You are on page 1of 5

TRƯỜNG THPT LÝ TỰ TRỌNG

LỚP 11A11
----------------------***----------------------

BÀI BÁO CÁO GIỮA HỌC KÌ II


NĂM HỌC: 2023 - 2024

NỘI DUNG GIÁO DỤC CỦA ĐỊA PHƯƠNG

CHỦ ĐỀ: NHẠC CỤ CỦA DÂN TỘC THIỂU SỐ KHÁNH HOÀ

Nhóm học sinh thực hiện:


1. Phạm Thị Như Quỳnh
2. Nguyễn Lê Anh Thơ
3. Phan Nguyễn Khánh Thy
4. Lê Khánh Vy

Nha Trang, tháng 04 năm 2024


NỘI DUNG BÁO CÁO

Từ nhiều năm nay, thanh âm các loại nhạc cụ dân tộc đã ngân vang từ đại ngàn đến phố
thị. Đặc biệt, các loại nhạc cụ dân tộc xuất hiện ngày càng phổ biến trong những chương
trình biểu diễn nghệ thuật ở Nha Trang - Khánh Hòa.
MỘT SỐ LOẠI NHẠC CỤ DÂN TỘC Ở TỈNH KHÁNH HÒA
1. Chiêng
 Là loại nhạc cụ tự thân vang, thuộc chi gõ, được làm bằng đồng thau, hình tròn, có
nhiều kích cỡ, có núm hoặc không có núm.
 Được người Ra-glai sử dụng phổ biến (còn gọi là mã la hay char). Thường được sử
dụng trong sinh hoạt hàng ngày, trong các lễ hội hay các nghi lễ.
 Khi diễn tấu người nghệ nhân thường đeo mã la vào vai trái, tư thế hơi cúi người
về phía trước, để mặt của mã la hướng ra ngoài, hơi ngửa lên trên.

2. Đàn đá
 Là loại nhạc cụ tự thân vang, thuộc chi gõ, có định âm, được người Ra-glai sử
dụng và còn được gọi là Patâu Tuleng (đá kêu). Âm thanh của đàn đá nghe đanh,
cứng. Ở vực âm cao thì rộn ràng, thánh thót; Ở vực âm thấp thì trầm và vang vọng
 Khi biểu diễn, nghệ sĩ sử dụng hai búa gõ bằng gỗ, gõ thẳng lên thanh đá. Ngoài ra
còn có thể lợi dụng sức nước chảy để để dựng nên các dàn đá kêu nơi gần bờ suối
 Đàn đá thường được sử dụng trong sinh hoạt âm nhạc thường ngày. Ngoài ra còn
được các nghệ sĩ sử dụng để diễn tấu, sáng tác các tác phẩm âm nhạc.

3. Trống da
 Là nhạc cụ gõ màng rung, không định âm. Được sử dụng chủ yếu ở đồng bào dân
tộc Ê-đê (gọi là h'gơ) và Ra-glai (gọi là sagơr).
 Tang trống làm bằng gỗ cao khoảng 40-45 cm, xung quanh bện dây thừng hoặc
dây mây, chia thành ba phần đều nhau, phía trên có đai để buộc dây đeo; hai mặt
trống bịt bằng da trâu đường kính khoảng 45-50 cm.
 Khi diễn tấu, người ta để trống dưới đất và gõ bằng dùi gỗ có bịt vải (đối với trống
lớn) hoặc đeo ở trước bụng và vỗ bằng tay (đối với trống nhỏ). Màu âm trống trầm
và vang, thể hiện tính sôi nổi, dồn dập. Thường sử dụng trong lễ hội truyền thống.

1
4. Đàn Chapi
 Là nhạc cụ họ dây, chi gảy độc đó của người Ra-glai.
 Được làm từ một ống tre già (hay còn gọi là ống đàn, hộp đàn).
 Hai đầu đàn không bịt kín
 Đàn có 6 dây đôi được tách ra từ cật tre, các dây đàn chạy đều xung quanh ống đàn
 Mặc dù âm lượng nhỏ, nhưng âm thanh của đàn chapi vẫn khiến người nghe liên
tưởng đến tiếng vọng của núi rừng, tiếng róc rách suối chảy, tiếng rộn ràng âm
hưởng mã la trong ngày hội.
 Là loại nhạc cụ quan trọng trong đời sống người Ra-glai.
 Thường được diễn tấu bên bếp lửa, gia đình quây quần, sau những giờ làm việc
trên nương nương rẫy, để quên đi mệt nhọc.

5. Khèn bầu
 Là nhạc cụ thuộc họ hơi, chi lưỡi gà rung tự do của người Ê-đê và người Ra-glai ở
tỉnh Khánh Hòa.
 Khèn bầu được chế tạo từ một quả bầu khô đã khoét bỏ ruột
 Khi diễn tấu, nghệ nhân dùng miệng ngậm vào và thổi
 Ngón tay bịt vào lỗ nào thì lưỡi gà ở ông đó bị hơi thổi tác động vào và phát ra âm
thanh
 Khèn bầu là loại nhạc cụ đa thanh, bài bản có giai điệu và phần bè đệm.
 Âm sắc của khèn hơi rè, khỏe, vui tươi, phù hợp với giai điệu sinh động.
 Tuy nhiên, khèn bầu cũng có thể thổi được những bài trữ tình, giàu cảm xúc.

6. Sáo dọc
 Là nhạc cụ hơi, chi lỗ thổi của người Ê-đê và người Ra-glai ở tỉnh Khánh Hòa.
 Sáo được làm từ một ống nứa nhỏ
 Khi thổi sáo dọc, miệng ngậm hẳn vào vòi ống sáo đã vát mỏng.
 Màu âm của sáo dọc du dương, sâu lắng và mộc mạc như chính con người núi rừng
 Thường được diễn tấu trong sinh hoạt đời thường, bên bờ suối, bếp lửa, trong cuộc
vui của dân làng….

2
BẢO TỒN NÉT ĐẸP CỦA ÂM NHẠC DÂN TỘC:

Ở những khu vực có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn tỉnh ta, cứ vào
mỗi kỳ lễ hội truyền thống của đồng bào hoặc ngày hội văn hóa các dân tộc, chúng ta lại
bắt gặp hình ảnh những nghệ nhân, nam thanh, nữ tú biểu diễn nhạc cụ dân tộc. Phổ biến
là các loại nhạc cụ của đồng bào Raglai, Êđê như: Mã la, cồng chiêng, đàn đá, đàn chapi,
kèn bầu, đàn T’rưng… Ở các trung tâm văn hóa, thông tin và thể thao cấp huyện còn có
đội ngũ nhạc công biểu diễn được đàn bầu, đàn tranh, đàn tam thập lục, đàn nhị… Tất cả
làm nên bầu không khí sôi nổi, đặc sắc trong sinh hoạt văn hóa từ các bản làng đến thành
thị.

Trong chương trình tham quan danh thắng Hòn Chồng và di tích Tháp Bà Ponagar, du
khách cũng đều có được khoảng thời gian để xem biểu diễn nhạc cụ dân tộc. Ở danh
thắng Hòn Chồng, du khách được nghe những bản nhạc từ đàn bầu, đàn T’rưng, đàn
K’lông pút, đàn đá…Tại di tích Tháp Bà Ponagar, du khách lại bị mê hoặc bởi các làn
điệu âm nhạc của đồng bào Chăm qua tiếng kèn Saranai, tiếng trống Ghi năng, trống
Paranưng. Tiếng kèn réo rắt, tiếng trống bập bùng có sức hút mãnh liệt đối với người
nghe. Ở các địa chỉ du lịch khác, như: Làng nghề Trường Sơn, Khu du lịch VinWonders
Nha Trang, hay ở một số nhà hàng, khách sạn trên địa bàn thành phố cũng thường tổ chức
biểu diễn nhạc cụ dân tộc để phục vụ khách du lịch.

3
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN

................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................

ĐIỂM: XẾP LOẠI:

Giáo viên chấm

….……………………………………………

You might also like