You are on page 1of 3

CHUYÊN ĐỀ: GÓC

1. Đo góc
*Cách đo góc xOy:
Bước 1: Đặt thước đo góc sao cho tâm của thước trùng với đỉnh
của góc. Vạch 0 của thước nằm trên cạnh Ox
Bước 2: Xác định xem cạnh Oy đi qua vạch chia độ nào thì đó
chính là số đo của góc
Chú ý: Số đo một góc không vượt quá 180*
VD1:

VD2:

2. Hình có trục đối xứng


a. Hình có trục đối xứng trong thực tế
Các hình có một đường thẳng d chia hình đó thành hai phần
mà nếu “gấp” hình theo đường thẳng d thì hai phần đó “chồng
khít” lên nhau. Những hình như thế được gọi là hình có trục
đối xứng và đường thẳng d là trục đối xứng của nó.
b. Trục đối xứng của một số hình phẳng
 Mỗi đường thẳng đi qua tâm là một trục đối xứng của hình
tròn. Do đó hình tròn có vô số trục đối xứng.

 Mỗi đường chéo là một trục đối xứng của hình thoi

 Mỗi đường thẳng đi qua trung điểm hai cạnh đối diện là
một trục đối xứng của hình chữ nhật.

 Hình vuông có 4 trục đối xứng bao gồm: Hai đường thẳng
đi qua trung điểm hai cạnh đối điện và hai đường chéo.

3. Hình có tâm đối xứng


 Mỗi hình có mổ điểm O, mà khi quay hình đó xung quanh
điểm O đúng một nửa vòng thì hình thu được “trùng khít”
với chính nó ở vị trí ban đầu (trước khi quay).
 Những hình như thế được gọi là “hình có tâm đối xứng” và
điểm O được gọi là “tâm đối xứng” của hình
 Tâm đối xứng của hình bình hành, hình thoi, hình vuông,
hình chữ nhật là giao điểm của hai đường chéo.

You might also like