You are on page 1of 31

MỤC LỤC

DANH SÁCH THÀNH VIÊN.............................................................................................................


MỤC LỤC.............................................................................................................................................
1. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN CHỮ.................................................................................
1.1. Khái niệm Typography...............................................................................................................
1.2. Khái niệm Typeface...................................................................................................................
1.3. Khái niệm Font...........................................................................................................................
1.4. Các thuật ngữ liên quan..............................................................................................................
1.4.1. Paragraph...........................................................................................................................
1.4.2. Kerning...............................................................................................................................
1.4.3. Tracking.............................................................................................................................
1.4.4. Leading...............................................................................................................................
1.4.5. Hierarchy............................................................................................................................
2. GIẢI PHẪU CHỮ............................................................................................................................
2.1. Khái niệm và ý nghĩa.................................................................................................................
2.1.1. Khái niệm...........................................................................................................................
2.1.2. Ý nghĩa...............................................................................................................................
2.2. Các yếu tố cấu tạo chữ...............................................................................................................
2.2.1. Các đường gióng................................................................................................................
2.2.2. Các yếu tố cấu thành letterform.........................................................................................
2.2.3. Các nét chính......................................................................................................................
2.2.4. Tỷ lệ của letterform.................................................................................................................
2.2.4.1. Độ tương phản của nét....................................................................................................
2.2.4.2. Tỷ lệ x-height.................................................................................................................
2.2.4.3. Tỷ lệ giữa độ dày của nét vẽ với tổng chiều cao.............................................................
3. PHÂN LOẠI CHỮ..........................................................................................................................
3.1. Chữ có chân (Serifs)...................................................................................................................
3.1.1. Old-style Serif....................................................................................................................
3.1.2. Modern Serif (Didone).......................................................................................................
3.1.3. Transitional Serif................................................................................................................
3.1.4. Latin Serif..........................................................................................................................
3.1.5. Slab Serif............................................................................................................................
3.2. Chữ không chân (Sans Serif)......................................................................................................
3.2.1. Grotesque...........................................................................................................................

0
3.2.2. Neo-Grotesque...................................................................................................................
3.2.3. Geometric Sans..................................................................................................................
3.2.4. Humanist Sans Serif...........................................................................................................
3.2.5. Glyphic...............................................................................................................................
3.3. Một số kiểu chữ khác.................................................................................................................
3.3.1. Script..................................................................................................................................
3.3.2. Decorative..........................................................................................................................
3.3.3. Monospace.........................................................................................................................
3.3.4. Mimicry..............................................................................................................................
4. Ứng dụng trong thiết kế..................................................................................................................
4.1. Serif............................................................................................................................................
4.1.1 Trong in ấn, xuất bản..........................................................................................................
4.1.2. Trong nhận diện thương hiệu.............................................................................................
4.2. Sans Serif...................................................................................................................................
4.2.1 Thiết kế giao diện người dùng (UI).....................................................................................
4.2.2. Nhận diện thương hiệu.......................................................................................................
4.3. Một số kiểu chữ khác.................................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................................

1
1. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN CHỮ
1.1. Khái niệm Typography

Typography là nghệ thuật và kỹ thuật của việc sắp xếp các ký tự để làm cho ngôn
ngữ văn bản hấp dẫn nhất. Việc bố trí này liên quan đến việc lựa chọn kiểu chữ, cỡ chữ,
độ dài dòng, khoảng cách dòng và thiết kế kiểu chữ mới... [1]

Typography không chỉ là thể loại, sắp xếp và hình thức của tài liệu in hoặc số, mà
còn là một nghệ thuật phức tạp, một phương tiện hiệu quả để truyền đạt thông điệp,
không chỉ thông qua văn bản mà còn qua các yếu tố hình ảnh [2]

Typography có lịch sử lâu đời, đồng thời là một chủ đề quan trọng không thể phủ
nhận trong thiết kế đồ họa. Việc hiểu biết sâu sắc về Typography - đặc biệt là sự phát
triển của nó qua thời gian - là cần thiết giúp designer đánh giá và sử dụng nó đúng cách.
Trong thời đại hiện nay, với các công cụ thị giác mạnh mẽ, các designer phải nhận ra và
hiểu rõ sự phức tạp trong việc truyền đạt của chữ viết, đặc biệt là trong một thời kỳ bão
hòa hình ảnh như hiện nay. [3]

1.2. Khái niệm Typeface

Typeface là một hệ thống bao gồm các kiểu chữ, là một bộ các chữ cái có cùng
điểm chung trong thiết kế.

Một typeface có thể bao gồm nhiều biến thể khác nhau như extra bold, bold,
regular, light, italic, condensed, extended,... [4]

Với mỗi một kiểu chữ khác nhau là một typeface riêng biệt, ví dụ như Arial hay Gill San.

1.3. Khái niệm Font

Font là một bộ chữ cái thuộc typeface với kích thước và hình dạng xác định. Nếu
một typeface bao gồm các biến thể khác nhau thì mỗi biến thể là một font khác nhau. [4]

Typeface: Arial

Font: Arial cỡ 14 Arial cỡ 12 Arial cỡ 8 Bold

2
1.4. Các thuật ngữ liên quan
1.4.1. Paragraph

Là việc căn chỉnh, sắp xếp nội dung văn bản so với
kích thước của trang. Có 4 kiểu căn chỉnh phổ biến như: căn
trái, căn phải, căn giữa, căn đều hai bên.

1.4.2. Kerning

Kerning là sự điều chỉnh khoảng cách giữa các cặp kí tự cụ thể. Kerning có thể
làm các kí tự gần hoặc xa nhau hơn trong một từ. [5]

Việc typesetting sẽ loại bỏ các chữ quá gần gây nên dính chữ hoặc khoảng trống
không mong muốn gây mất tập trung. Kerning điều chỉnh những khoảng trống nhỏ giữa
các ký tự. Cách sửa lỗi như vậy thường xuyên xuất hiện khi có các ký tự gần nhau, đặc
biệt là ký tự bên cạnh T, V, W và Y. Khoảng trống giữa các ký tự tăng lên ở các kích
thước chữ lớn và làm cho những sai lệch trở nên rõ ràng hơn. Kerning điều chỉnh chữ để
đạt được bố cục tốt nhất. [6]

1.4.3. Tracking

Là sự điều chỉnh tổng quát, ảnh hưởng đồng đều đến khoảng cách giữa tất cả các
ký tự trong một phạm vi văn bản.

Tracking thường được điều chỉnh để bù đắp cho vấn đề về khoảng cách do sự thay
đổi về kích thước chữ (đặc biệt đối với những ký tự rất nhỏ hoặc rất lớn). Nó cũng được
sử dụng để điều chỉnh các đoạn văn bản có khoảng cách không đều. [7]

3
Tracking ảnh hưởng đến khoảng cách tổng thể giữa các từ, dòng và đoạn văn để
cải thiện khả năng đọc. Các setting in hoa (đầy đủ và chữ viết tắt) và các chuỗi số được
thể hiện dựa trên việc sử dụng tracking để nhận biết. Các cài đặt chữ thường cần ít hoặc
không có tracking vì sự biến đổi hình dạng của chúng. Các kiểu chữ thu gọn với tỷ lệ và
các ký tự chữ in hoa và chữ thường có thể được tác động từ việc sử dụng một chút
tracking. Tránh việc sử dụng tracking cho đoạn văn hoặc văn bản liên tục. Những từ,
dòng và đoạn văn cách xa nhau, hoặc quá gần hoặc gây cảm giác khó chịu có vẻ không
đều và không đọc được như ý muốn. [3]

1.4.4.

Leading

Là khoảng cách tính bằng điểm từ baseline


của một dòng chữ đến baseline của dòng chữ liền
trước nó. Các chương trình soạn thảo thường gọi
leading là line spacing. [8]

1.4.5. Hierarchy

Là thuật ngữ đề cập đến cấu trúc tổng thể của một tài liệu và mối quan hệ giữa các
yếu tố trong văn bản. Một tiêu đề đặt phía trên một đoạn văn mang lại ý nghĩa và ngữ
cảnh cho đoạn, đồng thời ám chỉ một hệ thống cấp bậc cho toàn bộ văn bản.

Các cấp độ khác nhau của các tiêu đề (ví dụng heading 1, heading 2, heading 3,...) góp
phần làm rõ ràng hệ thống cấp bậc trong từng phần của văn bản. [9]

Nếu không có hệ thống phân cấp typographic, mọi chữ cái, mọi từ và câu trong thiết kế sẽ
trông giống nhau. [10]

4
2. GIẢI PHẪU CHỮ

2.1. Khái niệm và ý nghĩa


2.1.1. Khái niệm

Anatomy of type hay con được dịch nôm na là “giải phẫu cơ thể con chữ”, miêu tả
các yếu tố thị giác làm nên các mặt chữ (letterforms) trong một typeface.

2.1.2. Ý nghĩa

Hiểu về giải phẫu của chữ, không chỉ cho phép chúng ta xác định điều gì đúng và
sai trong kiểu chữ mà còn cho phép chúng ta sử dụng nó đúng cách và nói về nó một cách
hiệu quả, giống như việc học về giải phẫu người cho phép đưa ra chẩn đoán chính xác. [3]
Karen Cheng, trong Designing Type, đề cập rằng thiết kế kiểu, giống như ngôn ngữ, bị
ảnh hưởng bởi thời gian và bối cảnh văn hóa.[11]
Việc hiểu rõ giải phẫu chữ không chỉ giúp tạo cái nhìn tổng thể, tăng tính dễ đọc
mà còn giúp thể hiện sáng tạo và chủ động ý đồ của nhà thiết kế. Thiết kế kiểu chữ là một
hoạt động phức tạp của con người, đòi hỏi kiến thức nền tảng rộng rãi để thực hành có
hiểu biết. [12]

2.2. Các yếu tố cấu tạo chữ


2.2.1. Các đường gióng

2.2.1.1. Ascender line


Đường hiển thị đỉnh cao nhất của chiều cao đối với các ký tự viết thường như d, f, l,

2.2.1.2. Cap height


Đường thẳng thể hiện chiều cao của các chữ cái hoa

2.2.1.3. Meanline (Đường trung bình)


Một dòng tưởng tượng thiết lập chiều cao cho phần thân của các chữ cái viết thường. [12]

5
2.2.1.4. X-height
Khoảng cách từ đường cơ sở (baseline) đến đường trung bình (meanline). Thông thường,
đây là chiều cao của chữ thường và được đo dễ dàng nhất trên chữ thường x

2.2.1.5. Baseline (Đường cơ sở)


Một dòng tưởng tượng mà trên đó tất cả các ký tự, chữ số và chữ cái được đặt lên nằm
theo chiều ngang.

2.2.1.6. Descender line (Beard line)


Một đường tưởng tượng chạy dọc theo đáy của các ký tự viết thường có đường kéo dài
xuống dưới như y, j, p, q, g,...

2.2.2. Các yếu tố cấu thành letterform

2.2.2.1 Counter và Counterform


● Counter: là không gian trống trong một chữ cái được bao quanh một phần hoặc hoàn
toàn

6
● Counterform (không gian âm): hay còn được biết đến là vùng nền của ký tự, là
không gian trống xung quanh letterform (mặt chữ) [13]

2.2.2.2. Ascender và descender


● Descender: là một phần nét trên một chữ cái thường nằm dưới đường cơ sở
(baseline)

● Ascender: một phần của nét trên một chữ cái thường nằm trên đường trung
bình (meanline)

7
2.2.3. Các nét chính
2.2.3.1. Bowl
Bowl là một nét cong tạo ra một không gian cong khép kín (như chữ cái d, b, o, D, B)

*Ngoại lệ: dạng dưới cùng của chữ g la mã viết thường, được gọi là vòng lặp (loop).

2.2.3.2. Link
Link là nét nối bowl và loop của chữ g la mã viết thường.

2.2.3.3. Leg
Leg (chân) là một phần của chữ cái kéo dài xuống dưới, gắn liền ở một đầu và đầu kia tự
do. Ví dụ Chữ k

8
2.2.3.4. Arm
Arm (cánh tay): là một nét dài ngang không được gắn vào một hoặc cả hai đầu của ký tự (
chẳng hạn như chữ T, E)

2.2.3.5. Serifs

Các nét ngắn được gắn vào đầu và cuối các nét chính của chữ, số hoặc ký hiệu (tạo nên
các phông chữ serif như Times New Roman, sans serif,...)

2.2.3.6 Spur

Một phần mở rộng nhỏ hơn serif (nét vẩy) của nét chữ (củng cố điểm ở cuối nét cong,
như trong chữ G)

9
2.2.3.7. Stem / Stroke:

Một nét dọc hoặc chéo chính của một dạng chữ (thường bắt đầu từ đường cơ sở và đi lên
trên cùng của chữ cái). Ví dụ như Chữ B

2.2.3.8. Terminal:
Phần kết thúc của nét nhưng thiếu serif ở cuối nét chữ.

2.2.3.9. Ear:

10
Ear (Tai) là nét nhỏ kéo dài ra ngoài ở bên trên của chữ g viết thường trong một số kiểu
chữ. VD: Chữ g viết thường trong kiểu chữ Times New Roman

2.2.3.10. Shoulder

Shoulder (Vai) là nét cong xuống và sang phải của các chữ thường h, m và n

2.2.3.11. Spine

Spine (xương sống): đường cong chính của chữ S (cả hoa và thường)

11
2.2.3.12. Tail

Tail: là một nét đặc biệt, là một nét chéo cong giống như
một nét đuôi giảm dần ở cuối chữ cái. Các phần nối tiếp
của chữ thường g, j, p, q và y đôi khi cũng được gọi là
đuôi.

2.2.3.13. Eye
Eye (mắt) là phần kèm theo chữ e thường

2.2.3.14. Hairline (đường chân tóc):


Là nét mỏng nhất trong một kiểu chữ có các nét có
kích thước khác nhau.

2.2.3.15. Bracket:
Cạnh đường viền kết nối serif và thân trong các chữ có
dạng serif. Phần ngoặc này tích hợp liền mạch serif
với phần còn lại của dạng chữ

2.2.3.16. Crossbar:
Là nét ngang nối hai cạnh của chữ cái (như A, H) hoặc chia đôi nét chính (như f, t)

12
2.2.3.17. Swash:
Swash là một yếu tố trang trí được thêm vào một số chữ cái nhất định, thường là các
phiên bản cách điệu.

2.2.3.18. Apex:

Là điểm nối cao nhất của


hai nét trong một chữ cái.
Các đỉnh phổ biến nhất là
các điểm trên các dạng chữ như “A” và “M”

2.2.3.19. Vertex:

Vertex là điểm nối hai nét giao nhau ở cuối chữ cái.

2.2.3.20. Crotch:

Là nơi hai nét gặp nhau và tạo thành một góc bên trong

2.2.3.21. Set width:


Set width là chiều rộng của một ký tự

13
2.2.4. Tỷ lệ của letterform

Tỷ lệ của từng mặt chữ là một yếu tố quan trọng cần cân nhắc khi thiết kế chữ. Một vài
biến số chính kiểm soát tỷ lệ mặt chữ và có tác động đáng kể đến hình ảnh trực quan của
typeface là: tỷ lệ giữa chiều cao mặt chữ với độ dày nét, sự tương phản của nét, độ rộng
của chữ cái và mối quan hệ giữa x-height tới chiều cao của chữ in hoa, ascenders, và
descenders [13]

2.2.4.1. Độ tương phản của nét

Một khía cạnh quan trọng khác của chữ là độ tương phản (contrast) – tức là sự
khác nhau về độ đậm giữa stroke weight dày nhất và mảnh nhất của một ký tự. Stroke
weight (độ đậm của nét) là độ dày của các nét trong một ký tự.
Nếu độ dày các nét chênh lệch nhiều, chúng ta nói rằng typeface này có độ tương
phản cao; nếu độ dày của các nét khác nhau không nhiều, chúng ta nói typeface đó có độ
tương phản thấp.
Một typeface không có sự khác biệt về mức độ weight quang học của các nét được
gọi là không có sự tương phản. [14]

2.2.4.2. Tỷ lệ x-height

Mối quan hệ tỷ lệ giữa chiều cao x và chiều cao chữ viết hoa, nét xổ xuống và nét
xổ lên ảnh hưởng lớn tới cách mà typeface được hiển thị.

14
Ví dụ như ở hình trên, các ký tự tương đồng của của 3 typeface khác nhau cùng ở
kích thước 72 point có chiều cao x khác nhau, từ đó được hiển thị khác nhau. Đồng thời
x-height cũng sẽ tác động đến tính dễ đọc của typeface

2.2.4.3. Tỷ lệ giữa độ dày của nét vẽ với tổng chiều cao

Stroke-to-height ratio" là tỷ lệ giữa độ dày của nét vẽ (stroke) trong một kiểu chữ
và tổng chiều cao của các chữ cái thường (bao gồm chiều cao chữ 'x' và chữ hạ xuống).
Tỷ lệ này ảnh hưởng đến cảm nhận về cấu trúc tổng thể và trọng lượng hình thức của kiểu
chữ.

.
Kiểu chữ với tỷ lệ cao thường có các nét vẽ dày hơn so với chiều cao tổng của các
chữ cái. Điều này tạo ra một diện mạo mạnh mẽ và cứng cáp hơn. Ngược lại, tỷ lệ thấp
hơn thường ứng với các nét vẽ mảnh, tạo ra một diện mạo nhẹ nhàng và tinh tế hơn

3. PHÂN LOẠI CHỮ

3.1. Chữ có chân (Serifs)


Chữ có chân được bắt đầu từ chữ viết của thời kỳ La Mã với Roman và thời kỳ
Phục hưng. Chữ có chân xuất hiện sớm nhất vào khoảng thế kỷ thứ XV tại Đức và Ý. [1]
Serif nghĩa là một đường thẳng hoặc một nét nhỏ ở trên thành phần của chữ, thường là
những đường định hướng và ổn định cấu tạo chữ. Serif thường được biết đến với tên gọi
“chữ có chân”. [15]

3.1.1. Old-style Serif


Thông dụng từ cuosi thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XVIII.
Đặc trưng của old-style là độ tương phản giữa các nét thanh và đậm thấp, phần mỏng nhất
của một chữ cái thường nằm ở góc thay vì ở trên hay dưới cùng. Kiểu chữ này giữ lại

15
hình thức tương tự như chữ nghiêng viết tay nên thường nghiêng theo 1 trục trong khoảng
từ 9-16 độ và có các nét cong để nối các serif với chữ cái chính.

1, Trục chéo
2, 6. Chân nghiêng về nét thường
3,5. Phần cuối có thể thẳng hoặc tròn và có dấu gạch ngang nổi bật
4. Sự chênh lệch giữa nét dày và nét mỏng

3.1.2. Modern Serif (Didone)

Kiểu chữ serif Didone, hay còn


gọi là serif hiện đại trên thực tế đã xuất
hiện từ cuối những năm 1700 và 1800.
Kiểu chữ được ra đời và phát triển bởi
các nhà in người Pháp, Ý và Đức là
Firmin Didot, Giambattista Bodoni,
Justus Erich Walbaum. Mục tiêu của họ
là tạo ra các đoạn văn bản in ấn có thiết kế thanh lịch hơn, từ đó họ đã phát triển ra kiểu
chữ serif với độ tương phản giữa các nét thanh đậm cực kì cao để thể hiện được công
nghệ sản xuất giấy và in ấn ngày càng tinh tế của thời kỳ ấy.
Một số đặc trưng cơ bản của didone:
● Chiều dài và chiều rộng của con chữ không có nhiều chênh lệch.
● Các con chữ có nét dọc dày, hướng theo trục dọc.
● Độ tương phản giữa các nét rất mạnh.
● Các phần serif thường mềm mại, có hình giọt nước hoặc hình tròn

16
● Một số phông chữ thuộc loại này như: Bodoni, Didona,..

3.1.3. Transitional Serif


Kiểu chữ serif transitional, hay còn gọi là baroque, xuất hiện vào khoảng cuối thế
kỷ 17. Đây là kiểu chữ có sự pha trộn giữa old-style và kiểu chữ serif hiện đại, đó chính
là lý do tại sao nó được đặt tên là Transitional.
Đặc trưng của transitional là độ tương phản giữa các nét thanh và đậm cao, nhưng
chưa rõ ràng như kiểu chữ serif hiện đại ra đời sau đó. Các chữ cái chuyển sang trục
thẳng đứng, phần đầu của chúng được thay bằng các nét tròn trịa, mềm mại hơn.
Một số phông chữ thuộc loại này như: ITC New Baskerville

3.1.4. Latin Serif


Mặt chữ có những chân hình tam giác, đôi
khi là vuông. ban đầu chúng được thiết kế tại Anh
trong nửa đầu thế kỷ XIX
Một số phông chữ thuộc loại này: ITC Charter,
Quant Antiqua,...

3.1.5. Slab Serif

Kiểu chữ slab serif


bắt đầu xuất hiện từ năm
1817, với mục đích ban đầu
là để sử dụng trong các
poster cần thu hút sự chú ý.
Slab serif cũng có rất nhiều

17
biến thể: một số font chữ thì theo phong cách geometric với độ dày của các nét chữ không
thay đổi nhiều. Số khác thì lại có cấu trúc giống với hầu hết các kiểu chữ serif khác,
nhưng có phần serif rõ ràng, đậm nét hơn.

3.2. Chữ không chân (Sans Serif)

Đối với Serif: Thường giúp người đọc dễ đọc và nhìn bắt mắt hơn nếu bài viết là
dòng cỡ chữ nhỏ. Nếu bạn muốn tác phẩm có sự dứt khoát, mạnh mẽ thì sự lựa chọn tốt
nhất là Serif. Ví dụ: Times New Roman rất được ưa chuộng trong các văn bản bởi sự dễ
dọc và dễ nhớ do trong kết cấu của chữ có độ lên xuống với nhịp điều đều đặn.
Đối với Sans Serif: thường dùng cho các nhan đề, tiêu đề có kích thước lớn, nội
dung ngắn, cần sự chú ý của người xem và thường dùng cho các chữ không dấu, hay các
bài viết có tính chất quan trọng. Bởi Sans Serif có tạo ra lực thị giác mạnh và tiêu biểu
trong kiểu chữ này là Arial.

3.2.1. Grotesque
Hầu hết các font
chữ sans-serif đời đầu (thế
kỉ 19 - đầu thế kỉ 20) đều
thuộc kiểu chữ Grotesque.
Ảnh hưởng bởi kiểu chữ
serif Didone và cách vẽ
biển hiệu thời đó, đặc
điểm nổi bật của
Grotesque là có thiết kế
chắc chắn, phù hợp với các headline hoặc biển quảng cáo. Khoảng cách về chiều cao giữa

18
đỉnh các chữ hoa và in thường là rất ít, điều này khiến Grotesque trở thành “bạn thân” của
các đoạn chữ in hoa.
Một số phông chữ thuộc loại này như: ITC Franklin Gothic, News Gothic, Bell
Gothic,..

3.2.2. Neo-Grotesque
Neo-grotesque xuất hiện vào những năm 1950 với sự ra đời của International
Typographic Style (hay còn gọi là Swiss Style). Bạn có biết rằng, Helvetica - typeface
được ra đời vào năm 1957 và trở thành typeface được sử dụng nhiều nhất trong nhiều
thập kỷ sau này, chính là kiểu chữ Neo-grotesque điển hình đó.
Kiểu chữ Neo-grotesque có thiết kế khá đơn giản nhưng lại có một lợi thế lớn hơn
so với đàn anh Grotesque, chính là ở sự đa dạng và linh hoạt. Các typeface thuộc kiểu
Neo-grotesque thường bao gồm các font chữ thanh đậm khác nhau, khiến việc áp dụng
chúng trong văn bản trở nên dễ dàng hơn.
Một số phông chữ thuộc loại này như: Compact, Bastion Kontrast,..

3.2.3. Geometric Sans


Như tên gọi của mình, kiểu chữ sans serif Geometric được dựa trên các hình khối
cơ bản, cụ thể là hình vuông và tròn. Kiểu chữ này bắt nguồn từ những năm 1920 tại Đức
với Herbert Bayer và Jakob Erbar được cho là cha đẻ của Geometric. Do thiết kế hiện đại,
gọn ghẽ của mình mà Geometric trở nên phổ biến vào những năm 20-30 của thế kỉ 20.
Đặc điểm nổi bật nhất của kiểu chữ này chính là chữ “O” được thiết kế như một
hình tròn hoàn hảo. Ngoài ra, đây cũng là kiểu chữ ít được ưa chuộng nhất với các đoạn
văn bản dài; thường được sử dụng cho tiêu đề hay các đoạn văn ngắn.
Một số phông chữ thuộc loại này như: Futura, Bank Gothic, Din Condensed,..

19
3.2.4. Humanist Sans Serif
Về thiết kế, kiểu chữ sans serif Humanist có thiết kế đa dạng hơn so với những
kiểu chữ tiền nhiệm của mình. Một số typeface sẽ có độ tương phản giữa các nét rõ ràng
hơn, số khác lại mang hơi hướng Geometric; có typeface lại mô phỏng lại kiểu dáng của
chữ viết tay hoặc thư pháp.
Humanist đặc biệt phù hợp để sử dụng trên màn hình hay ở các khoảng cách xa bởi
một đặc điểm nổi bật ở kiểu chữ này chính là khoảng cách giữa các nét lớn - đây là một
điểm không phổ biến ở kiểu chữ Grotesque và Neo-grotesque.
Một số phông chữ thuộc loại này như: ITC Flora, PT Sans Pro,..

3.2.5. Glyphic
Các mặt chữ là sự kết hợp giữa đặc điểm của Sans và Serif. Các nét kết thúc với ít
sự phân biệt hoặc các thân thon nhỏ.
Một số phông chữ thuộc nhóm này là: Cricket, ITC Eras, Opoum New, . . .

20
3.3. Một số kiểu chữ khác

3.3.1. Script

3.3.1.1. Formal
Những kiểu chữ này có nguồn gốc từ phong cách trang
trọng của thế kỷ 17. Nhiều ký tự có nét nối với các chữ cái
khác.

3.3.1.2. Casual
Những kiểu chữ này được thiết kế để gợi lên sự gần
gũi, không trang trọng, như thể chúng được viết rất nhanh.
Nhiều khi chúng dường như được vẽ bằng cọ. Thông
thường, các nét chữ kết nối một chữ cái với chữ cái tiếp theo.
[16]

3.3.1.3. Calligraphic
Những chữ viết này bắt chước cách viết thư pháp. Chúng có thể được kết nối hoặc
không kết nối trong thiết kế. Nhiều chữ được mô phỏng như viết bằng bút có đầu dẹt. [16]

21
3.3.1.4. Blackletter (Gothic) & Lombardic
Những kiểu chữ này được tạo hình trên chữ viết tay trước khi phát minh ra kiểu
chữ di động.
Kiểu Blackletter là một cách phân loại mang tính lịch sử liên quan đến các kiểu
chữ ban đầu xuất hiện và trở nên phổ biến ở Châu Âu thời trung cổ. [16]

22
3.3.2. Decorative
Đây là thể loại lớn nhất và cũng đa dạng nhất. Hiếm khi được sử dụng cho các
khối văn bản dài, kiểu chữ Decorative rất phổ biến cho bảng hiệu, tiêu đề và các tình
huống tương tự khi cần có một kiểu chữ gây ấn tượng mạnh mẽ. Chúng thường phản ánh
một khía cạnh của văn hóa – chẳng hạn như hình xăm hoặc Graffiti – hoặc gợi lên cảm
xúc, thời kỳ hoặc chủ đề cụ thể. Nhiều thiết kế - chẳng hạn như psychedelic hoặc grunge -
mang tính thời đại và không còn hợp thời nữa. Một số kiểu chữ trang trí sử dụng hình
dạng và tỷ lệ chữ độc đáo để đạt được kết quả đặc biệt và ấn tượng. Một số thậm chí còn
thể hiện dưới dạng 3D. [16]

3.3.3. Monospace
Là loại chữ mà độ rộng của các con chữ là bằng nhau, nhìn chúng ta thường có
cảm giác tròn và đều (monospace, lucida...). [1]

23
3.3.4. Mimicry
Đây cũng là kiểu chữ trang trí với phong cách nhái lại kiểu chữ của một ngôn ngữ
khác, chẳng hạn như tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Anh.. Những kiểu chữ này
không dùng trong văn bản, bởi nó rất khó đọc.

4. Ứng dụng trong thiết kế


4.1. Serif

4.1.1 Trong in ấn, xuất bản


Nhờ có lịch sử phát triển lâu đời, gắn liền với sự phát triển của ngành in nên kiểu
chữ serif được sử dụng phổ biến nhất trong in ấn sách, báo, tạp chí. Vậy nên, nếu thiết kế
của bạn có nhiều chữ, hãy cân nhăc sử dụng serif nhé, bởi phần chân của kiểu chữ này sẽ
giúp điều hướng mắt người đọc đó.

24
4.1.2. Trong nhận diện thương hiệu

Kiểu chữ serif thường tạo cảm giác trang nhã, tự tin
và đáng tin cậy. Vậy nên, nếu thương hiệu của bạn
hướng đến sự cao cấp, nghiêm túc hoặc truyền thống
(văn phòng luật, tòa soạn, công ty bảo hiểm,...), hãy
cân nhắc sử dụng kiểu chữ serif để truyền tải được
chính xác đặc điểm của thương hiệu.
Một số thương hiệu sử dụng kiểu chữ serif trong bộ
nhận diện của mình:

4.2. Sans Serif

4.2.1 Thiết kế giao diện người dùng (UI)

Nếu như serif là kiểu chữ chiếm ưu thế


trong thiết kế in ấn thì trong UI, sans serif
lại là lựa chọn hàng đầu của designer bởi
sự dễ nhìn của chúng trên màn hình máy
tính hay điện thoại.

25
4.2.2. Nhận diện thương hiệu

Khác với serif, kiểu chữ sans serif giúp toát lên sự tinh tế, đơn giản và trẻ trung. Những
thương hiệu muốn hướng tới giới trẻ hay muốn được nhìn nhận là một thương hiệu thân
thiện, gần gũi thường sử dụng sans serif làm kiểu chữ chính của mình. Những đặc điểm
này khiến sans serif cực kì phù hợp với các start-up hoặc công ty công nghệ đó.

26
4.3. Một số kiểu chữ khác
Thường được dùng cho tiêu đề, mục tiêu của nó là thu hút và duy trì sự chú ý của
người xem. Các kiểu chữ này có thể hy sinh một chút tính dễ đọc để có được các chi tiết đặc biệt
hoặc biểu cảm hơn. Nói một cách đơn giản Serif và San-serif được thiết kế để dễ đọc ở kích
thước nhỏ. Điều này thường liên quan đến các tính năng thiết kế khá rõ ràng, nhất quán, không
phức tạp và các nét vẽ mỏng phù hợp với kích thước nhỏ hơn. Mặt khác, Decorative và các kiểu
chữ khác có thể bỏ qua tính dễ đọc cho các khối văn bản dài ở kích thước nhỏ để có ấn tượng
mạnh mẽ hơn, hình dạng phức tạp và biểu cảm hơn, và cho một cái nhìn đặc biệt hơn. Các kiểu
chữ này hiển thị tốt với kích cỡ trên 14pt trong thiết kế. Biết đối tượng mục tiêu của bạn sẽ giúp
bạn chọn một kiểu chữ hoạt động tốt ở phạm vi kích thước bạn định sử dụng.

27
Decorative: phù hợp với các thiết kế muốn thể hiện cá tính riêng và kết nối cảm xúc với đối
tượng mục tiêu. Các thương hiệu như Fanta, LEGO, Disney, McDonald's và nhiều thương hiệu
khác đã áp dụng typeface này.

Script: Là một kiểu font chữ viết tay, Script gợi lên cảm giác thanh lịch, duyên dáng, gần gũi
nhưng không kém phần khác biệt. Kiểu chữ này thích hợp với các thương hiệu liên quan đến mỹ
phẩm, thời trang và nghệ thuật... Một số thương hiệu sử dụng kiểu chữ này có thể kể đến: Kiehl's,
Coca-Cola, Instagram, Cadbury...

Monospace: Với kiểu dáng đặc biệt, kiểu chữ này thường
được dùng trong trang trí và thiết kế đặc biệt, hay dùng để
trưng bày. Kiểu chữ này hay được dùng làm poster, tiêu đề
phim hoặc sách…

28
Mimicry: Những kiểu chữ này hay được sử dụng
để tạo cảm giác “ngoại ngữ” trong thiết kế.

29
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Ngân, H.T.H (2014). Bài giảng nghệ thuật đồ họa chữ
[2] Passeira, S. T. G. F. (2022). Typography: from reading to seeing (Master's thesis)
(p. 16)
[3] Passeira, S. T. G. F. (2022). Typography: from reading to seeing (Master's thesis)
(p. 18)
[4] The Penrith Museum of Printing. (2024, 1 24). Font and Typeface |
printingmuseum. The Penrith Museum of Printing. Retrieved February 1, 2024,
from https://www.printingmuseum.org.au/letterstypes
[5] Felici, J. (2003). The Complete Manual of Typography: A Guide to Setting
Perfect Type (p.167). Peachpit Press.
[6] Kristin, C. (2012). In Design Elements, Typography Fundamentals: A Graphic
Style Manual for Understanding How Typography Affects Design (p. 89).
Rockport Publishers.
[7] Felici, J. (2003). The Complete Manual of Typography: A Guide to Setting
Perfect Type (p.167,168). Peachpit Press.
[8] Felici, J. (2003). The Complete Manual of Typography: A Guide to Setting
Perfect Type (p.123). Peachpit Press.
[9] Google Font. (n.d.). Hierarchy – Fonts Knowledge. Google Fonts.
https://fonts.google.com/knowledge/glossary/hierarchy
[10] Soumyakanti, R. (n.d.). What is a Typographic Hierarchy? Why is it important?
Turing. https://www.turing.com/kb/typographic-hierarchy
[11] Cheng, K. (2020). Designing type. Yale University Press.
[12] Carter, R., Maxa, S., Sanders, M., Meggs, P. B., & Day, B. (2018). Typographic
design: Form and communication. (p.21) John Wiley & Sons
[13] Đại học Mỹ thuật công nghiệp. (n.d.). Các thuộc tính tạo hình của chữ. Mỹ Thuật
MS. https://mythuatms.com/hoc-ve--d2401.html
[14] Carter, R., Maxa, S., Sanders, M., Meggs, P. B., & Day, B. (2018). Typographic
design: Form and communication. (p.34) John Wiley & Sons
[15] Nguyễn, A. K. (2019, September 16). Serif và Sans-serif là gì? Giải mã những
lầm tưởng về Serif và Sans-serif. Color ME. https://colorme.vn/blog/serif-va-
sansserif-la-gi-giai-ma-nhung-lam-tuong-ve-serif-va-sansserif
[16] Haley, A. (n.d.). Type Classifications. Fonts.com.
https://www.fonts.com/content/learning/fontology/level-1/type-anatomy/type-
classifications

30

You might also like