You are on page 1of 6

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 12(73).

2013, Quyển 2

HỖ TRỢ CÔNG TÁC KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO CHO CÁC


DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ THÔNG QUA CÔNG CỤ
MICROSOFT EXCEL
INVENTORY ACCOUNTING SOLUTION IN SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES
BY MEANS OF MICROSOFT EXCEL

Trần Lương Nguyệt, Vũ Thu Hà


Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin, Đại học Đà Nẵng
Email: vuthuhadn@gmail.com

TÓM TẮT
Tại một số doanh nghiệp vừa và nhỏ, công tác kế toán hàng tồn kho vẫn làm tương đối thủ công do chưa
có điều kiện để mua phần mềm đóng gói có sẵn hay theo yêu cầu. Với số lượng, chủng loại các mặt hàng tồn
kho khá đa dạng và phong phú, việc thực hiện kế toán như vậy sẽ gặp nhiều trở ngại, dễ nhầm lẫn, sai sót.
Thông qua bài báo, tác giả muốn hướng đến việc dựa trên những ứng dụng khai thác từ phần mềm Microsoft
Excel để tạo nên một công cụ hỗ trợ tốt công tác kế toán hàng tồn kho cho loại hình doanh nghiệp này. Công cụ
sẽ giúp cho việc ghi chép, xử lý và cung cấp thông tin về tình hình tăng, giảm các loại hàng tồn kho tại các doanh
nghiệp vừa và nhỏ trở nên nhanh chóng và chính xác hơn, góp phần nâng cao hiệu quả cho công tác kế toán
hàng tồn kho nói riêng cũng như công tác kế toán tài chính nói chung tại các doanh nghiệp này.
Từ khóa: kế toán hàng tồn kho; doanh nghiệp vừa và nhỏ; Microsoft Excel; chứng từ; cơ sở dữ liệu; sổ
sách kế toán
ABSTRACT
In a number of small and medium enterprises, the accounting for inventories had been done mostly by
hand because there is not much money to buy the packaged or required software. Such accounting work will face
many obstacles such as confusing mistakes with numbers and types of diverse and extensive inventory items.
Based on the exploited applications of the Microsoft Excel software, the author wants to create a tool that
supports the effective inventory accounting for this type of business. This tool will help process and provide
information on the increase or decrease of the inventory in small and medium enterprises to become more
accurately. It will contribute to improving inventory accounting in particular and financial accounting in general.
Key words: inventory accounting; small and medium enterprises; Microsoft Excel; vouchers; databases;
bookeeping

1. Đặt vấn đề hằng năm,... Tuy nhiên các phần mềm này đôi khi
Công tác kế toán hàng tồn kho (HTK) tại cũng không đáp ứng hết nhu cầu cũng như đặc
các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay còn gặp thù công tác kế toán HTK của từng doanh nghiệp.
nhiều khó khăn và chưa thực sự mang lại hiệu Từ những vấn đề đặt ra như trên, trong
quả. Nguyên nhân là do phần lớn các doanh quá trình tìm hiểu và nghiên cứu những ứng
nghiệp này thực hiện kế toán HTK tương đối thủ dụng của phần mềm Microsoft Excel trong công
công trong khi số lượng, chủng loại các mặt tác kế toán, tác giả nhận thấy đây là một công cụ
HTK khá đa dạng, phong phú. Việc thiếu ứng tương đối đơn giản, dễ sử dụng và thiết kế. Việc
dụng công nghệ thông tin dẫn đến công tác kế khai thác ứng dụng này một cách hiệu quả sẽ hỗ
toán HTK rất dễ gây ra sai sót, nhầm lẫn, làm trợ đắc lực cho công tác kế toán HTK tại các
tốn kém thời gian, tiền bạc. doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay.
Một số doanh nghiệp sử dụng phần mềm 2. Nội dung nghiên cứu
kế toán đóng gói có sẵn trên thị trường đòi hỏi
2.1. Định hướng nghiên cứu ứng dụng Excel
phải bỏ ra chi phí đầu tư ban đầu khi mua và tập
trong kế toán hàng tồn kho
huấn cho nhân viên, chi phí bảo trì và nâng cấp

75
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 12(73).2013, Quyển 2

Việc ứng dụng Excel vào công tác kế toán ra, tác giả còn nghiên cứu thêm một số nội dung:
HTK hiện được rất nhiều các doanh nghiệp vừa + Về việc tổ chức thông tin đầu vào: Thiết
và nhỏ quan tâm. So với các ngôn ngữ lập trình, kế các sheet excel chứng từ nhập, xuất HTK.
công cụ excel không yêu cầu cao về trình độ Khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan,
công nghệ thông tin để nghiên cứu và vận dụng. người sử dụng không nhập tất cả vào cùng 1
Khảo sát một số sách tham khảo, tác giả có nhận sheet mà chọn chứng từ phù hợp để khai báo
định và đánh giá như sau: thông tin. Thông tin này sau đó sẽ được tự động
+ Một số sách như “Kế toán Doanh lưu trữ vào cơ sở dữ liệu tương ứng để xử lý và
nghiệp với Excel” do VN Guide tổng hợp & biên xuất ra các chứng từ, sổ sách phù hợp theo nhu
soạn [1], “Tự học Excel với Kế toán doanh cầu của người sử dụng.
nghiệp” của Đức Tùng [2] chỉ hướng dẫn việc + Về việc xử lý dữ liệu:
ghi chép sổ sách kế toán HTK vào máy vi tính
Thiết lập mối quan hệ giữa đối tượng tổng
và vận dụng một số các phép tính, các hàm đơn
hợp và các đối tượng chi tiết tương ứng của nó
giản của excel như sum, vlookup, min, max để
(nếu có) ngay trong phần khai báo các bảng danh
thực hiện một số nội dung cơ bản. Công tác kế
mục. Như vậy, người sử dụng không nhập số dư
toán HTK cải thiện trong việc sửa chữa và lưu
đầu kỳ của tất cả các đối tượng tổng hợp một
trữ dữ liệu nhưng còn rất thủ công.
cách thủ công mà số dư này sẽ được tự động cập
+ Các sách như “Tập làm kế toán vật tư nhật dựa trên việc khai báo số dư các đối tượng
trên excel” của Nhật Minh, Hà Thành [3] hướng chi tiết có liên quan.
dẫn tổ chức cơ sở dữ liệu kế toán ban đầu và
Nghiên cứu việc xử lý các phương pháp
phát sinh, vận dụng các hàm để tự động xuất
tính giá xuất kho một cách tự động. Theo đó, kế
được các sổ sách của một mặt hàng hay loại
toán không phải tính toán đơn giá ở ngoài rồi
HTK cần thiết. Tuy nhiên việc nhập dữ liệu của
nhập thủ công vào cơ sở dữ liệu của excel mà nó
tài liệu này còn thủ công, không hỗ trợ định
sẽ được cập nhật ngay khi người sử dụng chọn
khoản hay tính giá xuất của HTK; đồng thời
phương pháp phù hợp theo khai báo trong kỳ.
không xem được sổ sách kế toán theo thời gian.
+ Một số tài liệu nâng cao hơn, có vận 2.2. Quy trình hệ thống thông tin kế toán hàng
dụng thành phần macro như cuốn “Hướng dẫn tồn kho trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ
sử dụng - các ứng dụng trong quản lý tài chính –
kế toán – vật tư” của KS Hoàng Hồng [4] đã chú
ý đến việc tạo liên kết giữa các sheet và có sheet
để nhập điều kiện về loại hàng, thời gian xem
báo cáo. Qua đó người sử dụng có thể xem được
các sổ sách liên quan theo nhu cầu dựa trên dữ
liệu và điều kiện nhập. Tuy nhiên, tài liệu này
cũng không hướng dẫn việc thiết kế chứng từ để
nhập và in, giảm bớt khâu thủ công, sai sót trong
quá trình làm kế toán HTK.
Từ cơ sở những nhận định và đánh giá Hình 1. Sơ đồ thông tin kế toán hàng tồn kho
trên, tác giả nhận thấy cần khai thác ứng dụng
Công cụ hỗ trợ công tác kế toán HTK tại
excel hiệu quả, chuyên nghiệp hơn; hỗ trợ tốt
các doanh nghiệp vừa và nhỏ được cập nhật và
cho công tác kế toán HTK tại doanh nghiệp vừa
xử lý thông tin theo quy trình:
và nhỏ. Bài báo vận dụng được những ưu điểm
mà các tài liệu ứng dụng excel khác đã trình bày: Bước 1: Khai báo thông tin doanh nghiệp.
tổ chức dữ liệu để truy xuất nhanh chóng đến các Bước 2: Khai báo các thông tin đầu vào,
thông tin kế toán HTK khi có nhu cầu; xem được gồm dữ kiện ban đầu và cập nhật dữ kiện phát
các sổ sách, báo cáo HTK theo thời gian. Ngoài sinh.

76
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 12(73).2013, Quyển 2

+ Dữ kiện ban đầu là những dữ kiện phục dụng mở file excel. Tại đây, người sử dụng có
vụ cho việc thực hiện công tác kế toán tại doanh thể thông qua các nút lệnh tương ứng để truy
nghiệp. Nó bao gồm các bảng danh mục như xuất tới các nội dung cần thiết trong chương
Danh mục tài khoản, Danh mục hàng tồn kho, trình kế toán HTK của doanh nghiệp, gồm:
Danh mục công nợ,... + Sheet khai báo thông tin chung của DN.
+ Dữ kiện phát sinh là những biến động + Form quản lý các bảng danh mục giúp
tăng, giảm HTK hằng ngày tại doanh nghiệp. truy xuất đến các sheet danh mục cần thiết.
Dựa trên các thông tin của nghiệp vụ kinh tế
+ Form quản lý các chứng từ nhập liệu HTK
phát sinh, dữ kiện sẽ được nhập vào các chứng
hiển thị các loại chứng từ có trong ứng dụng.
từ Phiếu nhập kho và Phiếu xuất kho tương ứng.
+ Form quản lý cơ sở dữ liệu kế toán liên
Bước 3: Lưu trữ dữ liệu kế toán.
kết với các sheet Nhật ký và Nhật ký nhập – xuất.
Tất cả các dữ kiện đã khai báo và cập nhật
+ Form quản lý các báo cáo kế toán HTK
được lưu trữ và xử lý dựa trên các hàm, các lệnh
giúp người sử dụng xem được các sổ sách, báo
VBA của công cụ Microsoft Excel. Sau khi xử
cáo kế toán HTK theo nhu cầu. Form này tích
lý, toàn bộ thông tin đầu vào của kế toán hàng
hợp các thông tin:
tồn kho sẽ được lưu trữ trong 02 sheet:
✓ Thời gian xem sổ sách, báo cáo (Từ
+ Sheet Nhật ký: lưu trữ thông tin kế toán
ngày … Đến ngày ...).
tổng hợp hàng tồn kho.
✓ Các loại sổ sách, báo cáo kế toán HTK:
+ Sheet Nhật ký nhập - xuất: lưu trữ thông Sổ chi tiết của từng mặt hàng cụ thể, Sổ tổng
tin kế toán chi tiết hàng tồn kho. hợp chi tiết cho 1 loại HTK.
Bước 4: In các chứng từ, sổ sách kế toán
hàng tồn kho liên quan. 2.3.2. Thông tin đầu vào
Dựa trên thông tin DN, thông tin đầu vào a) Thông tin doanh nghiệp
và các sheet lưu trữ dữ liệu, công cụ tiếp tục xử Sheet Thông tin doanh nghiệp được thiết
lý để in ra các chứng từ, sổ tổng hợp và chi tiết kế với mục đích để người sử dụng khai báo
cần thiết, phục vụ cho công tác kế toán hàng tồn những đặc điểm riêng của doanh nghiệp; đồng
kho (HTK) tại doanh nghiệp, như: thời xem, bổ sung các phương pháp kế toán cần
+ Chứng từ phiếu nhập kho, phiếu xuất kho. thiết trước khi sử dụng công cụ.
+ Sổ cái tài khoản 152, 153, 156,… + Các thông số thông tin chung của doanh
nghiệp cần khai báo gồm: tên doanh nghiệp, địa
+ Sổ chi tiết từng mã hàng tồn kho
chỉ, số điện thoại, fax, số tài khoản, mã số thuế,
+ Sổ tổng hợp chi tiết từng loại HTK. tên giám đốc, kế toán trưởng,… Đây là cơ sở để
2.3. Công cụ hỗ trợ kế toán hàng tồn kho cho công cụ xử lý và cung cấp thông tin cho tiêu đề
các doanh nghiệp vừa và nhỏ góc bên trái của các sổ sách, báo cáo kế toán.
+ Các phương pháp kế toán công cụ quy
2.3.1. Thiết kế form quản lý chức năng
định: chế độ kế toán áp dụng, phương pháp kế
toán hàng tồn kho, hình thức sổ kế toán. Người
sử dụng cần khai báo thêm phương pháp xác
định giá trị nhập, xuất cho từng loại hàng tồn
kho và kỳ kế toán của doanh nghiệp.
b) Thông tin danh mục
Một số sheet danh mục cần được thiết kế
Hình 2. Minh họa Form quản lý chức năng cho phần hành kế toán HTK gồm:
Form này lưu trữ toàn bộ chức năng của + Sheet Danh mục tài khoản: khai báo, lưu
hệ thống. Nó được hiển thị ngay khi người sử trữ, cập nhật các thông tin liên quan đến đối

77
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 12(73).2013, Quyển 2

tượng kế toán tổng hợp theo hệ thống tài khoản khoản Có, Số tiền. Việc định khoản cho nghiệp vụ
của quyết định 15/2006/QĐ-BTC. cần được ứng dụng hỗ trợ thông qua việc tạo liên
+ Sheet Danh mục hàng tồn kho: theo dõi, kết cho phép truy xuất qua lại giữa Sheet Nhập
quản lý các đối tượng HTK của doanh nghiệp. chứng từ và Sheet Danh mục tài khoản. Điều này
Dựa trên sheet này, người sử dụng có thể chọn sẽ giúp người sử dụng xác định, lựa chọn được
được Mã HTK phù hợp trong quá trình thực hiện đúng các mã tài khoản có liên quan.
công tác kế toán. Dựa trên các thông tin của các sheet chứng
+ Sheet Danh mục công nợ: hỗ trợ người từ nhập, toàn bộ dữ liệu được cập nhật vào sheet
sử dụng trong việc theo dõi, quản lý và ghi chép Nhật ký – lưu trữ thông tin tổng hợp và sheet
các đối tượng công nợ dựa trên bộ mã của chúng. Nhật ký nhập xuất HTK – lưu trữ thông tin chi
tiết kế toán HTK.
c) Thông tin nhập liệu
Các sheet nhập liệu chứng từ HTK gồm
các dữ liệu cần thiết sau:
+ Thông tin về chứng từ, hóa đơn (Số chứng
từ, Ngày chứng từ, Số hóa đơn, Ký hiệu hóa đơn,
Ngày hóa đơn) do người sử dụng nhập. Để hạn chế
việc nhập trùng số chứng từ, thiết kế cần sử dụng
hàm để kiểm tra số phiếu đó đã được nhập hay
chưa. Nguyên tắc kiểm tra dựa trên việc so khớp số
hiệu chứng từ nhập mới của Phiếu với dữ liệu
Hình 3. Thông tin các Sheet cơ sở dữ liệu KT HTK
trong Nhật ký nhập – xuất hàng tồn kho. Nếu số
hiệu này được tìm thấy trong Nhật ký thì thông báo 2.3.3. Xử lý dữ liệu
“Số phiếu này có rồi” cho người sử dụng. - Dữ liệu đầu kỳ:
+ Thông tin về người mua, người bán (Họ Các bước xử lý để thiết lập được mối quan
tên, Mã công ty, Tên công ty, Địa chỉ, MST) hệ giữa đối tượng tổng hợp và các đối tượng chi
được khai báo dựa trên việc truy xuất đến Sheet tiết:
Danh mục công nợ để chọn Mã đối tượng phù
+ Tạo liên kết giữa Mã tài khoản của sheet
hợp. Riêng đối với chứng từ xuất kho phục vụ
danh mục tài khoản với Mã tài khoản của các
sản xuất thì không khai báo nội dung này.
sheet danh mục đối tượng như sheet danh mục
+ Thông tin về loại HTK nhập, xuất (Mã HTK, sheet danh mục công nợ,… cho các tài
hàng, Tên hàng) dựa trên việc truy xuất đến khoản có mở đối tượng chi tiết để thuận lợi cho
sheet Danh mục HTK để chọn được loại HTK việc khai báo thông tin.
nhập, xuất tương ứng thông qua Mã hàng.
+ Dùng hàm sum tính tổng số dư đầu kỳ
+ Thông tin về quy mô nghiệp vụ kinh tế của tài khoản cấp 1 có các tài khoản cấp 2, 3 và
bao gồm: các tài khoản có mở đối tượng chi tiết riêng.
✓ Số lượng nhập, Số lượng xuất, Đơn giá + Yêu cầu người sử dụng khi khai báo,
nhập do người sử dụng nhập theo số lượng, đơn cập nhật số dư đầu kỳ cần khai báo, cập nhật số
giá thực tế. dư của các tài khoản cấp chi tiết và các đối
✓ Đơn giá xuất được tính tự động dựa trên tượng chi tiết trước nếu có.
phương pháp tính giá xuất của loại HTK đó.
Kết thúc kỳ kế toán, người sử dụng cần
Dựa trên số lượng và đơn giá, ứng dụng sao chép công cụ thành 01 bản khác và cập nhật
tính ra trị giá nhập, xuất (thành tiền = số lượng lại các dữ liệu ban đầu dựa trên số dư cuối kỳ
*đơn giá) của nghiệp vụ kinh tế. trước để tiếp tục thực hiện công tác kế toán.
+ Định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh: - Tính giá xuất kho:
gồm các thông tin về Diễn giải, Tài khoản Nợ, Tài Giá xuất kho của các loại HTK được tính

78
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 12(73).2013, Quyển 2

tự động dựa trên các phương pháp tính giá xuất SL/ TG SL/ TG Tổng SL/ Tổng SL/
HTK mà người sử dụng lựa chọn. Việc lựa chọn
tồn = tồn đầu + TG nhập - TG xuất
phương pháp tính giá xuất kho ở đây phải đồng trong kỳ
cuối kỳ kỳ trong kỳ
nhất với phương pháp đã khai báo cho mặt hàng
này trong Sheet Thông tin doanh nghiệp. Dữ liệu cuối kỳ của Sổ tổng hợp chi tiết
Sau khi cập nhật Mã hàng trong Phiếu xuất kế toán HTK cùng với sổ tổng hợp chi tiết của
kho, công cụ sẽ truy xuất được thông tin về mặt các phần hành kế toán khác sẽ được sử dụng để
HTK đó, gồm: cập nhật dữ liệu đầu kỳ cho file excel kế toán
HTK kỳ tiếp theo.
✓ Thông tin về số lượng, trị giá tồn đầu kỳ
trong Sheet Danh mục HTK.
✓ Thông tin về số lượng, trị giá của từng
nghiệp vụ nhập kho trong Sheet Nhật ký
nhập – xuất HTK.
✓ Thông tin về số lượng, trị giá của từng
nghiệp vụ đã xuất kho trước trong Sheet
Nhật ký nhập – xuất HTK.
Từ các thông tin có được và các nguyên tắc
tính giá xuất kho theo từng phương pháp, công
cụ có thể tính giá xuất kho cho từng mặt hàng.
Quy trình sau đây minh họa cho một phương
pháp tính giá xuất kho của HTK- phương pháp
bình quân thời điểm.

Hình 5. Minh họa quy trình cập nhật dữ liệu cho


Sổ chi tiết HTK
2.3.4. Thông tin đầu ra
Đầu ra của ứng dụng excel trong công tác
kế toán HTK tùy thuộc vào nhu cầu quản lý của
từng doanh nghiệp, tuy nhiên về cơ bản gồm các
thông tin sau:
- Bản in Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho
Bản in là chứng từ gốc, thể hiện từng
nghiệp vụ kinh tế nhập xuất HTK tại DN.
Dữ liệu chính của bản in đều được lấy từ
Sheet nhập liệu Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho.
Hình 4. Minh họa quy trình tính giá xuất kho Thông tin về doanh nghiệp ở góc trái của phiếu
theo phương pháp bình quân thời điểm được truy xuất từ Sheet Thông tin doanh nghiệp.
- Truy xuất dữ liệu: Nội dung số tiền bằng chữ trong phiếu được
chuyển tự động từ tổng số tiền bằng số của sheet
Thông tin trong các Sổ tổng hợp, Sổ chi
nhập liệu dựa trên việc khai thác ứng dụng
tiết kế toán HTK được dò tìm tương ứng trong
visual basic trong excel.
sheet Nhật ký và Nhật ký Nhập xuất HTK.
- Dữ liệu cuối kỳ Người sử dụng có thể thực hiện được việc
in chứng từ tại Sheet nhập liệu hoặc tại Sheet
Số lượng tồn, Trị giá tồn cuối kỳ tính toán
Nhật ký hay Nhật ký nhập xuất HTK.
dựa trên nguyên tắc:

79
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 12(73).2013, Quyển 2

Hình 8. Minh họa Sổ tổng hợp chi tiết HTK


Bảng này còn được gọi là Sổ tổng hợp chi
tiết HTK, cho phép theo dõi tình hình nhập,
xuất, tồn của tất cả các loại HTK trong kỳ kế
Hình 6. Chứng từ in Phiếu nhập kho toán đã nhập. Bảng còn được dùng để so sánh,
đối chiếu với Sổ cái của tài khoản tương ứng.
- Sổ chi tiết Hàng tồn kho:
Bảng chứa thông tin về tất cả các mặt
Sổ có công dụng giúp theo dõi tình hình
hàng của một loại HTK dựa trên Mã tài khoản và
nhập, xuất, tồn của từng mặt hàng cụ thể.
mã chi tiết tương ứng. Chẳng hạn, Bảng tổng
hợp nhập xuất tồn thành phẩm dựa trên Mã TK
155 để truy xuất các thông tin về đối tượng chi
tiết của loại thành phẩm trên sheet Danh mục
HTK; và từng mã hàng chi tiết của thành phẩm
là cơ sở để cập nhật, tính toán các thông tin nhập
xuất có được từ Nhật ký nhập xuất HTK.
Hình 7. Minh họa Sổ chi tiết hàng tồn kho
3. Kết luận
Mã hàng ở đây được tạo dưới dạng 01 list
Thông qua bài báo, tác giả muốn đề xuất
danh sách các Mã hàng đã khai báo trong Sheet
việc khai thác những ứng dụng có sẵn trong excel
Danh mục HTK. Thông qua mã hàng, công cụ
để vận dụng vào công tác kế toán HTK nói riêng
truy xuất được thông tin liên quan đến Tên, Đơn
và công tác kế toán nói chung cho các doanh
vị tính và dữ liệu nghiệp vụ phát sinh của đối
nghiệp vừa và nhỏ. Đây thực sự là một công cụ
tượng chi tiết cho loại HTK đó.
mang lại hiệu quả kinh tế và sự nhanh chóng,
- Bảng tổng hợp nhập xuất tồn HTK: thuận lợi cho loại hình doanh nghiệp này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] VN-Guide, Kế toán doanh nghiệp với Excel, NXB Thống kê, 2005, trang 113 – 120.
[2] Đức Tùng, Tự học Excel với Kế toán doanh nghiệp, NXB Giao thông Vận tải, trang 269 - 278.
[3] Nhật Minh, Hà Thành, Tập làm kế toán vật tư trên excel, NXB Văn hóa Thông tin, trang 169 - 273.
[4] KS Hoàng Hồng, Hướng dẫn sử dụng -các ứng các ứng dụng trong quản lý tài chính - kế toán -
vật tư, NXB Thống kê, 2003, trang 221 – 268.
[5] Th.S Vũ Thu Hà, Th.S Nguyễn Linh Giang, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở - Xây dựng
công cụ hỗ trợ quản lý hàng tồn kho tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Trường Cao đẳng Công
nghệ Thông tin, 2010.
[6] TS. Nguyễn Mạnh Toàn, ThS. Huỳnh Thị Hồng Hạnh, Hệ thống thông tin Kế toán, NXB Tài
chính, 2011, trang 33 – 39.
(BBT nhận bài: 25/09/2013, phản biện xong: 24/12/2013)
80

You might also like