You are on page 1of 76

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VẬT LIỆU VÀ MÁY DÁN.......................................................

3
I. NGUYÊN LÝ DÁN BĂNG CHỐNG NƯỚC..........................................................................3
1.1. Nguyên lý dán......................................................................................................................3
1.2. Điều kiện để băng dán có khả năng chống nước............................................................4
II. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN CHẤT LƯỢNG DÁN.....................................6
1. 1. Ảnh hưởng của nhiệt độ dán (oC)..................................................................................6
1.2. Ảnh hưởng của lực nén của cặp trục lô (Mpa).............................................................6
1.3. Ảnh hưởng của gió khò (Mpa).......................................................................................7
1.4. Ảnh hưởng của tốc độ dán (f/min).................................................................................7
1.5. Ảnh hưởng của lệch tốc (%)...........................................................................................7
1.6. Ảnh hưởng của vị trí khò (mm) (x, y, z)........................................................................8
1.7. Kích thước khò................................................................................................................8
1.8. Ảnh hưởng của lô.............................................................................................................8
1.9. Ảnh hưởng của kích thước băng dán............................................................................9
1.10. Tính chất của keo dán...................................................................................................9
1.11. Cấu trúc và thành phần vải sử dụng..........................................................................10
1.12. Tay nghề của công nhân..............................................................................................10
1.13. Điều kiện môi trường tại nơi dán...............................................................................10
2. Phương pháp đo ảnh hưởng các các yếu tố đến chất lượng dán......................................10
2.1. Đo nhiệt độ dán..............................................................................................................10
2.2. Đo độ dầy của băng.......................................................................................................11
2.3. Đo độ cứng của quả lô...................................................................................................11
3. Một số lỗi thường gặp trong quá trình dán và phương pháp khắc phục........................12
III. TỔNG QUAN VỀ VẬT LIỆU..........................................................................................14
1. Bản chất liên kết giữa các vật liệu...................................................................................14
1.1. Giới thiệu sơ lược.......................................................................................................14
1.2. Cơ sở hình thành mối liên kết hàn, dán...................................................................14
2. Giới thiệu các loại vải.......................................................................................................16
2.1. Vải một lớp.................................................................................................................16
2.2. Vải tráng phủ nhiều lớp............................................................................................18
2.2.3. Đặc điểm vải tráng phủ ở Maxport.......................................................................22
2.2.3.1. Màng PU...............................................................................................................23
2.2.3.2. Màng PTFE (polytetrafluoroethylene)..............................................................24
3. Băng dán............................................................................................................................26
3.1. Giới thiệu....................................................................................................................26
3.1.2. Thông số kỹ thuật chính của keo...........................................................................27
IV. Tổng quan về máy dán.......................................................................................................29
1. Máy dán H&H - 6800.......................................................................................................29
1.1. Giới thiệu....................................................................................................................29
1.2 Thao tác vận hành máy..............................................................................................30
1.3. Ưu nhược điểm..........................................................................................................30
2. Máy dán SW-801C............................................................................................................32
2.1. Giới thiệu....................................................................................................................32
2.2 Nguyên lý vận hành....................................................................................................33
2.4. Ưu nhược điểm..........................................................................................................33
3. Máy dán H&H AI-001......................................................................................................34
3.1 Giới thiệu:
3.2. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý vận hành.......................................................................34
4. Máy dán GORE 5000E....................................................................................................42
1
4. Máy dán GORE 5000E....................................................................................................43
4.1. Sơ đồ cấu tạo..............................................................................................................43
4.2. Hướng dẫn vận hành máy........................................................................................44
4.3 Một số vấn đề trong quá trình dán...........................................................................46
4.4. Ưu nhược điểm..........................................................................................................46
5. Máy dán GORE 6100.......................................................................................................47
5.1. Giới thiệu....................................................................................................................47
5.2. Sơ đồ cấu tạo..............................................................................................................47
5.2. Sơ đồ cấu tạo..............................................................................................................48
5.4. Hướng dẫn vận hành máy........................................................................................50
5.4.1. Vận hành tổng quát................................................................................................50
5.5. Một số lưu ý khi sử dụng và vận hành máy............................................................53
5.5.1. Các bước chọn Menu..............................................................................................53
5.6. Ưu điểm, nhược điểm................................................................................................57
6. Máy dán H&H AI-007......................................................................................................57
6. Máy dán H&H AI-007......................................................................................................58
6.1 Giới thiệu:
6.2. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý vận hành.......................................................................58
6. So sánh các loại máy đang sử dụng ở MAXPORT........................................................65
CHƯƠNG II. TỔNG QUAN VỀ CHẾ ĐỘ CÔNG NGHỆ......................................................69
I. Sưu tập các chế độ dán băng................................................................................................69
II. Lựa chọn chế độ công nghệ................................................................................................69
1. Cơ sở lựa chọn..................................................................................................................69
1.1. Lựa chọn chế độ dán Line bonding..........................................................................69
1.2. Lựa chọn chế độ dán vải 2, 2.5 lớp...........................................................................69
1.3. Lựa chọn chế độ dán vải 3 lớp..................................................................................69
CHƯƠNG III. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ....................................................................................71
I. Đánh giá khả năng dán băng của các loại vải....................................................................71
1. Đánh giá khả năng dán băng cho vải 2, 2.5 lớp.............................................................71
2. Đánh giá nhanh khả năng dán của vải 3 lớp..................................................................71
II. Phương pháp đánh giá chất lượng băng dán....................................................................72
1. Kiểm tra độ bền kéo đứt..................................................................................................72
1.1. Phương pháp kiểm....................................................................................................72
2. Kiểm tra độ bền giặt.........................................................................................................73
3. Tiêu chuẩn thử nước........................................................................................................74

2
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VẬT LIỆU VÀ MÁY DÁN
I. NGUYÊN LÝ DÁN BĂNG CHỐNG NƯỚC

1.1. Nguyên lý dán.


Bản chất là sử dụng luồng khí nóng thổi trực tiếp vào bề mặt tiếp xúc của băng dán, đưa
phần keo dán của băng chuyển sang trạng thái mềm và chảy lỏng sau đó làm lạnh ở điều kiện
bình thường để tạo thành liên kết với mặt vải.

1. Băng dán
2. Hệ thống đốt nóng không khí(sợi đốt)
3. Khò
4. Vải
5. Lô

Hình 1.1. Sơ đồ nguyên lý dán


Phương pháp dán là phương pháp ghép nối hiện đại, có thể tạo ra các mối ghép nối bền
vững. Các mối liên kết dán được thực hiện nhờ băng dán. Băng dán là loại hợp chất cao phân tử
có thể tạo ra các mối liên kết nhờ độ bám dính bề mặt mà không cần làm thay đổi cấu trúc của vật
liệu cần dán.
Sự kết hình thành là do lực tác dụng tương hỗ giữa phân tử của vật liệu làm keo dán và
vật liệu cần dán. Độ bền kết dính càng lớn nếu như vật liệu cần dán hấp phụ càng mạnh các phân
tử của vật liệu dán. Quá trình kết dính có thể phân thành hai giai đoạn :
- Giai đoạn thứ nhất: là quá trình chuyển dời các đại phân tử keo dán ở dạng nóng chảy
đến bề mặt vật liệu cần dán nhờ chuyển động microbrawun (chuyển động hỗn loạn của đại phân
tử). Nhờ đó mà các nhóm có cực hay nhóm có khả năng tạo thành liên kết hydro của keo dán có
thể tiếp cận với những nhóm như vậy của vật liệu cần dán.
- Giai đoạn thứ hai: hình thành các liên kết kết dính. Sau khi keo ngấm sâu vào vật liệu
cần dán, keo sẽ tạo màng, đóng rắn, thực hiện liên kết hóa học hay cơ học với vật liệu dán.
Khi keo dán nóng chảy tiếp xúc gần với bề mặt được dán, lớp màng phân tử trên bề mặt
vật liệu cần dán ngay lập tức đạt tới gần nhiệt độ nóng chảy, sau đó màng mất nhiệt trên toàn bộ
diện tích dán và cân bằng nhiệt độ đạt được. Do keo dán tiếp xúc với diện tích vật liệu cần dán
lớn hơn nhiều so với bản thân nó, nhiệt độ toàn hệ giảm tới điểm mà hỗn hợp chảy đông cứng
thành chất rắn với độ bền kết dính đủ để giữ các lớp với nhau.

Độ bền của kết dính được xác định bằng độ bền của những liên kết cũng như số lượng của
chúng. Số lượng đó lại phụ thuộc vào các nhóm hoạt động có trong đại phân tử keo dán và các

3
trung tâm hấp phụ trên bề mặt vật liệu cần dán và cũng phụ thuộc vào xác suất gặp nhau của
chúng trong quá trình kết dính. Mạch đại phân tử mềm dẻo và cấu trúc không gian không chặt
chẽ có ảnh hưởng tốt đến khả năng kết dính của keo. Thông thường các phân tử keo dán có khả
năng khuyếch tán lớn hơn vật liệu cần dán, khi đó sẽ xảy ra quá trình khuyếch tán một chiều của
một polymer linh động hơn và quá trình này là phổ biến trong thực tế. Nếu keo dán ở dạng dung
dịch và vật liệu cần dán có khả năng trương nở hay hoà tan trong dung dịch đó thì xảy ra hiện
tượng khuyếch tán hai chiều : từ keo dán vào vật liệu nền và từ vật liệu nền vào dung dịch keo
dán. Kết quả là làm mất ranh giới giữa các pha và tạo thành “pha chung” có thành phần của cả
keo dán và vật liệu nền. Sự hoà tan tương hỗ của những polymer khi tiếp xúc thực tế chỉ xảy ra
trên lớp bề mặt với chiều dày không đáng kể.

Hình 1.2. Liên kết băng dán và vải 2 lớp

Như vậy độ bền liên kết phụ thuộc vào bản chất loại keo, khả năng ngấm sâu của keo vào
cấu trúc vải, độ bám dính, độ dai của màng liên kết tạo ra.

1.2. Điều kiện để băng dán có khả năng chống nước.

Hình 1.3. Mô hình dán băng cho vải 2, 2.5, 3 lớp

4
Chú thích:
1. Mặt vải 4. Băng dán
2. Lớp tráng 5. Nước
3. Lớp tricot 6. Đường may

Như được mô tả trong hình 1.3 khi thử nước hoặc trời mưa, nước đi qua lỗ chân kim, các
kẽ hở, hoặc mối liên kết ultrasonic (line bonding) để đi sang mặt trái của vải. Do phân tử nước có
khả năng đi qua các kẽ hở rất nhỏ trong cấu trúc sợi, vải dệt. Nên để đảm bảo khả năng chống
nước của sản phẩm dán, thi lớp keo dán phải lấp đầy những kẽ hở, khoảng trống trên bề mặt lớp
vải tri cốt (lớp tráng) dán băng.
BAD: Keo chỉ ngấm trên mặt vải GOOD: Keo ngấm sâu vào cấu trúc vải

Hình 1.4. Ảnh mô tả ngấm keo


Cấu trúc của lớp vải nền tri côt ảnh hưởng lớn đến khả năng ngấm sâu và bao bọc sợi của
keo, những loại vải có cấu trúc chặt chẽ, mật độ sợi lớn, keo rất khó có thể lấp đầy những khoảng
trống sâu trong cấu trúc sợi, vải do đó sản phẩm không có khả năng chống nước. Để dán cho
những loại vải này cần phải chọn loại băng dán có lớp keo dầy, chỉ số ngấm keo lớn (melting
flow index).

5
II. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN CHẤT LƯỢNG DÁN

Hình 2.1. Sơ đồ ảnh hưởng của các yếu tố đến chất lượng dán
Nhiệt độ dán, áp lực gió khò, áp lực nén lô, tốc dộ dán là 4 nhân tố ảnh hưởng cơ bản
tới chất lượng đường dán, ta cần kiểm soát trong phạm vi cho phép. Đối với mỗi loại máy mỗi
loại vật liệu, loại băng thì cần điều chỉnh cho phù hợp.
1. 1. Ảnh hưởng của nhiệt độ dán (oC)
Đây là nhân tố đầu tiên ảnh hưởng đến quá trình dán. Keo dán tan chảy dính vào mặt vải
thông qua nhiệt truyền qua lớp vải ở mặt kia. Nhiệt độ dán có ảnh hưởng quyết định đến độ bền
của mối liên kết. Nhiệt độ dán chính là nhiệt độ của sợi đốt trong máy dán. Khi máy hoạt động,
không khí từ bình khí nén (đã được lọc ẩm và có nhiệt độ bằng nhiệt độ của môi trường ) được
thổi qua sợi đốt đang ở nhiệt độ cao (khoảng hơn 500 oC) và trở thành dòng khí nóng. Nhiệt độ
của dòng khí nóng ( nhiệt độ gió khò ) là tác nhân trực tiếp làm chảy mềm lớp keo của băng dán
và thấm sâu vào vải mà vẫn không làm ảnh hưởng đến vải. Nhiệt độ thực tế của dòng khí nóng có
thể xác định chính xác bằng súng bắn nhiệt hoặc sensor và phải cao hơn nhiệt độ chảy mềm của
lớp keo.
- Khi nhiệt độ quá cao
+ Keo tan chảy không đều.
+ Gây ra hiện tượng phè keo, ảnh hưởng tới độ bền đường dán.
+ Làm cháy vải hoặc hiện tượng bóng vải rất xấu.
+ Cháy sợi đốt
+ Cháy băng
- Khi nhiệt độ quá thấp
+ Gây hiện tượng sống băng, liên kết giữa băng keo và vải yếu.
Việc tìm ra nhiệt độ dán phù hợp phụ thuộc vào điểm nóng chảy của băng dán Tm Khi đạt
nhiệt độ thích hợp, tức là khi khả năng liên kết giữa các loại keo với các loại vải trên là tốt nhất
thì độ bền mối liên kết khi ấy sẽ phụ thuộc vào mối liên kết giữa băng - lớp tráng và lớp tráng -
vải nền.
1.2. Ảnh hưởng của lực nén của cặp trục lô (Mpa)
Áp lực nén trục lô có tác dụng để ép lớp vật liệu và băng keo kết dính lại với nhau, đồng
thời ép lớp keo dính bám chặt vào vải. Áp lực trục lô thường được điều chỉnh trong khoảng 0,4
đến 0,6 kgf/cm2 (4-6 Mpa) tuỳ thuộc vào độ dày của băng. Áp lực lô quá cao cũng gây ra hiện
tượng bóng vải.

6
- Lực nén cao
+ Keo ngấm sâu, tăng độ bền liên kết do keo được điền đầy vào các khoảng trống trên bề
mặt vải, làm tăng diện tích tiếp xúc giữa keo và băng dán. Trong quá trình tạo băng dán đều có
công đoạn tráng phủ lớp keo PU lên mặt vải nền băng, quá trình đó tạo ra các bọt khí, trong quá
trình dán khi keo đã tan chảy dưới tác dụng của lực ép các bọt khí này sẽ thoát ra ngoài, keo sẽ
được điền đầy vào đó, như thế liên kết sẽ bền hơn.
+ Keo bị phè nhiều, đường dán không đẹp. Keo đang ở trạng thái chảy dẻo sẽ dồn ra hai
bên mép băng và dính vào bề mặt lô
+ Vải bị bai và mo, lượn sóng.
+ bóng bề mặt vải tại vị trí dán khi dán các sản phẩm từ vải tối màu
- Lực nén nhẹ quá:
+ Keo dán không được ép đều vào các “khoảng trống” trên bề mặt vải, tạo ra mối dán
không êm phẳng và độ bền liên kết thấp
1.3. Ảnh hưởng của gió khò (Mpa)
Cơ chế truyền nhiệt của máy dán băng là truyền nhiệt gián tiếp qua dòng khí nóng, áp lực
gió càng lớn thì nhiệt độ gió khò càng cao mặc dù vẫn giữ nguyên chế độ nhiệt cài đặt cho máy.
Vì vậy, áp lực gió là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng đường dán.
- Gió mạnh
+ Nhiệt cao hơn, keo dễ chảy hơn, độ bền liên kết tăng
+ Dùng để đốt tơ, xơ vải khi cần.
+ Thổi mạnh quá, keo bị dạt sang một bên, chảy và phân bố không đều.
+ Khó khăn trong thao tác của người dán
+ Dễ cháy vải nếu cài đặt nhiệt độ dán cao
- Gió nhẹ
+ Sống băng  độ bền liên kết giảm.
Do kiểm soát nhiệt độ mỏ khò rất khó lên thay vì thay đổi nhiệt độ ta nên thay đổi tốc độ
gió khò, vừa dễ dàng vừa đảm bảo tăng tuổi thọ mỏ khò khi dán.
1.4. Ảnh hưởng của tốc độ dán (f/min)
Tốc độ dán nhanh quá hay chậm quá sẽ ảnh hưởng tới độ bám dính. Việc lựa chọn tốc độ
dán phụ thuộc vào loại băng và loại vải dùng mà nhà sản xuất kiến nghị. Vận tốc trục lô nhanh
hay chậm tuỳ thuộc vào vật liệu và loại băng dán cũng như năng suất làm việc của máy. Tuy
nhiên nó cũng phụ thuộc rất nhiều nhiệt độ gió khò được thổi vào băng. Nhiệt độ càng lớn thì tốc
độ trục lô càng nhanh và ngược lại.
- Tốc độ dán cao
+ Thời gian tiếp xúc giữa băng và vải ngắn  keo không ngấm kịp vào vải  giảm bền
liên kết, sản phẩm không có khả năng chống nước.
- Tốc độ dán thấp:
+ Keo ngấm sâu vào trong xơ sợi.
+ Cháy băng, cháy vải.
+ Keo phè nhiều  bẩn lô  bẩn sản phẩm
+ Làm lô bị nóng do thời gian tiếp xúc với nhiệt dài  làm nhổm băng
1.5. Ảnh hưởng của lệch tốc (%)
Thông thường, dưới tác dụng của của lực nén trục lô, lô trên và lô dưới bao giờ cũng
chuyển động cùng vận tốc với nhau (độ lệch lô bằng 0%). Tuy nhiên trong nhiều trường hợp dán
các sản phẩm từ vải có độ bai dãn cao (vải dệt kim) để đảm bảo băng và vải chuyển động với
cùng vận tốc, người ta thay lô dưới bằng một quả lô có đường kính nhỏ hơn lô trên gọi là lô âm.
Khi đó, mặc dù có vận tốc góc như nhau, nhưng do có đường kính nhỏ hơn nên vận tốc dài tại bất
cứ điểm nào trên bề mặt của lô dưới cũng sẽ nhỏ hơn vận tốc dài tại điểm tiếp xúc với điểm đó

7
trên bề mặt của lô trên, điều này đảm bảo cho vải không bị bai dãn trong quá trình dán và tạo nên
mối dán êm phẳng. Độ chênh lệch % giữa đường kính của 2 lô gọi là độ lệch lô. Trong trường
hợp dán sản phẩm từ có bề mặt trơn, nhẵn, người ta lại thay lô dưới bằng quả lô có đường kính
lớn hơn lô trên gọi là lô dương.
Đối với những loại vải có độ co hoặc độ giãn cao phải sử dụng chế độ dán lệch tốc, tức là
tốc độ quay của lô trên và lô dưới khác nhau.
- Vải giãn (lô dương >100%): Nếu cài đặt tốc độ dán quả lô trên và dưới bằng nhau, sau
khi qua trục lô, đường dãn bị bai, lượn sóng
- Vải co nhiệt (lô âm <100%): Nếu không cài đặt lệch tốc, sau dán đường mép vải bị co,
nhăn so với mép băng.
+ Khi tốc độ lô dưới (4) quay nhanh
hơn lô trên (3) (tốc độ dương >100%): phần vải
(1) ngay phía trước điểm dán bị đùn, co xát lại
với nhau  sau khi dán đường dán không bị
lượn sóng đối với vải bai giãn.
+ Khi tốc độ lô dưới (4) quay chậm hơn
lô trên (3) (tốc độ dương <100%) phần vải (1)
ngay phía trước điểm dán bị giãn ra so với 
Đường dán không bị co đối với những loại vải
bị co nhiệt.

1.6. Ảnh hưởng của vị trí khò (mm) (x, y, z)


Vị trí của khò được xác định qua 2 khoảng cách:
A : Khoảng cách từ đầu khò tới tâm ép dán.
B : Khoảng cách từ đầu khò tới bề mặt lô trên.
Khoảng cách A được điều chỉnh trong khoảng 15 mm, điều chỉnh A quá thấp có thể làm cháy
vải còn quá cao có thể làm keo nóng chảy không đều. Khoảng cách B có giá trị trong khoảng 3-
5mm, B càng nhỏ khi sử dụng băng dán có lớp keo dày để tăng tiếp xúc giữa nhiệt và băng.
Tuỳ vào loại băng dán mà điều chỉnh vị trí khò cho phù hợp. Vị trí khò dán ảnh hưởng
trực tiếp đến nhiệt độ, áp lực gió khò và hướng gió thổi trực tiếp vào băng
- Khò quá gần vị trí dán
+ Keo dễ chảy, độ bền liên kết tăng.
+ Nếu gió to có thể gây cháy vải, cháy băng, khó dán.
- Khò quá xa vị trí dán
+ Nhiệt độ bị tỏa ra phân tán, băng bị sống  Độ bền liên kết kém.
- Khò hướng lên trên:
+ Thời gian tiếp xúc giữa băng dán và dải khí nóng sẽ lâu hơn, giúp keo chảy đều, nhanh.
Sử dụng cho loại băng 3 lớp.
- Khò hướng xuống dưới: Sử dụng cho các loại băng mỏng.
1.7. Kích thước khò
Chọn kích thước khò tùy thuộc từng loại kích thước băng dán
- Khò quá to: làm cháy mép băng
- Khò nhỏ quá: sống 2 mép băng
Đo kích thước khò: Sử dụng thước cặp
1.8. Ảnh hưởng của lô
1.8.1. Kích thước lô
- Đường kính tương đối giữa hai quả lô

8
Đường kính càng lớn, khoảng tiếp xúc giữa hai quả lô càng lớn băng và vải sẽ được nén
giữ lâu hơn do đó đường dán băng sẽ êm hơn, không bị nhăn, nếp gấp.
- Bề rộng của lô
+ Bề rộng của lô lớn quá: có thể gây hiện tượng vết hằn lô trên mặt vải.
+ Bề rộng lô quá nhỏ gây ra hiện tượng sống 2 mép băng, lô nhỏ hơn bản băng.
1.8.2. Độ cứng của lô
Vì cấu trúc của đường dán gồ ghề, không nằm trên một mặt phẳng, do đó phải sử dụng
các quả lô bằng cao su, để khi dán, bề mặt lô ôm sát với biên dạng đường dán, giúp keo phân bố
đề trên bề mặt đường dán  tăng độ liên kết giữa băng dán và vải.
- Lô cứng quá:
+ Keo dán ngấm không đều.
+ Hằn vết mép lô trên mặt vải
- Lô mềm quá:
+ Khó dán, không tạo được áp lực dán ma sát cần thiết để giữ vải khi dán, vải bi xô trong
quá trình dán.
1.9. Ảnh hưởng của kích thước băng dán
Kích thước bản băng đang sử dụng ở Maxport gồm: 10mm (SRT), 13mm, 15mm, 17mm,
20mm, 22mm.
- Băng to
+ Dễ dán những đường thẳng, tăng khả năng chống nước của sản phẩm
+ Băng bị nhăn, tạo nếp gấp tại vị trí dán đường cong. Bản băng càng rộng thì đường dán
càng nhăn nhiều.
- Băng nhỏ:
+ Băng dán không bị nhăn.
+ Khó dán, khó căn chỉnh đường may chính giữa băng khi dán ( ví dụ: băng 8mm)
- Băng dầy:
+ Nhiều keo, độ bền liên kết dán tốt.
+ Đường dán bị cứng.
- Băng mỏng:
+ Phù hợp cho những loại vải mỏng.
+ Băng dễ bị thủng, cháy trong quá trình dán.
1.10. Tính chất của keo dán
- Khối lượng phân tử keo dán: Keo dán có khối lượng phân tử thấp, nhiệt độ nóng chảy
thấp, keo có khả năng ngấm sâu vào trong cấu trúc vật liệu nhưng khả năng liên kết bám dính
không cao. Ngược lại các loại keo có khối lượng phân tử cao thì khả năng liên kết với vật liệu tốt
hơn, nhưng khả năng ngấm sâu bị hạn chế.
- Điều kiện hình thành màng keo.
Khi tạo thành liên kết dán, có thể có những quá trình sau:
+ Thải dung môi từ dung dịch keo dán.
+ Nóng chảy keo dán rắn.
Nếu màng keo hình thành từ dung dịch hoà tan, dung môi khi bay hơi sẽ làm cho màng
keo bị rỗng, do đó làm giảm độ bền và tính chịu nhiệt của màng keo. Màng keo hình thành từ
dạng nóng chảy có độ kết dính tốt hơn từ dung dịch hoà tan
- Độ co của keo: Khi hoá rắn màng keo đã được đưa lên vật liệu nền thường xảy ra hiện
tượng co, ảnh hưởng không tốt đến độ kết dính của màng keo. Độ co phụ thuộc vào bản chất hoá
học và tính chất của các cấu tử hợp thành hệ keo dán và đặc trưng, điều kiện hình thành màng
keo.

9
- Nhiệt độ và thời gian đóng rắn màng keo: Tuỳ thuộc vào bản chất hoá học và thành phần
các cấu tử, có thể tiến hành đóng rắn màng keo ở nhiệt độ thường hay nhiệt độ cao. Nhiệt độ tăng
thì thời gian hình thành kết dính giảm và tính chịu nhiệt của kết dính tăng.
Thời gian đóng rắn tăng làm tăng độ bền của kết dính.
- Áp suất : Là thông số quan trọng của quá trình hình thành màng keo. Áp suất dư thì tạo
thành màng keo mỏng và độ bền kết dính cao. Áp suất không đủ làm cho màng keo có lỗ rỗng
không đều, chiều dày màng keo lớn và không đều, độ bền có thể giảm khá nhiều.
1.11. Cấu trúc và thành phần vải sử dụng
Ảnh hưởng lớn đến chất lượng dán. Các loại vải có cấu trúc chặt chẽ, keo khó ăn hơn,
khó dán. Các loại vải có độ co giãn cao gây khó khăn trong thao tác của người dán.
1.12. Tay nghề của công nhân
Thông thường chúng ta sản xuất trong môi trường có nhiệt độ và độ ẩm không ổn định,
mỗi một nơi làm việc sẽ có các môi trường, nhiệt độ và độ ẩm khác nhau, thay đổi theo ngày. Vì
vậy, cần phải có một đội ngũ công nhân thành thạo, biết xử trí tình huống sao cho phù hợp, biết
kiểm tra tất cả các điều kiện dán trước khi áp dụng cho sản xuất hàng loạt. Điều đó sẽ làm cho
sản phẩm ổn định hơn, độ bền đường liên kết sẽ được đảm bảo hơn.
1.13. Điều kiện môi trường tại nơi dán
Nhiệt độ và độ ẩm là 2 yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng đường dán, trong các môi trường
không phải tiêu chuẩn (độ ẩm 65%, nhiệt độ 20oC) thì chất lượng đường liên kết bị ảnh hưởng rất
nhiều. Điều này có thể là do lượng hơi nước cũng như nhiêt độ ngoài ảnh hưởng tới quá trình tan
chảy không đều khi dán.
2. Phương pháp đo ảnh hưởng các các yếu tố đến chất lượng dán.
2.1. Đo nhiệt độ dán.
a. Đo bằng súng bắn nhiệt
Nhiệt độ dán và áp lực gió khò có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong cơ chế tác động
nhiệt đến keo dán. Cùng một giá trị nhiệt độ dán nhưng áp lực gió khò càng cao thì nhiệt độ gió
khò càng cao và ngược lại. Nhiệt độ gió khò có thể xác định chính xác bằng súng bắn nhiệt.
Nguyên lý hoạt động của thiết bị: súng sẽ phát ra chùm tia laze, khi gặp dòng khí nóng sẽ
truyền lại tín hiệu phản hồi. Tín hiệu phản hồi được xử lý và đưa ra giá trị nhiệt độ của gió khò.
Cần lưu ý rằng vị trí để xác định nhiệt độ gió khò là vị trí trên băng dán được gió trực tiếp thổi
vào (vị trí dán).
Như vậy, nhiệt độ gió khò chính là nhiệt độ tại vị trí dán. Cơ chế tỉ lệ thuận giữa giá trị
nhiệt độ dán và áp lực gió khò có thể giải thích như sau:
Giả thiết cố định nhiệt độ dán (nhiệt độ sợi đốt) và thay đổi áp lực gió khò từ chế độ 1 sang
chế độ 2 trong đó áp lực gió ở chế độ 2 > chế độ 1. Ta sẽ so sánh hai giá trị nhiệt độ gió khò T 1 và
T2 của hai chế độ này.

10
Hình 2.2. Súng bắn nhiệt
Khi cố định nhiệt độ dán và thay đổi giá trị áp lực gió có nghĩa là đã thay đổi số lượng
phân tử khí nóng tác dụng nhiệt lên băng trong một đơn vị thời gian. Ngay khi thay đổi áp lực gió
từ chế độ 1 sang chế độ 2, do phải truyền nhiệt cho nhiều phân tử khí hơn nên nhiệt độ sợi đốt sẽ
giảm xuống. Nhưng do cơ chế bảo toàn nhiệt độ dán, máy sẽ tự điều chỉnh dòng điện chạy qua
sao cho nhiệt độ sợi đốt luôn giữ ổn định ở chế độ 1. Điều đó có nghĩa là mặc dù phải truyền
nhiệt cho nhiều phân tử khí hơn trong cùng một khoảng thời gian nhưng sợi đốt luôn đảm bảo
nhiệt độ mỗi phân tử khí của gió khò ở cả hai chế độ là như nhau. Tuy nhiên, ở chế độ 2 thì mật
độ phân tử khí nóng là nhiều hơn tức là mỗi một đơn vị diện tích trên băng sẽ chịu tác động của
nhiều phân tử khí nóng hơn khiến nhiệt độ tại vị trí dán ở chế độ này là cao hơn. Nói cách khác
thì T2 > T1
b. Đo bằng sensor 4 đầu
Do đặc điểm dòng khí thổi ra từ khò không đều nhiệt độ ở giữa lớn hơn nhiệt độ ở 2 mép
khò. Sử dụng sensor với 4 đầu đo độ chệch lệch nhiệt độ tại giữa và 2 mép băng.
2.2. Đo độ dầy của băng
Đo độ dày của băng giúp ta đánh giá được lượng keo trên bề mặt băng dán. Sử dụng thiết
bị như hình 2.3

Hình 2.3. Thiế bị đo độ dầy băng (Thickness Gage)


2.3. Đo độ cứng của quả lô
Độ cứng quả lô ảnh hưởng đến độ ngấm keo từ băng vào cấu trúc vải.

11
Hình 2.3. Thiết bị đo độ cứng của lô PCE-HT

Máy PCE-HT 150 là dụng cụ đo độ cứng cầm tay hiện đại, máy dùng để đo độ cứng của các loại
vật liệu khác nhau. Thiết bị được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp, xưởng sản xuất, trung tâm
kiểm định, phòng thí nghiệm. Máy có chức năng lưu trữ số liệu đo vào bộ nhớ trong, từ đó chúng
ta có thể xử lý chúng một cách chi tiết trên phần mềm chuyên dụng. PCE 150 A đo độ cứng của
cao su, các vật liệu đàn hồi, silicone, vinyl, neoprene.

12
3. Một số lỗi thường gặp trong quá trình dán và phương pháp khắc phục

Bảng 2.1. Một số lỗi thường gặp trong quá trình dán và phương pháp khắc phục

Các lỗi thường gặp Nguyên nhân Giải pháp


Băng dán không dính vào vải -trục lô đặt không đúng -chỉnh ngược lại trục phía
hướng mặt băng
-sai loại băng -đổi băng
-sai điều kiện dán -theo điều kiện được giới
thiệu
Lớp tráng và băng liên kết yếu -tốc độ dán quá nhanh -giảm tốc độ
-nhiệt dán quá thấp -tăng nhiệt độ của khò hoặc
lực ép.
-sai loại băng -tìm đúng loại băng phù hợp

Băng dính vào trục lô phía trên


-sai vị trí lô -chỉnh ngược lại
-keo dính vào trục lô -làm sạch trục lô
Mép cạnh hoặc tâm băng không -trục lô bị mòn -thay đổi lực ép
kín -khí thổi ra từ miệng khò -chỉnh lại đầu khò
không đủ
-khí ẩm hoặc dầu cung cấp -xem ống dẫn khí
chất bôi trơn hoặc các mảnh
nhỏ khi cắt dính, lực ép.. -làm sạch các thứ thừa từ vải,
lớp tráng hoặc băng.
Băng bị nứt sau khi dán -nhiệt độ quá cao -hạ nhiệt độ
-lực ép của trục lô cao -giảm lực ép
-sai băng -tìm băng phù hợp
Băng dán bị bóng hoặc vải bị -nhiệt độ quá cao -hạ thấp nhiệt độ
cháy, bị chảy -tốc độ quá thấp -tăng tốc độ
-khò để không thẳng hàng -chỉnh vị trí khò
-sai loại băng

Băng dính lại vào băng sau khi -nhiệt độ quá cao -giảm nhiệt độ
làm -tốc độ quá thấp -tăng tốc độ
-dán trong khi băng vẫn bị -giữ cho phẳng cho tới khi
nếp gấp làm lạnh
Bị lỗ thủng ở dìa băng -tốc độ quá cao -giảm tốc độ
-nhiệt độ quá thấp -tăng nhiệt độ
-lực ép quá thấp -tăng lực ép
-sai băng

13
Bị thủng ở giữa băng -tốc độ quá cao -giảm tốc độ
-nhiệt độ quá thấp -tăng nhiệt độ
-lực ép quá thấp -tăng lực ép
-sai băng
Băng quấn quanh trục lô -băng cắt quá dài -băng không nên kéo quá
trục
-trục lô đặt quay lưng -chỉnh lại trục
-nhựa dính quanh trục -làm sạch trục

Băng bị bong khi giặt -Sai băng -xem lại loại băng dán
-Chế độ dán chưa đúng - Tìm chế độ khác phù hợp

Băng lỗi khi kiểm tra độ thấm -sai băng -xem lại loại băng dán
nước -dính không đủ - Tìm lại chế độ phù hợp
Quá nhàu -độ kéo căng của vải không -làm trùng độ kéo căng vải
đúng khi dán
-nhiệt độ quá cao -giảm nhiệt độ
-sai loại băng
Băng bị kéo giãn -độ kéo căng của vải quá lớn -làm trùng độ kéo căng vải
khi dán

Bóng băng -lực ép thấp -tăng lực ép


-nước hoặc dầu dính vào vải -làm sạch lọc khí
băng khi cắt dụng cụ cắt và may

14
III. TỔNG QUAN VỀ VẬT LIỆU
1. Bản chất liên kết giữa các vật liệu.
1.1. Giới thiệu sơ lược.
Vải được tạo ra bằng cách se sợi từ các loại xơ tự nhiên, nhân tạo hay xơ tổng hợp được
dệt hoặc liên kết với nhau bằng phương pháp cơ học, hoá học. Sau đó tuỳ vào yêu cầu và mục
đích sử dụng vải sẽ trải qua một số quá trình xử lý, nhuộm, hoàn tất, tráng phủ để tạo cho vải có
một số tính năng sử dụng mới như độ mềm mại, khả năng chống nhàu, thông thoáng, khả năng
chống tĩnh điện, chống mài mòn, chống cháy, chống nước… [Hình 3.1]

Hình 3.1. Quá trình sản xuất vải

Xơ dệt bao gồm các loại xơ tự nhiên (bông, lanh, đay, dừa, tơ tằm, len..), xơ nhân tạo
(vixco, lyoxen..) xơ tổng hợp ( Polyester, PU, Nylon, PE…)
Xơ được cấu tạo từ hợp chất cao phân tử (polyme), gồm các đại phân tử liên kết với nhau
theo hướng thẳng hay nhánh như sau:

Trong đó, A là các mắt xích đặc trưng cho các loại xơ. Các hợp chất cao phân tử có cấu
tạo mạch thẳng có năng lượng liên kết giữa các mắt xích thấp hơn so với mạch nhánh. Trong
mạch cao phân tử tồn tại 2 loại liên kết cơ bản, đó là:
- Lực liên kết giữa các mắt xích A-A.
- Lực liên kết giữa các nguyên tử, phân tử nội tại bên trong A.
Các hợp chất cao phân tử bị chảy mềm trước khi bị phá hủy khi tổng năng lượng phá vỡ
liên kết giữa các khâu A-A thấp hơn tổng năng lượng để phá vỡ liên kết nội tại bên trong A, ví
dụ: Xơ PVC, Polyester, PU, Nylon…
Ngược lại khi năng lượng phá vỡ liên kết nội tại bên trong A thấp hơn năng lượng phá vỡ
liên kết giữa các khâu thì vật liệu bị phá hủy trước khi chảy mềm. Ví dụ: xơ bông, vải Cotton…
Đối với các loại xơ nhiệt dẻo, khi nhiệt độ tăng dần, làm cho các phân tử A trở lên linh
động, dao động quanh vị trí của chúng, vật liệu bắt đầu mềm hơn và chuyển sang trạng thái chảy
mềm khi mối liên kết giữa các khâu bị đứt, A có thể chuyển động tự do trong phân tử, hình thành
liên kết mới ở vị trí khác trong mạch khi nhiệt độ giảm.

1.2. Cơ sở hình thành mối liên kết hàn, dán.


Về cơ bản để các vật liệu có thể liên kết với nhau nói chung và áp dụng đối với các sản
phẩm hàng dán ở Maxport nói riêng hầu hết các vật liệu đều phải được đưa về trạng thái trung
gian của chúng, đó là trạng thái chảy mềm, các mắt xích A có thể chuyển động tự do. Dưới tác
dụng của lực ép, các vật liệu tiếp xúc với nhau và xảy ra hiện tượng khuếch tán các mắt xích A từ
15
vật liệu này sang vật liệu kia để hình thành mối liên kết bền vững giữa chúng. Độ bền của mối
liên kết này phụ thuộc bản chất của mối liên kết đó là liên kết cơ học hay hóa học.
- Liên kết cơ học(vật lý): Liên kết vadervan, liên kết này không bền vững do sự bắm
dính bề mặt của các vật liệu. Độ bền liên kết phụ thuộc vào số lượng liên kết. Ví dụ đối với các
loại vải có cấu trúc xốp, số lượng liên kết lớn nên độ bền được đảm bảo, các loại vải như cotton,
polyester dệt kim, vải soft shell, vải khăn mặt.
- Liên kết hóa học: Liên kết bền vững, bao gồm lực liên kết Hidro,Lực liên kết này hình
thành giữa với các vật liệu đồng loại, gần giống nhau về bản chất hóa học ( chứa nhóm chức hay
định chức có khả năng liên kết với nhau).
Hình 3 Biểu diễn độ co giãn đàn hồi (độ biến dạng) của vật liệu dưới tác dụng của nhiệt
độ

Hình 3.2. Đường cong cơ nhiệt của vật liệu polyme


Tg: Nhiệt độ kết tinh ( glass transition temperature).
Tm: Nhiệt độ chảy mềm (Melting point temperature)
Trên đường cong đó thấy rất rõ ba vùng ứng với ba khoảng nhiệt độ và ba trạng thái vật lý
của vật liệu.
- Trạng thái tinh thể, có khoảng nhiệt độ dưới nhiệt độ Tg.
- Trạng thái co giãn đàn hồi cao có khoảng nhiệt độ từ Tg đên Tm (service temperature)
- Trạng thái nóng chảy ứng với khoảng nhiệt độ trên nhiệt độ nóng chảy Tm
Khi nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ kết tinh Tg, polymer thể hiện tính chất của một vật thể rắn,
ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ kết tinh, polymer chuyển sang trạng thái co giãn đàn hồi cao nằm
giữa trạng thái tinh thể và trạng thái chảy mềm, từ Tg đến điểm chảy mềm Tm, sự biến dạng của
vật liệu tăng lên đáng kể, tuy nhiên nếu cứ giữ nguyên nhiệt độ như vậy, sự biến dạng của vật liệu
sẽ có tính thuận nghịch. càng gần đến Tm thì độ biến dạng của vật liệu càng ít đi nhờ sự xuất hiện
của biến dạng nghịch (độ chảy dẻo). Như vậy, sự chuyển trạng thái của vật liệu polymer không
phải tại một điểm cố định mà ứng với một khoảng nhiệt độ nhất định.
Quá trình hình thành mối liên kết dán diễn ra khi nhiệt độ của vật liệu lớn hơn Tm. Cấp
độ và tốc độ khuếch tán tự do của các mạch đại phân tử polymer phụ thuộc vào lực tương tác
giữa các mạch đại phân tử, đặc trưng, số lượng các nhóm chức có cực trên các mạch và điều kiện
thực hiện quá trình liên kết.
Tốc độ chuyển động của các đại phân tử càng cao, độ dịch chuyển càng lớn thì các đại
phân tử của các chất nhiệt dẻo kịp thâm nhập càng sâu vào vùng tiếp xúc, liên kết dán càng trở
nên đồng nhất và chắc chắn.

16
Mối liên kết xuất hiện trong một khoảng thời gian xác định và được tạo ra chủ yếu nhờ
kết quả của quá trình khuếch tán của các mạch đại phân tử qua bề mặt tiếp xúc. Quá trình khuếch
tán rất nhạy cảm với việc thay đổi nhiệt độ và các yếu tố khác. Trong một thời gian giữ nhiệt nhất
định, độ bền của mối liên kết (hàn, dán) có thể bằng độ bền của bản thân vật liệu.
Khả năng liên được của các vật liệu polymer phụ thuộc vào bản chất hoá học của vật liệu,
cấu tạo hoá học, độ dài của mạch đại phân tử, tính định hướng, lực tương tác giữa các mạch đại
phân tử, tỉ lệ miền vi tinh thể và vô định hình.
Những vật liệu polymer có cấu tạo mạch đại phân tử càng dài, độ bền nhiệt của chúng
càng tăng so với những vật liệu cùng loại nhưng có cấu tạo mạch ngắn hơn.Lực tương tác giữa
các đại phân tử càng lớn thì nhiệt độ nóng chảy của vật liệu càng lớn.
Những vật liệu có cấu trúc vi tinh thể càng nhiều sẽ càng bền nhiệt, nóng chảy ở nhiệt độ
càng cao và ngược lại.
Như vậy, ngoài các thuộc tính hoá học của vật liệu polymer như bản chất hoá học, cấu tạo
và độ dài mạch đại phân tử, độ định hướng, độ phân cực của các nhóm chức trên mạch ... thì độ
ổn định nhiệt của vật liệu, giá trị khoảng nhiệt của các trạng thái vật lý của vật liệu (nhiệt độ Tg,
Tm) và các đặc tính nhiệt-vật lý khác của vật liệu như hệ số dẫn nhiệt, nhiệt dung riêng và hệ số
giãn nở thể tích ... cũng ảnh hưởng đến tính liên kết dán được và độ bền của liên kết giữa các loại
vật liệu.
2. Giới thiệu các loại vải
2.1. Vải một lớp.

Khối lượng riêng Nhiệt độ chảy mềm Khả năng chịu


Loại xơ
(g/cc) (oc) mài mòn
Acrylic (len tổng hợp) 1.12-1.19 150d Moderate
Nylon 6 1.13 215 Very good
Nylon 66 1.14 260 Very good
Polyester 1.40 260 Very good
Cotton 1.51 150d Moderate
Len, dạ 1.15-1.30 132d Good
*d: các vật liệu không bị nóng chảy, nhưng bắt đầu bị nhiệt hủy
Bảng 3.1. Một số tính chất của xơ vải

Các sản phẩm đang được sử dụng ở Maxport phần lớn đang sử dụng vải cotton, polyester và
Nylon.
2.1.1. Vải Cotton
Cotton là chất liệu thiên nhiên được sử dụng rộng rãi trên thế thời do đặc điểm ưu việt là
mềm mại, mát, hút mồ hôi…Hiên nay, vải cotton được dệt từ các loại xơ lấy từ cây bông, lanh,
đay gai và một số loại xơ nhân tạo như vixco.
Ảnh hưởng của nước và độ ẩm: Do cấu trúc hóa học của cotton, trong mạch có chứa
nhiều nhóm hydroxyl (-OH) là nhóm chức có thể tương tác với nước, quá trình này diễn ra không
chỉ trên bề mặt mà ngay cả sâu bên trong bó sợi, do đó đối với những liên kết băng dán, trong
môi trường ẩm, ướt, một số liên kết sâu trong xơ sợi cotton sẽ ưu tiên liên kết với phân tử nước
thay vì liên kết với các phân tử keo dán, vì vậy ở điều kiên ẩm mối liên kết dán của băng dán với
vải cotton sẽ kém bền hơn khi khô. Bản chất ưa nước của sợi Cotton tác động ngược lại tới sự
bám dính của vải cotton đối với các loại keo polymer kỵ nước.
Trong môi trường nước, vải cotton bị trương nở mạnh theo tiết diện ngang của xơ làm vải
bị co nhiều hơn so với các loại vải khác. Do bề mặt xơ trong vải bị trương nở mà độ bền kéo đứt
của vải cotton khi ướt sẽ tốt hơn khi vải ở trạng thái khô.

17
Ảnh hưởng của nhiệt độ: Vải Cotton không bị chảy mềm khi bị tác dụng ở nhiệt độ cao,
mà bị nhiệt hủy trước khi chảy mềm, do đó khả năng liên kết của vải cotton với các loại băng dán
và keo yếu, liên kết giữa keo và vải chỉ là liên kết bám dính, mối liên kết không bền, dễ bị phá
hủy dưới tác dụng của ma sát và lực kéo..
Một số loại vải cotton đang được sử dụng ở Maxport:
Do đặc điểm độ bền của vải cotton khi dán băng không cao nên ít sản phẩm sử dụng đường băng
dán trực tiếp lên mặt vải.
- Nhóm Hurley sử dụng vải Cotton 100% dệt kim làm áo phông, trên áo không sử dụng
băng dán mà chỉ sử dụng đường bond cộp vị trí túi dùng keo 3206-4mil, cho độ bền đảm bảo yêu
cầu.
- Nhóm NIKE sử dụng vải Cotton 100% dệt thoi vân chéo để may áo vào quần, sử dụng
keo 3218-5mil và 3206-6mil để cộp các vị trí túi.
- Nhóm NIKE sử dụng vải Cotton 100% dệt kim (vải khăn mặt), dán đường linebonding,
sử dụng keo 3405-6mil cộp lên mặt trái của mép vải, sau đó cắt lazer và dán băng SRT 1008 lên
mặt phải của vải.
- Nhóm NIKE sử dụng vải Softshell, mặt phải 100% cotton dệt kim, mặt trái 100%
polyester, dùng băng dán SRT 1008 lên mặt phải.
2.1.2. Vải Polyester
Vải polyester được dệt từ xơ Polyester, polyester là loại xơ tổng hợp có độ bền cao. Do
cấu trúc hình của mạch đại phân tử có hình ziczac giống như của cao xu nên xơ Polyester có khả
năng đàn hồi lớn và modun đàn hồi cao. Chính khả năng đàn hồi và phục hồi về dạng ban đầu lớn
như vậy nên bảo đảm cho các sản phẩm dệt từ xơ polyester giữ được hình dạng bề mặt, ít bị nhàu
sau mỗi lần giặt, giữ nếp sau khi là. Vì ưu điểm đặc biệt này của xơ PET mà người ta thường pha
trộn nó với các xơ dễ bị nhầu như bông và xơ vixcô để tăng khả năng chống biến dạng của sản
phẩm. Do xơ Polyester có cấu trúc chặt chẽ, tỷ lệ những phần kết tinh cao nên nó kém bền với ma
sát, mài mòn.
Các xơ polyester sản xuất có độ bóng cao, bề mặt xơ nhẵn nên các loại keo rất khó bám
trên bề mặt, mối liên kết bám không bền
Ảnh hưởng của nước và độ ẩm: Do có chứa ít nhóm ưa nước lại có cấu trúc chặt chẽ nên
xơ polyester có hàm ẩm thấp, ở điều kiện tiêu chuẩn hàm ẩm của xơ chỉ bằng 0,4%. Vì hàm ẩm
thấp nên xơ polyester có khả năng cách điện cao và đồng thời dễ tích điện.
Ảnh hưởng của nhiệt độ: Độ bền nhiệt của vải polyester vượt xa các xơ khác. Ở 235°C xơ
polyester mất độ định hướng cả các đại phân tử và ở 265°C xơ bị nóng chảy, đến 275°C xơ bắt
đầu bị phá huỷ. Vì vậy các loại vải từ polyester chỉ được phép là ở nhiệt độ dưới 235°C.
Một số loại vải Polyester đang được sử dung ở maxport:
- Nhóm ODLO sử dụng vải Polyester 100% kiểu dệt kim, sử dụng băng băng ST604 để
trang trí cầu vai của áo jacket
- Nhóm LULULEMON sử dụng vải Polyester 100% kiểm dệt thoi vân chéo, có xử lý
DWR bề mặt, sử dụng đường line bonding dán băng SRT 1010 để liên kết các chi tiết của quần
lướt ván (board short)
2.1.3. Vải Nylon.
Nylon là loại vải có độ bền cơ học, độ bền ma sát cao hơn hẳn so với các loại vải khác, có
khả năng giữ nếp cao. Vải được dệt từ loại xơ đơn, xơ phức và các xơ dài, có cấu trúc chặt chẽ
nên các loại keo dán rất khó thực hiện liên kết với mặt vải. Nylon là loại vải không hút ẩm, không
bắt bụi, các loại vải Nylon ít thoáng khí và hút mồ hôi nên giá trị sử dụng không cao.
Ảnh hưởng của nhiệt độ: Nylon là loại xơ nhiệt dẻo, bị biến dạng ở nhiệt độ cao. Tùy vào
bản chất của vải mà nhiệt độ mềm của vải khác nhau từ 170 oC đến 235oC, chảy ở nhiệt độ 215oC
đến 263oC, vì vậy trong quá trình sử dụng và sản xuất tránh để vải tiếp xúc trực tiếp với nguồn

18
nhiệt cao, vì khi chế tạo và dệt, các loại xơ Nylon bị kéo dãn khi còn đang ở trạng thái deo, nên
nhiều phân tử chưa triệu tiêu nội năng, khi có điều kiện vải sẽ co lại.
Các loại vải Nylon ở Maxport: Về bản chất, các loại vải nylon thông thường có độ bám
dính với keo không cao, một số loại vải nylon đang sản xuất ở Maxport lại được xử lý DWR bề
mặt nên lại càng khó dán.
- Nhóm NIKE sử dụng vải nylon 100%, xử lý DWR bề mặt, sử dụng băng ST604 để dán
trang trí đường dải chỉ (flywire), độ bền đường dán không cao, phải cộp lại các điểm băng giao
nhau, có hiện tượng trắng mép băng sau giặt.
2.2. Vải tráng phủ nhiều lớp.
2.2.1. Giới thiệu một số công nghệ và tính chất của vải.
2.2.1.1.Công nghệ tráng phủ là quá trình đưa lên bề mặt vải một lớp màng polymer
mỏng, được tạo ra liên tục, phủ kín bề mặt vải với các mục đích sau:
- Ngăn không cho chất lỏng và nước ngấm qua mặt vải.
- Bảo vệ vải không bị nhiễm bẩn, tăng giá trị sử dụng
Dựa vào phương pháp hình thành lớp polymer trên bề mặt vải để phân loại các phương
pháp tráng phủ. Phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp.
- Phương pháp trực tiếp: Các vật liệu trang phủ được hòa tan trong dung môi ở dạng
lỏng, các dung môi này sẽ được làm bay hơi khi qua buồng sấy để lại vật liệu polymer hình thành
lớp tráng trực tiếp trên mặt vải. Hình 3.3 miêu tả quy trình sản xuất vải tráng phủ theo phương
pháp trực tiếp

Hình 3.3. Quy trình tráng phủ vải bằng phương pháp trực tiếp
Chú thích:
1. Bộ phân tời vải: làm cho vải trước vào tráng phủ có độ căng đồng đều
2. Đầu tráng phủ: đưa polymer lên mặt vải, có thể là dao gạt, trục lăn
3. Buồng sấy: làm bay hơi dung môi có thể sấy bằng hơi nước, không khí nóng hay điện.
4. Bộ phận quấn vải thành phẩm.
- Phương pháp gián tiếp: vật liệu tráng phủ được tạo màng và đóng rắn trước khi được đưa
lên vải nền.
Tùy thuộc vào bản chất vải nền, dạng của chất tráng phủ, tính năng sử dụng, độ chính xác
mong muốn và tính kinh tế mà sẽ chọn phương pháp tráng phủ khác nhau.

2.2.1.2. Tính chất của vải tráng phủ


+ Khả năng chống thấm nước cao;
+ Chịu được ma sát, có độ bền rách, độ bền xé và mài mòn tốt;
+ Có tính cách điện, khả năng chống nhiễm bẩn cao;
+ Có khả năng chịu được axit, chịu được dung môi hữu cơ.
+ Dễ bị lão hóa do nhiệt, có tính chịu nhiệt kém, khả năng thoát khí, thoát hơi nước kém;
vải thường nặng, ở nhiệt độ thấp bị cứng, ở nhiệt độ cao bị mềm.

19
Hình 3.4. Mô hình tạo màng gián tiếp
Hạn chế lớn nhất của vải tráng phủ chống thấm là: nếu độ ngăn nước càng cao thì độ thẩm
thấu không khí càng giảm. Vì quá trình thẩm thấu không khí xảy là do sự chênh lệch áp suất. Đối
với sản phẩm quần áo, không khí thẩm thấu qua vải là do có sự chênh lệch áp suất giữa lớp
không khí nằm trong phần không gian giữa cơ thể và quần áo với không khí của môi trường. Khi
đi qua vải, một phần không khí theo hệ thống mao quản trong xơ sợi, còn phần lớn là dịch
chuyển qua khe hở giữa các mắt sợi trên mặt vải. Khi xử lý chống thấm cho vải, ta sẽ phủ lên mặt
vải một lớp màng phủ, điều này đồng nghĩa với việc bịt kín khe hở giữa các mắt sợi. Lúc này
không khí chỉ có cách đi qua các mao quản của xơ sợi và của vật liệu tráng phủ. Thông thường để
ngăn nước được tốt thì vải tráng phủ nói chung phải có cấu trúc chặt chẽ, dẫn đến làm giảm hệ
thống mao quản trong nó. Đây chính là nguyên nhân ngăn cản sự lưu thông của không khí qua
vải và làm cho vải ít thoáng khí.
Để đáp ứng được nhu cầu đặc biệt này người ta đã nghiên cứu và sản xuất loại vải có tính
chống thấm nước mà vẫn thoáng khí (Breathable fabric). Lớp tráng phủ được làm bằng vật liệu
mà có khả năng thông hơi tốt, giúp người mặc có cảm giác thoải mái…

20
Hình 3.5. Mô hình lớp màng thoáng khí
2.2.2. Cấu trúc và tính chất của vải tráng phủ nhiều lớp.
2.2.2.1. Cấu trúc và thành phần vải nền.
Cấu trúc của vải tráng phủ gồm lớp vải nền và một hoặc nhiều lớp nhựa polymer tráng
phủ lên bề mặt vải nền đó. Vải nền dùng để tráng phủ góp một phần quan trọng, quyết định một
số tính chất của vải tráng phủ.
Tuỳ theo mục đích sử dụng của sản phẩm mà ta lựa chọn các loại nguyên liệu xơ sợi có
cấu trúc và tính chất khác nhau cũng như công nghệ sản xuất vải nền khác nhau nhằm tạo ra các
loại vải nền có cấu trúc và tính chất như mong muốn.
Thông thường vải nền dệt thoi được sử dụng chủ yếu trong quá trình sản xuất vải tráng
phủ, trong đó gồm các kiểu dệt khác nhau và từ các dạng xơ, sợi khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay
nhờ các kỹ thuật tráng phủ mới, như tráng phủ chuyển màng, đã cho phép tráng phủ trên các loại
vải khác như vải dệt kim và vải không dệt. Vải dệt kim đan dọc hoặc đan ngang có khả năng che
phủ thấp do vậy thường dùng làm các lớp cơ bản cho vải tráng phủ trọng lượng nhẹ hoặc làm lớp
thứ 2, thứ 3 cho vải tráng phủ nhiều lớp. Các loại vải nền dệt thoi và dệt kim thường được sản
xuất từ xơ, sợi filament và xơ cắt ngắn.

Hình 3.6. Mặt các ngang của vải tráng phủ

21
Trong lĩnh vực vải tráng phủ, do đặc trưng riêng của vải là phải phủ lên mặt vải một lớp
nhựa polymer mới tạo ra được sản phẩm cuối cùng. Do vậy, các loại vải dệt sử dụng làm vải nền
cho tráng phủ cần có độ bền cơ lý cao, có cấu trúc chặt chẽ; mặt vải phải được làm sạch đầu xơ,
nghĩa là phải được đốt và xén kỹ nếu không vải sẽ có khả năng bị thấm nước và chất lỏng từ
những đầu xơ này. Ngoài ra, vải nền phải có khả năng bám dính với lớp nhựa tráng phủ tạo thành
một cấu trúc vải tráng phủ bền vững. Để đảm bảo nhưng yêu cầu trên, trong thực tế số cấu trúc
của vải dệt được sử dụng cho tráng phủ sẽ hạn chế hơn so với cấu trúc của vải dệt thông thường.
Ví dụ: Do tính chất hút ẩm của xơ bông trong vải cotton nên khả năng bám dính của vải
cotton với các vật liệu polymer không tốt.
Cấu trúc của vải dệt ảnh hưởng rất lớn đến độ kết dính giữa vải nền và lớp polymer tráng
phủ vải. Đồng thời, cấu trúc của vải nền cũng quyết định tính chất cơ học của vải tráng phủ. Vải
nền sử dụng trong tráng phủ chống thấm thường được dệt từ sợi tổng hợp polyester và polyamit
(NYLON). Hai loại sợi này có độ bền cơ học cao, hàm ẩm thấp và có khả năng chống nấm mốc
và vi sinh vật cao nên được ứng dụng rộng rãi để sản xuất vải tráng phủ.
2.2.2.2. Cấu trúc và tính chất của lớp polymer tráng phủ.
Các tính chất của polymer đang được sử dụng hiện nay bao gồm:
+ Nhựa Poliuretan PU tạo cho vải có khả năng chống thấm nước mà vẫn giữ được tính
mềm mại và chịu được ở một khoảng nhiệt độ thay đổi rộng.
+ Nhựa Polivinylclorua PVC sử dụng cho mục đích chống thấm tốt, giá thành thấp, có độ
chống cháy, tuy nhiên vải tráng phủ thường có trọng lượng nặng.
+ Hợp chất Silicon dùng cho sản xuất những vải không thấm nước, không thấm các dung
dịch trọng lượng nhẹ, chúng có thể chịu đựng được ở các nhiệt độ thấp và nhiệt độ cao, có thể sử
dụng trong công nghiệp thực phẩm và y tế.
+ Nhựa Polietylen có khả năng chịu hóa chất tốt.

22
Bảng 3.2 Tổng hợp các tính chất, ưu nhược điểm của một số loại nhựa tráng phủ.

Tên thương mại


Vật liệu Ưu điểm Nhược điểm
Nhà cung cấp
PU- Polyurethane Tồn tại ở nhiều dạng Một số loại bị mất Witocoflex
khác nhau như dung màu và thủy phân, giá (Baxenden),
dịch, dạng keo, dạng khá đắt Permuthane-solvent
lát mỏng, co giãn đàn based (Stahl),
hồi tốt, chống chịu tốt Permutex-water based
với thời tiết, chịu mài (stahl), Dicrylan
mòn, thoáng khí (Ciba)
PTFE- Polyetrafluoro Bền với axit, kiềm, Giá thành rất đắt
ethylene các loại hoá chất,
dung môi, dầu, các tác
nhân oxi hóa và thời
tiết, thoáng khí,
Không dính, khoảng
nhiệt độ chịu đựng có
thể lên tới 260oC
PVC- Poly vynyl Chống cháy, bền mài Bị nứt vỡ khi nhiệt độ Acrylon, lutofan
clorua mòn, lạnh, độ bền không (Bayer/Huls)
cao với nhiệt độ và lão
hóa
Hợp chất Silicone Không mùi, bền hóa Bám bẩn, khó dán và Wacker, Dicrylan
chất và các vi khuẩn in, giá thành cao. (Ciba)
hữu cơ, bền xé, khó bị
thủng đối với vải
tráng phủ, có thể kết
hợp với acrylic và PU
tạo màng tráng phủ
thoáng khí.
Cao su tự nhiên Độ giãn cao Độ bền ánh sáng, oxi Acrlonirile (clariant),
hóa không cao Vibatex (Ciba)
PE Bền axit, kiềm, hóa Nhiệt độ nóng chảy
chất, nhẹ, giá thành rẻ thấp, khả năng chống
cháy thấp, dễ bị lão
hóa

2.2.3. Đặc điểm vải tráng phủ ở Maxport


Hiện nay ở Maxport sử dụng chủ yếu loại vải tráng phủ 2 lớp, 2.5 lớp và 3 lớp
- Vải 2 lớp: vải được tạo ra từ lớp vải nền và 1 lớp màng polymer
- Vải 2.5 lớp: giống như vải hai lớp nhưng có thêm 1 lớp in trang trí trên lớp màng
polymer.
- Vải 3 lớp: là loại vải được tạo ra mà lớp màng polymer nằm giữa 2 lớp vải.
Hầu hết lớp tráng phủ vải đang sử dụng ở Maxport là Polyurethan (PU) và PTFE (Gore)
do khả năng thông thoáng khí cao, nghĩa là trên màng phủ có lỗ hổng tế vi thoát khí phân bố trên
phạm vi hẹp từ 0,1 đến 10 µm. Thông thường những màng vi thoát khí này phải có 1-2 tỉ lỗ nhỏ
trên một cm2iện tích màng có độ dày 10-15 µm.

23
2.2.3.1. Màng PU
Polyuretan là nhựa tổng hợp, trong mạch đại phân tử của nó có chứa các nhóm
hydrocacbon liên kết với nhau bằng nhóm uretan có công thức cấu tạo:

Hình 3.7: Ảnh chụp lớp tráng PU


Nhiệt độ nóng chảy của nhựa PU: 120o- 200oC; Nhựa PU sử dụng tráng phủ vải có độ tinh
thể cao trong cấu trúc, nhiệt độ nóng chảy Tnc = 184o C, khối lượng riêng d = 1,21g/cm3.
Ưu điểm chủ yếu của nhựa PU sử dụng trong tráng phủ vải là có độ bền kết dính giữa lớp
vải nền và lớp nhựa tráng phủ cao, màng phủ có độ bền cơ học cao, độ bền lão hoá tốt, khả năng
thay đổi tính chất rộng, có độ bền ma sát tốt, tính chất lý hóa tốt, có khả năng chịu thời tiết và đàn
tính. Nhược điểm lớn nhất của nhựa PU là khả năng bắt lửa và tính độc hại của dung môi.

Giã Líp hÊp phô


V¶i dÖt kim
N­íc­m­a b»ng v¶i
hoÆc dÖtkh«ng
thoi
dÖt

H¬i Èm

líp c¶n
cHÊt láng
V¶i dÖt
kim
hoÆc
dÖt thoi

Hình 3.8. Mô hình vải tráng PU

24
Màng PU mềm dẻo, có cấu trúc đa dạng. Màng PU có lỗ tế vi thoát hơi được tạo thành nhờ
kết hợp nhiều công nghệ khác nhau tạo ra những màng phủ có lỗ siêu nhỏ kích thước khoảng 0,1-
10 µm. Tuy nhiên, màng PU có lỗ hổng tế vi có khả năng thoát hơi nước nhưng đồng thời khả
năng chống thấm nước giảm trong quá trình sử dụng do các tạp bẩn bao gồm các cặn mồ hôi
phân tán vào các lỗ nhỏ. Nhược điểm này có thể được khắc phục bằng cách phủ lên trên cùng
một lớp màng ưa nước cứng mỏng liên tục.
2.2.3.2. Màng PTFE (polytetrafluoroethylene)
Công thức phân tử của PTFE có dạng:

- Nhựa PTFE có tính chất trơ, kỵ nước với những cấu trúc lỗ mở

Hình 3.9. Ảnh chụp lớp tráng PTFE của GoreTex

- Màng PTFE rất mỏng (5 - 15 µm) có những lỗ siêu nhỏ. Các lỗ nhỏ này nhỏ hơn kích
thước giọt nước mưa là 20.000 lần, nhưng lớn hơn 700 lần so với phân tử hơi nước do đó không
thấm nước nhưng cho phép các phân tử hơi nước đi qua. Vải có độ chống thấm nước và khả năng
thoáng khí tốt. Màng PTFE còn kết hợp với một lớp polyme mỏng ưa nước/kị dầu trên bề mặt
tiếp xúc với cơ thể có tác dụng chống sự dây bẩn của mồ hôi và nâng cao khả năng chống thấm
chất lỏng hữu cơ có sức căng bề mặt thấp. Hiện nay các sản phẩm của Gore đều được tráng phủ
bằng PTFE.

25
Hình 3.10. Mặt cắt ngang vải tráng phủ sử dung màng PTFE

26
3. Băng dán
3.1. Giới thiệu
Băng dán là vật liệu để dán đè lên đường liên kết tạm thời (đường may, đường hàn..) hoặc
vị trí xếp chồng của vật liệu trong phương pháp gia công sản phẩm dán.
Băng dán có thể có 2 hoặc nhiều lớp nhưng cấu trúc chung của chúng là bao gồm một lớp
keo nhiệt dẻo và một lớp nền (có thể chịu lực hoặc không chịu lực) tráng phủ chống thấm có
nhiệt độ nóng chảy lớn hơn lớp keo. Trong quá trình dán, dưới tác dụng của nhiệt độ cao, lớp keo
sẽ chảy mềm và bị ép chặt lại dưới tác dụng của áp lực hình thành nên mối liên kết. Vật liệu làm
lớp keo là các loại nhựa nhiệt dẻo như PA, PU, PVC, PES có nhiệt độ nóng chảy khác nhau. Lớp
nền có thể làm từ vải dệt thoi hoặc một loại nhựa nhiệt dẻo, thậm chí là cùng loại với keo.
Keo dính nhiệt được điều chế từ các gốc cơ bản sau:
- Polyuretan (PU): Đây là loại băng keo dính có khoảng biến thiên của độ nhớt rộng, vì
thế có thể đạt lực liên kết lớn. Mềm, khả năng chịu giặt tốt, có thể tạo liên kết hóa học với hầu hết
các vật liệu. PU không bám dính tốt với các sản phẩm gốc Poliolefin
- Polyester (PET): Liên kết tốt với bề mặt dạng màng, khả năng gắn kết vừa phải, hầu
như không bám dính trên vải Nylon, cứng hơn PU.
- Polyamide (Nylon): keo có độ cứng cao, chi phí sản xuất cao, khả năng chịu hóa chất
tốt, liên kết tốt với các loại vải, foam, không liên kết với vải polyester.
- Polyolefin (PE): Chi phí sản xuất thấp, độ nhớt và độ nóng chảy biến thiên trong
khoảng lớn, độ bám dính với các loại vải kém.
- Vinyl: Chi phí sản xuất thấp, liên kết tốt với những loại vải như cotton, lycra, mùi khó
chịu.
Trong các loại keo trên, phổ biến là keo làm từ gốc polyuretan với đặc tính mềm mại và
dễ nóng chảy (dao động trong khoảng 60-170 oC). Có nhiều cách để phân loại các băng, keo dùng
cho đường liên kết hàn dán. Sau đây là một số cách phổ biến:
- Băng dán 2 lớp: (ST504, ST604, ST104, ST503) được tạo nên từ hai lớp keo polymer
có độ nóng chảy khác nhau. Lớp nền là loại nhựa dẻo có khả năng chịu nhiệt độ cao và một lớp
keo có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn so với lớp nền. Loại băng dán này thường được dùng để dán
chống thấm nước qua đường liên kết may cho vải 2 lớp chống nước. Các sản phẩm thương mại
thường được sản xuất dưới dạng có khổ lớn, chiều dài bất kỳ, sau đó mới cắt ra thành từng cuộn
có kích thước tùy ý. Cấu tạo chung của băng hai lớp.

Lớp nền (nhựa dẻo, vải dệt thoi)

Lớp keo (PU, PVC)

Hình 3.11. Mặt cắt ngang của Băng ST-504


- Băng dán 2.5 lớp: (S20908) trên thực tế loại băng này cũng gần giống băng hai lớp.
Lớp nền thường được làm từ vải dệt thoi đã được xử lý chống thấm nước và thường có thêm một
lớp in rất mỏng trên bề mặt vải nền. Loại băng này thường dùng để gia cố đường liên kết hàn
Ultrasonic cho vải mỏng 2 lớp hoặc 2,5 lớp.

27
Lớp in hoa

Lớp nền, có nhiệt độ nóng chảy cao hơn


lớp keo
Lớp keo (PU, PVC)

- Băng dán 3 lớp: (ST304, E300, E900, E500, 6GLA, 6GSA, 6GT, SRT 1010, SRT 1008)
gồm lớp nền, lớp keo và lớp chống thấm liên kết với nhau và được phân biệt rất rõ giữa từng lớp.
Loại băng này dùng cho vải 3 lớp để gia cố các đường liên kết hàn. Với công dụng chính là gia
cố các đường liên kết hàn, một số cũng được dùng để dán đường may với mục đích chống nước
thấm qua lỗ chân kim

Lớp vải nền Lớp chống thấm


Lớp chống thấm Hoặc Lớp vải nền

Lớp keo ( PU, PVC). Lớp keo ( PU, PVC).

Như vậy: Theo cách phân loại này ta thấy mỗi một loại băng sẽ được dùng với một số
loại vải có số lớp tương đương. Khi sử dụng cần phải chú ý đến chức năng của băng và của vải
cần liên kết để đảm bảo cho chất lượng của sản phẩm.

3.1.2. Thông số kỹ thuật chính của keo


Hiện nay, tất cả các loại băng đang được sử dụng ở công ty Maxport đều được tráng phủ
lớp keo PU với các thông số kỹ thuật khác nhau như độ dầy lớp keo, nhiệt độ nóng chảy (melting
point temperature), chỉ số ngấm keo (melting flow index), độ co giãn đàn hồi…
- Độ dày của lớp keo: Với cùng 1 loại băng dán, loại băng có lớp keo dày, bám dính liên
kết với loại vải tốt hơn với những loại băng có lớp keo mỏng hơn.
- Nhiệt độ nóng chảy của keo (melting point temperature): là khoảng nhiệt độ tại đó keo
bị chảy mềm và thực hiện liên kết với bề mặt vải.
- Chỉ số ngấm keo (melting flow index-MFI): Được xác định bằng khối lượng của keo
được tính bằng gam ở trạng thái và nhiệt độ chảy mềm, được ép qua 1 ống có đường kính 2mm,
chiều dài 8mm (tiết diện ngang của ống có nhiều lỗ nhỏ, mô phỏng cấu trúc xơ sợi), trong thời
gian 10 phút, dưới lực ép 2.16kg. Nếu chỉ số MFI càng lớn, keo có khả năng ngấm sâu vào trong
cấu trúc xơ sợi, tuy nhiên khả năng liên kết và bám dính của keo kém hơn. MFI tỉ lệ nghịch với
độ nhớt của keo ở trạng thái chảy mềm.

Nhiệt độ chảy


STT Loại băng Số lớp băng
(oC)
1 ST 104 95 2
2 ST 503 85 2
3 ST 504 85 2
4 ST 604 105 2
5 ST 304 120 3
Bảng 3.3. Thông số kỹ thuật của một số loại băng dán ở Maxport

28
Hình 3.12: Mô phỏng thiết bị test
- Độ nhớt của keo (Viscosity): Thể hiện khả năng bám dính của keo. Độ nhớt cao thể hiện
keo có độ bám dính tốt, tuy nhiên khả năng ngấm sâu trong xơ sợi kém hơn, nhiệt độ chảy keo
cao hơn. Các loại keo có mạch đại phân tử dài, lực liên kết giữa các mắt xích lớn thì có độ nhớt
cao và ngược lại.

29
IV. Tổng quan về máy dán.
1. Máy dán H&H - 6800
1.1. Giới thiệu

Hình 4.1.Máy dán băng H&H 6800


A B

Hình 4.2. Màn hình hiển thị điều khiển


Chú thích các bộ phận:
1. Công tắc nguồn 10. Lô trên
2. Đồng hồ hiển thị lực nén lô 11. Lô dưới
3. Đồng hồ hiển thị gió khò 12. Nút đóng nhả kẹp băng
4. Màn hình điều khiển 13. Nút cắt băng
5. Thân máy 14. Bàn ga trái
6. Hệ thống điều chỉnh đầu khò 15. Bàn ga phải
7. Bộ phần dẫn băng 16. (Gạt gối) nâng hạ lô
8. Miếng tản nhiệt (hộp bảo vệ khò) 17. Núm điều chỉnh gió khò
9. Mỏ khò 18. Núm điều chỉnh nén lô
Chức năng của một số bộ phận chính:
30
- Nguồn điện: cung cấp năng lượng cho hoạt động của toàn bộ máy.
- Nguồn nhiệt: là hệ thống sợi đốt có tác dụng cung cấp nhiệt để chuyển keo dán từ trạng
thái dẻo cứng sang trạng thái dẻo chảy.
- Thiết bị khí nén: có tác dụng tạo một áp lực ổn định lên quả lô để làm tăng khả năng tiếp
xúc giữa vật liệu và keo, đồng thời tạo gió thổi qua hệ thống sợi đốt để sinh ra dòng khí
nóng thổi vào lớp băng keo phía trước mối liên kết làm cho lớp keo trở nen nóng chảy
trước khi thấm vào vật liệu làm tăng khả năng liên kết.
- Mỏ khò 9: là bộ phận trực tiếp thổi không khí nóng làm tan chảy keo.
- Cặp trục lô 10-11: là bộ phận trực tiếp dán ép băng keo với vải trong quá trình dán.
1.2 Thao tác vận hành máy
Bước 1: Xoay van khí [3] 90o theo chiều ngược chiều kim đồng hồ để cấp khí cho máy
Bước 2: Điều chỉnh áp lực ép và áp suất khí gia nhiệt:
+ Điều khiển lực ép giữa 2 quả lô bằng núm điều khiển áp lực ép 18
+ Điều khiến áp suất khí gia nhiệt bằng cách điều khiển áp suất khí gia nhiệt
Cách thực hiện:
- Kéo núm điều khiển ra
- Xoay núm điều khiển theo chiều kim đồng hồ để tăng áp và ngược lại
- Ấn nút điều khiển về vị trí cũ
Bước 3: Bật công tắc nguồn để cấp điện cho máy
Bước 4: Cài đặt nhiệt độ gia nhiệt
+ Nhấn vị trí A trên bảng cài đặt và điều khiển (hình 4.2) màn hình cài đặt chuyển đến trạng
thái như hình bên phải hình 4.2.
+ Nhấn phím “HEAT” trên bảng cài đặt để bắt đầu gia nhiệt cho khí tại đầu thổi khí gia
nhiệt
+ Nhấn các số tương ứng để cài đặt nhiệt độ mong muốn
+ Nhấn phím “ENT” để lưu lại nhiệt độ vừa cài đặt
Bước 5: Cài đặt tốc độ quay cho các quả lô
+ Nhấn vị trí B trên bảng cài đặt và màn hình chuyển sang chế độ như Hình 4.2
+ Nhấn các số tương ứng để cài đặt tốc độ mong muốn
+ Nhấn ENT để lưu lại tốc độ vừa cài
Bước 6: Dán sản phẩm:
+ Nhấn phím “CLAMP” trên bảng điều khiển hoặc nút 13 để đóng mở kẹp băng keo
+ Đưa băng keo vào vị trí quả lô
+ Gạt nhấn bàn nhấn 16 để nâng hạ quả lô
+ Nhấn bàn đạp trái 14 để tiến hành dán.
+ Nhấn đồng thời bàn nhấn trái và phải trong khi dán để cắt băng keo
+ Trong quá trình dán nếu không muốn thổi khí nóng cho băng keo thì nhả bàn nhấn trái và
đồng thời nhấn bàn nhấn phải
+ Có thể thực hiện cắt băng bằng cách khác như nhấn nút 12 hoặc phím CUT trên bảng
điều khiển
1.3. Ưu nhược điểm
Ưu điểm
- Giá thành thấp
- Đơn giản dễ sử dụng: cài đặt các thông số nhiệt độ, tốc độ dán, độ nén, gió khò bằng tay.
- Dễ dán ở vị trí cửa tay cửa mũ.
Nhược điểm
- Không có bộ nhớ lưu các chế độ dán đã sử dụng, mỗi lần cần dán hàng phải cài đặt lại
máy  mất nhiều thời gian cho thao tác.

31
- Có ít chế độ cài đặt, khi dán hàng co giãn phải thay lô mới.
- Không dán được đa tốc, chạy chậm ở vị trí băng giao nhau.
- Khó dán những chi tiết nhỏ ví dụ như bụng tay…
- Bộ tời băng cồng kềnh, lắp băng mới khó

32
2. Máy dán SW-801C
2.1. Giới thiệu
Máy dán SW-801C là một trong những loại máy xuất hiện đầu tiên ở MAXPORT. Với ưu
điểm đơn giản trong sử dụng và thao tác đối với thợ dán máy. Hiện nay loại máy này được
chuyển xuống các chi nhánh ở MAXPORT.

Hình 4.3. Máy dán SW-801C


Chú thích các bộ phận.
1. Công tắc nguồn 10. Nút tăng 19. Lô trên
2. Đồng hồ đo áp lực gió 11. Nút giảm 20. Nút cắt băng
3. Đồng hồ nén lô 12. Menu 21. Nút đóng mở kẹp băng
4, 20 Nút cắt băng 13. Đèn cản báo áp lực gió 22. Bàn ga trái
5, 21. Nút đóng mở kẹp băng 14. Màn hình hiển thị tốc độ 23. Bàn ga phải
6. Cắt băng tự động 15. Cuộn băng 24. Gạt gối
7. Nút bật nhiệt 16. Ống khò 25. Công tắc ngắt mở hơi
8. Nút quay ngược lô 17. Lồng bảo vệ khò 26. Núm chình gió khò
9. Màn hình hiển thị nhiệt độ 18.Khò 27. Núm chỉnh nén lô

33
2.2 Nguyên lý vận hành
Bước 1 Xoay van khí (25) theo chiều ngược chiều kim đồng hồ để cấp khí cho máy
Bước 2 Bật công tắc (1) để khởi động máy
Bước 3 Điều chỉnh nén lô bằng núm (27)
Bước 4 Điều chỉnh áp suất khí đầu khò bằng núm (26), cách thực hiện như Bước 3
Bước 5 Cài đặt nhiệt độ:
+ Nhấn phím “MENU” để chọn chế độ hiển thi trên bảng (14)
+ Nhấn phím (10) để tăng nhiệt độ và phím (11) để giảm
+ Nhấn phím (7) sao cho đèn hiển thị tại phím sáng để kích hoạt nguồn nhiệt
Bước 6 Cài đặt tốc độ dán:
+ Nhấn phím "Menu" để chọn chế độ hiển thị bảng (14)
+ Nhấn phím (10) để tăng tốc độ và phím (11) để giảm
Bước 7 Dán sản phẩm
+ Nhấn phím (6) để đặt chế độ cắt băng tự động hoặc không
+ Đặt băng vào vị trí quả lô
+ Nhấn phím (5) để đóng kẹp băng
+ Gạt gối bàn nhấn (24) để nâng hạ quả lô.
+ Nhấn bàn đạp trái (22) để tiến hành chế độ dán băng
+ Nhấn đồng thời bàn đạp trái (22) và phải (23) trong khi dán để cắt băng
+ Có thể thực hiện cắt băng keo bằng các cách khác như dùng nút nhấn (20)
hoặc nhấn phím (4) trên bảng điều khiển.
Bước 8 + Kết thúc làm việc thì nhấn phím (7) trên bảng cài đặt để ngắt nhiệt và chờ
nhiệt độ báo trên màn hình hiển thị hạ xuống còn khoảng 50-60oC thì ngắt
điện, khóa van khí nén và vệ sinh máy.
2.3. Một số chức năng trong menu
Mục 1.0. Điều chỉnh chiều dài băng sau cắt
Mục 1.1. Điều chỉnh thời gian trễ lô điểm đầu băng
Mục 1.2. Điều chỉnh thời gian nhả kẹp sau cắt băng
Mục 2.0. Điều chỉnh quay ngược lô
Mục 2.1. Chỉnh thời gian trễ quay ngược lô
Mục 2.2.
Các bước vào từng mục:
Ấn và giữ nút MENU (12) khoảng 3 giây. Màn hình hiển thị nhiệt độ (9) sẽ hiện từng mục.
Màn hình hiển thị tốc độ (14) hiển thị thông số cài đặt
Để thay đổi các mục ấn và nhả nút MENU, để chuyển từ mục 1  mục 2 ấn và giữ
nút menu khoảng 3 giây
Điều chỉnh thông số từng mục bằng nút lên xuống.
2.4. Ưu nhược điểm
Ưu điểm:
- Dễ vận hành và sử dụng, các thông số cài đặt bằng tay
- Có nhiều chức năng hơn máy H&H-6800 như quay ngược lô. Thao tác dán dễ
hơn máy H&H cũ.
- Cắt lồng băng dễ dàng.
Nhược điểm:
- Không có bộ nhớ lưu các chế độ dán đã sử dụng, mỗi lần cần dán hàng phải cài
đặt lại máy  mất nhiều thời gian cho thao tác

34
- Máy SW-801C là máy dán tồi nhất, nhiệt độ dán không ổn định trong quá trình
dán, sử dụng khò bẹt.

35
3. Máy dán H&H AI-001
3.1 Giới thiệu: Máy dán AI-001 là một trong những máy dán hiện đại nhất trên thị trường
hiện nay, được phát triển trên nền tảng kỹ thuật số và dành cho những người sử dụng chuyên
nghiệp với nhiều đặc tính mới giúp công đoạn dán đường may trở nên dễ dàng hơn.
Máy dán AI-001 được trang bị, đưa vào sử dụng ở công ty Maxport từ tháng 3 năm 2010.
Tính năng của máy:
- Dán đa tốc khi chạy đường may liên, kéo dài, lý tưởng cho các đoặn băng hẹp khi cua
cũng như cải thiện khả năng chống thấm nước tại ngã 3 và ngã 4.
- Lô trên và lô dưới có thể chạy lệch tốc để giảm nhăn đối với vải co giãn.
- Vị trí khò được điều chỉnh qua bảng điện từ, đảm bảo chính xác 100% không bị sai lệch.
- Có bộ nhớ để lưu lại những dữ liệu về vị trí đầu khò để sử dụng sau này.
- Bộ đo băng bằng máy tính giúp tính toán giá thành chính xác.
- Pê đan có nhiều chức năng, dễ dàng diều khiển bằng một chân.
- Màn hình điều chỉnh cảm ứng đa ngôn ngữ.
3.2. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý vận hành
3.2.1 Sơ đồ cấu tạo

Hình 4.4: Máy dán H&H AI-001


Chú thích các bộ phận:
1. Hộp điện 10. Khò
2. Nút bật máy 11. Bộ phận dẫn băng
3. Nút tắt máy 12. Lô trên
4. Thân máy 13. Lô dưới
5. Màn hình cảm ứng 14. Nút điều chỉnh gió khò
6. Hệ thống nhả băng 15. Nút chiều chỉnh nén lô
7. Cuộn băng 16. Bàn ga trái
8. Hệ thống điều chỉnh đầu khò 17. Bàn ga phải
9.Hộp bảo vệ khò

36
3.2.2. Hướng dẫn vận hành và chức năng của từng bộ phận:
Máy AI-001 có rất nhiều thông số để điều chỉnh được tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng. Các
thông số này được sắp xếp ở các thư mục khác nhau trên màn hình cảm ứng tùy theo công dụng
như sơ đồ sau:

Hình 4.5. Cấu trúc Menu trên máy dán AI-001


Hướng dẫn vận hành máy:
- Điều chỉnh áp lực: Để điều chỉnh áp lực lô dán, kéo núm điều chỉnh (15) ra một nấc, vặn theo
chiều kim đồng hồ để tăng, vặn ngược chiều kim đồng hồ để giảm cho đến khi đạt được áp lực
mong muốn. Sau khi chỉnh sau, ấn nút (15) vào nấc để chọn lực nén.
- Khởi động máy:
+ Mở cấp khí nén bằng cách vặn núm khí chính On/Off (mở/đóng)
+ Bấm phím nguồn màu xanh có chữ “ON”
+ Bấm phím” HEAT” để khởi động sợi đốt cấp nhiệt
Lúc này màn hình sẽ hiển thị một số thông tin như địa chỉ liên hệ của công ty và thông tin
phần mềm của máy. Sau khoảng 10 giây, phần mềm chính sẽ hiện ra và lúc này máy đã sẵn sàng.
Trong khi hiển thị thông tin phần mềm, ta có thể lựa chọn ngôn ngữ hiển thị. Lựa chọn này được
lưu lại ngay cả khi tắt nguồn.
Sau khi bất nguồn, máy sẽ tự đưa đầu khò vào vị trí được cài đặt trước gọi là vị trí gốc với giá trị
x=0, y=0, z=0. Trong khi đầu khò đang được điều chỉnh về vị trí gốc, tuyệt đối không can thiệt
vào bộ nhiệt gây lỗi sai vị trí.
- Quy trình tắt máy:
+ Bấm nút “HEAT” để tắt sợi đốt, nếu nhiệt đang ở chế độ bật
+ Theo dõi nhiệt độ đầu khò giảm dần
+ Đợi cho nhiệt độ giảm xuống dưới 60oC.
+ Sau khi nhiệt độ giảm xuống 60oC, bấm nút “OFF” màu đỏ để tắt máy.
+ Cuối cùng tắt khí nén bằng cách vặn nút cấp khí sang “OFF”.
- Quy trình dán đường may:

37
Đặt nhiệt độ sợi đốt, áp lực gió đầu khò và tốc độ dán theo các chế độ quy định tùy vào
thực tế sản xuất. Bắt đầu cho máy chạy “RUN” bằng bàn ga trái (16), kiểm tra vị trí đầu khò và
điều chỉnh cho phù hợp. Gài băng qua bộ cân bằng băng và quả lô trên (12), cho băng tiến lên
quả lô trên (16) bằng bàn ga phải (17) “JOG”. Chú ý điều chỉnh băng nằm ở chính giữa, mặt keo
hướng về phía hường vận hành máy. Điều chỉnh độ căng của băng và vị trí chay cho phù hợp.
Nâng quả lô trên (12) bằng bàn ga trái (16), đặt băng cân 2 bên giữa đường may và hạ quả lô đề
xuống giữ băng.
Dùng cả 2 tay giữ bán thành phầm, đưa vào và dùng ngón tay giữ sát điểm bắt đầu. Đặt cánh tay
trên bàn máy và dùng ngón tay vuốt phẳng đường may.
Nhấn bàn ga trái (16) “RUN”, đầu khò sẽ đưa vào và quả lô trên (12) sẽ bắt đầu quay và kéo
băng, điều chỉnh dán chính giữa đường may. Đưa dàn bán thành phẩm vào, giữ cho đường may
nằm chính giữa quả lô dưới (13). Đến cuối đường dán, nhấn bàn ga phải trong khi giữa nguyên
bàn ga trái để cắt băng. Quả lô trên sẽ nâng lên và đầu băng mới lại được đưa vào. Sau khi dán
xong đường may sẽ dán tiếp các đường tiếp theo.
Hướng dẫn cài đặt chế độ dán băng:
- Cài đặt chế độ điểm đầu băng - Tape start (4)(5.1)

Hình 4.6. Màn hình hiển thị chế độ tape start- đầu băng
+ A: Start of tape quill delay- Chỉnh trễ băng đầu cuồn
Ấn vào vị trí A như hình 4.6. Màn hình hiển thị như sau:

Chọn giá trị từ 0.1 đến 200 ms


+ B: Start of tape advance roller position- Chỉnh vị trí đàu băng so với lô
Ấn vào vị trí B như hình 4.6: Màn hình sẽ hiển thị như sau:

Chọn giá trị từ 0.1 đến 915

38
+ C: After cut tape feed lenght- Chiều dài của băng sau khi cắt
Ấn vào vị trí C như hình 4.6 để điều chỉnh giá trị từ 0.1 đến 200, màn hình hiển thị như
sau:

+ D: Start of tape nozzle penetration speed- Điều chỉnh tốc độ di chuyền khò
Ấn vào vị trí D như hình 4.6 để điều chỉnh tốt độ từ 1-10 như hình sau:

+ F: Roller soft start- Chỉnh tốc độ lô ban đầu làm chín đầu băng
Điều chỉnh tốc độ từ 0.1 đến 30ms

- Cài đặt chế độ dán giữa cuộn băng – Tape middle (4)(5.2)

Hình 4.7. Màn hình hiển thị chế độ Tape middle - giữa cuộn băng
+ A. Micro reverse- Chỉnh lô quay ngược ở điểm dừng băng từ 0.1 đến 50

39
+ B. Motor star delay- Chỉnh độ trễ của lô so với khò từ 0.1 đến 10ms

- Cài đặt chế độ dán cuối băng- Tape end (4)(5.2)

Hình 4.8. Màn hình hiển thị chế độ dán Tape end
+ A.Chỉnh after cut roller speed- Chỉnh tốc độ lô sau cắt băng từ 0.1 đến 28

+ B. After roller stop position- Chỉnh vị trí lô sau cắt băng từ 200 đến 300

40
+ C. After cut nozzle new position- Chỉnh vị trí mới của kho sau khi cắt băng

+ D. After cut nozzle retract position- Chỉnh thời gian khò ra sau khi cắt băng từ 0.1 đến
300

Hướng dẫn cắt băng: Trong khi dán, nếu đang nhấn bàn ga trái (16) thì chỉ cần nhấn bàn
ga phải (17) để cắt băng, hoặc cũng có thể ấn nút “ CUT” trên màn hình (15) để cắt băng.
Hướng dẫn lắp băng: Khi gài băng qua chỗ dao cắt nên đưa đầu khò về vị trí nghỉ. Lúc đó
kép băng sẽ nhả ra để cho dễ lắp băng. Trở về Menu chính và bấm nút để đưa khò về vị trí
nghỉ.

Hình 4.9. Màn hình hiển thị Main

41
Khi về vị trí nghỉ, đầu khò sẽ nằm xa người vận hành máy giúp thấy rõ khe lắp băng. Việc
này cũng giúp làm giảm thiểu nguy cơ chạm vào đầu khò gây hỏng.
Sau khi lắp băng, ấn nút 1 lần nữa để đưa đầu khò về vị trí sẵn sàng dán. Nhán bàn ga
phải (17) để qua lô bắt đầu quay. Chú ý điều chỉnh băng nằm giữa tâm quả lô.
Hướng dẫn sử dụng chế độ nâng cao:
Ở máy đời cũ H&H SW 801C, khò chỉ có thể chuyển động vào hoặc ra. Ở máy AI-001 có
thêm một chế độ điều chỉnh khò ở vị chí “hovering” lửng tại vị trí dừng băng, Khi dán ở chế độ
nâng cao “Advance mode”, đầu khò sẽ dừng tại chỗ để làm ấm băng, nhằm tăng chất lượng
đường dán tại các vị trí dừng băng.
Để chuyển sang chế độ nâng cao “advance mode”, từ main menu vào phần
“PERSONALITY” sau đó nhấn “ON” trong phần advance mode.
(4)(6) advance Mode (hình 4.5).

Hình 4.10. Màn hình điều chỉnh Personality


Hướng dẫn chế độ Quill latch- Khóa lô trên.
Main menu  Personality Quill latch”ON” or “OFF”
(4)(6) (hình 4.5)
Khi chế độ này được chọn, quill latch để chế độ “ON”, quả lô sẽ không hạ xuống sau khi
cắt băng
Hướng dẫn điều chỉnh vị trí khò
Điều chỉnh trực tiếp vị trí khò trên màn hình cảm ứng.
(4)  (5) 10 (hình 4.5)

Hình 4.11. Màn hình điều chỉnh Nozzle adjust- chỉnh khò
42
1. Điều chỉnh vị trí đầu khò theo hướng ngang- trục x (phải-trái)
2. Cài đặt vị trí khò trên trục x
3. Vị trí khò hiện tại trên trục x
4. Điều chỉnh vị trí đầu khò theo hướng thẳng đứng- trục z (lên- xuống)
5. Cài đặt vị trí khò trên trục z
6. Ví trí khò hiện tại trên trục z
7. Nút Reset- đưa khò về vị trí gốc (x=0, y=0, z=0)
8. Vị trí khò hiện tại trên trục y
9. Điều chỉnh vị trí đầu khò trên trục y (vào-ra)
10. Ví trí đầu khò trên trục y khi chạy hết tốc độ (full speed)
11. Vị trí đầu khò trên trục y khi chạy nửa tốc độ (haft-speed)
12. Ấn nút này để chọn chạy hết tốc độ (full-speed)
13. Ấn nút này để chọn chạy nửa tốc độ
Hướng dẫn lưu chế độ vào bộ nhớ: (4)(5)(10)(11)(12) (hình 4.5)

Hình 4.12. Màn hình hiển thị memory write- lưu chế độ
Tất cả các chế độ cài đặt, vị trí khò và thông tin cá nhân khác có thể được lưu lại tại một
trong số 20 bộ nhớ. Các chế độ này có thể được gọi ra để áp dụng chạy máy bất cứ lúc
nào.
- Để lưu lại: bấm số bộ nhớ muốn lưu chế độ trong vòng 5 giây, khi nào nghe
tiếng ”bíp” là được
- Để gọi lại chế độ đã lưu trong bộ nhớ: Bấm và giữ số của bộ nhớ trong vòng 5
giây, khi nào nghe thấy tiếng “bíp” là được.

Hình 4.13. Màn hình hiển thị đọc chế độ


Chú ý: Khi lưu 1 chế độ nào đó vào ô nhớ thì toàn bộ thông tin chế độ cũ ở ô nhớ đó bị
xóa.
Hướng dẫn điều chỉnh độ căng của băng khi dán: (4)(6)(7)(8) (hình 4.5)
Trong quá trình dán, việc tời băng đều đặn rất quan trọng. Máy dán AI-001 có bộ
tời băng tự động như hình 4.12.

43
5. Thông tin cài đặt độ căng
6. Đồng hồ đo chiều dài băng
7. Đồng hồ đo băng
8. Reset lại đồng hồ 6

Hình 4.14. Màn hình hiển thị độ căng của băng
Thông thường đặt độ căng (5) bằng 20.

3.2.3. Ưu nhược điểm


Ưu điểm
- Tự động đo chiều dài băng dán sử dụng
- Có nhiều chức năng cài đặt dán với nhiều chủng loại hàng, sản phẩm dán đẹp hơn, chất lượng
cao hơn. Ví dụ: đối với các loại vải co giãn, có thể chỉnh tốc độ quả lô dưới và trên chạy lệch tốc
ngay trên máy mà không cần phải thay quả lô giống như ở máy H&H 6800 và máy SW-8001C.
- Thay khò nhanh hơn máy H&H-6800
- Thay lô nhanh hơn máy SW
- Khò linh động hơn máy SW và máy H&H 6800, có thể điều chỉnh lên xuống dễ dàng
- Chỉnh trễ khò dễ
- Có thể dán đa tốc, chạy nhanh, chạy châm bằng cách nhả bàn đập  thao tác dễ hơn tại điểm
ngã 3 ngã 4
Nhược điểm
- Cấu trúc menu khá phức tạp
- Thay lô khó hơn máy Gore 5000E

44
4. Máy dán GORE 5000E
Máy dán Gore 5000E là một trong nhưng đời máy đầu tiên của Gore, không có bộ nhớ
lưu lại các thông số dán, các thông số được cài đặt trực tiếp trên máy.
Máy được đưa vào sử dụng ở Maxport vào tháng 1 năm 2007
4.1. Sơ đồ cấu tạo.

Hình 4.15. Máy dán GORE 5000E


Chú thích các bộ phận
1. Công tắc nguồn 13. Núm điều chỉnh độ bẹt quả lô
2. Núm chỉnh gió khò 14. Cuộn băng
3. Ngắt hơi gió khò khẩn cấp 15. Ống khò
4. Đồng hồ hiển thị gió khò 16. Bảo vệ khò
5. Núm điều chỉnh tốc độ dán 17. Khò
6. Màn hình hiển thị tốc độ 18. Lô dưới
7. Công tắc bật nhiệt 19. Lô trên
8. Núm điều chỉnh nhiệt độ dán 20. Bàn ga trái (đạp ga vào)
9. Màn hình hiển thị nhiệt độ 21. Bàn ga phải (tời lô)
10. Nút xác nhận nhiệt độ cài đặt (setpoint) 22. Gạt gối (nâng lô)
11.Cột chỉ thị gió khò 23. Đồng hiện thị áp lực lô
12. Thân máy 24. Núm điều chỉnh lực nén lô

45
4.2. Hướng dẫn vận hành máy
Bước 1: Chuẩn bị ( Chưa bật sợi đốt)
- Xoay núm chỉnh gió khò (2) để điều chỉnh cấp khí cho máy
- Bật công tắc nguồn (1) để khởi động máy
- Cài đặt tốc độ dán: Vạn núm (5) để cài đặt tốc độ dán
- Cài đặt nhiệt độ dán: Vặn nút (8) để chọn nhiệt độ dán lớn nhất trong quá trình dán
- Chỉnh gió khò: Vặn núm (2) chọn gió khò

- Kiểm tra và điều chỉnh cảm


biến R18 trong mạch điện
máy nếu cần. R18 có tác dụng
điều chỉnh quả lô dừng không
chạy khoảng 0.5 giây tại điểm
đầu băng hoặc dừng băng 
tăng khả năng liên kết tại các
vị trí này.
+ Băng 2 lớp: không dừng
+ Băng 3lớp: Dừng 0.5 giây

- Kiểm tra loại lô dán đang sử dụng (18) (19)


+ Lô sắt và lô silicon cho các loại băng mỏng
+ Lô khoét rãnh ở giữa sử dụng cho loại băng dày

Hình 4.16. Lô dán


- Điều chỉnh lực nén lô: Tăng nén lô giúp kéo dài thời gian tiếp xúc của băng dán và vải
khi dán, ví dụ đoạn tiếp xúc của băng và vải là 2mm như hình 4.24
Có thể điều chỉnh lực nén lô bằng 2 cách:
+ Vặn Núm (24) để tăng nén lô bằng khí nén
+ Nặn Núm (13) để tăng độ bẹt lô trong quá trình dán.

46
Hình 4.17. Nén lô
Trục lô trên có thể di chuyển từ 1 đến 2mm như hình 4.15 để cài đặt độ nén cần thiết
- Chỉnh khò
Chọn kích thước và vị trí của khò (17) phù hợp với từng loại băng, chỉnh khò sao cho
luồng khí thổi vào chính giữa tâm băng

Hình 4.18 Melt pattern


Bước 2 Bật sợi đốt bằng công tắc (7), theo dõi nhiệt độ của gió khò bắt đầu tăng dần.
- Ấn nút SET POINT (10) để kiểm tra nhiệt độ hiện tại của sợi đốt đã trùng với nhiệt độ
cài đặt ban đầu chưa, nếu nhiệt độ hiện tại của máy bằng nhiệt độ cài đặt  tiến hành dán.
- Làm ấm lô bằng cách ấn bàn ga trái (20) từ 30 giây đến 1 phút để máy chạy không tải.
Bước3. Tiến hành dán sản phẩm
- Nhấn bàn ga trái (20) dán băng theo chế độ
- Gạt gối (22) để nâng hạ quả lô.
- Nhấn bàn ga phải (21) để đặt chế độ cắt băng tự động hoặc không.

47
4.3 Một số vấn đề trong quá trình dán
- Nếu keo phè nhiều quá:
+ Giảm áp lực gió khò
+ Giảm nhiệt độ dán (4o – 6o)
+ Tăng tốc độ dán
+ Giảm lực nén lô xuống một chút
+ Giảm độ bẹt lô
- Nếu bị dò nước tại điểm dừng băng
+ Mở bộ điều khiển, chỉnh R18, tăng thời gian trễ lô (lô dừng lâu hơn tại điểm đầu và
dừng băng)
4.4. Ưu nhược điểm
Ưu điểm:
- Thay lô nhanh
- Nhiệt độ dán ổn định do sử dụng kiểu khò tròn gồm những lỗ nhỏ được bố trí bằng kích
thước băng dán, giúp nhiệt độ phân bố đều giữa và 2 mép băng
- Có hệ thống làm mát lô bằng lô dẫn băng  giảm nhiệt độ của lô trong quá trình dán 
băng không bị nhổm mép.
- Thao tác vận hành đơn giản, điều chỉnh thông số trực tiếp trên máy dán.
Nhược điểm:
- Không có bộ nhớ lưu các chế độ dán đã sử dụng, mỗi lần cần dán hàng phải cài đặt lại
máy  mất nhiều thời gian cho thao tác
- Thao tác dán khó hơn so với các loại máy khác, không có bộ cắt băng, phải sử dụng kéo
cắt băng bằng tay.
- Lắp băng khó, khó thay lô.
- Trong quá trình dán lô bị nóng nhanh  khó khăn trong thao tác của người dán do nóng
bỏng tay  năng suất dán thấp

48
5. Máy dán GORE 6100
5.1. Giới thiệu.
Máy dán GORE 6100 sử dụng cho sản phầm Gore và một số các sản phẩm nếu có yêu
cầu, Máy Gore 6100 được thiết kế đặt biệt để dán băng trên vải 3 lớp, cho hiệu quả dán cao. Máy
được đưa vào sử dụng ở Maxport vào tháng 8 năm 2010.
Tính năng của máy:
- Tính chiều dài băng dán bằng bộ đếm
- Có 3 bàn ga giúp dễ dàng thao tác trong vận hành máy
- Bộ nhớ lưu lại một số chế độ dán cần thiết
- Điều chỉnh độ trễ của khò, của lô tăng chất lượng dán băng chống nước tại những điểm
đầu băng và dừng băng
- Có thể điều chỉnh được chiều dài luồng khí nóng từ khò thổi ra tại điểm cuối băng.
- Hệ thống làm mát lô dẫn băng co tác dụng làm nguội lô trong quá trình dán.

49
5.2. Sơ đồ cấu tạo

Hình 4.19 Máy dán GORE 6100


Chú thích các bộ phận:
1.Công tắc nguồn 13. Núm điều chỉnh bẹt lô 25. Núm điều chỉnh khí nén
2. Công tắc nâng hạ bàn 14.Cuộn băng 26. Bàn ga trái
3. Công tắc chỉnh lô tiến, lùi 15. Nút cấp băng 27.Bàn ga giữa
4. Núm điều chỉnh tố độ dán 16. Nén lô dẫn băng (FP) 28. Bàn ga phải
5. Nút cắt băng (MTCA) 17. Áp lực dao cắt (NP) 29. Nén lô (RP)
6. Màn hình hiện thị mã số cài 18. Núm chỉnh lực cắt 30. Núm chỉnh nén lô (RP)
đặt AUX DISPLAY
7. Công tắc bật nhiệt 19. Núm chỉnh nén lô dẫn 31. Núm chỉnh gió khò (AF)
băng
8. Màn hình hiển thị thông số 20. Ống khò 32. Núm chỉnh gió làm mát lô
cài đặt tương ứng trên màn dẫn băng (CP)
hình AUX display
9. Nút xác nhận các thông số 21. Miếng bảo vệ khò 33. Gió làm mát lô dẫn băng
cài đặt (TSP) (CP)
10. Màn hình hiện thị tốc độ 22. Khò 34. Núm chỉnh chiều dài gió
dán thực tế khò (AD)
11. Cột chỉ thị gió khò 23. Lô trên 35. Nút bật tắt gió nóng (I/O)
12. Thân máy 24. Lô dưới

50
5.3. Ý nghĩa các thông số
1. Cắt băng tự động: Upgrade automatic tape cutter: Thao tác cắt chính xác tại điểm đầu băng, giữa
băng, cuối băng, chức năng này cho phép cấp băng chính xác tiết kiệm thời gian giúp dán băng ổn định
hơn
2. Đơn dán: Recipes: là 1 nhóm những thông số của chế độ dán. Gore đưa ra 15 đơn dán mặc định để
dán cho các sản phẩm của Gore và 5 đơn dán có thể chỉnh sửa các thông số dán phụ thuộc vào điều kiện
cụ thể của từng nhà máy.
Sử dụng Recipes giúp thợ dán máy dễ dàng sử dụng lại các chế độ dán đã sử dụng mà không cần phải cài
đặt lại thông số tiết kiệm thời gian thao tác
3. Mã số an toàn – Security code 250: dùng để đăng nhập vào phần Sub menu
MAIN MENU PARAMETER
Code Description- Miêu tả
rP Đơn dán: từ 1-20 recipes: các chế độ dán sản phẩm Gore
SP Tốc độ dán cài đặt bên trong hiện thị màn hình. Không thay đổi được thông số
dán trong phần Main menu
tP Thông số nhiệt độ dán: Để cài đặt nhiệt độ dán
SU Menu con: Phần này yêu cầu nhập mã số 250
t1 Độ trễ luồng khí nóng tại điềm đầu bằng: Dùng để cài đặt thời gian trôi qua từ Ảnh hưởng
khi người vận hành ấn bàn ga cho đến khi gió nóng bắt đầu thổi ra từ khò đến chất
A1 Cài đặt thời gian thổi gió nóng sau thời gian t1. Dùng để cài đặt thời gian khi lượng dán
khò bắt đầu thổi gió nóng điểm đầu
t2 Thời gian trễ lô sau khi mỏ khò bắt đầu thổi gió nóng băng
t3 Cài đặt thời gian trễ khò sau khi nhả bàn ga Pedal ( Khò sẽ thổi gió nóng lâu Ảnh hưởng
hơn 1 khoảng thời gian t3 sau khi lô ngừng quay tại điểm cuối băng) đến chất
A3 Cài đặt thời gian thổi gió nóng của khò sau khoảng thời gian delay khò t3 lượng dán
t4 Cài đặt thời gian trễ khò sau khi nhả bàn ga tại điểm cuối băng- Khò vẫn giữ cuối băng
nguyên vị trí và thổi gió nóng sau khi người vận hành nhả bàn ga
t5 Cấp băng: Cài đặt độ dài cửa băng sau cắt băng Ảnh hưởng
đến chất
lượng dán đầu
băng
tL Chiều dài băng: Hiện thị tổng chiều dài băng tính bằng feet khi dán
rE Mở rộng kết nối vào SUB menu
SUB MENU
CODE DESCRIPTION POSSIBLE
VALUES/
Giá trị
tC Tape code- Mã băng Không áp
dụng
tS Tape size- Khổ băng 22
bS Baffle size 13,22,25
rS Roller size: Kích thước lô 13,22,25
H Horizontal nozzle setting-Vị trí khò theo phương ngang 425-575
U Vertical nozzle setting - Vị trí khò theo phương đứng 750
AF Air flow- Gió khò 120
rL Roller lock on/ off – Bất tắt khóa lô trên First digit =
chế độ khóa

51
0= lock off –
không khóa
1 = Lock on –
Khóa
Second digit -
rP Roller pressure- Nén lô 80
FP Lực nén lô dẫn băng 60
CP Cooled roller pressure- Áp lực nén lô làm mát 80
nP Air knife pressure-Nén dao 20
Ad Air drop flow- Hương thổi dòng khí 40
SUB MENU
CODE DESCRIPTION
FL Hiển thị phần mềm, không thay đổi được giá trị cài đặt
SL Giới hạn tốc độ- mặc đinh SL là tốc độ dán lớn nhất
rS Lưu đơn dán; Lưu lại chế độ dán cần thiết
FS Thông số cài đặt các chế độ bàn ga từ chế độ 1 đế chế độ 3

5.4. Hướng dẫn vận hành máy


5.4.1. Vận hành tổng quát
Thao tác vào MAIN MENU: Ấn đồng thời 2 nút MTCA (5) và SP (9) cho đến khi màn
hình AUX (6) hiển thị “---” thì nhả cả 2 nút ra  MAIN MENU
Thao tác vào SUB MENU: Ấn đồng thời 2 nút MTCA (5) và SP (9) cho đến khi màn hình
AUX (6) hiển thị “---” thì nhả cả 2 nút ra  MAIN MENU  ấn nút MTCA (5) chon phần hiển
thị SU trên màn hình AUX (6) Màn hình Temperature display (8) sẽ hiển thị “000”  vặn núm
(4) chọn giá trị 250 trên màn hình Temperature display (8)  ấn nút TSP để xác nhận mã số vào
SUB MENU
-Trở lại chế độ dán bình thường sau khi đã cài đặt xong các thông số ấn và giữ đồng thời
2 nút MTCA (5) và SP (9) cho đến khi màn hình AUX display (5) hiển thị “---”)
Bước 1. Chọn đơn dán cũ hoặc sử dụng chế độ mới mới (rP)
- Vào MAIN MENU  rP  chọn đơn dán cũ hoặc sử dụng thông số dán mới.
Bước 2. Cài đặt tốc độ dán (SP)
Cài đặt tốc độ dán (SP)
1. Kiểm tra máy đang ở chế độ dán.
2. Tháo băng ra khỏi máy.
3. Chạy máy bằng cách nhấn bàn ga trái hoặc bàn ga giữa.
4. Trong khi máy đang chạy, ấn và giữ nút TSP (9), cùng thời điểm đó, điều chỉnh tốc độ
dán bằng cách vặn nút SPEED KNOD (4).
5. Khi chọn được giá trị dán mong muốn, nhả nút TSP (9) và bàn ga
NOTE: Giá trị tốc độ dán vừa cài đặt luôn nhỏ hơn giá trị cực đại đã cài cho máy.
6. Ấn và giữ nút TSP (9) khoảng 8 giây để lưu lại tốc độ dán mới.
7. Kiểm tra tốc độ dán bằng cách ấn bàn ga trái. Nếu tốc độ dán chưa đúng, ấn và giữa
nút TSP, đảm bảo giữ đủ 8 giây.
Chú ý: Nên cài đặt giới hạn tốc độ dán lớn nhất trước khi cài đặt tốc độ dán, các
bước cài đặt như sau:
Thông số SL để cài đặt giá trị dán cực đại. Người vận hành không thể cài đặt giá trị dán
lớn hơn dán trị cực đại này.
Các bước cài đặt chế độ dán lớn nhất.
1. Kiểm tra, để máy ở chế độ dán

52
2. Tháo băng khỏi máy
3. Nhấn và giữ bàn ga phải để kích hoạt chế độ JOG MODE
4. Nhấn và giữ bàn ga phải + ấn và giữ nút TSP (9)
5. Nhẫn + giữ bàn ga phải, nút TSP đồng thời vặn nút SPEED KNOD (4) cho đến khi màn
hình AUX DISPLAY hiện thị thông số tốc độ dán cực đại. Vặn nút SPEED KNOD để
điều chỉnh tốc độ dán cực đại yêu cầu. Khi đã chọn được giá trị cần thiết, nhả nút TSP và
bàn ga.
6. Vào phần MAIN menu, bằng cách ấn đồng thời nút TSP và MTCA(5)
7. Vào Phần SUB MENU
8. Sau khi vào SUB MENU ấn và giữ nút MTCA (5) cho đến khi SL xuất hiện trên màn
hình display (6), giá trị SL xuất hiện trên màn hình (8).
9. Vặn nút SPEED KNOD (4) đến vị trí thẳng đứng, dịch chuyển một chút theo cả 2 hướng
cho đến khi giá trị dán cực đại bắt đầu nhấp nháy.
10. Ấn nút TSP (9). Khi đó màn hình TEMPERATURE DISPLAY (8) sẽ hiện thị tốc độ dán
cực đại mới. và giá trị đó không nhấp nháy nữa.
11. Thoát khỏi SUB MENU bằng cách nhấn đồng thời 2 nút MTCA và TSP

Bước 3. Kiểm tra kích thước băng dán TS


Kích thước băng dán có thể là 13mm đến 22mm
- Vào phần SUBMENU  dùng phím MTCA vào phần tS  chọn kích thước băng dán
thực tế  ấn nút SET POINT (8) để xác nhận kích thước băng.
Bước 4. Kiểm tra thay đổi khoảng cách vách ngăn bảo vệ khò BS (ví dụ: BS=13,
12,22,25)
- Vào phần SUB MENU dùng phím MTCA vào phần BS  chọn giá trị cần  Nhấn
SET POINT để xác nhận giá trị cài đặt
Bước 5. Kiểm tra thay đổi kích thước lô rS (Ví dụ: 13, 12, 22, 25)
- SUB MENU  dùng phím MTCA vào phần rS  chọn giá trị kích thước lô thực tế
Bước 6. Chỉnh vị trí khò theo phương ngang (thông số H) theo phương đứng (U)
Bước 7. Cài đặt nhiệt độ dán (tP)
Sau khi cài đặt được tốc độ dán, ấn đồng thời 2 nút MTCA (5) và SP(9)  màn hình
AUX display (6) sẽ hiển thị “---“  nhấn nút MTCA (5) để chọn thông số cài đặt nhiệt độ tP 
vặn núm (4) để điều chỉnh nhiệt độ dán được hiển thị trên màn hình TEMPERATURE display (8)
 Ấn nút TS (9) để xác nhận nhiệt độ dán cài đặt  chọn xong nhiệt độ dán.
Bước 8. Chỉnh gió khò (AF) (Ví dụ: AF =120)
Sử dụng núm (31) HEATER AIR FLOW ADJUSMENT để điều chỉnh gió khò.
Kéo núm (31) và điều chỉnh gió khò theo chế độ dán thích hợp  sau khi đã chọn được
thông số gió khò ấn núm (31)  cài đặt xong gió khò
Bước 9. Bật sợi đốt bằng công tắc (7) và chờ khoảng 10 phút để máy ổn định
Bước 10. Kiểm tra và thay đổi lực nén của lô (rL, rP)
- Kéo núm (30) và cài đặt áp lực lô theo chế độ dán sau khi cài đặt xong ấn núm theo
(30) trở lại vị trí ban đầu.
Bước 11. Kiểm tra và thay đổi lực nén của lô dẫn băng cho phù hợp với từng loại băng
(FP)
Bước 12. Kiểm tra và thay đổi lực làm mát lô dẫn băng (CP)
Bước 13. Kiểm tra và thay đổi áp lực dao cắt (nP)
Bước 14. Cài đặt nhiệt độ dòng khí (Ad)

53
5.4.1. Hướng dẫn vận hành trong trường hợp cụ thể
Trước khi sử dụng máy dán cần chú ý kiểm tra các bước sau.
- Checklist 1. Chuẩn bị dán băng bằng cách sử dụng đơn dán Recipe.
- Checklist 2. Chuẩn bị dán băng không sử dụng đơn dán
- Checklist 3. Cài đặt cấp băng.
Checklist 1. Sử dụng đơn dán có sẵn
Các bước như sau:
1. Chọn đơn dán muốn sử dụng
MAIN MENU > rP
2. Đối với mỗi thông số, kiểm tra lại đơn dán để xem lại các giá trị tương ứng.
Các bước như sau:
Thông số Đường dẫn
tS( tape size- kích thước băng) Main menu> rE>tS
bS (bafle size) – Kích thước lưới bảo vệ khò Main menu > rE > bS
rS (roller size) Kích thước lô Main Menu > rE > rS
H – Vị trí khò theo phương ngang Main menu > rE > H
U – Vị trí khò theo phương thẳng Main menu > rE > U
Chú ý: Kiểm tra kích thước băng bằng cách kiểm tra part number.

3. Kiểm tra gió khò : Main menu > rE > AF.


4. Cài đặt AF = 170 tại thời điểm ban đầu để bảo vệ sợi đốt
5. Bật công tắc nhiệt (7) và chờ 10 phút cho nóng máy.
6. Kiểm tra màn hình hiển thị nhiệt độ (8) để kiểm tra quá trình tăng nhiệt độ của máy.
7. Đối với mỗi thông số, xem đơn dán để kiểm tra lại giá trị tương ứng. Sau đó cài đặt phù hợp
với các giá trị trong đơn dán.
Thông số Đường dẫn
rL ( roller lock)- Khóa lô Main menu > rE > rL
rP (roller pressure) – Nén lô Main menu > rE > rP
FP (feed roller pressure) – nén lô dấn băng Main menu > rE > FP
CP (cooled roller pressure) – Gió làm mát lô Main menu > rE > CP
nP (air knife pressure)- lực nén dao cắt Main menu > rE > nP

8. Kiểm tra gió khò AF.


9. Kiểm tra đơn dán để xác định giá trị luồng gió ( Main menu> rE > Ad). Nếu giá trị hiện thời
của máy chưa đúng với đơn dán, reset lại máy.
10. Bổ sung checklist 3, phần cấp băng như mục 4.3

Checklist 2: Chuẩn bị dán băng không sử dụng đơn dán có sẵn.


Các bước tuần tự như sau:
1. Cài đặt tốc độ dán
2. Cài đặt thông số sau:
Thông số Đường dẫn
tP- Nhiệt độ dán Main menu > tP
H – Vị khò theo phương ngang Main menu > rE > H
U – Vị trí k hò theo phương đứng Main menu > rE > U
3. Cài đặt AF = 170 tại thời điểm ban đầu để bảo vệ sợi đốt
4. Bật công tắc nhiệt (7) và chờ 10 phút cho nóng máy.
5. Theo dõi và kiểm tra quá trình tăng nhiệt độ có đạt được nhiệt độ cài đặt chưa.

54
6. Cài đặt các giá trị tiếp theo như sau:
Thông số Đường dẫn
AF- Gió khò Main menu > rE > AF
rL – Khóa lô Main menu > rE > rL
rP – Nén Lô Main menu > rE > rP
FP (feed roller pressure) – nén lô dấn băng Main menu > rE > FP
CP (cooled roller pressure) – Gió làm mát lô Main menu > rE > CP
nP (air knife pressure)- lực nén dao cắt Main menu > rE > Np
Ad ( air drop) – chiều dài luồng khí Main menu > rE > Ad
7. Bổ sung phần checklist 3

Checklist 3. Cài đặt phần cấp băng


Các bước tiến hành như sau:
1. Chỉnh độ căng của băng: chỉnh đĩa giữ quận băng sao cho thành đĩa không bị chạm vào ống
cuốn băng.
2. Mở phần dẫn băng sao cho kích thước lớn hơn kích thước của băng
3. Kích hoạt phần dao cấp băng bằng khí bằng cách nhấn và giữa nút ấp băng bằng tay.
4. Gài băng vào máy, điều chỉnh độ căng mong muốn.
5. điều chỉnh các thông số dán còn lại.
Thông số Đường dẫn
t1 – độ trễ luồng khí đầu băng Main menu > t1
A1 – chiều dài luồng khí sau thời gian t1 Main menu > A1
t2 – Trễ lô đầu băng Main menu > t2
t3 – độ trễ luồng khí sau khi nhả ga Main menu > t3
A3 – Chiều dài luồng khí sau thời gian t3 Main menu > A3
t4 – Độ trễ của khe lô sau cắt băng Main menu > t4
t5 – Cấp băng Main menu > t5

5.5. Một số lưu ý khi sử dụng và vận hành máy.


5.5.1. Các bước chọn Menu

Thông số/ Chức năng Đường dẫn


Sub Menu Main Menu > SU
Vào phần gọi lại đơn dán Main menu > rE
Hiện thị tổng chiều dài băng Main menu > tL
Chọn đơn dán Main menu > rP
Điều chỉnh chế độ bàn ga Main menu > SU> FS
Lưu giới hạn tốc độ ( speed limit) Main menu > SU> SL
Lưu đơn dán Main menu > SU > rS

5.5.2. Bộ nhớ.
Máy hoạt động cho phép mặc 15 chế độ mặc định và 5 chế độ khác có thể thay đổi các
thông số khi hoạt động. Mỗi chế độ (RECIPE) gồm các giá trị đã cài đặt sẵn. Khi chọn chế độ
từ 1 đến 16 máy sẽ tự động thiết lập toàn bộ các thông số như: tốc độ, nhiệt độ và các thông
số khác.
Các chế độ mặc định sẵn ( số từ 1 đến 15)
Chế độ mặc định từ (1- đến 15) được cung cấp bởi GORE và liên quan đến những sản phẩm
đặc thù. Không thể thay đổi những thông số của những chế độ này.
55
Các chế độ có thể điều chỉnh ( Số từ 16 đến 20)
Các chế độ có thể được lập trình lại cho phép các nhà máy nhà máy có thể thêm hay thay đổi
các thông số. Một chế độ mới có thể được tạo ra bằng cách gọi lại những chế độ mặc định
sẵn, thay đổi những chế độ này và lưu/save những giá trị của chúng vào 1 chế độ mới.

Các bước gọi lại một chế độ (Recall recipe): (Main menu  rP)
1. Vào phần MAIN MENU
2. Ấn nút MTCA chuyển tới chế độ (màn hình hiển thị rp). Màn hình trên cùng sẽ hiển thị
chế độ hiện tại được chọn.
3. Vặn nút tốc độ SPEED để chọn chế độ mình cần.
4. Ấn nút TSP để xác nhận chế độ được chọn.

Các bước để chỉnh sửa một chương trình


1. Gọi lại một chế độ như hướng dẫn trên
2. Chọn vào phần main menu hoặc Sub menu để thay đổi và lưu lại giá trị mới. Vị trí những
chế độ đang được chỉnh sửa sẽ nhấp nháy ở phần thông số rC trong main menu.
Nếu muốn giữ những thay đổi này đến những chế độ, thì nên lưu giữ đến chế độ 16-20
(những chế độ có thể chỉnh sửa). Những thay đổi này sẽ bị mất mỗi khi một chế độ mới được
gọi. Những thay đổi sẽ khong mất khi máy bị tắt (turn off).

Các bước lưu lại những thay đổi đến 1 chế độ (16-20) (Main menu  SU rS)

3. Vào phần Sub menu.


4. Ấn nút MTCA để đến chức năng lưu chế độ rS
5. Vặn nút đ/c tốc độ SPEED để chọn vị trí chế độ (15-20) dùng để lưu những giá trị được
thay đổi.
6. Ấn nút TSP để lưu lại những giá trị đế chế độ mình cần lưu.
7. Chế độ này được lưu và xác nhận, vị trí của chế độ (15-20) sẽ hiện thị trên màn hình trên
cùng.
5.5.2. Chức năng mới của bàn ga
Bàn ga có thể hoạt động được ở 3 chế độ, Để kết nối vào phần điều khiển bàn ga (vào
Main menu  SUB MENU  FS)

56
1- Chế độ 1:
+ Bàn ga trái (L): Chế độ dán không cắt băng
+ Bàn ga giữa (M): Chế độ dán và cắt băng
+ Bàn ga phải: Cộn tời băng lên/ xuống (nhanh), quả lô chỉ quay (chậm)
2- Chế độ 2.
+ Bàn ga trái (L): Chế độ dán và cắt băng (Khi bàn đạp trái được ấn xuống, đèn báo hiệu cắt
băng sẽ sáng).
Chế độ dán không cắt băng: Nhấn bàn đạp L, sau đó nhấn bàn đạp M
+ Bàn ga giữa (M): Ống cuộn băng di chuyển lên/ xuống
+ Bàn ga phải (R): Chế độ chỉ quay lô
3- Chế độ 3
+ Bàn ga trái (L): Chế độ dán không cắt băng, nếu thay đổi từ chế độ không cắt băng sang cắt
băng nhấn L sau đó nhấn M
+ Bàn ga giữa (M): Ống cuộn băng di chuyển lên/ xuống
+ Bàn ga phải (R): Chế độ chỉ quay lô
Sau khi máy được bật hoặc sau mỗi lần cắt dao cắt có thể bị hạ xuống, sử dụng bất kỳ 1 trong 3
bàn ga.

57
5.5.3. Cấu trúc của phần mêm MENU 8.XX

Main Menu
Item Thông số Ý nghĩa
1 rP Gọi lại chương trình 1-20
2 SP ** Cài đặt tốc độ lô
3 tP * Cài đặt nhiệt độ của khò
4 SU Kết nối Sub menu
5 t1 *t1 độ trễ của luồng khí khi bắt đầu dán băng
6 A1 *A1 Chiều dài của luồng khí sau thời gian t1
7 t2 *t2 Độ trễ của lô khi bắt đầu dán
8 t3 *t3 Độ trễ của luồng khí sau khi nhả bàn ga
9 A3 *A3 Chiều dài của luồng khí sau thời gian t3
10 t4 *t4 Độ trễ khò sau khi nhả bàn ga
11 t5 * t5 chiều dài của băng sau khi cắt
12 TL Tổng chiều dài của băng
13 rE Mở rộng chương trình trong sub menu

rE submenu- Nhánh phụ sau khi vào rE


1 tC Tape code- Mã băng
2 tS Tape size- Kích thước băng
3 bS Baffle size- Kích thước vách ngăn bảo vệ
4 rS Roller size- Kích thước lô
5 H Cài đặt khò theo phương ngang
6 U Cài đặt khò theo phương đứng
7 AF Air flow- Gió khò
8 rL Bật và tắt chế độ khóa lô
9 rP Nén lô
10 FP Áp suất nén lô dẫn băng
11 CP Tốc độ lô dẫn băng
12 nP Áp lực dao cắt
13 Ad Chiều dài luồng khí gió khò

SU sub menu- Menu phụ sau khi vào SU


1 FL Hiện thị version hiện thời của EPROM
2 SL Lưu lại tốc độ lớn nhất của lô
3 rS Lưu chương trình
4 FS Lực chọn các chế độ sử dụng bàn ga

Điều chỉnh một số thông số tại khi bắt đầu dán băng
Nếu quá nóng hoặc băng bị đong đưa trong lúc bắt đầu dán phải điều chỉnh như sau:
- Tăng A1- Tăng chiều dài của dòng khí nóng
- Giảm t1- Luồng khí được thổi sớm hơn
- Giảm t2 - Lô chạy sớm hơn.
Nếu thiếu nhiệt hoặc băng khi bị chảy mềm ở thời điểm ban đầu:
- Nếu phần góc băng không bị chảy mềm ==> Tăng t2- lô khởi động/ bắt đầu chạy chậm hơn

58
- Nếu điểm đầu băng không bị chay mềm hay keo nằm ngang ==> Giảm A1( giảm chiều dài
luồng khí thổi) sau đó giảm t2 (lô chạy sơm hơn)

Điều chỉnh thông số tại điểm cuối băng


Nếu nóng quá hoặc bị bong tại điểm cuối băng
- Tăng A3- Tăng thời gian thổi của dòng khí
- Giảm t3 - Dòng khí thổi sớm hơn sau khi cắt băng
- Giảm t4 - thời gian khò phản ứng sớm hơn
Thiếu nóng hoặc băng không dính/ chảy mềm ở điểm cuối băng
- Nếu góc băng không bị chảy mềm- Tăng t4; thời gian khò phản ứng chậm hơn
- Nếu điểm cuối bưng không bị chảy mềm hay keo nằm ngang.- tăng t4

ĐẦU BĂNG GIỮA BĂNG CUỐI BĂNG1


Thao tác và thông số
1. Đặt sản phẩm cần dán vào Thợ dán liên tục đưa sản phẩm 1. Thợ dán nhả bàn ga và máy
giữa 2 quả lô, nâng hạ lô bằng vào, căn chỉnh sao cho băng sẽ tự động cắt băng
cách nhấn bàn ga dán chính giữa đường may.
2. Nhấn ga và bắt đầu dán. Khò thổi gió nóng liên tục 2. Khò vẫn giữa nguyên vị trí
Khò bắt đầu dịch chuyển sang trong giai đoạn này. dán, gió nóng vẫn thổi thêm 1
phải. Bắt đầu kích hoạt thông vài giây ( t3, t4)
số t1 (độ trễ luồng khí đầu
băng) và t2 (trễ lô đầu băng).
Khi đó lô vẫn đứng yên
3. Trước khi khò đến vị trí 3. Khi đó chế độ luồng khí
cuối của điểm dán băng, kích thổi được kích hoạt để giảm
hoạt A1 để giảm dòng khí khí thổi trực tiếp vào băng
trong khoảng thời gian xác trong khoảng thời gian (A3)
định
4. Khò di chuyền đến vị trí dán 4. Khò bắt đầu lùi lại
5. Hết gió (A1) 5. Hết gió (A3)
6. Khí nóng được lưu giữ cho 6. Gió được lưu lại cho quá
gió khò (AF) trình dán sau
7. Lô bắt đầu quay, băng dán 7. Khò lùi lại hoàn toàn, máy
dính vào đường may  thực cấp 1 đoạn băng cho quá trình
hiện quá trình dán dán tiếp theo

5.6. Ưu điểm, nhược điểm


Ưu điểm:
- Tự động đo chiều dài băng dán sử dụng
- Có bộ nhớ lưu lại các chế độ dán khác nhau dễ dàng gọi lại các chế độ dán này
- Đặc biệt phù hợp với các loại băng 3 lớp của GORE
- Nhiều chế độ dán khác nhau, giúp cải thiện chất lượng dán ở điều đầu băng, cuối băng
- Sử dụng khò tròn có khoét lỗ  nhiệt phân bố đều trên bản băng  tăng chất lượng dán
- Sử dụng lô dẫn băng có làm mát bằng khí  làm lạnh lô trong quá trình dán
Nhược điểm:
- Cấu trúc menu phức tạp, khó khăn trong thao tác và vận hành máy
- Giá thành cao

59
6. Máy dán H&H AI-007
6.1 Giới thiệu: Máy dán AI-00 là một trong những máy dán tinh vi trên thị trường hiện
nay, được phát triển trên nền tảng kỹ thuật số và dành cho những người sử dụng chuyên nghiệp
với nhiều đặc tính mới giúp công đoạn dán đường may trở nên dễ dàng hơn.
Máy dán AI-007 được trang bị, đưa vào sử dụng ở công ty Maxport từ tháng 10 năm
2010.
Tính năng của máy:
- Lô trên và lô dưới có thể chạy lệch tốc để giảm nhăn đối với vải co giãn.
- Bộ nhả băng kỹ thuật số đảm bảo ổn định khi vận hành
- Giao diện vận hành nhiều màu
- Tiết kiệm năng lượng
- Lập trình độc lập dán đầu băng, giữa băng và cuối băng
- Pê đan có nhiều chức năng, dễ dàng diều khiển bằng một chân.
- Màn hình điều chỉnh cảm ứng đa ngôn ngữ.
6.2. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý vận hành

60
6.2.1 Sơ đồ cấu tạo

Hình 6.1 Máy dán H&H AI-007


Chú thích các bộ phận
1. Hộp điện 10. Hệ thống nhả băng
2. Nút bật máy 11. Cuộn băng
3. Nút tắt máy 12. Hệ thống điều chỉnh đầu khò
4. Đồng hộ hiển thị nén lô 13. Hộp bảo vệ khò
5. Núm điều chỉnh nén lô 14. Đầu khò
6. Núm điều chỉnh áp lực gió khò 15. Bộ phận dẫn băng
7. Đồng hồ hiển thị gió khò 16. Lô trên
8. Thân máy 17. Lô dưới
9. Màn hình cảm ứng 18. Bàn ga trái/ 19. Bàn ga phải

61
6.2.2. Hướng dẫn vận hành và chức năng của từng bộ phận.
Máy AI-007 có rất nhiều thông số để điều chỉnh được tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng. Các
thông số này được sắp xếp ở các thư mục khác nhau trên màn hình cảm ứng tùy theo công dụng
như sơ đồ sau:

Hình 6.2. Cấu trúc Menu trên máy dán AI-007

Chú thích:
1. Nút cấp băng
2. lệch tốc
3. Tốc độ dán
4. Nhiệt độ dán cài đặt
5. Nhiệt đán thực tế
6. Chế độ park và un-park
khò khi lắp băng
7. Bật/ tắt nhiệt
8. Bật tắt quay ngược lô
9. Bật tắt kẹp băng
10. Cắt băng

Hình 6.3. Màn hình main Menu.

Hướng dẫn vận hành máy:


- Điều chỉnh nén lô: Kéo núm (5) ra một nấc, vặn cùng chiều hoặc ngược chiều kim đồng hồ để
tăng hoặc giảm lực nén cho đến khi đạt được áp lực mong muốn  ấn núm (5) vào để chọn lực
nén.
- Điều chỉnh gió khò: Kéo núm (6) ra một nấc, vặn cùng chiều hoặc ngược chiều kim đồng hồ để
tăng hoặc giảm gió khò cho đến khi đạt được áp lực mong muốn  ấn núm (6) vào để chọn gió
khò mong muốn.

62
Khởi động máy:
- Mở cấp khí nén bằng cách vặn núm cấp khí chính ON.
- Ấn nút (2) màu xanh để bật máy

- Bấm HEAT trên màn hình cảm ứng.


Lúc này màn hình sẽ hiển thị một số thông tin như địa chỉ liên hệ của công ty và thông tin phần
mêm của máy. Sau khoảng 30 giây, Màn hình điển khiển chính MAIN sẽ hiện ra và máy đã sẵn
sàng. Trong khi hiển thị thông tin phần mềm, ta có thể lựa chọng ngôn ngữ hiển thị. Lựa chọn
này sẽ được lưu lại ngay cả khi tắt nguồn.
Quy trình tắt máy:
+ Bấm nút “HEAT” để tắt sợi đốt, nếu nhiệt đang ở chế độ bật
+ Theo dõi nhiệt độ đầu khò giảm dần
+ Đợi cho nhiệt độ giảm xuống dưới 60oC
+ Sau khi nhiệt độ giảm xuống 60oC, bấm nút “OFF” màu đỏ để tắt máy.
+ Cuối cùng tắt khí nén bằng cách vặn nút cấp khí sang “OFF”.
Quy trình dán đường may:
Đặt nhiệt độ sợi đốt, áp lực gió đầu khò và tốc độ dán theo các chế độ quy định tùy vào
thực tế sản xuất. Bắt đầu cho máy chạy “RUN” bằng bàn ga trái (18), kiểm tra vị trí đầu khò và
điều chỉnh cho phù hợp. Gài băng qua bộ cân bằng băng và quả lô trên (16), cho băng tiến lên
quả lô trên (16) bằng bàn ga phải (19) “JOG”. Chú ý điều chỉnh băng nằm ở chính giữa, mặt keo
hướng về phía hường vận hành máy. Điều chỉnh độ căng của băng và vị trí chay cho phù hợp.
Nâng quả lô trên (16) bằng bàn ga trái (18), đặt băng cân 2 bên giữa đường may và hạ quả lô đề
xuống giữ băng.
Dùng cả 2 tay giữ bán thành phầm, đưa vào và dùng ngón tay giữ sát điểm bắt đầu. Đặt cánh tay
trên bàn máy và dùng ngón tay vuốt phẳng đường may.
Nhấn bàn ga trái (18) “RUN”, đầu khò sẽ đưa vào và quả lô trên (16) sẽ bắt đầu quay và kéo
băng, điều chỉnh dán chính giữa đường may. Đưa dàn bán thành phẩm vào, giữ cho đường may
nằm chính giữa quả lô dưới (17). Đến cuối đường dán, nhấn bàn ga phải trong khi giữa nguyên
bàn ga trái để cắt băng. Quả lô trên sẽ nâng lên và đầu băng mới lại được đưa vào. Sau khi dán
xong đường may sẽ dán tiếp các đường tiếp theo.
Quy trình cắt băng trong khi dán:
Trong khi dán băng, đang nhấn bàn ga trái (18) (ấn mũi chân), nhấn bàn ga phải (19) để
cắt băng.
Ấn nút cắt băng bằng tay trên màn hình main cảm ứng.
Trong lúc bàn ga trái (18) đang ở vị trí lùi (ấn gót chân), ấn bàn ga phải (19) để cắt băng.

Hướng dẫn cài đặt chế độ dán băng:


Máy dán AI-007 cho phép điều chỉnh thông số dán tại điểm đầu băng, giữa băng và cuối
băng bằng cách nhấn vào các biểu tượng tương ứng trên màn hình cảm ứng

63
1. Biểu tượng lô trên
2. Biểu tượng vải
3. Biểu tượng băng dán
4. Báo hiệu cài đặt băng
5. Biểu tượng khò

Hình 6.4. Main menu


Nhấn vào các biểu tượng nhấp nháy để thay đổi thông số tương ứng.

Hướng dẫn cài đặt chế độ vận hành nâng cao Advance Operation
Vào mục personality như hình 6.2.
Quill latch: (Khóa lô) Lô trên bị khóa ở vị trí trên cao mà không hạ xuống sau khi cắt băng.
Để kích hoạt chức năng này, ấn nút OFF/ ON như hình vẽ.
Khi chức này này không được bật (OFF), lô sẽ hạ xuống khi ấn bàn ga cấp băng.

Hình 6.5. Chức năng Qill latch


Foot hold: Để kích hoạt chức năng này, ấn OFF  ON phần Foot hold. Ý nghĩ của chức này
Foot hold- trình tự cắt sau sẽ được thực hiện ngay cả khi đã nhả bàn ga trái sau cắt.
Nếu không kích hoạt chức năng này, trình tự cắt sẽ bị hủy khi nhả bàn ga trái.
Differential Speed: (Dán lệch tốc) Chức năng này cho phép thợ dán cài đặt tốc độ quay của lô
trên và lô dưới khác nhau một chút.

Hình 6.5 Mục điều chỉnh dán lệch tốc

64
Máy cho phép điều chỉnh tốc độ quay của lô dưới:
Tốc độ của lô dưới = tốc độ cài đặt x (% cài đặt)
- Lệch tốc = 100%, lô trên và lô dưới chạy cùng tốc độ
- Lệch tốc > 100%, Tốc độ của lô dưới > lô trên
- Lệch tốc < 100%, Tốc độ của lô dưới < lô trên
Giá trị cho phép: 80-150%
Một số vấn đề cần chú ý: Khi cài đặt lệch tốc khác nhau nhiều giữa 2 lô <90% hoặc > 110% luôn
để vải ở giữa 2 quả lô, không để lô chạy không  có thể gây hỏng máy.

Duplex Nozzle Action (Hoạt động kép của khò): Chuyển động của khò được vận hành bởi 2 xy
lanh, hướng trái phải và xa gần  mục đích giúp cải thiện chất lượng dán băng đặc biệt là cho
loại băng mỏng và mềm.
1. Khò chuyển động theo hướng từ trái sang phải
2. Khò chuyển động theo hướng từ trong và ngoài.
Digital Tensione (Điều chỉnh căng băng tự động): Trong quá trình dán, việc dán băng là hết
sức quan trong, máy dán AI-007 cho phép sử dụng bộ điều chỉnh bằng số trong việc cấp, điều
chỉnh độ căng của băng dán kéo ra từ cuộng băng.
Để mặc định, bật chế độ điều chỉnh căng băng trong khi vận hành, ấn ON/ OFF trong trong
personality như hình vẽ.

Power save mode (Chế độ tiết kiệm điện): Khi bật chế độ này, máy sẽ tự động tắt sợi đốt sau
10 phút nếu trong 10 phút này máy không được vận hành  giúp tiết kiệm điện.
Để bật chế độ này, ấn ON trong trang Personality
Parameters lock (Khóa thông số): Chức năng này bật cho phép máy bảo vệ chống lại những sự
thay đổi đột ngột. Ấn và giữ nút Lock trên màn hình Personality khoảng 10s để bật hoặc tắt chức
năng này.

65
66
6. So sánh các loại máy đang sử dụng ở MAXPORT

Bảng 6.1 So sánh các tính năng của máy dán đang được sử dụng ở MAXPORT

SW- AI-007 GORE GORE


STT Tính năng HH-6800 AI-001
801C 5000E 6100
1 Dán lệch tốc x x
2 Dán đa tốc x
Bộ nhớ lưu chế
3 x x
độ dán
Màn hình cảm
4 x x x
ứng
Đo chiều dài
5 x x x
băng dán
6 Trễ khò x x x
7 Trễ lô x x x x x
Lô dẫn băng
8 x x
làm mát
Điều chỉnh được
9 lực nén lô dẫn x x x
băng
Lô quay thuận/
10 x x x x
ngược chiều

67
Bảng 6.2. So sánh ưu nhược điểm của các loại máy
Loại
Ưu điểm Nhược điểm
máy
- Giá thành thấp - Không có bộ nhớ lưu các chế độ dán
- Đơn giản dễ sử dụng: cài đặt các thông số đã sử dụng, mỗi lần cần dán hàng phải
nhiệt độ, tốc độ dán, độ nén, gió khò bằng cài đặt lại máy  mất nhiều thời gian
tay. cho thao tác.
- Dễ dán ở vị trí cửa tay cửa mũ. - Có ít chế độ cài đặt, khi dán hàng co
H&H giãn phải thay lô mới.
6800 - Không dán được đa tốc, chạy chậm ở
vị trí băng giao nhau.
- Khó dán những chi tiết nhỏ ví dụ như
bụng tay…
- Bộ tời băng cồng kềnh, lắp băng mới
khó
- Dễ vận hành và sử dụng, các thông số cài - Không có bộ nhớ lưu các chế độ dán
đặt bằng tay đã sử dụng, mỗi lần cần dán hàng phải
- Có nhiều chức năng hơn máy H&H-6800 cài đặt lại máy  mất nhiều thời gian
SW-
như quay ngược lô. Thao tác dán dễ hơn cho thao tác
801C
máy H&H cũ. - Máy SW-801C là máy dán tồi nhất,
- Cắt lồng băng dễ dàng. nhiệt độ dán không ổn định trong quá
trình dán, sử dụng khò bẹt.
- Tự động đo chiều dài băng dán sử dụng - Cấu trúc menu khá phức tạp
- Có nhiều chức năng cài đặt dán với nhiều - Thay lô khó hơn máy Gore 5000E
chủng loại hàng, sản phẩm dán đẹp hơn,
chất lượng cao hơn. Ví dụ: đối với các loại
vải co giãn, có thể chỉnh tốc độ quả lô dưới
và trên chạy lệch tốc ngay trên máy mà
không cần phải thay quả lô giống như ở máy
H&H 6800 và máy SW-8001C.
AI-001
- Thay khò nhanh hơn máy H&H-6800
- Thay lô nhanh hơn máy SW
- Khò linh động hơn máy SW và máy H&H
6800, có thể điều chỉnh lên xuống dễ dàng
- Chỉnh trễ khò dễ
- Có thể dán đa tốc, chạy nhanh, chạy châm
bằng cách nhả bàn đập  thao tác dễ hơn
tại điểm ngã 3 ngã 4
- Tự động đo chiều dài băng
- Chế độ dán lệch tốc cải thiện chất lượng
AI-007 dán băng
- Cải thiện được hiện tượng nứt, vỡ bộ
chuyển động khò
GORE - Thay lô nhanh - Không có bộ nhớ lưu các chế độ dán
5000E - Nhiệt độ dán ổn định do sử dụng kiểu khò đã sử dụng, mỗi lần cần dán hàng phải
tròn gồm những lỗ nhỏ được bố trí bằng cài đặt lại máy  mất nhiều thời gian
kích thước băng dán, giúp nhiệt độ phân bố cho thao tác
đều giữa và 2 mép băng - Thao tác dán khó hơn so với các loại

68
- Có hệ thống làm mát lô bằng lô dẫn băng máy khác, không có bộ cắt băng, phải
 giảm nhiệt độ của lô trong quá trình dán sử dụng kéo cắt băng bằng tay.
 băng không bị nhổm mép. - Lắp băng khó, khó thay lô.
- Thao tác vận hành đơn giản, điều chỉnh - Trong quá trình dán lô bị nóng nhanh
thông số trực tiếp trên máy dán.  khó khăn trong thao tác của người
dán do nóng bỏng tay  năng suất dán
thấp
- Tự động đo chiều dài băng dán sử dụng - Cấu trúc menu phức tạp, khó khăn
- Có bộ nhớ lưu lại các chế độ dán khác trong thao tác và vận hành máy
nhau dễ dàng gọi lại các chế độ dán này - Giá thành cao
- Đặc biệt phù hợp với các loại băng 3 lớp
của GORE
- Nhiều chế độ dán khác nhau, giúp cải thiện
GORE chất lượng dán ở điều đầu băng, cuối băng
6100 - Sử dụng khò tròn có khoét lỗ  nhiệt
phân bố đều trên bản băng  tăng chất
lượng dán
- Sử dụng lô dẫn băng có làm mát bằng khí
 làm lạnh lô trong quá trình dán

69
Bảng 6.3 So sánh khò của từng loại máy
Loại máy Ảnh khò Đặc điểm
- Nhiệt độ phân bố không đều trên bản
băng, ở giữa cao hơn so với 2 mép băng.

H&H 6800

- Nhiệt độ phân bố không đều và không


ổn định. Khoảng nhiệt độ thay đổi lớn
nhất trong các loại máy

SW-801C

- Nhiệt độ phân bố không đều, ở giữa


cao hơn so với 2 mép

AI-001

- Nhiệt độ phân bố đều và ổn định

GORE 5000E

- Nhiệt độ phân bố đều và ổn định

GORE 6100

Bảng 6.3 Bảng so sánh các loại khò của máy dán

70
CHƯƠNG II. TỔNG QUAN VỀ CHẾ ĐỘ CÔNG NGHỆ
I. Sưu tập các chế độ dán băng
Chi tiết như file đính kèm 1. SEALING CONDITION DATA BANK
II. Lựa chọn chế độ công nghệ
1. Cơ sở lựa chọn
Lựa chọn chế độ dán thích hợp phụ thuộc vào:
- Thành phần vải đối với chế độ dán đường line bonding sử dụng băng gia cố SRT
- Thành phần lớp tráng, cấu trúc vải, kiểu dệt đối với vải tráng 2 lớp, 2.5 lớp
- Thành phần lớp tráng, cấu trúc và kiểu dệt vải nền, cấu trúc và kiểu dệt lớp tri côt dán
chống nước đối với vải 3 lớp. Ngoài ra do yếu tố thẩm mỹ, thường chọn những loại băng
có lớp tricot giống lớp tricot của vải nền nên
- Những sản phẩm Gore dán bằng băng GORE và máy dán GORE
1.1. Lựa chọn chế độ dán Line bonding

LOẠI BĂNG
Loại vải COMMENT
SRT 1010 SRT 1008 SRT-3009
Định vị K 3218 để xém ultra. Sử
Cotton X X X
dụng máy H&H 6800, AI-001; SW
Cotton + Sử dụng máy H&H 6800, AI-001;
X X X
Pet/Spandex SW
Polyester Sử dụng máy H&H 6800, AI-001;
X X X
kim 3 lớp SW
Polyester dệt
thoi 1 lớp
Sử dụng máy H&H 6800, AI-001;
Spandex X X X
SW
Nylon dệt
thoi 1 lớp

1.2. Lựa chọn chế độ dán vải 2, 2.5 lớp

Vải dầy Vải mỏng


Loại băng Máy dán
Co giãn Không co giãn Co giãn Không co giãn
ST 104 X X X
H&H 6800,
ST 503 X X
AI-001; SW,
ST 504 X X
Golden
ST 604 X X

1.3. Lựa chọn chế độ dán vải 3 lớp


Hiện nay, đối với việc chọn băng dán cho vải, thông thường khách hàng sẽ cung cấp và đề
xuất loại băng dán sử dụng để dán cho mặt hàng mà khách đó yêu cầu. Nếu thử kiểm tra độ bền
giặt, thử nước không đạt. Kỹ thuật viên Maxport sẽ tìm 1 loại băng tương tự gần giống như chủng
loại mà khách hàng yêu cầu sau đo test thử lần lượt. Chọn loại băng có mặt tricot giống như mặt
tricot của khách hàng.

71
E 900 6GTA E 300 C1

E 300-C1 E 500 DP 300

72
CHƯƠNG III. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
I. Đánh giá khả năng dán băng của các loại vải.
1. Đánh giá khả năng dán băng cho vải 2, 2.5 lớp
Sử dụng loại băng dán phù hợp, tiến hành dán thử một đoạn trên lớp vải tráng, để một đầu
băng thừa ra không dính vào mặt vải.
Để băng nguội khoảng 2 đến 3 phút sau đó bóc, kéo phần băng dán thừa ra khỏi lớp tráng.
Nếu lớp tráng của vải bị rách và bóc ra khỏi lớp vải như hình 5.1 nghĩa là có thể sử dụng
loại băng đó để dán cho loại vải này.

Hình 5.1.Bóc băng vải 2 lớp

2. Đánh giá nhanh khả năng dán của vải 3 lớp


a. Sử dụng phương pháp quan sát.
Dán thử trực tiếp băng 3 lớp cho vải 3 lớp. Do đặc điểm băng 3 lớp có lượng keo dầy vì
vậy khi dán keo sẽ phè ra mép băng.
- Nếu keo phè đều sang 2 mép băng  đạt
- Nếu keo phè không đều, bên nhiều bên ít  chỉnh lại khò và kiểm tra lại băng dán

Hình 5.2. Keo phè không đều

73
b. Sử dụng phương pháp chụp ảnh qua kính hiển vi
- Chụp trực tiếp bề mặt cần dán qua kính hiển vi với độ phóng đại 40 lần.
- So sánh ảnh chụp với những ảnh chụp trước đó trong file 2.WATER/TAPE WATER
PROOF GUIDE của các loại vải có hoặc không có khả năng dán chống nước. Tư đó có thể
đánh giá một cách nhanh chóng khả năng chống nước của vải đang dán.

II. Phương pháp đánh giá chất lượng băng dán


1. Kiểm tra độ bền kéo đứt
Phương pháp này áp dụng để kiểm tra độ bền kéo đứt của:
- Đường dán line bonding (xén ultrasonic sau đó dán băng SRT để gia cố đường hàn)
- Đường overlap
1.1. Phương pháp kiểm.
- Máy kéo Instron 5544 theo tiêu chuẩn ASTM 1683

Hình 5.3 Ảnh máy kéo Instron

74
- Tiêu chuẩn và kích thước mẫu kéo như sau:

2. Kiểm tra độ bền giặt


Căn cứ vào tiêu chuẩn của từng khách hàng mà tiến hành kiểm tra độ bền giặt. Tiêu chuẩn
như sau.

75
3. Tiêu chuẩn thử nước
Tiêu chuẩn thử nước như sau:
- Áp suất thử: 3PSI
- Thời gian : 2 phút
Chú ý: Khi thử nước, luôn luôn phải để mặt phải là mặt tiếp xúc áp suất nước máy thử.

Hình 5.4. Máy thử nước

76

You might also like