You are on page 1of 78

TẬP TÀI LIỆU

MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

1. Trích dẫn Quy định Pháp luật liên quan Tổ chức Thưong mại Thế giới - WTO
a. Hiệp định WTO
b. Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại – GATT
c. Hiệp định chống bán phá giá – ADA
d. Hiệp định chống Trợ cấp – SCM
e. Hiệp định tư vệ - SA
f. Hiệp định về giải quyết tranh chấp – DSU

2. Công ước Viên 1980 (CISG 1980)

1
HIỆP ĐỊNH MARAKESH THÀNH LẬP
TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI

Điều I - Thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (dưới đây được gọi tắt là “WTO”).
Điều II - Phạm vi của WTO
1.WTO là một khuôn khổ định chế chung để điều chỉnh các mối quan hệ thương mại giữa các
Thành viên của tổ chức về những vấn đề liên quan đến các Hiệp định và các văn bản pháp lý
không tách rời gồm cả những Phụ lục của Hiệp định này.
2.Các Hiệp định và các văn bản pháp lý không tách rời gồm cả Phụ lục 1, 2 và 3 (dưới đâỵ được
gọi là "Các Hiệp định Thương mại Đa biên") là những phần không thể tách rời Hiệp định này và
ràng buộc tất cả các Thành viên.
3.Các Hiệp định và các văn bản pháp lý không tách rời trong Phụ lục 4 (dưới đâỵ được gọi là
"Các Hiệp định Thương mại Nhiều bên") cũng là những phần không thể tách rời khỏi Hiệp định
này và ràng buộc tất cả các Thành viên đã chấp nhận chúng. Các Hiệp định Thương mại Nhiều
bên không tạo ra quyền hay nghĩa vụ gì đối với những nước Thành viên không chấp nhận chúng.
4.Hiệp định Chung về Thuế quan và Thương mại năm 1994 được nêu cụ thể trong Phụ lục 1A
(dưới đây được gọi là "GATT 1994") độc lập về mặt pháp lý đối với Hiệp định chung về Thuế
quan và Thương mại ngày 30 tháng 10 năm 1947 (dưới đây được gọi là "GATT 1947") đã được
chỉnh lý, sửa chữa hay thay đổi, là phụ lục của Văn kiện cuối cùng được thông qua tại buổi bế
mạc phiên họp lần thứ hai Hội đồng Trù bị của Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Việc
làm.
Điều III - Chức năng của WTO
1. WTO tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi, quản lý và điều hành, những mục tiêu khác
của Hiệp định này và các Hiệp định Thương mại Đa biên và cũng là một khuôn khổ cho việc thực
thi, quản lý và điều hành các Hiệp định Thương mại Nhiều bên.
2. WTO là một diễn đàn cho các cuộc đàm phán giữa các nước Thành viên về những mối
quan hệ thương mại đa biên trong những vấn đề được điều chỉnh theo các thoả thuận qui định
trong các Phụ lục của Hiệp định này. WTO có thể là một diễn đàn cho các cuộc đàm phán tiếp
theo giữa các nước Thành viên về những mối quan hệ thương mại đa biên của họ và cũng là một
cơ chế cho việc thực thi các kết quả của các cuộc đàm phán đó hay do Hội nghị Bộ trưởng quyết
định.
3. WTO sẽ theo dõi Bản Diễn giải về những Qui tắc và Thủ tục Giải quyết Tranh chấp (dưới
đâỵ được gọi là "Bản Diễn giải về Giải quyết Tranh chấp” hay “DSU”) trong Phụ lục 2 của Hiệp
định này.
4. WTO sẽ theo dõi Cơ chế Rà soát Chính sách Thương mại (dưới đâỵ được gọi là "TPRM”)
tại Phụ lục 3 của Hiệp định này.
5. Nhằm đạt được sự nhất quán cao hơn trong quá trình hoạch định chính sách kinh tế toàn
cầu, WTO, khi cần thiết, phải hợp tác với Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Quốc tế về Tái thiết
và Phát triển và các cơ quan trực thuộc của nó.
Điều IV - Cơ cấu của WTO
1. Hội nghị Bộ trưởng sẽ họp hai năm một lần bao gồm đại diện của tất cả các Thành viên.
Hội nghị Bộ trưởng sẽ thực hiện chức năng của WTO và đưa ra những hành động cần thiết để
thực thi những chức năng này. Khi một Thành viên nào đó yêu cầu, Hội nghị Bộ trưởng có
quyền đưa ra những quyết định về tất cả những vấn đề thuộc bất kỳ một Hiệp định Thương mại
Đa biên nào theo đúng các yêu cầu cụ thể về cơ chế ra quyết định qui định trong Hiệp định này và
Hiệp định Thương mại Đa biên có liên quan.
2. Đại Hội đồng, gồm đại diện của tất cả các nước Thành viên, sẽ họp khi cần thiết. Trong thời
gian giữa các khoá họp của Hội nghị Bộ trưởng, thì chức năng của Hội nghị Bộ trưởng sẽ do Đại
Hội đồng đảm nhiệm. Đại Hội đồng cũng thực hiện những chức năng được qui định trong Hiệp
định này. Đại Hội đồng sẽ thiết lập các quy tắc về thủ tục của mình và phê chuẩn những qui tắc
về thủ tục cho các ủy ban quy định tại khoản 7 Điều IV.
3. Khi cần thiết Đại Hội đồng sẽ được triệu tập để đảm nhiệm phần trách nhiệm của Cơ quan
Giải quyết Tranh chấp được qui định tại Bản Diễn giải về giải quyết tranh chấp. Cơ quan giải

2
quyết tranh chấp có thể có chủ tịch riêng và tự xây dựng ra những qui tắc về thủ tục mà cơ quan
này cho là cần thiết để hoàn thành trách nhiệm của mình.
4. Khi cần thiết Đại Hội đồng sẽ được triệu tập để đảm nhiệm trách nhiệm của Cơ quan Rà
soát Chính sách Thương mại được qui định tại TPRM. Cơ quan Rà soát Chính sách Thương mại
có thể có chủ tịch riêng và sẽ xây dựng những qui tắc về thủ tục mà cơ quan này cho là cần thiết
để hoàn thành trách nhiệm của mình.
5. Hội đồng Thương mại Hàng hoá, Hội đồng Thương mại Dịch vụ và Hội đồng về các khía
cạnh của Quyền Sở hữu Trí tuệ liên quan đến Thương mại (dưới đây được gọi tắt là “Hội đồng
TRIPS”), sẽ hoạt động theo chỉ đạo chung của Đại Hội đồng. Hội đồng Thương mại Hàng hoá sẽ
giám sát việc thực hiện các Hiệp định Thương mại Đa biên trong Phụ lục 1A. Hội đồng về
Thương mại Dịch vụ sẽ giám sát việc thực hiện Hiệp định Thương mại Dịch vụ (dưới đây được
gọi tắt là “GATS”). Hội đồng về các khía cạnh liên quan đến thương mại của Quyền Sở hữu Trí
tuệ sẽ giám sát việc thực hiện Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của Quyền
Sở hữu Trí tuệ (dưới đây được gọi tắt là “Hiệp định TRIPS”). Tất cả các Hội đồng này sẽ đảm
nhiệm những chức năng được qui định trong các Hiệp định riêng rẽ và do Đại Hội đồng giao phó.
Các Hội đồng này sẽ tự xây dựng cho mình những qui tắc về thủ tục và phải được Đại Hội đồng
thông qua. Tư cách thành viên của các Hội đồng này sẽ được rộng mở cho đại điện của các nước
Thành viên. Khi cần thiết các Hội đồng này có thể nhóm họp để thực hiện các chức năng của
mình.
Điều IX - Quá trình ra quyết định
1. WTO tiếp tục thông lệ ra quyết định trên cơ sở đồng thuận như qui định trong GATT 1947 [1].
Trừ khi có quy định khác, nếu không thể đạt được một quyết định trên cơ sở đồng thuận, thì vấn
đề cần giải quyết sẽ được quyết định bằng hình thức bỏ phiếu. Tại các cuộc họp của Hội nghị Bộ
trưởng và Đại Hội đồng, mỗi Thành viên của WTO có một phiếu. Nếu Cộng đồng Châu âu thực
hiện quyền bỏ phiếu của mình thì họ sẽ có số phiếu tương đương số lượng thành viên của Cộng
đồng[2] là Thành viên của WTO. Trừ khi có quy định khác trong Hiệp định này hoặc trong Hiệp
định Thương mại Đa biên có liên quan[3], các quyết định của Hội nghị Bộ trưởng và Đại Hội
đồng được thông qua trên cơ sở đa số phiếu.
Điều XI - Thành viên sáng lập
1. Kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực, các bên ký kết Hiệp định GATT 1947 và Cộng đồng
Châu âu đã thông qua Hiệp định này và các Hiệp định Thương mại Đa biên với các Danh mục
nhượng bộ và cam kết là phụ lục của GATT 1994 và các Danh mục các cam kết cụ thể là phụ lục
của GATS sẽ trở thành Thành viên sáng lập của WTO.
2. Các nước kém phát triển được Liên hợp Quốc thừa nhận sẽ chỉ bị bắt buộc cam kết và
nhượng bộ trong phạm vi phù hợp với trình độ phát triển của mỗi nước, nhu cầu về tài chính
thương mại hoặc năng lực quản lý và thể chế của mình.
Điều XII - Gia nhập
1. Bất kỳ một quốc gia nào hay vùng lãnh thổ thuế quan riêng biệt nào hoàn toàn tự chủ trong
việc điều hành các mối quan hệ ngoại thương và các vấn đề khác qui định trong Hiệp định này và
các Hiệp định Thương mại Đa biên đều có thể gia nhập Hiệp định này theo các điều khoản đã
thoả thuận giữa quốc gia hay vùng lãnh thổ thuế quan đó với WTO. Việc gia nhập đó cũng sẽ áp
dụng cho Hiệp định này và các Hiệp định Thương mại Đa biên kèm theo.
2. Quyết định về việc gia nhập sẽ do Hội nghị Bộ trưởng đưa ra. Thoả thuận về những điều
khoản gia nhập sẽ được thông qua nếu 2/3 số Thành viên của WTO chấp nhận tại Hội nghị Bộ
trưởng.
3. Việc tham gia Hiệp định Thương mại Nhiều bên được điều chỉnh theo Hiệp định đó.
Điều XV - Rút lui
1. Bất kỳ một nước Thành viên nào cũng có thể rút khỏi Hiệp định này. Việc rút khỏi đó sẽ áp
dụng cho cả Hiệp định này và các Hiệp định Thương mại Đa biên và sẽ có hiệu lực ngay sau khi
hết 6 tháng kể từ ngày Tổng Giám đốc WTO nhận được thông báo bằng văn bản về việc rút khỏi
đó.
2. Việc rút khỏi bất cứ một Hiệp định Thương mại Nhiều bên nào được điều chỉnh theo các
quy định của Hiệp định đó.

3
[1]
Cơ quan có liên quan được xem xét như đã quyết định dựa trên nguyên tắc đồng thuận về
những vấn đề được đưa ra cho mình xem xét nếu không có thành viên nào có mặt tại phiên họp để đưa
ra quyết định, chính thức phản đối quyết định được dự kiến.
[2]
Số lượng phiếu của EC và các quốc gia thành viên sẽ không được quá số lượng quốc gia
thành viên của EC trong bất kỳ trường hợp nào.
[3]
Những quyết định của Đại Hội đồng trong trường hợp được triệu tập để thay thế Cơ quan
Giải quyết Tranh chấp sẽ phải được đưa ra phù hợp với các quy định của khoản 4 Điều 2 của Bản Thoả
thuận về Giải quyết Tranh chấp.
[4]
Một quyết định cho phép miễn trừ bất kỳ nghĩa vụ nào trong giai đoạn chuyển đổi hay giai
đoạn thực hiện mà thành viên yêu cầu chưa thực hiện hết thời hạn có liên quan thì phải được thông qua
dựa trên nguyên tắc đồng thuận.

4
Danh sách các Phụ lục của Hiệp định Marrakesh
thành lập Tổ chức Thương mại thế giới
Phụ lục 1
Phụ lục 1A: Các Hiệp định đa phương về thuơng mại trong lĩnh vực hμng hoá
Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994
Hiệp định về nông nghiệp
Hiệp định áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ
Hiệp định hμng dệt may
Hiệp định về các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại
Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại
Hiệp định thực hiện Điều VI của Hiệp định chung về Thuế quan vμ Thương mại 1994
Hiệp định thực hiện Điều VII của Hiệp định chung về Thuế quan vμ Thương mại 1994
Hiệp định về kiểm tra trước khi xếp hμng
Hiệp định về quy chế xuất xứ
Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng
Hiệp định về tự vệ
Phụ lục 1B: Hiệp định chung về thương mại trong lĩnh vực dịch vụ và các Phụ lục
Phụ lục 1C: Hiệp định về Quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại
Phụ lục 2
Bản ghi nhớ về các quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp
Phụ lục 3
Cơ cấu Rμ soát chính sách thương mại
Phụ lục 4
Các hiệp định nhiều bên
Hiệp định về buôn bán máy bay dân dụng
Hiệp định về mua sắm của chính phủ
Hiệp định quốc tế về các sản phẩm sữa
Hiệp định quốc tế về thịt bò

5
Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại – GATT

Phần I
Điều I
Quy định chung về Đối xử tối huệ quốc
1. Với mọi khoản thuế quan và khoản thu thuộc bất cứ loại nào nhằm vào hay có liên hệ tới
nhập khẩu hoặc xuất khẩu hoặc đánh vào các khoản chuyển khoản để thanh toán cho việc xuất nhập
khẩu, và đối với phương thức đánh thuế hoặc áp dụng phụ thu nêu trên, và với mọi luật lệ hay thủ tục
trong xuất nhập khẩu và với mọi nội dung đã được nêu tại khoản 2 và khoản 4 của Điều III,* bất kỳ lợi
thế, biệt đãi, đặc quyền hay quyền miễn trừ được bất kỳ bên ký kết nào dành cho bất cứ một sản phẩm
có xuất xứ từ hay được giao tới bất kỳ một nước nào khác sẽ được áp dụng cho sản phẩm tương tự có
xuất xứ từ hay giao tới mọi bên ký kết khác ngay lập tức và một cách không điều kiện.
2. Các quy định của của Khoản 1 thuộc Điều này không đòi hỏi phải loại bỏ bất cứ một ưu đãi
nào liên quan tới thuế nhập khẩu hay các khoản thu không vượt quá mức đã được quy định tại Khoản 4
của Điều này và nằm trong diện được quy định dưới đây:
(a) Ưu đãi có hiệu lực giữa hai hay nhiều lãnh thổ nêu trong danh mục tại phụ lục A, theo các
điều kiện nêu trong phụ lục đó;
(b) Ưu đãi có hiệu lực riêng giữa hai hay nhiều lãnh thổ, vào ngày 1 tháng 7 năm 1939, có mối
liên hệ về chủ quyền chung hay có quan hệ bảo hộ chủ quyền được nêu tại danh mục B, C, D, theo điều
kiện đã nêu ra trong các phụ lục đó;
(c) Ưu đãi chỉ có hiệu lực riêng giữa Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và Cộng hoà Cuba;
(d) Ưu đãi chỉ có hiệu lực riêng giữa các nước có chung biên giới nêu trong phụ lục E, F.
3. Các điều khoản của khoản I sẽ không áp dụng với các ưu đãi giữa các nước trước đây là bộ
phận của Lãnh thổ Ottoman và được tách từ lãnh thổ Ottoman ra từ ngày 24 tháng 7 năm 1923, miễn là
các ưu đãi đó được phép áp dụng theo khoản 5 của điều XXV và do vậy sẽ đươc áp dụng phù hợp với
khoản 1 của Điều XXIX.
4. Biên độ ưu đãi* áp dụng với bất cứ sản phẩm nào được khoản 2 của Điều này cho phép dành
ưu đãi nhưng các Biểu cam kết đính kèm theo Hiệp định này lại không có quy định rõ cụ thể mức biên
độ tối đa, sẽ không vượt quá:
(a) Khoản chênh lệch giữa mức đối xử tối huệ quốc và thuế suất ưu đãi nêu trong Biểu, với thuế
quan hay khoản thu áp dụng với bất cứ sản phẩm nào đã được ghi trong Biểu tương ứng; nếu trong Biểu
không ghi rõ thuế suất ưu đãi, việc vận dụng thuế suất ưu đãi theo tinh thần của điều khoản này sẽ căn
cứ vào mức thuế ưu đãi có hiệu lực vào ngày 10 tháng 4 năm 1947 và nếu trong Biểu cũng không có
mức thuế đối xử tối huệ quốc thì áp dụng mức chênh lệch giữa thuế suất ưu đãi và thuế theo đối xử tối
huệ quốc đã có vào ngày 10 tháng 4 năm 1947;
(b) Với mọi khoản thuế quan và khoản thu không ghi cụ thể trong Biểu tương ứng, mức chênh
lệch có được vào ngày 10 tháng 4 năm 1947 sẽ được áp dụng.
Trong trường hợp một bên ký kết có tên trong phụ lục G, ngày 10 tháng 4 năm 1947 tham chiếu
đến tại tiểu khoản (a) và (b) nêu trên sẽ được thay thế bằng ngày cụ thể ghi trong phụ lục đó.

Điều II
Biểu nhân nhượng
1. (a) Mỗi bên ký kết sẽ dành cho thương mại của các bên ký kết khác sự đối xử không kém
phần thuận lợi hơn những đối xử đã nêu trong phần tương ứng thuộc Biểu nhân nhượng tương ứng là
phụ lục của Hiệp định này.

6
(b) Các sản phẩm như mô tả tại Phần I của Biểu liên quan tới bất kỳ bên ký kết nào, là sản
phẩm xuất xứ từ lãnh thổ một bên ký kết khác khi nhập khẩu vào lãnh thổ của bên ký kết mà Biểu được
áp dụng và tuỳ vào các điều khoản và điều kiện hay yêu cầu đã nêu tại Biểu này, sẽ được miễn mọi
khoản thuế quan thông thường vượt quá mức đã nêu trong Biểu đó. Các sản phẩm đó sẽ được miễn mọi
khoản thuế hay khoản thu dưới bất cứ dạng nào áp dụng vào thời điểm nhập khẩu hay liên quan tới nhập
khẩu vượt quá mức đã áp dụng vào ngày ký Hiệp định này cũng như vượt quá mức các loại thuế hay các
khoản thu luật định trực tiếp hay áp đặt theo thẩm quyền luật định trên lãnh thổ nhập khẩu vào ngày đó
hay sau đó.
(c) Các sản phẩm của các lãnh thổ hải quan mô tả ở phần II của Biểu liên quan tới bất cứ bên
ký kết nào có đủ điều kiện theo Điều I để được hưởng đối xử ưu đãi khi nhập khẩu vào lãnh thổ mà
Biểu đó có hiệu lực, nếu đáp ứng các điều kiện điều khoản hay yêu cầu nêu trong Biểu đó sẽ được miễn
phần thuế quan thông thường vượt trên thuế xuất đã quy định tại phần II của Biểu. Các sản phẩm đó
cũng sẽ được miễn mọi khoản thuế hay khoản thu thuộc bất kỳ loại nào vượt quá mức thuế hay mức thu
quy định áp dụng với quan hệ thuộc dạng nhập khẩu vào ngày ký Hiệp định này hay sẽ áp dụng theo
quy định trực tiếp của pháp luật hay được luật pháp của lãnh thổ nhập khẩu có hiệu lực vào ngày đó
hay quy định sẽ thu sau ngày nêu trên. Không một nội dung nào thuộc điều khoản này ngăn cản một bên
ký kết duy trì các quy định về điều kiện được hưởng đãi ngộ thuế quan ưu đãi đã có vào ngày ký kết
Hiệp định này.
2. Không có nội dung nào thuộc điều khoản này ngăn cản một bên ký kết áp dụng vào bất kỳ
thời kỳ nào với nhập khẩu bất cứ sản phẩm nào:
(a) một khoản thu tương đương với một khoản thuế nội địa áp dụng phù hợp với các quy định
của khoản 2 của Điều III* với sản phẩm nội địa tương tự hoặc với một mặt hàng được sử dụng toàn bộ
hay một phần để chế tạo ra sản phẩm nhập khẩu.
(b) bất cứ một khoản thuế chống bán phá giá hay thuế đối kháng nào áp dụng phù hợp với các
quy định của Điều VI.*
(c) các khoản lệ phí hay khoản thu khác phù hợp với giá thành của dịch vụ đã cung cấp.

3. Không một bên ký kết nào sẽ điều chỉnh phương pháp xác định trị giá tính thuế hay chuyển
đổi đồng tiền dẫn tới kết quả là làm suy giảm các nhân nhượng đã đạt được tại Biểu tương ứng là phụ
lục của Hiệp định này.
4. Nếu một bên ký kết nào định ra hay duy trì hay cho phép, chính thức hay áp dụng trong thực
tế một sự độc quyền trong nhập khẩu bất cứ một sản phẩm nào đã ghi trong Biểu nhân nhượng là phụ
lục của Hiệp định này hay đã được các bên tham gia đàm phán ban đầu thỏa thuận ở văn bản khác sự
độc quyền đó sẽ không được vận dụng tạo thành sự bảo hộ có mức trung bình cao hơn mức đã quy định
tại Biểu nhân nhượng đó. Quy định của khoản này không hạn chế một bên ký kết áp dụng bất cứ hinh
thức trợ giúp nào với các nhà sản xuất trong nước được các quy định của Hiệp định này cho phép.*
5. Nếu bất kỳ bên ký kết nào thấy rằng một sản phẩm không nhận được ở một bên ký kết khác
sự đãi ngộ mà mình cho rằng đáng lẽ phải được hưởng theo nhân nhượng tại Biểu tương ứng, bên ký kết
đó sẽ nêu vấn đề lên với các bên ký kết khác. Nếu bên ký kết đang áp dụng mức đãi ngộ nêu trên thấy
rằng yêu cầu của bên ký kết đó là đúng nhưng không thể cho hưởng sự đãi ngộ đó vì không thể làm trái
ý chí của một toà án hay một cơ quan quyền lực thích ứng nào đó vì có phán quyết rằng hàng hoá đó
không được phân loại theo luật thuế của bên ký kết để có thể áp dụng sự đãi ngộ nêu trong Hiệp định
này, hai bên ký kết cùng với bất kỳ bên ký kết nào khác có quyền lợi đáng kể sẽ khẩn trương tiến hành
đàm phán nhằm điều chỉnh bù đắp cho quyền lợi đó.
6. ...
7. Các Biểu nhân nhượng kèm theo Hiệp định này là một bộ phận không thể tách rời của Phần I
Hiệp định này.

7
Phần II

Điều III*
Đối xử quốc gia về thuế và quy tắc trong nước
1. Các bên ký kết thừa nhận rằng các khoản thuế và khoản thu nội địa, cũng như luật, hay quy
tắc hay yêu cầu tác động tới việc bán hàng, chào bán, vận tải, phân phối hay sử dụng sản phẩm trong nội
địa cùng các quy tắc định lượng trong nước yêu cầu có pha trộn, chế biến hay sử dụng sản phẩm với
một khối lượng tỷ trọng xác định, không được áp dụng với các sản phẩm nội địa hoặc nhập khẩu với kết
cục là bảo hộ hàng nội địa.*
2. Hàng nhập khẩu từ lãnh thổ của bất cứ một bên ký kết nào sẽ không phải chịu, dù trực tiếp
hay gián tiếp, các khoản thuế hay các khoản thu nội địa thuộc bất cứ loại nào vượt quá mức chúng được
áp dụng, dù trực tiếp hay gián tiếp, với sản phẩm nội tương tự. Hơn nữa, không một bên ký kết nào sẽ
áp dụng các loại thuế hay khoản thu khác trong nội địa trái với các nguyên tắc đã nêu tại khoản 1.*
3. Với mọi khoản thuế nội địa hiện đã tồn tại trái với các quy định tại khoản 2, nhưng có thoả
thuận cụ thể cho phép duy trì căn cứ vào một hiệp định thương mại có giá trị hiệu lực vào ngày 10 tháng
4 năm 1947, theo đó thuế nhập khẩu đánh vào sản phẩm chịu thuế nội địa đã được cam kết trần, không
tăng lên, bên ký kết đang áp dụng thuế đó được hoãn thời hạn thực hiện các quy định tại khoản 2 áp
dụng với các loại thuế nội đó cho tới khi nghĩa vụ thuộc hiệp định đó được giải phóng và cho phép bên
ký kết đó điều chỉnh thuế quan trong chừng mực cần thiết để bù đắp cho nhân tố bảo hộ trong khoản
thuế nội địa.
4. Sản phẩm nhập khẩu từ lãnh thổ của bất cứ một bên ký kết nào vào lãnh thổ của bất cứ một
bên ký kết khác sẽ được hưởng đãi ngộ không kém phần thuận lợi hơn sự đãi ngộ dành cho sản phẩm
tương tự có xuất xứ nội về mặt luật pháp, quy tắc và các quy định tác động đến bán hàng, chào bán,
mua, chuyên chở, phân phối hoặc sử dụng hàng trên thị trường nội địa. Các quy định của khoản này sẽ
không ngăn cản việc áp dụng các khoản thu phí vận tải khác biệt chỉ hoàn toàn dựa vào yếu tố kinh tế
trong khai thác kinh doanh các phương tiện vận tải và không dưạ vào quốc tịch của hàng hoá.
5. Không một bên ký kết nào sẽ áp dụng hay duy trì một quy tắc định lượng nội địa nào với pha
trộn, chế biến hay sử dụng sản phẩm tính theo khối lượng cụ thể hay theo tỷ lệ, trực tiếp hay gián tiếp
đòi hỏi một khối lượng hay tỷ lệ nhất định của bất cứ một sản phẩm nào chịu sự điều chỉnh của quy tắc
đó phải được cung cấp từ nguồn nội địa. Thêm vào đó, không một bên ký kết nào sẽ áp dụng các quy
tắc định lượng trong nước theo cách nào khác trái với các nguyên tắc đã quy định tại khoản 1.*
6. Các quy định của khoản 5 sẽ không áp dụng với những quy tắc có hiệu lực trên lãnh thổ của
bất cứ bên ký kết nào vào ngày 1 tháng 7 năm 1939, ngày 10 tháng 4 năm 1947 hay ngày 24 tháng 3
năm 1948 tuỳ bên ký kết liên quan chọn; miễn là các quy tắc trái với quy định của khoản 5 đó sẽ không
bị điều chỉnh bất lợi hơn cho hàng nhập khẩu và chúng sẽ được xem như là một khoản thuế quan để tiếp
tục đàm phán.
7. Không một quy tắc định lượng nội địa nào điều chỉnh việc pha trộn, chế biến hay sử dụng
tính theo khối lượng hay tỷ lệ sẽ được áp dụng để phân bổ các khối lượng hay tỷ lệ nêu trên theo xuất
xứ của nguồn cung cấp.
8. (a) Các quy định của Điều khoản này sẽ không áp dụng với việc các cơ quan chính phủ mua
sắm nhằm mục đích cho tiêu dùng của chính phủ chứ không phải để bán lại nhằm mục đích thương mại
hay đưa vào sản xuất nhằm mục đích thương mại.
(b) Các quy định của điều khoản này sẽ không ngăn cản việc chi trả các khoản trợ cấp chỉ
dành cho các nhà sản xuất nội địa, kể cả các khoản khoản trợ cấp dành cho các nhà sản xuất nội địa có
xuất xứ từ các khoản thu thuế nội địa áp dụng phù hợp với các quy định của điều khoản này và các
khoản trợ cấp thực hiện thông qua việc chính phủ mua các sản phẩm nội địa.

8
9. Các bên ký kết thừa nhận rằng các biện pháp kiểm soát giá tối đa, dù rằng tuân theo đúng các
quy định khác của điều khoản này, có thể có làm tổn hại tới quyền lợi của bên ký kết cung cấp hàng
nhập. Do vậy, các bên ký kết áp dụng các biện pháp kiểm soát giá tối đa sẽ cân nhắc đến quyền lợi của
bên ký kết là bên xuất khẩu nhằm hạn chế tối đa trong khuôn khổ các biện pháp có thể tực hiện được
các tác động bất lợi đó.
10. Các quy định của Điều này không ngăn cản các bên ký kết định ra hay duy trì các quy tắc
hạn chế số lượng nội địa liên quan tới số lượng phim trình chiếu áp dụng theo đúng các quy định của
Điều IV.

Điều IV
Các quy định đặc biệt về phim - điện ảnh
...
Điều V
Quyền tự do quá cảnh

Điều VI
Thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng
1. Các bên ký kết nhận thấy rằng bán phá giá, tức là việc sản phẩm của một nước được đưa vào
kinh doanh thương mại trên thị trường của một nước khác với giá thấp hơn giá trị thông thường của sản
phẩm, phải bị xử phạt nếu việc đó gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại đáng kể cho một ngành sản xuất
trên lãnh thổ của một bên ký kết hay thực sự làm chậm chễ sự thành lập một ngành sản xuất trong nước.
Nhằm vận dụng điều khoản này, một sản phẩm được đưa vào kinh doanh thương mại trên thị trường của
một nước khác với giá thấp hơn giá trị thông thường của hàng hoá đó nếu giá xuất khẩu của sản phẩm từ
một nước này sang nước khác
(a) thấp hơn giá có thể so sánh trong điều kiện thương mại thông thường với một sản phẩm
tương tự nhằm mục đích tiêu dùng tại nước xuất khẩu, hoặc
(b) trường hợp không có một giá nội địa như vậy, thấp hơn một trong hai mức
(i) giá so sánh cao nhất của sản phẩm tương tự dành cho xuất khẩu đến bất cứ một nước thứ
ba nào trong điều kiện thương mại thông thường, hoặc
(ii) giá thành sản xuất ra sản phẩm tại nước xuất xứ có cộng thêm một mức hợp lý chi phí
bán hàng và lợi nhuận.Trong mỗi trường hợp trên, sẽ có xem xét điều chỉnh một cách thoả
đáng đối với các khác biệt về điều kiện và điều khoản bán hàng, khác biệt về chế độ thuế hay
những sự chênh lệch khác có tác động tới việc so sánh giá.*2. Nhằm mục đích triệt tiêu tác
dụng hay ngăn ngừa việc bán phá giá, một bên ký kết có thể đánh vào bất cứ một sản phẩm
được bán phá giá nào một khoản thuế chống bán phá giá nhưng không lớn hơn biên độ bán
phá giá của sản phẩm đó. Trong khuôn khổ Điều này, biên độ bán phá giá được coi là sự
chênh lệch về giá được xác định phù hợp với các quy định tại khoản 1.*
3. Thuế đối kháng không được phép đánh vào một sản phẩm có xuất xứ từ lãnh thổ của một bên
ký kết được nhập khẩu vào lãnh thổ của một bên ký kết khác ở mức vượt quá mức tương ứng với khoản
hỗ trợ hay trợ cấp đã xác định là đã được cấp trực tiếp hay gián tiếp cho chế biến, sản xuất hay xuất
khẩu của sản phẩm đó tại nước xuất xứ hay nước xuất khẩu, trong đó bao gồm cả các khoản trợ cấp đặc
biệt cho việc chuyên chở sản phẩm đó. Thuật ngữ thuế đối kháng được hiểu là một khoản thuế đặc biệt
áp dụng nhằm mục đích triệt tiêu mọi khoản ưu đãi hay trợ cấp dành trực tiếp hay gián tiếp cho công
đoạn chế biến, sản xuất hay xuất khẩu bất cứ hàng hoá nào.

9
4. Không một sản phẩm nào xuất xứ lãnh thổ của một bên ký kết nhập khẩu vào lãnh thổ của
một bên ký kết khác sẽ bị đánh thuế chống bán phá giá hay thuế đối kháng với lý do đã được miễn thuế
mà một sản phẩm tương tự phải trả khi tiêu thụ tại nước xuất xứ hoặc xuất khẩu, hay vì lí do đã được
hoàn lại các thuế đó.
5. Không một sản phẩm nào xuất xứ lãnh thổ của một bên ký kết nhập khẩu vào lãnh thổ của
một bên ký kết khác sẽ cùng lúc phải chịu cả thuế bán phá giá và thuế đối kháng cho cùng một hoàn
cảnh bán phá giá hay trợ cấp xuất khẩu.
6. (a) Không một bên ký kết nào sẽ đánh thuế chống bán phá giá hay thuế đối kháng với hàng
nhập khẩu xuất xứ lãnh thổ của một bên ký kết khác trừ khi đã xác định, tuỳ theo trường hợp cụ thể,
thực sự đã gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại đáng kể cho một ngành sản xuất trong nước đã được thiết
lập hay làm chậm đáng kể việc lập nên một ngành sản xuất trong nước.
(b) Các Bên Ký Kết có thể cho phép miễn thực hiện các yêu cầu của điểm (a) đoạn này, cho
phép một bên ký kết áp dụng thuế chống bán phá giá hay thuế đối kháng với việc nhập khẩu bất cứ sản
phẩm nào nhằm mục đích triệt tiêu việc bán phá giá hay trợ cấp đã gây ra hay đe doạ gây ra thiệt hại
đáng kể với một ngành sản xuất trên lãnh thổ của một bên ký kết khác là bên xuất khẩu sản phẩm tương
ứng vào lãnh thổ của bên ký kết nhập khẩu sản phẩm đã nói trên. Các Bên Ký Kết sẽ miễn thực hiện các
yêu cầu của điểm (a) thuộc khoản này, cho phép một bên ký kết áp dụng thuế đối kháng trong trường
hợp nhận thấy rằng việc trợ cấp đang gây ra hay đe doạ gây ra thiệt hại đáng kể cho một ngành sản xuất
trên lãnh thổ của một bên ký kết khác cũng xuất khẩu sản phẩm tương ứng vào lãnh thổ của bên ký kết
nhập khẩu sản phẩm.
(c) Tuy nhiên trong các tình huống đặc biệt, nếu việc trì hoãn có thể gây ra tổn hại khó có thể
khắc phục được, một bên ký kết có thể đánh thuế đối kháng với mục đích như đã nêu tại điểm (b) của
khoản này mà không cần được Các Bên Ký Kết thông qua trước; miễn rằng phải thông báo lại ngay cho
Các Bên Ký Kết biết và khi Các Bên Ký Kết không tán thành thì sẽ rút bỏ ngay việc áp dụng thuế này.
7. Một hệ thống ổn định giá trong nước hay ổn định sự hoàn vốn cho các nhà sản xuất sản phẩm
sơ cấp trong nước, không phụ thuộc vào biến động giá cả trong xuất khẩu có khi dẫn tới bán hàng cho
xuất khẩu với giá thấp hơn giá so sánh dành cho người mua trên thị trường trong nước, sẽ không được
suy diễn là dẫn tới tổn hại đáng kể hiểu theo ý của khoản 6 nếu giữa các bên ký kết có quyền lợi đáng kể
với sản phẩm này sau khi tham vấn thấy rằng:
(a) hệ thống đó cũng dẫn đến kết quả là sản phẩm được bán cho xuất khẩu với giá cao hơn giá
so sánh bán sản phẩm tương tự cho người mua trong nước, và
(b) hệ thống cũng vận hành như vậy, hoặc trong điều chỉnh thực tế sản xuất, hoặc một lý do
nào khác, không dẫn tới hệ quả là thúc đẩy không chính đáng xuất khẩu hay làm tổn hại nghiêm trọng
quyền lợi của các bên ký kết khác.

Điều VII
Xác định trị giá tính thuế quan

Điều VIII
Phí và các thủ tục liên quan đến Xuất Nhập Khẩu*

Điều IX
Nhãn xuất xứ

Điều X

10
Công bố và quản lý các quy tắc thương mại
1. Các luật, quy tắc, quyết định pháp luật và quy tắc hành chính có
hiệu lực chung, được bất cứ bên ký kết nào áp dụng liên quan tới việc phân
loại hay định trị giá sản phẩm nhằm mục đích thuế quan, hay liên quan tới
thuế suất thuế quan, thuế hay phí, hay tới các yêu cầu, các hạn chế hay cấm
nhập khẩu hay xuất khẩu hay thanh toán tiền hàng xuất nhập khẩu, hay có
tác động tới việc bán, phân phối, vận tải, bảo hiểm, lưu kho, giám định,
trưng bày, chế biến, pha trộn hay sử dụng hàng hoá theo cách nào khác sẽ
được công bố khẩn trương bằng cách nào đó để các chính phủ hay các
doanh nhân biết. Các hiệp định có tác động tới thương mại quốc tế đang có
hiệu lực giữa chính phủ hay cơ quan chính phủ với chính phủ hay cơ quan
chính phủ của bất cứ bên ký kết nào cũng sẽ được công bố. Các quy định
của Điều này sẽ không yêu cầu bất cứ một bên ký kết nào phải tiết lộ thông
tin mật có thể gây trở ngại cho việc thực thi pháp luật, hoặc trái với quyền
lợi chung hoặc gây tổn hại quyền lợi thương mại chính đáng của một doanh
nghiệp nào đó dù là quốc doanh hay tư nhân.
2. Các Bên ký kết sẽ không thực thi trước khi công bố chính thức bất cứ biện pháp nào có phạm
vi áp dụng chung mang tính chất nâng thuế suất thuế quan hay nâng các khoản thu khác đánh vào hàng
nhập thuộc diện đang thực hiện thống nhất và đã mặc định, hoặc áp đặt ở mức cao hơn một yêu cầu,
một hạn chế nhập khẩu hay hạn chế về chuyển tiền thanh toán hàng nhập khẩu.
3. (a) Mỗi bên ký kết sẽ quản lý luật pháp, quy tắc, các quyết định hay quy chế đã nêu tại khoản
1 của điều khoản này một cách thống nhất, vô tư và hợp lý.
(b) Mỗi bên ký kết sẽ duy trì hay thiết lập, sớm nhất có thể, các toà án và thủ tục về chấp
pháp, trọng tài hay hành chính cũng như các nội dung khác, có mục đích xem xét và điều chỉnh khẩn
trương các hành vi hành chính trong lĩnh vực hải quan. Các cơ quan xét xử và các thủ tục đó sẽ độc lập
với các cơ quan hành chính được giao nhiệm vụ thực thi và các quyết định xét xử sẽ được các cơ quan
hành chính đó thi hành và có hiệu lực điều chỉnh hành vi chính quyền, trừ khi có kháng án trong cùng
thời hạn kháng án áp dụng với các nhà nhập khẩu; miễn là cấp thẩm quyền trung ương của cơ quan đó
có thể có phương thức để xem xét lại vấn đề theo một quy trình khác nếu có lý do chính đáng để tin
rằng quyết định đó không đáp ứng các nguyên tắc pháp luật đã hình thành và thực tế vụ việc.
(c) Các quy định của điểm (b) thuộc khoản này sẽ không yêu cầu phải triệt tiêu hay thay thế
các thủ tục có hiệu lực trên lãnh thổ của một bên ký kết vào ngày Hiệp định này được ký kết mà trong
thực tế đã xem xét khách quan và vô tư các hành vi của chính quyền dẫu rằng các thủ tục đó không hoàn
toàn hoặc về hình thức không độc lập với các cơ quan được giao nhiệm vụ thực thi hành chính. Khi
được yêu cầu bất kỳ bên ký kết nào áp dụng chính sách biện pháp nêu trên sẽ cung cấp cho Các Bên Ký
Kết thông tin đầy đủ về các biện pháp đó, để Các Bên Ký Kết có thể định đoạt rằng các thủ tục đó có
đáp ứng các yêu cầu của tiểu doạn này hay không.

Điều XI
Triệt tiêu chung các hạn chế định lượng
1. Không một sự cấm hay hạn chế nào khác ngoại trừ thuế quan và các khoản thu khác, dù
mang hình thức hạn ngạch, giấy phép nhập khẩu hay xuất khẩu hoặc các biện pháp khác sẽ được bất cứ
một bên ký kết nào định ra hay duy trì nhằm vào việc nhập khẩu từ lãnh thổ của bất kỳ bên ký kết nào
hay nhằm vào việc xuất khẩu hay bán hàng để xuất khẩu đến lãnh thổ của bất kỳ bên ký kết nào.
2. Các quy định của khoản 1 trong điều khoản này sẽ không được áp dụng với các trường hợp
dưới đây:

11
(a) Cấm hay hạn chế xuất khẩu tạm thời áp dụng nhằm ngăn ngừa hay khắc phục sự khan hiếm
trầm trọng về lương thực hay các sản phẩm khác mang tính trọng yếu đối với với Bên ký kết đang xuất
khẩu;
(b) Cấm hay hạn chế xuất khẩu cần thiết để áp dụng các tiêu chuẩn hay quy chế về phân loại,
xếp hạng hay tiếp thị các sản phẩm trên thị trường quốc tế;
(c) Hạn chế nhập khẩu nông sản hay thuỷ sản dù nhập khẩu dưới bất cứ hình thức nào nhằm
triển khai các biện pháp của chính phủ được áp dụng:
(i) để hạn chế số lượng các sản phẩm nội địa tương tự được phép tiêu thụ trên thị trường hay
sản xuất, hoặc là nếu không có một nền sản xuất trong nước đáng kể, thì để hạn chế số lượng
một sản phẩm nội địa có thể bị sản phẩm nhập khẩu trực tiếp thay thế; hoặc
(ii) để loại trừ tình trạng dư thừa một sản phẩm nội địa tương tự, hoặc nếu không có nền sản
xuất một sản phẩm nội địa tương tự, để loại trừ tình trạng dư thừa một sản phẩm nhập khẩu
trực tiếp thay thế, bằng cách đem số lượng dư thừa để phục vụ một nhóm người tiêu dùng
miễn phí hay giảm giá dưới giá thị trường; hoặc
(iii) để hạn chế số lượng cho phép sản xuất với một súc sản mà việc sản xuất lại phụ thuộc
trực tiếp một phần hay toàn bộ vào một mặt hàng nhập khẩu, nếu sản xuất mặt hàng đó trong
nước tương đối nhỏ.
Bất cứ một bên ký kết nào khi áp dụng hạn chế nhập khẩu bất cứ một sản phẩm nào theo nội
dung điểm (c) của khoản này sẽ công bố tổng khối lượng hay tổng trị giá của sản phẩm được phép nhập
khẩu trong một thời kỳ nhất định trong tương lai và mọi thay đổi về số lượng hay trị giá nói trên. Hơn
thế nữa, bất cứ sự hạn chế nào được áp dụng theo nội dung mục (i) nói trên cũng không nhằm hạn chế
tổng khối lượng nhập khẩu trong tương quan với tổng khối lượng được sản xuất trong nước, so với tỷ
trọng hợp lý có thể có trong điều kiện không có hạn chế. Khi xác định tỷ trọng này bên ký kết đó cần
quan tâm đúng mức tới tỷ trọng đã có trong một thời gian đại diện trước đó hay quan tâm tới một nhân
tố riêng biệt nào đó có thể đã hay đang ảnh hưởng tới sản phẩm liên quan.

Điều XII*
Hạn chế để bảo vệ cán cân thanh toán
1. Không trái với quy định tại khoản 1 của Điều XI, bất cứ bên ký kết nào, để bảo vệ tình hình
tài chính đối ngoại và cán cân thanh toán, có thể hạn chế số lượng hay trị giá hàng hoá cho phép nhập
khẩu, theo quy định tại các khoản dưới đây của điều khoản này.
2. (a) Các hạn chế nhập khẩu được định ra, duy trì hay mở rộng theo quy định của điều khoản
này sẽ không vượt quá mức cần thiết:
(i) để ngăn ngừa mối đe doạ hay để ngăn chặn sự suy giảm nghiêm trọng dự trữ ngoại
hối.
(ii) trong trường hợp một bên ký kết có dự trữ ngoại hối rất thấp, để nâng dự trữ ngoại hối
lên một mức hợp lý.
Trong cả hai trường hợp cần có sự quan tâm đúng mức đến bất cứ nhân tố đặc biệt nào có thể
tác động đến dự trữ hay nhu cầu về dự trữ của một bên ký kết, trong đó có tín dụng đặc biệt vay nước
ngoài hay những nguồn khác có thể tiếp cận, nhu cầu sử dụng thích hợp tín dụng hay các nguồn đó.
(b) Các bên ký kết khi áp dụng các hạn chế nêu tại đoạn (a) của khoản này sẽ nới lỏng các
hạn chế đó khi các điều kiện dẫn tới hạn chế được cải thiện, chỉ duy trì các hạn chế đó ở mức độ các
điều kiện đã nêu tại đoạn đó còn chứng minh được sự cần thiết phải áp dụng. Họ sẽ loại bỏ các hạn
chế khi các điều kiện không còn chứng minh được việc định ra hay duy trì các biện pháp đó theo như
quy định tại điểm (a) đó.
3. (a) Các bên ký kết chấp nhận, trong khi thực hành chính sách trong nước, sẽ quan tâm đúng
mức đến nhu cầu duy trì hoặc lập lại sự thăng bằng cán cân thanh toán trên một cơ sở lành mạnh và lâu
dài và tới mong muốn tránh việc sử dụng phi kinh tế các nguồn lực sản xuất. Các bên thừa nhận rằng
nhằm đạt tới các mục đích này, trong chừng mực cao nhất có thể cần vận dụng các biện pháp có tính
chất mở rộng thương mại hơn là các biện pháp ngăn cản thương mại.

12
(b) Các bên ký kết áp dụng các hạn chế theo điều khoản này có thể xác định tác động của các
hạn chế lên việc nhập khẩu các sản phẩm hay nhóm sản phẩm khác nhau để ưu tiên cho việc nhập khẩu
các sản phẩm trọng yếu hơn.
(c) Các bên ký kết áp dụng các hạn chế theo điều khoản này cam kết:
(i) tránh gây tổn hại không cần thiết cho quyền lợi thương mại và kinh tế của bất kỳ bên ký
kết nào.
(ii) không áp dụng các hạn chế nhằm ngăn ngừa bất hợp lý việc nhập khẩu bất kỳ sản phẩm
nào có số lượng thương mại tối thiểu, nếu loại trừ số lượng đó có thể làm đảo lộn các kênh
thương mại bình thường.
(d) Các bên ký kết thừa nhận rằng việc một bên ký kết áp dụng chính sách nội địa hướng tới đạt
được và tạo đủ công ăn việc làm và phát triển nguồn lực kinh tế có thể dẫn tới việc bên ký kết đó có nhu
cầu cao về nhập khẩu bao gồm cả mối đe doạ với dự trữ ngoại hối như đã nêu tại khoản 2 (a) của điều
khoản này. Do vậy, một bên ký kết khi đã tuân thủ đầy đủ các quy định khác của điều khoản này sẽ
không phải huỷ bỏ hay điều chỉnh các hạn chế, bởi vì nếu có sự điều chỉnh chính sách thì các các hạn
chế áp dụng theo điều khoản này sẽ trở thành không cần thiết.
4. (a) Bất kỳ bên ký kết nào khi áp dụng các hạn chế mới hay nâng mức hạn chế của các biện
pháp đang áp dụng sẽ tham vấn ngay (hoặc nếu có thể thì tham vấn trước) Các Bên Ký Kết về tính chất
của các khó khăn về cán cân thanh toán, các biện pháp có thể được vận dụng thay thế và các tác động có
thể của các hạn chế với nền kinh tế của các bên ký kết khác.
(b) Các Bên Ký Kết sẽ xem xét lại, vào một ngày sẽ được các bên ký kết xác định sau này, mọi
hạn chế cho tới khi đó vẫn còn được áp dụng theo quy định của điều khoản này. Trong thời hạn 1 năm
kể từ ngày nêu trên, các bên ký kết còn áp dụng các hạn chế với hàng nhập khẩu theo tinh thần của điều
khoản này, theo sẽ tiến hành tham vấn hàng năm với Các Bên Ký Kết vơi hình thức đã nêu tại điểm (a)
của khoản này.
(c) (i) Nếu khi tham vấn căn cứ theo quy định tại điểm (a) hoặc điểm (b) nêu trên, Các Bên Ký
Kết thấy rằng các hạn chế không tương thích với các quy định tại điều khoản này hay các quy định của
Điều VIII (với bảo lưu phù hợp các quy định của điều XIV), họ sẽ chỉ ra tính chất bất cập và có thể kiến
nghị việc điều chỉnh các hạn chế cho phù hợp.
(ii) Nếu mặc dù đã tham vấn, Các Bên Ký Kết xác định rằng các hạn chế đã được áp dụng
dẫn tới trái nghiêm trọng với các quy định của Điều này hoậc các quy định của Điều XIII (với các bảo
lưu tại Điều XIV) và các biện pháp đó dẫn tới làm thiệt hại hay đe doạ làm thiệt hại cho thương mại của
một bên ký kết, Các Bên Ký Kết sẽ thông báo ý kiến cho bên ký kết đang áp dụng hạn chế biết đồng
thời có khuyến nghị thích hợp để trong một thời gian nhất định bên ký kết đó tuân thủ các quy định liên
quan đã nêu. Nếu bên ký kết đó vẫn không tuân thủ các khuyến nghị đó, Các Bên Ký Kết có thể cho
phép bất kỳ một bên ký kết nào bị ảnh hưởng của các hạn chế đó được miễn bất kỳ nghĩa vụ nào đối với
bên ký kết áp dụng hạn chế đó, thuộc phạm vi của Hiệp định này được Các Bên Ký Kết coi là thích hợp,
tuỳ theo tình huống cụ thể.
(d) Các bên ký kết sẽ mời bất kỳ bên ký kết nào hiện đang áp dụng các hạn chế theo tinh thần
của điều khoản này, tham vấn khi một bên ký kết có yêu cầu và thấy có biểu hiện áp dụng các hạn chế
không phù hợp với các quy định của điều khoản này hay của Điều XIII (với bảo lưu phù hợp các quy
định của điều XIV) và làm thiệt hại cho thương mại của một bên ký kết. Tuy nhiên, Các Bên Ký Kết
chỉ đưa ra đề nghị tham vấn chung khi thấy rằng tham vấn trực tiếp giữa các bên ký kết có liên quan đã
không thành. Nếu không đạt được một thoả thuận tại các cuộc tham vấn với Các Bên Ký Kết và Các
Bên Ký Kết xác định rằng các hạn chế đã được áp dụng một cách không phù hợp với các quy định nêu
trên và dẫn tới thiệt hại hay đe doạ gây thiệt hại cho thương mại của bên ký kết nào đặt vấn đề tham
vấn, Các Bên Ký Kết sẽ khuyến nghị rút bỏ hay điều chỉnh các hạn chế đó. Nếu các hạn chế không được
rút bỏ hay điều chỉnh trong thời hạn đã được Các Bên Ký Kết quy định đó, Các Bên Ký Kết có thể miễn
cho bên ký kết đã khởi đầu các thủ tục tham vấn các nghĩa vụ thuộc phạm vi Hiệp định này được coi là
thích đáng, tuỳ vào hoàn cảnh cụ thể được Các Bên Ký Kết xác định, đối với bên ký kết đang áp dụng
các hạn chế.
(e) Khi tiến hành các thủ tục theo quy định của khoản này, Các Bên Ký Kết sẽ tính đến mọi
nhân tố bên ngoài có tính chất đặc biệt làm thiệt hại cho xuất khẩu của bên ký kết đang áp dụng các hạn
chế.*

13
(f) Những đánh giá nêu trên cần được tiến hành nhanh chóng và nếu có thể được cần tiến hành
trong vòng 60 ngày kể từ ngày bắt đầu tham vấn.
5. Trong trường hợp các hạn chế số lượng được áp dụng với hàng nhập khẩu theo tinh thần của
điều khoản này có tính chất kéo dài và có thể dẫn tới sự mất thăng bằng chung làm giảm khối lượng
thương mại quốc tế, Các Bên Ký Kết sẽ tiến hành thảo luận để xem xét việc các biện pháp khác có thể
được các bên ký kết đang có cán cân thanh toán chịu tác động bất lợi hay các bên ký kết đang có cán
cân thanh toán đặc biệt thuận lợi hoặc mọi tổ chức liên chính phủ có khả năng thi hành nhằm xoá bỏ
nguyên nhân căn bản của sự mất thăng bằng cán cân đó. Khi được Các Bên Ký Kết mời, mỗi bên ký kết
sẽ tham dự đàm phán như đã nêu trên.

Điều XIII*
Áp dụng các hạn chế số lượng một cách không phân biệt đối xử
1. Không một sự cấm hay hạn chế nào sẽ được bất kỳ một bên ký kết nào áp dụng với việc nhập
khẩu bất kỳ một sản phẩm nào có xuất xứ từ lãnh thổ của một bên ký kết khác hay với một sản phẩm
xuất khẩu đến lãnh thổ của bất kỳ một bên ký kết khác, trừ khi những sự cấm đoán hạn chế tương tự
cũng được áp dụng với sản phẩm tương tự có xuất xứ từ một nước thứ ba hay với một sản phẩm tương
tự xuất khẩu đi một nước thứ ba.
2. Khi áp dụng các hạn chế với nhập khẩu một sản phẩm nào đó, các bên ký kết sẽ cố gắng đạt
đến sự phân bổ về thương mại sản phẩm đó gần nhất với thực trạng thương mại của sản phẩm đó mà các
bên ký kết khác nhau có thể có được trong hoàn cảnh không có các hạn chế đó, và các bên ký kết sẽ
tuân thủ các quy định sau:
(a) Khi có thể tiến hành được, tổng hạn ngạch cho phép nhập khẩu (dù có phân bổ giữa cho các
nhà cung cấp hay không) sẽ được xác định và công bố theo quy định của điểm b) khoản 3 của Điều này.
(b) Khi không thể xác định được tổng hạn ngạch, các hạn chế có thể được áp dụng bằng cách
cấp giấy phép nhập khẩu không có tổng khối lượng.
(c) Trừ khi vận dụng hạn ngạch phân bổ phù hợp với điểm d) thuộc khoản này, các bên ký kết
sẽ không đưa ra quy định rằng giấy phép nhập khẩu được sử dụng để nhập khẩu một sản phẩm xác định
có xuất xứ từ một nước hay một nguồn cụ thể nào.
(d) Trong trường hợp hạn ngạch được phân bổ giữa các nước cung cấp, bên ký kết đang áp dụng
hạn ngạch có thể thoả thuận với các bên ký kết có quyền lợi đáng kể trong việc cung cấp sản phẩm đó
về mức được phân bổ. Trong những trường hợp phương thức nêu trên không hợp lý, bên ký kết nói trên
sẽ phân chia hạn ngạch thành các phần tương ứng cho các bên ký kết có quyền lợi đáng kể trong việc
cung cấp sản phẩm đó theo tỷ lệ tham gia của mỗi bên ký kết trong nhập khẩu một hàng đó trong một
thời kỳ trước đó có tính đại diện, có tính đến mọi nhân tố đặc biệt có thể tác động đến thương mại của
sản phẩm đó. Không một điều kiện hay thủ tục riêng nào mang tính chất ngăn cản một bên ký kết sử
dụng hết phần hạn ngạch đã được phân bổ, được đặt ra với điều kiện hàng được nhập khẩu trong thời
hạn đã quy định trong giấy phép sử dụng hạn ngạch.
3. (a) Trong trường hợp áp dụng việc cấp phép nhập khẩu khi hạn chế nhập khẩu, khi các bên
ký kết quan tâm tới việc nhập khẩu sản phẩm nói trên có yêu cầu, bên ký kết đang áp dụng hạn chế sẽ
cung cấp các thông tin hữu ích liên quan tới việc áp dụng các hạn chế, các giấy phép đã cấp trong thời
gian gần đó và việc phân bổ giấy phép giữa các nước cung cấp, tuy nhiên không phải cung cấp tên các
nhà nhập khẩu hay nhà cung cấp.
(b) Trong trường hợp hạn chế nhập khẩu thông qua hạn ngạch, bên ký kết đang áp dụng hạn
chế sẽ công bố tổng khối lượng và tổng trị giá của sản phẩm được phép nhập khẩu trong thời kỳ sắp tới
cũng như công bố mọi thay đổi liên quan. Nếu một sản phẩm nào đó đang trên đường vận chuyển khi
việc hạn chế được công bố, hàng hoá sẽ không bị từ chối nhập khẩu khi tới cảng. Tuy nhiên được phép
khấu trừ, trong chừng mực có thể, trong số lượng cho phép nhập khẩu trong thời kỳ có hạn chế số lượng
nêu trên và nếu cần, khấu trừ trong số lượng cho phép nhập khẩu vào thời kỳ tiếp theo. Ngoài ra nếu

14
một bên ký kết, theo thông lệ, miễn áp dụng hạn chế sản phẩm với các sản phẩm được hoàn thành thủ
tục hải quan trong vòng 30 ngày kể từ ngày công bố Danh mục hạn chế được coi là thoả mãn hoàn toàn
các quy định của điểm này.
(c) Trong trường hợp hạn ngạch được phân bổ giữa các nước cung cấp, bên ký kết áp dụng
hạn chế sẽ thông báo trong thời hạn ngắn nhất tất cả các bên ký kết quan tâm đến việc cung cấp sản
phẩm liên quan về phần hạn ngạch được phân bổ cho các nước cung cấp khác nhau, tính theo khối
lượng và trọng lượng, thời hạn có hiệu lực và công bố mọi thông tin hữu ích liên quan.
4. Với các hạn chế áp dụng phù hợp với khoản 2 d) của Điều này hay khoản 2 c) của Điều XI,
trước tiên Bên ký kết áp dụng các hạn chế tự mình chọn thời kỳ đại diện cho mỗi sản phẩm cũng như
bất kỳ nhân tố đặc biệt nào tác động đến thương mại của sản phẩm đó. Tuy nhiên, khi một Bên ký kết
có quyền lợi đáng kể trong việc cung cấp sản phẩm đó yêu cầu hay Các Bên Ký Kết có yêu cầu, bên ký
kết nói trên sẽ tham vấn không chậm trễ với bên ký kết kia hoặc Các Bên Ký Kết về việc cần xem xét
lại tỷ lệ phần trăm đã phân bổ hay thời kỳ đại diện đã được chọn hay đánh giá về các nhân tố đặc biệt
mới đã được đưa vào tính toán, hay loại bỏ các điều kiện, thủ tục, hay các quy định khác được đưa ra
một cách đơn phương và có liên quan tới việc phân bổ hạn ngạch cho thích hợp hay việc sử dụng hạn
ngạch không bị hạn chế.
5. Các quy định của Điều này cũng được áp dụng với hạn ngạch thuế quan được một bên ký kết
đặt ra hay duy trì; hơn nữa, trong chừng mực có thể, các nguyên tắc này cũng được áp dụng với các biện
pháp hạn chế xuất khẩu.

Điều XIV
Ngoại lệ của quy tắc không phân biệt đối xử

Điều XV

Các thoả thuận về ngoại hối


Điều XVI
Trợ cấp

Điểm A - Trợ cấp nói chung


1. Nếu bất kỳ bên ký kết nào hiện dành hay duy trì trợ cấp, bao gồm mọi hình thức hỗ trợ thu
nhập hay trợ giá, trực tiếp hoặc gián tiếp có tác động làm tăng xuất khẩu một sản phẩm từ lãnh thổ của
bên ký kết đó hay làm giảm nhập khẩu vào lãnh thổ của mình, bên ký kết đó sẽ thông báo bằng văn bản
cho Các Bên Ký Kết về mức độ, tính chất của việc trợ cấp đó, các tác động để có cơ sở đánh giá số
lượng của sản phẩm hay các sản phẩm xuất khẩu hay nhập khẩu chịu tác động của trợ cấp đó và đánh
giá hoàn cảnh dẫn đến nhu cầu cần phải trợ cấp. Trong mọi trường hợp, khi xác định được việc trợ cấp
đó gây ra hay đe doạ gây ra tổn hại nghiêm trọng đến lợi ích của một bên ký kết khác, khi được yêu cầu,
bên ký kết đang áp dụng trợ cấp sẽ cùng bên ký kết kia hoặc các bên ký kết có liên quan hoặc Các Bên
Ký Kết thảo luận khả năng hạn chế trợ cấp.

Mục B - Các quy định bổ sung về trợ cấp xuất khẩu.


2. Các Bên Ký Kết thừa nhận rằng việc một bên ký kết có trợ cấp cho xuất khẩu một sản phẩm
có thể dẫn tới hậu quả gây thiệt hại cho các bên ký kết khác, dù là với nước nhập khẩu hay xuất khẩu;
và rằng việc đó có thể gây rối loạn không thuận tới quyền lợi thương mại thông thường và gây trở ngại
cho việc thực hiện các mục tiêu được đề ra trong Hiệp định này.

15
3. Do vậy, các bên ký kết phải cố gắng tránh sử dụng trợ cấp xuất khẩu đối với các sản phẩm sơ
cấp. Tuy nhiên, nếu một bên ký kết cho hưởng trợ cấp trực tiếp hay gián tiếp dưới một hình thức nào đó,
có tác dụng tăng xuất khẩu một sản phẩm sơ cấp từ lãnh thổ của mình, trợ cấp đó cũng không được áp
dụng để dẫn tới việc tăng thị phần của bên áp dụng trợ cấp lên trên mức hợp lý của tổng xuất khẩu sản
phẩm đó trong thương mại quốc tế, có tính đến thị phần đã có của bên ký kết đó trong một thời kỳ có
tính đại diện trước đó cũng như mọi nhân tố đặc biệt có thể tác động đến thương mại sản phẩm đó.*
4. Ngoài ra, kể từ năm ngày 1 tháng 1 năm 1958 hay vào thời hạn sớm nhất sau ngày đó, các
bên ký kết sẽ ngừng việc trợ cấp trực tiếp hay gián tiếp cho xuất khẩu dưới bất kỳ hình thức nào cho bất
kỳmột sản phẩm nào có tác dụng giảm giá bán xuất khẩu sản phẩm này xuống dưới mức giá bán sản
phẩm tương tự cho người mua trên thị trường trong nước. Từ nay tới ngày 31 tháng 12 năm 1957,
không một bên ký kết nào mở rộng diện thực thi trợ cấp như trên quá mức đã áp dụng vào ngày 1 tháng
1 năm 1955, bằng cách áp dụng trợ cấp mới hay mở rộng diện trợ cấp hiện hành.
5. Các Bên Ký Kết sẽ định kỳ tiến hành xem xét tổng thể việc thực thi các quy định của điều
khoản này nhằm xác định, rút kinh nghiệm, xem các quy định đó có thực sự đóng góp hữu hiệu cho việc
thực hiện mục tiêu của Hiệp định này và có cho phép thực sự tránh được việc trợ cấp gây tổn hại
nghiêm trọng tới thương mại hay tới quyền lợi của các bên ký kết.

Điều XVII
Doanh nghiệp thương mại nhà nước
...
Điều XVIII*
Trợ giúp của Nhà nước cho phát triển kinh tế

Mục B
8. Các bên ký kết thừa nhận rằng những bên ký kết thuộc diện nêu tại tiểu khoản a) khoản 4
điều khoản này khi đang trong giai khoản phát triển nhanh để thăng bằng cán cân thanh toán có thể gặp
khó khăn chủ yếu bắt nguồn từ các cố gắng mở rộng thị trường trong nước cũng như có sự không ổn
định về ngoại hối.
9. Đề bảo vệ vị thế tài chính đối ngoại và bảo đảm đủ mức dự trữ ngoại hối nhằm thực hiện các
chương trình phát triển kinh tế, một bên ký kết thuộc diện nêu tại điểm a) của khoản 4. điều khoản này
có thể, với điều kiện đáp ứng các quy định của khoản 10 và 12, điều chỉnh tổng mức nhập khẩu bằng
cách giới hạn khối lượng và trị giá của hàng hoá được phép nhập khẩu, với điều kiện là các hạn chế
nhập khẩu đặt ra hay duy trì không quá mức cần thiết.
a) để đối phó với sự suy giảm đáng kể dự trữ tiền tệ hay chấm dứt tình trạng này; hoặc
b) để nâng mức dự trữ tiền tệ với tốc độ hợp lý, trong trường hợp dự trữ đó đang ở mức thiếu
hụt.
Trong cả hai trường hợp, cần phải tính đến mọi nhân tố đặc biệt có thể tác động đến dự trữ tiền
tệ của bên ký kết đó hay nhu cầu của bên ký kết đó về dự trữ tiền tệ và nhất là khi đang được sử dụng
các khoản tín dụng đặc biệt hay nguồn khác, cần tính đến khả năng sử dụng thích hợp các khoản tín
dụng và các nguồn như vậy.

Mục C
13. Nếu một bên ký kết thuộc diện nêu tại điểm 4 a) của điều khoản này thấy rằng Nhà nước cần
có sự giúp đỡ tạo thuận lợi cho việc tạo dựng một ngành sản xuất nhất định* có tác dụng nâng cao mức
sống chung của nhân dân, nhưng lại không thể vận dụng được các biện pháp thich hợp với các quy định
của Hiệp định này, bên ký kết đó có quyền vận dụng các quy định và thủ tục của điểm này*.

16
14. Bên ký kết đó thông báo cho Các Bên Ký Kết biết những khó khăn đặc biệt gặp phải khi
thực hiện mục tiêu nêu tại khoản 13 của điều khoản này và nêu rõ biện pháp tác động tới nhập khẩu mà
mình định áp dụng để khắc phục được các khó khăn nêu trên. Bên ký kết đó sẽ không đưa vào áp dụng
biện pháp đó trước khi hết thời hạn như nêu tại khoản 15 hoặc khoản 17, tuỳ theo từng trường hợp, hoặc
nếu biện pháp đó ánh hưởng đến nhập khẩu một sản phẩm đã đưa vào Biểu nhân nhượng thuế quan
tương ứng thuộc phụ lục của Hiệp định này, trừ khi được Các Bên Ký Kết chấp thuận phù hợp với các
quy định của khoản 18; tuy nhiên, nếu ngành sản xuất nhận sự giúp dỡ của Nhà nước đã đi vào hoạt
động, sau khi đã thông báo cho Các Bên Ký Kết biết, bên ký kết đó có thể có các biện pháp cần thiết để
tránh nhập khẩu (các) sản phẩm liên quan không vượt quá mức bình thường*, trong thời gian đó.
15. Nếu trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thông báo về biện pháp nói trên, Các Bên Ký Kết
không mời bên ký kết đó tham vấn với Các Bên*, bên ký kết đó có thể làm trái với các quy định của
Hiệp định này, áp dụng với vấn đề cụ thể này, và áp dụng biện pháp đã dự kiến trong chừng mực cần
thiết.
16. Nếu Các Bên Ký Kết*có yêu cầu tham vấn, bên ký kết đó sẽ tham vấn với Các Bên về đối
tượng của biện pháp đã dự kiến, về các biện pháp khác nhau có thể lựa chọn trong khuôn khổ của Hiệp
định này, cũng như các tác động có thể có của biện pháp đã dự kiến với quyền lợi thương mại hay
quyền lợi kinh tế của các bên ký kết khác. Nếu sau khi đã tham vấn, Các Bên Ký Kết nhận thấy rằng
trong thực tế không thể đưa ra biện pháp tương thich với các quy định khác của Hiệp định này để thực
hiện mục tiêu đã xác định tại khoản 13 điều khoản này và nếu được Các Bên chấp nhận* biện pháp đã
dự kiến, bên ký kết đó được miễn các nghĩa vụ thuộc các Điều khoản khác của Hiệp định này áp dụng
với vấn đề cụ thể này trong chừng mực cần thiết để thực thi biện pháp đó.
17. Nếu trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày gửi thông báo về biện pháp đã đự kiến, phù hợp với
các quy định của khoản 14 điều khoản này, Các Bên Ký Kết không bày tỏ ý kiến với biện pháp đã dự
kiến, bên ký kết liên quan có thể áp dụng biện pháp đó sau khi đã thông báo cho Các Bên Ký Kết biết.
18. Nếu biện pháp dự kiến đó ảnh hưởng đến một sản phẩm thuộc Biểu cam kết tương ứng
trong phụ lục của Hiệp định này, bên ký kết liên quan sẽ tiến hành tham vấn với bất kỳ bên ký kết nào
khác đã tham gia đàm phán về nhân nhượng đó và bất kỳ bên ký kết nào khác có quyền lợi đáng kể liên
quan tới nhân nhượng thuế quan đó được Các Bên Ký Kết thừa nhận. Các Bên sẽ thể hiện sự đồng ý*
với biện pháp dự kiến nếu họ thừa nhận rằng trong thực tế không thể áp dụng những biện pháp tương
thích với các quy định của Hiệp định này để thực hiện các mục tiêu đã xác định tại khoản 13 của điều
khoản này và nếu Các Bên có sự đảm bảo rằng:
(a) đã đạt được một thoả thuận với các bên ký kết liên quan sau khi tham vấn như đã nêu trên,
(b) hoặc nếu không đạt được thoả thuận nào trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày Các Bên Ký Kết
nhận được thông báo như quy định tại khoản 14, bên ký kết vận dụng các quy định của điều khoản này
đã làm tất cả những gì hợp lý, có thể làm được để đạt tới một thoả thuận như vậy và quyền lợi của các
bên ký kết khác đã được bảo vệ đúng mức*.
Bên ký kết vận dụng các quy định của mục này đến lúc đó được miễn các nghĩa vụ theo các quy
định của các điều khoản khác của Hiệp định này áp dụng với nội dung của vấn đề cụ thể nói đến ở đây,
trong chừng mực cần thiết để tiến hành biện pháp đã nêu.

Mục D

Điều XIX
Biện pháp khẩn cấp đối với việc nhập khẩu các sản phẩm nhất định
1. a) Nếu do hậu quả của những diễn tiến không lường trước được và do kết quả của những
nghĩa vụ, trong đó có những nhân nhượng thuế quan của một bên ký kết theo Hiệp định này, một sản

17
phẩm được nhập khẩu vào lãnh thổ của bên ký kết đó với số lượng gia tăng và với các điều kiện đến
mức gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại nghiêm trọng cho các nhà sản xuất những sản phẩm tương tự
hay sản phẩm cạnh tranh trực tiếp trong nước, bên ký kết đó có quyền ngừng hoàn toàn hay một phần
các cam kết của mình, rút bỏ hay điều chỉnh nhân nhượng thuế quan, đối với sản phẩm đó và trong thời
gian cần thiết để ngăn chặn hoặc khắc phục tổn hại đó.
b)Nếu một bên ký kết đã chấp nhận một sự nhân nhượng liên quan tới một sự ưu đãi và sản
phẩm là đối tượng ưu đãi được nhập khẩu vào lãnh thổ của bên ký kết có tình huống như nêu tại điểm a)
của khoản này tới mức mà nhập khẩu đó đã gây tổn hại hoặc đe doạ gây tổn hại nghiêm trọng cho các
nhà sản xuất những sản phẩm tương tự hay trực tiếp cạnh tranh là các nhà sản xuất trên lãnh thổ của bên
ký kết đang được hưởng hay đã được hưởng sự ưu dãi đó, bên ký kết này có thể đề nghị bên ký kết đang
nhập khẩu và bên ký kết đang nhập khẩu có quyền tạm ngừng hoàn toàn hay một phần các cam kết của
mình, rút bỏ hay điều chỉnh nhân nhượng thuế quan đối với sản phẩm đó và trong thời gian cần thiết để
ngăn ngừa và khắc phục tổn hại đó.
2. Trước khi một bên ký kết áp dụng những biện pháp phù hợp với các quy định của khoản đầu
điều khoản này, bên đó sẽ thông báo trước bằng văn bản sớm nhất có thể cho Các Bên Ký Kết biết. Bên
ký kết đó sẽ dành cho Các Bên Ký Kết cũng như các bên ký kết khác với tư cách là nước xuất khẩu các
sản phẩm nói trên cơ hội cùng xem xét các biện pháp được dự kiến áp dụng. Nếu thông báo về một nhân
nhượng liên quan tới một ưu đãi, trong thông báo sẽ nêu rõ tên bên ký kết đã đề nghị áp dụng biện pháp
đó. Trong các hoàn cảnh khó khăn mà mọi sự chậm trễ sẽ dẫn đến những hậu quả khó có thể khắc phục
được, các biện pháp đã dự kiến tại khoản đầu tiên của điều khoản này có thể được tạm thời áp dụng mà
không cần tham vấn trước, với điều kiện là tham vấn được tiến hành ngay sau khi các biện pháp được áp
dụng.
3. a) Nếu các bên ký kết liên quan không đi đến nhất trí, bên ký kết đề nghị áp dụng và duy trì
biện pháp đó có quyền tiếp tục hành động. Nếu hành động đó được áp dụng hay tiếp tục được áp dụng,
trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày các biện pháp được áp dụng và sau 30 ngày kể từ khi Các Bên Ký Kết
nhận được thông báo trước bằng văn bản, các bên ký kết chịu tác động của các biện pháp đó có quyền
ngừng không cho thương mại của bên ký kết đang áp dụng các biện pháp đó hoặc trong trường hợp đã
dự liệu tại điểm b) của khoản đầu tiên điều khoản này không cho thương mại của bên ký kết đã yêu cầu
áp dụng các biện pháp đó hưởng các nhân nhượng hay ngừng các nghĩa vụ tương ứng đáng kể khác
thuộc Hiệp định này và việc ngừng đó sẽ không bị Các Bên Ký Kết phản đối.
b) Không làm tổn hại đến các quy định của điểm a) thuộc khoản này, nếu các biện pháp đã áp
dụng theo tinh thần khoản 2 điều khoản này, không có tham vấn trước, gây thiệt hại hay đe doạ gây thiệt
hại nghiêm trọng cho các nhà sản xuất trong nước, trên lãnh thổ của một bên ký kết khác chịu tác động
của các biện pháp đó, khi mỗi sự chậm trễ có thể gây ra những thiệt hại khó có thể khắc phục được, bên
ký kết này có quyền ngừng cho hưởng các nhân nhượng hay ngừng các nghĩa vụ khác trong thời hạn
cần thiết để ngăn ngừa hay khắc phục thiệt hại đó, có hiệu lực ngay từ khi các biện pháp nói trên được
áp dụng hay trong suốt thời kỳ tham vấn.

Điều XX
Các ngoại lệ chung
Với bảo lưu rằng các biện pháp đề cập ở đây không được theo cách tạo ra công cụ phân biệt đối
xử độc đoán hay phi lý giữa các nước có cùng điều kiện như nhau, hay tạo ra một sự hạn chế trá hình
với thương mại quốc tế, không có quy định nào trong Hiệp định này được hiểu là ngăn cản bất kỳ bên
ký kết nào thi hành hay áp dụng các biện pháp:
a) cần thiết để bảo vệ đạo đức công cộng;
b) cần thiết để bảo vệ cuộc sống và sức khoẻ của con người, động vật hay thực vật;
c) liên quan đến xuất hoặc nhập khẩu vàng và bạc;

18
d) cần thiết để bảo đảm sự tôn trọng pháp luật và các quy tắc không trái với các quy định của
Hiệp định này, ví dụ như các quy định liên quan tới việc áp dụng các biện pháp hải quan, duy trì hiệu
lực của chính sách độc quyền tuân thủ đúng theo khoản 4 Điều II và Điều XVII, liên quan tới bảo hộ
bản quyền, nhãn hiệu thương mại và quyền tác giả và các biện pháp thích hợp để ngăn ngừa các hành vi
thương mại gian lận;
e) liên quan tới các sản phẩm sử dụng lao động của tù nhân;
f) áp đặt để bảo vệ di sản quốc gia có giá trị nghệ thuật, lịch sử hay khảo cổ;
g) liên quan tới việc gìn giữ nguồn tài nguyên có thể bị cạn kiệt, nếu các biện pháp đó cũng
được áp dụng hạn chế cả với sản xuất và tiêu dùng trong nước;
h) được thi hành theo nghĩa vụ của một hiệp định liên chính phủ về một hàng hoá cơ sở ký kết
phù hợp với các tiêu thức đã trình ra Các Bên Ký Kết và không bị Các Bên phản đối hay chính hiệp
định đó đã trình ra Các Bên Ký Kết và không bị các bên bác bỏ.*
i) bao hàm các hạn chế với xuất khẩu nguyên liệu do trong nước sản xuất và cần thiết có đủ số
lượng thiết yếu nguyên liệu đó để đảm bảo hoạt động chế tác trong thời kỳ giá nội được duy trì dưới giá
ngoại nhằm thực hiện một kế hoạch ổn định kinh tế của chính phủ, với bảo lưu rằng các hạn chế đó
không dẫn tới tăng xuất khẩu hay tăng cường mức bảo hộ với ngành công nghiệp trong nước và không
vi phạm các quy định của Hiệp định này về không phân biệt đối xử;
j) thiết yếu để có được hay phân phối một sản phẩm thuộc diện khan hiếm trong cả nước hay tại
một địa phương; tuy nhiên các biện pháp đó phải tương thích với các nguyên tắc theo đó mỗi bên ký kết
phải có một phần công bằng trong việc quốc tế cung cấp các sản phẩm đó và các biện pháp không tương
thích với các quy định khác của Hiệp định này sẽ được xoá bỏ ngay khi hoàn cảnh dẫn tới lý do áp dụng
đã không còn tồn tại nữa. Ngày 30 tháng 6 năm 1960 là muộn nhất Các Bên Ký Kết sẽ xem xét lại tính
cần thiết của quy định thuộc tiểu khoản này.

Điều XXI
Ngoại lệ về an ninh
Không có quy định nào trong Hiệp định này được hiểu là
a) áp đặt với một bên ký kết nghĩa vụ phải cung cấp những thông tin mà bên đó cho rằng nếu bị
điểm lộ sẽ đi ngược lại quyền lợi thiết yếu của về an ninh của mình; hoặc
b) để ngăn cản một bên ký kết có các biện pháp được cho là cần thiết để bảo vệ các quyền lợi
thiết yếu tơí an ninh của mình:
(i) liên quan tới chất phóng xạ hay các chất dùng vào việc chế tạo chúng;
(ii) liên quan tới mua bán vũ khí, đạn dược và vật dụng chiến tranh và mọi hoạt động thương
mại các hàng hoá khác và vật dụng trực tiếp hay gián tiếp được dùng để cung ứng cho quân đội;
(iii) được áp dụng trong thời kỳ chiến tranh hoặc các tình huống khẩn cấp trong quan hệ quốc tế
khác; hoặc
c) để ngăn cản một bên ký kết có những biện pháp thực thi các cam kết nhân danh Hiến Chương
Liên Hợp Quốc, nhằm duy trì hoà bình và an ninh quốc tế.

Điều XXII
Tham vấn
1. Mỗi bên ký kết sẽ quan tâm xem xét những vấn đề có thể được một bên ký kết khác đề cập về
tác động đến sự thực thi Hiệp định này và sẽ dành các khả năng thích ứng để tham vấn giải quyết các
vấn đề đó.

19
2. Theo yêu cầu của một bên ký kết, Các Bên Ký Kết sẽ có thể tiến hành tham vấn với một hay
nhiều bên ký kết về một vấn đề, tham vấn sẽ được tiến hành theo phương thức đã nêu tại khoản 1.

Điều XXIII
Sự vô hiệu hoá hay vi phạm cam kết
1. Trong trường hợp một bên ký kết nhận thấy một lợi ích thu được một cách trực tiếp hay gián
tiếp từ Hiệp định này bị vô hiệu hay vi phạm và việc thực hiện một trong các mục tiêu của Hiệp định vì
thế bị trở ngại là kết quả của:
a) một bên ký kết không hoàn thành các nghĩa vụ đã cam kết trong khuôn khổ Hiệp định này;
hoặc
b) một bên ký kết khác áp dụng một biện pháp nào đó, dù biện pháp này có trái với quy định
của Hiệp định này hay không;
c) sự tồn tại một tình huống bất kỳ nào khác.
Để có thể giải quyết thoả đáng vấn đề, Bên ký kết đó có thể nêu vấn đề hay đề nghị bằng văn
bản với bên kia hay với (các) bên ký kết khác, được coi là liên quan. Khi được yêu cầu như vậy mọi bên
ký kết sẽ quan tâm xem xét những vấn đề đã được nêu lên.
2. Nếu trong thời hạn hợp lý các bên liên quan vẫn không giải quyết được thoả đáng hoặc trong
trường hợp khó khăn thuộc diện đã nêu tại điểm c) khoản đầu của điều khoản này, có thể nêu vấn đề ra
trước Các Bên Ký Kết. Các Bên sẽ tiến hành ngay việc điều tra về mọi vấn đề đặt ra cho Các Bên và tuỳ
trường hợp sẽ đề xuất quy tắc giải quyết với các bên ký kết được Các Bên coi là bên gây ra hay sẽ nghị
sự về vấn đề đó. Khi thấy cần thiết, Các Bên Ký Kết có thể tham vấn một số bên ký kết, Uỷ ban Kinh tế
và xã hội của Liên hợp Quốc và bất kỳ tổ chức liên chính phủ thích hợp nào khác. Nếu Các Bên thấy
rằng tình huống đã đủ nghiêm trọng để có biện pháp cần thiết, Các Bên có thể cho phép một hay nhiều
bên ký kết ngừng việc cho bất kỳ một bên ký kết nào được hưởng các nhân nhượng hay việc ngừng việc
thực hiện nghĩa vụ thuộc Hiệp định Chung với các bên đó mà Các Bên coi là có lý, phù hợp với hoàn
cảnh. Khi thực sự có sự ngừng áp dụng nhân nhượng hay thực hiện nghĩa vụ với một bên ký kết, trong
thời hạn 60 ngày kể từ khi việc ngừng có hiệu lực, bên ký kết có quyền thông báo bằng văn bản cho
Thư ký điều hành* của Các Bên Ký Kết ý định từ bỏ Hiệp định chung; Sự từ bỏ đó có hiệu lực sau 60
ngày kể từ ngày Thư ký điều hành của Các Bên Ký Kết nhận được thông báo nói trên.

Phần thứ III


Điều XXIV
Áp dụng theo lãnh thổ - Hàng hoá biên mậu
Liên minh hải quan và Khu vực thương mại tự do

1. Các quy định của Hiệp định này áp dụng với lãnh thổ hải quan chính quốc của các bên ký kết
cũng như với mọi lãnh thổ hải quan được chấp nhận theo điều XXVI của Hiệp định này hoặc được áp
dụng theo điều XXXIII hoặc chiểu theo Nghị định thư về việc Tạm thời thi hành (Hiệp định GATT).
Mỗi lãnh thổ hải quan sẽ được coi là một bên ký kết, đặc biệt nhằm mục đích thực thi Hiệp định này
theo lãnh thổ, với bảo lưu rằng các quy định của Hiệp định này không được hiểu là tạo ra với một bên
ký kết đơn lẻ nào quyền hay nghĩa vụ như giữa hai hay nhiều lãnh thổ hải quan đã chấp nhận hiệu lực
của Hiệp định này theo tinh thần của điều khoản XXVI hoặc áp dụng theo tinh thần điều khoản XXXIII
hay phù hợp với Nghị định thư về việc Tạm thời áp dụng.
2. Nhằm mục đích áp dụng Hiệp định này, thuật ngữ lãnh thổ hải quan được hiểu là bất cứ lãnh
thổ nào có áp dụng một biểu thuế quan riêng biệt, hoặc có những quy chế thương mại riêng biệt được áp
dụng với một phần đáng kể trong thương mại với các lãnh thổ khác.

20
3. Các quy định của Hiệp định này không thể được hiểu là ngăn cản
(a) một bên ký kết dành lợi thế cho các nước có chung đường biên giới nhằm tạo thuận lợi cho
trao đổi vùng biên giới;
(b) các nước lân cận với Lãnh thổ Tự do vùng Triesta dành cho vùng này những lợi thế thương
mại, với điều kiện là không trái với các quy định tại các hiệp ước hoà bình được ký sau Thế Chiến II.
4. Các bên ký kết thừa nhận lòng mong muốn thương mại được tự do hơn, thông qua các hiệp
định được ký kết tự nguyện, nhờ đó phát triển sự hội nhập hơn nữa kinh tế các nước tham gia các hiệp
định đó. Các Bên cũng thừa nhận rằng việc lập ra một liên minh hải quan hay một khu vực thương mại
tự do phải nhằm mục tiêu là tạo thuận lợi cho thương mại giữa các lãnh thổ thành viên và không tạo
thêm trở ngại cho thương mại của các thành viên khác với các lãnh thổ này.
5. Do vậy, các quy định của Hiệp định này không gây trở ngại cho việc thành lập một liên minh
hải quan hay khu vực thương mại tự do hay chấp nhận một hiệp định tạm thời cần thiết để lập ra một
liên minh hải quan hay khu vực thương mại tự do giữa các lãnh thổ thành viên, với bảo lưu rằng
(a) trong trường hợp một liên minh hải quan hay một hiệp định tạm thời nhằm lập ra một liên
minh hải quan, thuế quan áp dụng khi lập ra liên minh hải quan hay khi ký kết hiệp định tạm thời xét về
tổng thể không dẫn tới mức thuế cao hơn cũng không tạo ra những quy tắc chặt chẽ hơn so với mức thuế
hay quy tắc có hiệu lực vào thời điểm trước khi lập ra liên minh hay hiệp định được ký kết, tại các lãnh
thổ tạo thành liên minh dành cho thương mại với các bên ký kết không phải là thành viên của liên minh
hay không tham gia hiệp định.
(b) trong trường hợp lập ra một khu vực thương mại tự do hay một hiệp định tạm thời nhằm lập
ra một khu vực thương mại tự do, thuế quan duy trì tại mỗi lãnh thổ thành viên và được áp dụng với
thương mại của các bên ký kết không tham gia khu vực mậu dịch hay hiệp định đó, vào thời điểm khu
vực mậu dịch hay ký kết hiệp định sẽ không cao hơn, cũng như các quy tắc điều chỉnh thương mại cũng
không chặt chẽ hơn mức thuế quan hay quy tắc tương ứng hiện hành tại mỗi lãnh thổ thành viên trước
khi lập ra khu vực mậu dịch hay ký hiệp định tạm thời, tuỳ theo từng trường hợp; và
(c) mọi hiệp định tạm thời nói đến tại các điểm a) và b) phải bao gồm một kế hoạch và một
chương trình thành lập liên minh hải quan hay khu vực thương mại tự do trong một thời hạn hợp lý.
6. Nếu khi đáp ứng các điều kiện nêu tại điểm 5a), một bên ký kết đề nghị nâng mức thuế một
cách không phù hợp với các quy định của điều II, thủ tục đã được dự kiến tại điều XVIII sẽ được áp
dụng. Việc điều chỉnh cân đối tính đúng mức đến sự bù đắp có được do mức giảm thuế tương ứng với
thuế quan của các lãnh thổ khác tham gia liên minh.
7. a) Khi quyết định tham gia một liên minh hải quan hay một khu vực thương mại tự do hay
một hiệp định tạm thời được ký nhằm lập ra một liên minh hay một khu vực mậu dịch như vậy, bất kỳ
bên ký kết nào cũng sẽ thông báo không chậm trễ cho Các Bên Ký Kết biết và cung cấp mọi thông tin
cần thiết về liên minh hoặc khu vực mậu dịch để Các Bên có thể có báo cáo hay khuyến nghị cần thiết
tới các bên ký kết nêú Các Bên thấy cần thiết.
b) Nếu sau khi nghiên cứu kế hoạch và chương trình thuộc hiệp định tạm thời đã nêu tại
khoản 5, có tham vấn với các bên tham gia hiệp định này và sau khi cân nhắc đúng mức đến các thông
tin đã được cung cấp theo quy định tại điểm a), Các Bên Ký Kết đi đến kết luận là hiệp định không
thuộc loại dẫn đến thành lập một liên minh hải quan hay một khu vực thương mại tự do trong thời hạn
đã được các bên dự liệu hay thời hạn được các bên ký kết hiệp định dự tính là không hợp lý, Các Bên sẽ
có khuyến nghị với các bên tham gia hiệp định. Nếu không sắn sàng điều chỉnh cho phù hợp với các
khuyến nghị đó, các bên tham gia hiệp định sẽ không duy trì hiệp định hoặc không triển khai hiệp định
nữa.
c) Bất kỳ sự điều chỉnh đáng kể nào trong kế hoạch hay chương trình đã nêu tại điểm c) của
khoản 5 phải được thông báo cho Các Bên Ký Kết, Các Bên có thể yêu cầu các bên ký kết liên quan
tham vấn, khi sự điều chỉnh thể hiện khả năng thoả hiệp hay làm chậm trễ không chính đáng sự hình
thành liên minh hải quan hay khu vực thương mại tự do.

21
8. Trong Hiệp định này, các thuật ngữ được hiểu:
a) liên minh hải quan là sự thay thế hai hay nhiêu lãnh thổ hải quan bằng một lãnh thổ hải
quan khi sự thay thế đó có hệ quả là
(i) thuế quan và các quy tắc điều chỉnh thương mại có tính chất hạn chế (ngoại trừ, trong
chừng mực cần thiết, các hạn chế được phép theo quy định của các điều XI, XII, XIII, XIV, XV và
XX) được triệt tiêu về cơ bản trong trao đổi thương mại giữa các lãnh thổ hợp thành liên minh,
hoặc ít nhất cũng được loại trừ về cơ bản với trao đổi hàng hoá có xuất xứ từ các lãnh thổ này;
(ii) với bảo lưu như các quy định tại khoản 9, thuế quan và các quy tắc được từng thành
viên của liên minh áp dụng trong thương mại với các lãnh thổ bên ngoài là thống nhất về nội dung;
b) khu vực thương mại tự do được hiểu là một nhóm gồm hai hay nhiều lãnh thổ hải quan mà
thuế quan và các quy tắc hạn chế thương mại (ngoại trừ, trong chừng mực cần thiết, các hạn chế được
phép theo quy định của các Điều XI, XII, XIII, XIV, XV và XX) được triệt tiêu về cơ bản trong trao đổi
thương mại các sản phẩm có xuất xứ từ các lãnh thổ lập thành khu vực thương mại tự do.
9. Các ưu đãi đã nêu tại khoản 2 của điều khoản đầu tiên sẽ không chịu tác động của việc thành
lập liên minh hải quan hay khu vực thương mại tự do; các ưu đãi đó có thể bị triệt tiêu hay điều chỉnh
bằng cách thoả thuận với các bên ký kết liên quan.* Thủ tục đàm phán với các bên ký kết liên quan đó
sẽ áp dụng trước hết với việc triệt tiêu các ưu đãi cần thiết để cho các quy định của các khoản (a)(i) và 8
(b) được tuân thủ.
10. Bằng một quyết định trên cơ sở đa số hai phần ba, Các Bên Ký Kết có thể chấp nhận những
đề nghị có thể không hoàn toàn phù hợp với các quy định tại các khoản 5 đến 9 với điều kiện quyết định
như vậy đi đến việc thành lập một liên minh hải quan hay một khu vực thương mại tự do đúng ý nghĩa
của điều khoản này.
11. Căn cứ vào những hoàn cảnh ngoại lệ dẫn tới kết quả là sự thành lập hai nhà nước độc lập
và thừa nhận rằng hai nhà nước này từ lâu đã tạo thành một thể thống nhất về kinh tế, các bên ký kết
đồng ý rằng các quy định của Hiệp định này không ngăn cản hai nước ký những hiệp định đặc biệt về
thương mại song biên, trong khi chờ đợi quan hệ thương mại của hai nước được thiết lập chính thức.*
12. Mỗi bên ký kết sẽ có những biện pháp hợp lý và trong phạm vi quyền hạn của mình để các
chính phủ hay chính quyền địa phương trên lãnh thổ của mình tuân thủ các quy định của Hiệp định này.
Điều XXV
Hành động tập thể của các bên ký kết

Điều XXVI
Chấp nhận, hiệu lực và đăng ký

Điều XXVII
Ngừng áp dụng hay rút bỏ các nhân nhượng
Mọi bên ký kết có quyền ngừng áp dụng hay rút bỏ toàn bộ hay một phần một nhân nhượng
thuộc Biểu tương ứng ở phần phụ lục vào bất cứ khi nào với lý do nhân nhượng đó ban đầu đã được
đàm phán với một chính phủ đã không trở thành hoặc không còn là bên ký kết. Bên ký kết áp dụng một
biện pháp như vậy sẽ thông báo ngay cho các bên ký kết và khi được yêu cầu sẽ tham vấn cùng các bên
ký kết có quyền lợi đáng kể với sản phẩm đó.

Điều XXVIII*
Điều chỉnh Biểu nhân nhượng
1.Ngày đầu tiên của mỗi thời kỳ 3 năm, thời kỳ đầu tiên bắt đầu ngày 1 tháng 1 năm 1958 (hoặc
ngày đầu tiên của bất kỳ thời kỳ nào có thể được Các Bên Ký Kết xác định thông qua bỏ phiếu với hai

22
phân ba số phiếu có chính kiến) bất kỳ bên ký kết nào (dưới đây gọi là 'bên yêu cầu') có thể điều chỉnh
hay rút bỏ một nhân nhượng thuộc Biểu tương ứng ở phần phụ lục của Hiệp định này, sau khi đã đàm
phán và đạt được thoả thuận với mỗi bên ký kết đã tham gia đàm phán ban đầu cũng như với bất kỳ bên
ký kết nào khác có quyền lợi như là đối tác cung cấp chủ yếu* được Các Bên Ký Kết công nhận (cả hai
loại bên ký kết cũng như bên yêu cầu trong điều khoản này sẽ được gọi là 'bên ký kết có quan tâm
trước hết) và với bảo lưu là bên ký kết đó đã tham vấn bất kỳ bên ký kết nào khác có quyền lợi đáng kể*
với nhân nhượng đó* được điều chỉnh hay rút bỏ một nhân nhượng thuộc Biểu là phụ lục của Hiệp định
này.
2. Tiến trình đàm phán và thoả thuận có thể bao gồm những nhân nhượng nhằm điều chỉnh bù
đắp bằng nhân nhượng về những sản phẩm khác, các bên ký kết liên quan sẽ cố gắng duy trì một mức
nhân nhượng chung đối đẳng và cùng có lợi không kém phần thuận lợi hơn cho thương mại so với mức
đã có được theo Hiệp định này trước các cuộc đàm phán đó.
3. (a) Nếu các bên ký kết có quyền lợi chủ yếu không đạt được một thoả thuận trước ngày 1
tháng 5 năm 1958 hoặc trước khi kết thúc một thời kỳ nêu trong khoản đầu của điều khoản này, bên ký
kết có đề nghị điều chỉnh hoặc rút bỏ các nhân nhượng có thể thực hiện như đã đề nghị và nếu bên ký
kết đó thực thi một biện pháp như vậy, bất kỳ bên ký kết nào đã tham gia đàm phán ban đầu về nhân
nhượng cụ thể đó, bất kỳ bên ký kết nào có quyền lợi là nước cung cấp chủ yếu được thừa nhận theo
quy định tại khoản đầu tiên cũng như bất kỳ bên ký kết nào có quyền lợi đáng kể được thừa nhận theo
quy định tại khoản nói trên trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày biện pháp đó được áp dụng và sau 30 ngày
kể từ ngày Các Bên Ký Kết nhận được thông báo trước bằng văn bản có thể rút bỏ những nhân nhượng
đáng kể tương đương đã được đàm phán ban đầu với bên yêu cầu.
(b) Nếu các bên ký kết có quyền lợi chủ yếu đạt được một thoả thuận nhưng không thoả đáng
với một bên ký kết khác có quyền lợi đáng kể đã được thừa nhận như đã quy định tại khoản đầu tiên,
bên ký kết này, trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày biện pháp đạt được trong thoả thuận đó được áp dụng
và sau 30 ngày kể từ ngày Các Bên Ký Kết nhận được thông báo trước bằng văn bản có thể rút bỏ
những nhân nhượng đáng kể tương đương đã được đàm phán ban đầu với bên yêu cầu.
4. Bất kỳ lúc nào và trong những hoàn cảnh đặc biệt, Các Bên Ký Kết có thể cho phép* một bên
ký kết tiến hành đàm phán nhằm điều chỉnh hay rút bỏ một nhân nhượng trong Biểu tương ứng thuộc
phụ lục của Hiệp định này, theo những thủ tục và điều kiện dưới đây:
(a) Các cuộc đàm phán đó* cũng như mọi tham vấn liên quan sẽ được tiến hành phù hợp với
các quy định tại khoản 1 và 2 của điều khoản này.
(b) Nếu đàm phán đạt đến được một thoả thuận giữa các bên ký kết có quyền lợi đáng kể chủ
yếu, sẽ áp dụng các quy định của khoản 3b) của điều khoản này.
(c) Nếu không đạt được một thoả thuận giữa các bên ký kết có quyền lợi chủ yếu trong thời
hạn 60 ngày kể từ ngày được phép tiến hành đàm phán hoặc trong thời hạn nào đó dài hơn thế đã được
Các Bên Ký Kết xác định, bên yêu cầu có thể đưa vấn đề ra Các Bên Ký Kết giải quyết.
(d) Nếu được yêu cầu như vậy, Các Bên Ký Kết sẽ phải nhanh chóng xem xét và thông báo ý
kiến của mình cho các bên ký kết có quyền lợi chủ yếu biết để giải quyết vấn đề. Nếu không giải quyết
được, các quy định của khoản 3b) sẽ được áp dụng như là trường hợp các bên ký kết có quyền lợi chủ
yếu đã đạt được thoả thuận. Nếu giữa các bên ký kết có quyền lợi chủ yếu không đạt được thoả thuận,
bên yêu cầu có thể điều chỉnh hay rút bỏ các nhân nhượng, trừ khi Các Bên Ký Kết xác định rằng bên
ký yêu cầu chưa làm hết những gì hợp lý và có thể để đưa ra một sự bù đắp đúng mức*, Nếu một biện
pháp như vậy được áp dụng, mọi bên ký kết đã tham gia đàm phán ban đầu, mọi bên ký kết có quyền lợi
như là nước cung cấp chủ yếu được thừa nhận như quy định tại khoản 4a) và tất cả các bên ký kết có
quyền lợi đáng kể được thừa nhận như quy định tại khoản 4a) trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày biện
pháp đó được áp dụng và sau 30 ngày kể từ ngày Các Bên Ký Kết nhận được thông báo trước bằng văn
bản có thể rút bỏ những nhân nhượng đáng kể tương đương đã được đàm phán ban đầu với bên yêu cầu.
5. Trước ngày 1 tháng 1 năm 1958 và trước mỗi thời kỳ đã đề cập tại khoản đầu tiên, mọi bên
ký kết đều có thể, bằng cách gửi thông báo trước bằng văn bản, dành quyền điều chỉnh Biểu tương ứng

23
trong thời kỳ sắp đến, với điều kiện đáp ứng các thủ tục đã nêu tại khoản từ 1 đến 3. Nếu một bên ký kết
sử dụng đến quyền này, bất cứ bên ký kết nào khác cũng có quyền điều chỉnh hay rút bỏ bất kỳ nhân
nhượng nào đã đàm phán ban đầu với bên ký kết đó, với điều kiện đáp ứng cùng các thủ tục nêu trên.

Điều XXVIII (B)


Đàm phán thuế quan

Điều XXXVIII
Hành động tập thể

Các Phụ lục (A, B, C, D, E, F, G, H)

Phụ lục I
Ghi chú và các quy định bổ sung
Bổ sung điều khoản đầu tiên
Khoản đầu tiên
Nghĩa vụ nêu tại khoản đầu tiên điều khoản đầu tiên có tham chiếu khoản 2 và khoản 4 của điều III
cũng như các nghĩa vụ nêu tại điểm 2 b) điều II có tham chiếu điều VI sẽ được coi là bộ phận của Phần II
nhằm thực hiện Nghị định thư về việc tạm thời áp dụng Hiệp định chung.
Những tham chiếu tới các khoản 2 và 4 điều III, nêu trong khoản trên cũng như khoản đầu tiên của
điều khoản đầu tiên, sẽ chỉ được áp dụng khi điều III đã được điều chỉnh bằng việc điều chỉnh đã dự kiến
tại Nghị định thư có nội dung sửa đổi phần II và sửa đổi điều XXVI của Hiệp định chung về Thuế quan và
Thương mại ký ngày 14 tháng 9 năm 1948 (10) có hiệu lực.

Bổ sung điều khoản đầu tiên Khoản 4


Thuật ngữ "biên độ ưu đãi" được hiểu là sự khác biệt tuyệt đối giữa suất thuế quan áp dụng theo đãi
ngộ tối huệ quốc - MFN và thuế suất ưu đãi áp dụng với cùng một sản phẩm, mà không phải tương quan
giữa hai thuế suất. Lấy ví dụ:
1) Nếu thuế suất thuộc đãi ngộ tối huệ quốc - MFN là 36% trị giá gia tăng và thuế suất theo đãi ngộ ưu
đãi là 24% trị giá gia tăng, biên độ ưu đãi ở trường hợp này sẽ là 12% trị giá gia tăng chứ không phải
là một phần ba của đãi ngộ tối huệ quốc.
2) Nếu thuế suất thuế quan theo đãi ngộ tối huệ quốc - MFN là 36% và thuế suất ưu đãi được ghi là hai
phần ba của đãi ngộ tối huệ quốc, biên độ ưu đãi ở đây được hiểu là 12% trị giá gia tăng.
3) Nếu thuế quan theo đãi ngộ tối huệ quốc - MFN ở mức 2,00FF trên một kg và thuế ưu đãi là 1,5FF
trên một kg, biên độ ưu đãi sẽ là 0.5FF trên một kg.
Các biện pháp hải quan sau đây, áp dụng đúng theo thủ tục thống nhất đã định, sẽ không được coi là
trái với cam kết mức biên độ ưu đãi tối đa:
i) tái áp dụng với một sản phẩm nhập khẩu một hạng mục phân loại thuế hay một thuế suất thông
thường áp dụng với sản phẩm đó, trong những trường hợp việc áp dụng mức phân loại hay thuế
suất đó đã được tạm ngừng vào ngày 10 tháng 4 năm 1947;
ii) Phân loại một sản phẩm theo một dòng thuế khác với dòng thuế áp dụng cho sản phẩm đó vào
ngày 10 tháng 4 năm 1947 trong trường hợp hệ thống lập pháp có quy định rõ ràng rằng sản phẩm
đó có thể được phân loại theo nhiều dòng thuế.

Bổ sung Điều II
Khoản 2 a)
Việc tham chiếu tới khoản 2 điều III nêu tại khoản 2 a) điều II chỉ được áp dụng khi điều III đã
được sửa đổi với sự điều chỉnh đã dự kiến trong Nghị định thư có nội dung sửa đổi Phần II và sửa đổi điều
XXVI của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại GATT ký ngày 14 tháng 9 năm 1948 (11) đã có
hiệu lực.
Khoản 2 b)
Xem phần ghi chú về khoản đầu tiên của điều khoản đầu tiên.

24
Khoản 4
Trừ khi có thoả thuận khác rõ ràng của các bên ký kết đã đàm phán các nhân nhượng thuế quan ban
đầu, các quy định của khoản 4 sẽ được áp dụng có tính đến các quy định của điều 31 Hiến chương
Havana.

Bổ sung Điều III


Mọi khoản thuế hay khoản thu nội địa hoặc mọi luật lệ, quy tắc hoặc quy định nêu tại khoản đầu
tiên, áp dụng với sản phẩm nhập khẩu cũng như với sản phẩm nội tương tự và được đánh -với sản phẩm
nhập khẩu- vào lúc và tại nơi nhập khẩu không vì thế mà không được coi là một khoản thuế hay khoản thu
nội địa hoặc mọi luật lệ, quy tắc hoặc quy định nêu tại khoản đầu tiên và do vậy sẽ chịu sự điều chỉnh của
các quy định của điều III.
Khoản 1
Việc áp dụng khoản đầu tiên vào thuế nội địa được các chính phủ hay chính quyền địa phương của
các lãnh thổ một bên ký kết áp dụng được điều chỉnh bởi các quy định của khoản cuối cùng điều XXIV.
Thuật ngữ "các biện pháp hợp lý trong quyền hạn của mình" không được hiểu, ví dụ, là buộc các bên ký
kết lẩn tránh nền lập pháp quốc gia đang cho phép các chính quyền địa phương quyền được đánh những
khoản thuế nội địa xét về hình thức thì trái với lời văn điều khoản đó mà về nội dung trong thực tế lại
không trái với tinh thần điều khoản đó, nếu sự lẩn tránh đó sẽ dẫn đến những khó khăn tài chính nặng nề
cho chính phủ và chính quyền địa phương liên quan. Với những khoản thuế do các chính phủ và chính
quyền địa phương thu trái với điều III cả về câu chữ và tinh thần, thuật ngữ "các biện pháp hợp lý trong
quyền hạn của mình" cho phép một bên ký kết triệt tiêu từng bước các khoản thuế này trong thời kỳ
chuyển đổi, nếu triệt tiêu ngay có thể gây ra những khó khăn về hành chính và tài chính.

Khoản 2
Một khoản thuế thoả mãn các quy định tại câu đầu tiên khoản 2 chỉ coi là không tương thích với câu
thứ hai trong trường hợp có sự cạnh tranh giữa một bên là sản phẩm và bên kia là một sản phẩm cạnh
tranh trực tiếp hay một sản phẩm có thể trực tiếp thay thế nhưng lại không phải chịu một khoản thuế
tương tự.

Khoản 5
Một quy tắc tương thích với các quy định của câu đầu tiên của khoản 5 sẽ không được coi là trái với
các quy định tại câu thứ hai nếu nước áp dụng quy tắc đó có sản xuất với số lượng đáng kể mọi sản phẩm
và các sản phẩm đó đều phải chịu khoản thuế đó. Không thể viện dẫn rằng trong khi phân định những
phần tỷ lệ hay số lượng xác định cho mỗi sản phẩm chịu sự điều chỉnh của quy tắc, người ta đã duy trì một
tương quan thoả đáng giữa sản phẩm nhập khẩu và các sản phẩm nội địa, để bảo vệ rằng một quy tắc đã
đáp ứng các quy định tại câu thứ hai.

Bổ sung điều V

Bổ sung điều VI
Khoản 1
1. Việc các doanh nghiệp thông đồng bán phá giá (có nghĩa là nhà nhập khẩu bán hàng với giá hàng
tương ứng với giá ghi trên hoá đơn xuất khẩu của nhà xuất khẩu có liên kết với nhà nhập khẩu, và giá xuất
khẩu đó vẫn thấp hơn giá thực tế tại nước xuất khẩu) là một hình thức bán phá giá; với loại hình này, biên
độ phá giá có thể được tính toán dựa trên giá bán lại sản phẩm tại nước nhập khẩu.
2. Thừa nhận rằng trong trường hợp nhập khẩu từ một nước mà thương mại hoàn toàn mang tính chất
độc quyền hay hầu như độc quyền hoặc toàn bộ giá trong nước do Nhà nước định đoạt, việc xác định tính
so sánh của giá cả nhằm mục đích nêu tại khoản đầu tiên có thể có những khó khăn đặc biệt và trong
những trường hợp đó, các bên ký kết là bên nhập khẩu có thể thấy cần tính đến khả năng rằng việc so sánh
chúnh xác với giá cả trong nước của nước đó không phải lúc nào cũng thích đáng.

Khoản 2 và 3

25
1. Lý do là trong thực tế hải quan thường xảy ra việc một bên ký kết có thể đòi hỏi có sự đảm bảo hợp
lý (bảo lãnh hay đặt cọc bằng tiền để thanh toán thuế chống bán phá giá hay thuế đối kháng trong khi chờ
kết quả điều tra cuối cùng theo thực tế, khi nghi ngờ có bán phá giá hay trợ cấp.
2. Việc thực hành đa tệ trong một số trường hợp có thể dẫn đến trợ cấp cho xuất khẩu và có thể là đối
tượng đánh thuế đối kháng theo các điều khoản tại khoản 3, hay tạo nên một hình thức bán phá giá thông
qua chỉ phá giá một phần đồng tiền của một nước, và có thể là đối tượng đều chỉnh của các biện pháp nêu
tại khoản 2. Thuật ngữ "thực hàmh đa tệ" nhằm vào những thực hành được chính phủ áp dụng hay chấp
nhận cho áp dụng.

Khoản 6 (b)
Mọi sự khiển trách các quy định tại khoản 6 b) sẽ chỉ được xem xét theo của bên ký kết có đề nghị
đánh thuế chống bán phá giá hay thuế đối kháng.

Bổ sung điều VII



Bổ sung Điều VIII

Bổ sung điều XI, XII, XIII, XIV và XVIII

Bổ sung Điều khoản XVI
Việc miễn cho một sản phẩm xuất khẩu những khoản thuế đánh vào sản phẩm tương tự được tiêu
dùng nội địa hay việc hoàn trả các khoản thuế nhưng không vượt quá mức thuế phải hay đã nộp sẽ không
bị coi là một khoản trợ cấp.
điểm B
1. Không một quy định nào của điểm B ngăn cản một bên ký kết áp dụng đa tỷ giá phù hợp với Điều
lệ của Quỹ Tiền Tệ Quốc tế.
2. Để áp dụng điểm B, thuật ngữ "sản phẩm sơ cấp" được hiểu là bao gồm nông sản, lâm sản, sản
phẩm nghề cá và mọi khoáng sản, dù đó là một sản phẩm dưới dạng tự nhiên hay đã qua chế biến mà
thương mại quốc tế đòi hỏi phải giao dịch với số lượng lớn.
Khoản 3
1. Việc một bên ký kết trước đây không xuất khẩu một sản phẩm được đề cập đến ở khoản này không
làm mất quyền của bên ký kết đó có được một phần trong thương mại sản phẩm này.
2. Một hệ thống nhằm vào hoặc ổn định giá cả một sản phẩm sơ cấp trong nước, hoặc ổn định thu
nhập của các nhà sản xuất trong nước sản phẩm đó, độc lập với giá cả xuất khẩu- việc đó có lúc dẫn đến
việc một sản phẩm được xuất khẩu với giá thấp hơn so với giá có thể so sánh thực hành với người mua
trên thị trường nội địa, sản phẩm tương tự sẽ không được coi là một hình thức trợ cấp xuất khẩu theo nghĩa
của khoản 3, nếu Các Bên Ký Kết xác định được:
Không phụ thuộc vào sự xác định của Các Bên Ký Kết về vấn đề này, các biện pháp phát sinh trong
thực hiện một hệ thống như vậy sẽ được xét theo quy định của khoản 3 khi nguồn tài trợ được nhà sản
xuất sản phẩm đó đóng góp một phần hay toàn bộ, ngoài sự đóng góp của các nhà sản xuất các sản phẩm
đó.
a) rằng hệ thống đó cũng dẫn đến hay được lập ra theo cách để đạt tới sản phẩm này được bán
xuất khẩu với giá cao hơn giá thực hành với người mua trên thị trường nội địa, sản phẩm tương tự;
b) và rằng hệ thống đó khi được vận dụng thực tế với sản xuất, hay vì bất kỳ một lý do nào khác,
được áp dụng hay lập ra theo cách không phải là để khuyến khích xuất khẩu một cách không chính
đáng hay không dẫn đến sự tổn hại nghiêm trọng nào với quyền lợi của các bên ký kết khác.
Khoản 4
Đối tượng của khoản 4 là làm cho các bên ký kết cố gắng đạt được một thoả thuận chậm nhất là
cuối năm 1957 để đến ngày 1 tháng 1 năm 1958 loại bỏ mọi khoản trợ cấp vẫn còn tồn tại hoặc nếu không
đạt được một thoả thuận như vậy cũng đạt được một thoả thuận về việc tiếp tục duy trì hiện trạng cho tới
một ngày gần nhất trong tương lai, với hy vọng đạt được một thoả thuận như vậy.

Bổ sung Điều khoản XVII


26
Điều XX
điểm h)
Ngoại lệ nêu tại điểm này được mở rộng ra mọi sản phẩm cơ sở phù hợp với các nguyên tắc đã
được Hội đồng kinh tế và xã hội thông qua trong nghị quyết số 30 (IV) ngày 28 tháng 3 năm 1947.

Bổ sung điều XXIV


Khoản 9
Thoả thuận rằng, căn cứ vào các quy định của điều khoản đẩu tiên, khi một sản phẩm đã được nhập
khẩu vào lãnh thổ của một liên minh quan thuế hay khu vực thương mại tự do với thuế suất ưu đãi được
tái xuất khẩu vào lãnh thổ một thành viên khác của liên minh hay khu vực đó, thành viên này phải thu
thêm một khoản thuế bằng mức chênh lệch giữa thuế đã thu và thuế suất cao nhất lẽ ra phải đánh vào sản
phẩm khi sản phẩm được nhập khẩu trực tiếp vào lãnh thổ của mình.

Khoản 11
Khi các hiệp định thương mại chính thức được ký kết giữa ấn độ và Pa-ki-xơ-tan, các biện pháp có
thể được các nước này áp dụng nhằm thực hiện các hiệp định này có thể trái với một số điều khoản thuộc
Hiệp định này nhưng không được trái với mục tiêu của Hiệp định.

Bổ sung Điều khoản XXVIII



Bổ sung Phần IV
Các thuật ngữ "bên ký kết phát triển" và "bên ký kết kém phát triển hơn" được sử dụng trong Phần
IV nhằm chỉ các nước phát triển và các nước kém /chậm phát triển là thành viên của hiệp định Chung về
Thuế quan và Thương mại-GATT.

Bổ sung Điều XXXVI


27
HIỆP ĐỊNH THỰC THI ĐIỀU VI CỦA HIỆP ĐỊNH CHUNG VỀ THUẾ QUAN VÀ
THƯƠNG MẠI - GATT (1994) (ADA)

(về Chống bán phá giá)

Các Thành viên dưới đây thoả thuận như sau:

Phần I

Điều 1

Các nguyên tắc

Một biện pháp chống phá giá chỉ được áp dụng trong trường hợp được qui định tại Điều
VI của GATT 1994 và phải tuân theo các thủ tục điều tra được bắt đầu [1] và tiến hành theo đúng
các qui định của Hiệp định này. Các qui định sau đây điều tiết việc áp dụng Điều VI của GATT
1994 khi có một hành động được thực thi theo luật hoặc các qui định về chống bán phá giá.

Điều 2

Xác định việc bán phá giá

2.1 Trong phạm vi Hiệp định này, một sản phẩm bị coi là bán phá giá (tức là được đưa vào
lưu thông thương mại của một nước khác thấp hơn trị giá thông thường của sản phẩm đó) nếu
như giá xuất khẩu của sản phẩm được xuất khẩu từ một nước này sang một nước khác thấp hơn
mức giá có thể so sánh được của sản phẩm tương tự được tiêu dùng tại nước xuất khẩu theo các
điều kiện thương mại thông thường.

2.2 Trong trường hợp không có các sản phẩm tương tự được bán trong nước theo các điều
kiện thương mại thông thường tại thị trường nước xuất khẩu hoặc trong trường hợp việc bán
trong nước đó không cho phép có được sự so sánh chính xác do điều kiện đặc biệt của thị trường
đó hoặc do số lượng hàng bán tại thị trường trong nước của nước xuất khẩu hàng hóa quá nhỏ [2],
biên độ bán phá giá sẽ được xác định thông qua so sánh với mức giá có thể so sánh được của sản
phẩm tương tự được xuất khẩu sang một nước thứ 3 thích hợp, với điều kiện là mức giá có thể so
sánh được này mang tính đại diện, hoặc được xác định thông qua so sánh với chi phí sản xuất tại
nước xuất xứ hàng hóa cộng thêm một khoản hợp lý chi phí quản lý, chi phí bán hàng, các chi phí
chung và lợi nhuận.

2.2.1 Việc bán các sản phẩm tương tự tại thị trường nội địa của nước xuất khẩu hoặc bán
sang một nước thứ ba với giá thấp hơn chi phí sản xuất theo đơn vị sản phẩm (bao gồm chi
phí cố định và chi phí biến đổi) cộng với các chi phí quản trị, chi phí bán hàng và các chi
phí chung có thể được coi là giá bán không theo các điều kiện thương mại thông thường về
giá và có thể không được xem xét tới trong quá trình xác định giá trị thông thường của sản
phẩm chỉ khi các cơ quan có thẩm quyền [3] quyết định rằng việc bán hàng đó được thực hiện
trong một khoảng thời gian kéo dài[4] với một khối lượng đáng kể[5] và được bán với mức giá
không đủ bù đắp chi phí trong một khoảng thời gian hợp lý. Nếu như mức giá bán thấp hơn
chi phí tại thời điểm bán hàng nhưng lại cao hơn mức chi phí bình quân gia quyền cho mỗi

28
sản phẩm trong khoảng thời gian tiến hành điều tra thì mức giá đó được coi là đủ để bù đắp
cho các chi phí trong một khoảng thời gian hợp lý.

2.3 Trong trường hợp không tồn tại mức giá xuất khẩu hoặc cơ quan có thẩm quyền thấy
rằng mức giá xuất khẩu không đáng tin cậy vì lý do nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu hoặc một
bên thứ ba nào đó có quan hệ với nhau hoặc có thoả thuận về bù trừ, giá xuất khẩu có thể được
diễn giải trên cơ sở mức giá khi sản phẩm nhập khẩu được bán lại lần đầu cho một người mua
hàng độc lập, hoặc nếu như sản phẩm đó không được bán lại cho một người mua hàng độc lập
hoặc không được bán lại theo các điều kiện giống với điều kiện nhập khẩu hàng hóa thì mức giá
có thể được xác định trên một cơ sở hợp lý do cơ quan có thẩm quyền tự quyết định.

2.4…

2.5 Trong trường hợp sản phẩm không được nhập khẩu trực tiếp từ nước xuất xứ hàng hóa
mà được xuất khẩu sang lãnh thổ Thành viên nhập khẩu hàng hóa đó từ một nước trung gian, giá
của hàng hóa khi được bán từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu thông thường sẽ được so sánh
với mức giá có thể so sánh được tại nước xuất khẩu. Tuy nhiên, có thể đem so sánh với mức giá
tại nước xuất xứ hàng hóa, ví dụ như trong trường hợp sản phẩm chỉ đơn thuần chuyển cảng qua
nước xuất khẩu hoặc sản phẩm đó không được sản xuất tại nước xuất khẩu hoặc khi không có
mức giá tương đương nào có thể đem ra so sánh tại nước xuất khẩu hàng hóa.

2.6 Trong toàn bộ Hiệp định này, khái niệm "sản phẩm tương tự" sẽ được hiểu là sản phẩm
giống hệt, tức là sản phẩm có tất cả các đặc tính giống với sản phẩm đang được xem xét, hoặc
trong trường hợp không có sản phẩm nào như vậy thì là sản phẩm khác mặc dù không giống ở
mọi đặc tính nhưng có nhiều đặc điểm gần giống với sản phẩm được xem xét.

2.7 Điều này không ảnh hưởng gì đến Điều khoản Bổ sung thứ 2 đối với khoản 1, Điều VI tại
Phụ lục I của GATT 1994.

Điều 3

Xác định Tổn hại[9]

3.1 Việc xác định tổn hại nhằm thực hiện Điều VI của GATT 1994 phải được tiến hành dựa
trên bằng chứng xác thực và thông qua điều tra khách quan về cả hai khía cạnh: (a) khối lượng
hàng hóa nhập khẩu được bán phá giá và ảnh hưởng của hàng hóa được bán phá giá đến giá trên
thị trường nội địa của các sản phẩm tương tự và (b) hậu quả của việc nhập khẩu này đối với các
nhà sản xuất các sản phẩm trên ở trong nước.

3.2 Đối với khối lượng hàng nhập khẩu được bán phá giá, cơ quan điều tra phải xem xét liệu
hàng nhập khẩu được bán phá giá có tăng lên đáng kể hay không, việc tăng này có thể là tăng
tuyệt đối hoặc tương đối khi so sánh với mức sản xuất hoặc nhu cầu tiêu dùng tại nước nhập
khẩu. Về tác động của hàng nhập khẩu được bán phá giá đối với giá, cơ quan điều tra phải xem
xét có phải là hàng được bán phá giá đã được giảm đáng kể giá của sản phẩm tương tự tại nước

29
nhập khẩu hay không, hoặc xem xét có đúng là hàng nhập khẩu đó làm ghìm giá ở mức đáng kể
hoặc ngăn không cho giá tăng đáng kể, điều lẽ ra đã xảy ra nếu không bán phá giá hàng nhập đó.
Không một hoặc một số nhân tố nào trong tất cả các nhân tố trên đủ để có thể đưa đến kết luận
mang tính quyết định.

3.3 Khi có nhiều cuộc điều tra chống bán phá giá về cùng một sản phẩm được nhập khẩu từ
nhiều nước khác nhau, cơ quan điều tra có thể đánh giá ảnh hưởng một cách tổng hợp của hàng
nhập khẩu này chỉ trong trường hợp cơ quan này xác định được rằng: (a) biên độ bán phá giá
được xác định đối với hàng nhập khẩu từ mỗi nước vượt quá mức tối thiểu có thể bỏ qua (de
minimis) được qui định tại khoản 8 Điều 5 và số lượng hàng nhập khẩu từ mỗi nước không ở mức
có thể bỏ qua được; (b) việc đánh giá gộp các ảnh hưởng của hàng nhập khẩu là thích hợp nếu xét
đến điều kiện cạnh tranh giữa các sản phẩm nhập khẩu với nhau và điều kiện cạnh tranh giữa các
sản phẩm nhập khẩu và sản phẩm tương tự trong nước.

3.4 Việc kiểm tra ảnh hưởng của hàng nhập khẩu được bán phá giá đối với ngành sản xuất
trong nước có liên quan phải bao gồm việc đánh giá tất cả các nhân tố và chỉ số có ảnh hưởng đến
tình trạng của ngành sản xuất, trong đó bao gồm mức suy giảm thực tế và tiềm ẩn của doanh số,
lợi nhuận, sản lượng, thị phần, năng suất, tỉ lệ lãi đối với đầu tư, tỉ lệ năng lực được sử dụng; các
nhân tố ảnh hưởng đến giá trong nước, độ lớn của biên độ bán phá giá; ảnh hưởng xấu thực tế
hoặc tiềm ẩn đối với chu chuyển tiền mặt, lượng lưu kho, công ăn việc làm, tiền lương, tăng
trưởng, khả năng huy động vốn hoặc nguồn đầu tư. Danh mục trên chưa phải là đầy đủ, dù có một
hoặc một số nhân tố trong các nhân tố trên cũng không nhất thiết đưa ra kết luận mang tính quyết
định.

3.5 Cần phải chứng minh rằng sản phẩm được bán phá giá thông qua các ảnh hưởng của việc
bán phá giá như được qui định tại khoản 2 và 4 gây ra tổn hại theo như cách hiểu của Hiệp định
này. Việc chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hàng nhập khẩu được bán phá giá và tổn hại
đối với sản xuất trong nước được dựa trên việc kiểm tra tất cả các bằng chứng có liên quan trước
các cơ quan có thẩm quyền. Các cơ quan có thẩm quyền cũng phải tiến hành điều tra các nhân tố
được biết đến khác cũng đồng thời gây tổn hại đến ngành sản xuất trong nước và tổn hại gây ra
bởi những nhân tố đó sẽ không được tính vào ảnh hưởng do hàng bị bán phá giá gây ra. Bên cạnh
những yếu tố khác, các yếu tố có thể tính đến trong trường hợp này bao gồm: số lượng và giá của
những hàng hóa nhập khẩu không bị bán phá giá, giảm sút của nhu cầu hoặc thay đổi về hình thức
tiêu dùng, các hành động hạn chế thương mại hoặc cạnh tranh giữa nhà sản xuất trong nước và
nước ngoài, phát triển của công nghệ, khả năng xuất khẩu và năng suất của ngành sản xuất trong
nước.

3.6 ảnh hưởng của hàng nhập khẩu được bán phá giá sẽ được đánh giá trong mối tương quan
với sản xuất trong nước của sản phẩm tương tự nếu như các số liệu có được cho phép phân biệt rõ
ràng ngành sản xuất đó trên cơ sở các tiêu chí về qui trình sản xuất, doanh số và lợi nhuận của
nhà sản xuất. Nếu như việc phân biệt rõ ràng ngành sản xuất đó không thể tiến hành được, thì ảnh
hưởng của hàng nhập khẩu được bán phá giá sẽ được đánh giá bằng cách đánh giá việc sản xuất
của một nhóm hoặc dòng sản phẩm ở phạm vi hẹp nhất, trong đó vẫn bao gồm sản phẩm tương
tự, để có thể có được các thông tin cần thiết về nhóm sản phẩm này.

30
3.7 Việc xác định sự đe doạ ra thiệt hại về vật chất hay không phải được tiến hành dựa trên
các chứng cứ thực tế và không được phép chỉ căn cứ vào phỏng đoán, suy diễn hoặc một khả
năng mơ hồ. Sự thay đổi trong hoàn cảnh có thể gây tổn hại do việc bán phá giá phải trong phạm
vi có thể dự đoán được một cách chắc chắn và sẽ diễn ra trong tương lai gần. [10] Khi quyết định
xem có tồn tại nguy cơ gây tổn hại vật chất hay không, cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành
xem xét các nhân tố bao gồm, nhưng không chỉ giới hạn bởi các yếu tố sau:

(i) tỉ lệ gia tăng đáng kể hàng nhập khẩu được bán phá giá vào thị trường trong nước
và đó là dấu hiệu cho thấy rất có khả năng nhập khẩu sẽ gia tăng ở mức lớn;

(ii) năng lực sản xuất của nhà xuất khẩu đủ lớn hoặc có sự gia tăng đáng kể trong
tương lai gần về năng lực sản xuất của nhà xuất khẩu và đây là dấu hiệu cho thấy
có nhiều khả năng sẽ có sự gia tăng đáng kể của hàng xuất khẩu được bán phá giá
sang thị trường của Thành viên nhập khẩu sau khi đã tính đến khả năng các thị
trường xuất khẩu khác có thể tiêu thụ thêm được một lượng xuất khẩu nhất định;

(iii) liệu hàng nhập khẩu được nhập với mức giá có tác động làm giảm hoặc kìm hãm
đáng kể giá trong nước và có thể làm tăng nhu cầu đối với hàng nhập khẩu thêm
nữa hay không;

(iv) số thực tồn kho của sản phẩm được điều tra.

Không một nhân tố nào trong số các nhân tố nêu trên tự mình có đủ tính quyết định để dẫn đến
kết luận nhưng tổng hợp các nhân tố trên sẽ dẫn đến kết luận là việc tiếp tục xuất khẩu phá giá là
tiềm tàng và nếu như không áp dụng hành động bảo hộ thì tổn hại vật chất sẽ xảy ra.

3.8. Trong những trường hợp hàng nhập khẩu bán phá giá đe dọa gây ra thiệt hại, thì việc áp dụng
các biện pháp chống bán phá giá sẽ được đặc biệt quan tâm xem xét và quyết định.

Điều 4

Định nghĩa về Ngành sản xuất Trong nước

4.1 Nhằm thực hiện Hiệp định này, khái niệm "ngành sản xuất trong nước" được hiểu là dùng
để chỉ tập hợp chung các nhà sản xuất trong nước sản xuất các sản phẩm tương tự hoặc để chỉ
những nhà sản xuất có tổng sản phẩm chiếm phần lớn tổng sản xuất trong nước của các sản phẩm
đó, trừ các trường hợp:

(i) khi có những nhà sản xuất có quan hệ[11] với nhà xuất khẩu hoặc nhà nhập khẩu
hoặc chính họ là người nhập khẩu hàng hóa đang bị nghi là được bán phá giá thì
khái niệm "ngành sản xuất trong nước" có thể được hiểu là dùng để chỉ tất cả các
nhà sản xuất còn lại;

31
(ii) trong trường hợp biệt lệ khi lãnh thổ của Thành viên có ngành sản xuất đang
được xem xét bị phân chia thành hai hay nhiều thị trường cạnh tranh nhau và các
nhà sản xuất tại mỗi thị trường có thể được coi là ngành sản xuất độc lập nếu như
(a) các nhà sản xuất tại thị trường đó bán tất cả hoặc hầu như tất cả sản phẩm
đang được xem xét tại thị trường đó, và (b) nhu cầu tại thị trường đó không được
cung ứng ở mức độ đáng kể bởi các nhà sản xuất sản phẩm đang được xem xét
nằm ngoài lãnh thổ trên. Trong trường hợp trên, có thể được coi là có tổn hại
ngay cả khi phần lớn ngành sản xuất không bị tổn hại với điều kiện là có sự tập
trung nhập khẩu hàng được bán phá giá vào thị trường biệt lập đó và điều kiện
nữa là hàng nhập khẩu được bán phá giá gây tổn hại đối với các nhà sản xuất sản
xuất ra toàn bộ hoặc gần như toàn bộ lượng sản xuất tại thị trường đó.

4.2 Khi "ngành sản xuất trong nước" được hiểu là các nhà sản xuất tại một khu vực, tức là
một thị trường nhất định như được qui định tại khoản 1(ii), thuế chống phá giá sẽ chỉ được
đánh[12] vào các sản phẩm được dành riêng để tiêu thụ tại thị trường đó. Nếu như luật pháp của
Thành viên nhập khẩu không cho phép việc đánh thuế chống phá giá như trên, Thành viên nhập
khẩu hàng có thể đánh thuế chống phá giá một cách không hạn chế chỉ khi (a) các nhà xuất khẩu
được tạo cơ hội để có thể đình chỉ việc xuất khẩu với mức giá được coi là phá giá vào khu vực
nói trên hoặc bằng một cách khác nào đó có thể đưa ra đảm bảo theo đúng qui định tại Điều 8 đã
không đưa ra đảm bảo thích đáng; và (b) thuế chống phá giá trên chỉ đánh vào sản phẩm của nhà
sản xuất cụ thể đang cung cấp cho khu vực nói trên.

Điều 5

Bắt đầu và Quá trình Điều tra Tiếp theo

5.1 Trừ phi có qui định khác tại khoản 6 dưới đây, một cuộc điều tra để quyết định xem thực
sự có tồn tại việc bán phá giá không cũng như quyết định mức độ và ảnh hưởng của trường hợp
đang bị nghi ngờ là bán phá giá sẽ được bắt đầu khi có đơn yêu cầu bằng văn bản của ngành sản
xuất trong nước hoặc của người nhân danh cho ngành sản xuất trong nước.

5.2 Đơn yêu cầu được nhắc đến tại khoản 1 sẽ bao gồm bằng chứng của: (a) việc bán phá giá,
(b) sự tổn hại theo đúng cách hiểu của Điều VI của Hiệp định GATT 1994 và được diễn
giải tại Hiệp định này và (c) mối quan hệ nhân quả giữa hàng nhập khẩu được bán phá
giá và tổn hại đang nghi ngờ xảy ra. Việc khẳng định đơn thuần mà không được cụ thể
hóa bằng các bằng chứng xác đáng sẽ không được coi là đáp ứng đủ các điều kiện đề ra
tại khoản này. …

5.3 Các cơ quan có thẩm quyền sẽ điều tra mức độ xác thực và đầy đủ của các bằng chứng
được đưa ra tại đơn yêu cầu để quyết định xem liệu đã có được các bằng chứng đầy đủ để bắt đầu
quá trình điều tra hay không.

5.4 Một cuộc điều tra sẽ không được bắt đầu căn cứ theo khoản 1 trừ phi các cơ quan có thẩm
quyền, trên cơ sở đánh giá mức độ ủng hộ hoặc phản đối [13] với đơn yêu cầu của các nhà sản xuất
sản phẩm tương tự trong nước, đã quyết định được rằng đơn đúng là được ngành sản xuất trong
nước yêu cầu hoặc được yêu cầu thay mặt cho ngành sản xuất trong nước. [14] Đơn yêu cầu sẽ được
coi là được yêu cầu bởi ngành sản xuất trong nước hoặc đại diện cho ngành sản xuất trong nước

32
nếu như đơn này được ủng hộ bởi các nhà sản xuất chiếm tối thiểu 50% tổng sản lượng của sản
phẩm tương tự được làm bởi các nhà sản xuất đã bầy tỏ ý kiến tán thành hoặc phản đối đơn yêu
cầu đó. Tuy nhiên, điều tra sẽ không được bắt đầu nếu như các nhà sản xuất bầy tỏ ý tán thành
điều tra chiếm ít hơn 25% tổng sản lượng của sản phẩm tương tự được ngành sản xuất trong nước
làm ra.

5.5 Trừ phi quyết định bắt đầu điều tra đã được đưa ra, các cơ quan có thẩm quyền sẽ tránh
không công bố đơn yêu cầu bắt đầu điều tra. Tuy nhiên, sau khi đã nhận được đơn kèm theo các
tài liệu hợp lệ và trước khi tiến hành bắt đầu quá trình điều tra, các cơ quan có thẩm quyền phải
thông báo cho chính phủ của Thành viên xuất khẩu hàng hóa có liên quan.

5.6 Trong trường hợp đặc biệt, nếu như các cơ quan hữu quan quyết định bắt đầu một cuộc
điều tra mặc dù không có đơn yêu cầu tiến hành điều tra của hay đại diện cho ngành sản xuất
trong nước, các cơ quan này chỉ tiến hành điều tra khi có đầy đủ các bằng chứng về việc phá giá
về thiệt hại và mối quan hệ nhân quả như được qui định tại khoản 2 để biện minh cho hành động
bắt đầu điều tra.

5.7 Bằng chứng của việc phá giá và tổn hại sẽ được xem xét đồng thời (a) để đưa ra quyết
định có bắt đầu điều tra hay không và (b) trong quá trình điều tra sau đó bắt đầu tính từ ngày
không muộn hơn ngày đầu tiên áp dụng các biện pháp tạm thời theo các qui định của Hiệp định
này.

5.8 Một đơn yêu cầu như được qui định tại khoản 1 sẽ bị từ chối và cuộc điều tra sẽ bị đình
chỉ ngay lập tức nếu như các cơ quan hữu quan thấy rằng không có đầy đủ bằng chứng về việc
bán phá giá hoặc về tổn hại đủ để biện minh cho việc triển khai điều tra trường hợp phá giá đó.
Các trường hợp điều tra cũng được đình chỉ ngay lập tức trong trường hợp cơ quan có thẩm
quyền xác định rằng biên độ bán phá giá không quá mức tối thiểu (de minimis) hoặc trong trường
hợp khối lượng hàng nhập khẩu được bán phá giá hoặc tổn hại tiềm ẩn hoặc tổn hại thực tế
không đáng kể. Biên độ bán phá giá được coi là không quá mức tối thiểu nếu biên độ đó thấp hơn
2% của giá xuất khẩu. Khối lượng hàng nhập khẩu bán phá giá sẽ được coi là không đáng kể nếu
như khối lượng hàng nhập khẩu được bán phá giá từ một nước cụ thể nào đó chiếm ít hơn 3%
tổng nhập khẩu các sản phẩm tương tự vào nước nhập khẩu, ngoại trừ trường hợp số lượng nhập
khẩu của các sản phẩm tương tự từ mỗi nước có khối lượng nhập dưới 3%, nhưng tổng số các sản
phẩm tương tự nhập khẩu từ những nước này chiếm trên 7% nhập khẩu sản phẩm tương tự vào
Thành viên nhập khẩu.

5.9 …

5.10 Ngoại trừ những trường hợp đặc biệt, quá trình điều tra phải được kết thúc trong vòng 1
năm và trong mọi trường hợp không được vượt quá 18 tháng kể từ ngày bắt đầu điều tra.

Điều 6

Bằng chứng

6.1 Tất cả các bên liên quan đến một cuộc điều tra chống bán phá giá phải được thông báo về
những thông tin mà cơ quan có thẩm quyền yêu cầu và phải có đầy đủ cơ hội để có thể
cung cấp bằng văn bản các các bằng chứng mà họ cho rằng có liên quan đến cuộc điều
tra đó.

33

6.9 Trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, cơ quan có thẩm quyền sẽ thông báo cho tất cả
các bên liên quan về các chứng cứ chủ chốt được xem xét làm cơ sở cho việc quyết định liệu có
áp dụng các biện pháp nhất định nào đó không. Việc thông báo trên sẽ được tiến hành đủ sớm để
các bên có thể bảo vệ quyền lợi của mình.

6.10 Thông thường, các cơ quan có thẩm quyền sẽ quyết định một biên độ phá giá cho mỗi
nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất được biết đến là người cung cấp sản phẩm đang bị điều tra.
Trong trường hợp khó có thể đưa ra một quyết định khả thi do liên quan đến quá nhiều nhà xuất
khẩu, nhà sản xuất, nhà nhập khẩu hay loại hàng hóa, các cơ quan có thẩm quyền có thể hạn chế
phạm vi kiểm tra trong một số lượng hợp lý các bên liên quan hoặc giới hạn sản phẩm bằng cách
sử dụng mẫu được chấp nhận theo lý thuyết thống kê trên cơ sở thông tin mà các cơ quan này có
được tại thời điểm chọn mẫu hoặc hạn chế ở tỷ lệ lớn nhất của khối lượng hàng xuất khẩu từ nước
đang được điều tra mà cơ quan này có thể tiến hành điều tra được.

6.11 Trong Hiệp định này, "các bên liên quan" bao gồm:

(i) một nhà xuất khẩu hoặc một nhà sản xuất nước ngoài hoặc một nhà nhập khẩu của
sản phẩm đang được điều tra hoặc là một hiệp hội ngành nghề, hiệp hội kinh doanh
mà đại đa số thành viên của hiệp hội đó là nhà sản xuất, nhà xuất khẩu, nhà nhập
khẩu sản phẩm đó;

(ii) chính phủ của Thành viên xuất khẩu; và

(iii) nhà sản xuất các sản phẩm tương tự tại nước nhập khẩu hoặc một hiệp hội thương
mại, hiệp hội kinh doanh mà đại đa số thành viên của hiệp hội đó là nhà sản xuất
sản phẩm tương tự trên lãnh thổ của Thành viên nhập khẩu.

Danh sách các bên liên quan nêu trên không loại trừ khả năng Thành viên có thể đưa thêm vào
các bên liên quan trong nước hoặc nước ngoài khác các bên đã được nêu ở trên.

Điều 7

Các biện pháp tạm thời

7.1 Các biện pháp tạm thời chỉ được phép áp dụng nếu:

(i) việc điều tra đã được bắt đầu theo đúng qui định tại Điều 5, việc này đã được
thông báo cho công chúng và các bên hữu quan đã được tạo đầy đủ cơ hội để đệ
trình thông tin và đưa ra nhận xét;

(ii) kết luận sơ bộ đã xác nhận rằng có việc bán phá giá và có dẫn đến gây tổn hại
cho ngành sản xuất trong nước; và

34
(iii) các cơ quan có thẩm quyền hữu quan kết luận rằng cần áp dụng các biện pháp
này để ngăn chặn tổn hại đang xảy ra trong quá trình điều tra.

7.2 Các biện pháp tạm thời có thể được áp dụng dưới hình thức thuế tạm thời hoặc tối ưu hơn
là áp dụng dưới hình thức đảm bảo - bằng tiền đặt cọc hoặc tiền đảm bảo - tương đương với mức
thuế chống phá giá được dự tính tạm thời và không được cao hơn biên độ phá giá được dự tính
tạm thời. Việc đình chỉ định giá tính thuế cũng là một biện pháp tạm thời thích hợp với điều kiện
phải chỉ rõ mức thuế thông thường và mức thuế chống bán phá giá được dự tính và việc tạm đình
chỉ định giá tính thuế này cũng phải tuân thủ theo các điều kiện được áp dụng cho các biện pháp
tạm thời khác.

7.3 Các biện pháp tạm thời không được phép áp dụng sớm hơn 60 ngày kể từ ngày bắt đầu
điều tra.

7.4 Việc áp dụng các biện pháp tạm thời sẽ được hạn chế ở một khoảng thời gian càng ngắn
càng tốt và không quá 4 tháng; khi có yêu cầu của các nhà xuất khẩu đại diện cho một tỉ lệ đáng
kể khối lượng thương mại liên quan, cơ quan có thẩm quyền có thể quyết định kéo dài thời gian
áp dụng không quá 6 tháng. Trong quá trình điều tra, nếu như cơ quan có thẩm quyền kiểm tra
xem liệu một mức thuế thấp hơn biên độ phá giá có thể loại bỏ tổn hại phát sinh hay không,
khoảng thời gian trên có thể tương ứng là 6 và 9 tháng.

7.5 Khi áp dụng các biện pháp tạm thời, cần tuân thủ các qui định liên quan tại Điều 9.

Điều 8

Cam kết về giá

8.1 Các thủ tục có thể[19] được đình chỉ hoặc chấm dứt mà không áp dụng bất cứ biện pháp
tạm thời hay thuế chống phá giá nào nếu như các nhà xuất khẩu có cam kết ở mức thoả đáng sẽ
điều chỉnh giá của mình hoặc đình chỉ hành động bán phá giá vào khu vực đang điều tra để các cơ
quan có thẩm quyền thấy được rằng tổn hại do việc bán phá giá gây ra đã được loại bỏ. Khoản giá
tăng thêm khi cam kết về giá như vậy không được cao hơn mức cần thiết để có thể loại bỏ biên độ
bán phá giá. Khuyến khích việc chỉ yêu cầu mức tăng giá thấp hơn biên độ bán phá giá nếu như
mức đó đủ để loại bỏ tổn hại đối với sản xuất trong nước.

8.2 Không được phép yêu cầu hoặc chấp nhận cam kết về giá của các nhà xuất khẩu trừ khi
các cơ quan có thẩm quyền của Thành viên nhập khẩu đã có quyết định sơ bộ khẳng định có việc
bán phá giá và có tổn hại do việc bán phá giá đó gây ra.

8.3 Cam kết giá được đưa ra có thể không được chấp nhận nếu như các cơ quan có thẩm
quyền xét thấy việc chấp nhận đó không mang tính thực tế, ví dụ như vì lý do số lượng
các nhà xuất khẩu thực sự hoặc tiềm năng quá lớn hoặc vì các lý do khác, bao gồm cả các
lý do liên quan đến chính sách chung. Nếu như trường hợp đó xảy ra và nếu như có thể
thực hiện được, các cơ quan có thẩm quyền sẽ cho các nhà xuất khẩu biết lý do tại sao họ
lại coi việc chấp nhận đề nghị đó là không thích hợp và trong chừng mực có thể sẽ tạo cơ
hội cho các nhà xuất khẩu được phản biện.

35

Điều 9

Đánh thuế và thu thuế chống bán phá giá

9.1 Quyết định về việc có đánh thuế chống bán phá giá hay không sau khi tất cả các điều kiện
để có thể đánh thuế đã được đáp ứng và quyết định xem liệu mức thuế chống bán phá giá sẽ
tương đương hay thấp hơn biên độ phá giá sẽ do cơ quan có thẩm quyền của Thành viên nhập
khẩu quyết định. Việc đánh thuế trên lãnh thổ của tất cả các Thành viên, không nên cứng nhắc và
nên áp dụng mức thuế thấp hơn biên độ phá giá nếu như mức thuế thấp hơn này đủ để loại bỏ tổn
hại đối với sản xuất trong nước.

9.2 Khi thuế chống phá giá được áp dụng đối với một sản phẩm nào đó, thuế đó sẽ được thu
theo mức hợp lý đối với mỗi trường hợp, trên cơ sở không phân biệt đối xử đối với hàng nhập
khẩu từ tất cả các nguồn bị coi là bán phá giá và gây tổn hại, trừ những nguồn đã có cam kết về
giá được chấp nhận theo như qui định tại Hiệp định này. Các cơ quan có thẩm quyền sẽ nêu rõ tên
các nhà cung cấp sản phẩm liên quan. Tuy nhiên, nếu như có nhiều nhà cung cấp từ cùng một
nước và việc nêu tên các nhà sản xuất này không thực hiện được, các cơ quan có thẩm quyền có
thể chỉ nêu tên nước liên quan. Nếu như có nhiều nhà cung cấp từ nhiều nước, cơ quan có thẩm
quyền có thể nêu tên tất cả các nhà cung cấp hoặc, nếu như không thể làm như vậy, thì nêu tên
các nước liên quan.

9.3 Mức thuế chống bán phá giá không được phép vượt quá biên độ bán phá giá được xác
định theo như Điều 2.

9.5 Nếu một sản phẩm phải chịu thuế chống bán phá giá tại Thành viên nhập khẩu, các cơ
quan có thẩm quyền phải nhanh chóng xem xét lại để có thể quyết định biên độ phá giá cho từng
trường hợp đối với những nhà xuất khẩu và nhà sản xuất không tiến hành xuất khẩu hàng hóa đó
sang Thành viên nhập khẩu vào thời gian tiến hành điều tra với điều kiện là các nhà xuất khẩu và
nhà sản xuất này phải chứng minh được rằng mình không có liên hệ gì với các nhà sản xuất và
nhà xuất khẩu của nước xuất khẩu đang phải chịu thuế chống bán phá giá này. Việc xem xét lại
nói trên phải được tiến hành trên cơ sở khẩn trương hơn so với việc định thuế thông thường và
các thủ tục rà soát tại Thành viên nhập khẩu. Không được phép đánh thuế chống bán phá giá đối
với các nhà xuất khẩu và nhà sản xuất đang thuộc diện xem xét lại. Tuy nhiên các cơ quan có
thẩm quyền có quyền giữ mức định thuế và/hoặc yêu cầu bảo lãnh để có thể đảm bảo được rằng
nếu như việc xem xét lại đưa đến kết quả là phải đánh thuế đối với các nhà xuất khẩu và nhà sản
xuất này thì thuế chống bán phá giá đó có thể được thu trên cơ sở hồi tố tính từ ngày bắt đầu việc
xem xét lại.

Điều 10

Hồi tố

36
10.1 Các biện pháp tạm thời và thuế chống phá giá chỉ được áp dụng đối với các sản phẩm
được đưa vào tiêu dùng sau thời điểm mà quyết định đưa ra lần lượt theo khoản 1 Điều 7 và
khoản 1 Điều 9 bắt đầu có hiệu lực, trừ các trường hợp ngoại lệ được qui định tại Điều này.

10.2 Trong trường hợp đã có xác định thiệt hại chính thức (không phải ở mức độ đe doạ gây
thiệt hại hoặc gây ra các chậm trễ trong sự hình thành của một ngành sản xuất trong nước) hoặc
trong trường hợp đã có thể xác định chính thức nguy cơ gây thiệt hại, theo đó tác động của các
hàng hóa nhập khẩu được bán phá giá, trong trường hợp không có các biện pháp tạm thời, đã dẫn
tới việc xác định thiệt hại, thuế chống phá giá sẽ được áp dụng hồi tố đối với toàn bộ thời gian
các biện pháp tạm thời, nếu có, có hiệu lực.

10.3 Nếu thuế đối kháng được chính thức đưa ra cao hơn mức thuế suất tạm thời đã nộp hay
phải nộp, hoặc mức nộp ước tính tạm thời để đặt cọc thì số chênh lệch sẽ không thu. Nếu mức
thuế chính thức thấp hơn mức thuế suất tạm thời đã nộp hay phải nộp, hoặc mức nộp ước tính tạm
thời để bảo hộ, thì số chênh lệch sẽ được hoàn lại hay số thuế phải nộp sẽ được tính lại tuỳ từng
trường hợp cụ thể.

10.4 Trừ các trường hợp được quy định trong khoản 2, khi đã xác định được nguy cơ gây thiệt
hại thực sự hay làm chậm sự phát triển của ngành sản xuất trong nước (mặc dù chưa phát sinh
thiệt hại) thì chỉ có thể áp dụng thuế chống phá giá chính thức bắt đầu từ ngày xác định được
nguy cơ gây thiệt hại hay thực sự làm chậm sự phát triển của ngành sản xuất, mọi khoản tiền ký
quỹ đã thu trong quá trình thực hiện các biện pháp tạm thời sẽ được hoàn lại và tất cả các tài sản
bảo đảm sẽ được giải phóng ngay.

10.5 Khi đã chính thức xác định không có dấu hiệu phá giá thì toàn bộ các khoản tiền ký quỹ
đã thu trong thời gian áp dụng các biện pháp tạm thời sẽ được hoàn lại và tất cả các tài sản bảo
đảm sẽ được giải phóng ngay.

10.6 Mức thuế chống phá giá chính thức sẽ được áp dụng đối với các sản phẩm được đưa vào
tiêu dùng trong thời gian không quá 90 ngày trước khi áp dụng các biện pháp tạm thời, khi các cơ
quan có thẩm quyền xác định sản phẩm bị bán phá giá sẽ căn cứ vào:

(i) đã có tiền sử bán phá giá gây thiệt hại hoặc người nhập khẩu đã biết hoặc sau này
biết rằng người xuất khẩu đang bán phá giá và việc bán phá giá này sẽ gây thiệt
hại, và

(ii) thiệt hại do bán phá giá hàng loạt đối với một sản phẩm trong thời gian tương đối
ngắn, nếu xét về thời gian cũng như khối lượng hàng nhập khẩu được bán phá giá
và các tình huống khác (như sự gia tăng nhanh chóng lượng hàng nhập khẩu
trong kho) có thể gây ra các thiệt hại nghiêm trọng đến tác dụng điều chỉnh của
thuế chống phá giá sẽ được áp dụng, với điều kiện là các nhà nhập khẩu có liên
quan đã có cơ hội để phản biện.

10.8 Thuế chống bán phá giá không được áp dụng hồi tố theo khoản 6 đối với các sản phẩm
được đưa vào tiêu dùng trước khi bắt đầu tiến hành điều tra.

Điều 11

Thời hạn áp dụng và việc xem xét lại thuế chống phá giá và các cam kết về giá

37
11.1 Thuế chống phá giá chỉ áp dụng trong khoảng thời gian và mức độ cần thiết để chống lại
các trường hợp bán phá giá gây thiệt hại trong nước.

11.2 Các cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét lại yêu cầu tiếp tục duy trì thuế chống phá giá
trong trường hợp các cơ quan thấy cần thiết hoặc trên cơ sở đề nghị của các bên có liên quan đã
cung cấp các thông tin tích cực đủ để đề nghị xem xét lại [21], với điều kiện là khoảng thời gian hợp
lý đã hết kể từ khi chính thức áp dụng thuế chống phá giá. Các bên có liên quan có quyền đề nghị
các cơ quan có thẩm quyền xem xét việc tiếp tục áp dụng thuế chống phá giá có cần thiết nữa hay
không, liệu các tác hại của việc bán phá giá có còn tiếp diễn hay lại xảy ra hay không nếu thuế
chống phá giá được điều chỉnh hay loại bỏ hoàn toàn. Sau khi đã xem xét theo các thủ tục nêu ra
tại khoản này, các cơ quan hữu quan có thể quyết định việc áp dụng thuế chống phá giá là không
còn cần thiết và loại thuế này sẽ được ngừng áp dụng ngay.

11.3 Ngoại trừ các quy định của khoản 1 và 2, thuế chống phá giá sẽ chấm dứt hiệu lực không
muộn hơn 5 năm kể từ khi được áp dụng (hoặc kể từ ngày tiến hành rà soát gần nhất theo khoản 2
nếu việc rà soát này bao gồm cả cả việc xem xét có phá giá hay không và có thiệt hại hay không,
hoặc theo khoản này), trừ phi các cơ quan hữu quan ra quyết định rằng việc hết hạn hiệu lực của
thuế chống phá giá có thể dẫn tới sự tiếp tục cũng như tái phát sinh hiện tượng phá giá và các
thiệt hại[22], sau khi tự tiến hành rà soát trước ngày này trên cơ sở đề nghị hợp lý do ngành sản
xuất trong nước hoặc các đề nghị lập theo uỷ nhiệm của các ngành sản xuất này trong một khoảng
thời gian hợp lý trước khi hết hạn. Thuế chống phá giá có thể tiếp tục áp dụng tùy theo kết quả
của việc rà soát này.

Điều 15

Các Thành viên đang phát triển

Cũng thừa nhận rằng các Thành viên phát triển cần phải có các chiếu cố đặc biệt đến tình
hình đặc thù của các Thành viên đang phát triển trong khi xem xét các đơn đề nghị về các biện
pháp chống bán phá giá theo các quy định của Hiệp định này. Các biện pháp điều chỉnh mang
tính chất phối hợp xây dựng sẽ được đem ra xem xét trước khi áp dụng thuế chống phá giá nếu
biện pháp này ảnh hưởng tới lợi ích cơ bản của các Thành viên đang phát triển.

...

38
HIỆP ĐỊNH VỀ TRỢ CẤP VÀ CÁC BIỆN PHÁP ĐỐI KHÁNG

Các Thành viên, bằng Hiệp định này, thoả thuận như sau:

Phần 1: Những quy định chung

Điều 1
Định nghĩa trợ cấp
1.1 Theo Hiệp định này, trợ cấp được coi là tồn tại nếu:
(a)(1) có sự đóng góp về tài chính của chính phủ hoặc một cơ quan công cộng trên
lãnh thổ của một Thành viên ( theo Hiệp định này sau đây gọi chung là “chính
phủ”) khi:
(i) chính phủ thực tế có chuyển trực tiếp các khoản vốn (ví dụ như cấp phát,
cho vay, hay góp cổ phần), có khả năng chuyển hoặc nhận nợ trực tiếp (như
bảo lãnh tiền vay);
(ii) các khoản thu phải nộp cho chính phủ đã được bỏ qua hay không thu (ví dụ:
ưu đãi tài chính như miễn thuế )[1];
(iii) chính phủ cung cấp hàng hoá hay dịch vụ không phải là hạ tầng cơ sở chung,
hoặc mua hàng ;
(iv) chính phủ góp tiền vào một cơ chế tài trợ, hay giao hoặc lệnh cho một tổ
chức tư nhân thực thi một hay nhiều chức năng đã nêu từ điểm (i) đến (iii)
trên đây, là những chức năng thông thường được trao cho chính phủ và công
việc của tổ chức tư nhân này trong thực tế không khác với những hoạt động
thông thuờng của chính phủ.
hoặc
(a) (2) có bất kỳ một hình thức hỗ trợ thu nhập hoặc trợ giá nào theo nội dung Điều XVI
của Hiệp định GATT 1994;

(b) một lợi ích được cấp bởi điều đó.
1.2 Trợ cấp theo định nghĩa tại khoản khoản 1 phải chịu sự điều chỉnh của các quy định tại
Phần II hoặc các quy định tại Phần III hoặc Phần V chỉ khi đó là một trợ cấp riêng theo các quy
định tại Điều 2.
Điều 2
Tính riêng biệt
2.1 Để xác định liệu một trợ cấp theo định nghĩa tại khoản 1 Điều 1 có được áp dụng riêng
cho một doanh nghiệp hay một nhóm các doanh nghiệp hay ngành sản xuất ( theo Hiệp định này
gọi là “các doanh nghiệp nhất định") trong phạm vi quyền hạn của cơ quan có thẩm quyềncấp trợ
cấp hay không, các nguyên tắc sau sẽ được áp dụng:
(a) Khi cơ quan có thẩm quyền cấp trợ cấp hay luật mà cơ quan đó thực hiện hạn
chế rõ ràng diện các doanh nghiệp nhất định được hưởng trợ cấp , thì các trợ cấp
đó sẽ mang tính riêng biệt.

39
(b) Khi cơ quan có thẩm quyền cấp trợ cấp hay luật mà cơ quan đó thực hiện
đặt ra các tiêu chuẩn khách quan hoặc điều kiện [2] được trợ cấp hay giá trị
khoản trợ cấp, thì không được coi là có tính riêng biệt nếu khả năng nhận trợ
cấp được mặc nhiên áp dụng và các tiêu chuẩn, điều kiện đó được tuân thủ chặt
chẽ. Các tiêu chuẩn hoặc điều kiện đó phải được thể hiện một cách rõ ràng trong
luật, quy định hoặc tài liệu chính thức khác, để có thể nhận biết được.
(c) Cho dù bề ngoài không mang tính riêng biệt do kết qủa của việc áp dụng
các nguyên tắc nêu tại điểm (a) và (b), nhưng nếu có lý do để tin rằng, trợ cấp đó
trên thực tế mang tính riêng biệt, thì có thể xem xét đến các yếu tố khác. Các yếu
tố đó là: chỉ một số lượng có hạn các doanh nghiệp được hưởng trợ cấp trợ cấp
nhiều hơn cho một số doanh nghiệp nhất định, cấp số tiền trợ cấp chênh lệch lớn
cho một số doanh nghiệp nhất định và việc này được cơ quan có thẩm quyền
thực hiện một cách tuỳ tiện khi quyết định trợ cấp [3]. Khi áp dụng điểm này, cần
tính đến mức độ của việc đa dạng hoá các hoạt động kinh tế trong phạm vi quyền
hạn của cơ quan có thẩm quyền cấp trợ cấp, cũng như cần tính tới khoảng thời
gian hoạt động của chương trình trợ cấp.
2. 2 Trợ cấp áp dụng hạn chế đối với các doanh nghiệp nhất định hoạt động tại một vùng địa
lý xác định thuộc quyền hạn của cơ quan có thẩm quyền cấp trợ cấp phải được coi là mang tính
riêng biệt. Việc chính quyền ở tất cả các cấp quy định hay thay đổi thuế suất áp dụng chung
không được coi là trợ cấp riêng biệt theo Hiệp định này.
2. 3 Bất kỳ trợ cấp nào thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều 3 sẽ được coi là trợ cấp riêng.
2. 4 Việc xác định tính riêng biệt của trợ cấp theo các quy định của Điều này phải được chứng
minh rõ ràng trên cơ sở bằng chứng thực tế.

Phần II: Trợ cấp Bị Cấm


Điều 3
Những quy định cấm
3.1 Trừ khi có quy định khác tại Hiệp định nông nghiệp, các khoản trợ cấp sau đây theo định
nghĩa tại Điều 1 sẽ bị cấm:
(a) quy định khối lượng trợ cấp, theo luật hay trong thực tế [4], dù là một điều kiện
riêng biệt hay kèm theo những điều kiện khác, căn cứ vào kết quả thực hiện xuất
khẩu, kể cả những khoản trợ cấp minh hoạ tại Phụ lục I[5];
(b) quy định khối lượng trợ cấp, dù là một điều kiện riêng biệt hay kèm theo
những điều kiện khác, ưu tiên sử dụng hàng nội địa hơn hàng ngoại.
3.2 Mỗi Thành viên sẽ không cấp hay duy trì những khoản trợ cấp nêu tại khoản 1.
Điều 4
Các chế tài
4. 1 Mỗi khi một Thành viên có lý do để tin rằng một khoản trợ cấp bị cấm đang được một
Thành viên khác áp dụng hay duy trì, thì Thành viên đó có thể yêu cầu được tham vấn với Thành
viên kia.
4. 2 Yêu cầu tham vấn nêu tại khoản 1 phải kèm theo một bản trình bày chứng cứ hiện có về
sự tồn tại và tính chất của trợ cấp nói trên.
4. 3 Khi có yêu cầu tham vấn theo quy định tại khoản 1, Thành viên bị coi là đang áp dụng
hay duy trì trợ cấp bị cấm sẽ tiến hành tham vấn trong thời gian sớm nhất có thể được. Mục tiêu
tham vấn là nhằm làm rõ sự thật tình và đi đến một thoả thuận chung giữa các bên.

40
4. 4 Nếu trong vòng 30 ngày[6] kể từ ngày có yêu cầu tham vấn mà không đạt được một giải
pháp được các bên chấp nhận, thì bất kỳ Thành viên nào tham gia tham vấn cũng có thể đưa vấn
đề ra Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB "DSB") để ngay lập tức thành lập một ban hội thẩm ,
trừ khi DSB nhất trí quyết định không thành lập ban hội thẩm để giải quyết vấn đề đó.

Phần III: Trợ cấp có thể đối kháng
Điều 5
Tác động nghịch
Không một Thành viên nào thông qua việc sử dụng bất kỳ trợ cấp nào nêu tại khoản 1
và 2 của Điều 1 để gây ra tác động có hại đến quyền lợi của Thành viên khác, cụ thể như:
(a) gây tổn hại cho một ngành sản xuất của một Thành viên khác[11];
(b) làm vô hiệu hay gây phương hại đến những quyền lợi mà Thành viên khác
trực tiếp hoặc gián tiếp được hưởng từ Hiệp định GATT 1994, đặc biệt là những
quyền lợi có được từ những nhân nhượng đã cam kết theo Điều 2 của Hiệp định
GATT 1994[12];
(c) gây tổn hại nghiêm trọng tới quyền lợi của một Thành viên khác[13].
Điều này không áp dụng với những trợ cấp được áp dụng với nông sản quy định tại Điều 12
Hiệp định nông nghiệp.
Điều 6
Tổn hại nghiêm trọng
6.1 Theo điểm (c) của Điều 5, tổn hại nghiêm trọng được coi là tồn tại trong trường hợp:
(a) tổng trị giá trợ cấp[14] cho một sản phẩm vượt quá 5%[15];
(b) trợ cấp để bù cho sự thua lỗ kéo dài trong hoạt động kinh doanh của một
ngành sản xuất;
(c) trợ cấp để bù cho các hoạt động kinh doanh thua lỗ của một doanh nghiệp, trừ
khi đó là một biện pháp nhất thời một lần và không lặp lại với doanh nghiệp đó
và được cấp chỉ thuần tuý để cho phép có thời gian tìm kiếm một giải pháp lâu
dài và tránh phát sinh một vấn đề xã hội gay gắt;
(d) trực tiếp xoá nợ như xoá một khoản nợ Nhà nước hay cấp kinh phí để thanh
toán nợ[16].
6.2 Cho dù có các quy định tại khoản 1, sẽ không coi là có tổn hại nghiêm trọng nếu
Thành viên áp dụng trợ cấp chứng minh được rằng việc trợ cấp được nêu ra không dẫn đến bất
kỳ tác động nào nêu tại khoản 3.
Điều 7
Các chế tài
7. 1 Trừ những trường hợp quy định tại Điều 13 Hiệp định nông nghiệp, bất kỳ khi nào một
Thành viên có lý do để tin rằng một khoản trợ cấp nêu tại Điều 1 được một Thành viên khác áp
dụng hay duy trì, dẫn đến thiệt hại, làm vô hiệu hoá, suy giảm hoặc gây tổn hại nghiêm trọng cho
một ngành sản xuất của mình, Thành viên này có thể yêu cầu tham vấn với Thành viên kia.
7. 2 Yêu cầu tham vấn nêu tại khoản 1 phải nêu rõ bằng chứng hiện có về (a) sự tồn tại và tính
chất của một khoản trợ cấp đã nêu, và (b) thiệt hại gây ra cho ngành sản xuất trong nước, hay sự
vô hiệu hoá, suy giảm hoặc tổn hại nghiêm trọng [19] gây ra với quyền lợi của Thành viên yêu cầu
tham vấn.

41
7. 3 Khi có yêu cầu tham vấn theo khoản 1, Thành viên được coi là đang áp dụng hay duy trì
trợ cấp sẽ tiến hành tham vấn trong thời gian sớm nhất có thể . Mục đích của tham vấn là nhằm
làm rõ thực tế tình hình và đạt được một giải pháp giữa các bên.
7.4 Nếu việc tham vấn không đạt được giải pháp giữa các bên trong vòng 60 ngày [20],
bất kỳ Thành viên tham vấn nào cũng có thể đưa vấn đề ra DSB và yêu cầu lập ban hội thẩm
giải quyết trừ khi DSB nhất trí quyết định không thành lập ban hội thẩm. Thành phần và nhiệm
vụ của ban hội thẩm sẽ được xác định trong vòng 15 ngày kể từ ngày ban được thành lập.

Phần IV: Những trợ cấp không thể đối kháng
Điều 8
Xác định những trợ cấp không thể đối kháng
8.1 Những trợ cấp dưới đây được coi là không thể đối kháng[23]:
(a) trợ cấp không mang tính chất riêng biệt nêu tại Điều 2;
(b) trợ cấp mang tính chất riêng biệt như nêu tại Điều 2 nhưng đáp ứng mọi điều
kiện nêu tại các điểm 2(a), 2(b) hoặc 2(c) dưới đây.
8.2 Cho dù có các quy định tại Phần III và V, những trợ cấp dưới đây là những trợ cấp
không thể đối kháng:
(a) hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu do các hãng hay các cơ sở đào tạo cao
học hoặc cơ sở nghiên cứu thông qua ký hợp đồng với các hãng thực hiện.
Nếu[24], [25], [26] :
sự hỗ trợ không chiếm[27] quá 75% chi phí cho nghiên cứu công nghiệp [28] hoặc 50% chi
phí cho phát triển sản phẩm tiền cạnh tranh[29], [30].
và với điều kiện là sự trợ giúp như vậy được hạn chế hoàn toàn trong:
(i) chi phí nhân sự (các nhà nghiên cứu, kỹ thuật viên và
cán bộ hỗ trợ chi sử dụng cho hoạt động nghiên cứu);
(ii) chi phí công cụ, thiết bị, đất đai và nhà cửa hoàn toàn và
thường xuyên (trừ khi được sử dụng vào mục đích thương mại) sử dụng
cho hoạt động nghiên cứu;
(iii) chi phí tư vấn và các dịch vụ tương đương chỉ sử dụng
hoàn toàn cho hoạt động nghiên cứu, kể cả thanh toán cho nghiên cứu
thuê bên ngoài, hiểu biết kỹ thuật, bản quyền, v. v. ;
(iv) chi phí bổ sung phụ trội phát sinh trực tiếp là hoạt động
nghiên cứu;
(v) các chi phí điều hành khác (như là vật liệu, vật tư được
cung cấp và các thứ tương tự) phát sinh trực tiếp từ hoạt động nghiên
cứu;
(b) trợ giúp cho các vùng khó khăn trên lãnh thổ của một Thành viên theo chương
trình chung phát triển vùng[31] và không mang tính chất riêng biệt (hiểu theo nghĩa
của Điều 2) trong phạm vi vùng đủ điều kiện được hưởng trợ cấp với điều kiện
là:
(i) mỗi vùng khó khăn phải được xác định ranh giới một
cách rõ ràng về địa lý với đặc điểm kinh tế và hành chính có thể làm
rõ được;

42
(ii) vùng đó được coi là một vùng khó khăn trên cơ sở những
tiêu chí vô tư và khách quan [32], nêu rõ ràng những khó khăn của vùng đó
phát sinh từ những nhân tố không chỉ mang tính chất nhất thời; các tiêu
thức đó phải được nêu rõ trong luật, quy định hay những văn bản chính
thức khác để có thể cho phép kiểm tra;
(iii) các tiêu trí đó bao gồm việc xác định mức độ phát triển
kinh tế dựa vào ít nhất một trong những yếu tố sau:
- một trong các chỉ tiêu thu nhập tính theo đầu người hoặc thu nhập hộ
gia đình theo đầu người hoặc tổng sản phẩm quốc gia (GDP) tính
theo đầu người và chỉ tiêu đó không được vượt quá 85% thu nhập
trung bình của vùng lãnh thổ liên quan;
- chỉ số thất nghiệp, phải là mức thất nghiệp không dưới 110% mức
thất nghiệp trung bình của vùng lãnh thổ liên quan; và được tính
toán trong thời kỳ 3 năm; tuy nhiên cách tính đó có thể là một yếu
tố phức hợp hay bao gồm nhiều yếu tố khác.
(c) hỗ trợ nhằm xúc tiến nâng cấp những phương tiện hạ tầng hiện có [33] cho phù
hợp với yêu cầu mới về môi trường do luật pháp, hay các quy định đặt ra, làm
cho các hãng phải chịu khó khăn hoặc gánh nặng tài chính lớn hơn, với điều kiện
sự hỗ trợ đó:
(i) là một biện pháp nhất thời không kéo dài; và
(ii) giới hạn không quá 20% chi phí nâng cấp; và
(iii) không bao gồm chi phí thay thế và vận hành khoản đầu tư đã hỗ
trợ, những chi phí này phải hoàn toàn do các hãng tự chịu; và
(iv) phải có liên hệ trực tiếp tới hay tương ứng với các chương trình
giảm tiếng ồn và ô nhiễm của doanh nghiệp, và không bao gồm bất
kỳ khoản tiết kiệm chi phí sản xuất nào có thể đạt được; và
(v) được cấp cho mọi doanh nghiệp có thể ứng dụng thiết bị mới
hay quy trình sản xuất mới.
8. 3 Việc thực hiện Chương trình trợ cấp quy định tại khoản 2 phải được thông báo trước
cho ủy ban theo các quy định tại Phần VII. Mọi thông báo như vậy phải đủ mức rõ ràng để các
Thành viên khác có thể đánh giá được tính phù hợp của chương trình với các điều kiện và tiêu trí
quy định tại khoản 2. Các Thành viên hàng năm cũng sẽ thông báo cho ủy ban những cập nhật
mới nhất của các thông báo trên, và những điều chỉnh trong các chương trình đó, cụ thể là cung
cấp thông tin về tổng số chi phí toàn cầu cho mỗi chương trình đó. Các Thành viên khác có quyền
yêu cầu thông tin về những trường hợp cụ thể được trợ cấp theo những chương trình đã thông
báo[34].

Phần V: Các biện pháp đối kháng


Điều 10
áp dụng Điều VI GATT 1994[35]
Các Thành viên sẽ thực hiện những biện pháp cần thiết để bảo đảm rằng việc đánh thuế
đối kháng[36] với bất kỳ sản phẩm nào của bất kỳ Thành viên nào nhập khẩu vào lãnh thổ của một
Thành viên khác phù hợp với các quy định của Điều VI Hiệp định GATT 1994 và phù hợp với
các các quy định của Hiệp định này. Các loại thuế đối kháng chỉ được áp dụng căn cứ trên cơ

43
sở điều tra đã được khởi tố và thực hiện[37] phù hợp với các quy định của Hiệp định này và Hiệp
định về nông nghiệp.

Điều 11
Khởi tố và tiến hành điều tra
11.1 Trừ trường hợp quy định tại khoản 6, việc điều tra để xác định sự tồn tại, mức độ và tác
động của việc được coi là trợ cấp sẽ được khởi xướng trên cơ sở đề nghị bằng văn bản của hoặc
thay mặt cho một ngành sản xuất trong nước.
11. 2 Đề nghị nêu tại khoản 1 phải bao gồm những bằng chứng về sự tồn tại của: (a) khoản trợ
cấp và nếu có thể nêu rõ cả giá trị trợ cấp, (b) thiệt hại theo nghĩa của Điều VI Hiệp định GATT
1994 được giải thích theo Hiệp định này, và (c) mối quan hệ nhân quả giữa nhập khẩu được trợ
cấp với thiệt hại được cho là đã xảy ra. Một sự khẳng định giản đơn, không thuộc về bản chất thì
không thể được coi là đủ để đáp ứng các yêu cầu của khoản này. Đơn yêu cầu sẽ phải bao gồm
những thông tin mà người yêu cầu có được một cách hợp lý về những nội dung sau đây:
(i) Căn cứ của người yêu cầu và mô tả về khối lượng và trị giá của
sản xuất trong nước về sản phẩm tương tự của người yêu cầu . Khi đơn yêu
cầu được nộp nhân danh một ngành sản xuất trong nước, thì đơn yêu cầu đó sẽ
xác định ngành sản xuất trong nước bằng một danh sách những nhà sản xuất
trong nước sản xuất sản phẩm tương tự (hoặc hiệp hội những nhà sản xuất
trong nước về sản phẩm tương tự) và trong chừng mực có thể, mô tả khối
lượng và trị giá sản xuất trong nước của sản phẩm tương tự mà những nhà sản
xuất này sản xuất ra
(ii) mô tả đầy đủ về sản phẩm bị coi là được trợ cấp, tên nước hay
những nước xuất xứ hoặc xuất khẩu sản phẩm đó, căn cứ của mỗi nhà xuất
khẩu hay nhà sản xuất nước ngoài đã biết và một danh sách những người nhập
khẩu sản phẩm đó đã biết.
(iii) bằng chứng về sự tồn tại, số lượng và tính chất của trợ cấp.
(iv) bằng chứng về thiệt hại được coi là đã xảy ra đối với ngành sản
xuất trong nước do sản phẩm nhập khẩu được trợ cấp gây ra do tác động của
trợ cấp; bằng chứng đó phải có những thông tin về sự thay đổi trong khối
lượng nhập khẩu hàng có trợ cấp, tác động của nhập khẩu đó với giá cả những
sản phẩm tương tự trên thị trường trong nước và những tác động của hàng
nhập khẩu đó đối với ngành sản xuất trong nước, được chứng minh bằng
những yếu tố cùng chỉ số có liên quan thể hiện tình trạng của ngành sản xuất
trong nước, như các vấn đề nêu tại các khoản 2 và 4 Điều 15.
11. 3 Cơ quan có thẩm quyền phải kiểm tra lại tính đúng đắn và đầy đủ của bằng chứng được
cung cấp trong đơn để xác định xem bằng chứng đó có đủ để bắt đầu điều tra không.
11. 4 Việc điều tra theo quy định tại khoản 1 sẽ không được bắt đầu trừ khicơ quan có thẩm
quyền, trên cơ sở xem xét mức độ đồng tình hay phản đối của những nhà sản xuất trong nước
những sản phẩm tương tự với yêu cầu đã xác định rằng đơn yêu cầu đã được nộp bởi [38] hoặc nhân
danh ngành sản xuất trong nước [39]. Đơn yêu cầu được coi là được nộp bởi hoặc nhân danh một
ngành sản xuất trong nước nếu được những nhà sản xuất có chung khối lượng sản xuất chiếm
trên 50% của tổng lượng sản xuất sản phẩm tương tự của những nhà sản xuất thể hiện sự ủng hộ
hay phản đối đơn yêu cầu. Tuy nhiên, việc điều tra sẽ không được tiến hành nếu tiếng nói của các
nhà sản xuất trong nước ủng hộ đơn đó không vượt quá 25% tổng khối lượng của ngành sản xuất
sản phẩm tương tự trong nước.

44
11. 7 Bằng chứng của cả việc trợ cấp lẫn thiệt hại sẽ được xem xét cùng một lúc: ( a) khi ra
quyết định có bắt đầu điều tra không và (b) sau đó trong tiến trình điều tra, bắt đầu vào một ngày
không chậm hơn ngày sớm nhất mà một biện pháp tạm thời có thể được áp dụng theo quy định
của Hiệp định này.
11. 8 Trong trường hợp sản phẩm không được nhập khẩu trực tiếp từ nước xuất xứ mà được
xuất khẩu vào Thành viên nhập khẩu thông qua một nước trung gian, các quy định của Hiệp định
này vẫn được áp dụng đầy đủ, và (những) giao dịch đó vẫn được coi là được tiến hành trực tiếp
giữa nước xuất xứ và Thành viên nhập khẩu theo Hiệp định này.
11. 9 Đơn yêu cầu nêu tại khoản 1 bị từ chối và việc điều tra bị chấm dứt ngay lập tức khi cơ
quan có thẩm quyền có liên quan thấy không đủ bằng chứng về việc tồn tại một trợ cấp hay tổn
hại để tiến hành điều tra. Trong trường hợp trợ cấp chỉ ở mức tối thiểu ( de minimis) hoặc khối
lượng nhập khẩu được trợ cấp hiêệ tại hoặc trong tương lai, hoặc thiệt hại là không đáng kể, thì
việc điều tra sẽ được chấm dứt ngay lập tức. Theo khoản này, khối lượng trợ cấp được coi là ở
mức tối thiểu nếu thấp hơn 1% ị giá trị của sản phẩm.

11. 11 Trừ trường hợp đặc biệt, thủ tục điều tra phải được kết thúc trong thời hạn một năm, và
trong mọi trường hợp không quá 18 tháng, kể từ ngày bắt đầu.

Điều 14

Tính toán tổng số trợ cấp về mặt lợi ích của người nhận

Theo Phần V, bất kỳ phương pháp nào được Cơ quan có thẩm quyền đang điều tra sử
dụng trong tính toán mức lợi ích mà người nhận trợ cấp được hưởng theo khoản 1 Điều 1 phải
được quy định trong luật quốc gia hoặc được nêu trong văn bản hướng dẫn thi hành của Thành
viên liên quan và việc vận dụng vào mỗi trường hợp cụ thể phải minh bạch và được giải thích
thích đáng. Hơn nữa, phương pháp tính toán phải phù hợp với các hướng dẫn sau đây.
(a) việc chính phủ góp vốn cổ phần không được coi là một lợi ích, trừ khi
quyết định đầu tư có thể bị coi là không phù hợp với thực tiễn hoạt động đầu tư
thông thường (kể cả việc cấp vốn đầu tư có nhiều rủi ro) của các đầu tư tư nhân
trên lãnh thổ Thành viên;
(b) một khoản vay từ nguốn vốn chính phủ sẽ không được coi là đem lại lợi
ích, trừ khi có sự chênh lệch giữa khoản tiền mà công ty được vay trả cho chính
phủ với số tiền lẽ ra phải trả cho một khoản vay thương mại tương tự có thể có
được khi vay vốn trên thị trường. Trong trường hợp có sự chênh lệch, lợi ích là
mức chênh lệch giữa hai khoản phải trả đó;
(c) bảo lãnh vay của chính phủ sẽ không được coi là đem lại lợi ích, trừ khi
có sự chênh lệch giữa khoản tiền mà công ty được bảo lãnh vay trả cho khoản
vay được chính phủ bảo lãnh với số tiền lẽ ra phải trả cho một khoản vay thương
mại tương tự trong trường hợp không có sự bảo lãnh của chính phủ; Trong trường
hợp này nguồn lợi là khoản chênh lệch giữa hai khoản tiền phải trả, có tính đến
sự chênh lệch về lệ phí.
(d) việc chính phủ cung cấp hàng hoá hay dịch vụ hoặc mua hàng sẽ không
được coi là đem lại lợi ích, trừ khi việc cung cấp đó được thanh toán với một số
tiền ít hơn mức thích đáng hoặc thanh toán tiền mua hàng cao hơn mức thích
đáng. Thanh toán thích đáng sẽ được xác định trong tương quan với điều kiện thị
trường phổ biến đối với hàng hoá hoặc dịch vụ tại nước cung cấp hay tiến hành
mua (kể cả giá, chất lượng, tính sẵn có, điều kiện thị trường, vận chuyển hay các
điều kiện khác về mua và bán).

45
Điều 15

Xác định thiệt hại[45]

15.1 Việc xác định thiệt hại theo Điều VI Hiệp định GATT 1994 phải dựa trên bằng chứng
khẳng định và với nội dung xem xét khách quan đồng thời (a) khối lượng nhập khẩu hàng có trợ
cấp và tác động của nhập khẩu được trợ cấp đối với giá cả trên thị trường trong nước của sản
phẩm tương tự[46] và (b) tác động tiếp theo của việc nhập khẩu đó với các ngành sản xuất trong
nước của các sản phẩm đó.
15.2 Đối với khối lượng nhập khẩu hàng hoá được trợ cấp, cơ quan có thẩm quyền đang
điều tra sẽ xét xem có sự tăng trưởng đáng kể nhập khẩu hàng hoá có trợ cấp hay không, hoặc
tính theo mức tuyệt đối hay tương đối, khối lượng sản xuất hoặc tiêu thụ tại Thành viên nhập
khẩu. Đối với tác động của hàng hoá nhập khẩu được trợ cấp lên giá, cơ quan có thẩm quyền
đang điều tra sẽ xét xem có sự giảm giá đáng kể do hàng nhập khẩu được trợ cấp hay không so
với giá của sản phẩm tương tự tại Thành viên nhập khẩu, hoặc tác động của việc nhập khẩu đó có
ép giá tới mức đáng kể hay ngăn cản giá hàng tăng lên, so với sự thay đổi giá cả bình thường nếu
trong trường hợp khác hay không. Cũng không nhất thiết là một hay nhiều nhân tố đã kể trên đây
sẽ có vai trò quyết định đối với việc xem xét nói trên.

15.3 Khi hàng nhập khẩu từ hai hay nhiều nước cùng là đối tượng điều tra chịu thuế đối
kháng, cơ quan có thẩm quyền đang điều tra có thể đánh giá tác động gộp của nhập khẩu từ các
nước đó chỉ khi đã xác định được (a) tổng số trợ cấp được áp dụng liên quan tới nhập khẩu từ
từng nước cao hơn mức tối thiểu (de minimis) nêu tại khoản 9 Điều 11và khối lượng nhập khẩu từ
từng nước đó không phải là không đáng kể và (b) căn cứ vào những điều kiện cạnh tranh giữa
hàng nhập khẩu với nhau và điều kiện cạnh tranh giữa hàng nhập khẩu và hàng trong nước dẫn
đến việc đánh giá gộp các tác động của hàng nhập khẩu là thích hợp.

15.5 Phải chỉ ra được rằng hàng nhập khẩu được trợ cấp, chính vì sự trợ cấp [47] đó đã gây
thiệt hại nói trong Hiệp định này. Việc chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hàng nhập khẩu
được trợ cấp và sự tổn hại đối với một ngành sản xuất trong nước sẽ được dựa trên kết quả xem
xét mọi bằng chứng liên quan trước cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyền cũng xem
xét bất kỳ yếu tố nào đã biết đến ngoài việc nhập khẩu được trợ cấp nhưng cũng gây thiệt hại đến
ngành sản xuất trong nước, và những thiệt hại do các yếu tố đó gây ra sẽ không được coi là do
việc nhập khẩu được trợ cấp. Những yếu tố có thể liên quan như đề cập ở trên sẽ bao gồm, nhưng
không giới hạn bởi, khối lượng và giá cả hàng cùng chủng loại không được trợ cấp, giảm nhu cầu
hay thay đổi cơ cấu tiêu thụ, việc hạn chế thương mại và cạnh tranh giữa các nhà sản xuất trong
và ngoài nước, sự phát triển của công nghệ và khả năng xuất khẩu và năng suất của ngành sản
xuất trong nước.

15.7 Việc xác định mối đe doạ gây ra thiệt hại vật chất sẽ được dựa trên sự thật chứ
không dựa trên sự suy đoán, quy kết hay khả năng xa xôi. Sự thay đổi hoàn cảnh có thể tạo ra một
tình huống theo đó một trợ cấp có thể gây ra thiệt hại phải được nhận thấy trước một cách rõ ràng
và xác thực. Khi ra một quyết định về mối đe doạ gây thiệt hại vật chất, cơ quan có thẩm quyền
đang điều tra sẽ xem xét, nhưng không giới hạn bởi những yếu tố sau đây:

(i) tính chất của trợ cấp và những tác động về mặt thương mại có khả năng
xảy ra;

46
(ii) sự gia tăng đáng kể tỷ lệ nhập khẩu hàng được trợ cấp vào thị trường trong
nước cho thấy khả năng nhập khẩu tăng mạnh;

(iii) khả năng của một nhà xuất khẩu đã sẵn sàng, hay sắp hoặc đã tăng lên
đáng kể cho thấy khả năng gia tăng xuất khẩu sản phẩm được trợ cấp đến thị
trường Thành viên nhập khẩu, có tính đến sự hiện diện những khả năng của những
thị trường xuất khẩu khác trong tiếp nhận năng lực xuất khẩu bổ sung;

(iv) việc xem xét liệu nhập khẩu đang xâm thị với mức giá sẽ có khả năng gây
tác động ép giá hay loại trừ trên thị trường trong nước, và có khả năng tăng nhu
cầu nhập khẩu thêm nữa hay không; và

(v) lượng dự trữ của sản phẩm đang được điều tra.

Không nhất thiết là một hay nhiều nhân tố đã kể trên đây sẽ có vai trò quyết định, nhưng tổng thể
các nhân tố đó sẽ phải dẫn đến kết luận rằng việc tiếp tục trợ cấp rất dễ xảy ra và có thể gây ra
tổn hại vật chất, trừ khi một hành động bảo vệ được thực thi.

15.8 Đối với những trường hợp khi mà sự tổn thất bị đe doạ bởi hàng nhập khẩu được trợ
cấp, việc áp dụng thuế đối kháng sẽ được xem xét và quyết định.

Điều 16

Định nghĩa ngành trong nước

16.1 Trong Hiệp định này, ngoại trừ trường hợp được quy định tại khoản 2, thuật ngữ “ngành
sản xuất trong nước” được hiểu là nói đến những nhà sản xuất cùng một sản phẩm tương tự hay
những nhà sản xuất có sản lượng chung chiếm đa số trong tổng sản xuất trong nước của những
sản phẩm đó, trừ khi nhà sản xuất liên quan[48] tới những nhà xuất khẩu hoặc nhập khẩu hoặc
chính họ là nhà nhập khẩu những sản phẩm được coi là hàng nhập khẩu được trợ cấp hay nhà
nhập khẩu những sản phẩm tương tự từ một nước khác, và trong trường hợp này, thuật ngữ
“ngành sản xuất trong nước” được hiểu là các nhà sản xuất còn lại.

16.2 Trong những hoàn cảnh đặc biệt, lãnh thổ của một Thành viên có thể được phân định
thành hai hay nhiều thị trường cạnh tranh và các nhà sản xuất trong phạm vi mỗi thị trường có thể
được coi là một ngành sản xuất riêng biệt nếu (a) các nhà sản xuất trong phạm vi thị trường đó
bán toàn bộ hay hầu như toàn bộ sản lượng sản phẩm của họ trên thị trường đó, và (b) nhu cầu
của thị trường đó không được đáp ứng ở mức độ đáng kể từ nguồn sản xuất ngoài thị trường đó
trên cùng lãnh thổ . Trong những trường hợp này, có thể xác định có tổn hại ngay cả khi phần
lớn ngành sản xuất trong nước không bị tổn hại, với điều kiện là có sự tập trung nhập khẩu được
trợ cấp vào một thị trường riêng biệt như vậy và hơn nữa là nhập khẩu được trợ cấp đó đang gây
ra tổn hại cho những nhà sản xuất dại diện cho toàn bộ hay hầu như toàn bộ nền sản xuất trên thị
trường đó.

16.3 Khi ngành sản xuất trong nước được hiểu là nói đến những nhà sản xuất trong một địa
bàn nào đó, ví dụ như thị trường nói tại khoản 2, thuế đối kháng chỉ đánh vào những những sản
phẩm đã nêu và được giao cho tiêu dùng trong địa bàn đó. Khi luật hiến pháp của Thành viên
nhập khẩu không cho phép đánh thuế đối kháng dựa trên cơ sở nêu trên, Thành viên nhập khẩu có
thể đánh thuế đối kháng không hạn chế chỉ khi (a) nhà xuất khẩu trước đó đã có cơ hội để ngừng
xuất khẩu hàng vào địa bàn đó với giá có trợ cấp, hoặc là có sự bảo đảm quy định tại Điều 18
nhưng đã không khẩn trương đưa ra sự đảm bảo đó và (b) thuế đối kháng này không được chỉ
đánh vào sản phẩm của những nhà sản xuất cụ thể cung cấp hàng cho khu vực này.

47
Điều 17

Các biện pháp tạm thời

17.1 Các biện pháp tạm thời chỉ được áp dụng khi:

(a) việc điều tra được bắt đầu tiến hành phù hợp với các quy định của Điều 11, đã có
thông báo công khai về việc điều tra này và các Thành viên và các bên quan tâm đã
được tạo cơ hội thích đáng dể cung cấp thông tin và nhận xét;

(b) đã xác định sơ bộ rằng có tồn tại trợ cấp và việc nhập khẩu được trợ cấp đã gây
tổn hại cho ngành sản xuất trong nước; và

(c) Cơ quan có thẩm quyền liên quan cho rằng các biện pháp đó là cần thiết để ngăn
chặn thiệt hại xảy ra trong quá trình điều tra.

17.2 Các biện pháp tạm thời có thể dưới hình thức thuế đối kháng tạm thời được bảo đảm
bằng việc đặt cọc tiền tương đương với giá trị trợ cấp được tạm tính.

17.3 Các biện pháp tạm thời không được áp dụng trước quá 60 ngày, kể từ ngày bắt đầu điều
tra.

17.4 Các biện pháp tạm thời chỉ được giới hạn trong thời gian ngắn nhất có thể, không vượt
quá bốn tháng.

17.5 Các quy định có liên quan tại Điều 19 phải được tuân thủ trong quá trình áp dụng các
biện pháp tạm thời.

Điều 18

Cam kết

18.1 Quá trình điều tra[49] có thể bị đình chỉ hay chấm dứt mà không áp dụng các biện pháp
tạm thời hay thuế đối kháng ngay khi nhận được cam kết tự nguyện với nội dung:

(a) chính phủ của Thành viên xuất khẩu chấp nhận xoá bỏ hay hạn chế trợ cấp hoặc có
những biện pháp khác có cùng kết quả; hoặc

(b) nhà xuất khẩu đồng ý xem xét lại giá sao cho Cơ quan có thẩm quyền đang điều tra
thấy rằng biện pháp trợ cấp không còn gây ra thiệt hại. Việc tăng giá theo các cam kết này không
cần cao quá mức cần thiết để triệt tiêu khối lượng trợ cấp. Có thể chấp nhận mức tăng giá thấp
hơn khối lượng trợ cấp nếu thấy đã thích đáng để khắc phục thiệt hại gây ra cho ngành sản xuất
trong nước.

18.2. Không được yêu cầu cam kết hay chấp nhận cam kết trừ khi cơ quan có thẩm quyền của
Thành viên đang nhập khẩu đã có sự xác định ban đầu là có trợ cấp và có thiệt hại do trợ cấp gây
ra và trong trường hợp cam kết do nhà xuất khẩu thực hiện, đã được Thành viên đang xuất khẩu
thoả thuận.

Điều 19

áp thuế và thu thuế đối kháng

48
19.1 Nếu, sau khi đã cố gắng hợp lý để hoàn thành việc tham vấn, một Thành viên xác định
chắc chắn rằng có trợ cấp và mức trợ cấp, và rằng thông qua trợ cấp, hàng nhập khẩu được trợ
cấp đã gây ra tổn hại, thì Thành viên đó có thể đánh thuế đối kháng theo quy định của Điều này,
trừ khi việc trợ cấp được rút bỏ.

19.2 Khi mọi yêu cầu để có thể áp dụng thuế đối kháng đã được thoả mãn, thì quyết định có
đánh thuế đối kháng hay không và số tiền thuế đối kháng sẽ thu phải bằng mức trợ cấp hay thấp
hơn mức trợ cấp, do cơ quan có thẩm quyền của Thành viên nhập khẩu đưa ra. Các Thành viên
mong muốn rằng việc đánh thuế đối kháng trên lãnh thổ của tất cả các Thành viên sẽ không cứng
nhắc và rằng mức thuế đối kháng nên thấp hơn tổng mức trợ cấp, nếu mức thuế đối kháng thấp
hơn này là đủ để khắc phục thiệt hại với ngành sản xuất trong nước, và mong muốn rằng thủ tục
lập ra cho phép các cơ quan có thẩm quyền tính toán đầy đủ đến và thể hiện được tính đại diện
quyền lợi của mọi bên trong nước [50] liên quan mà quyền lợi của họ có thể bị tổn hại do việc áp
dụng thuế đối kháng.

19.3 Khi thuế đối kháng được áp dụng đối với bất kỳ sản phẩm nào, thuế đối kháng phải
được đánh, với mức thuế phù hợp với từng trường hợp, trên cơ sở không phân biệt đối xử với sản
phẩm nhập khẩu từ mọi nguồn đã kết luận là có trợ cấp và gây ra thiệt hại, trừ hàng nhập khẩu từ
những nguồn đã từ bỏ việc áp dụng trợ cấp hay từ những nguồn đã có cam kết theo quy định của
Hiệp định này và đã được chấp nhận. Bất kỳ nhà xuất khẩu nào có hàng xuất khẩu phải chính
thức chịu thuế đối kháng nhưng chưa bị điều tra với lý do không phải là từ chối hợp tác trong
điều tra, sẽ có quyền yêu cầu được tiến hành xem xét lại khẩn trương để cơ quan có thẩm quyền
đang điều tra xác định ngay một mức thuế suất đối kháng cụ thể áp dụng đối với nhà xuất khẩu
đó.

19.4 Không đánh thuế đối kháng[51] đối với hàng nhập khẩu vượt quá số tiền trợ cấp đã được
kết luận là có tồn tại, tính theo đơn vị của sản phẩm được trợ cấp và xuất khẩu.

Điều 20

Hồi tố

20.1 Các biện pháp tạm thời và thuế đối kháng sẽ chỉ được áp dụng đối với các sản phẩm đưa
vào tiêu thụ sau thời điểm quyết định được đưa ra theo quy định của khoản 1 Điều 17 và khoản 1
Điều 19 có hiệu lực, tuỳ thuộc vào những ngoại lệ quy định tại Điều này.

20.2 Khi đã xác định được có tổn hại ( không phải là mối đe doạ về một tổn hại hoặc về việc
gây chậm trễ cho việc thiết lập một ngành sản xuất trong nước), hoặc trong trường hợp đã xác
định được có mối đe doạ gây tổn hại mà nếu không có biện pháp tạm thời thì hàng nhập khẩu
được trợ cấp đã có thể bị xác định là có gây ra tổn hại, thuế đối kháng có thể được tính hồi tố đối
với thời gian đã áp dụng biện pháp tạm thời, nếu có.

20.3 Nếu mức thuế đối kháng ở mức cao hơn giá trị đã đặt cọc bảo đảm bằng tiến mặt hay
bằng bảo lãnh, sẽ không thu thêm số chênh lệch nữa. Ngược lại nếu mức thuế đối kháng thấp
hơn giá trị đã đặt cọc bằng tiền mặt hoặc bằng bảo lãnh, thì khoản chênh lệch sẽ được hoàn trả
ngay.

20.4 Trừ trường hợp quy định tại khoản 2, khi đã xác định được là có mối đe doạ thiệt hại
hay thực sự gây chậm trễ cho việc thiết lập một ngành sản xuất trong nước (nhưng thiệt hại chưa
xảy ra) thuế đối kháng chính thức chỉ được áp dụng kể từ ngày xác định là có đe doạ gây thiệt hại
hoặc thực gây chậm trễ, và bất kỳ khoản bảo đảm đặt cọc bằng tiền mặt nào trong thời gian áp
dụng các biện pháp tạm thời sẽ được hoàn trả và các bảo lãnh sẽ được giải toả ngay.

49
20.5 Khi có xác định cuối cùng là không có trợ cấp và thiệt hại thì bất kỳ khoản bảo đảm nào
đã đặt cọc bằng tiền mặt trong thời gian áp dụng các biện pháp tạm thời sẽ được hoàn trả và bất
kỳ bảo lãnh, bảo đảm sẽ được giải toả nhanh chóng.

20.6 Trong những hoàn cảnh nghiêm trọng khi hàng hóa trợ cấp đã được nêu ra, cơ quan
có thẩm quyền thấy rằng thiệt hại là khó có thể khắc phục được do nhập khẩu với khối lượng lớn
trong một thời gian ngắn sản phẩm đã được trợ cấp không phù hợp các quy định của GATT 1994
và của Hiệp định này và thấy cần thiết để ngăn ngừa tình trạng đó tái diễn, thì cơ quan có thẩm
quyền có thể tính hồi tố thuế đối kháng đối với hàng nhập khẩu này, thuế đối kháng chính thức có
thể được tính đối với hàng nhập khẩu đã đưa vào tiêu dùng trước đó nhưng không quá 90 ngày kể
từ ngày bắt đầu áp dụng biện pháp tạm thời.

Điều 21

Thời gian áp dụng, rà soát thuế đối kháng và các cam kết

21.1 Thuế đối kháng sẽ có hiệu lực chỉ khi và ở chừng mực cần thiết để đối kháng lại việc
trợ cấp đang gây ra thiệt hại.

21.2 Cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét lại nhu cầu có tiếp tục đánh thuế đối kháng không,
khi tự mình thấy cần hoặc theo yêu cầu của bên quan tâm có bằng chứng thực tế chứng minh nhu
cầu cần xem xét lại việc đánh thuế với điều kiện là đã có một thời gian hợp lý kể từ khi áp dụng
thuế đối kháng. Các bên quan tâm có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xem xét xem liệu
việc tiếp tục áp dụng thuế đối kháng có còn cần thiết để đối với việc triệt tiêu tác dụng trợ cấp
hay không, liệu tổn hại có khả năng tiếp diễn hoặc tái hiện hay không nếu như thuế đối kháng đã
ngừng hoặc thay đổi. Nếu sau khi xem xét lại theo khoản này, cơ quan có thẩm quyền quyết định
rằng thuế đối kháng không còn cơ sở, thì thuế đối kháng sẽ được chấm dứt ngay lập tức.

21.3 Cho dù có quy định tại khoản 1 và 2, thuế đối kháng sẽ được kết thúc vào ngày không
chậm quá năm năm, kể từ ngày được áp dụng (hoặc kể từ ngày rà soát gần nhất theo quy định tại
khoản 2, nếu việc rà soát bao gồm cả thuế và tổn hại, hoặc theo quy định của khoản này) trừ
trường hợp trước khi đến ngày đó, cơ quan có thẩm quyền khi tự mình tiến hành rà soát, hoặc
theo yêu cầu có đầy đủ bằng chứng hợp lệ của hoặc thay mặt cho ngành công nghiệp trong nước,
được đưa ra trong một thời gian hợp lý trước ngày kết thúc thời hạn, quyết định rằng việc ngừng
đánh thuế có khả năng làm cho trợ cấp và tổn hại tiếp diễn hoặc tái diễn [52]. Trong thời gian chờ
kết luận của việc xem xét đó, có thể tiếp tục duy trì thuế đối kháng.

Phần viii : các Thành viên đang phát triển

Điều 27

Đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các thành viên đang phát triển

27.1 Các Thành viên thừa nhận rằng trợ cấp có thể đóng vai trò quan trọng trong các chương
trình phát triển của các Thành viên đang phát triển.

27.2 Những quy định cấm tại điểm1 (a) Điều 3 sẽ không áp dụng đối với:

(a) các Thành viên đang phát triển nêu tại phụ lục VII.

(b) các Thành viên đang phát triển khác, trong thời gian tám năm kể từ ngày hiệp
định WTO có hiệu lực, tuỳ thuộc vào các quy định tại khoản 4.

50
27.3 Những quy định cấm tại điểm 1(b) Điều 3 sẽ không áp dụng với các Thành viên đang
phát triển trong thời gian năm năm, và sẽ không áp dụng với các Thành viên chậm phát triển nhất
trong thời gian tám năm, kể từ ngày hiệp định WTO có hiệu lực.

27.4 Các Thành viên đang phát triển nêu tại điểm 2(b), sẽ loại bỏ dần trợ cấp xuất khẩu
trong vòng 8 năm và tốt nhất là nên làm từng bước. Tuy nhiên, một Thành viên đang phát triển sẽ
không tăng mức trợ cấp xuất khẩu [55] của mình và sẽ loại bỏ trợ cấp đó trong thời gian ngắn hơn
thời hạn nêu tại khoản này nếu việc sử dụng trợ cấp như vậy không phù hợp với nhu cầu phát
triển của mình. Nếu một Thành viên đang phát triển thấy cần áp dụng trợ cấp đó vượt quá thời
hạn tám năm, thì không chậm hơn một năm trước khi kết thúc thời hạn tám năm đã quy định, thì
Thành viên đó sẽ tham vấn cho Uỷ ban, sau khi xem xét mọi nhu cầu kinh tế, tài chính và phát
triển liên quan của Thành viên đó, Uỷ ban sẽ xác định việc gia hạn có đủ cơ sở không. Nếu Uỷ
ban xác định rằng việc gia hạn là có cơ sở, thì Thành viên đó sẽ tiến hành tham vấn hàng năm với
Uỷ ban để xác định tính cần thiết phải duy trì trợ cấp đó. Nếu Uỷ ban không xác định được tính
cần thiết, thì Thành viên đó sẽ loại bỏ trợ cấp xuất khẩu vẫn còn áp dụng trong vòng hai năm, kể
từ ngày hết thời hạn cho phép.

27.5 Một Thành viên đang phát triển đã đạt được trình độ cạnh tranh trong xuất khẩu với bất
kỳ sản phẩm xuất khẩu nào sẽ xoá bỏ dần trợ cấp xuất khẩu đối với sản phẩm đó trong thời hạn
hai năm. Tuy nhiên, với một Thành viên đang phát triển nêu tại phụ lục VII và đã đạt được tính
cạnh tranh trong xuất khẩu một hoặc nhiều sản phẩm, trợ cấp xuất khẩu với sản phẩm đó sẽ được
xoá bỏ trong vòng tám năm.

27.6 Được coi là có tính cạnh tranh trong một sản phẩm nếu Thành viên đang phát triển đã
xuất khẩu sản phẩm này chiếm ít nhất 3,5% thị phần của thương mại thế giới về sản phẩm đó
trong hai năm liên tục. Tính cạnh tranh trong xuất khẩu được coi là đã có (a) trên cơ sở thông báo
của Thành viên đang phát triển là họ đã đạt được tính cạnh tranh trong xuất khẩu, hoặc là (b) trên
cơ sở tính toán của Ban Thư ký theo yêu cầu của Thành viên khác. Theo khoản này, một sản
phẩm được định nghĩa là tương ứng với nhóm hàng theo hệ thống HS. Uỷ ban sẽ xem xét lại việc
thực hiện điều khoản này trong năm năm kể từ ngày hiệp định WTO có hiệu lực.

27.7 Các quy định của Điều 4 sẽ không áp dụng đối với các Thành viên đang phát triển trong
trường hợp trợ cấp xuất khẩu phù hợp với các quy định từ khoản 2 tới khoản 5. Trong trường hợp
đó, sẽ áp dụng các quy định liên quan của Điều 7.

27.8 Một khoản trợ cấp được một nước đang phát triển áp dụng sẽ không bị suy đoán là gây
ra thiệt hại nghiêm trọng theo điều kiện của khoản 1 Điều 6, theo định nghĩa của Hiệp định này.
Thiệt hại nghiêm trọng nói tại khoản 9 phải có bằng chứng khẳng định theo các quy định của các
khoản từ 3 tới 8 Điều 6.

27.9 Đối với những trợ cấp có thể đối kháng được một Thành viên là nước đang phát triển
áp dụng hay duy trì, nhưng không thuộc loại được nêu tại khoản 1 Điều 6, thì hành động đối
kháng không được phép hay thực hiện theo Điều 7, trừ khi xác định được là do có trợ cấp thuộc
loại đó mà làm mất hay giảm hiệu lực của các nhân nhượng về thuế quan hoặc những nghĩa vụ
khác theo Hiệp định GATT 1994, đến mức loại bỏ hay ngăn cản việc nhập khẩu một sản phẩm
tương tự của một Thành viên khác vào thị trường Thành viên đang phát triển đang trợ cấp trừ khi
gây ra thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước trên thị trường của Thành viên đang nhập khẩu.

27.10 Bất kỳ việc điều tra thuế đối kháng nào áp dụng đối với sản phẩm có xuất xứ từ một
Thành viên đang phát triển sẽ bị chấm dứt ngay khi cơ quan có thẩm quyền liên quan xác định
được rằng:

(a) tổng số trợ cấp cho một sản phẩm không vượt quá 2% giá trị của nó tính theo
trị giá trên cơ sở đơn vị sản phẩm; hoặc

51
(b) khối lượng hàng nhập khẩu được trợ cấp chỉ chiếm dưới 4% tổng nhập khẩu
sản phẩm tương tự vào Thành viên nhập khẩu, trừ khi nhập khẩu từ các Thành
viên đang phát triển có thị phần riêng dưới 4% chiếm tổng thị phấn lớn hơn 9%
tổng thị phần nhập khẩu sản phẩm tương tự tại Thành viên nhập khẩu.

27.11 Đối với các Thành viên đang phát triển thuộc diện đã nêu tại điểm 2(b) đã xoá bỏ trợ cấp
xuất khẩu trước khi hết thời hạn tám năm kể từ ngày Hiệp định WTO bắt đầu có hiệu lực, và đối
với các Thành viên đang phát triển trong phụ lục VII, con số tương ứng nêu tại điểm 10(a) sẽ là
3% thay cho 2%. Quy định này sẽ được áp dụng kể từ ngày việc xoá bỏ trợ cấp được thông báo
cho Uỷ ban, và còn được áp dụng chừng nào Thành viên đang phát triển đã thông báo không áp
dụng trợ cấp xuất khẩu. Quy định này sẽ hết hiệu lực sau tám năm kể từ ngày Hiệp định WTO bắt
đầu có hiệu lực.

27.12 Các quy định của khoản 10 và 11 sẽ điều chỉnh việc xác định trợ cấp thuộc loại không
đáng kể hoặc tối thiểu (de minimis) nêu tại khoản 3 Điều 15.

Phụ lục VII

Các thành viên đang phát triển nêu tại khoản 2 Điều 27

Các Thành viên đang phát triển không chịu sự điều chỉnh của các quy định tại điểm 1 (a) Điều
3 theo các điều kiện quy định tại khoản 2 (a) Điều 27 gồm những nước sau đây

a) Các nước chậm phát triển theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc là Thành viên
WTO.

b) Từng nước đang phát triển dưới đây là Thành viên WTO sẽ chịu sự điều chỉnh áp
dụng đối với những Thành viên đang phát triển khác theo khoản 2 Điều 27 khi thu nhập
quốc dân tính theo đầu[68] người đạt mức 1000 USD mỗi năm: Bolivia, Cameroon,
Congo, Bờ biển Ngà (Côte d’ Ivoire), Cộng hoà Dominica, Hy lạp, Ghana, Guyana, ấn
độ, Indonesia, Kenya, Ma-rốc, Nicaragua, Nigeria, Pakistan, Phillipines, Senegal, Sri
Lanca, và Zimbabue.

52
53
HIỆP ĐỊNH VỀ CÁC BIỆN PHÁP TỰ VỆ

Các Thành viên thoả thuận như sau:

Điều 1

Quy định chung

Hiệp định này thiết lập các quy tắc áp dụng các biện pháp tự vệ được hiểu theo nghĩa
các biện pháp được quy định tại Điều 19 của GATT 1994.

Điều 2

Các điều kiện

1. Một Thành viên[1] có thể áp dụng một biện pháp tự vệ cho một sản phẩm chỉ khi Thành
viên đó đã xác định được, phù hợp với những quy định dưới đây, là sản phẩm đó được nhập vào
lãnh thổ của mình khi có sự gia tăng nhập khẩu, tương đối hay tuyệt đối so với sản xuất nội địa,
và theo đó có thể gây ra hoặc đe dọa gây ra tổn hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp nội địa
sản xuất ra các sản phẩm tương tự hoặc các sản phẩm cạnh tranh trực tiếp.

2. Các biện pháp tự vệ sẽ được áp dụng đối với một sản phẩm nhập khẩu bất kể từ nguồn
nào.

Điều 3

Điều tra

1. Một Thành viên có thể áp dụng biện pháp tự vệ chỉ sau khi cơ quan có thẩm quyền của
Thành viên đó tiến hành điều tra theo thủ tục được xây dựng và công bố phù hợp với Điều 10 của
Hiệp định GATT 1994. Việc điều tra sẽ bao gồm việc thông báo công khai cho tất cả các bên liên
quan, thẩm vấn công khai hoặc các biện pháp thích hợp khác để nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu,
và các bên có liên quan có thể đưa chứng cứ, quan điểm của họ, bao gồm cả cơ hội được phản
biện lý lẽ của bên kia và đưa ra quan điểm của mình nhằm xem xét việc áp dụng biện pháp này có
phù hợp với lợi ích chung không. Cơ quan có thẩm quyền sẽ công bố báo cáo kết quả điều tra của
mình và các kết luận thỏa đáng trên cơ sở các vấn đề thực tế và pháp lý.

Điều 4

Xác định tổn hại nghiêm trọng và đe dọa gây ra tổn hại nghiêm trọng

1. Theo Hiệp định này:

(a) "tổn hại nghiêm trọng" được hiểu là sự suy giảm toàn diện đáng kể tới vị trí của
ngành công nghiệp nội địa.

(b) "đe dọa gây ra tổn hại nghiêm trọng" được hiểu là tổn hại nghiêm trọng rõ ràng
sẽ xảy ra, phù hợp với các quy định tại khoản 2. Việc xác định nguy cơ tổn hại
nghiêm trọng phải dựa trên cơ sở thực tế chứ không phải là phỏng đoán, viện dẫn
hoặc khả năng xa; và

54
(c) trong khi xác định thiệt hại hay đe dọa gây thiệt hại, một "ngành sản xuất nội
địa" được hiểu là toàn bộ các nhà sản xuất sản phẩm tương tự hoặc các sản phẩm
trực tiếp cạnh tranh trong phạm vi lãnh thổ một Thành viên, hoặc tập hợp các nhà
sản xuất mà đầu ra của sản phẩm tương tự hoặc trực tiếp cạnh tranh của họ chiếm
phần lớn trong tổng số sản xuất nội địa của loại sản phẩm này.

2. (a) Trong khi điều tra để xác định xem hàng nhập khẩu gia tăng có gây ra hoặc đe
dọa gây ra tổn hại nghiêm trọng đối với sản xuất trong nước theo các quy định của Hiệp định này
không, cơ quan chức năng sẽ đánh giá tất cả các yếu tố liên quan tới đối tượng và có thể định
lượng dựa trên tình hình sản xuất của ngành này, đặc biệt là tốc độ và số lượng gia tăng nhập
khẩu của sản phẩm có liên quan một cách tương đối hay tuyệt đối, thị phần trong nước của phần
gia tăng nhập khẩu này, sự thay đổi mức bán hàng, sản xuất, năng suất, công suất sử dụng, lợi
nhuận, lỗ và việc làm.

(b) Việc xác định được đề cập tại điểm (a) sẽ không được thực hiện, trừ khi việc điều
tra này, trên cơ sở những chứng cứ khách quan, cho thấy có mối liên hệ nhân quả giữa việc gia
tăng nhập khẩu một loại hàng hóa có liên quan và tổn hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra tổn hại
nghiêm trọng. Khi có các yếu tố khác không phải là sự gia tăng nhập khẩu, xuất hiện cùng một
thời gian, gây ra tổn hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra tổn hại nghiêm trọng đối với ngành
công nghiệp trong nước thì những tổn hại này sẽ không được coi là do sự gia tăng nhập khẩu.

(c) Phù hợp với quy định tại Điều 3, các cơ quan có thẩm quyền sẽ công bố ngay lập
tức một bản đánh giá chi tiết về vụ việc được điều tra cũng như trình bày các nhân tố liên quan
được xem xét.

Điều 5

áp dụng biện pháp tự vệ

1. Một Thành viên sẽ chỉ áp dụng biện pháp tự vệ trong giới hạn cần thiết để ngăn cản hay
khắc phục tổn hại nghiêm trọng và để tạo thuận lợi cho việc điều chỉnh. Nếu một biện pháp hạn
chế định lượng được sử dụng, thì biện pháp này sẽ không làm giảm số lượng nhập khẩu dưới mức
nhập khẩu trung bình của 3 năm đại diện gần nhất có số liệu thống kê, trừ khi có sự biện minh rõ
ràng rằng cần có một mức khác để ngăn ngừa hoặc khắc phục thiệt hại nghiêm trọng. Các Thành
viên sẽ chọn biện pháp thích hợp nhất để thực hiện được các mục tiêu này.

2. (a) Trong trường hợp hạn ngạch được phân bổ giữa các nước xuất khẩu, Thành viên
áp dụng hạn chế này có thể tìm kiếm một thỏa thuận liên quan tới việc phân bổ hạn ngạch cho tất
cả các Thành viên có lợi ích cung cấp chính yếu đối với sản phẩm. Trong trường hợp không áp
dụng được phương pháp này, Thành viên nhập khẩu sẽ phân bổ cho các Thành viên có lợi ích
cung cấp chủ yếu đối với sản phẩm này theo thị phần, tính theo tổng giá trị hay số lượng sản
phẩm được nhập từ các Thành viên này trong một thời gian đại diện trước đó và có tính đến bất
cứ một yếu tố đặc biệt nào đã hoặc có thể ảnh hưởng đến thương mại hàng hóa này.

(b) Một Thành viên có thể không thực hiện các quy định tại điểm (a), với điều kiện
việc tham vấn theo khoản 3 Điều 12 đã được thực hiện dưới sự giám sát của Uỷ ban về các biện
pháp tự vệ được quy định tại khoản 1 Điều 13 và chứng minh rõ ràng cho Uỷ ban rằng (i) nhập
khẩu từ một số Thành viên xác định gia tăng với một tỷ lệ không tương ứng với gia tăng tổng kim
ngạch nhập khẩu của sản phẩm đó trong thời kỳ đại diện, (ii) lý do của việc không thực hiện các
quy định tại điểm (a) được giải thích chính đáng, (iii) điều kiện không thực hiện các quy định
này là công bằng cho tất cả các nước xuất khẩu sản phẩm liên quan. Thời hạn thực hiện bất kỳ
biện pháp nào không được vượt quá thời hạn quy định ban đầu nêu tại khoản 1 Điều 7. Việc

55
không thực hiện này sẽ không được chấp nhận trong trường hợp đe dọa gây ra tổn hại nghiêm
trọng.

Điều 6

Biện pháp tự vệ tạm thời

Trong trường hợp nghiêm trọng mà sự chậm trễ có thể gây ra thiệt hại khó có thể khắc
phục được, một Thành viên có thể áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời dựa trên xác định sơ bộ rằng
có chứng cứ rõ ràng chứng tỏ gia tăng nhập khẩu đã gây ra hoặc đe dọa gây ra tổn hại nghiêm
trọng. Thời hạn áp dụng biện pháp tạm thời không được quá 200 ngày và trong suốt thời hạn đó
các yêu cầu từ Điều 2 đến 7 và Điều 12 phải được tuân thủ. Các biện pháp này được áp dụng dưới
hình thức tăng thuế và sẽ được hoàn trả ngay nếu điều tra sau đó, như quy định tại khoản 2 Điều
4 xác định rằng sự gia tăng nhập khẩu không gây ra hoặc đe dọa gây ra tổn hại nghiêm trọng đối
với ngành sản xuất nội địa. Thời gian áp dụng bất kỳ biện pháp tạm thời nào sẽ được tính vào thời
gian ban đầu và được gia hạn theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 của Điều 7.

Điều 7

Thời hạn và rà soát các biện pháp tự vệ

1. Một Thành viên sẽ chỉ áp dụng các biện pháp tự vệ trong tời hạn cần thiết để ngăn chặn
hay khắc phục tổn hại nghiêm trọng và tạo điều kiện điều chỉnh. Thời gian này không được vượt
quá 4 năm, trừ khi được gia hạn theo khoản 2.

2. Thời hạn nêu tại khoản 1 có thể kéo dài với điều kiện cơ quan có thẩm quyền của Thành
viên nhập khẩu xác định, phù hợp với các thủ tục được nêu tại điều 2, Điều 3, Điều 4 và Điều 5,
rằng biện pháp này vẫn cần thiết để ngăn chặn hay khắc phục tổn hại nghiêm trọng và có chứng
cứ rằng ngành công nghiệp này đang được điều chỉnh, với điều kiện phải tuân thủ các quy định
của Điều 8 và Điều 12.

3. Toàn bộ thời gian áp dụng một biện pháp tự vệ kể cả thời gian áp dụng biện pháp tạm
thời, thời gian bắt đầu áp dụng và bất kỳ sự gia hạn nào không được vượt quá 8 năm.

4. Nhằm tạo điều kiện điều chỉnh trong trường hợp thời hạn áp dụng một biện pháp tự vệ
theo các quy định khoản 1 Điều 12 vượt quá 1 năm, Thành viên áp dụng sẽ từng bước nới lỏng
biện pháp này trong khoảng thời gian áp dụng. Nếu thời gian áp dụng vượt quá 3 năm, Thành
viên áp dụng biện pháp này sẽ rà soát thực tế trong thời hạn không muộn hơn trung kỳ của biện
pháp, và nếu thích hợp, có thể loại bỏ hoặc đẩy nhanh tốc độ tự do hóa. Một biện pháp, khi được
gia hạn thêm theo khoản 2 không được hạn chế hơn và phải tiếp tục được nới lỏng.

5. Không biện pháp tự vệ nào được áp dụng lại đối với việc nhập khẩu một sản phẩm đã bị
áp dụng một biện pháp này sau khi Hiệp định WTO có hiệu lực trong thời hạn bằng thời hạn mà
biện pháp đó đã được áp dụng trước đây, với điều kiện thời hạn không áp dụng phải ít nhất là 2
năm.

6. Cho dù có các quy định tại khoản 5, có thể áp dụng lại một biện pháp tự vệ đối với việc
nhập một sản phẩm trong thời hạn 180 ngày hay ít hơn nếu:

(a) ít nhất 1 năm sau khi biện pháp tự vệ này đã được áp dụng đối với việc
nhập khẩu của sản phẩm đó; và

56
(b) biện pháp tự vệ này chưa được áp dụng hơn hai lần cho cùng một sản phẩm
trong vòng 5 năm ngay trước ngày áp dụng biện pháp này.

Điều 8

Mức độ nhượng bộ và các nghĩa vụ khác

1. Phù hợp với các quy định tại khoản 3 Điều 12, một Thành viên đề xuất áp dụng biện pháp
tự vệ hay tìm cách mở rộng biện pháp này sẽ cố gắng duy trì một mức độ nhượng bộ và các nghĩa
vụ khác tương đương với các nhượng bộ và nghĩa vụ được quy định trong GATT 1994 giữa nước
đó với các Thành viên xuất khẩu bị ảnh hưởng của biện pháp này. Để đạt được mục đích này, các
Thành viên có liên quan có thể thoả thuận về một hình thức đền bù thương mại thoả đáng đối với
những tác động tiêu cực của biện pháp này tới thương mại của họ.

2. Nếu không đạt được một thoả thuận trong vòng 30 ngày của quá trình tham vấn theo
khoản 3 Điều 12, không quá 90 ngày sau khi biện pháp được áp dụng, thì các Thành viên xuất
khẩu bị ảnh hưởng sẽ được tự do đình chỉ việc áp dụng các nhượng bộ và các nghĩa vụ khác
tương đương theo GATT 1994, trong vòng 30 ngày kể từ ngày Hội đồng thương mại hàng hóa
nhận được văn bản thông báo việc đình chỉ đó và Hội đồng thương mại hàng hóa không phản đối
việc đình chỉ này, đối với thương mại của Thành viên áp dụng biện pháp tự vệ.

3. Quyền đình chỉ nêu tại khoản 2 không được thực hiện trong ba năm đầu kể từ khi biện
pháp tự vệ có hiệu lực, với điều kiện biện pháp tự vệ đã được áp dụng khi có sự gia tăng nhập
khẩu tuyệt đối và biện pháp này được áp dụng phù hợp với các quy định của Hiệp định này.

Điều 9

Các Thành viên đang phát triển

1. Các biện pháp tự vệ không được áp dụng để chống lại hàng hóa có xuất xứ từ một Thành
viên đang phát triển, nếu thị phần hàng hóa có liên quan được nhập từ Thành viên này không
vượt quá 3%, với điều kiện là tổng số thị phần nhập khẩu từ các Thành viên đang phát triển, có
thị phần nhập khẩu riêng lẻ nhỏ hơn 3%, không vượt quá 9% tổng kim ngạch nhập khẩu nhập
khẩu của hàng hóa liên quan[2].

2. Một Thành viên đang phát triển có quyền kéo dài thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ trong
thời hạn không quá 2 năm sau khi hết thời hạn tối đa quy định tại khoản 3 Điều 7. Cho dù có các
quy định tại khoản 5 Điều 7, một Thành viên đang phát triển có quyền áp dụng lại một biện pháp
tự vệ đối với việc nhập khẩu hàng hóa đã chịu sự áp dụng của biện pháp này, sau khi Hiệp định
WTO có hiệu lực, sau thời gian bằng một nửa thời gian mà biện pháp này được áp dụng trước
đây, với điều kiện là thời gian không áp dụng ít nhất là 2 năm.

57
THỎA THUẬN GHI NHẬN VỀ CÁC QUY TẮC VÀ THỦ TỤC ĐIỀU CHỈNH VIỆC GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP – DSU

Phụ lục 2

________________________________________________________________

Các Thành viên nhất trí như sau:

Điều I

Phạm vi điều chỉnh và áp dụng

1. Các quy tắc và thủ tục của Thỏa thuận này phải được áp dụng cho những tranh chấp
được đưa ra theo các quy định về tham vấn và giải quyết tranh chấp của những hiệp định được
liệt kê trong Phụ lục 1 của Thỏa thuận này (trong Thoả thuận này được gọi là những “hiệp định
có liên quan”). Những quy tắc và thủ tục của Thỏa thuận này cũng được áp dụng cho việc tham
vấn và giải quyết tranh chấp giữa các Thành viên về quyền và nghĩa vụ của họ theo các quy định
của Hiệp định Thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (trong Thỏa thuận này được gọi là “Hiệp
định WTO”) và của Thỏa thuận này được xem xét riêng hoặc cùng với bất cứ hiệp định có liên
quan nào khác.

2. Các quy tắc và thủ tục của Thỏa thuận này phải được áp dụng với điều kiện phải
tuân theo những quy tắc và thủ tục đặc biệt hoặc bổ sung về giải quyết tranh chấp được ghi trong
các hiệp định có liên quan được nêu trong Phụ lục 2 của Thỏa thuận này. Trong chừng mực có sự
khác nhau giữa những quy tắc và thủ tục của Thỏa thuận này và những quy tắc và thủ tục đặc biệt
hoặc bổ sung trong Phụ lục 2, thì những quy tắc và thủ tục đặc biệt hoặc bổ sung trong Phụ lục 2
phải được ưu tiên áp dụng. Đối với những tranh chấp liên quan đến những quy tắc và thủ tục của
hai hay nhiều hiệp định có liên quan, nếu có mâu thuẫn giữa những quy tắc và thủ tục đặc biệt
hoặc bổ sung trong những hiệp định có liên quan đang được xem xét đó, và khi các bên tranh
chấp không thỏa thuận được với nhau về các quy tắc và thủ tục trong vòng 20 ngày kể từ khi
thành lập ban hội thẩm, thì trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của 1 trong 2 bên,
Chủ tịch của Cơ quan Giải quyết Tranh chấp quy định tại khoản 1 Điều 2 (trong Thỏa thuận này
được gọi là “DSB”), sau khi tham vấn với các bên tranh chấp phải quyết định những quy tắc và
thủ tục nào phải tuân theo. Chủ tịch phải quyết định theo hướng dẫn của nguyên tắc là những quy
tắc và thủ tục đặc biệt hoặc bổ sung cần phải được sử dụng khi có thể, và những quy tắc và thủ
tục được nêu trong Thỏa thuận này cần được sử dụng ở mức cần thiết để tránh xảy ra mâu thuẫn.

Điều 2

Quản lý

1. Cơ quan Giải quyết tranh chấp được thành lập theo Thoả thuận này để quản lý
những quy tắc và thủ tục của Thoả thuận này và các điều khoản về tham vấn và giải quyết tranh
chấp của các hiệp định có liên quan, trừ khi trong hiệp định có liên quan có quy định khác. Theo
đó, DSB phải có thẩm quyền thành lập ban hội thẩm, thông qua các Báo cáo của ban hội thẩm và
Cơ quan Phúc thẩm, duy trì sự giám sát việc thực hiện các phán quyết và khuyến nghị, cho phép
tạm hoãn việc thi hành những nhượng bộ và nghĩa vụ khác theo các hiệp định có liên quan. Đối
với những tranh chấp chấp phát sinh từ một hiệp định có liên quan, mà đó là Hiệp định Thương

58
mại tuỳ nghi của một số Thành viên, thuật ngữ “Thành viên” ở đây chỉ dùng để chỉ các bên của
Hiệp định Thương mại tuỳ nghi của một số Thành viên này. Khi DSB áp dụng những điều khoản
giải quyết tranh chấp của một Hiệp định Thương mại tuỳ nghi của một số Thành viên thì chỉ
những Thành viên là các bên của Hiệp định này mới có thể tham gia vào việc quyết định hoặc
những hoạt động của DSB liên quan tới tranh chấp đó.

2. DSB phải thông báo với các Hội đồng và ủy ban có liên quan của WTO về bất kỳ
những diễn biến nào của tranh chấp liên quan tới các quy định của những hiệp định có liên quan
tương ứng.

3. DSB phải họp khi cần thiết nhằm thực hiện các chức năng của mình trong thời hạn
được nêu ra trong Thỏa thuận này.

4. Khi những quy tắc và thủ tục của Thỏa thuận này quy định DSB phải ra quyết định,
thì DSB phải ra quyết định này trên cơ sở đồng thuận.[1]

Điều 3

Các quy định chung

1. Các Thành viên khẳng định việc tuân theo những nguyên tắc giải quyết tranh chấp
từ trước đến nay được áp dụng theo Điều XXII và XXIII của GATT 1947, và những quy tắc và
thủ tục được tiếp tục sửa đổi trong Thoả thuận này.

2. Hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO là một nhân tố trung tâm trong việc tạo ra
sự an toàn và khả năng dự đoán trước cho hệ thống thương mại đa phương. Các Thành viên thừa
nhận rằng hệ thống này ra đời nhằm bảo toàn các quyền và nghĩa vụ của các Thành viên theo các
hiệp định có liên quan và nhằm làm rõ những điều khoản hiện hành của những hiệp định đó trên
cơ sở phù hợp với các quy tắc tập quán giải thích công pháp quốc tế. Các khuyến nghị và phán
quyết của DSB không được làm tăng hoặc giảm các quyền và nghĩa vụ được quy định trong các
hiệp định có liên quan.

7.Trước khi khởi kiện, Thành viên phải tự xem xét, đánh giá là liệu việc khiếu kiện theo những
thủ tục này có kết quả không. Mục đích của cơ chế giải quyết tranh chấp là để đảm bảo có một
giải pháp tích cực đối với vụ tranh chấp. Một giải pháp mà các bên tranh chấp có thể chấp nhận
được và phù hợp với các hiệp định có liên quan thì rõ ràng cần được ưu tiên. Nếu không đạt
được một giải pháp các bên tranh chấp cùng nhất trí, thì mục tiêu số một của cơ chế giải quyết
tranh chấp thường là bảo đảm việc rút lại những biện pháp có liên quan nếu những biện pháp này
bị quyết định là không phù hợp với những quy định trong bất kỳ hiệp định có liên quan nào. Các
quy định về bồi thường chỉ nên được sử dụng khi việc rút lại ngay lập tức các biện pháp trên là
không thực tế và chỉ được sử dụng như là một biện pháp tạm thời trong khi chưa có việc rút lại
biện pháp không phù hợp với hiệp định có liên quan. Biện pháp cuối cùng mà Thỏa thuận này
quy định cho Thành viên đã khởi kiện theo các thủ tục giải quyết tranh chấp là khả năng đình chỉ
việc áp dụng các nhượng bộ hay các nghĩa vụ khác theo các hiệp định có liên quan trên cơ sở có
sự phân biệt đối xử đối với Thành viên khác với điều kiện được DSB cho phép thực hiện những
biện pháp như vậy.

Điều 4

59
Tham vấn

1. Các Thành viên khẳng định quyết tâm của mình nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả
của các thủ tục tham vấn được các Thành viên sử dụng.

2. Mỗi Thành viên cam kết dành những cân nhắc thiện chí và tạo cơ hội thoả đáng cho
việc tham vấn về bất kỳ ý kiến nào do một Thành viên khác đưa ra có liên quan đến những biện
pháp ảnh hưởng tới sự vận hành của bất cứ hiệp định có liên quan nào được thực hiện trên lãnh
thổ của Thành viên này.[3]

3. Nếu có yêu cầu tham vấn được đưa ra theo quy định của hiệp định có liên quan, Thành
viên được yêu cầu, trừ khi có thỏa thuận khác, phải trả lời yêu cầu này trong vòng 10 ngày sau
ngày nhận được yêu cầu và phải tham gia vào tham vấn một cách thiện chí trong thời hạn không
quá 30 ngày sau ngày nhận được yêu cầu để cố gắng đạt được giải pháp thỏa đáng cho các bên.
Nếu Thành viên này không trả lời trong thời hạn 10 ngày sau ngày nhận được yêu cầu, hoặc
không tham gia tham vấn trong thời hạn không quá 30 ngày, hoặc sau một thời hạn khác được các
bên thỏa thuận kể từ ngày nhận được yêu cầu, thì Thành viên đã yêu cầu tham vấn có thể trực tiếp
yêu cầu thành lập ban hội thẩm.

4. Tất cả những yêu cầu tham vấn như vậy phải được Thành viên yêu cầu tham vấn thông
báo cho DSB và các Hội đồng và ủy ban liên quan. Bất cứ yêu cầu tham vấn nào cũng phải được
đệ trình lên bằng văn bản và đưa ra lý do có yêu cầu, kể cả việc chỉ ra biện pháp có vấn đề và cơ
sở pháp lý cho việc khiếu kiện.

6. Quá trình tham vấn phải được giữ bí mật, và không được gây phương hại đến các quyền
của bất kỳ Thành viên nào trong bất kỳ một quy trình tố tụng tiếp theo nào.

7. Nếu tham vấn không giải quyết được tranh chấp trong vòng 60 ngày kể từ ngày nhận
được yêu cầu tham vấn, bên nguyên đơn có thể yêu cầu lập ban hội thẩm. Bên nguyên đơn có thể
yêu cầu thành lập ban hội thẩm trong thời hạn 60 ngày nói trên nếu các bên tham vấn cùng cho
rằng việc tham vấn đã không giải quyết được tranh chấp.

8. Trong trường hợp khẩn cấp, kể cả những trường hợp có liên quan đến hàng dễ hỏng,
các Thành viên phải tiến hành tham vấn trong khoảng thời gian không quá 10 ngày sau khi nhận
được yêu cầu. Nếu việc tham vấn đã không giải quyết được tranh chấp trong thời hạn 20 ngày sau
ngày nhận được yêu cầu, bên nguyên đơn có thể yêu cầu thành lập ban hội thẩm.

10. Trong khi tham vấn, các Thành viên phải đặc biệt chú ý đến những vấn đề cụ thể và
quyền lợi của các Thành viên là các nước đang phát triển.

11. Khi một Thành viên ngoài các Thành viên tham vấn cho rằng họ có lợi ích thương mại
đáng kể trong quá trình tham vấn đang được tiến hành phù hợp với khoản 1 Điều XXII của
GATT 1994, khoản 1 Điều XXII của GATS, hoặc các điều khoản tương ứng trong các hiệp định
có liên quan khác[4] thì Thành viên này có thể thông báo cho các Thành viên tham vấn và DSB về
nguyện vọng muốn được tham gia vào thủ tục tham vấn trong vòng 10 ngày sau ngày nhận được
yêu cầu tham vấn theo Điều vừa nêu. Thành viên đó phải được tham gia vào việc tham vấn với
điều kiện là Thành viên nhận được yêu cầu tham vấn đồng ý rằng yêu cầu về lợi ích đáng kể đó là
có căn cứ. Trong trường hợp đó, các Thành viên phải phải thông báo cho DSB. Nếu yêu cầu tham
gia vào việc tham vấn không được chấp nhận, thì Thành viên muốn tham gia này phải được tự do
yêu cầu tham vấn theo khoản 1 Điều XXII hoặc khoản 1 Điều XXIII của GATT 1994, khoản 1
Điều XXII hoặc khoản 1 Điều XXIII của GATS, hoặc những điều khoản tương ứng trong các
hiệp định có liên quan khác.

60
Điều 5

Môi giới, Hòa giải và Trung gian

1. Môi giới, hòa giải và trung gian là những thủ tục được tiến hành tự nguyện, nếu các bên
tranh chấp đồng ý như vậy.

2. Việc môi giới, hòa giải và trung gian, và đặc biệt là quan điểm của các bên tranh chấp
trong việc này phải được giữ bí mật và không làm phương hại đến quyền của bất cứ bên nào
trong những bước tố tụng tiếp theo những thủ tục này.

3. Bất cứ bên tranh chấp nào đều có thể yêu cầu môi giới, hòa giải hoặc trung gian vào bất
cứ lúc nào. Những thủ tục này có thể được bắt đầu và chấm dứt vào bất kỳ thời điểm nào. Một
khi những thủ tục này đã chấm dứt, bên nguyên đơn có thể yêu cầu thành lập ban hội thẩm.

4. Khi thủ tục môi giới, hòa giải hoặc trung gian được tiến hành trong thời hạn 60 ngày kể từ
ngày nhận được yêu cầu tham vấn, bên nguyên đơn phải cho phép một thời hạn là 60 ngày kể từ
ngày nhận được yêu cầu tham vấn trước khi yêu cầu thành lập ban hội thẩm. Bên nguyên đơn có
thể yêu cầu thành lập ban hội thẩm trong thời hạn 60 ngày này, nếu các bên có tranh chấp cùng
cho rằng môi giới, hoà giải hoặc trung gian đã không thể giải quyết được tranh chấp.

5. Nếu các bên tranh chấp đồng ý, thì thủ tục môi giới, hòa giải hoặc trung gian có thể được
tiếp tục ngay cả khi ban hội thẩm tiến hành tố tụng.

6. Tổng Giám đốc có thể, trên cương vị công tác chính thức của mình, đưa ra sáng kiến về
việc mình phải làm người môi giới, người hòa giải hoặc trung gian nhằm giúp các Thành viên
giải quyết tranh chấp.

Điều 6

Thành lập Ban hội thẩm

1. Nếu bên nguyên đơn có yêu cầu, một ban hội thẩm phải được thành lập chậm nhất
là tại cuộc họp của DSB tiếp theo cuộc họp mà tại đó yêu cầu này lần đầu tiên được đưa ra như
một mục của chương trình nghị sự DSB, trừ khi tại cuộc họp đó DSB quyết định trên cơ sở đồng
thuận không thành lập ban hội thẩm.[5]

2. Yêu cầu thành lập ban hội thẩm phải được làm bằng văn bản. Văn bản yêu cầu này
phải chỉ ra là việc tham vấn đã được tiến hành không, xác định rõ các biện pháp cụ thể đang được
bàn cãi và cung cấp tóm tắt ngắn gọn về cơ sở pháp lý của đơn kiện đủ để trình bày các vấn đề
một cách rõ ràng. Trong trường hợp bên nộp đơn yêu cầu thành lập ban hội thẩm với các điều
kiện khác với các điều khoản tham chiếu chuẩn, thì văn bản yêu cầu này phải kèm theo bản đề
xuất về các điểu khoản tham chiếu đặc biệt.

Điều 8

Thành phần Ban hội thẩm

1. Ban hội thẩm phải được cấu thành bởi những cá nhân thuộc tổ chức chính phủ và/hoặc phi
chính phủ năng lực tốt, kể cả những người đã làm việc hoặc trình vụ kiện ra ban hội thẩm, làm
đại diện của một Thành viên hoặc của một bên ký kết GATT 1947 hoặc đại diện tại Hội đồng hay
ủy ban của bất cứ hiệp định có liên quan nào hoặc hiệp định nào trước đó, hoặc đã từng làm việc

61
trong Ban Thư ký, đã từng giảng dạy hoặc viết sách báo được đăng về luật thương mại quốc tế
hoặc chính sách thương mại quốc tế, hoặc đã từng là quan chức cao cấp về chính sách thương mại
của một Thành viên.

2. Các thành viên ban hội thẩm cần phải được chọn lựa với mục đích bảo đảm sự độc lập của
các hội thẩm viên, có kiến thức đa dạng ở mức đủ và có phạm vi kinh nghiệm công tác rộng.

3. Công dân của Thành viên[6] là các bên tranh chấp hoặc là bên thứ 3 được quy định ở
khoản 2 của Điều 10 phải không được tham gia vào ban hội thẩm có liên quan đến tranh chấp đó,
trừ khi các bên tranh chấp có thỏa thuận khác.

5. Ban hội thẩm phải gồm ba hội thẩm viên, trừ khi các bên tranh chấp đồng ý một ban hội
thẩm gồm 5 hội thẩm viên trong vòng 10 ngày kể từ ngày thành lập ban hội thẩm. Các Thành
viên phải nhanh chóng được thông báo về thành phần của ban hội thẩm.

7. Nếu trong vòng 20 ngày sau ngày thành lập ban hội thẩm mà không có sự nhất trí về
Thành viên ban hội thẩm, theo yêu cầu của bất cứ bên nào, Tổng Giám đốc sau khi tham vấn với
Chủ tịch DSB và Chủ tịch của Hội đồng hay ủy ban liên quan phải quyết định thành phần ban hội
thẩm bằng việc bổ nhiệm các hội thẩm từ những người mà Tổng Giám đốc coi là thích hợp nhất
theo đúng bất kỳ quy tắc hoặc thủ tục đặc biệt hoặc bổ sung có liên quan nào của những hiệp định
có liên quan đang được áp dụng cho tranh chấp đó, sau khi tham vấn với các bên tranh chấp. Chủ
tịch của DSB phải thông báo cho các Thành viên về thành phần ban hội thẩm đã được thành lập
như vậy không quá 10 ngày kể từ ngày Chủ tịch nhận được yêu cầu.

9. Các hội thẩm viên phải làm việc với tư cá nhân của mình và không phải là đại diện của
chính phủ và cũng không phải là đại điện của một tổ chức nào. Vì thế các Thành viên phải không
được đưa ra chỉ thị hay tìm cách gây ảnh hưởng đến họ với tư cách cá nhân về những vấn đề được
đưa ra trước ban hội thẩm.

10. Khi một tranh chấp xảy ra giữa một Thành viên phát triển và một Thành viên đang phát
triển, nếu có yêu cầu của Thành viên đang phát triển, thì ban hội thẩm phải có ít nhất một hội
thẩm từ một Thành viên đang phát triển.

Điều 9

Thủ tục đối với đơn kiện có nhiều nguyên đơn

1. Khi có hai hoặc nhiều Thành viên yêu cầu thành lập ban hội thẩm để giải quyết
cùng một vấn đề thì một ban hội thẩm duy nhất có thể được thành lập để xem xét những đơn kiện
này có tính đến quyền của tất cả các Thành viên có liên quan. Một ban hội thẩm duy nhất cần
phải được thành lập để xem xét những đơn kiện như vậy bất kỳ khi nào khả thi.

2. Ban hội thẩm duy nhất này phải tiến hành việc xem xét và đệ trình ý kiến lên DSB
theo cách các quyền mà đáng ra các bên tranh chấp đã được hưởng nếu thành lập các ban hội

62
thẩm riêng lẻ để xem xét các đơn kiện không bị suy giảm. Nếu một trong các bên tranh chấp yêu
cầu thì ban hội thẩm phải đệ trình các bản báo cáo riêng lẻ về tranh chấp có liên quan. Các văn
bản đệ trình của mỗi nguyên đơn phải được sẵn có cho các nguyên đơn khác và mỗi nguyên đơn
phải có quyền có mặt khi bất cứ một nguyên đơn nào khác trình bày quan điểm với ban hội thẩm.

3. Nếu có hai hoặc nhiều ban hội thẩm được thành lập để xem xét các đơn kiện liên
quan đến cùng một vấn đề thì phải cố gắng tới mức cao nhất có thể để chọn cùng các hội thẩm
viên chung cho các ban hội thẩm riêng lẻ và phải sắp xếp thời gian biểu cho thủ tục tố tụng của
ban hội thẩm trong những tranh chấp này phải được hài hoà.

Điều 10

Các bên thứ ba

1. Quyền lợi của các bên tranh chấp và của các Thành viên khác theo một hiệp định có liên
quan về nội dung tranh chấp phải được cân nhắc đầy đủ trong quá trình tố tụng tại ban hội thẩm.

2. Bất cứ Thành viên nào có quyền lợi đáng kể đối với một vấn đề được ban hội thẩm xem
xét và đã thông báo quyền lợi của mình cho DSB (trong Thỏa thuận này gọi là “bên thứ ba”) đều
phải có cơ hội được trình bày vấn đề cho ban hội thẩm và được trình văn bản cho ban hội thẩm.
Những văn bản đệ trình này cũng phải được gửi cho các bên tranh chấp và phải được phản ánh
trong bản báo cáo của ban hội thẩm.

3. Các bên thứ ba phải được nhận văn bản đệ trình của các bên tranh chấp cho phiên họp đầu
tiên của ban hội thẩm.

4. Nếu một bên thứ ba cho rằng một biện pháp là đối tượng của việc giải quyết tại ban hội
thẩm đã triệt tiêu hoặc làm phương hại đến quyền lợi của bên đó theo bất cứ hiệp định có liên
quan nào, thì Thành viên đó có thể sử dụng thủ tục giải quyết tranh chấp thông thường theo bản
Thỏa thuận này. Tranh chấp như vậy phải được chuyển cho ban hội thẩm ban đầu mỗi khi có thể.

Điều 11

Chức năng của Ban hội thẩm

Chức năng của ban hội thẩm là giúp DSB làm tròn trách nhiệm theo Thỏa thuận này và
các hiệp định có liên quan. Do đó, ban hội thẩm cần phải phải đánh giá một cách khách quan về
các vấn đề đặt ra cho mình, gồm cả việc đánh giá khách quan các tình tiết của vụ việc và khả
năng áp dụng và sự phù hợp với các hiệp định có liên quan, và đưa ra những nhận xét, kết luận
khác có thể giúp DSB trong việc đưa ra các khuyến nghị hoặc các phán quyết được quy định
trong các hiệp định có liên quan. Ban hội thẩm cần phải đều đặn tham vấn với các bên tranh chấp
và tạo cho họ những cơ hội thích hợp để đưa ra một giải pháp thỏa đáng đối với cả hai bên.

Điều 14

Tính bảo mật

1. Việc nghị án của ban hội thẩm phải được giữ bí mật.

2. Các bản báo cáo của ban hội thẩm được soạn thảo không có sự hiện diện của cac
bên tranh chấp theo tinh thần của các thông tin đã được cung cấp và các ý kiến đã được đưa ra.

63
3. Các ý kiến của cá nhân hội thẩm viên được trình bày trong bản báo cáo của ban
hội thẩm phải không được ghi tên người phát biểu ý kiến đó.

Điều 16

Thông qua báo cáo của Ban hội thẩm

1. Nhằm có đủ thời gian để các Thành viên xem xét các báo cáo của ban hội thẩm, các báo
cáo phải không được DSB xem xét để thông qua trong vòng 20 ngày sau ngày báo cáo đã được
chuyển tới các Thành viên.

2. Các Thành viên có phản đối về bản báo cáo của ban hội thẩm phải đưa văn bản giải thích
lý do phản đối của mình tới DSB ít nhất 10 ngày trước ngày phiên họp của DSB xem xét báo cáo
của ban hội thẩm .

3. Các bên tranh chấp có quyền tham gia đầy đủ vào việc DSB xem xét báo cáo của ban hội
thẩm, và các quan điểm của họ được ghi lại đầy đủ.

4. Trong vòng 60 ngày sau ngày chuyển báo cáo của ban hội thẩm tới các Thành viên, báo
cáo này phải được thông qua tại phiên họp DSB [7], trừ khi một bên tranh chấp chính thức thông
báo cho DSB về quyết định kháng cáo của mình hoặc DSB quyết định trên cơ sở đồng thuận
không thông qua bản báo cáo này. Nếu một bên đã thông báo quyết định kháng cáo của mình, thì
DSB phải không xem xét thông qua bản báo cáo của ban hội thẩm lập cho tới khi hoàn thành việc
phúc thẩm. Thủ tục thông qua này không làm phương hại tới quyền của các Thành viên được thể
hiện quan điểm của mình về bản báo cáo của ban hội thẩm.

Điều 17

Xét xử phúc thẩm

Cơ quan Phúc thẩm thường trực

1. Một Cơ quan Phúc thẩm thường trực phải được DSB thành lập. Cơ quan Phúc thẩm
này xem xét kháng cáo về các vụ việc của ban hội thẩm. Cơ quan này phải bao gồm 7 người, mỗi
một vụ việc phải do 3 người trong số đó xét xử. Những người làm việc ở Cơ quan Phúc thẩm phải
làm việc luân phiên. Việc luân phiên như vậy phải được xác định trong văn bản về thủ tục làm
việc của Cơ quan Phúc thẩm.

2. DSB phải chỉ định người làm việc ở Cơ quan Phúc thẩm cho nhiệm kỳ 4 năm, và
mỗi người có thể được tái bổ nhiệm một lần. Tuy nhiên, nhiệm kỳ của 3 trong số 7 người được bổ
nhiệm ngay sau khi Hiệp định WTO có hiệu lực phải hết hạn sau 2 năm, được xác định bằng việc
bắt thăm. Chỗ khuyết phải được bổ sung nếu có. Người được bổ nhiệm thay thế một người mà
nhiệm kỳ chưa hết sẽ giữ vị trí đó trong thời gian nhiệm kỳ còn lại của người tiền nhiệm.

3. Cơ quan Phúc thẩm phải bao gồm những người có uy tín đã được công nhận, với
kinh nghiệm chuyên môn đã được chứng minh về pháp luật, thương mại quốc tế và những nội
dung của các hiệp định có liên quan nói chung. Họ phải không được gắn kết với chính phủ nào.
Cơ cấu thành viên của Cơ quan Phúc thẩm phải phản ánh rộng rãi cơ cấu thành viên trong WTO.
Tất cả những người làm việc tại Cơ quan Phúc thẩm phải sẵn sàng làm việc bất cứ lúc nào và chỉ
được thông báo ngắn, phải cập nhật thoe kịp các hoạt động giải quyết tranh chấp và các hoạt động
có liên quan khác của WTO. Họ phải không được tham gia vào việc xem xét các tranh chấp khi
có thể tạo ra xung đột quyền lợi trực tiếp hay gián tiếp.

64
4. Chỉ các bên có tranh chấp, chứ không phải các bên thứ ba, mới có quyền kháng cáo
báo cáo của ban hội thẩm. Các bên thứ ba đã thông báo cho DSB về quyền lợi đáng kể đối với
vấn đề theo khoản 2 Điều 10 có thể đệ trình văn bản cho Cơ quan Phúc thẩm và phải được tạo cơ
hội để Cơ quan Phúc thẩm nghe vấn đề.

5. Như một quy tắc chung, việc giải quyết phải không được quá 60 ngày kể từ ngày
một bên tranh chấp chính thức thông báo quyết định kháng cáo của mình tới ngày Cơ quan Phúc
thẩm chuyển báo cáo của mình. Khi xác định thời gian biểu của mình, Cơ quan Phúc thẩm phải
cân nhắc các quy định của khoản 9 Điều 4, nếu có liên quan. Khi Cơ quan Phúc thẩm thấy mình
không thể đưa ra báo cáo trong vòng 60 ngày, Cơ quan này phải thông báo cho DSB bằng văn
bản lý do trì hoãn cùng với khoảng thời gian dự kiến phải đệ trình báo cáo. Trong bất cứ trường
hợp việc giải quyết cũng không được vượt quá 90 ngày.

6. Kháng cáo chỉ được giới hạn về những vấn đề về pháp lý được đề cập đến trong báo
cáo của ban hội thẩm và những giải thích pháp luật của ban hội thẩm.

...

Thủ tục Xét xử Phúc thẩm

10. Quá trình tố tụng của Cơ quan Phúc thẩm phải được giữ kín. Các báo cáo của Cơ quan
Phúc thẩm phải được soạn thảo không có sự tham gia của các bên tranh chấp và theo tinh thần
của các thông tin được cung cấp và các ý kiến được đưa ra.

13. Cơ quan Phúc thẩm có thể giữ nguyên, sửa đổi hoặc quyết định ngược lại các ý kiến và
kết luận của ban hội thẩm.

Thông qua các báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm

14. Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm phải được DSB thông qua và được các bên tranh chấp
chấp nhận vô điều kiện trừ khi DSB quyết định trên cơ sở đồng thuận không thông qua báo cáo
của Cơ quan Phúc thẩm trong vòng 30 ngày sau khi báo cáo đó được chuyển tới các Thành viên.
[8]
Thủ tục thông qua này không làm phương hại đến quyền của các Thành viên thể hiện quan
điểm của mình về bản báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm.

Điều 19

Các khuyến nghị của Ban hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm

1. Khi một ban hội thẩm hoặc Cơ quan Phúc thẩm kết luận rằng một biện pháp nào đó là
không phù hợp với hiệp định có liên quan thì ban hội thẩm hoặc Cơ quan Phúc thẩm phải khuyến
nghị rằng Thành viên có liên quan[9] đưa các biện pháp đó cho phù hợp với Hiệp định này [10].
Cùng với các khuyến nghị đó, ban hội thẩm hoặc Cơ quan Phúc thẩm có thể đề xuất các cách mà
theo đó Thành viên có liên quan có thể thực hiện các khuyến nghị.

2. Theo khoản 2 của Điều 3, trong các kết luận và khuyến nghị của mình, ban hội thẩm và
Cơ quan Phúc thẩm không thể thêm vào hay làm giảm bớt đi các quyền và nghĩa vụ được quy
định trong các hiệp định có liên quan.

Điều 20

65
Thời hạn ra quyết định của Cơ quan Giải quyết Tranh chấp

Trừ khi các bên tranh chấp có thỏa thuận khác, thời hạn tính từ ngày DSB thành lập ban hội thẩm
tới ngày DSB xem xét báo cáo của ban hội thẩm hoặc của Cơ quan Phúc thẩm để thông qua, như
là quy tắc chung, phải không quá 9 tháng nếu báo cáo của ban hội thẩm không bị kháng cáo hoặc
12 tháng nếu báo cáo bị kháng cáo. Nếu ban hội thẩm hoặc Cơ quan Phúc thẩm kéo dài thời hạn
để đưa ra báo cáo của mình, theo khoản 9 của Điều 12 hay khoản 5 của Điều 17, thì thời gian kéo
dài phải được tính thêm vào thời hạn trên.

Điều 21

Giám sát thực hiện các khuyến nghị và phán quyết

1. Việc tuân thủ ngay lập tức những khuyến nghị hoặc phán quyết của DSB là điều
thiết yếu nhằm bảo đảm việc giải quyết hữu hiệu tranh chấp vì lợi ích của tất cả các Thành viên.

2. Cần đặc biệt chú ý đến các vấn đề lợi ích của các Thành viên là các nước đang phát
triển liên quan đến các biện pháp là đối tượng của việc giải quyết tranh chấp.

3. Tại cuộc họp của DSB được tổ chức trong vòng 30 ngày [11] sau ngày thông qua báo
cáo của ban hội thẩm hoặc Cơ quan Phúc thẩm, Thành viên liên quan phải thông báo cho DSB về
các dự định của mình đối với việc thực hiện các khuyến nghị và phán quyết của DSB. Nếu không
thể thực hiện được việc tuân theo ngay lập tức các khuyến nghị và phán quyết thì Thành viên liên
quan phải có một khoảng thời gian hợp lý để thực hiện. Khoảng thời gian hợp lý phải là:

(a) khoảng thời gian do Thành viên có liên quan đề xuất, với điều kiện là thời hạn đó
được DSB thông qua; hoặc, nếu không được thông qua như vậy, thì là

(b) khoảng thời gian được các bên tranh chấp thỏa thuận trong vòng 45 ngày sau ngày
thông qua các khuyến nghị và phán quyết; hoặc, nếu không đạt được thỏa thuận như
vậy giữa các bên, thì là

(c) khoảng thời gian được xác định thông qua quyết định trọng tài có giá trị ràng buộc
trong vòng 90 ngày sau ngày thông qua các khuyến nghị và phán quyết [12]. Trong tố
tụng trọng tài như vậy thì một hướng dẫn đói với trọng tài viên [13] là khoảng thời gian
hợp lý để thực hiện các khuyến nghị và phán quyết của ban hội thẩm hay Cơ quan
Phúc thẩm, không được vượt quá 15 tháng kể từ ngày thông qua báo cáo của ban hội
thẩm hoặc của Cơ quan Phúc thẩm. Tuy nhiên, thời gian đó có thể dài hoặc ngắn hơn,
tùy thuộc vào các trường hợp cụ thể.

4. Trừ khi ban hội thẩm hoặc Cơ quan Phúc thẩm kéo dài thời hạn đưa ra báo cáo của
mình theo khoản 9 của Điều 12, hay khoản 5 của Điều 17, thì thời hạn kể từ ngày DSB thành lập
ban hội thẩm cho tới ngày quyết định thời hạn hợp lý phải không vượt quá 15 tháng trừ khi các
bên tranh chấp có thỏa thuận khác. Khi ban hội thẩm hoặc Cơ quan Phúc thẩm kéo dài thời hạn
đưa ra báo cáo của mình, thì thời gian kéo dài phải được cộng vào thời hạn 15 tháng; với điều
kiện là tổng số thời gian không vượt quá 18 tháng trừ khi các bên tranh chấp thỏa thuận là có các
tình huống ngoại lệ.

6. DSB phải duy trì giám sát việc thực hiện các khuyến nghị hoặc phán quyết đã được
thông qua. Vấn đề thực hiện các khuyến nghị hoặc phán quyết có thể được bất cứ Thành viên nào

66
đặt ra tại DSB vào bất cứ thời điểm nào sau khi được thông qua. Trừ khi DSB quyết định khác,
vấn đề thực hiện các khuyến nghị hoặc phán quyết phải được đưa vào chương trình nghị sự của
DSB sau 6 tháng kể từ ngày thời hạn hợp lý theo khoản 3 được ấn định và phải vẫn nằm trong
chương trình nghị sự của DSB cho tới khi vấn đề được giải quyết. ít nhất là 10 ngày trước mỗi
cuộc họp như vậy của DSB, Thành viên liên quan phải cung cấp cho DSB bản báo cáo bằng văn
bản về tiến triển của việc thực hiện các khuyến nghị hoặc phán quyết này.

7. Nếu vấn đề được Thành viên đang phát triển đưa ra, thì DSB phải xem xét để có hành
động tiếp theo thích hợp với các tình tiết.

8. Nếu tranh chấp do Thành viên đang phát triển đưa ra, thì khi cân nhắc biện pháp thích
hợp có thể được áp dụng, DSB phải cân nhắc không chỉ phạm vi áp dụng về thương mại của các
biện pháp bị khiếu nại, mà còn cả những ảnh hưởng của chúng tới nền kinh tế của các Thành viên
đang phát triển có liên quan.

Điều 22

Bồi thường và tạm hoãn thi hành các nhượng bộ

1. Việc bồi thường và tạm hoãn thi hành các nhượng bộ hoặc những nghĩa vụ khác là những
biện pháp tạm thời được đưa ra trong trường hợp các khuyến nghị và phán quyết không được
thực hiện trong khoảng thời gian hợp lý. Tuy nhiên, việc bồi thường hay tạm hoãn thi hành các
nhượng bộ hoặc những nghĩa vụ nào khác không được là các biện pháp ưu tiên hơn việc thực hiện
đầy đủ khuyến nghị để làm cho một biện pháp phù hợp với các hiệp định có liên quan. Việc bồi
thường là tự nguyện, nếu được đưa ra thì phải phù hợp với các hiệp định có liên quan.

2. Nếu Thành viên liên quan không làm cho biện pháp bị quyết định là không phù hợp trở
thành phù hợp với hiệp định có liên quan hoặc bằng cách khác tuân thủ theo những khuyến nghị
và phán quyết trong khoảng thời gian hợp lý được xác định phù hợp với khoản 3 của Điều 21, thì
Thành viên đó phải, nếu được yêu cầu như vậy và không được chậm hơn ngày hết hạn của
khoảng thời gian hợp lý, tiến hành đàm phán với bất cứ bên nào đang viện dẫn tới những thủ tục
giải quyết tranh chấp, nhằm đưa ra việc bồi thường thỏa đáng đối với cả hai bên. Nếu không thỏa
thuận được biện pháp bồi thường thỏa đáng nào trong vòng 20 ngày sau ngày hết hạn thời hạn
hợp lý, thì bất cứ bên nào đã viện dẫn tới các thủ tục giải quyết tranh chấp cũng có thể yêu cầu
DSB cho phép tạm hoãn thi hành việc áp dụng đối với Thành viên liên quan những nhượng bộ
hoặc những nghĩa vụ khác theo các hiệp định có liên quan.

3. Khi xem xét để tạm hoãn thi hành những nhượng bộ hoặc các nghĩa vụ khác, thì bên
nguyên đơn phải áp dụng những nguyên tắc và thủ tục sau:

(a) nguyên tắc chung là bên nguyên đơn cần trước tiên tạm hoãn thi hành những
nhượng bộ hoặc những nghĩa vụ khác đối với cùng (những) lĩnh vực mà ban hội
thẩm hoặc Cơ quan phúc thẩm đã xác định là có vi phạm hoặc làm triệt tiêu hoặc
gây phương hại;

(b) nếu bên đó cho rằng việc tạm hoãn thi hành các nhượng bộ hoặc các nghĩa
vụ khác là không thực tế hoặc không hiệu quả đối với cùng (những) lĩnh vực đó,
thì bên đó có thể tạm hoãn thi hành những nhượng bộ hoặc những nghĩa vụ khác
trong những lĩnh vực của cùng một hiệp định;

(c) nếu bên đó cho rằng việc tạm hoãn thi hành các nhượng bộ hoặc các nghĩa
vụ khác là không thực tế hoặc không hiệu quả đối với những lĩnh vực khác trong
cùng hiệp định và những tình huống đủ nghiêm trọng, thì bên đó có thể tìm kiếm

67
việc tạm hoãn thi hành nhượng bộ hoặc những nghĩa vụ khác theo một hiệp định
có liên quan khác;

(d) khi áp dụng những nguyên tắc trên, bên đó phải cân nhắc:

(i) thương mại trong lĩnh vực hay theo hiệp định mà ban hội thẩm hoặc Cơ
quan phúc thẩm đã quyết định là có vi phạm hoặc làm triệt tiêu hoặc gây
phương hại, và tầm quan trọng của lĩnh vực thương mại này đối với bên
đó;

(ii) những nhân tố kinh tế lớn hơn liên quan đến việc triệt tiêu hoặc gây
phương hại và những hậu quả kinh tế lớn hơn của việc tạm hoãn thi hành
các nhượng bộ hoặc những nghĩa vụ khác;

(e) nếu bên đó quyết định yêu cầu cho phép tạm hoãn những nhượng bộ hoặc những
nghĩa vụ khác theo các tiết (b) hoặc (c), thì bên đó phải nêu lý do cho yêu cầu của
mình. Cùng thời gian khi yêu cầu được chuyển tới DSB, thì yêu cầu cũng phải
được chuyển tới các Hội đồng có liên quan và cả tới các cơ quan chuyên ngành
có liên quan trong trường hợp yêu cầu này phù hợp với tiết (b);

(f) trong khoản này, thuật ngữ "lĩnh vực" có nghĩa là:

(i) đối với hàng hóa, tất cả hàng hóa

(ii) đối với dịch vụ, một lĩnh vực chính được xác định trong "Danh mục Phân
loại Lĩnh vực Dịch vụ" hiện hành có xác định những lĩnh vực đó;[14]

(iii) đối với quyền sở hữu trí tuệ có liên quan đến thương mại, mỗi loại quyền
sở hữu trí tuệ thuộc phạm vi Mục 1, hoặc Mục 2, hoặc Mục 3, hoặc Mục
4, hoặc Mục 5, hoặc Mục 6, hoặc Mục 7 của Phần II, hoặc những nghĩa
vụ thuộc Phần III, hoặc Phần IV của Hiệp định TRIPS;

(g) trong khoản này, thuật ngữ "hiệp định" có nghĩa là:

(i) đối với hàng hóa, tất cả những hiệp định được liệt kê trong Phụ lục 1A
của Hiệp định WTO được tính chung, cũng như các Hiệp định Thương
mại tuỳ nghi của một số Thành viên mà Thành viên của những hiệp định
này cũng là các bên có liên quan đến tranh chấp;

(ii) đối với dịch vụ, là Hiệp định GATS;

(iii) đối với quyền sở hữu trí tuệ, là Hiệp định TRIPS.

4. Mức độ tạm hoãn thi hành những nhượng bộ hoặc những nghĩa vụ khác được DSB cho
phép phải tương ứng với mức độ triệt tiêu hoặc gây phương hại.

5. DSB không được cho phép tạm hoãn thi hành các nhượng bộ hoặc những nghĩa vụ khác
nếu hiệp định có liên quan cấm việc tạm hoãn thi hành như vậy.

6. Khi tình huống mô tả tại khoản 2 xảy ra, theo yêu cầu, DSB phải cho phép tạm hoãn thi
hành các nhượng bộ hoặc những nghĩa vụ khác trong vòng 30 ngày kể từ ngày thời hạn hợp lý kết
thúc, trừ khi DSB có quyết định trên cơ sở đồng thuận từ chối yêu cầu đó. Tuy nhiên, nếu Thành

68
viên có liên quan phản đối mức độ tạm hoãn được đề xuất, hoặc khiếu nại rằng những nguyên tắc
và thủ tục nêu tại khoản 3 chưa được tuân thủ khi bên nguyên đơn yêu cầu cho phép tạm hoãn
nhượng bộ hoặc những nghĩa vụ khác theo khoản 3(b) hoặc (c), thì vấn đề này phải được đưa ra
trọng tài. Việc phân xử bằng trọng tài như vậy phải do ban hội thẩm ban đầu tiến hành, nếu các
thành viên chấp nhận, hoặc do một trọng tài viên [15] được Tổng Giám đốc chỉ định và việc xét xử
của trọng tài phải được hoàn tất trong vòng 60 ngày sau ngày thời hạn hợp lý kết thúc. Nhượng
bộ hoặc những nghĩa vụ khác phải không bị tạm hoãn trong quá trình phân xử của trọng tài.

8. Việc tạm hoãn thi hành các nhượng bộ và các nghĩa vụ khác chỉ là tạm thời và chỉ
được áp dụng cho tới khi biện pháp được coi là không phù hợp với hiệp định có liên quan được
loại bỏ, hoặc Thành viên phải thực hiện những khuyến nghị hoặc phán quyết đưa ra giải pháp đối
với việc triệt tiêu hoặc làm phương hại đến lợi ích, hoặc đã đạt được một giải pháp thoả đáng cho
cả hai bên. Theo khoản 6 Điều 21, DSB phải tiếp tục duy trì giám sát việc thực hiện những
khuyến nghị hoặc phán quyết đã được thông qua, kể cả những trường hợp trong đó đã thực hiện
bồi thường hoặc các trường hợp trong đó các nhượng bộ hoặc các nghĩa vụ khác đã bị tạm hoãn
nhưng những khuyến nghị yêu cầu điều chỉnh một biện pháp cho phù hợp với những hiệp định có
liên quan vẫn chưa được thực hiện.

Điều 24

Thủ tục đặc biệt liên quan đến những Thành viên kém phát triển nhất

1. Trong tất cả các giai khoản xác định nguyên nhân của một vụ tranh chấp và xác định
thủ tục giải quyết tranh chấp có liên quan đến Thành viên kém phát triển nhất, cần có lưu ý đặc
biệt đến tình hình đặc biệt của các Thành viên kém phát triển nhất. Theo tinh thần đó, các Thành
viên cần kiềm chế một cách thích hợp việc khởi kiện theo những thủ tục này về các vấn đề có liên
quan đến các Thành viên kém phát triển nhất. Nếu phát hiện thấy có sự triệt tiêu hay làm phương
hại đến lợi ích bắt nguồn từ biện pháp do Thành viên kém phát triển nhất thực hiện, các bên
nguyên đơn cần phải kiềm chế một cách thích hợp trong việc yêu cầu bồi thường hoặc xin phép
tạm hoãn thi hành các nhượng bộ hoặc những nghĩa vụ khác theo những thủ tục này.

2. Trong những trường hợp giải quyết tranh chấp có liên quan đến Thành viên kém phát
triển nhất, nếu không đạt được một giải pháp thỏa đáng trong quá trình tham vấn, Tổng Giám đốc
hoặc Chủ tịch DSB phải, theo yêu cầu của Thành viên kém phát triển nhất, đưa ra sáng kiến làm
môi giới, trung gian và hòa giải để giúp các bên giải quyết tranh chấp trước khi có yêu cầu thành
lập ban hội thẩm. Tổng Giám đốc hoặc Chủ tịch DSB, khi thực hiện việc hỗ trợ nói trên, có thể
tham khảo từ bất cứ nguồn nào được cho là thích hợp.

Điều 25

Trọng tài

1. Việc giải quyết nhanh chóng bằng trọng tài trong khuôn khổ WTO với tư cách là những
biện pháp thay thế của việc giải quyết tranh chấp có thể tạo thuận lợi cho việc giải quyết những
tranh chấp nhất định có liên quan đến những vấn đề đã được cả hai bên cùng xác định rõ.

69
2. Trừ trường hợp có quy định khác trong Thoả thuận này, việc sử dụng trọng tài phải theo
thỏa thuận hai bên và hai bên phải đồng ý với nhau về thủ tục tố tụng trọng tài phải tuân thủ.
Những thỏa thuận về sử dụng trọng tài phải được thông báo sớm cho tất cả các Thành viên trước
khi thực tế bắt đầu tiến trình tố tụng của trọng tài.

3. Các Thành viên khác có thể trở thành một bên tham gia tố tụng của trọng tài chỉ khi có sự
đồng ý của các bên là những bên đã đồng ý sử dụng trọng tài. Các bên tham gia tiến trình tố tụng
này phải thoả thuận với nhau là tuân thủ phán quyết của trọng tài. Các phán quyết của trọng tài
phải được thông báo cho DSB và Hội đồng hoặc ủy ban của bất cứ hiệp định nào có liên quan
trong đó bất kỳ Thành viên nào cũng có thể đưa thêm ý kiến có liên quan.

4. Điều 21 và 22 của Thoả thuận này phải được áp dụng tương ứng đối với những phán quyết
của trọng tài.

Điều 27

Trách nhiệm của Ban Thư ký

1. Ban Thư ký có trách nhiệm giúp ban hội thẩm, đặc biệt về các khía cạnh pháp lý, lịch
sử và thủ tục của các vấn đề đang được xử lý, và hỗ trợ kỹ thuật cũng như công việc thư ký.

2. Khi Ban Thư ký giúp các Thành viên về giải quyết tranh chấp theo yêu cầu của họ,
thì cũng cần cung cấp thêm tư vấn pháp lý và hỗ trợ về việc giải quyết tranh chấp cho các Thành
viên là các nước đang phát triển. Để đạt được điều này, Ban Thư ký phải cung cấp chuyên gia
pháp lý có năng lực từ các cơ quan dịch vụ hợp tác kỹ thuật của WTO cho bất cứ Thành viên nào
là các nước đang phát triển nếu có yêu cầu. Chuyên gia này phải giúp Thành viên là các nước
đang phát triển theo cách nhằm đảm bảo tính khách quan của Ban Thư ký.

Phụ lục 1

các hiệp định có liên quan của thoả thuận

(A) Hiệp định Thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới

(B) Các Hiệp định Thương mại Đa phương

Phụ lục 1A: Các Hiệp định Đa biên về Thương mại Hàng hóa

Phụ lục 1B: Hiệp định Chung về Thương mại Dịch vụ

Phụ lục 1C: Hiệp định về các Khía cạnh của Quyền Sở hữu Trí tuệ liên quan đến
Thương mại
Phụ lục 2: Thoả thuận ghi nhận về Các quy tắc và Thủ tục điều chỉnh việc Giải quyết
Tranh chấp.

(C) Các Hiệp định Thương mại tuỳ nghi của một số Thành viên

Phụ lục 4: Hiệp định về Thương mại Máy ban Dân dụng

70
Hiệp định về Mua sắm Chính phủ

Hiệp định Quốc tế về Sữa

Hiệp định Quốc tế về Thịt bò

71
Công ước của Liên Hợp Quốc
về hợp đồng mua bán quốc tế (Công ước viên 1980)

PHẦN MỘT: PHẠM VI ÁP DỤNG VÀ NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG


Chương I: Phạm vi áp dụng
Chương II: Các quy định chung
PHẦN HAI: KÝ KẾT HỢP ĐỒNG
PHẦN BA: MUA BÁN HÀNG HOÁ
Chương I: Những quy định chung
Chương II: Nghĩa vụ của người bán
Chương III: Nghĩa vụ của người mua
Chương IV: Chuyển rủi ro
Chương V: Các điều khoản chung cho nghĩa vụ của người bán và người mua
PHẦN TƯ: NHỮNG QUY ĐỊNH CUỐI CÙNG
CÁC QUỐC GIA THAM GIA KÝ KẾT

Các nước thành viên của công ước này:

- Coi trọng những mục tiêu tổng quát ghi trong các Nghị quyết về sự thành lập một nền trật tự
kinh tế quốc tế mới mà Ðại hội đồng Liên hợp quốc đã chấp nhận trong khóa họp bất thường lần
thứ sáu,

- Cho rằng việc chấp nhận các quy tắc thống nhất điều chỉnh các hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế có tính đến các hệ thống xã hội, kinh tế và pháp lý khác nhau thúc đẩy việc loại trừ các
trở ngại pháp lý trong thương mại quốc tế và sẽ hỗ trợ cho việc phát triển thương mại quốc tế, đã
thỏa thuận những điều sau:

PHẦN I: PHẠM VI ÁP DỤNG VÀ NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

CHƯƠNG I

PHẠM VI ÁP DỤNG

Ðiều 1.

1. Công ước này áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có trụ sở thương mại
tại các quốc gia khác nhau.

a. Khi các quốc gia này là các quốc gia thành viên của Công ước hoặc,

b. Khi theo các quy tắc tư pháp quốc tế thì luật được áp dụng là luật của nước thành viên Công
ước này.

2. Sự kiện các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau không tính đến nếu sự kiện
này không xuất phát từ hợp đồng, từ các mối quan hệ đã hình thành hoặc vào thời điểm ký hợp
đồng giữa các bên hoặc là từ việc trao đổi thông tin giữa các bên.

3. Quốc tịch của các bên, quy chế dân sự hoặc thương mại của họ, tính chất dân sự hay thương
mại của hợp đồng không được xét tới khi xác định phạm vi áp dụng của Công ước này.

72
Ðiều 2:

Công ước này không áp dụng vào việc mua bán:

a. Các hàng hóa dùng cho cá nhân, gia đình hoặc nội trợ, ngoại trừ khi người bán, vào bất cứ lúc
nào trong thời gian trước hoặc vào thời điểm ký kết hợp đồng, không biết hoặc không cần phải
biết rằng hàng hóa đã được mua để sử dụng như thế.

b. Bán đấu giá.

c. Ðể thi hành luật hoặc văn kiện uỷ thác khác theo luật.

d. Các cổ phiếu, cổ phần, chứng khoán đầu tư, các chứng từ lưu thông hoặc tiền tệ.

e. Tàu thủy, máy bay và các chạy trên đệm không khí.

f. Ðiện năng.

Ðiều 3:

1. Ðược coi là hợp đồng mua bán các hợp đồng cung cấp hàng hóa sẽ chế tạo hay sản xuất, nếu
bên đặt hàng không có nghĩa vụ cung cấp phần lớn các nguyên liệu cần thiết cho việc chế tạo hay
sản xuất hàng hóa đó.

2. Công ước này không áp dụng cho các hợp đồng trong đó nghĩa vụ của bên giao hàng chủ yếu
là phải thực hiện một công việc hoặc cung cấp một dịch vụ khác.

Ðiều 4:

Công ước này chỉ điều chỉnh việc ký kết hợp đồng mua bán và các quyền và nghĩa vụ của người
bán và người mua phát sinh từ hợp đồng đó. Trừ trường hợp có quy định khác được nêu trong
Công ước, Công ước không liên quan tới:

a. Tính hiệu lực của hợp đồng, hoặc bất cứ điều khoản nào của hợp đồng, hoặc bất kỳ tập quán
nào.

b. Hậu qủa mà hợp đồng có thể đối với quyền sở hữu các hàng hóa đã bán.

Ðiều 5:
Công ước này không áp dụng cho trách nhiệm của người bán trong trường hợp hàng của người
bán gây thiệt hại về thân thể hoặc làm chết một người nào đó.

Ðiều 6:

Các bên có thể loại bỏ việc áp dụng Công ước này hoặc với điều kiện tuân thủ điều 12, có thể làm
trái với bất cứ điều khoản nào của Công ước hay sửa đổi hiệu lực của các điều khoản đó.

CHƯƠNG II

CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

Ðiều 7

73
1. Khi giải thích Công ước này, cần chú trọng đến tính chất quốc tế của nó, đến sự cần thiết phải
hỗ trợ việc áp dụng thống nhất Công ước và tuân thủ trong thương mại quốc tế.

2. Các vấn đề liên quan đến đối tượng điều chỉnh của Công ước này mà không quy định thẳng
trong Công ước thì sẽ được giải quyết chiếu theo các nguyên tắc chung mà từ đó Công ước được
hình thành hoặc nếu không có các nguyên tắc này, thì chiếu theo luật được áp dụng theo quy
phạm của tư pháp quốc tế.

Ðiều 8:

1. Nhằm phục vụ Công ước này, tuyên bố và cách xử sự khác của một bên được giải thích theo
đúng ý định của họ nếu bên kia đã biết hoặc không thể không biết ý định ấy.

2. Nếu điểm trên không được áp dụng thì tuyên bố cách xử sự khác của một bên được giải thích
theo nghĩa mà một người có lý trí, nếu người đó được đặt vào vị trí của phía bên kia trong những
hoàn cảnh tương tự cũng sẽ hiểu như thế.

3. Khi xác định ý muốn của một bên hoặc cách hiểu của một người có lý trí sẽ hiểu thế nào, cần
phải tính đến mọi tình tiết liên quan, kể cả các cuộc đàm phán, mọi thực tế mà các bên đã có
trong mối quan hệ tương hỗ của họ, các tập quán và mọi hành vi sau đó của hai bên.

Ðiều 9:

1. Các bên bị ràng buộc bởi tập quán mà họ đã thỏa thuận và bởi các thực tiễn đã được họ thiết
lập trong mối quan hệ tương hỗ.

2. Trừ phi có thỏa thuận khác thì có thể cho rằng các bên ký hợp đồng có ngụ ý áp dụng những
tập quán mà họ đã biết hoặc cần phải biết và đó là những tập quán có tính chất phổ biến trong
thương mại quốc tế và được các bên áp dụng một cách thường xuyên đối với hợp đồng cùng
chủng loại trong lĩnh vực buôn bán hữu quan để điều chỉnh hợp đồng của mình hoặc điều chỉnh
việc ký kết hợp đồng đó.

Ðiều 10: Nhằm phục vụ Công ước này:

a. Nếu một bên có hơn một trụ sở thương mại trở lên thì trụ sở thương mại của họ sẽ được coi là
trụ sở nào đó có mối liên hệ chặt chẽ nhất đối với hợp đồng và đối với việc thực hiện hợp đồng
đó, có tính tới những tình huống mà các bên đều biết hoặc đều dự đoán được vào bất kỳ lúc nào
trước hoặc vào thời điểm hợp đồng.

b. Nếu một bên không có trụ sở thương mại thì sẽ lấy nơi cư trú thường xuyên của họ.

Ðiều 11:

Hợp đồng mua bán không cần phải được ký kết hoặc xác nhận bằng văn bản hay phải tuân thủ
một yêu cầu nào khác về hình thức của hợp đồng. Hợp đồng có thể được chứng minh bằng mọi
cách, kể cả những lời khai của nhân chứng.

Ðiều 12:

Bất kỳ quy định nào của điều 11, điều 29 hoặc phần thứ hai của Công ước này cho phép hợp đồng
mua bán, việc thay đổi hoặc đình chỉ hợp đồng theo sự thỏa thuận của các bên hoặc đơn chào
hàng và chấp nhận đơn chào hàng hay bất kỳ sự thể hiện ý chí nào của các bên được lập và không
phải dưới hình thức viết tay mà dưới bất cứ hình thức nào sẽ không được áp dụng khi dù chỉ một
trong số các bên có trụ sở thương mại đặt ở nước là thành viên của Công ước mà nước đó đã

74
tuyên bố bảo lưu theo điều 96 của Công ước này. Các bên không được quyền làm trái với điều
này hoặc sửa đổi hiệu lực của nó.

Ðiều 13:

Theo tinh thần của Công ước này, điện báo và telex cũng được coi là hình thức văn bản.

PHẦN II

KÝ KẾT HỢP ĐỒNG


Ðiều 14:

1. Một đề nghị ký kết hợp đồng gửi cho một hay nhiều người xác định được coi là một chào hàng
nếu có đủ chính xác và nếu nó chỉ rõ ý chí của người chào hàng muốn tự ràng buộc mình trong
trường hợp có sự chấp nhận chào hàng đó. Một đề nghị là đủ chính xác khi nó nêu rõ hàng hóa và
ấn định số lượng về giá cả một cách trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc quy định thể thức xác định
những yếu tố này.

2. Một đề nghị gửi cho những người không xác định chỉ được coi là một lời mời làm chào hàng,
trừ phi người đề nghị đã phát biểu rõ ràng điều trái lại.

Ðiều 15:

1. Chào hàng có hiệu lực khi nó tới nơi người được chào hàng.

2. Chào hàng dù là loại chào không thể bị hủy, vẫn có thể bị thu hồi nếu như thông báo về việc
thu hồi chào hàng đến người được chào hàng trước hoặc cùng lúc với chào hàng.

Ðiều 16:

1. Cho tới khi hợp đồng được giao kết, người chào hàng vẫn có thể hủy chào hàng, nếu như thông
báo về việc hủy đó tới nơi người được chào hàng trước khi người này gửi thông báo chấp nhận
chào hàng.

2. Tuy nhiên, chào hàng không thể bị hủy:

a. Nếu nó chỉ rõ, bằng cách ấn định một thời hạn xác định để chấp nhận hay bằng cách khác, rằng
nó không thể bị hủy, hoặc

b. Nếu một cách hợp lý người nhận coi chào hàng là không thể hủyđược và đã hành động theo
chiều hướng đó.

Ðiều 17:

Chào hàng, dù là loại không thể bị hủy, sẽ mất hiệu lực khi người chào hàng nhận được thông báo
về việc từ chối chào hàng.

Ðiều 18:

1. Một lời tuyên bố hay một hành vi khác của người được chào hàng biểu lộ sự đồng ý với chào
hàng cấu thành chấp nhận chào hàng. Sự im lặng hoặc bất hợp tác vì không mặc nhiên có giá trị
một sự chấp nhận.

75
2. Chấp nhận chào hàng có hiệu lực từ khi người chào hàng nhận được chấp nhận. Chấp thuận
chào hàng không phát sinh hiệu lực nếu sự chấp nhận ấy không được gửi tới người chào hàng
trong thời hạn mà người này đã quy định trong chào hàng, hoặc nếu thời hạn đó không được quy
định như vậy, thì trong một thời hạn hợp lý, xét theo các tình tiết của sự giao dịch, trong đó có xét
đến tốc độ của các phương tiện liên lạc do người chào hàng sử dụng. Một chào hàng bằng miệng
phải được chấp nhận ngay trừ phi các tình tiết bắt buộc ngược lại.

3. Tuy nhiên nếu do hiệu lực của chào hàng hoặc do thực tiễn đã có giữa hai bên trong mối quan
hệ tương hỗ hoặc tập quán thì người được chào hàng có thể chứng tỏ sự chấp thuận của mình
bằng cách làm một hành vi nào đó như hành vi liên quan đến việc gửi hàng hay trả tiền chẳng hạn
dù họ không thông báo cho người chào hàng thì chấp nhận chào hàng chỉ có hiệu lực từ khi
những hành vi đó được thực hiện với điều kiện là những hành vi đó phải được thực hiện trong
thời hạn đã quy định tại điểm trên.

Ðiều 19:

1. Một sự phúc đáp có khuynh hướng chấp nhận chào hàng nhưng có chứa đựng những điểm bổ
sung, bớt đi hay các sửa đổi khác thì được coi là từ chối chào hàng và cấu thành một hoàn giá.

2. Tuy nhiên một sự phúc đáp có khuynh hướng chấp nhận chào hàng nhưng có chứa đựng các
điều khoản bổ sung hay những điều khoản khác mà không làm biến đổi một cách cơ bản nội dung
của chào hàng thì được coi là chấp nhận chào hàng, trừ phi người chào hàng ngay lập tức không
biểu hiện bằng miệng để phản đối những điểm khác biệt đó hoặc gửi thông báo về sự phản đối
của mình cho người được chào hàng. Nếu người chào hàng không làm như vậy, thì nội dung của
hợp đồng sẽ là nội dung của chào hàng với những sự sửa đổi nêu trong chấp nhận chào hàng.

3. Các yếu tố bổ sung hay sửa đổi liên quan đến các điều kiện giá cả, thanh toán, đến phẩm chất
và số lượng hàng hóa, địa điểm và thời hạn giao hàng, đến phạm vi trách nhiệm của các bên hay
đến sự giải quyết tranh chấp được coi là những điều kiện làm biến đổi một cách cơ bản nội dung
của chào hàng.

Ðiều 20:

1. Thời hạn để chấp nhận chào hàng do người chào hàng quy định trong điện tín hay thư bắt đầu
tính từ lúc bức điện được giao để gửi đi hoặc vào ngày ghi trên thư hoặc nếu ngày đó không có
thì tính từ ngày bưu điện đóng dấu trên bì thư. Thời hạn để chấp nhận chào hàng do người chào
hàng quy định bằng điện thoại, bằng telex hoặc bằng phương tiện thông tin liên lạc khác, bắt đầu
tính từ thời điểm người được chào hàng nhận được chào hàng.

2. Các ngày lễ chính thức hay ngày nghỉ việc rơi vào khoảng thời hạn được quy định để chấp
nhận chào hàng không được trừ, khi tính thời hạn đó. Tuy nhiên, nếu không báo về việc chấp
nhận chào hàng không thể giao tại địa chỉ của người chào hàng vào ngày cuối cùng của thời hạn
quy định bởi vì ngày cuối cùng đó là ngày lễ hay ngày nghỉ việc tại nơi có trụ sở thương mại của
người chào hàng, thì thời hạn chấp nhận chào hàng sẽ được kéo dài tới ngày làm việc đầu tiên kế
tiếp các ngày đó.

Ðiều 21:

1. Một chấp nhận chào hàng muộn màng cũng có hiệu lực của một chấp nhận nếu người chào
hàng phải thông báo miệng không chậm trễ cho người nhận chào hàng hoặc gửi cho người này
một thông báo về việc đó.

2. Nếu thư từ hay văn bản khác do người nhận chào hàng gửi đi chứa đựng một sự chấp nhận
chậm trễ mà thấy rõ rằng nó đã được gửi đi trong những điều kiện mà, nếu sự chuyển giao bình

76
thường, nó đã đến tay người chào hàng kịp thời, thì sự chấp nhận chậm trễ được coi như chấp
nhận đến kịp thời, trừ phi không chậm trễ người chào hàng thông báo miệng hoặc gửi thông báo
bằng văn bản cho người được chào hàng biết người chào hàng coi chào hàng của mình đã hết
hiệu lực.

Ðiều 22:

Chấp nhận chào hàng có thể bị hủy nếu thông báo về việc hủy chào hàng tới nơi người chào hàng
trước hoặc cùng một lúc khi chấp nhận có hiệu lực.

Ðiều 23:

Hợp đồng được coi là đã ký kết kể từ lúc sự chấp nhận chào hàng có hiệu lực chiểu theo các quy
định của công ước này.

Ðiều 24:

Theo tinh thần của Phần II Công ước này, một chào hàng, một thông báo chấp nhận chào hàng
hoặc bất cứ một sự thể hiện ý chí nào cũng được coi là "tới nơi" người được chào hàng khi được
thông tin bằng lời nói với người này, hoặc được giao bằng bất cứ phương tiện nào cho chính
người được chào hàng tại trụ sở thương mại của họ, tại địa chỉ bưu chính hoặc nếu họ không có
trụ sở thương mại hay địa chỉ bưu chính thì gửi tới nơi thường trú của họ.


MỤC IV:

MIỄN TRÁCH
Ðiều 79:

1. Một bên không chịu trách nhiệm về việc không thực hiện bất kỳ một nghĩa vụ nào đó của họ
nếu chứng minh được rằng việc không thực hiện ấy là do một trở ngại nằm ngoài sự kiểm soát
của họ và người ta không thể chờ đợi một cách hợp lý rằng họ phải tính tới trở ngại đó vào lúc ký
kết hợp đồng hoặc là tránh được hay khắc phục các hậu qủa của nó.

2. Nếu một bên không thực hiện nghĩa vụ của mình do người thứ ba mà họ nhờ thực hiện toàn
phần hay một phần hợp đồng cũng không thực hiện điều đó thì bên ấy chỉ được miễn trách nhiệm
trong trường hợp:

a. Ðược miễn trách nhiệm chiếu theo quy định của khoản trên, và.

b. Nếu người thứ ba cũng sẽ được miễn trách nếu các quy định của khoản trên được áp dụng cho
họ.

3. Sự miễn trách được quy định tại điều này chỉ có hiệu lực trong thời kỳ tồn tại trở ngại đó.

4. Bên nào không thực hiện nghĩa vụ của mình thì phải báo cáo cho bên kia biết về trở ngại và
ảnh hưởng của nó đối với khả năng thực hiện nghĩa vụ. Nếu thông báo không tới tay bên kia
trong một thời hạn hợp lý từ khi bên không thực hiện nghĩa vụ đã biết hay đáng lẽ phải biết về trở
ngại đó thì họ sẽ phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại do việc bên kia không nhận được thông
báo.

5. Các sự quy định của điều này không cản trở từng bên được sử dụng mọi quyền khác ngoài
quyền được bồi thường thiệt hại chiếu theo Công ước này.

77
PHẦN THỨ TƯ

NHỮNG QUY ĐỊNH CUỐI CÙNG

Ðiều 101:

1. Mọi quốc gia thành viên có thể hủy bỏ Công ước này, hoặc Phần thứ hai hay thứ ba của Công
ước, bằng một thông cáo chính thức bằng văn thư gửi cho người giữ lưu chiểu.

2. Sự hủy bỏ sẽ bắt đầu có hiệu lực vào ngày đầu tháng tiếp theo sau khi hết một thời hạn 12
tháng kể từ ngày người giữ lưu chiểu nhận được thông cáo. Nếu không ấn định một thời hạn dài
hơn cho sự bắt đầu có hiệu lực của việc hủy bỏ Công ước thì sự hủy bỏ sẽ bắt đầu có hiệu lực kể
từ khi kết thúc thời hạn này sau ngày người giữ lưu chiểu nhận được thông báo.

Làm tại Viên, ngày mười một tháng tư năm một ngàn chín trăm tám mươi, thành một bản chính
mà các bản tiếng Anh, Ả Rập, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Nga, Pháp đều là bản chính thức.

Ðể trung thực các vị đặc mệnh toàn quyền ký tên dưới đây được các Chính phủ của mình ủy
quyền, đã ký vào bản Công ước này.

78

You might also like