You are on page 1of 5

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ II

MÔN ĐỊA LÍ – KHỐI 11

A. TRẮC NGHIỆM
TRUNG QUỐC
Câu 1: Trên thế giới, diện tích Trung Quốc đứng thứ
A. nhất. B. nhì. C. ba. D. tư.
Câu 2: Đường biên giới trên đất liền của Trung Quốc dài
A. 20 000 B. 21 000 C. 22 000 D. 19 000
Câu 3: Số nước có chung đường biên giới với Trung Quốc là
A. 11. B. 12. C. 13. D. 14.
Câu 4: Ranh giới tương đối phân chia 2 miền Đông và miền Tây Trung Quốc là kinh tuyến
A. 1050Đ B. 1050T C. 1100Đ D. 1100T
Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng với đất nước Trung Quốc?
A. Biên giới với các nước chủ yếu núi cao, hoang mạc. B. Có miền duyên hải rộng lớn với đường bờ biển dài.
C. Toàn bộ lãnh thổ nằm hoàn toàn trong bán cầu Bắc. D. Có quy mô diện tích rộng lớn vào hàng đầu thế giới.
Câu 6: Đặc điểm tự nhiên của miền Đông Trung Quốc là có
A. các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ.
B. các dãy núi cao, sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa.
C. nhiều tài nguyên rừng, nhiều khoáng sản và đồng cỏ.
D. thượng nguồn của các sông lớn theo hướng tây đông.
Câu 7: Tự nhiên miền Tây không có
A. các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ.
B. các dãy núi cao, sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa.
C. nhiều tài nguyên rừng, nhiều khoáng sản và đồng cỏ.
D. thượng nguồn của các sông lớn theo hướng tây đông.
Câu 8: Đặc điểm tự nhiên của miền Tây Trung Quốc là có
A. các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ.
B. các dãy núi cao, sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa.
C. kiểu khí hậu cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa.
D. nhiều tài nguyên khoáng sản kim loại màu nổi tiếng.
Câu 9: Tự nhiên miền Đông không có
A. các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ.
B. các dãy núi cao, sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa.
C. kiểu khí hậu cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa.
D. nhiều tài nguyên khoáng sản kim loại màu nổi tiếng.
Câu 10: Miền Đông Trung Quốc là nơi
A. gồm các dãy núi, cao nguyên, bồn địa. B. bắt nguồn của các sông lớn chảy ra biển.
C. có các đồng bằng châu thổ rộng lớn. D. có nhiều khoáng sản và đồng cỏ rộng.
Câu 11: Miền Tây Trung Quốc là nơi có
A. nhiều hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn. B. nhiều đồng bằng châu thổ rộng, đất màu mỡ.
C. các loại khoáng sản kim loại màu nổi tiếng. D. khí hậu cận nhiệt đới gió mùa, ôn đới gió mùa.
Câu 12: Miền Tây Trung Quốc là nơi không có
A. các dãy núi, cao nguyên, bồn địa. B. thượng nguồn của các sông lớn.
C. các đồng bằng châu thổ rộng lớn. D. nhiều khoáng sản và đồng cỏ rộng.
Câu 13: Miền Đông Trung Quốc là nơi không có
A. hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn. B. đồng bằng châu thổ rộng, đất màu mỡ.
C. các khoáng sản kim loại màu nổi tiếng. D. kiểu khí hậu cận nhiệt đới gió mùa.
Câu 14: Sông nào sau đây không bắt nguồn từ vùng núi cao đồ sộ ở phía tây Trung Quốc?
A. Mê Công B. Hoàng Hà. C. Hắc Long Giang. D. Trường Giang.
Câu 15: Các đồng bằng của Trung Quốc theo thứ tự từ bắc xuống nam là
A. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam. B. Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam, Đông Bắc.
C. Hoa Trung, Hoa Nam, Đông Bắc, Hoa Bắc. D. Hoa Nam, Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung.
Câu 16: Số dân tộc của Trung Quốc là khoảng
A. 35. B. 45. C. 56. D. 65.
Câu 17: Đặc điểm của các đồng bằng ở miền Đông Trung Quốc không phải là
A. các châu thổ rộng, đất đai màu mỡ. B. có nguồn gốc hình thành từ biển.
C. gắn liền với một con sông lớn. D. có địa hình thấp trũng, đầm lầy.
Câu 18: Các kiểu khí hậu chủ yếu ở miền Đông Trung Quốc là
A. cận nhiệt đới gió mùa, ôn đới gió mùa. B. ôn đới gió mùa, nhiệt đới gió mùa.
C. nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo. D. cận xích đạo, cận nhiệt đới gió mùa.
Câu 19: Nền kinh tế Trung Quốc hiện nay đứng thứ
A. hai thế giới. B. ba thế giới. C. tư thế giới. D. năm thế giới.
Câu 20: Năm 2020, Trung Quốc đã trở thành một trong những quốc gia thu hút hàng đầu thế giới về
A. tổng sản phẩm quốc nội. B. GDP bình quân đầu người.
C. tốc độ tăng trưởng kinh tế. D. đầu tư nước ngoài (FDI).
Câu 21: Khu vực nào sau đây tập trung nhiều trung tâm công nghiệp của Trung Quốc ?
A. Miền Đông. B. Miền Tây. C. Đồng bằng Hoa Bắc. D. Đồng bằng Hoa Nam.
Câu 22: Thành tựu của công cuộc hiện đại hóa Trung Quốc không phải là
A. tốc độ tăng trưởng cao. B. tổng GDP tăng lên lớn.
C. đời sống dân nâng cao. D. tăng dân số tự nhiên giảm.
Câu 23: Phát biểu nào sau đây không đúng về thành tựu của công cuộc hiện đại hóa Trung Quốc?
A. Giao lưu ngoài nước hạn chế, giao lưu trong nước phát triển.
B. Nhiều năm có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới.
C. Tổng thu nhập quốc dân vươn lên vị trí cao ở trên thế giới.
D. Thu nhập bình quân đầu người tăng nhiều lần so với trước.
Câu 24: Phát biểu nào sau đây không đúng với công nghiệp Trung Quốc hiện nay?
A. Tích cực thu hút đầu tư nước ngoài. B. Tập trung vào các ngành truyền thống.
C. Tăng cường xuất, nhập khẩu hàng hóa. D. Chú ý ứng dụng các công nghệ cao.
Câu 25: Trong quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường, Trung Quốc khá thành công trong việc
A. thu hút đầu tư nước ngoài, ứng dụng công nghệ cao trong công nghiệp.
B. hiện đại hóa trang bị máy móc, lập kế hoạch sản xuất hàng năm cố định.
C. chủ động đầu tư trong nước, hạn chế đến mức tối đa giao lưu ngoài nước.
D. hạn chế giao lưu hàng hóa trong nước, thu hút mạnh đầu tư nước ngoài.
Câu 26: Ngành nào có tốc độ phát triển nhanh và chiếm tỉ trọng cao nhất trong GDP của Trung Quốc
A. Dịch vụ B. Công nghiệp C. Nông nghiệp D. Lâm nghiệp
Câu 27: Phát biểu nào sau đây không đúng với công nghiệp Trung Quốc?
A. Các ngành công nghiệp đều có tốc độ tăng trưởng nhanh.
B. Dẫn đầu thế giới trong các ngành luyện thép, luyện nhôm.
C. Các sản phẩm thiết bị công nghệ cao phát triển rất nhanh.
D. Tập trung ở phần phía tây lãnh thổ, thưa thớt ở phía đông.
Câu 28: Điều kiện thuận lợi nhất để Trung Quốc phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là
A. nguyên liệu phong phú, dân cư đông đúc. B. dân cư đông đúc, máy móc hiện đại.
C. máy móc hiện đại, nguyên liệu dồi dào. D. nguyên liệu dồi dào, nơi phân bố rộng.
Câu 29: Điều kiện thuận lợi nhất để Trung Quốc phát triển ngành công nghiệp khai khoáng là
A. kĩ thuật hiện đại. B. lao động dồi dào. C. khoáng sản phong phú D. nhu cầu rất lớn.
Câu 30: Ngành nào chiếm vai trò chủ yếu trong nông nghiệp của Trung Quốc
A. Trồng trọt. B. Chăn nuôi C. Ngư nghiệp D. Lâm nghiệp

NHẬT BẢN
Câu 1. Thiên tai nào sau đây thường xuyên xảy ra trên lãnh thổ Nhật Bản?
A. Cháy rừng. B. Động đất. C. Hạn hán. D. Ngập lụt.
Câu 2. Đường bờ biển khúc khuỷu, nhiều vũng vịnh thuận lợi cho Nhật Bản phát triển ngành
A. du lịch sinh thái biển. B. giao thông vận tải biển.
C. khai thác khoáng sản. D. nuôi trồng thủy hải sản.
Câu 3. Phía Nam lãnh thổ Nhật Bản thuộc đới khí hậu
A. xích đạo. B. ôn đới. C. nhiệt đới. D. cận nhiệt đới.
Câu 4. Mùa đông ít lạnh, mùa hạ nóng, thường có mưa to và bão là đặc điểm khí hậu của
A. đảo Hô-cai-đô. B. phía nam Nhật Bản. C. đảo Hôn-su. D. các đảo phía bắc.
Câu 5. Mùa đông kéo dài, lạnh và có nhiều tuyết là đặc điểm khí hậu của
A. Phía bắc Nhật Bản. B. Phía nam Nhật Bản. C. Khu vực trung tâm Nhật D. Ven biển Nhật Bản.
Câu 6. Đặc điểm nào sau đây đúng với sông ngòi Nhật Bản
A. Ngắn, dốc, giá trị thủy điện. B. Dốc, giá trị lớn về giao thông vận tải.
C. Dài, dốc, giá trị nhiều mặt. D. Ít sông, ít nước, nhiều phù sa.
Câu 7. Nhận định nào sau đây không đúng với khí hậu của Nhật Bản?
A. Lượng mưa tương đối cao. B. Thay đổi từ bắc xuống nam.
C. Có sự khác nhau theo mùa. D. Phía nam có khí hậu ôn đới.
Câu 8. Quần đảo Nhật Bản nằm ở khu vực
A. Đông Á. B. Nam Á. C. Trung Á D. Đông Bắc Á.
Câu 9. Nhật Bản nằm trong khu vực hoạt động chủ yếu của gió nào sau đây?
A. Gió mùa. B. Gió Tây. C. Đông cực. D. Gió phơn.
Câu 10. Các hải cảng lớn của Nhật Bản là Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, Ô-xa-ca đều nằm ở đảo
A.Hô-cai-đô. B.Hôn-su. C.Xi-cô-cư. D. Kiu-xiu.
Câu 11. Hòn đảo có diện tích lớn nhất Nhật Bản là
A. Hokaido B. Honshu C. Shikoku D. Kyushu
Câu 12. Nhận xét nào sau đây không đúng về sự thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi ở Nhật Bản?
A. Nhóm tuổi 65 tuổi trở lên tăng nhanh. B. Nhóm 15-64 tuổi có xu hướng tăng lên.
C. Nhóm 65 tuổi trở lên giảm. D. Nhóm dưới 15 tuổi giảm.
Câu 13. Khu vực đồi núi Nhật Bản có nhiều đất đỏ chủ yếu là do
A. Có nhiều núi lửa. B. Mưa nhiều. C. Ít đồng bằng. D. Địa hình dốc.
Câu 14. Mỗi năm Nhật Bản có hàng nghìn trận động đất lớn, nhỏ là do
A. nằm trên vành đai sinh khoáng lớn Địa Trung Hải - Thái Bình Dương.
B. nằm trên vành đai động đất, núi lửa Địa Trung Hải - Thái Bình Dương.
C. Nhật Bản nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa và mưa lớn.
D. Nhật Bản nằm trên vành đai sinh vật Địa Trung Hải - Thái Bình Dương.
Câu 15. Hạn chế lớn nhất trong phát triển công nghiệp Nhật Bản là
A. thị trường không ổn định. B. thiếu nguồn vốn đầu tư.
C. thiếu nguyên, nhiên liệu. D. khoa học chậm đổi mới.
Câu 16. Hai ngành nào sau đây có vai trò hết sức to lớn trong ngành dịch vụ của Nhật Bản?
A. Thương mại và tài chính. B. Thương mại và giao thông.
C. Tài chính và du lịch. D. Du lịch và giao thông.
Câu 17. Biểu hiện nào dưới đây chứng tỏ Nhật Bản là nước có nền công nghiệp phát triển cao?
A. Sản phẩm đã đáp ứng được các nhu cầu trong nước.
B. Hằng năm xuất khẩu sản phẩm công nghiệp đa dạng.
C. Giá trị sản lượng công nghiệp đứng top đầu thế giới.
D. Có 80% lao động làm việc trong ngành công nghiệp.
Câu 18. Đảo nào sau đây của Nhật Bản có ít các trung tâm công nghiệp nhất?
A. Hôn-su. B. Hô-cai-đô. C. Kiu-xiu. D. Xi-cô-cư.
Câu 19. Chăn nuôi ở Nhật Bản phát triển theo hình thức
A. tự nhiên. B. bán tự nhiên. C. trang trại. D. chuồng trại.
Câu 20. Công nghiệp của Nhật Bản tập trung chủ yếu ở phía nam đảo Hôn-su, ven Thái Bình Dương vì
A. Ở đây có khí hậu lạnh, dễ bảo quản sản phẩm.
B. Tiện cho việc nhập nguyên liệu và trao đổi sản phẩm với các nước.
C. Tập trung nguồn khoáng sản dồi dào.
D. Thuận lợi cho việc trao đổi sản phẩm với các nước châu Á đất liền.
Câu 21. Sản xuất nông nghiệp ở Nhật Bản hoàn toàn phát triển theo hướng thâm canh vì
A. diện tích đất nông nghiệp quá ít. B. sản xuất thâm canh có chi phí cao.
C. sản xuất thâm canh có chi phí thấp. D. Nhật Bản thiếu hụt nguồn lao động.
Câu 22. Ngành giao thông vận tải biển của Nhật Bản phát triển mạnh là do
A. vị trí địa lí và đặc điểm lãnh thổ. B. công nghiệp cơ khí phát triển từ lâu đời.
C. số dân đông, nhu cầu giao lưu lớn. D. ngành đánh bắt hải sản phát triển.
Câu 23. Cây trồng chính của Nhật Bản là
A. lúa mì. B. cà phê. C. lúa gạo. D. cao su.
Câu 24. Diện tích trồng lúa của Nhật Bản ngày càng giảm không phải do
A. một phần diện tích trồng lúa dành cho quần cư. B. diện tích trồng chè, thuốc lá, dâu tằm tăng lên.
C. thay đổi thực đơn bữa ăn, hạn chế dùng lúa gạo. D. xu hướng nhập khẩu gạo từ các quốc gia khác.
Câu 25. Sản phẩm thuộc ngành công nghiệp chế tạo của Nhật Bản không phải là
A. tàu biển. B. ô tô. C. rô-bôt. D. xe máy.
Câu 26. Đặc điểm nổi bật của ngành nông nghiệp ở Nhật Bản là
A. sản xuất theo nhu cầu nhưng năng suất, sản lượng cao.
B. chỉ sản xuất phục vụ nhu cầu xuất khẩu và công nghiệp.
C. phát triển thâm canh, chú trọng năng suất và sản lượng.
D. sản xuất với quy mô lớn và hướng chuyên môn hóa cao.
Câu 27. Đánh bắt hải sản được coi là ngành kinh tế quan trọng của Nhật Bản vì
A. Nhật Bản là quốc đảo, gần các ngư trường lớn và cá là thực phẩm chính.
B. ngành này cần vốn đầu tư ít, năng suất và hiệu quả cao.
C. nhu cầu lớn về nguyên liệu cho chế biến thực phẩm.
D. ngành này không đòi hỏi cao về trình độ công nghệ.
Câu 28. Ngành nông nghiệp chỉ giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản là do
A. Nhật Bản ưu tiên phát triển thương mại, tài chính.
B. Nhật Bản tập trung ưu tiên phát triển công nghiệp.
C. diện tích đất nông nghiệp ít, tỉ trọng nông nghiệp chiếm 1% trong GDP.
D. nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp có lợi thế hơn sản xuất.
Câu 29. Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ Nhật Bản là nước có nền công nghiệp phát triển cao?
A. Sản phẩm công nghiệp đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước.
B. Hằng năm xuất khẩu nhiều sản phẩm công nghiệp khai thác.
C. Giá trị sản lượng công nghiệp đứng thứ hai thế giới, nhiều ngành công nghiệp có vị trí cao trên thế giới.
D. Thu hút tới 70% lao động tham gia hoạt động trong ngành công nghiệp.
Câu 30. Nhật Bản tập trung vào các ngành công nghiệp đòi hỏi kĩ thuật cao là do
A. có nguồn lao động dồi dào, nguồn nguyên liệu lớn.
B. hạn chế sử dụng nhiều nguyên nhiên liệu, lợi nhuận cao.
C. không có khả năng nhập khẩu các sản phẩm chất lượng cao.
D. có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú.

B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI, TRẢ LỜI NGẮN


I. Lý thuyết
1. Tự nhiên Nhật Bản
- Nằm ở phía đông châu Á.
- Gồm bốn đảo lớn Hô-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu và hàng nghìn đảo nhỏ hình vòng cung.
- Nằm trong khu vực kinh tế phát triển năng động
- Vị trí thuận lợi cho giao thương, hợp tác, phát triển kinh tế biển.
- Nằm trong “vành đai lửa Thái Bình Dương” → động đất, núi lửa, sóng thần...
- Đồi núi chiếm khoảng 3/4 diện tích, phần lớn là núi trung bình, có nhiều núi lửa.
- Đồng bằng ven biển nhỏ hẹp, đất phù sa → trồng cây lương thực.
- Khí hậu ôn đới và cận nhiệt đới gió mùa, thay đổi từ bắc xuống nam.
+ Phía bắc có khí hậu ôn đới gió mùa; mùa đông dài, lạnh và có tuyết, mùa hạ ấm.
+ Phía nam có khí hậu cận nhiệt đới; mùa đông không lạnh; mùa hạ nóng, thường có mưa to và bão.
- Sông ngắn, dốc, ít có giá trị giao thông nhưng có giá trị về thuỷ điện.
- Đường bờ biển dài, khúc khuỷu, nhiều vũng, vịnh kín gió → xây dựng cảng biển.
- Các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau tạo nên ngư trường lớn → phát triển ngành đánh cá.
- Tỉ lệ che phủ rừng lớn, có nhiều loại rừng
- Nghèo khoáng sản.
2. Dân cư Nhật Bản
- Đông dân.
- Tỉ lệ gia tăng dân số thấp và có xu hướng giảm.
- Cơ cấu dân số già
- Phân bố dân cư không đều, tập trung ở ven bờ Thái Bình Dương.
- Tỉ lệ dân thành thị cao và tăng nhanh.
- Dân tộc Nhật chiếm 98 % số dân .
- Nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc dân tộc.
- Người dân có tính tập thể, tinh thần trách nhiệm cao, ham học hỏi,...
- Y tế phát triển→ tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh thấp, tuổi thọ trung bình cao hàng đầu thế giới.
- HDI của Nhật Bản thuộc vào nhóm rất cao.
3. Tự nhiên Trung Quốc
- Giáp với 14 quốc gia.
- Lãnh thổ rộng lớn → thiên nhiên đa dạng.
- Vị trí địa lí thuận lợi giao lưu, phát triển kinh tế.
- Lãnh thổ rộng lớn, địa hình phức tạp gây trở ngại cho tổ chức lãnh thổ sản xuất và quản lí.
- Kinh tuyến 105°Đ chia thành hai miền:
+ Miền Tây: núi xen lẫn các bồn địa và cao nguyên → khó khăn giao thông và sản xuất
+ Miền Đông: đồi núi thấp và các đồng bằng rộng lớn, đất phù sa màu mỡ → phát triển nông nghiệp.
- Phần lớn lãnh thổ có khí hậu ôn đới
- Phía nam có khí hậu cận nhiệt và nhiệt đới.
+ Miền Tây có khí hậu lục địa khô hạn, lượng mưa ít.
+ Miền Đông có khí hậu gió mùa, mưa nhiều.
+ Trên các núi và sơn nguyên cao có khí hậu núi cao.
→ đa đạng sản phẩm nông nghiệp, khó khăn cho sản xuất và cư trú ở các vùng có khí hậu lục địa khắc nghiệt.
- Có nhiều sông lớn, phần lớn sông có hướng tây đông.
- Rừng lá kim, rừng hỗn hợp và rừng lá rộng..... phân bố nhiều ở miền Đông;
- Thảo nguyên, hoang mạc và bán hoang mạc ở miền Tây.
- Khoáng sản phong phú, trữ lượng lớn → phát triển các ngành công nghiệp.
4. Dân cư Trung Quốc
- Đông dân nhất thế giới
=> nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp như: giải quyết việc
làm cho lao động, nâng cao mức sống cho người dân,...
- Thực hiện chính sách dân số sinh một con trong thời gian dài →tỉ lệ gia tăng dân số giảm khá nhanh.
- Phân bố dân cư không đều tập trung chủ yếu ở miền Đông, thưa thớt ở miền Tây .
- Có 56 dân tộc, trong đó người Hán đông nhất
- Văn hóa lâu đời, là một trong những cái nôi của nền văn minh cổ đại thế giới.
II. Kĩ năng
1. Lựa chọn biểu đồ, nhận xét bảng số liệu.
2. Xử lí số liệu.
3. Tính mật độ dân số.

You might also like