You are on page 1of 97

ThS. BS.

Tào Gia Phú


P.Trưởng Bộ môn Nhiễm
Đại cương

• Virus viêm gan A, B, C, D và E (HAV, HBV, HCV,


HDV, HEV) gây ra phần lớn các trường hợp lâm
sàng viêm gan virus
• Nhóm VGSV lây qua tiêu hóa: A, E – Bệnh cảnh
cấp tính
• Nhóm VGSV lây qua dịch thể, máu: B, C, D –
Bệnh cảnh mạn tính
HAV

• Thời gian ủ bệnh của virus viêm gan A (HAV) là 15-45


ngày (trung bình, 4 tuần). Virus được bài tiết qua
phân trong vài tuần đầu tiên bị nhiễm bệnh, trước
khi xuất hiện triệu chứng. Trẻ nhỏ bị nhiễm HAV
thường không có triệu chứng. Virus lây lan chủ yếu
từ người sang người qua đường phân-miệng
HEV
• Truyền chủ yếu qua đường phân-miệng

• HEV có thời gian ủ bệnh từ 2-10 tuần. Nhiễm HEV


cấp tính thường ít nghiêm trọng hơn nhiễm HBV cấp
tính và được đặc trưng bởi mức độ dao động
aminotransferase.

• Nhiễm trùng cấp tính => IgM-anti HEV => KT biến


mất sau vài tháng, thay thế bằng lớp IgG

• Sau nhiễm không gây bệnh gan mạn


Phân bố nhiễm HBV trên thế giới

Cao ≥ 8%
Trung bình 2  7%
Thấp < 2%

Centers for Disease Control and Prevention. CDC Health Information for International Travel 2010.
GÁNH NẶNG DO BỆNH VIÊM GAN B MẠN
• ~ 250 triệu mang HBV. 3/4 ở nước đang phát triển.
• 60% không biết tình trạng mang HBV, chỉ 20% được chẩn
đoán. Trong số được theo dõi, chỉ 5% cần điều trị.
• 500.000 chết/năm do bệnh liên quan với HBV.
Việt Nam:
• 8-12% dân số. Lây từ mẹ sang con ưu thế.
• Genotype: B>C (2/1). 60% HCC liên quan với HBV, genotype C, đột biến
BCP
• 60% cần theo dõi định kỳ. 40% cần điều trị kéo dài (thực tế chỉ 5% được điều
trị)
Kháng nguyên – Kháng thể Ý nghĩa
HBsAg - Nhiễm HBV
- Xuất hiện sớm nhất
- Tồn tại trên 6 tháng: Nhiễm HBV mạn

Anti-HBs - Chống lại HBsAg


- Có tính bảo vệ
HBeAg - Vi rút đang nhân lên
- Có thể âm ở các chủng đột biến
Anti-HBe - Virut không hoạt tính
- Xuất hiện sau mấy HBeAg
HBcAg - Chỉ tồn tại trong tế bào gan không tìm thấy trong
huyết thanh
Anti-HBc IgM - Đáp ứng hiện hành chống lai KN HBcAg
Anti-HBc total - Đã từng tiếp xúc HBV
Những khác nhau ở các vùng lưu hành của HBV

Vùng Lưu hành


Tính chất Thấp Cao
Trưởng thành Lúc sanh
Tuổi nhiễm HBV
(tuổi trẻ) Nhủ nhi

Qua da, Tình dục Mẹ-con, Chu sinh


Đường lây nhiễm chính
(Ngang) (Dọc)

Diễn tiến mạn tính Ít, hiếm (<5%) Thường (>90%)

Nguy cơ bệnh gan nặng


Thấp Cao
(End-stage liver diseases)

Nguy cơ HCC Thấp Cao


Diễn biến của nhiễm HBV

Nhiễm HBV cấp


90% nhiễm 30–50% trẻ em
1% sơ sinh <10% nhiễm người lớn
Nhiễm HBV mạn

Suy gan cấp VG B mạn HBeAg Mang HBV


(+)/(-) không hoạt tính

Xơ gan ≈33%

Xơ gan mất bù
Tử vong Ung thư gan

WHO CDS/CSR/LYO2002.2: Hepatitis; WHO Fact Sheet 204, July 2012;


EASL Clinical Practice Guidelines. J Hepatol 2012; Lok ASF, McMahon BJ. Hepatology 2009
THUỐC ĐiỀU TRỊ VIÊM GAN B MẠN

2008 …
1992 1998 2002 2005 2006

IFN LAM ADV LdT TDF


(Telbivudine)
alfa Emtricitabine
ETV
PegIFN alfa-2a Phối hợp trị liệu
“KỶ NGUYÊN PEG-IFN+NAs
CỦA TRỊ LiỆU
THUỐC UỐNG”
Chỉ định chủng ngừa VGSV B
1. Trẻ sơ sinh:
Chủng ngừa đại trà, nhất là trẻ có mẹ HBsAg (+).
2. Người có nguy cơ nhiễm HBV:
- Nhân viên y tế
- MSM, người có nhiều bạn tình, người bị bệnh STD
- Tiêm chích ma túy, người nhiễm HIV
- Nhân viên cứu hộ, chạy thận nhân tạo
- Sống chung nhà với người bệnh VGSV
- Người có bệnh gan mạn
HBIG
ThS. BS. Tào Gia Phú
P.Trưởng Bộ môn Nhiễm
P.Trưởng Khoa KSNK – BV. ĐHTV
Tỷ lệ hiện nhiễm HIV toàn cầu năm 2015

2.2
Châu Á và Tây và Mỹ La Tinh
Đông - Nam Tây và Thái Bình Trung Âu, và Đông Âu và Trung Đông
Châu Phi Trung Phi Dương và Bắc Mỹ Caribbean Trung Á và Bắc Phi
Tào Gia Phú, Điêu Minh Nhật, Võ Văn Tâm, Cao Ngọc Nga (2020) "Đặc điểm
dân số - xã hội, lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS
mới chẩn đoán tại khu khám ngoại trú Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. HCM
năm 2018 - 2019". Y Học TP. Hồ Chí Minh, 24 (2), 100-104.
Công tác chăm sóc và điều trị ARV
• Trong năm 2015, 100.000 bệnh nhân điều trị ARV đạt
42% .

• Tiêu chuẩn điều trị ARV đã mở rộng, điều trị ngay cho tất
cả các đối tượng nguy cơ cao, phụ nữ mang thai, bệnh
nhân Lao, cặp bạn nh nhiễm HIV...

• Điều trị ARV ở tất cả 63 tỉnh/ thành phố, với 349 cơ sở


điều trị, 562 trạm y tế triển khai cấp phát thuốc ARV, kể
cả trong trại giam.
Đặc điểm HIV/AIDS ở Việt Nam

• Số người nhiễm HIV còn sống ở Việt Nam ngày


càng tăng

• Dịch bệnh tập trung ở các nhóm nguy cơ cao

• Hai hình thái dịch song hành:

– Lây truyền qua TCMT ở các khu vực trọng


điểm. (đang có khuynh hướng giảm)

– Lây truyền QHTD khác giới chiếm tỷ lệ cao ở


vùng đồng bằng sông Cửu Long
Đặc điểm HIV/AIDS ở Việt Nam

• Dịch HIV đang chuyển dịch sang:

– Nhóm thanh niên dưới 29 tuổi

– Nữ giới gia tăng.

– Nhóm người không nghiện chích ma túy

– Cộng đồng chung (lây truyền qua QHTD khác


giới)

– Lây truyền qua QHTD đồng giới nam


Khó khăn và thách thức
 Chỉ tiêu phòng chống HIV/AIDS ếp tục tăng cao (mục tiêu
90-90-90 có hiệu quả?)

 Sự thay đổi nguồn kinh phí: các dự án quốc tế cắt giảm 


đang ở giai đoạn chuyển giao.

 Nhân lực thay thế chưa được đào tạo về chuyên môn
nghiệp vụ.
Các hoạt động ưu tiên cho
Việt Nam trong tương lai
• Tăng cường các hoạt động thông tin-truyền thông-giáo dục
(IEC) để thay đổi hành vi không an toàn

• Cung cấp dịch vụ xét nghiệm HIV tự nguyện

• Đẩy mạnh can thiệp giảm tác hại (bao cao su, methadone,...)

• Tăng cường tư vấn, chăm sóc và điều trị HIV

• Tăng cường năng lực quản lý, theo dõi và đánh giá rút ra bài
học kinh nghiệm điều chỉnh/mở rộng
KẾT LUẬN
• Dịch HIV tiếp tục lan rộng toàn cầu.

• Dịch ở Việt Nam :

– Tập trung trong nhóm nguy cơ cao (đồng giới nam, mại dâm, TCMT, )

– Ở thanh niên và phụ nữ thông qua chủ yếu tình dục không an toàn

• Chiến lược quốc gia phòng chống HIV bao gồm:

– Tập trung vào nhóm nguy cơ cao

– Điều trị dự phòng lây truyền mẹ - con. Thông tin - Giáo dục - Truyền thông để
thay đổi hành vi nguy.

– Tăng cường giảm thiểu tác hại

– Mở rộng tiếp cận chăm sóc và điều trị ARV.

– Chiến lược 90-90-90.


Định nghĩa: Tế bào CD4

• Tế bào TCD4 là một loại tế bào lympho T

• HIV gắn với các thụ thể trên tế bào TCD4 để xâm nhập và gây
nhiễm tế bào này

• Sau nhiễm, số tế bào CD4 dần giảm xuống theo thời gian

• Số lượng tế bào CD4 trong cơ thể chỉ điểm mức độ tổn


thương miễn dịch do HIV gây ra
Định nghĩa: Tải lượng virus

• Tải lượng virus là lượng HIV trong máu

• Lượng HIV trong máu chỉ điểm mức độ HIV nhân lên và
tốc độ phá hủy tế bào CD4

• Xét nghiệm tải lượng virus đo lường lượng RNA HIV trong
huyết tương.
Diễn biến khác nhau của nhiễm HIV

CD4 Không tiến triển trong thời gian dài

500
Tiến triển điển hình

NTCH NTCH
200
Tiến triển nhanh
Tử vong
Tử vong
5 năm 10 năm 15 năm
Diễn biến tự nhiên của nhiễm HIV

HIV tiến triển qua những giai đoạn khác nhau, bao gồm:

1. Nhiễm HIV tiên phát

2. Giai đoạn tiềm tàng

3. Nhiễm HIV có triệu chứng

4. AIDS (nhiễm HIV tiến triển)


Nhiễm HIV tiên phát

• Chuyển đảo huyết thanh thường xuất hiện trong vòng 4-12
tuần nên xét nghiệm tìm kháng thể HIV thường ÂM TÍNH
trong giai đoạn này

• Nếu nghi nhiễm HIV và xét nghiệm HIV âm tính thì làm lại xét
nghiệm sau 1 và 3 tháng

• Xét nghiệm tải lượng virus HIV có thể chẩn đoán được nhiễm
HIV cấp tính
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ
tiến triển bệnh?
• Tăng tốc độ tiến triển bệnh: • Làm chậm tiến triển bệnh:
– Tuổi cao. – Dự phòng NTCH bằng
– Triệu chứng trong HIV tiên cotrimoxazole, INH.
phát. – Điều trị kháng HIV
– Tình trạng dinh dưỡng. – Yên tâm điều trị (1)
– Nhiễm trùng cơ hội (ví dụ:
lao).
– Tải lượng virus cao.
– Tiêm chích ma túy?
– Lo lắng (1)

Tao Gia Phu, Cao Ngoc Nga, Nguyen Hoang Lam (2020) "Association of
CD4 T cell Recovery and Interpersonal Trust in Patient-Physician
Relationship among HIV-Infected Adults in Hospital for Tropical
Diseases, Vietnam" International Journal of Trend in Scientific
Research and Development (ijtsrd), ISSN: 2456-6470, Volume-4, Issue-
3, pp.1007-1011
Số lượng CD4

• Xét nghiệm tốt nhất để đo lường ảnh hưởng của HIV trên hệ
miễn dịch

• Tương quan với nguy cơ xuất hiện NTCH và nguy cơ tử vong

• Có thể dùng để ra quyết định điều trị, ví dụ:

– Khi nào bắt đầu thuốc dự phòng

– NTCH nào có nhiều khả năng nhất khi bệnh nhân có các
triệu chứng cấp tính
Phân giai đoạn miễn dịch
KẾT LUẬN

• Trung bình mất 5-10 năm từ khi bắt đầu nhiễm HIV đến khi
ốm yếu hoặc có triệu chứng

• Số lượng CD4 là cách tốt nhất để đánh giá lượng mức độ


ức chế miễn dịch

• Có thể không song hành giữa tình trạng miễn dịch và lâm
sàng
Hai hướng tiếp cận chính đối với xét
nghiệm HIV ở Việt Nam

• Xét nghiệm tự nguyện

• Xét nghiệm bắt buộc


Nghề nghiệp nào sau đây cần xét nghiệm
HIV trước khi tuyển dụng

A. Nhân viên y tế
B. Giảng viên
C. Phi công
D. Nuôi gà
Ai nên được khuyến cáo làm xét
nghiệm HIV ?
5 nguyên tắc tư vấn xét nghiệm HIV

Đồng thuận
Bảo mật
Tư vấn
Chính xác
Kết nối với chăm sóc và điều trị.
Tư vấn: Sau xét nghiệm
• Kết quả không xác định
- Giải thích ý nghĩa của xét nghiệm
- Xét nghiệm lại sau 14 ngày

• XN HIV xác định kháng thể kháng HIV/máu


• Mất 1-3 tháng sau khi nhiễm HIV để XN
chuyển thành dương tính.
• Các kết quả xét nghiệm dương tính giả xảy ra,
→ cần có 3 test kháng thể (+).
Giới thiệu về điều trị ARV
Điều trị bằng thuốc ARV

 Mục đích điều trị bằng thuốc ARV:

Ức chế sự nhân lên của vi rút, kìm hãm lượng vi rút ở

trong máu ở mức thấp nhất.

Phục hồi hệ thống miễn dịch thông qua sự phục hồi về

số lượng tế bào TCD4, giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm

trùng cơ hội.

Tăng sức đề kháng của cơ thể và kéo dài tuổi thọ


Điều trị bằng thuốc ARV

 Nguyên tắc, tiêu chuẩn điều trị và các thuốc điều trị ARV :
Điều trị ARV là một phần trong tổng thể các dịch vụ chăm
sóc hỗ trợ về y tế, tâm lý và xã hội cho người nhiễm HIV/AIDS.
Điều trị ARV chủ yếu là điều trị ngoại trú, được chỉ định khi
người bệnh có đầy đủ xét nghiệm và bản thân người bệnh
hoàn toàn tự nguyện sẵn sàng điều trị.
Tiêu chuẩn bắt đầu điều trị ARV

TẤT CẢ người nhiễm HIV không phụ


thuộc vào giai đoạn lâm sàng và số
lượng tế bào CD4
Các yếu tố liên quan đến sự thất bại điều
trị ARV
• Có nhiều yếu tố liên quan đến thất bại điều trị với ARV, được
Tổ chức Y tế Thế giới phân thành 4 nhóm:
1) Yếu tố liên quan đến HIV.
2) Yếu tố về thuốc ARV và phác đồ điều trị.
3) Yếu tố tuân thủ điều trị của bệnh nhân *
4) Các yếu tố liên quan đến chương trình điều trị HIV/AIDS.

* Tao Gia Phu, Huynh Thi Hong Nhung (2020) "The relationship between baseline CD4 T cell’s level and recovery rate after initiation of ART
in HIV/AIDS infected at Hospital for Tropical diseases, VietNam". Asian Journal of Pharmaceutical and Clinical Research, 13 (10), pp. 58-61.
doi:10.22159/ajpcr.2020.v13i10.38383.
Các điểm chính

• Tiêu chuẩn điều trị ARV: cho tất cả người nhiễm có chẩn đoán xác định

• Điều trị sớm làm giảm nguy cơ tử vọng và NTCH cho người nhiễm ngay cả
khi CD4 còn cao

• Điều trị sớm, ức chế vi rút HIV, làm giảm nguy cơ lây truyền qua đường
tình dục

• Các thuốc mới trong phác đồ có hiệu quả ức chế vi rút tốt

• Xét nghiệm TVLR thường quy là theo dõi tốt nhất cho quá trình điều trị
ARV
MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ TƯ
VẤN, ĐIỀU TRỊ
CÁC BỆNH KÝ SINH TRÙNG
Đặt vấn đề
• Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới, dịch tễ bệnh KST.
• Nước ta một nước đang phát triển, điều kiện vệ sinh, môi
trường và các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa bệnh KST
chưa thật tốt.
• Nhiều loại bệnh KST được phát hiện gần đây do sự phát
triển của các kỹ thuật chẩn đoán.
• Sự hoang mang của người dân trước “làn sóng” KST hiện
nay.
• Báo chí, thầy thuốc góp phần làm phức tạp hóa vấn đề
“Nhiễm ký sinh trùng”
• Bệnh nhân đến khám KST ngày càng đông.
Bệnh ấu trùng giun đũa chó
Toxocara
Dịch tễ
• Bệnh có mặt nhiều nơi trên thế giới
• Tỉ lệ huyết thanh dương tính ở các nước phương Tây
khoảng 14 – 37% (nông thôn) và 2 – 5% (thành thị).
• Tỉ lệ huyết thanh dương tính ở các nước nhiệt đới khoảng
>40% (nông thôn) và >20% (thành thị)
• Tại VN, chưa có nhiều nghiên cứu, một số khảo sát nhỏ 
tỉ lệ huyết thanh dương tính ở 1 số khu vực khoảng >20%.
• Tại BVBNĐ, tỉ lệ huyết thanh (+) với Toxocara chiếm 60 –
70%. (bệnh nhân có chọn lọc, đa số có dương tính từ nơi
khác gởi đến).
Dịch tễ (tt)
• Khảo sát tình hình nhiễm giun tròn đường tiêu hóa trong
177 con chó tại một số địa phương tỉnh Thanh Hóa:
– Qua mổ khám tỷ lệ chó nhiễm Toxocara canis: 10% - 25%
– Qua xét nghiệm phân là từ 22,8% - 40%
[Võ Thị Hải Lê, Nguyễn Văn Thọ (2011)]

• Một khảo sát trên 90 mẫu rau sống bán tại các siêu thị trên
địa bàn TP. Hồ Chí Minh, số mẫu rau nhiễm trứng giun đũa
chó, mèo chiếm đến 67,7%.
[Trần Thị Hồng (2007)]
Biểu hiện Lâm sàng
• Hầu hết không có triệu chứng lâm sàng
• Một số ít bệnh nhân nhiễm ấu trùng số lượng lớn có thể có
biểu hiện bệnh:
– Các triệu chứng không điển hình: sốt, ho, ngứa da…
– Hai thể lâm sàng quan trọng:
• Ấu trùng di chuyển trong mắt (ocular larva migrans):
viêm và để lại sẹo trên võng mạc, có thể gây mù.
• Ấu trùng di chuyển nội tạng (visceral larva migrans):
triệu chứng tùy thuộc vào cơ quan tổn thương (gan,
phổi, thần kinh…)
Chẩn đoán
Chẩn đoán bệnh giun đũa chó, mèo là một việc khó vì:
• Triệu chứng trong các thể lâm sàng của bệnh giun đũa
chó, mèo không đặc hiệu.
• Không thể làm sinh thiết để có bằng chứng vàng.
• Huyết thanh chẩn đoán ELISA có thể dương tính chéo với
các trường hợp nhiễm giun, sán khác
• Phản ứng huyết thanh dương tính cũng không nói lên tình
trạng đang mắc hay đã mắc bệnh vì các kháng thể
chống Toxocara có thể tồn tại đến hơn 2,8 năm (ELISA) và
đến hơn 5 năm (Western Blot).
• Số lượng bạch cầu ái toan có thể tăng nhưng với mức độ
rất thay đổi.
Ý nghĩa, bản chất của XN HTCĐKST
• Là XN miễn dịch tìm kháng thể IgG
• Bản chất của kháng nguyên các loại KST gần giống nhau, dễ
phản ứng chéo, độ đặc hiệu không cao
• Xét nghiệm định tính hoặc bán định lượng.
• Nhiều hãng khác nhau, nhiều cách trả lời kết quả khác nhau,
không thống nhất, khó đánh giá sự biến thiên của hiệu giá
kháng thể
• IgG có thể tồn tại kéo dài nhiều năm, không là căn cứ để xác
định hiện tại còn bệnh hay khỏi bệnh.
Chỉ định xét nghiệm
Không lạm dụng
• XN không hướng đến những bệnh cụ thể
• XN những tác nhân không phù hợp với các lâm sàng
• XN các tác nhân không phải vùng dịch tễ

Tư vấn chỉ định xét nghiệm:


• Những yêu cầu không phù hợp của bệnh nhân
• Tư vấn khi cần thiết chỉ định XN rộng hơn để chẩn đoán bệnh
Theo dõi sau điều trị
• Sự biến mất các triệu chứng lâm sàng
• Không còn sự xuất hiện của ký sinh trùng
• Bạch cầu ái toan về mức mình thường
• HTCĐ KST theo dõi mỗi 6 tháng

• Sau khi đã kết thúc các liều điều trị, nếu các
triệu chứng lâm sàng vẫn như cũ. Cần xem xét
1 chẩn đoán khác.
Chỉ định điều trị đặc hiệu cho XN
HTCĐ (+)
HTCĐ KST (+)

Có TCLS Không TCLS

Eos cao Eos BT Eos cao Eos BT

ĐT đặc hiệu ĐT đặc hiệu ĐT đặc hiệu Có thể k ĐT

Tái khám LS, Lưu ý chẩn Tái khám LS, Không tái
CTM đoán khác CTM khám
Kết luận
• Có nhiều loại XN đặc hiệu hoặc không đặc hiệu để chẩn
đoán sơ bộ hoặc xác định bệnh KST.
• XN HTCĐ KST có thể dương tính trong thời gian dài,
chẩn đoán bệnh không chỉ dựa vào kết quả HTCĐ.
• Công tác tư vấn cho bệnh nhân rất quan trọng, cần tăng
cường công tác truyền thông sức khỏe về kết quả XN KST
 trấn an dư luận.
• Các cơ sở y tế không chuyên khoa, cần được tư vấn chuyên
môn về bệnh KST.
• Sau khi điều trị đặc trị, các triệu chứng còn kéo dài, nên xem
xét các chẩn đoán khác.
BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN
TÍNH (COPD)
Định nghĩa

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Bệnh đường hô hấp nhỏ đặc
trưng hiện tượng hạn chế lưu thông khí. Được đặc trưng bởi tình
trạng viêm mạn tính niêm mạc đường thở, gây giảm từ từ,
không hồi phục các chức năng thông khí phổi.
Dịch tễ học
Tỉ lệ mắc trên thế giới: 7-19%, thay đổi theo vùng miền
Nam cao hơn nữ 11.8% vs 8.5% liên quan hút thuốc lá
Thiên hướng ở người > 40 tuổi.
Bệnh nặng và khởi phát sớm thường gặp ở nữ.
Liên quan với cách sống, điều kiện kinh tế xã hội
Nguyên nhân tử vong hàng thứ 3 ở Mỹ, nam: 77/100.000
nữ 56/100.000.
Các TB viêm liên
Khói thuốc và những
quan trong COPD chất kích thích khác )

TB biểu mô
ĐTB phế nang

YT hóa ứng động

TB CD8+
Nguyên bào
Sợi
ĐNTT TB đơn nhân
Neutrophil elastase
PROTEASES Cathepsins
MMPs

Xơ hóa Phá hủy thành Tăng tiết nhầy


Phế nang
(Viêm tiểu PQ
Tắc nghẽn ) (khí phế thủng ) Source: Peter J. Barnes, MD
Nguyên nhân
Các yếu tố thuộc về cơ địa:
Yếu tố gen, những yếu tố thuộc về cơ địa cũng còn nhiều tranh luận.
Tuổi và giới: Tuổi cao và giới nam
Hen phế quản và tăng phản ứng phế quản
Sự phát triển của phổi ở thời trẻ
Các yếu tố thuộc về môi trường: Trong các yếu tố này, thuốc lá là yếu tố quan
trọng hơn hẳn. Ngoài thuốc lá, các yếu tố khác bao gồm: khói, bụi, nhiễm khuẩn
và siêu vi khuẩn
Lâm sàng

Diễn tiến lâm sàng thường là một quá trình kéo dài nhiều năm với hiện tượng viêm
mạn và giảm dần thông khí hô hấp.
Nên tầm soát sớm bệnh nhân nghi ngờ COPD với các dấu hiệu: khởi bệnh ở tuổi
trung niên, triệu chứng tiến triển chậm và tăng dần, tiền sử hút thuốc lá nhiều
(thường từ 20 gói-năm trở lên - Số gói - năm tính bằng: (số điếu thuốc hút trong
một ngày  số năm hút thuốc ): 20), khó thở mạn tính nhất là khi gắng sức,
không cải thiện rõ triệu chứng sau khi dùng thuốc dãn phế quản.
Triệu chứng thực thể
Ho: Ho trong COPD có đặc điểm: có đàm, kéo dài, nặng dần theo thời gian. Ho
thường về sáng khi thức dậy và kèm theo đàm, thường nặng lên về mùa lạnh và
trong các đợt nhiễm trùng hô hấp, theo thời gian sẽ tăng dần. Có thể ho khan và
làm bệnh nhân khó thở sau các cơn ho kéo dài.
- Khạc đàm mạn tính: ho kéo dài ít nhất 3 tháng trong 1 năm và trong 2 năm liên
tiếp. Thường lúc đầu là dịch nhầy, lượng ít. Đàm sẽ có dạng đục hay mủ trong các
đợt cấp. Nếu bệnh nhân khạc đàm nhiều hơn và liên tục thì cần nghĩ đến dãn phế
quản.
Triệu chứng thực thể

Khó thở: Khó thở trong COPD có ba đặc tính: gắng sức, mạn tính, tăng dần theo
thời gian. Đây là triệu chứng xác nhận bệnh nhân bị COPD, xuất hiện âm thầm và
dần trở nên hằng định, nặng dần, xấu đi trong các đợt cấp.
Cảm giác nặng ngực và tiếng thở rít
Cận lâm sàng

- Chẩn đoán COPD nhờ Spirometry để xác định


- Chẩn đoán COPD khi FEV1 < 80% và FEV1/FVC <0.7 sau test hồi phục phế
quản.
GOLD 1 ( nhẹ): FEV1 ≥ 80% giá trị tiên đoán
GOLD 2 (trung bình): FEV 1 50-79%
GOLD 3 (nặng): FEV 1 30-49%
GOLD 4 (rất nặng): FEV 1 < 30%
Phân loại mức độ nặng
Triệu chứng của bệnh nhân được đánh giá bằng 2 thang điểm mMRC (modified
Medical Research Council) và thang điểm CAT (COPD Assessment Test)
Bảng điểm đánh giá khó thở MRC Điểm
Khó thở khi gắng sức mạnh 0
Khó thở khi đi vội trên đường bằng hay đi lên dốc nhẹ 1
Đi bộ chậm hơn người cùng tuổi vì khó thở hoặc phải dừng lại để
2
thở khi đi cùng tốc độ của người cùng tuổi trên đường bằng.
Phải dừng lại để thở khi đi bộ khoảng 100m hay vài phút trên
3
đường bằng
Khó thở nhiều đến nỗi không thể ra khỏi nhà, khi thay quần áo 4
Thang
điểm
CAT
Phân loại mức độ nặng tổng hợp
Bệnh Đặc điểm Hô hấp ký Số đợt kịch mMRC CAT
nhân phát/năm
A Nguy cơ thấp FEV1 ≥ 50% 0-1 0-1 < 10
Triệu chứng ít
B Nguy cơ thấp FEV1 ≥ 50% 0-1 ≥2 ≥ 10
Triệu chứng nhiều
C Nguy cơ cao Triệu FEV1 < 50% ≥2 0-1 < 10
chứng ít
D Nguy cơ cao Triệu FEV1 < 50% ≥2 ≥2 ≥ 10
chứng nhiều
Điều trị
- Cai thuốc lá: Nhân viên y tế nên khuyến khích BN bỏ thuốc.
- Tất cả các BN COPD đều có lợi từ việc tập luyện và nên khuyến khích người
bệnh duy trì hoạt động.
- Điều trị thuốc phù hợp giúp làm giảm triệu chứng COPD, giảm tần xuất và độ
nặng các đợt cấp, cải thiện tình trạng sức khỏe chung và khả năng gắng sức
- Không có thuốc điều trị hiện tại nào có thể làm thay đổi tiến trình xấu đi của
chức năng phổi
- Tiêm vắc xin phòng cúm và phế cầu
HEN PHẾ QUẢN
TỔNG QUAN

- Bệnh mạn tính của cây phế quản


- 1-6% dân số thế giời
- Lâm sàng thành từng đợt
- Cơn hen từ vài phút- giờ / Tự xuống cơn hoặc không
- Đa nguyên tố - không hết hẳn => Quản lý hen
Định nghĩa:
Hen phế quản là tình trạng viêm mạn tính
niêm mạc phế quản làm tăng phản ứng của
đường thở trong đó có sự tham gia của nhiều
tế bào và thành phần tế bào. Tình trạng viêm
tạo ra hiện tượng co thắt lan tỏa cơ trơn của
đường thở với các kích thích. Tình trạng thu
hẹp đường thở diễn biến thất thường, thường
có thể hồi phục tự nhiên hay sau khi dùng
thuốc giãn phế quản.
Yếu tố nguy cơ
Yếu tố di truyền
Yếu tố dị ứng: dị nguyên (bụi nhà, gia súc, nấm mốc, phấn hoa,...), thời tiết
Yếu tố nhiễm trùng
Yếu tố môi trường: Khói thuốc, ô nhiễm không khí…
Stress ; Thời tiết; Tâm lý; Gắng sức; Thuốc; Thai kỳ
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Ô nhiễm không khí: Các chất NO, SO2, ozone, các phân tử diesel.
Yếu tố nghề nghiệp
CƠ CHẾ BỆNH SINH
MIỄN DỊCH DỊ ƯNG TYPE I
Lâm sàng

Tiền sử bệnh
Khai thác kỹ tiền sử là việc làm quan trọng nhất để chẩn đoán hen phế quản.
- Tiền sử có cơn khó thở kiểu hen: ho khạc đờm, khó thở, cò cử, nặng ngực,
nghe phổi có rale rít, rale ngáy;
- Tiền sử bản thân: viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, dị ứng thuốc, thức
ăn;
- Tiền sử gia đình có người mắc hen phế quản và/ hoặc các bệnh dị ứng;
Lâm sàng
Triệu chứng lâm sàng
- Khó thở, khò khè, thở rít, đặc biệt thì thở ra;
- Thời điểm xuất hiện cơn khó thở: về đêm, theo mùa, sau một số kích thích (cảm cúm, gắng
sức, thay đổi thời tiết, khói bụi);
- Thường cơn hen phế quản sẽ xuất hiện với các dấu hiệu đặc trưng:
+ Tiền triệu: hắt hơi, sổ mũi, ngứa mắt, ho khan, buồn ngủ...
+ Cơn khó thở: lúc bắt đầu khó thở tăng dần, khó thở nhiều ở thì thở ra, có tiếng rít khò khè
người khác cũng nghe được, sau có thể khó thở nhiều, vã mồ hôi, nói từng từ hoặc ngắt quãng.
Cơn khó thở kéo dài 5- 15 phút, có khi hàng giờ, hàng ngày. Cơn khó thở giảm dần và kết thúc
với ho và khạc đờm. Đờm thường trong, quánh, dính. Khám trong cơn hen thấy có ran rít, ran
ngáy lan toả 2 phổi.
Điều trị

Nguyên tắc chung:


1. Cơn HPQ nặng: Thuốc trước, thủ thuật sau
2. Cơn HPQ nguy kịch: Thủ thuật trước, thuốc sau
Mục tiêu dài hạn của điều trị hen
- Kiểm soát tốt triệu chứng hen và duy trì khả năng hoạt động bình thường
- Giảm thiểu nguy cơ trong tương lai gồm tử vong do hen, đợt cấp, giới hạn luồng
khí dai dẳng và tác dụng phụ của thuốc
Phòng bệnh

Hen là một bệnh cần phải được điều trị lâu dài. Bệnh nhân hen nên được
bác sĩ hướng dẫn và tập huấn để có thể tự xử trí hen một cách hiệu quả.
Tập huấn kỹ năng sử dụng hiệu quả các bình hít
Tuân thủ việc dùng thuốc và lời khuyên khác
Phòng bệnh

• Tư vấn cai thuốc lá: mỗi lần khám bệnh, khuyến khích mạnh mẽ những người
hút thuốc bỏ thuốc lá.
• Hoạt động thể chất: khuyến khích những người có bệnh hen tham gia vào các
hoạt động thể chất thường xuyên vì lợi ích sức khỏe chung. Tư vấn về xử trí co
thắt phế quản do tập luyện.
• Hen nghề nghiệp: hỏi tất cả các bệnh nhân bị hen khởi phát ở tuổi trưởng
thành về bệnh sử công việc.
• Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) bao gồm aspirin: luôn luôn phải hỏi
về bệnh hen trước khi kê toa.
SOCK PHẢN VỆ
SOCK PHẢN VỆ

Phản vệ (Anaphylaxis):
 Là phản ứng dị ứng cấp tính, toàn thân, mức độ từ nhẹ đến rất nặng và tử vong.
 Bản chất là phản ứng miễn dịch, phụ thuộc vào sự thành lập IgE, là 1 globulin
miễn dịch chịu trách nhiệm các phản ứng dị ứng.
Phản ứng dạng phản vệ (Anaphylactoid reaction):
 Không qua trung gian IgE.
 Lâm sàng không phân biệt được với phản vệ. Điều trị giống phản vệ.
Nguyên nhân

- THUỐC, thức ăn, nọc côn trùng.

- Kháng sinh

- NSAIDS

- Vitamin

- Dịch truyền

- Thuốc tê..
Lâm sàng

- Triệu chứng thường xảy ra nhanh sau khi tiếp xúc với dị nguyên.

- Da: ngứa, nổi mề đay, phù mạch.

- Hô hấp: khó thở, thở rít (phù thanh quản), khò khè (co thắt phế quản).

- Tuần hoàn: mạch nhanh, tụt HA, rối loạn tri giác.

- Tiêu hoá: buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy.

- Tử vong thường do suy hô hấp, tụt HA.


Sock phản vệ
ADRENALINE: Thuốc hàng đầu trong điều trị phản vệ.

• Xử trí suy hô hấp


• Các thuốc khác
• Methylprednisolon 1-2mg/kg/4 giờ hoặc:
• Hydrocortison hemisuccinat 5mg/kg/giờ tiêm tĩnh mạch (có thể tiêm bắp ở
tuyến cơ sở). Dùng liều cao hơn nếu sốc nặng (gấp 2-5 lần).
• NaCl 0,9% 1-2 lít ở người lớn, không quá 10ml/kg ở trẻ em.
• Diphenhydramin 1-2mg, tiêm bắp hay tĩnh mạch.
Dự phòng

Những biện pháp hạn chế dị ứng thuốc và sốc phản vệ


• Tuyên truyền việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn đúng chỉ định.
• Trước khi kê đơn thuốc, người thầy thuốc phải khai thác kỹ tiền sử dị ứng của
người bệnh. Ở người bệnh có tiền sử dị ứng với thuốc, thức ăn, sẽ rất dễ bị dị ứng
khi dùng thuốc.
• Phải dự phòng sốc phản vệ trên những bệnh nhân có mẫn cảm, cân nhắc về liều lượng,
đường dùng và tốc độ hấp phụ của thuốc dùng trong điều trị và chẩn đoán. Khi một bệnh
nhân đã có tiền sử phản ứng phản vệ với một thuốc nào đó dù nhẹ cũng phải cố gắng
tránh dùng lại, cần hiểu rõ các phản ứng chéo giữa các loại thuốc (ví dụ: penicillin và
cephalosporin đều có chung vòng lactam).
Dự phòng

Những biện pháp hạn chế dị ứng thuốc và sốc phản vệ

• Trước khi tiêm kháng sinh phải thử test lẩy da, test âm tính mới được
tiêm. Phải chuẩn bị sẵn thuốc và dụng cụ cấp cứu sốc phản vệ.

• Khi đang tiêm thuốc, nếu thấy có những cảm giác khác thường (bồn
chồn, hốt hoảng, sợ hãi…) phải ngừng tiêm và kịp thời xử lý như sốc phản
vệ).

• Sau khi tiêm thuốc để người bệnh chờ 10-15 phút để đề phòng sốc phản
vệ xảy ra muộn hơn.

You might also like