You are on page 1of 2

Chiến lược marketing mix của cà phê trung nguyên

Chiến lược sản phẩm của trung nguyên


Trong lúc cơn sốt về thành công của Trung Nguyên xem chừng đã “bão
hòa” với dư luận, đến 11/2003, Trung Nguyên cho ra đời sản phẩm cà phê hòa
tan G7, đối đầu trực diện với ông lớn Nescafe đang chiếm hơn 50% thị phần cà
phê hòa tan với phương châm “Đánh bại các ông lớn tại Việt Nam trước khi
bước ra thị trường thế giới”.

Dấu mốc đó đã làm thay đổi cục diện thị phần cà phê hòa tan trong thời
gian ngắn. Thị phần Nestcafe giảm còn 45%, G7 chiếm 21%, còn lại là thuộc về
các nhãn hiệu khác. Đây là chiến lược sản phẩm nằm trong chiến lược
marketing mix của Trung Nguyên ngay tại thời điểm sung mãn nhất. Cà phê
sáng tạo là sản phẩm đặc trưng gắn liền với thương hiệu Trung Nguyên. Sau khi
sản phẩm này được thị trường chấp nhận, Trung Nguyên đã nhanh chóng nắm
bắt được thị hiếu của khách hàng, đầu tư phát triển theo chiều sâu tạo ra một
dòng sản phẩm cà phê sáng tạo bao gồm 5 loại chia theo nguyên liệu và gu
thưởng thức cà phê của khách hàng: Culi Robusta Arabia, Robusta Arabica Sẻ
Culi thượng hạng Culi Arabica hảo hạng

Chiến lược giá cua cà phê Trung Nguyên


Nhật Bản là một quốc gia nổi tiếng với nghệ thuật trà đạo truyền thống.
Bên cạnh đó, người Nhật cũng biết đến cà phê từ rất sớm (khoảng đầu thế kỉ
XIX). Chính vì vậy, thị trường Nhật Bản là một thị trường mà người tiêu dùng
khá khắt khe về chất lượng sản phẩm và gu thưởng thức.

Tuy nhiên, đại lý nhượng quyền thương hiệu lại định giá mỗi tách cà
phê Trung Nguyên cao hơn Starbucks 50%, cao hơn sản phẩm nội địa 25%. Và,
chiến lược giá này đã giúp Trung Nguyên gặt hái được thành công ngay tại thủ
đô Tokyo trên con đường xâm nhập thị trường quốc tế và là đòn bẩy cho sự phát
triển hệ thống nhượng quyền thương hiệu ở hàng loạt các quốc gia khác trên thế
giới.

Chiến lược phân phối


Nói đến hệ thống phân phối của cà phê Trung Nguyên thì không thể nào
không nhắc đến nhượng quyền kinh doanh. Chiến lược marketing mix của cà
phê Trung Nguyên đã góp phần to lớn vào sự thành công của mạng lưới phân
phối của Trung Nguyên. Năm 2006, Trung Nguyên cho xây dựng 500 siêu thị
mini mang tên G7Mart và 70 trung tâm phân phối trên cả nước, góp phần thêm
vào sự phát triển hệ thống phân phối.
Từ đó phát triển thành các trung tâm thương mại và đại siêu thị. 4. Chiến
lược xúc tiến hỗn hợp Hoạt động quảng cáo của Trung Nguyên không được đẩy
mạnh và chủ yếu tập trung vào PR. Trung Nguyên thổi hồn dân tộc vào logo và
slogan của mình, đề cao tính tự tôn dân tộc trong từng sản phẩm. Chính vì vậy,
với chiến lược xây dựng thương hiệu cà phê Trung Nguyên, thương hiệu này dễ
dàng chiếm được sự tin yêu của khách hàng, trở thành love-mark của không ít
người.

Bài học từ chiến lược marketing mix của cà phê Trung Nguyên Xây
dựng một thương hiệu đẳng cấp trong một thị trường mới nổi có vẻ là mâu
thuẫn. Nhưng trường hợp này đã cho thấy điều đó có thể thực hiện được bằng
chiến lược marketing mix của Trung Nguyên thật đáng học hỏi. Bằng sự kết
hợp yếu tố văn hóa dân tộc, các giá trị và tạo nên một thương hiệu giàu khát
vọng mà qua đó các tầng lớp tri thức trẻ nhìn thấy mình trong đó và khát khao
khẳng định, Trung Nguyên làm thay đổi thị trường cà phê Việt Nam và sẽ thay
đổi thế giới trong tương lai.

Tuy nhiên, Trung Nguyên cũng phải nhìn nhận rằng, việc phát triển, mở
rộng thương hiệu ở nước ngoài sẽ mất nhiều thời gian, và đòi hỏi nhiều sự điều
chỉnh linh hoạt cho từng thị trường riêng biệt của quốc tế.

You might also like