You are on page 1of 12

SỞ GD-ĐT TP ĐÀ NẴNG MINH HOẠ KIỂM TRA CUỐI KÌ II

TRƯỜNG THPT THÁI PHIÊN NĂM HỌC 2023-2024

ĐỀ SỐ 01
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)
Câu 1. Dãy đồng đẳng alkane có công thức chung là
A. CnH2n + 2 (n ≥ 1). B. CnH2n – 6 (n ≥ 6). C. CnH2n – 2 (n ≥ 2). D. CnH2n (n ≥ 2).
Câu 2. Chất nào sau đây làm mất màu nước brom?
A. CH4. B. CH3CH3. C. CH2=CH2. D. CH3CH2CH3
Câu 3. Công thức phân tử của acetylene là
A. C2H6. B. C2H4. C. C2H2. D. CH4.
Câu 4. Công thức của Styrene là
A. C6H5-CHs=CH2 B. C6H5CH2CH3. C. p-CH3C6H4CH3. D. C6H5CH2Br.
Câu 5. Phân tử benzene có cấu tạo hình
A. vuông. B. tam giác đều. C. đường thẳng. D. lục giác đều.
Câu 6. Hợp chất nào sau đây không thuộc dẫn xuất halogen?
A. C6H5Br. B. HCl. C. CCl4. D. CHI3.
Câu 7. Chloroform là tên gọi thông thường của hợp chất nào sau đây?
A. CH3Cl. B. CH2Cl2. C. CCl4. D. CHCl3.
Câu 8. Alcohol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử chứa nhóm hydroxy (-OH) liên kết với
A. nguyên tử carbon no. B. vòng benzene. C. nguyên tử carbon. D. nguyên tử
hydrogen.
Câu 9. Chất nào sau đây là alcohol bậc III?
A. CH3OH. B. CH3CH(OH)CH3. C. (CH3)3COH. D. CH3CH2OH.
Câu 10. Công thức của Ethanol là
A. C3H7OH. B. C2H5OH. C. CH3OH. D. HCHO.
Câu 11. Ancohol no, đơn chức, mạch hở có công thức tổng quát là

A. . B. .

C. D. .
Câu 12. Hợp chất nào sau đây thuộc nhóm phenol?
A. C2H5OH. B. C2H5C6H4OH. C. C6H5CH2OH. D. C6H4OCH3.
Câu 13. Phát biểu nào sau đây không đúng về tính chất vật lý của phenol?
A. Rất độc. B. Chất rắn, màu trắng.
C. Tan nhiều trong ethanol. D. Gây bỏng khi tiếp xúc với da.
Câu 14. Phenol những hợp chất hữu cơ có nhóm hydroxy (-OH) liên kết trực tiếp với
A. nguyên tử carbon no.
B. nguyên tử carbon trong vòng benzene.
D. nguyên tử carbon hoặc nguyên tử H trong vòng benzene.
Câu 15. Chất nào sau đây là ketone?
A. CH3CH2OH. B. CH3COOH. C. CH3COCH3. D. CH3CHO.
Câu 16. Hợp chất aldehyde có chứa nhóm chức
A. -CHO. B. -OH. C. -COOH. D. -O-.
Câu 17. Hợp chất nào sau đây là aldehyde?
A. CH2=CH-CH2OH. B. CH2=CH-CHO.
C. CH2=CH-COOH. D. CH2=CH-COOCH3.
Câu 18. Chất phản ứng với [Ag(NH3)2]OH đun nóng tạo ra Ag là
A. ethyl alcohol B. acetic acid C. acetic aldehyde D. glycerol.
Câu 19. Cho 2-methylpropane tác dụng với Cl2 (chiếu sáng, tỉ lệ mol 1 : 1), số sản phẩm
monochloride tối đa thu được là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 20. Đốt cháy hoàn toàn hydrocarbon X thu được 9,916 lít (đkc) CO2 và 9 gam H2O. Công
thức phân tử của X là
A. C3H8. B. C4H6. C. C4H8. D. C4H10.
Câu 21. Để phân biệt Methylacetylene và ethylene dùng
A. dung dịch Br2. B. dung dịch NaOH. C. dung dịch KMnO4. D. dung dịch
AgNO3/NH3.
Câu 22. Chất nào sau đây là sản phẩm chính khi hydrate hóa but-1-ene?
A. CH3CH2CH(OH)CH3. B. CH3CH2CH2CH2OH. C. CH3CH2CH2CH3. D.
CH3CH2CH2CH2Cl.

Câu 23. Cho sơ đồ: Toluene + Br2 X (sản phẩm chính). X là


A. o-BrC6H4CH3. B. p-BrC6H4CH2Br. C. C6H5CH2Br. D. m-BrC6H4CH3.
Câu 24. Đun nóng 2-bromobutane với sodium hydroxide trong ethanol thu được sản phẩm chính là
A. but-2-ene. B. but-1-ene. C. butane. D. but-1-yne.
Câu 25. Để phân biệt glycerol và ethanol, chúng ta có thể dùng :
A. NaOH B. Cu(OH)2 B. O2 D. Na
Câu 26. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Phenol phản ứng được với dung dịch sodium carbonat.
B. Phenol tác dụng với nước bromine tạo kết tủa trắng.
C. Dung dịch phenol trong nước làm quỳ tím hóa đỏ.
D. Phenol tan được trong dung dịch sodium hydroxide.
Câu 27. Khử ethanal bởi NaBH4 thu được sản phẩm là
A. ethanoic acid. B. ethyne. C. ethane. D. ethanol.
Câu 28. Nhỏ 0,5 mL acetone vào ống nghiệm chứa 2mL dung dịch I2/KI và 2mL NaOH, lắc đều
ống nghiệm. Hiện tượng quan sát được là
A. xuất hiện kết tủa trắng. B. xuất hiện kết tủa vàng.
C. dung dịch mất màu. D. xuất hiện khí.
II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 29. 1,0 điểm) Viết phương trình hóa học trong các trường hợp sau: (các chất viết ở dạng công
thức cấu tạo)
a. Ethanal tác dụng với nước bromine.
b. Acetone tác dụng với hydrogen cyanide (HCN)
Câu 30. (1,0 điểm) Khi đến trạm bơm nhiên liệu và nhìn thấy dòng chữ quen thuộc như xăng E5
(hay xăng E5 RON 92, E5 A92), em hãy cho biết ý nghĩa của kí hiệu E5. Theo Quyết định số
53/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về lộ trình áp dụng tỉ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học
với nhiên liệu truyền thống, từ ngày 01/12/2017, xăng E10 được khuyến khích sản xuất, kinh doanh
để sử dụng cho phương tiện cơ giới đường bộ trên toàn quốc. Khi xăng E10 được đưa vào tiêu thụ,
trong các loại nhiên liệu như xăng E5, xăng E10, xăng A95, theo em, dùng nhiên liệu nào sẽ thân
thiện với môi trường.
Câu 31. (1,0 điểm) Cho 18,6 gam hỗn hợp X gồm phenol và ancol etylic tác dụng với Na dư thu
được 3,7185 lít H2 (đkc).
a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. Tính khối lượng mỗi chất trong X.
b. Cho 18,6 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch brom. Tính khối lượng kết tủa thu được.
……………Hết……………..
SỞ GD-ĐT TP ĐÀ NẴNG MINH HOẠ KIỂM TRA CUỐI KÌ II
TRƯỜNG THPT THÁI PHIÊN NĂM HỌC 2023-2024

ĐỀ SỐ 02
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)
Câu 1. Công thức tổng quát của alkane là
A. CnH2n+2 (n ≥ 0). B. CnH2n+2 (n ≥ 1).
C. CnH2n-2 (n ≥ 2). D. CnH2n (n ≥ 1).
Câu 2. Tổng số liên kết σ trong phân tử ethane là
A. 2. B. 3. C. 7. D. 5.
Câu 3. Tên gọi của hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C3H8 là
A. ethane. B. methane. C. propane. D. ethene.
Câu 4. Alcohol là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có chứa nhóm -OH liên kết trực tiếp với
A. nguyên tử carbon. B. nguyên tử carbon không no.
C. nguyên tử carbon no. D. nguyên tử oxygen.
Câu 5. Hợp chất nào sau đây không phải là alcohol?
A. CH2=CH-OH. B. CH3CH2OH. C. CH2=CH-CH2OH. D. C6H5CH2OH.
Câu 6. Alcohol no, đơn chức, mạch hở có công thức chung là
A. CnH2n+1OH (n ≥ 1). B. CnH2n+2O (n ≥ 2).
C. CnH2nOH (n ≥ 1). D. CnH2MOH (n ≥ 2).
Câu 7. Chất nào sau đây là alcohol bậc II?
A. propan-1-ol. B. propan-2-ol.
C. 2-methylpropan-1-ol. D. 2-methylpropan-2-ol.
Câu 8. Alkyne là những hydrocarbon có đặc điểm
A. không no, mạch hở, có một liên kết ba C≡C.
B. không no, mạch vòng, có một liên kết đôi C=C.
C. không no, mạch hở, có một liên kết đôi C=C.
D. không no, mạch hở, có hai liên kết ba C≡C.
Câu 9. Không thể phân biệt methane và acetylene bằng chất nào sau đây?
A. NaOH. B. Br2. C. KMnO4. D. AgNO3/NH3.
Câu 10. Nhóm chức của aldehyde là
A. –COOH. B. -NH2 C. -CHO D. -OH.
Câu 11. Hợp chất hữu cơ nào sau đây không có đồng phân hình học?
A. CHBr=CHCl. B. CH3CH=CHCl
C. CH3CH=CHC2H5. D. (CH3)2C=CHC2H5
Câu 12. Trong các chất sau đây, chất nào có nhiệt độ sôi lớn nhất?
A. CH3OH. B. CH3Cl. C. C2H6. D. CH3F.
Câu 13. Phenol là hợp chất hữu cơ, trong phân tử có
A. nhóm –OH và vòng benzene.
B. nhóm –OH liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon của vòng benzene.
C. nhóm –OH liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon no.
D. nhóm –OH liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon no và có chứa vòng benzene.
Câu 14. Phenol là hợp chất có chứa vòng benzene, công thức cấu tạo của phenol là (C6H5-: phenyl)
A. C6H5OH B. C6H5CH3 C. C6H5CH2OH D. C6H5NH2
Câu 15. Chất nào sau đây là chất rắn ở điều kiện thường?
A. Phenol. B. Ethanol. C. Toluene. D. Glyxerol.
Câu 16. Phản ứng với chất/dung dịch nào sau đây của phenol chứng minh phenol có tính acid?
A. Na. B. Dung dịch NaOH.
C. Dung dịch bromine. D. HNO3 đặc/ H2SO4 đặc.
Câu 17. Hợp chất chứa nhóm C=O liên kết với nguyên tử carbon hoặc nguyên tử hydrogen được
gọi là
A. hợp chất alcohol B. dẫn xuất halogen
C. các hợp chất phenol D. hợp chất carbonyl
Câu 18. Benzene có độc tính cao và gây ung thư. Ở Việt Nam, việc cấm sử dụng benzene trong
công nghiệp được quy định tại số 108LB/QĐ. Benzene là
A. chất lỏng, màu trắng, dễ cháy. B. chất lỏng, không màu, dễ cháy.
C. chất rắn, màu trắng, có mùi thơm. D. chất rắn, không màu, không mùi.
Câu 19. Số nguyên tử carbon và hydrogen trong styrene lần lượt là
A. 12 và 6. B. 6 và 6. C. 6 và 12. D. 8 và 8.
Câu 20. Cho ba hợp chất hữu cơ có phân tử khối tương đương: (1) C 3H8; (2) C2H5OH; (3)
CH3CHO. Thứ tự giảm dần nhiệt độ sôi là
A. (2) > (3) > (1). B. (1) > (2) > (3). C. (3) > (2) > (1). D. (2) > (1) > (3).
Câu 21. Mỗi nguyên tử halogen trong phân tử dẫn xuất halogen của hydrocarbon tạo được bao
nhiêu liên kết?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 22. Ở điều kiện thích hợp, benzene phản ứng được với tất cả các chất hoặc dung dịch trong dãy
nào sau đây?
A. H2, KMnO4, C2H5OH. B. H2, KMnO4,
Cl2.
C. H2, HNO3 đặc, Cl2. . D. Cl2, O2 , HBr.
Câu 23. Công thức tổng quát của hợp chất carbonyl no, đơn chức mạch hở là
A. CnH2nO. B. CnH2n+2O2. C. CnH2n-2O. D. CnH2n-4O.
Câu 24. Tên thay thế của CH3-CH=O là
A. methanol. B. ethanol. C. methanal. D. ethanal.
Câu 25. Cho phản ứng hóa học: CH3CHO + Br2 + H2O
Sản phẩm hữu cơ của phản ứng trên là
A. HCOOH. B. CH3COOH. C. CH3CH2OH. D. CH3COCH3.
Câu 26. Nhiều vụ ngộ độc rượu do sử dụng rượu có lẫn methanol. Khi hấp thụ vào cơ thể, ban đầu
methanol được chuyển hóa ở gan tạo thành chất nào sau đây?
A. C2H5OH. B. HCHO. C. CH3CHO. D. CH3COCH3.
Câu 27. Cho các chất sau: (X) CH 3CH2CHO; (Y) CH2=CHCHO; (Z) (CH3)2CHCHO; (T)
CH2=CHCH2OH. Các chất phản ứng hoàn toàn với lượng dư khí hydrogen có chất xúc tác Ni, đun
nóng, tạo ra cùng một sản phẩm là
A. (X), (Y), (Z). B. (X), (Y), (T). C. (Y), (Z), (T). D. (X), (Z), (T).
Câu 28. Sản phẩm chính tạo thành khi cho 2-clorobutane tác dụng với dung dịch KOH/ancol, đun
nóng là
A. Metylxiclopropan. B. But-2-ol.
C. But-1-en. D. But-2-en.
II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 29. (1 điểm) Cho m gam hỗn hợp X gồm phenol và ethanol phản ứng hoàn toàn với
sodium (dư), thu được 2,479 lít khí H2 (đkc).
Mặt khác, để phản ứng hoàn toàn với m gam X cần 100 mL dung dịch NaOH 1M. Tính m?
Câu 30. (1 điểm) Hoàn thành chuỗi phản ứng sau (ghi rõ điều kiện nếu có):
C4H10 → CH4 → C2H2 → CH3CHO → CH3COONH4.
Câu 31. (1 điểm) Nấu rượu nếp là một truyền thống phổ biến ở các làng quê Việt Nam. Rượu
thành phẩm được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị, mùi thơm đặc trưng của loại nếp cái
hoa vàng, nếp cẩm chất lượng. Tuy nhiên, trong rượu vẫn còn một lượng aldehyde gây ảnh
hưởng đến sức khoẻ người sử dụng, do các cơ sở sản xuất không đảm bảo quy định được lọc
đúng cách, làm cho rượu thành phẩm có lượng aldehyde vượt mức cho phép.
a. Thành phần aldehyde trong rượu được tạo ra như thế nào?
b. Aldehyde trong rượu ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ người sử dụng?
……………Hết……………..
SỞ GD-ĐT TP ĐÀ NẴNG MINH HOẠ KIỂM TRA CUỐI KÌ II
TRƯỜNG THPT THÁI PHIÊN NĂM HỌC 2023-2024

ĐỀ SỐ 03
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)
Câu 1. Hợp chất hữu cơ nào sau đây thuộc dãy đồng đẳng alkane?
A. C7H16 B. C8H16 C. C6H6 D. C3H6
Câu 2. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về tính chất vật lí của alkane:
A. Neopentane ở trạng thái khí B. Alkane tan tốt trong nước
C. Alkane nặng hơn nước D. Alkane tan ít trong dung môi hữu cơ
Câu 3. Cho các phát biểu sau về phản ứng reforming, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Là quá trình chuyển các alkane mạch không phân nhánh thành các alkane mạch phân nhánh
B. Không làm thay đổi số nguyên tử carbon trong phân tử
C. Có nhiều ứng dụng trong công nghiệp lọc dầu
D. Làm thay đổi nhiệt độ sôi của alkane
Câu 4. Điểm giống nhau về đồng phân cấu tạo của alkene và alkyne là
A. Đều có đồng phân vị trí liên kết bội và đồng phân hình học
B. Đều có đồng phân vị trí liên kết bội và đồng phân mạch carbon
C. Đều có đồng phân vị trí liên kết đôi và đồng phân mạch carbon
D. Đều có đồng phân vị trí liên kết đôi và đồng phân hình học
Câu 5. Cho hợp chất sau : CH≡C-CH(CH3)CH3. Tên gọi của hợp chất theo danh pháp IUPAC là
A. 2-methylbut-3-yne B. 3-methylbut-1-yne
C. 3-methylbut-2-yne D. isopropyl acetylene
Câu 6. Thực hiện thí nghiệm như hình vẽ dưới đây

Hiện tượng xảy ra trong bình đựng dung dịch Br2 là?
A. có kết tủa màu nâu đỏ. B. dung dịch bromine nhạt màu
C. dung dịch chuyển sang màu da cam. D. dung dịch chuyển sang màu xanh lam.
Câu 7. Tính chất nào sau đây không phải của alkylbenzene?
A. Không màu. B. Không mùi.
C. Nhẹ hơn nước. D. Tan trong các dung môi hữu cơ.
Câu 8. Trong phân tử benzene, các góc liên kết đều bằng
A. 60o B. 90o C. 120o D. 180o
Câu 9. Sản phẩm chủ yếu trong hỗn hợp thu được khi cho toluene phản ứng với bromine theo tỉ lệ số mol
1:1 (có mặt FeBr3, to) là
A. o-bromtoluene và p-bromtoluene B. benzyl bromide
C. p-bromtoluene và m-bromtoluene D. o-bromtoluene và m-bromtoluene
Câu 10. Chất nào sau đây không phải là dẫn xuất halogen của hydrocarbon?
A. CH2=CH-CH2-Br B. Cl-CHBr-CF3
C. CHCl2-CF2-O-CH3 D. C2H5Cl
Câu 11. Nhựa PVC là một loại nhựa tổng hợp được sử dụng rộng rãi trong xây dựng, đóng gói, sản xuất
đồ gia dụng, y tế và nhiều ứng dụng khác… Hợp chất nào dưới đây được dùng để tổng hợp PVC
A. CH2=CHCH2Cl B. CH2=CHBr C. C6H5Cl D. CH2=CHCl
Câu 12. Thủy phân dẫn xuất halogen nào sau đây sẽ thu được alcohol?
(1) CH3CH2Cl. (2) CH3CH=CHCl. (3) CH2=CHCH2Cl. (4) C6H5Cl.
A. (1), (3) B. (1), (2), (3) C. (1), (2), (4) D. (1), (2), (3), (4)
Câu 13. Công thức tổng quát của alcohol no, đơn chức, mạch hở ?
A. CnH2n+1OH (n≥1). B. CnH2nOH (n≥1).
C. CnH2n-1OH (n≥1). D. CnH2n-2OH (n≥1).
Câu 14. Các alcohol (CH3)2CHOH ; CH3CH2OH ; (CH3)3COH có bậc alcohol lần lượt là
A. 1, 2, 3. B. 1, 3, 2. C. 2, 1, 3. D. 2, 3, 1.
Câu 15. Người làm rượu thường cho methanol vào khi chưng cất rượu để dậy mùi hơn, gọi là rượu biến
tính. Tuy nhiên đây là phương pháp vô cùng nguy hiểm và độc hại cho người uống. Methanol có công
thức phân tử là
A. C2H5OH. B. C3H5OH C. CH3OH. D. C3H7OH.
Câu 16. Cho các alcohol gồm methanol, propane-1,2-diol, butane-1,3-diol, 3-methylbutan-2-ol. Số
alcohol tác dụng với Cu(OH)2?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 17. Phenol là hợp chất hữu cơ trong
A. phân tử có chứa nhóm –OH và vòng benzene.
B. phân tử có chứa nhóm –OH liên kết trực tiếp với nguyên tử C của vòng benzene.
C. phân tử có chứa nhóm –NH2 liên kết trực tiếp với nguyên tử C của vòng benzene.
D. phân tử có chứa nhóm –OH liên kết trực tiếp với nguyên tử C của vòng ở ngoài vòng benzene.
Câu 18. Phát biểu đúng khi nói về tính chất vật lí của phenol?
A. Là chất lỏng, không màu. B. Tan tốt trong ethanol.
C. Tan tốt trong nước ở điều kiện thường. D. Ít độc, có thể gây bỏng.
Câu 19. Khi cho nước bromine vào lọ đựng phenol thì xuất hiện
A. kết tủa đen. B. kết tủa trắng. C. kết tủa vàng. D. kết tủa đỏ nâu.
Câu 20. Aldehyde no, đơn chức, mạch hở có công thức tổng quát là
A. CnH2n-2O (n ≥2). B. CnH2nO (n ≥2). C. CnH2nO (n ≥ 1). D. CnH2n+2O (n ≥ 1).
Câu 21. Để phân biệt ethanal và propanone, người ta dùng
A. thuốc thử Tollens. B. Na C. I2/OH- D. dung dịch HCl.
Câu 22. Mô hình phân tử của ethanal là

A. B. C. D.
Câu 23. Chất tan vô hạn trong nước?
A. methanal. B. ethane. C. propanal. D. phenol.
Câu 24. Acetone là nguyên liệu để tổng hợp nhiều dược phẩm và một số chất dẻo, một lượng lớn acetone
dùng làm dung môi trong sản xuất tơ nhân tạo và thuốc súng không khói. Trong công nghiệp, acetone
được điều chế bằng phương pháp
A. Oxi hoá ethylene. B. Chưng khan gỗ.
C. Dehydrate ethanol. D. Oxi hoá cumene.
Câu 25. Chọn phát biểu đúng?
A. Formaldehyde tan tốt trong nước. B. Methanal là chất lỏng.
C. Methanal có nhiệt độ sôi cao hơn ethanol. D. Acetaldehyde tan trong nước tốt hơn ethanol.
Câu 26. Chất nào sau đây không phải là hợp chất của phenol?
A. C6H5OH. B. CH3-C6H4OH. C. C6H5-CH2OH. D. C2H5-C6H4OH.
Câu 27. Albuterol được sử dụng như một loại thuốc cho đường hô hấp, trị hen suyễn, có công thức:
Số nhóm thuộc nhóm chức alcolhol trong albuterol là
A. 0 B. 1 C. 2 D. 3
Câu 28. Khi đun sôi hỗn hợp gồm C2H5Br và KOH trong C2H5OH thấy thoát ra một chất khí không
màu. Dẫn khí này đi qua ống nghiệm đựng nước bromine. Hiện tượng xảy ra là
A. xuất hiện kết tủa trắng B. nước bromine có màu đậm hơn
C. nước bromine bị mất màu D. không có hiện tượng gì xảy ra
II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 29. (1,0 điểm) So sánh khả năng phản ứng của phenol và ethanol khi tác dụng với NaOH. Giải thích
và viết phương trình minh hoạ.
Câu 30. (1 điểm) Cho sơ đồ điều chế axit axetic:
Al4C3 → CH4 → C2H2 → CH3CHO → CH3COOH.
Em hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng (các chất viết ở dạng công thức cấu tạo).
Câu 31. (1 điểm)
Cơm rượu (hay còn gọi là rượu nếp cái) là món ăn đặc sản trong dịp lễ Tết của người Việt, được truyền
lại qua những nét đặc trưng riêng về khẩu vị của từng miền. Sản phẩm có mùi thơm đặc trưng, vị thanh
ngọt, cay nhẹ, hơi nồng, giúp kích thích tiêu hoá, ... Tuy nhiên, sử dụng nhiều có thể gây nên sự không
tỉnh táo. Giải thích và viết phương trình chuyển hoá các chất trong quá trình ủ men thành cơm rượu.

……………Hết……………..

SỞ GD-ĐT TP ĐÀ NẴNG MINH HOẠ KIỂM TRA CUỐI KÌ II


TRƯỜNG THPT THÁI PHIÊN NĂM HỌC 2023-2024

ĐỀ SỐ 04
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)
Câu 1. Alkane là những hydrocarbon no, mạch hở, có công thức chung là
A. CnH2n+2 (n ≥1). B. CnH2n (n ≥2). C. CnH2n-2 (n ≥2). D. CnH2n-6 (n ≥6).
Câu 2. Ở điều kiện thường hydrocarbon nào sau đây ở thể lỏng?
A. C4H10. B. C2H6. C. C3H8. D. C5H12.
Câu 3. Chất nào sau đây không làm mất màu dung dịch bromine ở điều kiện thường?
A. Ethane. B. Ethene. C. Ethyne. D. Styrene.
Câu 4. Hydrocarbon X có công thức cấu tạo:

Danh pháp thay thế của X là


A. 2,3-dimethylpentane. B. 2,4-dimethylbutane.
C. 2,4-dimethylpentane. D. 2,4-methylpentane.
Câu 5. Phát biểu nào sau đây về tính chất vật lý của các chất (ở điều kiện thường) không đúng?
A. Acetylene là chất khí, không màu, nặng hơn không khí.
B. Hex-1-ene là chất lỏng, không tan trong nước.
C. Hexane nhẹ hơn nước và không tan trong nước.
D. Nhiệt độ sôi của methane nhỏ hơn ethane.
Câu 6. Chất nào sau đây cộng H2 dư (Ni, to) tạo thành butane?
A. CH3-CH=CH2. B. CH3-C≡C-CH2-CH3.
C. CH3-CH2-CH=CH2. D. (CH3)2C=CH2.
Câu 7. Alkyne dưới đây có tên gọi là

A. 1,4-đimethylpent-2-yne. B. 5-methylhept-3-yne.
C. 1,4-đimethylhex-2-yne. D. 4-methylhex-3-yne.
Câu 8. Phân tử chất nào sau đây có thể cộng thêm 4 phân tử H2 (xúc tác Ni, đun nóng)?
A. Benzene. B. Toluene. C. Styrene. D. Naphthalene.
Câu 9. Tính chất nào không phải của benzene?
A. Tác dụng với Br2 (to, FeBr3). B. Tác dụng với HNO3 (đ) /H2SO4(đ).
C. Tác dụng với dung dịch KMnO4. D. Tác dụng với Cl2, as.
Câu 10. Hoá chất nào sau đây được sử dụng để phân biệt các chất lỏng sau: benzene, toluene và styrene?
A. dung dịch KMnO4 B. dung dịch AgNO3/NH3
C. dung dịch Br2 D. khí H2/ xúc tác Ni
Câu 11. Hợp chất thuộc loại dẫn xuất halogen của hydrocarbon là
A. C2H7N. B. C2H6O. C. CH4. D. C6H5Br.
Câu 12. Alcohol là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có chứa nhóm -OH liên kết trực tiếp với
A. nguyên tử carbon. B. nguyên tử carbon không no.
C. nguyên tử carbon no. D. nguyên tử oxygen.
Câu 13. Khi cho propene tác dụng với HBr, theo qui tắc Makkovnikov thì sản phẩm chính thu được là
A. CH3-CHBr-CH3. B. CH3-CH2-CH2Br.
C. CH3-CH2-CHBr2. D. CH3-CBr2-CH3.
Câu 14. Cho các hydrocarbon X và Y có công thức cấu tạo sau:

Tên gọi của X và Y lần lượt là


A. p-xylene và m-xylene.
B. l,2-dimethylbenzene và l,3-dimethylbenzene.
C. m-xylene và o-xylene.
D. l,3-dimethylbenzene và l,2-dimethylbenzene.
Câu 15. Phenol và ethanol đều tác dụng được với chất nào sau đây?
A. Dung dịch KCl. B. Dung dịch KOH. C. Dung dịch K2CO3. D. Kim loại K.
Câu 16. Chất hữu cơ là thành phần chính trong rượu bia có công thức cấu tạo thu gọn là
A. C6H5OH. B. CH3CHO. C. CH3CH2OH. D. CH3COOH.
Câu 17. Phenol không phản ứng với chất nào sau đây ?
A. Na. B. NaOH. C. NaHCO3. D. Br2.
Câu 18. Cho các phát biểu sau về phenol:
(a) Phenol vừa tác dụng được với dung dịch NaOH vừa tác dụng được với Na.
(b) phenol tan được trong dung dịch KOH.
(c) Nhiệt độ nóng chảy của phenol lớn hơn nhiệt độ nóng chảy của ancol etylic.
(d) phenol phản ứng được với dung dịch KHCO3 tạo CO2.
(e) Phenol là một ancol thơm.
Trong các trường hợp trên, số phát biểu đúng là
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5.
Câu 19. Cho phản ứng dạng: X + CuO → H–CHO + Cu + H2O. X là chất nào sau đây?
A. methanol. B. ethanol. C. glycerol. D. acetic acid.
Câu 20. Phản ứng nào sau đây đúng ?
A. C2H5Cl + NaOH → C2H5OH + NaCl. B. C2H5OH + HBr → C2H5OBr + H2.
C. C2H5OH + NaOH → C2H5ONa + H2O. D. C2H5OH + Na→ C2H5Na + H2O.
Câu 21. Ketone là hợp chất hữu cơ trong phân tử có
A. nhóm chức –CO- liên kết với hai gốc hydrocarbon.
B. nhóm chức –OH liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon no.
C. nhóm chức –CHO liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon hoặc nguyên tử hydrogen.
D. nhóm chức –COO- liên kết với hai gốc hydrocarbon.
Câu 22. Công thức tổng quát của hợp chất carbonyl no, đơn chức mạch hở là
A. CnH2nO. B. CnH2n+2O2. C. CnH2n-2O. D. CnH2n-4O.
Câu 23. Tên thông thường của CH2=CH-CHO là
A. acetic aldehyde. B. acrylic aldehyde.
C. benzoic aldehyde. D. propionic aldehyde.
Câu 24. Alcohol bị oxi hóa tạo ketone là
A. propan-2-ol. B. 2-methyl propan-1-ol. C. butan-1-ol. D. propan-1-ol.
Câu 25. Cho các alcohol CH3OH, C2H5OH, HOCH2-CH2OH, HOCH2-CH2-CH2OH, CH3-CH(OH)-
CH2OH. Số alcohol phản ứng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 26. Khử CH3COCH3 bằng LiAlH4 thu được sản phẩm là
A. ethanal. B. acetone. C. propan-1-ol. D. propan-2-ol.
Câu 27. Chất phản ứng được với AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng tạo ra kim loại Ag là
A. CH3OH. B. CH3CH2OH. C. CH3CHO. D. CH3COOH.
Câu 28. Chất nào sau đây không phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo thành kết tủa?
A. CH3-C≡CH. B. OHC-CHO. C. CH3CHO. D. CH3-C≡C-CH3.
II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 29 (1 điểm). Khí biogas (giả thiết chỉ chứa CH 4) và khí gas (chứa 40% C3H8 và 60% C4H10 về thể
tích) được dùng phổ biến làm nhiên liệu và đun nấu. Nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol các
chất như bảng sau:
Chất CH4 C3H8 C4H10
Nhiệt lượng tỏa ra (kJ) 890 2220 2850
Nếu nhu cầu về năng lượng không đổi, hiệu suất sử dụng các loại nhiên liệu như nhau, khi dùng khí
biogas để thay thế khí gas để làm nhiên liệu đốt cháy thì lượng khí CO 2 thải ra môi trường sẽ giảm bao
nhiêu %?
Câu 30 (1 điểm). Xăng E5 chứa 5% thể tích ethanol hiện đang được sử dụng phổ biến ở nước ta để thay
thế một phần xăng thông thường. Một người đi xe máy mua 2 L xăng E5 để đổ vào bình chứa nhiên liệu.
Thể tích ethanol (mL) có trong lượng xăng trên là bao nhiêu?
Câu 31 (1 điểm). Cho hỗn hợp X gồm ethanol và phenol tác dụng với sodium (dư) thu được 3,7185 lít khí
hydrogen (đkc). Nếu hỗn hợp X trên tác dụng với nước bromine vừa đủ, thu được 19,86 gam kết tủa trắng
2,4,6-tribromphenol. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của phenol trong hỗn hợp ?

……………Hết……………..

SỞ GD-ĐT TP ĐÀ NẴNG MINH HOẠ KIỂM TRA CUỐI KÌ II


TRƯỜNG THPT THÁI PHIÊN NĂM HỌC 2023-2024

ĐỀ SỐ 05
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)
Câu 1. Alkane là những hydrocarbon no, mạch hở, có công thức chung là
A. CnH2n+2 (n ≥ 1). B. CnH2n (n ≥ 2).
C. CnH2n-2 (n ≥ 2). D. CnH2n-6 (n ≥ 6).
Câu 2. Pentane là tên theo danh pháp thay thế của
A. CH3[CH2]2CH3. B. CH3[CH2]3CH3.
C. CH3[CH2]4CH3. D. CH3[CH2]5CH3.
Câu 3. Phản ứng oxi hóa hoàn toàn alkane tạo ra
A. Carbon dioxide và nước. B. Carbon monoxide và nước.
C. Carbon và nước. D. Carbon và hydrogen.
Câu 4. Hợp chất nào sau đây là một alkene?
A. CH3CH2CH3. B. CH3CH=CH2. C. CH3C CH. D. CH2=C=CH2.
Câu 5. Alkyne + H2 dư Y (Lindlar: Pd, CaCO3/BaSO4). Chất Y là
A. Alkane B. Alkene C. Alkyne D. Alk-1yne
2+, +
Câu 6. Khi cho propyne tác dụng với H2O (xt: Hg H , đun nóng) sản phẩm chính thu được có công thức
A. CH2=C(OH)-CH3 B. CH3-CO-CH3
C. CH3CH2CHO D. CH3COOCH3
Câu 7. Chất có công thức cấu tạo sau tên là gì

A. Benzene B. Toluene C. Styrene. D. Ethylbenzene


Câu 8. Phân tử benzene có 6 nguyên tử carbon tạo thành hình ................., tất cả các nguyên tử carbon và
hydrogen đều nằm trên một mặt phẳng, có góc liên kết bằng 120o. Cụm từ điền vào khoảng trống là
A. tam giác đều B. lục giác đều C. tròn. D. Vuông
Câu 9. Cho các chất (1) benzene ; (2) toluene; (3) cyclohexane; (4) hex-5-triene; (5) xylene; (6) cumene.
Dãy gồm các hydrocarbon thơm là :
A. (1) ; (2) ; (3) ; (4). B. (1) ; (2) ; (5) ; (6).
C. (2) ; (3) ; (5) ; (6). D. (1) ; (5) ; (6) ; (4).
Câu 10. Chất nào sau đây là dẫn xuất halogen của hydrocarbon ?
A. Cl–CH2–COOH. B. C6H5–CH2–Cl.
C. CH3–CH2–Mg–Br. D. CH3–CO–Cl.
Câu 11. Sản phẩm chính theo quy tắc Zaitsev của phản ứng tách HCl ra khỏi phân tử
2-chloro-3-methyl butane là
A. 2-methylbut-2-ene. B. 3-methylbut-2-ene.
C. 3-methylbut-3-ene. D. 2-methylbut-3-ene.
Câu 12. Dichloromethan (DCM) hay methylen chloride (MC) là một chất lỏng không màu, dễ bay hơi với
mùi thơm nhẹ. Công thức phân tử của dichloromethan
A. CH2Cl2 B. CH3Cl. C. CHCl3. D. CCl4
Câu 13. Ở điều kiện thường, các alcohol no, đơn chức ở trạng thái lỏng có số C từ
A. C1- C12. B. Từ C13 trờ lên
C. Từ C13 – C20 D. Từ C1 – C16
Câu 14. Bậc của alcohol là
A. Bậc carbon lớn nhất trong phân tử. B. Bậc của carbon liên kết với nhóm –OH.
C. Số nhóm chức có trong phân tử. D. Số carbon có trong phân tử ancol.
Câu 15. Lạm dụng alcohol quá nhiều là không tốt, gây nguy hiểm cho bản thân và gánh nặng cho gia đình
và toàn xã hội. Hậu quả của sử dụng nhiều rượu, bia là nguyên nhân chính của rất nhiều căn bệnh. Những
người sử dụng nhiều rượu, bia có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư nào sau đây?
A. Ung thư phổi. B. Ung thư vú. C. Ung thư vòm họng. D.Ung thư gan.
Câu 16. Khi đun nóng ethyl alcohol với H2SO4 đặc ở 140oC thì sẽ tạo ra
A. C2H4. B. CH3CHO. C. C2H5OC2H5. D. CH3COOH.
Câu 17. Oxi hoá propan-2-ol bằng CuO nung nóng, thu được sản phẩm nào sau đây?
A. CH3CHO. B. CH3CH2CHO. C. CH3COCH3. D. CH3COOH
Câu 18. Phenol có công thức phân tử là
A. C2H6O. B. C3H6O. C. C6H6O. D. C4H5OH.
Câu 19. Phenol phản ứng được với chất nào sau đây?
A. NaHCO3. B. CH3COOH. C. K. D. HCl.
Câu 20. Cho các chất: (1) picric acid; (2) cumene; (3) cyclohexanol; (4) 1,2-dihydroxy-4-methylbenzene;
(5) 4-methylphenol, (6) o-cresol. Các chất thuộc loại phenol là:
A. (1), (3), (5), (6). B. (1), (2), (4), (5).
C. (1), (4), (5), (6). D.(1),(2),(4),(6).
Câu 21. Cho các chất và các dung dịch sau:
(1) dung dịch HCl (2) dung dịch bromine(3) dung dịch NaOH
(4) Na (5) CH3COOH (6) CH3OH
Những chất nào tác dụng được với phenol?
A. (1), (2), (3). B. (4), (5), (6). C. (3), (4), (5). D. (2), (3), (4).
Câu 22. Menthone là một hợp chất Ketone có trong tinh dầu:
A. Bạc hà B. Tía tô
C. Quế D. Bưởi
Câu 23.Trong những cặp chất sau đây, cặp chất nào thuộc loại hợp chất carbonyl?
A. CH3OH, C2H5OH. B. C6H5OH, C6H5CH2OH.
C. CH3CHO, CH3OCH3. D. CH3CHO, CH3COCH3.
Câu 24. Gọi tên một hợp chất có công thức cấu tạo như sau: (CH3)3C - CHO
A. 2 - ethyl - 2 - methylethanal B. 2,2 - dimethylpentanal
C. Tert - butyletanal D. 2,2 - dimethylpropanal
Câu 25. Những phát biểu đúng về sự khác biệt giữa aldehyde và alcohol ?
(a) Aldehyde có nhóm carbonyl trong phân tử còn alcohol thì không.
(b) Aldehyde phản ứng với nước bromine còn alcohol thì phản ứng dễ dàng với sodium.
(c) Aldehyde có phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường base còn alcohol thì có phản ứng tráng silver.
(d) Aldehyde có phản ứng với hydrogen cyanide còn alcohol thì không.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 26. Dãy nào sau đây gồm các chất đều tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3?
A. Acetaldehyde, but-l-yne, ethylene.
B. Acetaldehyde, acetylene, but-2-yne.
C. Formaldehyde,acetylene, propyne.
D. Formaldehyde, acetylene, ethylene.
Câu 27. Cho 14,6 gam hỗn hợp 2 aldehyde đơn chức, no liên tiếp tác dụng hết với H 2 tạo 15,2 gam hỗn
hợp 2 alcohol. Khối lượng aldehyde có khối lượng phân tử lớn hơn là
A. 6 gam. B. 10,44 gam. C. 5,8 gam. D. 8,8 gam
Câu 28. Trong các chất sau: (1) CH 3CH2CHO, (2) CH3CH(OH)CH3, (3) (CH3)2CHCHO, (4)
CH2=CHCH2OH, những chất nào phản ứng với H2 (Ni, t°) hoặc NaBH4 sinh ra cùng một sản phẩm?
A. (l) và (4). B. (2) và (4). C. (l) và (2). D. (3) và (4).
II. PHẦN TỰ LUẬN ( 3 ĐIỂM)
Câu 29. (1 điểm) LD50 (Lethal Dose, 50%) là liều lượng hoá chất phơi nhiễm trong cùng một thời điểm,
gây tử vong cho 50% cá thể của nhóm thử nghiệm. LD 50 của ethanol đối với người trưởng thành trong
khoảng 5 gam - 8 gam trên 1 kg trọng lượng cơ thể. Trung bình, một người trưởng thành nặng 60 kg, khi
sử dụng đồ uống có cồn, lượng ethanol có thể gây ra tình trạng nguy kịch cho sức khoẻ là bao nhiêu?
Câu 30. (1 điểm) Hỗn hợp X gồm phenol và ethanol. Cho 14g hỗn hợp tác dụng với kim loại sodium dư
thấy có 2,479 lít khí thoát ra ( đkc).
a. Tính % khối lượng của các chất trong hỗn hợp.
b. Nếu cho 14 g X tác dụng với dung dịch bromie thì thu được bao nhiêu gam kết tủa.
Câu 31. (1 điểm) Viết phương trình hóa học (các chất viết ở dạng công thức cấu tạo) của các phản ứng
sau
a. Methanol (methyl alcohol) + K b. Phenol + Br2
c. Khử Ethanal bởi NaBH4. d. Ethylene + O2 ( PdCl2/CuCl2) .

……………Hết……………..

You might also like