau vôi khô và cứng lại ?
Giải thích: Vôi là canxi hiđroxit, là chất tan ít trong nước nên khi cho nước vào
tạo dung dịch trắng đục, khi tô lên tường thì Ca(OH) 2 nhanh chống khô và cứng
lại vì tác dụng với CO2 trong không khí theo phương trình:
Ca(OH)2 + CO2 � CaCO3 �+ H2O �
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần mở rộng tính chất hóa học
của canxi hiđroxit ở bài 26:Kim loại kiềm thổ và hợp chất chất quan trọng của
kim loại kiềm thổ.

Câu 23: Tại sao những người ăn trầu thường có hàm răng rất chắc và bóng ?
Giải thích: Quá trình hình thành men răng:
5Ca2+ + 3PO43- + OH- � Ca5(PO4)3OH
Trong vôi có Ca2+ và OH- nên cân băng trên chuyển dịch theo chiều thuận tạo
men răng làm cho răng chắc và bóng.
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu về hiện tượng thực tế này vào phần caxi
hiđroxit hỏi trên cho phần tích hợp bảo vệ sức khỏe ở ở bài 26:Kim loại kiềm
thổ và hợp chất chất quan trọng của kim loại kiềm thổ.

Câu 24: Vì sao khi đựng nước vôi bằng chậu nhôm thì chậu nhôm sẽ bị thủng
?
Giải thích: Vì nhôm là kim loại tạo được hợp chất Al 2O3 và Al(OH)3 lưỡng tính
nên khi cho nước vôi vào chậu nhôm thì xảy ra các phản ứng sau:
Al2O3 + Ca(OH)2 → Ca(AlO2)2 + H2O
8
2Al(OH)3 + Ca(OH)2 → Ca(AlO2)2 + 4H2O
2Al + Ca(OH)2 + 2H2O → Ca(AlO2)2 + H2
Áp dụng: Mục đích là cung cấp cho học sinh một số tình huống có vấn đề nhằm
kích thích sự hưng phấn và yêu cầu học sinh trả lời vào cuối tiết khi học phần
một số hợp chất của nhôm ở bài 27: Nhôm và hợp chất của nhôm.

Câu 25: Giải thích hiện tượng: “ Một nồi nhôm mới mua về sáng lấp lánh
bạc, chỉ cần dùng nấu nước sôi, bên trong nồi nhôm, chổ có nước biến thành
màu xám đen ?”
Giải thích: Thực tế trong nước có hòa tan nhiều chất, thường gặp nhất là các
muối canxi, magiê và sắt. Các nguồn nước có thể chứa lượng muối sắt ít nhiều
khác nhau, loại nước chứa nhiều sắt “ là thủ phạm” làm cho nồi nhôm có màu
đen. Vì nhôm có tính khử mạnh hơn sắt nên nhôm sẽ đẩy sắt ra khỏi muối của nó
và thay thế ion sắt, còn ion sắt bị khử sẽ bám vào bề mặt nhôm, nồi nhôm sẽ bị
đen. Vì vậy bên trong nồi nhôm, chổ có nước biến thành màu xám đen có 3 điều
kiện: Lượng muối sắt trong nước phải đủ lớn, thời gian đun sôi phải đủ lâu, nồi
nhôm phải là nồi mới
Áp dụng: Giáo viên có thể nêu tình huống có vấn đề trên để dẫn vào bài 18:
NHÔM. Sau đó học sinh dựa vào những kiến thức đã học ở cuối tiết học để giải
thích hiện tượng nồi nhôm bị đen.

Câu 26: Tại sao khi đánh phèn chua vào nước thì nước lại trở nên trong ?
Giải thích: Công thức hóa học của phèn chua là K 2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. Do khi
đánh phèn trong nước phèn tan ra tạo kết tủa Al(OH)3, chính kết tủa keo này đã
dính kết các hạt đất nhỏ lơ lửng trong nước đục thành các hạt đất to hơn, nặng và
chìm xuống làm nước trong. Nên trong dân gian có câu:
“ Anh đừng bắc bậc làm cao
Phèn chua em đánh nước nào cũng trong”
Phèn chua rất có ích cho việc xử lí nước đục ở các vùng lũ để có nước trong
dùng cho tắm, giặt. Vì cục phèn chua trong và sáng cho nên đông y còn gọi là
minh phàn ( minh là trong trắng, phàn là phèn).
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần “nhôm sunfat” ở bài 27:
nhôm và hợp chất của nhôm

7, Hệ thống các bài tập thực tiển cho chương 7: SẮT VÀ MỘT SỐ KIM
LOẠI QUAN TRỌNG.
Câu 27: Tại sao những vùng nước giếng khoan khi mới múc nước lên thì thấy
nước trong nhưng để lâu lại thấy nước đục, có màu vàng?
Giải thích: Trong nước giếng khoan ở vùng này có chứa ion Fe 2+, ở dưới giếng ,
điều kiện thiếu oxi nên Fe2+ có thể được hình thành và tồi tại. Khi múc nước
giếng lên, nước tiếp xúc với O2 không khí làm Fe2+ oxi hóa thành Fe3+ và Fe3+ tác
9
dụng với nước chuyển thành hiđroxyl Fe(OH) 3 kết tủa là nước bị đục có màu
vàng.
Fe(OH)2 + O2 + H2O → Fe(OH)3↓ nâu đỏ
Áp dụng: Vận dụng hiện tượng thực tế này để nhấn mạnh tính dể bị oxi hóa của
Fe2+ ở bài 32 Hợp chất của sắt.

Câu28: Chảo, môi, dao đều được làm từ sắt. Vì sao chảo lại giòn? môi lại
dẻo ? còn dao lại sắc ?
Giải thích: Tùy thuộc vào hàm lượng cacbon trong sắt mà tính chất của các hợp
kim như gang thép khác nhau. Với những tính chất khác nhau này chúng được
ứng dụng rất rộng rãi trong cuộc sống. Chảo được làm từ gang hàm lượng
cacbon lớn nên giòn, môi được chế tạo bằng “thép non” hàm lượng cacbon ít nên
có tính dẻo. Dao thái rau không chế tạo từ thép non mà bằng “thép”. Thép vừa
dẻo vừa dát mỏng được, có thể rèn, cắt gọt nên rất sắc.
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi này vào bài 33: Hợp kim của sắt

Câu 29: Tại sao dùng đồ dùng bằng bạc đựng thức ăn, thức ăn lâu bị ôi ?
Giải thích: Khi bạc gặp nước sẽ có một lượng rất nhỏ đi vào nước thành Ag +.
Ion Ag+ có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh. Chỉ cần 1/5 tỉ gam bạc trong một lit
nước cũng đủ diệt các vi khuẩn nên giữ cho thức ăn lâu ôi thiu.
Áp dụng: Khả năng diệt khuẩn của ion được ứng dụng rộng rãi, giáo viên có thể
liên hệ thực tế khi dạy phần “ bạc” (ở bài 44 Sơ lược về một số kim loại khác
-NÂNG CAO)

Câu 30: Vì sao ta hay dùng bạc để “đánh gió” khi bị bệnh cảm ?
Giải thích: Khi bị bệnh cảm, trong cơ thể con người sẽ tích tụ một lượng khí H2S
tương đối cao. Chính lượng H2S sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi. Khi ta dùng Ag để
đánh gió thì Ag sẽ tác dụng với khí H2S. Do đó, lượng H2S trong cơ thể giảm và
dần sẽ hết bệnh. Miếng Ag sau khi đánh gió sẽ có màu đen xám:
4Ag + 2H2S + O2 → 2Ag2S↓ + 2H2O
(đen)
Áp dụng: Hiện tượng “đánh gió” đã được ông bà ta sử dụng từ rất xa xưa cho
đến tận bây giờ để chữa bệnh cảm. Cách làm này rất có cơ sở khoa học mà mọi
người cần phải biết. Giáo viên có thể nêu hiện tượng trên khi dạy phần “ bạc” (ở
bài 44 Sơ lược về một số kim loại khác -NÂNG CAO)

Câu 31: Các bức tranh cổ bằng sơn dầu (chứa hổn hợp PbCO 3.PbCl2) bị mờ
đi theo thời gian. Hãy giải thích và nêu các khắc phục?
Giải thích: Do sơn dầu màu trắng (chứa hổn hợp PbCO3.PbCl2) chuyển thành chì
sunfua màu đen dưới tác dụng của vết H2S trong không khí:
PbCl2 + H2S → PbS ↓ + 2 HCl
(đen)
10
Vì thế các bức tranh cổ thường bị mờ đi theo thời gian.
Cách khắc phục: rửa tranh này bằng dung dịch H2O2, PbSbị oxi hóa thành
PbSO4 màu trắng: PbS + H2O2 → PbSO4 + H2O
Áp dụng: Sử dụng câu hỏi này trong phần liên hệ thực tế tính chất của hợp chất
chì ở bài 36 Sơ lược về Niken, Kẽm, Chì, Thiếc.

Câu 32: Tại sao khi cho một sợi dây Cu đã cạo sạch vào bình cắm hoa thi hoa
sẽ tươi lâu hơn?
Giải thích: Cu tan một phần trong nước tạo thành Cu2+có tác dụng diệt khuẩn.

Hệ thống các bài tập thực tiển cho chương 9: HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG.

Câu 33: Vì sao thức ăn nấu bị khê, cháy dể bị ung thư?


Giải thích: Theo các chuyên gia của tổ chức y tế thế giới, nấu thức ăn quá cháy
dễ gây ung thư. Chất asparagin trong thực phẩm dưới nhiệt độ cao sẽ kết hợp
cacbonhiđrat trong thực phẩm tạo thành chất acylamid, tác nhân chính gây ra
bệnh ung thư. Ăn nhiều thịt hun khói và các chất bảo quản thực phẩm chứa
nitrosamin có trong rau ngâm, thịt hun khói làm gia tăng ung thư miệng, thực
quản, thanh quản, dạ dày. Ăn nhiều chất béo có liên quan đến ung thư vú, đại
tràng, trực tràng, niêm mạc tử cung. Thuốc trừ sâu nitrofen là chất gây ung thư
và dị tật bào thai. Hóa chất độc hại ethinnylestradiol và bíphenol A có trong túi
nilon và hộp nhựa tái sinh dùng đựng thức ăn gây hại cho bào thai
Áp dụng: Giáo viên sử dụng câu hỏi này vào phần “hóa học và việc bảo vệ sức
khỏe con người” ở bài 44 hóa học và vấn đề xã hội.

Câu 34: Uống sữa có thể giải độc được sự ô nhiễm của các kim loại nặng như
Pb2+, Hg2+.... Vì sao?
Giải thích: Protein trong cơ thể giữ nhiều chức năng quan trọng. Các ion kim
loại nặng làm kết tủa và làm biến tính protein nên làm mất chức năng của chúng,
gây rối loại các hoạt động trong cơ thê. Protein trong sữa giúp kết tủa các kim
loại nặng ngay ở bộ máy tiêu hóa, ngăn cản chúng thâm nhập vào các cơ quan
khác.
Áp dụng: Giáo viên sử dụng câu hỏi này vào phần “hóa học và việc bảo vệ sức
khỏe con người” ở bài 44 hóa học và vấn đề xã hội.

Câu 35: Xung quanh các nhà máy sản xuất gang, thép, phân lân, gạch ngói,
…cây cối thường ít xanh tươi, nguồn nước bị ô nhiễm. Điều đó giải thích như
thế nào ?
Giải thích: Việc gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí là do nguồn chất
thải dưới dạng khí thải, nước thải, chất rắn thải…
11
- Những chất thải này có thể dưới dạng khí độc như: SO 2, H2S, CO2, CO, HCl,
Cl2…có thể tác dụng trực tiếp hoặc là nguyên nhân gây mưa axit làm hại cho
cây.
- Nguồn nước thải có chứa kim loại nặng, các gốc nitrat, clorua, sunfat…sẽ có
hại đối với sinh vật sống trong nước và thực vật.
- Những chất thải rắn như xỉ than và một số chất hóa học sẽ làm cho đất bị ô
nhiễm, không thuận lợi cho sự phát triển của cây.
Do đó để bảo vệ môi trường các nhà máy cần được xây dựng theo chu trình khép
kín, đảm bảo khử được phần lớn chất độc hại trước khi thải ra môi trường.
Áp dụng: giáo viên có thể đặt câu hỏi này vào phần “hóa học và vấn đề ô nhiễm
môi trường” ở bài 45 hóa học và vấn đề môi trường

Câu 36: “Hiệu ứng nhà kính” là gì?


Giải thích: Khí cacbonic CO2 trong khí quyển chỉ hấp thụ một phần những tia
hồng ngoại (tức là những bức xạ nhiệt) của Mặt Trời và để cho những tia có
bước sóng từ 50000 đến 100000 Å đi qua dễ dàng đến mặt đất. Nhưng những
bức xạ nhiệt phát ra ngược lại từ mặt đất có bước sóng trên 140000 Å bị khí CO 2
hấp thụ mạnh và phát trở lại Trái Đất làm cho Trái Đất ấm lên. Theo tính toán
của các nhà khoa học thì nếu hàm lượng CO2 trong khí quyển tăng lên gấp đôi so
với hiện tại thì nhiệt độ ở mặt đất tăng lên 4oC.
Về mặt hấp thụ bức xạ, lớp CO2 ở trong khí quyển tương đương với lớp thủy tinh
của các nhà kính dùng để trồng cây, trồng hoa ở xứ lạnh. Do đó hiện tượng làm
cho Trái Đất ấm lên bởi khí CO2 được gọi là hiệu ứng nhà kính.
Áp dụng: Ngày nay hiện tượng “Hiệu ứng nhà kính” trở thành một vấn đề có ảnh
hưởng mang tính toàn cầu. Mục đích vấn đề giúp học sinh biết được nguyên
nhân và tác hại của hiệu ứng nhà kính nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
Giáo viên có thể đặt vấn đề này khi dạy về tác hại của ô nhiễm không khí ở bài
45 hóa học và vấn đề môi trường

Câu 37: “Hiện tượng mưa axit” là gì ? Tác hại như thế nào ?
Giải thích: Khí thải công nghiệp và khí thải của các động cơ đốt trong (ô tô, xe
máy) có chứa các khí SO2, NO, NO2,…Các khí này tác dụng với oxi O 2 và hơi
nước trong không khí nhờ xúc tác oxit kim loại (có trong khói, bụi nhà máy)
hoặc ozon tạo ra axit sunfuric H2SO4 và axit nitric HNO3.
2SO2 + O2 + 2H2O → 2H2SO4
2NO + O2 → 2NO2
4NO2 + O2 + 2H2 O → 4HNO3
Axit H2SO4 và HNO3 tan vào nước mưa tạo ra mưa axit. Vai trò chính của mưa
axit là H2SO4 còn HNO3 đóng vai trị thứ hai.
- Hiện nay mưa axit là nguồn ô nhiễm chính ở một số nơi trên thế giới.
Mưa axit làm mùa màng thất thu và phá hủy các công trình xây dựng, các tượng
12
đài làm từ đá cẩm thạch, đá vôi, đá phiến (các loại đá này thành phần chính là
CaCO3):
CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2↑ + H2O
CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + CO2↑ + H2O
Áp dụng: Ngày nay hiện tượng mưa axit và những tác hại của nó đă gây nên
những hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là ở những nước công nghiệp phát triển.
Vấn đề ô nhiễm môi trường luôn được cả thế giới quan tâm. Việt Nam chúng ta
đang rất chú trọng đến vấn đề này. Do vậy mà giáo viên phải cung cấp cho học
sinh những hiểu biết về hiện tượng mưa axit cũng như tác hại của nó nhằm nâng
cao ý thức bảo vệ môi trường. Giáo viên có thể đặt vấn đề này khi dạy về tác hại
của ô nhiễm không khí ở bài 45 hóa học và vấn đề môi trường.

You might also like