You are on page 1of 1

BÀI TẬP HÌNH HỌC

Bài 1. (OLP 30/4 năm 2023)


Cho tam giác nhọn không cân ABC có đường tròn nội tiếp (I) tiếp xúc với các cạnh BC,
CA, AB lần lượt tại D, E, F.
a) Gọi H là hình chiếu của D lên EF. Chứng minh HD là phân giác góc BHC.
b) Gọi P là giao điểm của BE, CF và L là giao điểm của AI, EF. Gọi H’ là điểm đối xứng
với H qua L. Chứng minh DH’ song song với PL.
c) Gọi M là điểm đối xứng với F qua B, N là điểm đối xứng với E qua C. Chứng minh
sin DNM sin H ' DE
= và PL vuông góc với MN.
sin DMN sin H ' DF
Bài 2. (OLP 30/4 năm 2021)
Cho tam giác nhọn ABC ( AB  AC ) nội tiếp đường tròn (O). Tia AO cắt đoạn thẳng BC
tại L. Gọi A’ là điểm đối xứng với A qua BC. Giả sử tiếp tuyến tại A’ của đường tròn
(A’BC) cắt các tia AB, AC lần lượt tại D, E.
a. Chứng minh các đường tròn (A’BD), (A’CE), (A’AL) cùng đi qua một điểm khác A’.
b. Gọi J là tâm đường tròn (ADE). Chứng minh đường tròn (JDE) tiếp xúc với (O).
Bài 3.
Cho đường tròn (C) tâm O. A là một điểm nằm ngoài đường tròn. Kẻ các tiếp tuyến AB,
AC đến (C). Đoạn OA cắt (C) tại D. Gọi M, N lần lượt là trung điểm BC, BA.
a. Các đường thẳng MN và CD cắt nhau tại P. Chứng minh rằng BPC = 90 .
b. Gọi X là trung điểm của BP. DX cắt lại (C) tại Y. Chứng minh rằng BY đi qua trung
điểm của AM.
Bài 4.
Cho tam giác ABC ( AB  AC ) nội tiếp đường tròn (O) có đường tròn nội tiếp (I) tiếp
xúc với BC tại D. Điểm E thỏa mãn ABCE là hình thang cân đáy BC.
a) Chứng minh ID đi qua tâm đường tròn nội tiếp J của tam giác ABE.
b) Gọi K là hình chiếu vuông góc của J trên AE. Chứng minh rằng đường tròn đường
kính KD tiếp xúc với (O).
Bài 5.
Cho tam giác ABC nhọn (AB < AC) nội tiếp đường tròn (O) có I là tâm đường tròn nội
tiếp. Tia AI cắt (O) tại J khác A. Đường thẳng JO cắt (O) tại K khác J và cắt BC tại E.
Tiếp tuyến của (O) tại B và C cắt nhau tại S. Đường thẳng SA cắt (O) tại D khác A,
đường thẳng DI cắt (O) tại M khác D. Chứng minh JM đi qua trung điểm đoạn IE.

You might also like