You are on page 1of 19

ĐỀ CƯƠNG ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC

BÀI 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC


Câu hỏi tự luận
Câu 1: Phân biệt khái niệm kiểm tra, đánh giá, đo lường trong giáo dục. Nêu mối quan hệ
giữa ba khái niệm này và lấy ví dụ minh hoạ.

 Phân biệt khái niệm


Khái niệm Ví dụ
Kiểm tra Kiểm tra là quá trình xem xét, tổ chức Đối với môn Ngữ văn, sau khi kết thúc
thu thập thông tin và gắn với đo HKI lớp 6, GV có thể kiểm tra phần
lường để đưa các kết quả xác định Thực hành Tiếng Việt về từ đơn và từ
xem cái gì đã đạt được, cái gì chưa phưc; ẩn dụ, hoán dụ; cụm từ,…
đạt được, những nguyên nhân ảnh
hưởng, chi phối.
Đánh giá Đánh giá là một khâu quan trọng,
không thể tách rời của quá trình giáo
dục. Đánh giá là quá trình tiến hành
có hệ thống: thu thập, tổng hợp, và
phân tích, xử lí, diễn giải thông tin về
đối tượng cần đánh giá như kiến
thức, kĩ năng, phẩm chất, năng lực
của học sinh; kế hoạch bài dạy của
giáo viên, chính sách giáo dục của
nhà trường,…
Đo lường Đo lường là khái niệm chung để chỉ
sự so sánh một vật hay một hiện
tượng với một thước đo hoặc chuẩn
mực và có khả năng trình bày kết quả
về mặt định lượng.

 Mối quan hệ giữa đo lường, kiểm tra, đánh giá


- Kiểm tra là quá trình thu thập thông tin về kết quả học tập của người học bằng nhiều hình
thức, công cụ, kĩ thuật khác nhau.
- Đo lường là hoạt động chỉ sự so sánh kết quả học tập ghi nhận được qua kiểm tra với
những tiêu chuẩn, tiêu chí nhất định.
- Như vậy, giữa đo lường, kiểm tra, đánh giá có mối quan hệ gắn kết với nhau. Đánh giá
phải dựa trên cơ sở kiểm tra và đo lường, còn kiểm tra và đo lường là để phục vụ cho
việc đánh giá. Nói cách khác, có thể coi đánh giá là một quá trình và kiểm tra, đo lường
là một khâu của quá trình đó, bởi vì kiểm tra là để đánh giá, đánh giá dựa trên cơ sở của
kiểm tra nên người ta thường sử dụng cụm từ ghép “kiểm tra – đánh giá”, “kiểm tra đánh
giá”, “kiểm tra, đánh giá”.
- Ví dụ: để đánh giá học sinh lớp 6 môn Ngữ văn ( sách Chân trời sáng tạo) sau khi học
HKI, giáo viên có thể tạo lập một đề kiểm tra trong đó các nội dung được chia làm nhiều
mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp và vận dung cao để đo lường mức độ tiếp
thu tri thức của học sinh.

Câu 1. Phân tích vai trò của kiểm tra, đánh


giá trong giáo dục. Vai trò đó được thể hiện trong thực tiễn giáo dục ở nước ta hiện nay
như thế nào?
 Đặt vấn đề:
- Kiểm tra là gì?
- Đánh giá là gì?
- Vai trò của kiểm tra, đánh giá là gì?
 Giải quyết vấn đề
Kiểm tra, đánh giá có 3 vai trò trong giáo dục: Đánh giá – bộ phận không thể tách
rời quá trình dạy học; Đánh giá - công cụ hành nghề quan trọng của giáo viên; Đánh
giá là bộ phận quan trọng của quản lý chất lượng dạy và học
- Thứ nhất, đánh giá là bộ phận không thể tách ròi quá trình dạy học. Kiểm tra
là động lực thúc đẩy sự đổi mới không ngừng của quá trình dạy và học. Thông
qua kiểm tra, đánh giá, giáo viên thu được những thông tin ngược từ học sinh,
phát hiện điểm được và chưa được ở kết quả học tập hiện thời của học sinh cũng
như những nguyên nhân cơ bản dẫn tới thực trạng kết quả đó.
Ví dụ:
- Thứ hai, đánh giá là công cụ hành nghề quan trọng của giáo viên. Giáo viên là
người trực tiếp tác động tạo ra những thay đổi ở người học nhằm đạt được mục
tiêu giáo dục. Muốn xác định người học – đối tượng của quá trình giáo dục đáp
ứng như thế nào so với mục tiêu giáo dục đã đề ra thì người giáo viên phải tiến
hành kiểm tra, đánh giá.
- Thứ ba, Đánh giá là bộ phận quan trọng của quản lí chất lượng dạy và học.
Bản chất của kiểm tra, đánh giá là cung cấp thông tin nhằm xác định xem mục
tiêu của chương trình giáo dục đạt được hay chưa, mức độ đạt được thế nào…
Các thông tin khai thác được từ kết quả kiểm tra, đánh giá sẽ rất hữu ích cho các
nhà quản lí, cho giáo viên, giúp họ giám sát quá trình giáo dục, phát hiện các vấn
đề, đưa ra quyết định kịp thời về người học, về người dạy, về chương trình và
điều kiện thức hiện chương trình…để đạt được mục tiêu.
 Kết luận:
Như vây, kiểm tra đánh giá có vai trò vô cùng quan trọng trong giáo dục, trong sự
phát triển của người học. Nhất là trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, GV cần
phải đặc biệt chú trọng đến vấn đề kiểm tra, đánh giá sao cho có thể thúc đẩy sự tích
cực của học sinh, đánh giá công tâm bình đằng, phù hợp với Chương trình giáo dục
phổ thông 2018.

Câu 2. Mô tả các chức năng của đánh giá


thông qua các tình huống cụ thể trong thực tiễn mà anh/chị được biết hoặc đã trải qua.
 Đặt vấn đề:
- Đánh giá là gì?
- Chức năng của đánh giá là gì
 Giải quyết vấn đề:
- Đánh giá có 4 chức năng cơ bản: chẩn đoán các vấn đề của người học; xác nhận kết
quả của người học; hỗ trợ hoạt động học tập của người học và điều chỉnh hoạt động
giảng dạy của người dạy.
- Thứ nhất, đánh giá có chức năng chẩn đoán các vấn đề của người học. Thông qua
đánh giá, giáo viên phát hiện sớm các khó khăn trong học tập của lớp học và số ít học
sinh có vấn đề về nhận thức hoặc hành vi. Xác định được những vấn đề này, giáo viên
lưu ý quan sát để đưa ra các phản hồi phù hợp, nếu cần thì tiến hành các hoạt động
giúp đỡ riêng, kịp thời để học sinh khắc phục khó khăn, điều chỉnh cách học và tiến
bộ.
Ví dụ:
- Thứ hai, đánh giá có chức năng xác nhận kết quả của người học. Đánh giá cung cấp
những số liệu để xác định mức độ mà người học đạt được các mục tiêu học tập. Ngoài
ra, đánh giá có thể giúp xếp loại học sinh theo mục đích nào đó (tuyển sinh đại học,
tuyển chọn đội tuyển học sinh giỏi, trao học bổng…).
Ví dụ:
- Thứ ba là chức năng hỗ trợ hoạt động học của người học. Kiểm tra, đánh giá sẽ cung
cấp các thông tin ngược một cách kịp thời về việc học tập của người học, giúp người
học điều chỉnh cách học cho phù hợp; xác định được những thiếu sót về nhận thức,
kiến thức, kĩ năng, năng lực, phẩm chất ở người học để có căn cứ giúp đỡ họ khắc
phục và tiến bộ hơn so với chính họ.
Ví dụ:
- Cuối cùng, đánh giá có chức năng điều chỉnh hoạt động giảng dạy của người dạy.
Thông qua đánh giá, giáo viên dự báo khả năng của học sinh có thể đạt được trong
quá trình học tập, đồng thời xác định những điểm mạnh và điểm yếu của học sinh
trong học tập; làm cơ sở cho việc bồi dưỡng năng khiếu; giúp cho giáo viên lựa chọn
tiếp cận, phương pháp giáo dục phù hợp với lớp học sinh và từng học sinh (giáo dục
phân hóa); đồng thời giúp học sinh lựa chọn hình thức, phương pháp và tài liệu học
tập phù hợp.
Ví dụ:
 KẾT LUẬN

Câu 3. Phân biệt các loại hình đánh giá trong giáo dục và phân tích về khả năng áp
dụng chúng trong đánh giá học sinh ở trường phổ thông.
I. Đặt vấn đề:
- Đánh giá trong giáo dục là gì?
- Dựa vào các đặc điểm khác nhau như: mục đích, đối tượng, cấp độ, phạm vi, thời
điểm đánh giá; vị trí của người đánh giá, đặc tính của câu hỏi…, có nhiều cách phân
loại các loại hình đánh giá trong giáo dục.
II. Giải quyết vấn đề:
 Đánh giá trong giáo dục được chia thành các loại hình cơ bản sau.
 Thứ nhất, xét theo tính liên tục và thời điểm đánh giá thì đánh giá trong giáo dục thường
được chia thành đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết. Trong đó,
- Đánh giá quá trình:
 Đánh giá quá trình (còn gọi là đánh giá thường xuyên) là một bộ phận không
thể thiếu của quá trình dạy học; đóng góp cho việc học tập bằng cách đưa ra
những phản hồi kịp thời, chủ yếu bằng nhận xét: chỉ ra cái gì học sinh làm
được và chưa làm được.
 Giáo viên thực hiện đánh giá quá trình ngay trong quá trình dạy học, ở hầu
hết các hoạt động học tập hằng ngày (hình thành kiến thức mới; luyện tập,
củng cố và vận dụng kiến thức) nhằm kịp thời điều chỉnh hoạt động của cả
giáo viên và học sinh, thúc đẩy học sinh cố gắng, tích cực học tập một cách
liên tục, có hệ thống, góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học.
- Đánh giá tổng kết
 Đánh giá tổng kết (còn gọi là đánh giá định kì, đánh giá kết quả) là loại hình
đánh giá do giáo viên thực hiện, có tính tổng hợp nhằm cung cấp thông tin,
chủ yếu bằng điểm số.
 Đây cũng là loại đánh giá quan trọng và thường được dùng sau khi kết thúc
một giai đoạn học tập (một chủ đề, một học kì học tập môn học, một năm học
hoặc một chương trình giáo dục).
 Thứ hai, căn cứ vào phạm vi đối tượng đánh giá (học sinh), có thể phân chia hệ thống đánh
giá trong giáo dục phổ thông thành 03 loại là: đánh giá trên lớp học, đánh giá dựa vào nhà
trường và đánh giá trên diện rộng.
- Đánh giá trên lớp học
Đánh giá trên lớp học là loại hình đánh giá trong phạm vi lớp học (đánh giá thường
xuyên), do mỗi giáo viên thực hiện trong mỗi bài học, có thể kết hợp với đánh giá
của cha mẹ học sinh, của bản thân học sinh được đánh giá và của các học sinh khác
nhằm trả lời các câu hỏi:

Câu 4. Phác thảo kế hoạch để triển khai các bước đánh giá kết quả học tập của học sinh trong
môn học và ở tình huống cụ thể.
- Bước 1. Xác định mục đích đánh giá
- Bước 2. Xác định các mục tiêu giáo dục cần đạt được
- Bước 3. Xác định các phương pháp thu thập bằng chứng
- Bước 4. Xây dựng hoặc lựa chọn (nếu có sẵn) công cụ đánh giá
- Bước 5. Thu thập và xử lí thông tin đánh giá
- Bước 6. Kết luận và đưa ra những quyết định

Câu 5. Nguyên tắc trong kiểm tra, đánh giá (8)


1. Đảm bảo tính khách quan
2. Đảm bảo tính công bằng
3. Đảm bảo tính toàn diện
4. Đảm bảo thường xuyên, có hệ thống
5. Đảm bảo tính hiệu quả
6. Đảm bảo tính phát triển
7. Đảm bảo đánh giá trong bối cảnh thực tiễn
8. Phù hợp với môn học

Câu hỏi trắc nghiệm


Câu 1: Khi nói về đánh giá, nhận định nào sau đây đúng?
A. Đánh giá là việc so sánh một vật hay hiện tượng với một thước đo hay chuẩn mực, có khả
năng trình bày kết quả dưới dạng thông tin định lượng
B. Đánh giá là một quá trình thu thập, tổng hợp, và diễn giải thông tin về đối tượng cần đánh
giá, qua đó hiểu biết và đưa ra được các quyết định cần thiết về đối tượng.
C. Đánh giá là quá trình thu thập thông tin về kết quả học tập của HS và được diễn giải bằng
điểm số/chữ hoặc nhận xét của GV.
D. Đánh giá là một quá trình đưa ra sự phán xét, nhận định về giá trị của một đối tượng xác
định, kết quả có thể được sử dụng để nâng cao các mặt của đối tượng.

Câu 2: Dựa vào tiêu chí cơ bản nào sau đây để phân chia đánh giá thành đánh giá trên lớp học,
đánh giá dựa vào nhà trường và đánh giá trên diện rộng?
A. Mục đích đánh giá.
B. Nội dung đánh giá.
C. Quy mô đánh giá.
D. Kết quả đánh giá.
Câu 3: Nhận định nào sau đây không phải là biểu hiện của đánh giá quá trình?
A. Đánh giá thực hiện ngay trong quá trình dạy học.
B. Mục đích đánh giá là điều chỉnh hoạt động của cả giáo viên và học sinh.
C. Đánh giá nhằm xếp loại người học sau một giai đoạn học tập.
D. Cả giáo viên và học sinh cùng tham gia đánh giá.
Câu 4. Ở cấp độ lớp học, kiểm tra đánh giá nhằm mục đích nào sau đây?
A. Hỗ trợ hoạt động dạy học.
B. Xây dựng chiến lược giáo dục.
C. Thay đổi chính sách đầu tư.
D. Điều chỉnh chương trình đào tạo.
Câu 5: Nguyên tắc nào sau đây được thể hiện khi kết quả một học sinh đạt được qua nhiều lần
đánh giá vẫn ổn định và thống nhất?
A. Đảm bảo tính phát triển B. Đảm bảo độ tin cậy
C. Đảm bảo tính linh hoạt D. Đảm bảo tính hệ thống
TUẦN 2: ỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC
Câu 1. Quan điểm đánh giá hiện đại khác quan điểm đánh giá truyền thống như thế nào?
Hiện đại Truyền thống
Xem đánh giá như là hoạt động học tập và Chú trọng đánh giá kết quả học tập cuối
đánh giá là để thúc đẩy sự phát triển của hoạt cùng- đánh giá tổng kết
động học tập

Câu 2. Phân tích những định hướng đổi mới đánh giá năng lực, phẩm chất học sinh
theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Chương trình GDPT 2018, Chương trình Tổng thể định hướng về đánh giá kết quả
giáo dục như sau:
- Cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng
yêu cầu cần đạt của chương trình và sự tiến bộ của học sinh
Mục tiêu - để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học,
quản lí và phát triển chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng học
sinh và nâng cao chất lượng giáo dục.
Là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quy định trong
Căn cứ
chương trình tổng thể và các chương trình môn học, hoạt động giáo dục.
bao gồm
Phạm vi - các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc
- môn học và chuyên đề học tập lựa chọn và môn học tự chọn
Đối tượng sản phẩm và quá trình học tập, rèn luyện của học sinh.

Được đánh giá bằng các hình thức định tính và định lượng thông qua
Kết quả đánh giá thường xuyên, định kì ở cơ sở giáo dục, các kì đánh giá trên diện
rộng ở cấp quốc gia, cấp địa phương và các kì đánh giá quốc tế.
- Bảo đảm độ tin cậy, khách quan, phù hợp với từng lứa tuổi, từng cấp học
Phương thức - Không gây áp lực lên học sinh,
- Hạn chế tốn kém cho ngân sách
Xu hướng đổi - Chuyển dần trọng tâm từ đánh giá kết quả học tập cuối cùng sang
mới đánh giá cả quá trình học tập
- Chuyển việc đánh giá như là một hoạt động tách rời quá trình dạy học
sang việc tích hợp đánh giá vào quá trình dạy học, xem đánh giá là
một phần của kế hoạch dạy học.
- Chuyển từ giữ kín sang công khai các tiêu chí đánh giá
- Chuyển từ đánh giá một chiều (giáo viên đánh giá) sang đánh giá đa
chiều (không chỉ giáo viên mà học sinh cùng tham gia đánh giá - tự đánh
giá, đánh giá đồng đẳng)
- Chuyển từ chủ yếu đánh giá kiến thức, kĩ năng, hành vi đơn lẻ sang
đánh giá năng lực của học sinh
- Năng lực tự chủ và tự học
3 năng lực
- Năng lực giao tiếp và hợp tác
chung
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo;
- Năng lực ngôn ngữ
- Năng lực tính toán
- Năng lực khoa học
7 năng lực đặc
- Năng lực công nghệ
thù
- Năng lực tin học
- Năng lực thẩm mĩ
- Năng lực thể chất
Phẩm chất yêu nước; nhân ái, trách nhiệm; trung thực; chăm chỉ

Câu 3. Vì sao cần thiết phải kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất học sinh? Làm thế
nào để đánh giá được phẩm chất và năng lực học sinh?
I. Đặt vấn đề
- Đánh giá năng lực là
- Đánh giá phẩm chất là
II.

i. Lấy ví dụ minh họa đánh giá kiến thức, kĩ năng và đánh giá năng lực người học.
ii. Là giáo viên tương lai, anh (chị) sẽ thực hiện đánh giá kết quả học tập của học
sinh theo quan điểm đánh giá hiện đại như thế nào? Lấy ví dụ minh họa?
TUẦN 3: Các hình thức đánh giá trong dạy học
1. Lập bảng phân biệt hình thức đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì. Lấy ví dụ về
đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì trong dạy học môn học của anh/chị.
2. Trình bày thực tiễn vận dụng các hình thức đánh giá trong dạy học môn học ở Tiểu
học hoặc Trung học (Bám sát các văn bản quy định đánh giá trong trường học của cơ
quan chức năng)
3. Căn cứ vào các thông tư về đánh giá cấp Tiểu học hoặc trung học, hãy lập kế hoạch
đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì trong dạy học một môn học cụ thể của anh/
chị.
TUẦN 4: PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ
Bài 1: Phân biệt các phương pháp đánh giá trong dạy học, giáo dục.
Bài 2: Để đánh giá HS làm thực hành thiết kế mô hình, tập san, anh (chị) sẽ sử dụng
phương pháp đánh giá nào? Tại sao?
Bài 3: Cô giáo Mai tổ chức cho HS thảo luận nhóm để vẽ sơ đồ tư duy thể hiện nội dung
thảo luận. Cô Mai chưa biết sử dụng phương pháp đánh giá nào để đánh giá kết quả học
tập cho HS. Anh (Chị) hãy đưa ra lời khuyên về việc lựa chọn phương pháp đánh giá cho
hoạt động học tập trên và lí giải về cách lựa chọn đó.
Bài 4: Theo Anh (Chị) tại sao kì thi tốt nghiệp Trung học phổ thông quốc gia lại chọn
phương pháp viết thông qua việc trả lời câu hỏi trắc nghiệm khách quan để đánh giá kết
quả học tập của HS ở phần lớn các môn học (trừ môn Ngữ Văn)?
TUẦN 5: Xây dựng và sử dụng các công cụ đánh giá
1. Biên soạn hệ thống câu hỏi đánh giá một bài học hoặc một chủ đề trong môn học mà
anh (chị) sẽ dạy học, trong đó có sử dụng câu hỏi tự luận mở rộng, câu hỏi tự luận có giới
hạn và có các câu hỏi tương ứng với các mức độ nhận thức khác nhau.
2. Hãy đưa ra một tình huống đánh giá mà ở đó GV đã không chú ý đến các yêu cầu khi
đặt câu hỏi cho HS và đề xuất cách xử lý tình huống đó.
TUẦN 6:
1. Hãy chỉ ra khả năng sử dụng câu hỏi trắc nghiệm trong quá trình dạy học môn học anh
(chị) đảm nhận sau này. Đề xuất các biện pháp để sử dụng có hiệu quả trắc nghiệm khách
quan trong dạy học bộ môn.
2. Biên soạn hệ thống câu hỏi đánh giá một chủ đề trong môn học mà anh (chị) sẽ giảng
dạy, trong đó có sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan các dạng khác nhau.
TUẦN 7:
1. Hãy liệt kê các dạng bài tập trong môn học mà anh (chị) sẽ dạy học và xây dựng bài
tập tương ứng với các dạng này, phân tích mục đích sử dụng mỗi bài tập.
2. Hãy phân tích một tình huống đánh giá mà ở đó GV đã không chú ý đến các yêu cầu
khi xây dựng và sử dụng bài tập.
TUẦN 9: BẢNG KIỂM
1. Phân tích việc sử dụng bảng kiểm trong dạy học bộ môn anh/ chị dạy học trong tương
lai.
2. Hãy lựa chọn một hoạt động học tập cụ thể (xây dựng mô hình, video, thực hành,…):
Xác định mục tiêu hoạt động, nhiệm vụ HS cần thực hiện và thiết kế bảng kiểm để đánh
giá xem HS có đạt được mục tiêu mà nhiệm vụ đặt ra hay không.
TUẦN 10: THANG ĐÁNH GIÁ
1. Phân tích khả năng sử dụng thang đánh giá trong dạy học môn học mà anh/chị sẽ dạy
học trong tương lai.
2. Hãy lựa chọn một nhiệm vụ học tập cụ thể: Xác định mục tiêu khi giao nhiệm
vụ học tập này cho HS, thiết kế thang đánh giá để đánh giá xem HS đạt mục tiêu đặt ra ở
mức độ nào.
TUẦN 11: PHIẾU ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHÍ (RUBRIK)
1. Phân tích ưu điểm và hạn chế của việc sử dụng phiếu đánh giá theo tiêu chí (Rubric)
trong môn học anh/ chị sẽ dạy trong tương lai.
2. Hãy thiết kế Rubric để đánh giá kĩ năng thực hành hoặc một kĩ năng đặc thù mà học
sinh cần đạt ở một bài học/ chủ đề thuộc môn học anh (chị) sẽ dạy học.
TUẦN 12: HỒ SƠ HỌC TẬP
1. Phân tích những ưu điểm và nhược điểm của công cụ đánh giá thông qua hồ sơ
học tập so với các công cụ khác như câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra.
2. Cho một ví dụ về sử dụng hồ sơ học tập để kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn
học anh (chị) sẽ dạy trong tương lai. Xây dựng tiêu chí để đánh giá hồ sơ đó.
TUẦN 13 – 14: Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá trong dạy học theo
hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
1. Phân tích các bước xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá trong dạy học theo
hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
2. Lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá trong dạy học một chủ đề/ chương thuộc môn học
mà anh (chị) sẽ dạy.
3. Thiết kế các công cụ đánh giá theo kế hoạch đã lập (cần xây dựng đa dạng các
công cụ).
4. Xây dựng bảng kiểm hoặc phiếu đánh giá theo tiêu chí để đánh giá kế hoạch và bộ
công cụ mà nhóm đã xây dựng. Sử dụng phiếu đánh giá đã xây dựng để tự đánh
giá kết quả của nhóm mình và đánh giá kết quả của nhóm bạn.

You might also like