You are on page 1of 42

01

Trang
MỤC LỤC
THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ CUỘC THI
THE MANAGER TO BE 8

KIẾN THỨC TỔNG QUÁT VỀ


LĨNH VỰC KINH DOANH

KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ


GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG DOANH NGHIỆP

KIẾN THỨC TỔNG QUÁT VỀ


TRÍ TUỆ NHÂN TẠO (AI)

TÀI LIỆU
THAM KHẢO

02
Trang
THÔNG TIN CHI TIẾT
VỀ CUỘC THI
THE MANAGER TO BE 8

03
Trang
TIMELINE

VÒNG LOẠI
TRAINING 1
TRAINING 2
TỨ KẾT
STUDY TOUR
BÁN KẾT
CHUNG KẾT (1&2)

04
Trang
VÒNG LOẠI
Thời gian: 20/04/2024. Thí sinh chọn 1 khung giờ thời gian.
8:30 - 9:30 A.M
10:00 - 11:00 A.M
Địa điểm tổ chức: Trực tiếp tại tòa nhà B10 - Khoa Quản lý Công nghiệp,
Trường Đại học Bách khoa TP.HCM (Cơ sở Lý Thường Kiệt)

Xoay quanh kiến thức trong quyển Guidebook được công bố và nội dung
chia sẻ tại buổi Kick-off.
Bài test sẽ bao gồm:
70% về khả năng (business, problem solving, IQ, phân tích số liệu,..)
30% về hành vi (EQ, cách xử lý tình,..).

Đối tượng tham gia: Thí sinh đăng ký tham dự M2B8


Cấu trúc bài thi: đề thi bao gồm 45 câu trắc nghiệm (33 câu kiến thức và 12
câu kỹ năng mềm) và 5 câu tự luận (3 câu về kỹ năng mềm, 2 câu về kiến
thức).
Thời gian thực hiện bài thi: 60 phút, ngày 20/04/2024

Tập trung vào khả năng nhận thức, đo lượng các kỹ năng như:
Tư duy phản biện
Giải quyết vấn đề (problem-solving)
Tính cách thí sinh
Phong cách làm việc
Khả năng phán đoán tình huống

32 thí sinh

05
Trang
TRAINING 1
Thời gian: 8:00 - 11:00 ngày 23/04/2024
Hình thức: Online (Zoom)
Thời lượng: 3 tiếng

GIẢI MÃ TÌNH HUỐNG DOANH NGHIỆP


32 cá nhân sau khi vượt qua vòng assessment test sẽ được bắt cặp ngẫu
nhiên do BTC sắp xếp thành một đội gồm 4 thành viên. Các đội sẽ được có
cơ hội làm quen các thành viên tại buổi Training 1. Bên cạnh đó với buổi
Training 1: “Giải mã tình huống doanh nghiệp”, thí sinh sẽ được training
về những kiến thức và kỹ năng cần thiết khi giải một business case.

Đối tượng tham gia: 32 thí sinh đạt vòng Assessment Test
Thí sinh tham gia training cần tham dự đúng giờ và chuẩn bị thiết bị và
mạng để có được buổi training hiệu quả nhất.

Những kiến thức về business case, các framework và cách tư duy khi xử lý
case:
Model / Framework (lý thuyết)
Một ví dụ
Cách tiếp cận vấn đề
Thông tin vĩ mô về tự ước lượng một cách logic
MECE frame

06
Trang
TRAINING 2
Thời gian: 8:00 - 11:00 ngày 27/04/2024
Hình thức: Online (Zoom)
Thời lượng: 3 tiếng

THE MIND OF AI - ỨNG DỤNG AI VÀO QUÁ TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH


Hiểu cách để tận dụng AI thành một công cụ để thu thập dữ liệu chính
xác, cách chọn lọc và xác thực dữ liệu.
Biết cách sử dụng các công cụ AI hiệu quả.
Ứng dụng kiến thức số 1 vào phần training business case.
Thông báo về những lưu ý khi tham gia tứ kết

Đối tượng tham gia: 32 thí sinh đạt vòng Assessment Test
Thí sinh tham gia training cần tham dự đúng giờ và chuẩn bị thiết bị và
mạng để có được buổi training hiệu quả nhất.

Prompting AI

07
Trang
TỨ KẾT
Thời gian: 8:00 - 11:00 ngày 28/04/2024
Hình thức: Offline
Địa điểm tổ chức: Hội trường A4, trường Đại học Bách khoa TP.HCM (Cơ sở
Lý Thường Kiệt)

Đề bài sẽ là Business case có liên quan đến doanh nghiệp trong thời kỳ đổi
mới với độ khó ở mức vừa phải. Thí sinh sẽ được chuẩn bị sẵn template.

Đối tượng tham gia: 32 thí đạt vòng loại


Cấu trúc bài thi: Business Case
Hình thức thi: Mỗi đội sẽ có 90 phút giải business case và 6 phút trình bày
và 3 phút Q&A và nhận xét của BGK. Sau khi hoàn thành bài thi, thí sinh sẽ
được nghỉ 10 phút trước khi bước vào phần thuyết trình. BTC sẽ đảm bảo
tính công bằng về thời gian làm bài và chuẩn bị thời gian của các đội.

Những kiến thức về business case, các framework và cách tư duy khi xử lý
case:
Model / Framework
Cách tiếp cận vấn đề
Thông tin vĩ mô về tự ước lượng một cách logic
MECE frame
Khả năng quản lý thời gian

16 thí sinh

08
Trang
STUDY TOUR
Thời gian: 04/05/2024 - 05/05/2024
Hình thức: Offline - Doanh nghiệp
Địa điểm tổ chức: Cập nhật sau

Trước khi tham gia, thí sinh sẽ được thông báo về những nội dung và hoạt
động của Study Tour.
1. BONDING
Trong chuyến study tour, các thí sinh sẽ có dịp vui chơi và kết nối.
Mỗi đội sẽ được phát những nhiệm vụ cần hoàn thành trong quá trình
Study Tour. Các phần chơi kỹ năng sẽ được tính 5% thành phần điểm
cho Chung Kết.
Ấn phẩm truyền thông: Thí sinh sẽ thể hiện hành trình tham dự Study
tour của M2B8 và đăng tải trên nền tảng facebook của M2B. Ấn phẩm
đạt số điểm cao nhất sẽ được trao giải đội thi được yêu thích nhất.
2. CASE STUDY
Trước khi tham gia Study Tour, BTC sẽ công bố về đề thi của vòng Bán
Kết với nội dung liên quan đến doanh nghiệp tại Study Tour. Đề thi sẽ
chỉ bao gồm vấn đề của doanh nghiệp, các đội có nhiệm vụ là tự thu
thập những thông tin trong quá trình thăm quan để phân tích và đưa
ra giải pháp.
3. THAM QUAN DOANH NGHIỆP
Các thí sinh sẽ được tham quan doanh nghiệp để có thêm thông tin và
insight về doanh nghiệp. Đồng thời, thí sinh sẽ được training thêm kỹ
năng debate và insight về doanh nghiệp.

Các hoạt động sẽ diễn ra theo nhóm (6 đội, 16 thí sinh)


Phần chơi kỹ năng nhóm giành điểm thành phần 5% bonus point.

09
Trang
BÁN KẾT
Thời gian: 8:00 - 12:00 ngày 12/05/2024
Hình thức: Offline
Địa điểm tổ chức: Hội trường A4, trường Đại học Bách khoa TP.HCM (Cơ sở
Lý Thường Kiệt)

CASE IN ACTION - UNVEILING SOLUTIONS


BÁN KẾT 1: Trước khi tiến vào vòng thi, BTC sẽ chiếu phần tóm tắt vấn đề
của Case Study. Sáu đội sẽ trình bày về Case Study đã được công bố tại
Study tour. Hình thức trình bày do các bạn quyết định (có thể là vẽ tay,
powerpoint..), BTC sẽ hỗ trợ về thiết bị.
BÁN KẾT 2: Xử lý tình huống theo nhóm. BGK sẽ đưa ra câu hỏi liên quan
đến những vấn đề như môi trường làm việc, mối quan hệ trong tổ chức
doanh nghiệp, cách ứng xử trong doanh nghiệp,... Tại Bán kết 2, thử thách
của thí sinh là xử lý tình huống liên quan đến yếu tố con người trong thời
gian cố định.

BÁN KẾT 1: Mỗi đội sẽ có 10 phút thuyết trình và 10 phút Q&A. BTC đảm bảo
chỉ có 1 đội thi thuyết trình được có mặt tại hội trường.
BÁN KẾT 2: Mỗi đội sẽ lần lượt bốc thăm thứ tự thi đấu và bốc thăm chủ đề
của tình huống. Mỗi đội sẽ có 5 phút để thảo luận và 3 phút trình bày. Kết
thúc mỗi đội BGK sẽ có 5 phút để Q&A về nhận xét.

Tập trung vào khả năng nhận thức, đo lượng các kỹ năng như:
Tư duy phản biện
Giải quyết vấn đề (problem-solving)
Khả năng phán đoán tình huống

8 thí sinh

10
Trang
CHUNG KẾT 1
Thời gian: 8:00 - 12:00 ngày 01/06/2024
Hình thức: Offline
Địa điểm tổ chức: Hội trường A4, trường Đại học Bách khoa TP.HCM (Cơ sở
Lý Thường Kiệt)

CHUNG KẾT 1: PROMPTING AI


8 thí sinh sẽ bắt cặp để đối đầu với nhau. BTC và BGK sẽ đưa ra câu hỏi và
thí sinh cần đưa ra câu trả lời bằng cách sử dụng công cụ AI. Phần thi này
đòi hỏi thí sinh phải áp dụng hiểu biết của mình về AI cũng như kỹ thuật
prompting đã được học hỏi từ buổi training 2. Nội dung câu hỏi sẽ được
xây dựng để thách thức khả năng sử dụng AI từ xác định vấn đề, đề xuất
giải pháp đến xử lý số liệu, hình ảnh một cách tối ưu nhất và trong thời
gian ngắn nhất. Số lượt câu prompt AI sẽ được giới hạn.

Đối tượng tham gia: 8 thí sinh


Cấu trúc bài thi:
Vòng 1: Prompt tái hiện lại hình ảnh. Mỗi cặp đấu có 5 phút hoàn thành.
Vòng 2: Prompting AI xử lý số liệu. Mỗi cặp đấu có 6 phút hoàn thành.
→ Số điểm của thí sinh sẽ được cộng từ 2 vòng. 4 thí sinh với số điểm cao
nhất sẽ được tiến vào CHUNG KẾT 2.

Tập trung vào khả năng nhận thức, đo lượng các kỹ năng như:
Tư duy phản biện
Giải quyết vấn đề (problem-solving)
Tính cách thí sinh và phong cách làm việc
Khả năng phán đoán tình huống

4 thí sinh

11
Trang
CHUNG KẾT 2
Thời gian: 8:00 - 12:00 ngày 01/06/2024
Hình thức: Offline
Địa điểm tổ chức: Hội trường A4, trường Đại học Bách khoa TP.HCM (Cơ sở
Lý Thường Kiệt)

CHUNG KẾT 2: MIND CONFRONTATION


4 thí sinh từ CHUNG KẾT 1 tiến vào vòng DEBATE CHUNG KẾT 2. Các thí
sinh sẽ giải câu hỏi từ BGK và biện luận về phương án của nhau.

Đối tượng tham gia: 4 thí sinh từ CHUNG KẾT 1


Cấu trúc bài thi: Giải case - Debate
Giải case (15 phút): Đề bài là vấn đề và tình huống trong doanh nghiệp.
Thí sinh sẽ cùng giải 1 vấn đề và được dùng AI trong vòng 15 phút.
Debate (30 phút): Mỗi thí sinh sẽ có 1 lượt debate (vai trò là người hỏi)
với 1 đối thủ (người trả lời) mà mình chọn. Người hỏi sẽ có 3 phút và
người trả lời sẽ có 5 phút. Khi bắt đầu trình bày 1 luận điểm, thí sinh sẽ
bấm đồng hồ đếm ngược số phút và khi kết thúc luận điểm đó, thí sinh
sẽ bấm dừng đồng hồ. (Tương tự như đồng hồ đếm giờ trong cờ vua).
Nhận xét và Q&A (10 phút): BGK nhận xét và cung cấp thêm thông tin
về case. Đồng thời, mỗi thí sinh có 5 phút để Q&A với BGK.

Tập trung vào khả năng nhận thức, đo lượng các kỹ năng như:
Tư duy phản biện
Giải quyết vấn đề (problem-solving)
Tính cách thí sinh và phong cách làm việc
Khả năng phán đoán tình huống

1 Quán quân, 1 Á quân và 2 Quý quân

12
Trang
KIẾN THỨC TỔNG QUÁT VỀ
LĨNH VỰC KINH DOANH

13
Trang
PHẦN 1
Cơ cấu doanh nghiệp

LĨNH VỰC KINH DOANH


Vận chuyển & Logistics Viễn thông Công nghệ
Các doanh nghiệp chuyên Doanh nghiệp cung cấp Doanh nghiệp sản xuất các linh kiện
về lên kế hoạch, triển khai liên lạc vô tuyến và băng điện tử, phần mềm, máy tính và các
và điều khiển sự vận thông trên phạm vi toàn dịch vụ liên quan đến IT phục vụ cho
chuyển và trữ hàng hoá cầu (điện thoại, Internet,...) cả khách hàng và doanh nghiệp

Bán lẻ & hàng tiêu dùng Thuốc Luật & DV chuyên nghiệp
Doanh nghiệp bán Doanh nghiệp Doanh nghiệp cung cấp các dịch
lẻ về sản phẩm và nghiên cứu, sản vụ bởi các chuyên gia như luật, tư
các nhu yếu phẩm xuất, cung cấp vấn doanh nghiệp, đào tạo cho các
đến khách hàng thuốc chữa bệnh khách hàng là doanh nghiệp khác

DV nhà hàng khách sạn Chăm sóc sức khỏe Chính phủ & DV công
Nhiều lĩnh vực nhỏ hơn như là dịch Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ y tế, Bao gồm các hàng hoá công
vụ thực phẩm, kế hoạch sự kiện, sản xuất thiết bị y tế và thuốc cũng cộng, dịch vụ chính phủ như
công viên giải trí, vận chuyển và như điều phối sự tiếp cận của khách thực thi luật pháp, cơ sở hạ tầng
các hoạt động du lịch hàng đến các dịch vụ y tế công cộng, giáo dục

Dịch vụ tài chính Giải trí & truyền thông Kỹ thuật & xây dựng
Các ngân hàng, Doanh nghiệp sản xuất và phát Xây dựng công trình, dự
công ty tín dụng, hành phim ảnh, chương trình án đô thị và các khu công
bảo hiểm, môi truyền hình và quảng cáo, âm nhạc, nghiệp như cầu, cao tốc
giới chứng khoán phát sóng, phát hành sách và game cũng như khu dân cư

Năng lượng, tiện Nông nghiệp Hàng không


ích & khai thác & thực phẩm & Phòng thủ
Cung cấp tiện ích như nước, điện, hệ Trồng trọt, chăn Sản xuất, bán và cung cấp dịch vụ phương
thống thải và khí ga. Khai thác và chế biến nuôi và chế biến tiện thương mại, vũ khí quân sự và hệ
kim loại và khoáng chất dùng trong ứng lương thực, thống. Bao gồm cả lắp ráp sản xuất máy
dụng công nghiệp, trang sức và đầu tư thực phẩm bay cho mục đích quân sự và thương mại

14
Trang
PHẦN 1
Cơ cấu doanh nghiệp

CẤU TRÚC DOANH NGHIỆP


Đại hội
Cổ đông

Hội động
kiểm toán
Hội đồng
Quản trị
Hội đồng Kiểm toán
Internal
lương thưởng nội bộ
Audit

Chủ tịch
Hội đồng
nhân sự

CEO

Quản trị
Doanh nghiệp

Phó Giám đốc Phó Giám đốc Phó Giám đốc

Sản xuất Kế toán Bán hàng


Hành chính IT Nhân sự
& Vận hành & Tài chính tiếp thị

Các công ty
thành viên

15
Trang
PHẦN 1
Cơ cấu doanh nghiệp

TÀI CHÍNH
MỤC ĐÍCH - CHỨC NĂNG
Họ chịu trách nhiệm đảm bảo rằng các hoạt động tài chính của công ty được tiến hành một cách hợp
pháp, hiệu quả. Bộ phận tài chính chịu trách nhiệm quản lý các nguồn tài chính của công ty, bao gồm
doanh thu, chi phí và nợ. Bộ phận này cũng đảm nhiệm các nhiệm vụ như lập báo cáo tài chính, dự báo
dòng tiền, quản lý ngân sách và phát triển các chiến lược tài chính.

BÁO CÁO TÀI CHÍNH


Báo cáo kết quả kinh doanh Bảng cân đối kế toán Báo cáo lưu hành tiền tệ

Báo cáo kết quả hoạt động tài Báo cáo tại thời điểm phát hành. Báo cáo tóm tắt lượng tiền và
chính của công ty sau một kỳ kế Phương trình của bảng cân đối tương đương tiền đi vào và ra
toán cụ thể. Thường tập trung kế toán là Tài sản (Asset) = Nợ khỏi công ty. Ba thành phần
vào doanh thu, chi phí, lợi nhuận (Liability) + Vốn chủ sở hữu chính của báo cáo bao gồm:
hoặc lỗ. Income statement cung (Equity). Bảng cân đối kế toán hoạt động vận hành, hoạt động
cấp thông tin về sự vận hành của thường được dùng để tính các tỉ đầu tư và hoạt động tài chính.
công ty, sự hiệu quả trong quản lệ tài chính.
lý cũng như những phân khúc
không thể hiện tốt và so sánh với
các doanh nghiệp cùng ngành.

Source: Harvard Business School

KẾ TOÁN QUẢN TRỊ


Định phí Biến phí Chi phí vận hành

Chi phí không đổi cho dù công Chi phí thay đổi dựa trên đầu ra Chi phí liên quan đến vận hành
ty có sản xuất bao nhiêu sản được sản xuất. Một vài ví dụ như mỗi ngày của một doanh nghiệp.
phẩm. Ví dụ: chi phí thuê mặt chi phí nguyên vật liệu, nhân Có thể là biến phí hoặc định phí.
bằng, khấu hao, thuế, lãi suất,... công,...

Chi phí trực tiếp Chi phí gián tiếp

Chi phí liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất Chi phí không trực tiếp liên kết với sản phẩm, tức
sản phẩm. Giả sử khi sản xuất bánh mì thì chi phí không thể ước lượng cho từng sản phẩm riêng lẻ.
bột, đường, trứng,.. cũng như thời gian của công Giả sử khi sản xuất bánh mì thì chi phí điện không
nhân là chi phí trực tiếp. thể chia ra cho từng ổ bánh mì vì điện còn được
sử dụng cho các hoạt động khác.

16
Trang
PHẦN 1
Cơ cấu doanh nghiệp

BÁN HÀNG & TIẾP THỊ


Bộ phận tiếp thị chịu trách nhiệm tạo ra mong muốn, nhu cầu cho khách hàng thông qua các chiến
dịch quảng bá, nghiên cứu thị trường và xây dựng hình ảnh cho sản phẩm cũng như doanh nghiệp.
Cùng nhau với bộ phận bán hàng đưa các giá trị trong sản phẩm cho khách hàng thông qua pitching
sản phẩm, thương lượng các giao dịch nhằm phát triển nguồn khách hàng cho doanh nghiệp.

VẬN HÀNH & SẢN XUẤT


Là xương sống của doanh nghiệp, bộ phận sản xuất và vận hành quản lý những hoạt động hàng ngày
liên quan đến sản xuất và phân phối sản phẩm và dịch vụ, điều phối việc sử dụng nguồn lực của doanh
nghiệp như nhân công, nguyên vật liệu, thiết bị cũng như quản lý chuỗi cung ứng nhằm đáp ứng giá trị
mà khách hàng mong muốn.

CÁC PHÒNG BAN KHÁC


IT: Quản lý hệ thống máy tính, thông tin của doanh nghiệp.
Phát triển sản phẩm: Phát triển những sản phẩm mới cũng như cải thiện những sản phẩm hiện tại
nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Quản lý nhân sự: Tuyển dụng, đào tạo, chấm công cũng như quản lý nguồn nhân lực của doanh
nghiệp.

17
Trang
PHẦN 2
Các chỉ số kinh tế quan trọng

GDP GPD danh nghĩa GPD thực GNP


Tổng sản phẩm quốc nội. Giá trị thị trường Tổng sản phẩm Tổng sản phẩm Tổng sản lượng quốc gia.
(giá tiền) của mọi hàng hóa và dịch vụ cuối quốc nội được quốc nội đã Tổng thu nhập của công dân
cùng được sản xuất trong một nước trong tính theo giá thị điều chỉnh theo một quốc gia, bao gồm công
một khoảng thời gian cụ thể. trường hiện tại. tốc độ lạm phát. dân sinh sống ở nước ngoài.

GDP = TIÊU THỤ + ĐẦU TƯ + CHI TIÊU CHÍNH PHỦ + XUẤT KHẨU RÒNG

CPI Tỷ lệ lạm phát Thất nghiệp


Chỉ số giá tiêu dùng. Là thước Tốc độ hay phần trăm Lực lượng nhân công: bao
đo của chi phí khi khách hàng thay đổi mặt bằng giá gồm những người có việc
mua hàng hoá và dịch vụ. của nền kinh tế làm và thất nghiệp

TỶ LỆ THẤT NGHIỆP = THẤT NGHIỆP / LỰC LƯỢNG NHÂN CÔNG

18
Trang
PHẦN 3
Các công thức cơ bản

CÔNG THỨC KẾ TOÁN


Phương trình kế toán cho thấy bao nhiêu phần tài sản của doanh nghiệp được huy động từ nợ
hay vốn.

Tài sản = Nợ + Vốn

Giá vốn hàng bán (Cost of Goods Sold): đo lường chi phí trực tiếp trong quá trình sản xuất sản
phẩm hoặc dịch vụ.

Giá vốn hàng bán = Tồn kho ban đầu + Mua hàng trong quá trình - Tồn kho cuối cùng

Lợi nhuận gộp (Gross profit): Lợi nhuận doanh nghiệp kiếm được sau khi trừ đi chi phí liên quan
đến sản xuất và bán sản phẩm / dịch vụ. Dùng để đánh giá độ tối ưu của doanh nghiệp khi sử
dụng nhân công và đầu vào sản xuất.

Lợi nhuận gộp = Doanh thu - Giá vốn hàng bán

Lợi nhuận ròng (Net profit): Lợi nhuận doanh nghiệp kiếm được sau khi trừ giá vốn hàng bán, chi
phí vận hành, thuế, lãi suất và khấu hao khỏi doanh thu.

Lợi nhuận ròng = Doanh thu - Giá vốn hàng bán - Các chi phí khác

Tỷ số thanh khoản hiện thời (Current ratio): Đánh giá khả năng xoay xở nợ ngắn hạn của doanh
nghiệp bằng việc sử dụng tài sản hiện tại như tiền, tồn kho và khoản phải thu.

Tỷ suất thanh khoản hiện thời = Tài sản hiện tại / Nợ hiện tại

Điểm hoà vốn: Tổng doanh thu bằng với tổng chi phí, tức chưa sinh ra lợi nhuận.

Điểm hoà vốn = Định phí / (Giá bán - Biến phí)

Tỷ suất hoàn vốn (ROI): đo lường khả năng sinh lời từ tổng chi phí đầu tư ban đầu.

Tỷ suất hoàn vốn = [(Lợi nhuận đạt được từ đầu - Chi phí đầu tư) / Chi phí đầu tư] x 100

Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA): Đánh giá mức độ hiệu quả doanh nghiệp sử dụng tài sản của
mình để sinh lời.

Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản = Lợi nhuận ròng / Tổng tài sản

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn: Đánh giá mức độ hiệu quả doanh nghiệp sử dụng vốn của mình để
sinh lời.

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn = Lợi nhuận ròng / Vốn chủ sở hữu

19
Trang
PHẦN 3
Các công thức cơ bản

CÁC DẠNG BIỂU ĐỒ


PHÂN LOẠI DẠNG MINH HOẠ

Cột

SO SÁNH
Thể hiện sự khác nhau hoặc tương đồng giữa các giá trị

Đường

Histogram

PHÂN PHỐI
Thể hiện tần suất, sự phân bố của dữ liệu trong một
khoảng hoặc tập hợp.
Hộp
(Box and Whisker)

Bánh

THÀNH PHẦN
Thể hiện sự cấu thành từ một hoặc nhiều biến thường Bản đồ cây
dưới dạng giá trị tuyệt đối hoặc chuẩn hoá

Xếp tầng

Bong bóng

QUAN HỆ
Thể hiện mối quan hệ giữa các dữ liệu hoặc thể hiện sự Phân tán
tương quan giữa hai hoặc nhiều biến

Mạng nhện

20
Trang
KIẾN
THỨC

BẢN
VỀ

GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG


DOANH NGHIỆP

21
Trang
PHẦN 1
Chiến lược kinh doanh

THEO CẤP CHIẾN LƯỢC

CHIẾN LƯỢC CẤP CÔNG TY


(CORPORATE LEVEL STRATEGY)
Chiến lược cấp công ty là những kế hoạch chiến lược
được hình thành bởi ban lãnh đạo cao nhất của một tổ
chức. Ban lãnh đạo cấp cao sẽ sử dụng chiến lược cấp
công ty để hướng dẫn các quyết định quan trọng liên
quan đến việc tăng trưởng, mua lại, đa dạng hóa và đầu
tư. Chiến lược cấp công ty hướng tới các mục tiêu căn
bản dài hạn mang tầm ảnh hưởng đến cả công ty. Ở cấp
độ này, mục tiêu của chiến lược là khả năng phát triển
về lâu dài và tạo ra lợi nhuận lớn nhất, xoay quanh câu
hỏi “Làm cách nào để công ty đạt được lợi thế cạnh
tranh (bền vững) trước đối thủ?”.
Cuối cùng, chiến lược cấp doanh nghiệp nhằm đạt được
lợi thế cạnh tranh bằng cách mang lại giá trị thực sự cho
khách hàng đồng thời trở thành người chơi độc đáo và
khó bắt chước trong bối cảnh cạnh tranh.

CHIẾN LƯỢC CẤP ĐƠN VỊ KINH DOANH


(BUSINESS LEVEL STRATEGY)
Chiến lược cấp độ kinh doanh xác định cách thức doanh
nghiệp sẽ tiếp cận thị trường, tạo ra giá trị cho khách
hàng và tạo lợi thế cạnh tranh. Cấp độ này sẽ bao gồm
các quyết định về vị trí trong ngành, mô hình kinh
doanh, phân đoạn thị trường, sản phẩm và dịch vụ,
chiến lược giá cả, tiếp thị và phân phối,… được thiết kế
để đáp ứng nhu cầu của thị trường và đảm bảo rằng
doanh nghiệp có thể đạt được sự thành công và tạo ra
lợi nhuận trong lĩnh vực kinh doanh cụ thể đó.

CHIẾN LƯỢC CẤP CHỨC NĂNG​​


(FUNCTIONAL LEVEL STRATEGY)
Chiến lược cấp độ chức năng được thiết kế để đảm bảo
rằng các bộ phận chức năng, chẳng hạn như Marketing,
Nhân sự hoặc R&D, đóng vai trò hỗ trợ cho các chiến
lược đã được xác định trong một tổ chức.
Các bộ phận chức năng trong một tổ chức có nhiều
nhiệm vụ và trách nhiệm khác nhau, nhằm tập trung
vào mục tiêu cụ thể của từng bộ phận chức năng và xác
định cách chúng có thể đóng góp vào việc thực hiện các
chiến lược tổng của doanh nghiệp.

22
Trang
PHẦN 1
Chiến lược kinh doanh

THEO THỜI GIAN


Chiến lược ngắn hạn là những chiến lược đặt ra mục tiêu trong những thời
gian ngắn hạn. Đôi khi kêt quả của những chiến lược ngắn hạn này lại
quyết định sự sống còn của một công ty. Bởi vì nó mang lại kết quả lợi ích
trực tiếp cho công ty. Những chiến lược này có mục tiêu duy nhất là tìm ra
lợi nhuận, khách hàng trong thời gian cụ thể ngắn nhất. Kết quả của chiến
lược ngắn hạn là nguồn lực cho sự tồn vong của cả công ty trong thời gian
ngắn hạn.

Chiến lược dài hạn đặt ra những mục tiêu phát triển lâu dài của một công
ty. Hướng đi của tương lai trong thời gian vài năm tới hay thậm chí là vài
chục năm tới nếu người vạch ra có đủ tham vọng tồn tại đến lúc đấy. Trên
cơ bản những chiến lược ngắn hạn đều phải được lập căn cứ theo những
mục tiêu ngắn hạn mà chiến lược dài hạn đề ra. Có thể nói chiến lược dài
hạn là tập hợp của rất nhiều mục tiêu ngắn hạn trong những thời gian
ngắn để tạo ra chiến lược dài hạn.

23
Trang
PHẦN 2
Tình huống doanh nghiệp

CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG


Chiến lược tăng trưởng là kế hoạch mà các công ty thực hiện để mở rộng hoạt động, tăng doanh thu và
tăng cường tiếp cận thị trường. Với chiến lược tăng trưởng, một tổ chức đánh giá các vị thế tài chính,
thị trường và ngành của mình để thiết lập các mục tiêu rõ ràng giúp doanh nghiệp phát triển theo thời
gian. Chiến lược tăng trưởng có thể yêu cầu các phòng ban và nhóm khác nhau làm việc cùng nhau để
đạt được các mục tiêu của công ty.

TÁI CƠ CẤU
Tái cơ cấu liên quan đến việc thay đổi các cấu trúc tài chính, hoạt động, pháp lý hoặc các cấu trúc khác
của một doanh nghiệp với mục đích làm cho nó trở thành một tổ chức hiệu quả hơn cũng như có lợi
nhuận cao hơn. Mặc dù quá trình tái cơ cấu có thể được áp dụng bởi một công ty có tài chính lành
mạnh, nhưng thông thường, một doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tài chính sẽ tìm cách giải quyết
các khoản nợ của mình bằng cách sử dụng khuôn khổ tái cơ cấu.

KHẢ NĂNG LÃNH ĐẠO


Các tình huống liên quan đến lãnh đạo thường xoay quanh các vấn đề quản trị từ trên xuống cũng như
giữ cho cơ cấu doanh nghiệp bền vững. Người lãnh đạo trong công ty cần đưa những quyết định ảnh
hưởng tích cực đến xã hội và công ty. Các nhà lãnh đạo được yêu cầu phải là người lập kế hoạch chiến
lược và thiết kế các quy trình từng bước để đạt được các mục tiêu về hiệu suất, như mục tiêu về doanh
thu và lợi nhuận.

XỬ LÝ KHỦNG HOẢNG
Quản lý khủng hoảng là việc áp dụng các chiến lược được thiết kế để giúp một tổ chức đối phó với một
sự kiện tiêu cực đột ngột và nghiêm trọng, đồng thời duy trì hoạt động kinh doanh liên tục. Quản lý
khủng hoảng bao gồm việc thực hiện các chính sách và thủ tục để bảo vệ, giảm thiểu và ngăn chặn
khủng hoảng

24
Trang
PHẦN 3
Các mô hình kinh doanh

MÔ HÌNH LỢI NHUẬN

Sản phẩm

Số lượng
khách hàng
1. Nhu cầu
2. Giá cả hợp lý

Vị trí

Giá cả

1. Khả năng
Doanh thu /
Cầu tiếp cận
Khách hàng 2. Có sẵn

Số lượng
Doanh thu
hàng bán

Cung Thu mua Quảng bá

Hỗn hợp sản


Lợi nhuận
phẩm 1. Nhận thức
2. Sau khi bán
hàng
Sản xuất

Chi phí

Phân phối

25
Trang
PHẦN 3
Các mô hình kinh doanh

MÔ HÌNH KINH DOANH


CANVAS (1)
Key Customer
activities relationships
Key Value Customer
partnership proposition segments
Key
Channels
resources

Cost structure Revenue stream

PHÂN KHÚC KHÁCH HÀNG - CUSTOMER SEGMENTS


Xác định nguồn khách hàng mục tiêu cho doanh nghiệp – ai sẽ là khách hàng chính và phân nhóm họ
theo điểm yếu, nhân khẩu học, hành vi của người mua hoặc các đặc điểm liên quan khác. Chân dung
người mua sẽ cực kỳ hữu ích cho phần này.
Thị trường đại chúng (mass market): Vẫn chưa có phân khúc nhất định.
Thị trường ngách (niche market): Khách hàng tiềm năng dựa trên mong muốn chuyên biệt và đặc
điểm riêng.
Đa dạng hóa (Diversify): Doanh nghiệp phục vụ nhiều phân khúc khách hàng với các nhu cầu và đặc
điểm khác nhau.
Thị trường hỗn hợp (multi-sided market): Khách hàng tiềm năng phụ thuộc lẫn nhau. Ví dụ doanh
nghiệp thẻ tín dụng sẽ phân phối dịch vụ cho chủ thẻ đồng thời giúp đỡ và hỗ trợ các thương nhân
chấp thuận các thẻ tín dụng đó.

GIÁ TRỊ ĐỀ XUẤT – VALUE PROPOSITIONS


Mô tả những gì bạn cung cấp cho khách hàng để giải quyết vấn đề của họ hoặc đáp ứng nhu cầu của
họ. Đây đồng thời là lợi thế cạnh tranh của bạn so với các doanh nghiệp khác, nên bạn cần:
Xác định các đặc điểm ra quyết định quan trọng trong ngành hàng của bạn. (Ví dụ nếu bạn đang
bán cà phê, bạn cần xem xét chất lượng hạt cà phê, tốc độ phục vụ, độ tươi, mùi, giá cả, v.v…)
Liên kết các đề xuất giá trị với các phân khúc khách hàng của bạn. Mỗi phân khúc có nhu cầu và
điểm đau khác nhau.

KÊNH CUNG CẤP – CHANNELS


Xác định cách bạn tiếp cận và tương tác với khách hàng của mình. Công cụ tiếp thị của bạn là gì? Một
số phương án phổ biến có thể là phương tiện truyền thông xã hội (nhưng cụ thể là kênh nào?), quảng
cáo trả phí, kênh phân phối, quảng cáo trên báo in, v.v.

QUAN HỆ KHÁCH HÀNG – CUSTOMER RELATIONSHIPS


Đặc tả cách bạn tạo và duy trì mối quan hệ với khách hàng của bạn. Điều này phụ thuộc vào loại hình
doanh nghiệp của bạn.
Giúp đỡ và hỗ trợ cá nhân
Hỗ trợ cá nhân chuyên nghiệp
Tự phục vụ
Dịch vụ tự động
Cộng đồng
Đồng sáng tạo

26
Trang
PHẦN 3
Các mô hình kinh doanh

MÔ HÌNH KINH DOANH


CANVAS (2)
Key Customer
activities relationships
Key Value Customer
partnership proposition segments
Key
Channels
resources

Cost structure Revenue stream

DÒNG DOANH THU – REVENUE STREAM


Định rõ cách bạn tạo ra doanh thu từ giá trị bạn cung cấp, hãy giải thích nguồn doanh thu chính, phụ
và bổ sung của bạn sẽ là gì. Bạn có thể liên kết các luồng doanh thu với các đề xuất giá trị và phân khúc
khách hàng của mình. Bạn có thể muốn cung cấp các sản phẩm/giải pháp tùy chỉnh cho các phân khúc
khách hàng nhất định.

NGUỒN TIỀM LỰC CHÍNH – KEY RESOURCES


Liệt kê tài nguyên quan trọng để thực hiện mô hình kinh doanh của bạn. Đây là nơi nhân sự chủ chốt và
vốn (thiết bị, máy móc, phòng thí nghiệm, v.v.) phát huy tác dụng.

CÔNG VIỆC/HOẠT ĐỘNG CHÍNH – KEY ACTIVITIES


Xác định các đối tác hoặc nguồn hỗ trợ bên ngoài cần thiết cho hoạt động của bạn, có thể bao gồm cố
vấn, tổ chức hỗ trợ, phòng thương mại, luật sư, kế toán,…

ĐỐI TÁC CHÍNH – KEY PARTNERSHIPS


Liệt kê tài nguyên quan trọng để thực hiện mô hình kinh doanh của bạn. Đây là nơi nhân sự chủ chốt và
vốn (thiết bị, máy móc, phòng thí nghiệm, v.v.) phát huy tác dụng

CƠ CẤU CHI PHÍ – COST STRUCTURE


Định rõ những khoản chi phí cần thiết để duy trì mô hình kinh doanh – Đây là những hoạt động “ăn
uống” nuôi dưỡng doanh nghiệp nhằm mang lại doanh thu: chi phí chính, R&D, chi phí vốn, giá vốn
hàng bán,…

27
Trang
PHẦN 3
Các mô hình kinh doanh

MÔ HÌNH SWOT
Điểm mạnh (Strengths) Điểm yếu (Weaknesses)

YẾU Công ty làm tốt điều gì?Điểm nào của


TỐ công ty khiến khách hàng hài lòng? Công ty có thể cải thiện điều gì?
Công ty vượt trội hơn đối thủ ở những Khách hàng hoặc đối tác của công ty
BÊN lĩnh vực nào? Điều gì độc đáo về hoạt không hài lòng với điều gì?Công ty tụt
TRONG động kinh doanh, sản phẩm hoặc dịch hậu so với đối thủ cạnh tranh ở điểm
vụ của công ty? Công ty sở hữu những nào? Công ty đang thiếu kiến thức và
tài sản gì (Sở hữu trí tuệ, công nghệ nguồn lực ở đâu?
độc quyền, tiền vốn)?

Cơ hội (Opportunities) Thách thức (Threats)

YẾU
Những xu hướng mới nổi nào công ty Đối thủ cạnh tranh của công ty đang
TỐ có thể tận dụng? Điểm mạnh nào của làm gì? Điểm yếu của công ty có thể
BÊN công ty có thể có giá trị đối với các đối dẫn đến thiệt hại gì? Những xu hướng
tác tiềm năng? Công ty có thể khai thị trường nào công ty chưa chuẩn bị
NGOÀI thác những thị trường lân cận nào? Có cho? Những vấn đề kinh tế hoặc chính
vị trí địa lý nào có ít sự cạnh tranh hơn trị nào có thể ảnh hưởng đến hoạt
không? động kinh doanh của công ty?

28
Trang
PHẦN 3
Các mô hình kinh doanh

MÔ HÌNH VRIO
VRIO là viết tắt của các thuộc tính quan trọng của một tài nguyên hoặc năng lực: Giá trị (Value), Hiếm
có (Rarity), Khả năng bắt chước (Imitability), và Tổ chức (Organization). Bằng cách áp dụng VRIO vào
quản lý tổ chức, các doanh nghiệp có thể đánh giá và xác định được những yếu tố quan trọng mang lại
lợi thế cạnh tranh cho họ.

Lợi thế
cạnh tranh
V R I O bền vững
Value Rarity Imitability Organization (Sustainable
competitive
advantage)

Lợi thế cạnh Lợi thế cạnh


Bất lợi (Cạnh tranh
tranh tạm thời tranh chưa sử
cạnh tranh cân bằng)
(Temporary dụng (Unused
(Competitive Competitive
Competitive Competitive
Disadvantage) Parity
Advantage) Advantage)

V – VALUABLE: GIÁ TRỊ


Nguồn lực phải có giá trị thì mới giúp doanh nghiệp thực hiện được các chiến lược hiệu quả. Nếu
các nguồn lực của doanh nghiệp không đáp ứng được điều kiện này thì doanh nghiệp sẽ gặp phải
những bất lợi trong cạnh tranh.
Doanh nghiệp cần xem xét giá trị của nguồn lực liên tục bởi chỉ những thay đổi nhỏ cũng khiến cho
nó không phát huy tốt nhất giá trị của mình.

R – RARE: HIẾM
Nguồn tài nguyên hiếm có thể giúp doanh nghiệp có những lợi thế nhất định so với đối thủ cạnh
tranh. Tuy nhiên hiếm chỉ sự ít ỏi nhứ không phải là duy nhất. ất có thể đối thủ của doanh nghiệp
cũng sẽ có nguồn tài nguyên này.

I – INIMITABLE: DUY NHẤT HOẶC KHÓ BẮT CHƯỚC


Khi doanh nghiệp đã có nguồn lực hiếm và hướng tới sự duy nhất hay không thể bắt chước được thì
doanh nghiệp đã có một lợi thế cạnh tranh bền vững. Tuy nhiên nếu đối thủ có thể sao chép nguồn
lực này hay tạo ra một thứ khác để thay thế thì lợi thế cạnh tranh này chỉ mang tính tạm thời.

O – ORGANIZATION : TỔ CHỨC
Nguồn lực chỉ là một phần của sự cạnh tranh bền vững. Để giữ vững điều này thì doanh nghiệp cần
có tổ chức để triển khai và thúc đẩy khả năng tiềm tàng của lợi thế trên. Một nguồn lực không được
phát triển thì nó chỉ là một lợi thế không được sử dụng mà thôi.

29
Trang
PHẦN 3
Các mô hình kinh doanh

MÔ HÌNH
5 ÁP LỰC CẠNH TRANH
Mục đích sử dụng: phân tích mức độ hấp dẫn của một ngành cụ thể, đánh giá các lựa chọn đầu tư và
đánh giá môi trường cạnh tranh trên thị trường.

đe dọa của người gia


nhập tiềm năng

Khả năng thương lượng Đối thủ Quyền thương lượng


của nhà cung cấp cạnh tranh của người mua

Đe dọa của hàng


hóa thay thế

ĐỐI THỦ CẠNH TRANH (COMPETITIVE RIVALRY)


Số lượng người tham gia trong ngành và thị phần tương ứng của họ là đại diện trực tiếp cho khả
năng cạnh tranh của ngành. Những điều này bị ảnh hưởng trực tiếp bởi tất cả các yếu tố nêu trên.
Thiếu sự khác biệt trong sản phẩm có xu hướng làm tăng thêm cường độ cạnh tranh. Chi phí rút lui
cao như tài sản cố định cao, các hạn chế của chính phủ, liên đoàn lao động, v.v. cũng khiến các đối
thủ phải chiến đấu khó khăn hơn một chút.

ĐE DỌA CỦA NGƯỜI GIA NHẬP TIỀM NĂNG (THREAT OF NEW ENTRY)
Điều này cho thấy sự dễ dàng mà các công ty mới có thể tham gia vào thị trường của một ngành cụ
thể. Nếu dễ dàng gia nhập một ngành, các công ty sẽ phải đối mặt với nguy cơ thường xuyên có các
đối thủ cạnh tranh mới. Nếu việc gia nhập khó khăn, công ty nào có ít lợi thế cạnh tranh sẽ thu được
lợi ích trong thời gian dài hơn. Ngoài ra, trong hoàn cảnh gia nhập khó khăn, các công ty phải đối
mặt với một loạt các đối thủ cạnh tranh.

KHẢ NĂNG THƯƠNG LƯỢNG CỦA NHÀ CUNG CẤP (SUPPLIER POWER)
Điều này đề cập đến khả năng thương lượng của các nhà cung cấp. Nếu ngành dựa vào một số ít
nhà cung cấp, họ sẽ có được quyền thương lượng đáng kể. Điều này đặc biệt ảnh hưởng đến các
doanh nghiệp nhỏ vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và giá thành của sản phẩm cuối cùng.

QUYỀN THƯƠNG LƯỢNG CỦA NGƯỜI MUA (BUYER POWER)


Điều hoàn toàn ngược lại xảy ra khi quyền thương lượng thuộc về khách hàng. Nếu người tiêu
dùng/người mua có được sức mạnh thị trường, họ có thể thương lượng mức giá thấp hơn, chất
lượng tốt hơn hoặc các dịch vụ bổ sung và giảm giá. Đây là trường hợp trong một ngành có nhiều
đối thủ cạnh tranh hơn nhưng chỉ có một người mua duy nhất chiếm phần lớn doanh thu.

ĐE DỌA CỦA HÀNG HÓA THAY THẾ (THREAT OF SUBSTITUTION)


Ngành này luôn cạnh tranh với ngành khác sản xuất một sản phẩm thay thế tương tự. Do đó, tất cả
các doanh nghiệp trong một ngành đều có đối thủ cạnh tranh tiềm năng từ các ngành khác. Điều
này ảnh hưởng đến lợi nhuận của họ vì họ không thể tính giá cắt cổ. Sản phẩm thay thế có thể có
hai dạng – sản phẩm có cùng chức năng/chất lượng nhưng giá thấp hơn hoặc sản phẩm cùng giá
nhưng chất lượng tốt hơn hoặc cung cấp nhiều tiện ích hơn.

30
Trang
PHẦN 3
Các mô hình kinh doanh

MÔ HÌNH PESTEL
PESTEL đóng một vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp trong việc định hình chiến lược và quản
lý kinh doanh giúp:
Thích ứng với thay đổi môi trường
Phát triển sản phẩm và dịch vụ
Tối ưu hoá chiến lược tiếp thị
Lập kế hoạch kinh doanh
Đánh giá rủi ro và cơ hội

P E S T E L
Chính trị Kinh tế Xã hội Công nghệ Môi trường Pháp lý
(Political) (Economic) (Social) (Technology) (Environment) (Legal)

- Chính sách - Biến động - Nhân khẩu - Sự thay đổi - Biến đổi khí - Luật an toàn
của chính kinh tế toàn học (tuổi, giới về công nghệ hậu lao động
phủ cầu tính, dân tộc, trong tiếp - Phát triển - Luật bảo vệ
- Quan hệ - Tỷ giá hối gia đình) cận khách bền vững người tiêu
quốc tế và đoái - Xu hướng hàng - Sản phẩm dùng
thương mại - Lạm phát và thái độ và - Các xu và dịch vụ - Bằng sáng
- Chính sách lãi suất hành vi của hướng công xanh chế, quyền sở
đầu tư - Tốc độ tăng người tiêu nghệ mới - Giảm thiểu hữu trí tuệ
- Chính sách trưởng dùng - Bảo mật và carbon - Tiêu chuẩn
thuế - Tỷ lệ phần - Văn hoá và quản lý dữ footprint về kiểm tra
trăm thất tôn giáo liệu chất lượng
nghiệp - Mức độ thu
nhập và chất
lượng cuộc
sống

31
Trang
PHẦN 3
Các mô hình kinh doanh

MA TRẬN TĂNG TRƯỞNG


ANSOFF
Mô hình Ansoff giúp doanh nghiệp đánh giá và lựa chọn các chiến lược phát triển kinh doanh dựa trên
hai yếu tố chính: thị trường (trục Y) và sản phẩm (trục X)

SẢN PHẨM
Hiện tại Mới

THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM


Hiện tại

Tăng thị phần/doanh số bán Tập trung bán sản phẩm có


THỊ TRƯỜNG

các sản phẩm có sẵn vào thị sẵn vào thị trường mới
trường hiện có

PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG ĐA DẠNG HÓA


Mới

Tập trung vào giới thiệu sản Bước vào một thị trường mới
phẩm mới cho một thị trường với những sản phẩm hoàn
hiện có toàn mới

THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG (MARKET PENETRATION)


Thành phần này tập trung vào việc mở rộng thị trường cho sản phẩm hiện tại trong phạm vi thị
trường hiện tại. Điều này có thể bao gồm tăng cường quảng cáo, giảm giá, chương trình khuyến
mãi hoặc cải tiến sản phẩm để giữ chân và thu hút khách hàng hiện tại.

PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM (PRODUCT DEVELOPMENT)


Việc phát triển và giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ mới vào thị trường hiện tại là những yếu tố cần
được quan tâm. Điều này yêu cầu sự đổi mới và đầu tư vào nghiên cứu và phát triển.

PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG (MARKET DEVELOPMENT)


Tập trung vào việc mở rộng thị trường cho sản phẩm hiện tại bằng cách tiếp cận vào các thị trường
mới. Điều này có thể đòi hỏi nghiên cứu thị trường và thay đổi chiến lược tiếp thị để phù hợp với
nhu cầu của thị trường mới.

ĐA DẠNG HÓA (DIVERSIFICATION)


Tập trung vào việc mở rộng hoạt động kinh doanh bằng cách đưa ra sản phẩm mới vào thị trường
mới. Điều này mang theo những rủi ro cao, nhưng nó cũng cung cấp cơ hội tăng trưởng và giúp
doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro từ sự cô đặc thị trường.

32
Trang
PHẦN 3
Các mô hình kinh doanh

MA TRẬN BCG
Ma trận BCG bao gồm 2 trục chính. Trục X đại diện cho thị phần và trục Y thể hiện tốc độ tăng trưởng
của thị trường. Theo đó, ma trận sẽ hoạt động theo nguyên lý, thị phần một sản phẩm càng lớn hay
tăng trưởng sản phẩm càng nhanh, thì công ty càng phát triển theo hướng có lợi.

THỊ PHẦN TƯƠNG ĐỐI


Cao Thấp
TĂNG TRƯỞNG THỊ TRƯỜNG
Cao
Thấp

STARS – NGÔI SAO (TĂNG TRƯỞNG CAO, THỊ PHẦN CAO)


Trong ma trận BCG, phần Stars đại diện cho nhóm sản phẩm có thị phần lớn và trong thị trường có
tốc độ tăng trưởng nhanh, đem lại rất nhiều lợi nhuận cho công ty. Đây thường là các sản phẩm độc
quyền, có tiềm năng trên thị trường hoặc có tính cạnh tranh cao hơn so với đối thủ. Tuy nhiên, để có
thể tiếp tục duy trì thị phần và mức tăng trưởng, doanh nghiệp cần phải liên tục đổi mới và đầu tư
vào sản phẩm.

CASH COW – BÒ SỮA (TĂNG TRƯỞNG THẤP, THỊ PHẦN CAO)


Cash cows đại diện cho các sản phẩm có tỷ suất lợi nhuận đáng kể nhưng hoạt động trong một thị
trường đã trưởng thành, thiếu sự đổi mới và tăng trưởng.
Thông thường, những sản phẩm trong nhóm này sẽ đóng vai trò hỗ trợ duy trì dòng tiền để doanh
nghiệp đầu tư, phát triển thêm các sản phẩm khác. Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể tận dụng
dòng tiền đó để tái đầu tư vào các start hoặc phát triển thị trường cho các question marks.

DOGS – CON CHÓ (TĂNG TRƯỞNG THẤP, THỊ PHẦN THẤP)


Sản phẩm nằm trong phần Dogs thuộc ma trận BCG sẽ chiếm một thị phần nhỏ và hoạt động trên
thị trường có tốc độ tăng trưởng thấp. Do thị phần thấp nên nó gặp nhiều bất lợi về giá thành.
Vì thế, các sản phẩm đó thường không tạo ra doanh thu và không được các doanh nghiệp quan
tâm đầu tư, phát triển.

QUESTION MARKS – DẤU HỎI (TĂNG TRƯỞNG CAO, THỊ PHẦN THẤP)
Đại diện cho Question marks là những sản phẩm tăng trưởng cao nhưng thị phần thấp. Do có tốc
độ tăng trưởng cao, nên nếu doanh nghiệp có chiến lược phù hợp, đầu tư đúng, các sản phẩm tiềm
năng này có thể trở thành những cash cows, stars. Tuy nhiên, vì thị phần thấp nên nếu doanh
nghiệp đầu tư sai lầm, chúng sẽ trở thành dogs ngay khi mức tăng trưởng giảm.

33
Trang
PHẦN 3
Các mô hình kinh doanh

VÒNG ĐỜI CỦA SẢN PHẨM


Vòng đời của sản phẩm (Product life cycle) là khoảng thời gian kể từ khi sản phẩm lần đầu tiên được
giới thiệu tới người tiêu dùng cho đến khi nó được đưa ra khỏi thị trường. Vòng đời của sản phẩm
thường được chia thành bốn giai đoạn: giới thiệu, tăng trưởng, trưởng thành và suy thoái.

GĐ 1: GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM (PRODUCT INTRODUCTION


Giai đoạn này của vòng đời sản phẩm bao gồm việc phát triển chiến lược thị trường, thường thông
qua đầu tư vào quảng cáo và tiếp thị để làm cho người tiêu dùng biết đến sản phẩm và lợi ích của
nó.
Ở giai đoạn này, doanh số bán hàng có xu hướng chậm lại do nhu cầu được tạo ra. Giai đoạn này có
thể mất thời gian để hoàn thành, tùy thuộc vào mức độ phức tạp của sản phẩm, mức độ mới và cải
tiến của sản phẩm, mức độ phù hợp với nhu cầu của khách hàng và liệu có bất kỳ sự cạnh tranh nào
trên thị trường hay không.

GĐ 2: TĂNG TRƯỞNG THỊ TRƯỜNG (MARKET GROWTH)


Nếu một sản phẩm được đưa vào thị trường thành công thì nó đã sẵn sàng bước vào giai đoạn tăng
trưởng của vòng đời. Điều này sẽ cho thấy nhu cầu ngày càng tăng sẽ thúc đẩy sự gia tăng sản xuất
và sản phẩm trở nên phổ biến rộng rãi hơn.
Sự tăng trưởng ổn định của giai đoạn phát triển và giới thiệu thị trường giờ đây chuyển sang giai
đoạn đi lên mạnh mẽ khi sản phẩm cất cánh. Tại thời điểm này, các đối thủ cạnh tranh có thể tham
gia thị trường với các phiên bản sản phẩm của riêng họ có thể là bản sao trực tiếp hoặc có một số
cải tiến. Việc xây dựng thương hiệu trở nên quan trọng để duy trì vị trí của bạn trên thị trường khi
người tiêu dùng được lựa chọn đi nơi khác. Giá cả sản phẩm và tính sẵn có trên thị trường trở thành
những yếu tố quan trọng để tiếp tục thúc đẩy doanh số bán hàng trong bối cảnh cạnh tranh ngày
càng tăng. Tại thời điểm này, vòng đời chuyển sang giai đoạn ba; sự trưởng thành của thị trường.

GĐ 3: SỰ TRƯỞNG THÀNH CỦA THỊ TRƯỜNG (MARKET MATURITY)


Tại thời điểm này, một sản phẩm đã được thiết lập trên thị trường và do đó chi phí sản xuất và tiếp
thị sản phẩm hiện tại sẽ giảm. Khi vòng đời sản phẩm đạt đến giai đoạn chín muồi này thì thị
trường bắt đầu bão hòa. Bây giờ nhiều người tiêu dùng đã mua sản phẩm và các đối thủ cạnh tranh
sẽ được thành lập, có nghĩa là việc xây dựng thương hiệu, giá cả và sự khác biệt hóa sản phẩm càng
trở nên quan trọng hơn để duy trì thị phần. Các nhà bán lẻ sẽ không tìm cách quảng bá sản phẩm
của bạn như họ có thể đã làm trong giai đoạn một mà thay vào đó sẽ trở thành người dự trữ và
nhận đơn đặt hàng.

GĐ 4: SUY THOÁI THỊ TRƯỜNG (MARKET DECLINE)


Cuối cùng, khi sự cạnh tranh tiếp tục gia tăng, với việc các công ty khác đang tìm cách cạnh tranh
với thành công của bạn bằng các tính năng bổ sung của sản phẩm hoặc giá thấp hơn, thì vòng đời
sản phẩm sẽ đi vào suy giảm. Sự suy giảm cũng có thể được gây ra bởi những cải tiến mới thay thế
sản phẩm hiện có của bạn, chẳng hạn như xe ngựa không còn hợp thời nữa khi ô tô thay thế.
Nhiều công ty sẽ bắt đầu chuyển sang các dự án kinh doanh khác nhau vì thị trường bão hòa có
nghĩa là không còn thu được lợi nhuận nữa. Tất nhiên, một số công ty sẽ sống sót qua thời kỳ suy
thoái và có thể tiếp tục cung cấp sản phẩm nhưng sản xuất có thể sẽ ở quy mô nhỏ hơn và giá cả
cũng như tỷ suất lợi nhuận có thể bị giảm.

34
Trang
KIẾN
THỨC
TỔNG
QUÁT
VỀ

TRÍ TUỆ NHÂN TẠO (AI)

35
Trang
PHẦN 1
Một số thuật ngữ AI

MACHINE LEARNING (1)


Machine learning là một nhánh của trí tuệ nhân tạo (AI) tập trung vào việc phát triển các thuật toán cho
phép máy tính tự động "học" từ dữ liệu và cải thiện hiệu suất của chúng theo thời gian mà không cần
được lập trình rõ ràng.

LẬP TRÌNH TRUYỀN THỐNG HỌC MÁY (MACHINE LEARNING)

Quy luật (Rules) Kết quả (Answer)


Lập trình Kết quả (Answer) Quy luật (Rules)
Học máy
Dữ liệu (Data) truyền thống Dữ liệu (Data)

Giải quyết một vấn đề bằng lập trình truyền Ngược lại, việc của máy tính chính là tìm ra các
thống với người sử dụng là người viết ra các quy quy tắc (Rules) này từ kết quả (Answer) và dữ liệu
tắc (Rules) để máy tính có thể dựa trên đó và đưa (Data).
ra kết quả (Answer) .

KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MACHINE LEARNING

Tập dữ liệu mà bạn sẽ dùng để huấn luyện mô hình (chính là dữ


TẬP DỮ LIỆU HUẤN LUYỆN
liệu cho máy tính “học”).
(TRAINING SET)
Ví dụ: ảnh táo và cam.

Tập dữ liệu bạn dùng để đánh giá độ chính xác của mô hình sau
TẬP DỮ LIỆU KIỂM TRA (TEST SET)
khi được huấn luyện.

Một đơn vị thông tin độc lập trong tập dữ liệu của bạn. Chẳng
hạn như bạn có tập dữ liệu gồm giá nhà, ngày xây, diện tích… thì
một điểm dữ liệu sẽ bao gồm các thông tin đó. Và một tập hợp
ĐIỂM DỮ LIỆU (DATA POINT)
các điểm dữ liệu được gọi là tập dữ liệu.
Ví dụ: bài cam, táo thì mỗi ảnh là có một nhãn kèm theo tạo
thành một điểm dữ liệu.

Ngược lại, việc của máy tính chính là tìm ra các quy tắc (Rules)
ĐIỂM DỮ LIỆU (DATA POINT)
này từ kết quả (Answer) và dữ liệu (Data).

Kết quả thực tế mà chúng ta muốn mô hình dự đoán.


NHÃN (LABEL – Y)
Ví dụ như cam, táo trong ví dụ ở trên được gọi là nhãn.

Một hoặc một nhóm thuộc tính tạo nên các đặc trưng duy nhất,
có thể đo lường và có thể so sánh với nhau.
Đặc trưng là thứ làm cho một lớp có thể phân biệt với các lớp
ĐẶC TRƯNG (FEATURE – X)
khác.
Ví dụ như ảnh là đặc trưng của ví dụ cam, táo ở trên. Trong ví dụ
ở mục điểm dữ liệu thì giá nhà, ngày xây, diện tích… là đặc trưng.

36
Trang
PHẦN 1
Một số thuật ngữ AI

MACHINE LEARNING (2)


ỨNG DỤNG

Tự động tag bạn vào post có hình bạn


Mở khóa khuôn mặt
Chẩn đoán bệnh thông qua ảnh y khoa: phân tích hình ảnh y
NHẬN DIỆN HÌNH ẢNH
tế như X-quang, MRI, CT scan để hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán
bệnh.
Đếm số xe trong ngã rẽ để điều phối cho phù hợp

Tìm kiếm bằng văn bản, nói chuyện với trợ lý như Siri và Google
NHẬN DIỆN GIỌNG NÓI
Assistant

Các trang web thương mại điện tử như Amazon sử dụng


Machine Learning để đề xuất các sản phẩm mà bạn có thể quan
tâm dựa trên lịch sử mua hàng và hành vi duyệt web hoặc
cookie của bạn.
Netflix sử dụng Machine Learning để:
Đề xuất phim và chương trình truyền hình phù hợp với sở
KHUYẾN NGHỊ SẢN PHẨM
thích của bạn.
Cá nhân hóa trải nghiệm người dùng.
Google Maps sử dụng Machine Learning để:
Cung cấp thông tin giao thông theo thời gian thực.
Đề xuất tuyến đường phù hợp nhất cho bạn.
Hiển thị hình ảnh thực tế của các địa điểm.

Ngược lại, việc của máy tính chính là tìm ra các quy tắc (Rules)
ĐIỂM DỮ LIỆU (DATA POINT)
này từ kết quả (Answer) và dữ liệu (Data).

Hệ thống dịch thuật tự động như Google Translate sử dụng


DỊCH THUẬT NGÔN NGỮ Machine Learning để phân tích và dịch văn bản từ ngôn ngữ này
sang ngôn ngữ khác.

Các dịch vụ email như Gmail sử dụng Machine Learning để


LỌC THƯ RÁC
phân loại email spam và đưa vào thư mục Spam.

Bởi vì có nhiều chức năng đặc biệt, machine learning được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như
là: Y tế, chăm sóc sức khỏe và chẩn đoán bệnh, dự đoán nguy cơ mắc bệnh, phát triển thuốc mới. Tài
chính như phát hiện gian lận, dự đoán thị trường chứng khoán và quản lý rủi ro. Ngay cả trong Tiếp thị,
Sản xuất hay Nông nghiệp cũng được sử dụng Machine learning nhằm dự đoán nhu cầu, tối ưu hóa
năng suất và quản lý tài nguyên hiệu quả.

LỢI ÍCH THÁCH THỨC

Tự động hóa các nhiệm vụ phức tạp Cải thiện Yêu cầu lượng dữ liệu lớn
hiệu quả và năng suất Khả năng giải thích các mô hình machine
Phát hiện các mẫu ẩn trong dữ liệu vì Machine learning còn hạn chế
learning có khả năng phân tích lượng dữ liệu Vấn đề đạo đức và sự an toàn như là phân biệt
khổng lồ mà con người khó tìm ra đối xử hoặc rò rỉ dữ liệu
Giúp con người đưa ra quyết định (make
decision) tốt hơn

37
Trang
PHẦN 1
Một số thuật ngữ AI

DEEP LEARNING
Deep learning, hay còn gọi là học sâu, là một nhánh con của trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (machine
learning) sử dụng mạng nơ-ron nhân tạo (artificial neural networks) để mô phỏng khả năng tư duy của
bộ não con người. Phương thức này tạo ra một hệ thống thích ứng được máy tính sử dụng để học hỏi
từ sai lầm của chúng và liên tục cải thiện. Vì vậy, mạng nơ-ron nhân tạo nhắm tới giải quyết các vấn đề
phức tạp, chẳng hạn như tóm tắt tài liệu hoặc nhận diện khuôn mặt, với độ chính xác cao hơn.

CÁCH THỨC HOẠT ĐỘNG

Deep learning sử dụng mạng nơ-ron nhân tạo (ANN) mô


phỏng cấu trúc và chức năng của não bộ con người.
Mạng nơ-ron bao gồm nhiều lớp (layer) liên kết với nhau, mỗi
MẠNG NƠ-RON NHÂN TẠO lớp có các nơ-ron nhân tạo (artificial neurons) thực hiện các
phép tính toán học.
Càng nhiều lớp, mạng nơ-ron càng "sâu" và khả năng học
tập càng cao.

Deep learning sử dụng một lượng lớn dữ liệu để huấn luyện


mạng nơ-ron.
HỌC TỪ DỮ LIỆU Dữ liệu này có thể là hình ảnh, văn bản, âm thanh, video, v.v.
Quá trình huấn luyện giúp mạng nơ-ron học cách nhận diện
các mẫu và mối liên hệ trong dữ liệu.

Sau khi được huấn luyện, mạng nơ-ron có thể tự động thực hiện
các nhiệm vụ như:
TỰ ĐỘNG HÓA Phân loại dữ liệu
Dự đoán kết quả
Tạo ra nội dung mới

Deep learning có thể được sử dụng để nhận diện khuôn mặt trong ảnh và video, cũng có thể được sử
dụng để dịch thuật ngôn ngữ một cách tự động. Hoặc tạo ra văn bản, tạo ra các bài báo, bài hát, email...

LỢI ÍCH THÁCH THỨC

Độ chính xác cao Yêu cầu lượng dữ liệu lớn


Khả năng tự học Yêu cầu tài nguyên tính toán mạnh
Khả năng xử lý dữ liệu phức tạp Khó giải thích

38
Trang
PHẦN 1
Một số thuật ngữ AI

CÁC CÔNG CỤ AI
PHỔ BIẾN HIỆN NAY
LỢI ÍCH LỢI ÍCH
ỨNG DỤNG LOẠI
CHO SINH VIÊN CHO DOANH NGHIỆP
Hỗ trợ học tập
Giúp học tập hiệu quả hơn, trau dồi
(Grammarly, Google Học tập
kỹ năng ngôn ngữ
Translate, Duolingo)

Cá nhân hóa việc học


Cá nhân hóa việc học tập dựa trên
(Carnegie Learning, Học tập
nhu cầu của từng học sinh
Knewton)

Tìm kiếm thông tin


Tìm kiếm thông tin khoa học nhanh
(Google Scholar, Nghiên cứu
chóng và hiệu quả
ResearchGate)

Phân tích dữ liệu Phân tích dữ liệu nghiên cứu dễ


Nghiên cứu
(SPSS, R) dàng

Giải toán (Mathway,


Làm bài tập Giải toán nhanh chóng và chính xác
Photomath)

Viết bài (Grammarly,


Làm bài tập Viết bài hiệu quả và trôi chảy
Quillbot)

Tăng hiệu quả dịch vụ khách hàng,


Tự động
giảm chi phí
Chatbots hóa quy
Trả lời câu hỏi của khách hàng, hỗ
trình
trợ khách hàng

Tự động hóa các quy trình lặp đi lặp


Tự động
Robotic Process lại
hóa quy
Automation (RPA) Tăng hiệu quả hoạt động, giảm chi
trình
phí

Phân tích dữ liệu kinh doanh, đưa


Business Intelligence Phân tích ra dự đoán
(BI) dữ liệu Hỗ trợ ra quyết định sáng suốt, tăng
hiệu quả hoạt động

Tự động học hỏi từ dữ liệu, đưa ra


Phân tích quyết định
Machine Learning (ML)
dữ liệu Cá nhân hóa trải nghiệm khách
hàng, tối ưu hóa hoạt động

Hiển thị quảng cáo phù hợp với


Personalized từng khách hàng
Marketing
advertising Tăng tỷ lệ chuyển đổi, thu hút
khách hàng tiềm năng

Phân chia khách hàng thành các


Customer nhóm khác nhau
Marketing
segmentation Nhắm mục tiêu quảng cáo hiệu quả
hơn, tăng hiệu quả marketing

Phân tích cảm xúc của khách hàng,


Dịch vụ cải thiện dịch vụ khách hàng
Sentiment analysis
khách hàng Nâng cao trải nghiệm khách hàng,
tăng sự hài lòng của khách hàng

39
Trang
PHẦN 2
Kỹ năng sử dụng AI: Prompting

KỸ THUẬT PROMPTING
Prompting Engineering (còn gọi là “input” hoặc “request”) được hiểu đơn giản là câu lệnh, được sử
dụng để ra lệnh cho một chương trình máy tính thực hiện điều mà mình mong muốn. Trong thời đại
phát triển của các chatbot AI ngày nay, đặc biệt là ChatGPT, thuật ngữ Prompt được nhắc đến càng
nhiều. Cụ thể trong AI, prompting được hiểu là câu lệnh để ra lệnh cho chatbot thực hiện những yêu
cầu của bạn như: trả lời thắc mắc, viết bài, làm thơ, sáng tác nhạc, viết code, làm ảnh,...
Prompt là một phần quan trọng trong việc tương tác với các mô hình AI và đóng vai trò quyết định đối
với kết quả mà bạn nhận được từ hệ thống AI. Một prompt tốt có thể dẫn đến kết quả tốt hơn và giúp
mô hình hiểu rõ hơn nhiệm vụ mà bạn muốn nó thực hiện.

QUY TẮC
Để có được một kết quả đầu ra hoàn chỉnh như mong muốn, chúng ta sẽ có một số cách đặt lệnh để
khai thác tối đa hiệu suất của các Chatbot AI:
Nội dung câu hỏi rõ ràng và đầy đủ thông tin: Đưa ra các chi tiết và thông tin cần thiết để mô hình
hiểu yêu cầu của bạn. Đảm bảo rằng câu hỏi của bạn cung cấp đầy đủ thông tin để mô hình có thể
tạo ra kết quả chính xác và đáng tin cậy.
Mô tả rõ vai trò: Vai trò của người đưa ra câu hỏi trong kỹ thuật Prompting AI là tạo ra môi trường
thuận lợi và cung cấp hướng dẫn cụ thể để mô hình có thể tạo ra kết quả mong muốn. Bằng cách
mô tả rõ vai trò này và cung cấp thông tin chi tiết, bạn có thể tối ưu hóa quá trình đặt lệnh và thu
được kết quả chính xác từ mô hình AI.
Yêu cầu khám phá ở nhiều góc nhìn, ý tưởng: Bằng việc yêu cầu khám phá từ nhiều góc nhìn và
khuyến khích sự sáng tạo, bạn có thể tối ưu hóa kỹ thuật Prompting AI để tạo ra các kết quả đa
dạng và phong phú, phản ánh khả năng của mô hình trong việc xử lý thông tin và tạo ra những ý
tưởng mới mẻ.
Đưa ra nội dung trước: Tạo ra một điểm xuất phát hoặc một khung làm việc cho mô hình AI, giúp
nó tạo ra các kết quả phù hợp với yêu cầu và mong đợi của bạn. Điều này giúp tối ưu hóa quá trình
tạo ra nội dung và cải thiện khả năng hiểu và tương tác của mô hình với dữ liệu.
Luôn yêu cầu Chatbot AI đặt câu hỏi trước khi đưa ra câu trả lời: Đây là một cách hiệu quả để tăng
tính tương tác, tham gia và cung cấp thông tin cần thiết trong quá trình giao tiếp giữa Chatbot và
người sử dụng.
Yêu cầu Chatbot AI nói về chủ đề yêu cầu của bạn với một giọng điệu và văn phong mong muốn:
Sau khi Chatbot tạo ra đầu ra, bạn kiểm tra kết quả và điều chỉnh nếu cần thiết để đảm bảo rằng nó
phản ánh chủ đề và phong cách bạn mong muốn. Bạn có thể cần thử nghiệm và điều chỉnh lại
nhiều lần cho đến khi bạn đạt được kết quả mong đợi.
Đưa ra độ dài mong muốn: Bạn cần xác định độ dài mong muốn của nội dung đầu ra. Điều này có
thể là một số từ cụ thể, một số lượng đoạn văn bản, hoặc một thời lượng cụ thể, tùy thuộc vào mục
đích của bạn.

40
Trang
TÀI LIỆU THAM KHẢO

41
Trang
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Le, K. (2021, April 10). [Machine Learning] Giới thiệu tổng quan về Machine Learning – AI CLUB
TUTORIALS. http://tutorials.aiclub.cs.uit.edu.vn/index.php/2021/04/10/gioi-thieu-tong-quan-ve-ml/

Công nghệ Máy học là gì? - Giải thích về công nghệ Máy học dành cho doanh nghiệp - AWS. (n.d.).
Amazon Web Services, Inc. https://aws.amazon.com/vi/what-is/machine-learning/

Kiên Nguyễn. (n.d.). Prompt Engineer là gì? Cách viết Prompt Engineer đúng chuẩn. TopDev. Retrieved
March 30, 2024, from https://topdev.vn/blog/prompt-engineer-la-gi/

TopDev, & TopDev. (2021, September 30). Top 10 thuật toán machine learning dành cho newbie. TopDev.
https://topdev.vn/blog/top-10-thuat-toan-machine-learning-danh-cho-newbie/

Hưng N. (2024, March 1). Deep Learning là gì? Tìm hiểu về Deep Learning từ A-Z. Vietnix.
https://vietnix.vn/deep-learning-la-gi/

Z.com Cloud. (2023, September 17). Bí quyết viết Prompt trong AI để sử dụng ChatGPT hiệu quả. Prompt
trong AI. Retrieved March 30, 2024, from https://cloud.z.com/vn/news/prompt-trong-ai/

Hayes, A. (2024, February 9). Crisis Management: Definition, how it works, types, and example.
Investopedia. https://www.investopedia.com/terms/c/crisis-management.asp

Duy, V. H. (2022, October 13). Business Model Canvas – Mô hình kinh doanh | bởi Võ Hoàng Duy | Brands
Vietnam. brandsvietnam.com. https://www.brandsvietnam.com/congdong/topic/328065-Business-
Model-Canvas-Mo-hinh-kinh-doanh

Munnery, J., & Munnery, J. (2023c, December 6). Business restructuring & company streamlining. Real
Business Rescue. https://www.realbusinessrescue.co.uk/business-restructuring

Nghiêm N. P. (2024, March 25). Business Model Canvas là gì? Khám phá công cụ quản trị doanh nghiệp
hiệu quả. AIM Academy. https://aimacademy.vn/business-model-canvas-la-gi/

Nguyên N. T. (2023, November 15). Mô hình phân tích VRIO là gì? Xác định và xây dựng lợi thế cạnh
tranh. GOBRANDING Digital Branding. https://gobranding.com.vn/mo-hinh-phan-tich-vrio-la-gi/

Peterdy, K. (2023, October 26). Ansoff Matrix. Corporate Finance Institute.


https://corporatefinanceinstitute.com/resources/management/ansoff-matrix/

Th. (2019, October 20). Ma trận Ansoff (Ansoff matrix) là gì? Các chiến lược sử dụng trong ma trận Ansoff.
Vietnambiz. https://vietnambiz.vn/ma-tran-ansoff-ansoff-matrix-la-gi-cac-chien-luoc-su-dung-trong-
ma-tran-ansoff-20191017171552242.htm

Huyền F. H. (2022, August 29). Ma trận BCG là gì? Ứng dụng BCG trong lựa chọn danh mục đầu tư.
Fastwork - Nền Tảng Quản Trị & Điều Hành Doanh Nghiệp Toàn Diện. https://fastwork.vn/ma-tran-bcg/

Team, C. (2023, October 15). Boston Consulting Group (BCG) Matrix. Corporate Finance Institute.
https://corporatefinanceinstitute.com/resources/management/boston-consulting-group-bcg-matrix/

What is a Product Life Cycle? (Definition, Stages and Examples). (n.d.). https://www.twi-
global.com/technical-knowledge/faqs/what-is-a-product-life-cycle#HowDoesitWork

ManKiw, N. G. (2017). Principles of economics. Cengage Learning.

Harvard Business School. A Manager’s Guide to Finance and Accounting.

42
Trang

You might also like