You are on page 1of 17

1

HÓA HỌC GEN ALPHA ĐỀ THI THỬ HỌC SINH GIỎI TỈNH 2024
MÔN THI – HÓA HỌC 11

Ngày thi: 20/01/2024


Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi gồm có 10 câu, in trong 5 trang

Cho các hằng số vật lí sau: hằng số khí R = 0,082 lit.atm/(mol.K) = 8,314 J/(mol.K), áp suất khí
quyển P = 1 atm = 101325 Pa, áp suất chuẩn P = 1 bar = 100000 Pa, nhiệt độ thang Celsius 0oC
= 273,15K.

Câu 1 (2 điểm):
1. Khi hạ nhiệt độ, khí nitrogen dioxide NO2 có màu nâu đỏ chuyển hóa dần thành khí N2O4 không
màu theo cân bằng thuận nghịch sau:
2NO2 (g) ⇌ N2O4 (g) (1)
Giá trị ∆fHo298, So298 của các chất trong cân bằng được tổng hợp trong bảng dưới đây:
Chất ∆fHo298 (kJ/mol) So298 (J/mol.K)
NO2 33,20 240,10
N2O4 11,10 304,40
a) Tính năng lượng tự do Gibbs ∆rGocủa phản ứng (1) ở 298K.
b) Tính hằng số cân bằng Kc của phản ứng (1) ở 298K.
2. Trong quy trình tổng hợp sulfuric acid H2SO4, sự chuyển hóa SO2 thành SO3 đóng vai trò quan
trọng, được biểu diễn theo cân bằng thuận nghịch sau:
2SO2 (g) + O2 (g) ⇌ 2SO3 (g)
Trong một bình chân không thể tích 2,0L ở 723K, ban đầu có 0,01 mol SO2 và 4.10-3 mol O2.
Khi cân bằng được thiết lập, áp suất trong bình P = 0,32 atm. Tính hằng số cân bằng Kp và độ
chuyển hóa của SO2 sau phản ứng.
Câu 2 (2 điểm):
1. Orthophosphoric acid hay H3PO4 là một acid nhiều nấc được sử dụng rộng rãi trong ngành công
nghiệp thực phẩm với vai trò là chất điều chỉnh độ pH, điều chỉnh vị chua cho thực phẩm và đồ

HÓA HỌC GEN ALPHA – HỌC BÀI BẢN, HỌC BẢN CHẤT, HỌC TƯ DUY, HỌC THỰC TIỄN
2

uống (mã phụ gia E338). Dung dịch A chứa orthophosphoric acid H3PO4 với nồng độ 0,15
mol/L. Tính pH của dung dịch A.
2. Trong cơ thể người, hệ đệm phosphate H2 PO4− / HPO24− đóng một vai trò quan trọng trong việc
kiểm soát pH của dịch đệm ở ống thận và các dịch bên trong tế bào. Hệ đệm, hay dung dịch
đệm được hiểu là những dung dịch có khả năng điều chỉnh sao cho pH của hệ ít thay đổi khi
giải phóng hay thu nhận proton, nhằm đảm bảo điều kiện thuận lợi cho các phản ứng sinh hóa
tại khoảng pH xác định.
Một dung dịch đệm phosphate được chuẩn bị bằng cách hòa tan 17,4 gam muối potassium
hydrogen phosphate K2HPO4 và 13,6 gam muối potassium dihydrogen phosphate - KH2PO4
vào 1000,0 mL nước. Tính pH của dung dịch đệm phosphate ở trên, chấp nhận thể tích dung
dịch đệm thu được sau khi pha không đổi.
3. Đại lượng đặc trưng đối với các dung dịch đệm/ hệ đêm là đệm năng: được định nghĩa là số
mol base mạnh (acid mạnh) cần cho vào 1,0L dung dịch đệm để làm tăng (giảm) 1 đơn vị pH:
d(nbase ) d(nacid )
= =−
dpH dpH

Đối với dung dịch đệm có thành phần đơn acid yếu và base liên hợp thì đệm năng có thể được
tính toán theo công thức sau:
 C.K a .[H+ ] Ka 
 = 2,3.  + + [H +
]
 K a + [H ] [H ]
+ 2 +


- Tính đệm năng β của dung dịch đệm phosphate ở trên.


- Tính sự thay đổi pH ∆pH của dung dịch đệm phosphate ở trên khi: thêm 0,1 mol HCl,
thêm 0,1 mol NaOH vào dung dịch đệm phosphate ở trên.
Cho biết hằng số phân li acid các nấc của orthophosphoric acid H3PO4: pKa1 = 2,15, pKa2 =
7,21, pKa3 = 12,32.
Câu 3 (2 điểm):
1. Trộn 5,0 mL dung dịch BaCl2 5.10-3M với 15,0 mL dung dịch Na2CO3 8.10-4M. Tính toán và xác
định liệu có kết tủa BaCO3 tách ra không ? Cho biết tích số tan Ksp BaCO3 = 10-8,30, hằng số
tạo phức hydroxo của Ba2+ *β= 10-13,36, hằng số phân li acid của H2CO3 Ka1 = 10-6,35, Ka2 =
10-10,33.
2. Trong dung dịch nước, ion Fe3+ tồn tại dưới dạng hexahydrate [Fe(H2 O)36+ ] , bị thủy phân và có
khả năng tạo thành phức hydroxo, được biểu diễn bằng quá trình sau:
[Fe(H2 O)36+ ] ⇌ [Fe(H2 O)5 (OH)]2+ + H+ *β1 = 10-2,17

HÓA HỌC GEN ALPHA – HỌC BÀI BẢN, HỌC BẢN CHẤT, HỌC TƯ DUY, HỌC THỰC TIỄN
3

Dung dịch A chứa FeCl3 nồng độ 0,10 mol.L-1. Hãy tính toán:
- pH của dung dịch và tỉ lệ Fe3+ bị thủy phân trong dung dịch A nói trên.
- pH để Fe(OH)3 bắt đầu kết tủa và kết tủa hoàn toàn từ dung dịch A. Biết rằng một ion được
coi là đã toàn hoàn toàn khỏi dung dịch khi nồng độ của ion đó nhỏ hơn 10-6 mol.L-1, tích
số tan của Fe(OH)3 Ksp = 10-37
Câu 4 (2 điểm): Muối A là hợp chất ion, có màu trắng, khoáng vật của A trong tự nhiên được gọi là
“Diêm tiêu Chile”. Nhiệt phân muối A trong không khí thu được chất rắn A1 và khí không màu B có khả
năng làm bùng cháy que đóm tàn. Khi cho A1 phản ứng với dung dịch chứa hỗn hợp HI và H2SO4, thu
được sản phẩm bao gồm iodine I2, nước, muối C và khí không màu A2. A2 nhanh chóng bị hóa nâu
trong không khí tạo thành khí A3 có màu nâu đỏ. Khi cho A3 tác dụng với dung dịch KOH thu được hỗn
hợp 2 muối A4 và A5. Xác định công thức hóa học của các chất A, A1, A2, A3, A4, A5, B, C và trạng
thái lai hóa của nguyên tử trung tâm trong A2, A3.
Câu 5 (2 điểm): Tennantite là một khoáng vật màu xám tương đối hiếm gặp trong tự nhiên với cấu trúc
tứ diện. Để xác định công thức hóa học của tennantite, một quy trình được thực hiện như sau:
- Đốt cháy hoàn toàn 1,00 g tennantite trong luồng oxygen dư thu được khí A1 và hỗn hợp 2 oxide
nguyên tố B và C.
- Trộn toàn bộ lượng khí A1 với không khí dư, đun nóng tới 450-500oC, xúc tác vanadium (V) oxide
thu được A2 là một oxide, phản ứng của A2 vào nước thu được A3 là một acid. Khi cho A3 tác dụng
với lượng dư dung dịch barium hydroxide Ba(OH)2 thu được kết tủa trắng A4 có khối lượng là 2,06g.
- Xử lí hỗn hợp 2 oxide nguyên tố B và C với lượng than chì dư, đun nóng thu được 0,203 gam chất
rắn màu xám là đơn chất nguyên tố X, 0,516 gam chất rắn màu đỏ là đơn chất nguyên tố Y và 300
mL khí CO ở 27,4oC và 1,013 atm.
- Xác định công thức hóa học của A1, A2, A3, A4, B, C, X, Y, tennantite, biết rằng trong B phần trăm
khối lượng của X là 75,74% và viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.
Câu 6 (2 điểm):
1. Viết phương trình ion rút gọn và cân bằng phản ứng theo phương pháp cân bằng ion – electron
cho các phản ứng sau:
a) SO2 + KMnO4 + H2O → K2SO4 + MnSO4 + H2SO4 (H2SO4 là acid phân li hoàn toàn nấc 1 và
phân li yếu ở nấc 2)
b) Zn + NaNO3 + NaOH → Na2ZnO2 + NH3 + H2O
c) P4 + AgNO3 + H2O → Ag + H3PO4 + HNO3
d) FeS2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO + H2O (H2SO4 là acid phân li hoàn toàn nấc 1 và
phân li yếu ở nấc 2)

HÓA HỌC GEN ALPHA – HỌC BÀI BẢN, HỌC BẢN CHẤT, HỌC TƯ DUY, HỌC THỰC TIỄN
4

2. Viết phương trình phản ứng hóa học minh họa cho các thí nghiệm sau:
- Cho từ từ muối sodium bromide NaBr rắn vào ống nghiệm chứa dung dịch sulfuric acid
H2SO4 đậm đặc, đun nóng.
- Nhiệt phân muối mercury (II) nitrate Hg(NO3)2 trong không khí.
- Hòa tan bột kim loại zinc Zn vào dung dịch hydrazoic acid HN3 loãng.
- Thêm từ từ dung dịch ammonia NH3 tới dư vào dung dịch copper (II) sulfate CuSO4.
Câu 7 (2 điểm):
1. Avobenzone và dioxybenzone là hai hoạt chất phổ biến với vai trò là thành phần chống nắng
hóa học trong kem chống nắng giúp bảo vệ da khỏi tác hại của tia UVA có bước sóng dài (315
– 380 nm), có công thức cấu tạo thu gọn nhất được cho dưới đây:

Dựa vào cấu trúc phân tử, dự đoán về khả năng chống rửa trôi dưới nước khi đi bơi của mỗi
loại kem chống nắng được sử dụng chứa từng hoạt chất này.
2. Sắp xếp tính acid của các hợp chất sau theo chiều tăng dần của tính acid và giải thích.

Câu 8 (2 điểm): Đề xuất cơ chế phản ứng cho những chuyển hóa sau:

1.

2.

HÓA HỌC GEN ALPHA – HỌC BÀI BẢN, HỌC BẢN CHẤT, HỌC TƯ DUY, HỌC THỰC TIỄN
5

Câu 9 (2 điểm): Hợp chất A (C12H16O) có tính quang hoạt, trên phổ hồng ngoại IR cho hấp thụ mạnh
ở vùng 3400-3200 cm-1. A tham gia phản ứng iodoform nhưng không phản ứng với 2,4-
dinitrophenylhydrazine (2,4-DNPH). A tác dụng với ozone rồi cho sản phẩm sinh ra tác dụng với
Zn/H3O+ thì được B (C9H10O) và C (C3H6O2). Cả B và C đều tác dụng với 2,4-DNPH, nhưng chỉ riêng C
tác dụng được với thuốc thử Tollens. Nitro hóa B bằng HNO3 về lý thuyết có thể sinh ra D và E nhưng
thực thể chỉ được D. Sản phẩm của phản ứng giữa C với thuốc thử Tollens được acid hóa rồi đun nóng
thì sinh ra F (C6H8O4) (trên phổ IR không có hấp thụ ở vùng trên 3100 cm-1 ) . Hãy xác định cấu tạo
các chất A, B, C, D, E và F.
Câu 10 (2 điểm): Aripiprazole với tên thương mại là Abilify®, là hoạt chất được sử dụng trong việc điều
trị chứng rối loạn cảm xúc lưỡng cực hoặc tâm thần phân liệt. Quy trình tổng hợp Aripiprazole được ghi
lại theo sơ đồ sau:

Cho biết:
Xác định công thức cấu tạo (bỏ qua yếu tố lập thể) của các chất từ A1 tới A6.

HÓA HỌC GEN ALPHA – HỌC BÀI BẢN, HỌC BẢN CHẤT, HỌC TƯ DUY, HỌC THỰC TIỄN
6

HÓA HỌC GEN ALPHA HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ


HỌC SINH GIỎI TỈNH 2023
MÔN THI – HÓA HỌC

Ngày thi: 20/01/2024


Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Hướng dẫn giải có 10 câu, in trong 12 trang

Câu 1 (2 điểm): 1 điểm


1.
a) Từ dữ kiện đầu bài ta có:
- ∆rHo = ∆fHo298 N2O4 - 2∆fHo298 NO2 = 11,10 – 2.33,20 = -55,3 kJ - 0,125 điểm
- ∆rSo = So298 N2O4 - 2So298 NO2 = 304,40 – 2.240,10 = -175,8 J/K - 0,125 điểm
- Năng lượng tự do Gibbs của phản ứng (1): - 0,25 điểm
∆rGo = ∆rHo – T. ∆rSo = -55,3.103 – 298. (-175,8) = -2911,6 J
b) Mối liên hệ giữa ∆rGo với hằng số cân bằng Kp: ∆rGo = - RTlnKp, thay dữ
kiện đầu bài vào ta có: -2911,6 = -8,314.298.lnKp  lnKp = 1,175  - 0,25 điểm
Kp = 3,24.
Kp 3,24 - 0,25 điểm
- Lại có Kp = Kc. (RT)∆n  Kc = = = 8024,2
(RT) n
(8,314.298)−1
2. Áp suất ban đầu của các khí SO2 và O2 trong bình chân không lần lượt
1 điểm
là:
nSO2 .R.T 0,01.0,082.723 - 0,25 điểm
- Với SO2: P1 = = = 0,296 atm
V 2,0
nSO 3 .R.T 4.10−3.0,082.723
- Với SO3: P2 = = = 0,119 atm
V 2,0
- Xét cân bằng: 2SO2 (g) + O2 (g) ⇌ 2SO3 (g) Áp suất chung
Ban đầu (atm) P1 P2 P1 + P2
Phản ứng (atm): x 0,5x x
Sau phản ứng (atm): P1 – x P2 – 0,5x x P1 + P2 – 0,5x
- Cân bằng được thiết lập: P = 0,32 atm = P1 + P2 – 0,5x
= 0,296 + 0,119 – 0,5x  x= 0,19 atm

HÓA HỌC GEN ALPHA – HỌC BÀI BẢN, HỌC BẢN CHẤT, HỌC TƯ DUY, HỌC THỰC TIỄN
7

- Ở trạng thái cân bằng ta có: - 0,25 điểm


P SO2 = P1 − x = 0,296 − 0,19 = 0,106 atm

P O2 = P2 − 0,5 x = 0,119 − 0,5.0,19 = 0,024 atm
P SO = x = 0,19 atm
 3

- Hằng số cân bằng Kp của phản ứng:


(P SO3 )2 0,192
Kp = = = 133,87 - 0,25 điểm
(P SO2 )2 .P O2 0,1062.0,024
x 0,19
Độ chuyển hóa của SO2 sau phản ứng:  = .100% = .100% = 64,19% - 0,25 điểm
P1 0,296

Câu 2 (2 điểm):
0,5 điểm
1. Các cân bằng xảy ra trong dung dịch A chứa H3PO4 0,15M:
H3PO4 ⇌ H+ + H2 PO4− Ka1 = 10-2,15 (1)
H2 PO4− ⇌ H+ + HPO24− Ka2 = 10-7,21 (2)
HPO24− ⇌ H+ + PO34− Ka3 = 10-12,32 (3)
H2O ⇌ H+ + OH- Kw = 10-14 (4)
- Ta có Ka1 >> Ka2 >> Ka3, Kw, do đó bỏ qua các cân bằng (2),(3),(4), - 0,25 điểm
pH của dung dịch A phụ thuộc chủ yếu vào cân bằng (1):
H3PO4 ⇌ H+ + H2 PO4− Ka1 = 10-2,15 (1)
Ban đầu (M) 0,15 _ _
Cân bằng (M) 0,15-x x x
[H ].[ H2 PO4 ]
+ −
x 2
K a1 = = = 10−2,15
- Ta có: [H3 PO4 ] 0,15 − x
 x = [H+ ] = 0,0292M  pH = − lg[H+ ] = 1,53
[HPO24− ] Ka2 10−7,21 - 0,25 điểm
- Kiểm tra lại: = = = 10−5,06  1 , tức là lượng
[H2 PO4− ] [H+ ] 10−2,15
HPO24− và PO34− trong dung dịch nhỏ hơn rất nhiều so với lượng H2 PO4− ,
do đó việc bỏ qua là chấp nhận được, H2 PO4− phân li không đáng kể
(không yêu cầu thí sinh kiểm tra lại).
2. Tính toán nồng độ gốc (mol/L) của 2 muối KH2PO4 và K2HPO4: 0,5 điểm
 n m 13,6
Co K H2 PO4 = = = = 0,1 M - 0,25 điểm
-  V M.V 136
C K HPO = n = m = 17,4 = 0,1 M
 o 2 4
V M.V 174
- Các quá trình xảy ra trong dung dịch:

HÓA HỌC GEN ALPHA – HỌC BÀI BẢN, HỌC BẢN CHẤT, HỌC TƯ DUY, HỌC THỰC TIỄN
8

KH2PO4 → K+ + H2 PO4−
0,1M 0,1M 0,1M
+
K2HPO4 → 2K + HPO24−
0,1M 0,2M 0,1M
K : 0,3 M
+


- Thành phần giới hạn trong hệ: H2 PO4− : 0,1 M

HPO4 : 0,1 M
2−

- Áp dụng công thức Henderson – Hasselbalch tính toán pH của dung - 0, 25 điểm
dịch đệm:
[HPO24− ] 0,1
pH = pK a2 + lg = 7,21 + lg = 7,21
[H2 PO4 ]

0,1
- Kiểm tra lại: [H+ ] = 10−7,21, [OH- ]= 10−6.79  [H+ ],[OH− ] = 0,1M , chấp
nhận giá trị pH được tính toán từ công thức Henderson – Hasselbalch
(không yêu cầu thí sinh kiểm tra lại).
3. Thay các giá trị tính toán được và đề bài cho vào công thức tính đệm 1 điểm
năng, ta có:
- Đệm năng β của dung dịch đệm phosphate ở trên:
 C.K a .[H+ ] Ka 
 = 2,3.  + + [H +
]
 K a + [H ] [H ]
+ 2 +

 0,1.10 .10
−7,21 −7,21
10 −7,21

= 2,3.  −7,21 + + 10 −7,21

 10 + (10−7,21 )2 10 −7,21 
  = 2,3 - 0,5 điểm
- Sự thay đổi độ pH khi thêm 0,1 mol HCl vào dung dịch đệm phosphate
ở trên:
d(n ) 0,1
 = − acid = − = 2,3  pH = −0,043
dpH pH
- 0,25 điểm
 pH' = pH + pH = 7,21 + ( −0,043) = 7,167
- Sự thay đổi độ pH khi thêm 0,1 mol NaOH vào dung dịch đệm
phosphate ở trên:
d(n ) 0,1
 = base = = 2,3  pH = 0,043
dpH pH - 0,25 điểm
 pH' = pH + pH = 7,21 + 0,043 = 7,253

HÓA HỌC GEN ALPHA – HỌC BÀI BẢN, HỌC BẢN CHẤT, HỌC TƯ DUY, HỌC THỰC TIỄN
9

Câu 3 (2 điểm):
1. Tính toán lại nồng độ đầu của các chất trong dung dịch sau khi trộn: 1 điểm
 o 5.5.10−3 - 0,25 điểm
 C BaCl = = 1,25.10 −3 M
- 
2
5 + 15
Co Na CO = 15.8.10 = 6.10 −4 M
−4

 2 3
5 + 15
- Các quá trình xảy ra trong dung dịch:
BaCl2 → Ba2+ + 2Cl-
1,25.10-3M 1,25.10-3M 2,5.10-3M
Na2CO3 → 2Na+ + CO23−
6.10-4M 1,2.10-3M 6.10-4M
Na + : 1,2.10 −3 M
 2+ - 0,125 điểm
Ba : 1,25.10 M
−3

- Thành phần giới hạn trong hệ:  −


Cl : 2,5.10 M
−3

CO2− : 6.10−4 M
 3
- Các cân bằng diễn ra trong dung dịch:
Ba2+ + H2O ⇌ BaOH+ + H+ *β= 10-13,36 (1)
K
CO23− + H2O ⇌ HCO3− + OH- Kb1 = w = 10-3,67 (2)
K a2
Kw
HCO3− + H2O ⇌ H2CO3 + OH- Kb2 = = 10-7,65 (3)
K a1
+ -
H2O ⇌ H + OH Kw = 10-14 (4)
- Ta có Kb1 >> Kb2 >> *β, Kw, do đó bỏ qua các cân bằng (1) và (4).
Lúc này ta coi [Ba2+]=Co Ba2+ = 1,25.10-3M, [ CO23− ] lúc này được tính
toán phụ thuộc chủ yếu vào cân bằng (2). - 0,125 điểm
- Xét cân bằng: CO23− + H2O ⇌ HCO3− + OH- Kb1 = 10-3,67 (2)
Ban đầu (M) 6.10-4 _ _
-4
Cân bằng (M) 6.10 - x x x
[HCO3 ].[OH ]
− −
x2
K b1 = = = 10−3,17
Ta có: [CO3 ]
2−
6.10 − x
−4

 x = [OH- ] = 3,83.10−4 M
- 0,125 điểm
- Theo định luật bảo toàn nồng độ đầu ta có:
Co CO23− = [CO23− ] + [HCO3− ] + [H2CO3] hay:

HÓA HỌC GEN ALPHA – HỌC BÀI BẢN, HỌC BẢN CHẤT, HỌC TƯ DUY, HỌC THỰC TIỄN
10

K b1.[CO32− ] K b1.K b2 [CO32− ]


Co CO32− = [CO32− ] + +
[OH− ] [OH− ]2
K K .K
= [CO23− ](1 + b1− + b1 − b22 ) (*).
[OH ] [OH ]
Co CO23−
 [CO23− ] =
K b1 K b1.K b2
1+ +
[OH ] [OH− ]2

Thay các giá trị Kb1, Kb2, [OH-] tính được ở trên vào công thức (*) ta có:
Co CO32− - 0,125 điểm
6.10−4
[CO23− ] = = = 3,85.10−4 M
K K .K 10 −3,67
10 .10
−3,67 −7,65
1 + b1− + b1 − b22 1 + +
[OH ] [OH ] 3,83.10 −4
(3,83.10 −4 )2
- Ta có [Ba2+].[ CO23− ]= 1,25.10-3.3,85.10-4= 4,81.10-7 = 10-6,32 > Ksp
BaCO3 = 10-8,30. Vậy kết tủa BaCO3 có xuất hiện. - 0,125 điểm
2. Quá trình xảy ra trong dung dịch: - 1 điểm
FeCl3 + 6H2O → [Fe(H2 O)36+ ] + 3Cl-
0,1M 0,1M 0,3M
- Xét cân bằng tạo phức hydroxo trong dung dịch:
[Fe(H2 O)36+ ] ⇌ [Fe(H2 O)5 (OH)]2+ + H+ *β1 = 10-2,17

Ban đầu (M) 0,1


Cân bằng (M) 0,1-x x x
[Fe(H2 O)5 (OH)] .[H ]
2+ +
x2
* = = = 10−2,17
Ta có: [Fe(H2 O)6 ]3+
0,1 − x
- 0,25 điểm
 x = [H+ ] = 0,0228M  pH = − lg[H+ ] = 1,64
- Tỉ lệ Fe3+ bị thủy phân trong dung dịch A:
- 0,25 điểm
x 0,0228
= .100% = .100% = 22,8%
0,1 0,1.
- Điều kiện bắt đầu kết tủa Fe(OH)3: [Fe3+].[OH-]3 ≥ Ksp Fe(OH)3 = 10-37
(1)
Theo định luật bảo toàn nồng độ đầu ta có:

HÓA HỌC GEN ALPHA – HỌC BÀI BẢN, HỌC BẢN CHẤT, HỌC TƯ DUY, HỌC THỰC TIỄN
11

Co Fe3+ = [Fe(H2 O)6 ]3+ + [Fe(H2 O)5 (OH)]2+ ]


*.[Fe(H2 O)6 ]3+
=[Fe(H2 O)6 ]3+ +
[H+ ]
* (2)
= [Fe(H2 O)6 ]3+(1 + )
[H+ ]
* Co Fe3+
= [Fe ](1 + + )  [Fe ] =
3+ 3+

[H ] *
(1 + + )
[H ]
Thay (2) và (1) và biến đổi ta có:
Co Fe3+ K - 0,25 điểm
[Fe3+ ].[OH− ]3  K sp Fe(OH)3  .( w+ )3  10 −37
* [H ]
(1 + + )
[H ]
0.1 10−42
 .  10−37  [H+ ]  8,18.10 −3 M  pH  2,09
10 −2,17
[H ]
+ 3
1+
[H ] +

Vậy pH để bắt đầu có kết tủa Fe(OH)3 là pH ≥ 2,09


- Để kết tủa hoàn toàn Fe(OH)3 khỏi dung dịch, ta có:
* - 0,25 điểm
[Fe(H2 O)6 ]3+ + [Fe(H2 O)5 (OH)]2+ ]  10-6  [Fe(H2 O)6 ]3+(1 + )  10-6
[H ]+

* K sp Fe(OH)3 *
 [Fe3+ ].(1 + )  10-6  .(1 + )  10-6
[H ]
+
[OH ]
− 3
[H ]
+

K sp Fe(OH)3 .[H ] + 3
* 10−37.[H+ ]3 10 −2,17
 .(1 + )  10-6  (1 + )  10-6
K w3 [H+ ] 10 −42 [H+ ]
 [H+ ]  3, 835.10−5 M  pH  4,42
Vậy pH để kết tủa hoàn toàn Fe(OH)3 ra khỏi dung dịch là pH ≥ 4,42.

2 điểm
Câu 4 (2 điểm):
- 0,2 điểm x8
Công thức hóa học của các chất A, A1, A2, A3, A4, A5, B, C lần lượt là:
A – NaNO3 A1 – NaNO2 A2 – NO A3 – NO2
A4 – KNO3 A5 – KNO2 B – O2 C – Na2SO4
- Các phương trình hóa học xảy ra (không yêu cầu thí sinh phải viết
phương trình hóa học):
2NaNO3 → 2NaNO2 + O2
2NaNO2 + H2SO4 + 2HI → Na2SO4 + I2 + 2NO + 2H2O

HÓA HỌC GEN ALPHA – HỌC BÀI BẢN, HỌC BẢN CHẤT, HỌC TƯ DUY, HỌC THỰC TIỄN
12

2NO + O2 → 2NO2
2NO2 + 2KOH → KNO3 + KNO2 + H2O
- Trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm trong NO và NO2:
- 0,2 điểm x2
NO: N lai hóa sp.
NO2: N lai hóa sp2.

Câu 5 (2 điểm): Biện luận công thức hóa học của các chất: 2 điểm
- Khí A1 được trộn với không khí dư, đun nóng tới 450-500 C, xúc tác
o
- 0,25 điểm x4
vanadium (V) oxide thu được A2 là một oxide, vậy A1 là SO2, A2 là SO3:
2SO2 + O2 → 2SO3
- Phản ứng của A2 với nước thu được A3 là acid, A3 là H2SO4:
SO3 + H2O → H2SO4
- A3 tác dụng với lượng dư dung dịch barium hydroxide Ba(OH)2 thu được
kết tủa trắng A4, vậy A4 là BaSO4:
Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O
- B là oxide chứa X với phần trăm khối lượng là 75,74%, gọi công thức
tổng quát của B là X2On, ta có:
2X
X 2 On : = 0,7574  0,4852X = 12,1184n
2X + 16n
n = 3
 X = 24,98n  
 X = 74,93(As)
- Vậy B là As2O3, X là As. - 0,25 điểm
- Số mol khí CO thu được sau phản ứng:
P.V 1 ,013 atm.0,3 L
nCO = = = 0,0123 mol
R.T 0,082 L.atm / (mol.K).(273,15 + 27,4)K
- Xét phản ứng của C với hỗn hợp 2 oxide nguyên tố B và C:
As : 0,203g : 2,709.10−3 mol
B : As2 O3 : 0,268g− 1,354.10−3 mol 
 + C   Y : 0,512g : 2a mol
C : Y2 On : a mol CO : 0,344g− 0,0123 mol

- Theo định luật bảo toàn khối lượng:
mAs2O3 + mY2On + mC (nguyên tố) phản ứng= mAs + mY + mCO hay:
0,268 + mY2On +0,0123.12 = 0,203 + 0,516 + 0,344
 mY2On = 0,647g
mY2 On (2Y + 16n).a 0,647 2Y + 16n
= =  = 1,254
mY Y.2a 0,516 2Y
- Ta có:
n = 2 - 0,25 điểm
 0,508Y = 16n  Y = 31,5n  
 Y = 63(Cu)

HÓA HỌC GEN ALPHA – HỌC BÀI BẢN, HỌC BẢN CHẤT, HỌC TƯ DUY, HỌC THỰC TIỄN
13

(thí sinh không làm bước kiểm tra này, biện luận luôn vì Y là nguyên tố
có màu đỏ là Cu vẫn cho đủ số điểm)
- Vậy C là CuO, Y là Cu.
- Số mol của các nguyên tố trong Tennantite:
 0,506
nCu = = 8,032.10−3 mol
 63
 0,203
nAs = = 2,709.10−3 mol
 74,92
 2,06
nS = nBaSO4 = = 8,841.10 −3 mol
 233
- Đặt công thức hóa học của Tennantite là CuxAsySz. Ta có:
x : y : z = nCu : nAs : nS = 8,032.10 −3 : 2,709.10 −3 : 8,841.10−3
 x : y : z = 2,97 : 1: 3,26 = 12 : 4 : 13
- 0,25 điểm
- Vậy Tennantite có công thức hóa học là Cu12As4S13.
.
Câu 6 (2 điểm):
1. Viết phương trình ion rút gọn và cân bằng phản ứng theo phương pháp
thăng bằng ion – electron:
- 0,25 điểmx4
5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4
5SO2 + 2 MnO4− + 2H2O → 3 SO24− + 2Mn2+ + 2H+ + 2 HSO4−
4Zn + NaNO3 + 7NaOH → 4Na2ZnO2 + NH3 + 2H2O
4Zn + NO3− + 7OH- → 4 ZnO22− + NH3 + 2H2O
P4 + 20AgNO3 + 16H2O → 20Ag + 4H3PO4 + 20HNO3
P4 + 20Ag+ + 16H2O → 20Ag + 4H3PO4 + 20H+
FeS2 + 8HNO3 → Fe(NO3)3 + 2H2SO4 + 5NO + 2H2O
FeS2 + 6H+ + 5 NO3− → Fe3+ + 2 HSO4− + 5NO + 2H2O
(Thí sinh chỉ viết phương trình ion rút gọn và cân bằng, không viết phương 1 điểm
trình hóa học đầy đủ vẫn được nguyên số điểm, thí sinh chỉ viết phương
trình hóa học đầy đủ, không viết phương trình ion rút gọn và cân bằng - 0,25 điểm
được nửa số điểm). - 0,25 điểm
2. Phương trình hóa học minh họa cho các thí nghiệm: - 0,25 điểm
- Cho từ từ muối sodium bromide NaBr rắn vào ống nghiệm chứa dung dịch - 0,25 điểm
sulfuric acid H2SO4 đậm đặc, đun nóng: xuất hiện khói màu đỏ nâu của
hơi bromine bay ra từ dung dịch cùng hơi SO2 theo phản ứng: 1 điểm

HÓA HỌC GEN ALPHA – HỌC BÀI BẢN, HỌC BẢN CHẤT, HỌC TƯ DUY, HỌC THỰC TIỄN
14

2NaBr + 3H2SO4 → 2NaHSO4 + Br2 + SO2 + 2H2O - 0,25 điểm


- Nhiệt phân muối mercury (II) nitrate Hg(NO3)2 trong không khí: xuất hiện
khói màu nâu đỏ của NO2, khói chứa O2 và thủy ngân nguyên chất ở dạng
lỏng xuất hiện theo phản ứng:
Hg(NO3)2 → Hg + 2NO2 + O2
- Hòa tan bột kim loại zinc Zn vào dung dịch hydrazoic acid HN3 loãng: thu
được hỗn hợp khí không màu gồm NH3 và N2 theo phản ứng:
Zn + 3NH3 → Zn(N3)2 + NH3 + N2 - 0,25 điểm
- Thêm từ từ dung dịch ammonia NH3 tới dư vào dung dịch copper (II)
sulfate CuSO4:
CuSO4 + 2NH3 + 2H2O → Cu(OH)2 + (NH4)2SO4
Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2

Câu 7 (2 điểm):
1. Dựa vào cấu trúc phân tử nhận thấy: 1 điểm
- Avobenzone có khung cấu trúc kị nước và không có các nhóm thế ưa - 0,25 điểm
nước.
- Dioxybenzone có khung cấu trúc kị nước, tuy nhiên bù lại có 2 nhóm -OH
- 0,25 điểm
phenol ưa nước. Vậy độ tan trong nước của Dioxybenzone > Avobenzone.
- Vậy Avobenzone có khả năng chống rửa trôi dưới nước khi đi bơi tốt hơn
so với Dioxybenzone. - 0,5 điểm
2. Tính acid của A2 > A1 > A4 > A3 bởi: 1 điểm
- A1, A2 có nguyên tử Cl có hiệu ứng cảm ứng âm -I, hút electron và làm
tăng độ phân cực của liên kết O-H, làm tăng tính acid của phân tử. - 0,25 điểm
- Hiệu ứng cảm ứng tắt dần theo độ dài mạch carbon, A2 có nguyên tử Cl
gần nhóm -COOH hơn A1, do đó tính acid của A2 > A1. - 0,25 điểm
- A3 và A4 đều có các nhóm thế alkyl gây hiệu ứng cảm ứng dương +I,
đẩy electron và làm giảm độ phân cực của liên kết O-H, làm giảm tính - 0,25 điểm
acid của phân tử.
- A3 có nhóm CH3CH2- mang hiệu ứng +I mạnh hơn A4 có nhóm -CH3
mang hiệu ứng +I, do đó tính acid của A4 > A3. - 0,25 điểm

Câu 8 (2 điểm): Cơ chế phản ứng của các chuyển hóa:

HÓA HỌC GEN ALPHA – HỌC BÀI BẢN, HỌC BẢN CHẤT, HỌC TƯ DUY, HỌC THỰC TIỄN
15

1. Chuyển vị Pinacol – Pinacolone: 1 điểm

2. Chuyển vị Favorski: 1 điểm

Câu 9 (2 điểm): Theo đề bài ta có:


- A (C12H16O) có độ bất bão hòa k = 5, có tính quang hoạt  A có carbon - 0,25 điểm x6
bất đối, trên phổ IR cho hấp thụ mạnh ở vùng 3400 – 3200 cm-1  A có
chứa nhóm -OH và không có nhóm chức -C=O (do không xuất hiện hấp
thu mạnh đặc trưng ở vùng 1750-1650 cm-1)
- A tham gia phản ứng iodoform và không phản ứng với 2,4-DNPH là thuốc
thử đặc trưng nhận biết nhóm carbonyl -C=O, vậy A có chứa nhóm methyl
alcohol bậc 2 CH3-CHOH-
- A tác dụng với ozone  A có nối đôi -C=C- (k=1) và 1 nhân benzene
(k=4), khử hóa với Zn/H3O+ thu được B (C9H10O - k=5) và C (C3H6O2 - - Biện luận 0,5
điểm
k=1). B và C đều tác dụng với 2,4-DNPH nhưng chỉ có C phản ứng với
thuốc thử Tollens (nhận biết aldehyde)  B chứa nhóm chức ketone -
C=O, C chứa nhóm chức aldehyde -CH=O, vậy C là CH3-CHOH-CH=O.

HÓA HỌC GEN ALPHA – HỌC BÀI BẢN, HỌC BẢN CHẤT, HỌC TƯ DUY, HỌC THỰC TIỄN
16

- Nitro hóa B về lí thuyết thu được D và E, trong nhân benzene chỉ có 2 vị


trí thế và 1 vị trí thế không cho sản phẩm thế do hiệu ứng không gian, do
đó B là p-CH3-C6H4-CO-CH3.
- Suy ngược từ cấu tạo của B và C và từ phản ứng ozone phân, vậy A có
công thức cấu tạo là: p-CH3-C6H4-C(-CH3)=CH-CHOH-CH3.
- Sản phẩm của C với thuốc thử Tollens tạo muối ammonium của
carboxylic acid, acid hóa thu được dạng acid, đun nóng sẽ xảy ra phản
ứng tách nước nội phân tử tạo thành dilactone F – C6H8O4 – k = 3 (2
liên kết đôi + 1 vòng).
- Công thức cấu tạo của các chất từ A-F (thí sinh không yêu cầu biện luận
công thức – chỉ cần ghi đúng công thức cấu tạo là được 0.25 điểm/công
thức đúng) lần lượt là:

Câu 10 (2 điểm): Công thức cấu tạo của các chất từ A1 tới A6

- A3, A6:
0,5 điểm
- A1, A2, A4, A5:
0,25 điểm

HÓA HỌC GEN ALPHA – HỌC BÀI BẢN, HỌC BẢN CHẤT, HỌC TƯ DUY, HỌC THỰC TIỄN
17

HÓA HỌC GEN ALPHA – HỌC BÀI BẢN, HỌC BẢN CHẤT, HỌC TƯ DUY, HỌC THỰC TIỄN

You might also like